Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

TỔNG hợp nội DUNG các tác PHẨM NGỮ văn 11+12 đầy đủ NGẮN gọn NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.53 KB, 77 trang )

TỔNG HỢP NỘI DUNG CÁC TÁC PHẨM NGỮ
VĂN 11+ 12 NGẮN GỌN VÀ ĐẦY ĐỦ NHẤT BAO
GỒM 3 PHẦN :
A.THƠ TRUNG ĐẠI, HIỆN ĐẠI
B.TRUYỆN HIỆN ĐẠI
C.KÍ, KỊCH
Fanpage : ƠN THI CẤP TỐC
( Tổng hợp )


A.THƠ TRUNG ĐẠI ,HIỆN ĐẠI
TỰ TÌNH (BÀI II)
Hồ Xuân Hương
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Kiến thức về tác giả:
- Hồ Xuân Hương là một thiên nữ kì tài nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất
hạnh.( Con đường tình duyên gặp nhiều trắc trở)
- Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ
tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngơn ngữ, hình tượng.
- Bà được mệnh danh: Bà chúa thơ Nôm.
2. Kiến thức về tác phẩm: Đây là bài thơ thứ 2 trong chùm thơ Tự tình (3 bài)
a. Nhan đề:
- Tự tình là tự bộc lộ tâm tình.
b. Nội dung:
- Hai câu đề:
+ Câu 1: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
=> Bối cảnh không gian, thời gian để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm tình.
+ Câu 2: Trơ cái hồng nhan với nước non.
=> nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
- Hai câu thực:
+ Câu 3: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,


=> gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao
xót xa, cay đắng.
+ Câu 4: Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
=> nỗi chán chường, đau đớn, ê chề ( mối tương quan giữa vầng trăng và thân
phận người nữ sĩ)
- Hai câu luận: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
=> Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của con người mang sẵn niềm phẫn uất và
sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ
Xuân Hương.Nghệ thuật đảo ngữ gây ấn tượng cho người đọc về nỗi ấm ức bực
dọc trong lòng nhà thơ.
- Hai câu kết: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,


Mảnh tình san sẻ tí con con!
=> Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng
là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
c. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời
thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của
các từ ngữ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non).
d. Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng
đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát
được sống hạnh phúc.
CÂU CÁ MÙA THU
- Nguyễn Khuyến I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Kiến thức về tác giả:
- Nguyễn Khuyến là bậc túc nho (nhà nho có học vấn uyên thâm) tài năng, có
cốt cách thanh cao, có tấm lịng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời
cuộc.

- Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt
Nam”
2. Kiến thức về tác phẩm:
* Đề tài viết về mùa thu.
* Nội dung:
a. Hai câu đề : Hình ảnh:
+ Ao thu: nước trong veo, khí thu lạnh lẽo bao trùm không gian.
+ Một chiếc thuyền câu: bé tẻo teo
-> Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa.
- Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu.
b. Hai câu thực: Tiếp tục nét vẽ về mùa thu. Hình ảnh:
+ Sóng biếc gợn thành hình: gợn tí
+ Lá vàng rơi thành tiếng: khẽ đưa vèo
-> phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tơ đậm cái nhìn thấy và cái nghe
thấy
-> sự tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí
phối cảnh với độ xoay xoay khẽ đưa vèo của chiếc lá thu.


- Các hình ảnh được miêu tả trong trạng chuyển động nhẹ, khẽ
+ Khẽ đưa vèo
+ Hơi gợn tí.
- Màu sắc: hòa hợp
 gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu.
c. Hai câu luận
- Hình ảnh: Tầng mây: lơ lửng; trời: xanh ngắt
- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh, cao, trong, nhẹ,…
-> Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, khơng chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu
mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.

d. Hai câu kết
- Hình ảnh của ơng câu cá
+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động..
- Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta
cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lịng thi nhân.
-> Nguyễn Khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một
tấm lịng u nước thầm kín mà sâu sắc.
*Tổng kết:
- Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất
nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Cách gieo vần đặc biệt: Vần " eo "(tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng
một cách thần tình, ðộc đáo, góp phần diễn tả một khơng gian vắng lặng, thu nhỏ
dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
+ Lấy động nói tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đơng.
+ Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
THƯƠNG VỢ
- Trần Tế Xương I.Kiến thức cơ bản
1. Kiến thức về tác giả
* Cuộc đời


- Trần Tế Xương (1870 – 1907); Tên khai sinh là Trần Duy Uyên, tự Mộng Trai,
hiệu Mộng Tích.
- Quê quán: Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
- Con người:
+ Đi học sớm nổi tiềng thông minh, giỏi thơ phú.
+ Cá tính sắc sảo, sống phóng túng, khơng gị mình vào khn phép trường

thi. Tám lần thi hỏng, chỉ đậu tú tài.
 Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân, là nhà nho tài năng nhưng không
thành đạt.
* Sự nghiệp
- Để lại hơn 100 bài thơ gồm nhiều thể loại: Thơ, phú, câu đối…
- Nội dung:
+ Thơ trào phúng: Có sức châm biếm mạnh mẽ sâu sắc. Tiếng cười trong thơ
Tú Xương có nhiều cung bậc: Châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt, tự trào mang
sắc thái ân hận ngậm ngùi… Sở trường của Tú Xương.
+ Trữ tình: Nỗi u hoài trước sự đổi thay của làng quê; tâm sự bất mãn
với đời; bộc lộ lịng u nước xót xa trước vận mệnh dân tộc.
 Thơ trào phúng và trữ tình của ơng đều xuất phát từ tấm lịng gắn bó sâu
nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật
cho thơ ca dân tộc.
2.Kiến thức về tác phẩm
a.Nội dung:
- Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú
phải đảm đương. Cần chú ý cách tính thời gian của sự vất vả (quanh năm), cách
nói về nơi và cơng việc làm ăn (bn bán ở mom sơng), cách nói về chuyện bà Tú
ni đủ cả con lẫn chồng để thấy được sự tri ân của ông đối với vợ.
- Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú (chú ý các
từ ngữ lặn lội, eo sèo, thân cị, khi qng vắng, buổi đị đơng) để thấy nỗi thông
cảm sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.
- Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời ối oăm mà bà Tú gánh chịu. Chú ý âm
hưởng dằn vặt, vật vã, như một tiếng thở dài nặng nề, chua chát để thấy ông Tú
thấu hiểu tâm tư của người vợ, do đó càng thương vợ sâu sắc.
- Hai câu kết: Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc.
b. Nghệ thuật:



- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.
- Vận dụng sáng tạo ngơn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp trữ tình và trào phúng.
c. Ý nghĩa văn bản: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng
tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(Sa hành đoản ca)
- Cao Bá Quát KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Cao Bá Quát (1809 ? – 1855), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên,
người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh (nay là Long Biên, Hà Nội). Ông
mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
- Cao Bá Quát là người có tài cao, nổi tiếng văn hay, chữ tốt và có uy tín lớn
trong giới trí thức đương thời. Được người đương thời tôn là Thánh “Thần Siêu,
Thánh Quát”
- Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo
thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng, có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi
mới của xã hội VN giai đoạn giữa TK XIX.
2. Tác phẩm:
a. Thời đại và hoàn cảnh sáng tác.
* Thời đại: Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội khơng cịn minh qn, xã hội
chỉ sản sinh ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú q. Những
người có lí tưởng như Cao Bá Qt khi chưa tìm được con đường mới có ý nghĩa
nên
họ
rơi
vào
trạng
thái


đơn,
bế
tắc.
* Hồn cảnh sáng tác:
- CBQ thi đỗ cử nhân năm 1831, tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ơng nhiều lần
vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được
hình thành trong những lần CBQ đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng
như Quảng Bình, Quảng Trị.
b. Thể loại: Thể ca hành – thể thơ cổ thể, khơng gị bó về luật, khơng hạn chế
về số câu, gieo vần linh hoạt.
c. Nội dung và nghệ thuật:
* Nội dung:


1. Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát
- Bãi cát và con đường dài là biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xơi,
mịt mù, muốn đến được đích phải vượt qua biết bao khó khăn nhọc nhằn.
- Đi trên bãi cát ấy là hình ảnh con người vất vả, nhọc nhằn, cơ độc. “Đi một
bước lùi một bước, lữ khách…nước mắt rơi”
- Nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình theo
đuổi cơng danh.
- “ Khơng học được tiên…giận khôn vơi”
Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vơ nghĩa của lối học khoa cử, của con đường
công danh theo lối cũ sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời.
- “ Xưa nay…tỉnh bao người”
Nhận định mang tính khái quát về nhưng kẻ ham danh lợi đều phải chạy
ngược chạy xuôi nhọc nhằn, được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy
ở đâu có qn rượu ngon đều đổ xơ đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của
rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu câu thơ này chuẩn bị
cho kết luận của tác giả: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Tâm

trạng bế tắc của người đi đường, chưa tìm thấy lối thốt trên đường đời. “ Bãi cát
dài…làm chi trên bãi cát?”
=> Nỗi niềm bi phẫn cực độ “ anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Gọi nó là đường cùng, nhìn thấy phía trước là đường ghê sợ, tác giả đã thể
hiện cái mâu thuẩn chưa thể giải quyết trong tâm trạng của mình. Đi tiếp một cách
khó nhọc hay từ bỏ nó? nếu đi mình sẽ tầm thường như phường danh lợi xưa nay,
nếu bỏ cuộc, chẳng biết rẽ hướng nào vì “phía Bắc núi Bắc núi mn trùng, phía
Nam núi Nam sóng dào dạt” Mọi ngã đều chắn hướng, dưới chân là bãi cát và con
đường ghê sợ, biết làm sao đây? Bài thơ kết lại trong một nỗi niềm bi phẫn cực độ:
“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Một sự bỏ cuộc, từ chối vì ơng biết trước con đường ấy sẽ dẫn đến ngõ cụt.
Sự bỏ cuộc thật đáng trân trọng, cái bế tắc tuyệt vọng nhưng không làm họ nhỏ bé,
hèn mọn, từ bỏ cái mịt mù vơ nghĩa để tìm lại từ đầu một con đường đi đúng để
thực hiện lí tưởng…
=> Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản
thân mình trong cuộc đời.
2. Nghệ thuật:
- Nhiều trạng thái tâm trạng, giúp tác giả nói một cách thuyết phục hơn về
vấn đời danh lợi trong đời. Thay đổi cách xưng hô. (khi thì “ khách”, khi thì “ta”,
khi thì “anh”)


- Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc
phối nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn…
- Hình ảnh có tính chất biểu tượng.
- Thủ pháp đối lập; sáng tạo trong dùng điển tích.
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
(Nguyễn Cơng Trứ )
Kiến thức cơ bản
1. Kiến thức về tác giả

a. Tác giả
- Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử, cuộc đời phong phú đầy thăng trầm,
sống bản lĩnh, phóng khống và tự tin, có nhiều đóng góp cho dân, cho nước.
- Nguyễn Cơng Trứ là người góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát
nói trong văn học Việt Nam.
b. Tác phẩm
* Hồn cảnh ra đời:
- Tác phẩm được viết trong thời kì cáo quan về hưu, ở ngồi vịng quan
trường và những ràng buộc của lễ giáo phận sự, có thể bộc lộ hết tâm tư phóng
khống của bản thân đồng thời là cái nhìn mang tính tổng kết về cuộc đời phong
phú.
* Nội dung: Hình ảnh ơng ngất ngưởng
- " Ngất ngưởng" khi làm quan: Tài năng và danh vị xã hội
+ Khẳng định vai trò của kẻ sĩ.
+ Tự khẳng định mình là người có tài gị bó, mất tự do nhưng Nguyễn Cơng
Trứ vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện thực hiện hồi bão vì dân, vì nước.
+Liệt kê ra học vị, chức tước…
-> Ông ngất ngưởng khi làm quan: là người thẳng thắn, liêm khiết, có tài năng
và lập được nhiều công trạng nhưng ông nhưng ông cũng phải chấp nhận cuộc đời
làm quan không mấy thuận lợi.
- " Ngất ngưởng" khi cáo quan về hưu: Phong cách sống khác đời, khác
người.
+ Hành động: cưỡi bò vàng - đeo đạc; chơi chùa - đủng đỉnh đôi dì; uống
rượu hát ca; khơng quan tâm đến phú q, bần hàn, được mất, bỏ ngoài tai mọi lời
khen chê -> Bậc tài tử phong lưu không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.


=> Tất cả thể hiện cá tính, bản lĩnh, sự tự tin của con người có cốt cách độc
đáo khi nhìn lại đời mình và tự thể hiện mình. Trên cơ sở đó thấy rõ vẻ đẹp nhân
cách của

Nguyễn Cơng Trứ : một con người giàu năng lực dám sống cho mình, bỏ qua
sự gị bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên.
* Nghệ thuật:
- Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ những tư tưởng, tình cảm tự do,
phóng túng, thốt ra ngồi khn khổ của tác giả.

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
– Nguyễn Đình ChiểuKiến thức cơ bản
1.
Kiến thức về tác giả
- Giúp học sinh ôn tập, nắm vững cuộc đời và những nét lớn về cuộc đời của
Nguyễn Đình Chiểu, nhận thức được vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân
tộc.
- Bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức trân trọng về tác giả.
 Về kiến thức:
- Những nét chính về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu; Giúp học sinh thấy được Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho có tấm lịng
u nước, gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước, với nhân dân; Có những đóng
góp to lớn cho nền văn học dân tộc.
- Thấy được Nguyễn Đình Chiểu là ngơi sao sáng trên bầu trời văn học Việt
Nam.
 Về kĩ năng:
- Tiếp cận cách đáng giá tác gia văn học trong thời khắc đổi thay của lịch sử.
Cụ thể giúp học sinh nắm được những nội dung sau:
 Về thái độ
 Định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
a.
Về cuộc đời
- NĐC (1822- 1888)
- Quê: Tân Khánh - Gia Định (TPHCM)

- Tên chữ: Mạnh Trạch. Hiệu: Trọng Phủ, khi mù ông đổi là “ Hối Trai ”.


- Cha: Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên Huế làm thư lại trong dinh Lê
Văn Duyệt.
- Mẹ :Trương Thị Thiệt( Vợ lẽ)
- Năm 1849 sắp thi ông được tin mẹ mất, ơng bỏ thi về chịu tang mẹ, than
khóc mẹ và đường xa thiếu thốn nên ông bị mù cả 2 mắt.
- Có tài nhưng chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời.
- Ba bài học lớn từ NĐC :
+ ý chí , nghị lực sống
+ Lịng u nước, thương dân sâu sắc.
+ Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
- Ông vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà y học.
=> Cuộc đời ông là tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là
thái độ suốt đời gắn bó, đấu tranh khơng mệt mỏi cho lẽ phải, quyền lợi của nhân
dân.
Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu đã vượt lên mọi bất hạnh để trở thành một nhà
nho chân chính, một người thầy mẫu mực, một danh y vì dân và trở thành nhà thơ
lớn đầu tiên của dòng văn thơ yêu nước Việt Nam.
b.
Quan niệm về văn học
Nguyễn Đình Chiểu quan niệm văn chương có nhiệm vụ đề cao và chiến đấu
vì chính nghĩa, văn chương là những sáng tạo nghệ thuật quý báu, tao nhã để phát
huy các giá trị tinh thần. Sáng tác của ông chủ yếu ca ngợi những con người tiêu
biểu cho quan niệm đạo lí truyền thống như: “Trung, Hiếu, Tiết , Nghĩa” . Sau
1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta thì văn chương của ơng chuyển từ đề tài
đạo đức sang đề tài yêu nước đánh giặc. Nguyễn Đình Chiểu tập trung lên án quân
xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ca ngợi tinh thần, nghĩa khí và những
tấm gương chiến đấu vì nhân dân.

- Các tác phẩm chính của ơng: : Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu,
Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định,..
c.
Giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Giá trị về nội dung: Ca ngợi các phẩm chất đạo đức truyền thống theo quan
điểm của nhà nho và thể hiện lòng yêu nước sâu sắc. Tấm lòng thiết tha với nhân
dân, với đất nước của ông đã đánh thức lòng yêu nước trong biết bao người dân
Việt Nam.
- Giá trị về nghệ thuật: Ngôn ngữ và cách diễn đạt bình dị, mộc mạc, gần gũi
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân; Kết hợp tính cổ điển với tính dân
gian, bút pháp lí tưởng hóa với tả thực; mang đậm đà bản sắc Nam Bộ.


2.
Kiến thức về tác phẩm: Yêu cầu học sinh cảm nhận được vẻ đẹp bi
tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ – nông dân cùng thái độ cảm phục,
xót thương của tác giả đối với họ.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế với tính trữ tình, thủ pháp tương
phản và việc sủ dụng ngôn ngữ.
Kiến thức trọng tâm:
+ Tác phẩm dựng lên bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu
nước buổi đầu chống thực dân Pháp.
+ Tác phẩm bộc lộ thái độ cảm phục và xót thương của tác giả trước sự hi
sinh của các nghĩa sĩ.
+ Tác phẩm thể hiện tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn
ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ.
Cụ thể:
2.1. Nội dung
a. Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu
chống thực dân Pháp:

* Trước khi giặc đến
- Hoàn cảnh xuất thân:
+ Cui cút, toan lo nghèo khó, quen làm việc nhà nơng.
+ Họ quen với cày, cấy, luỹ tre, đồng ruộng.
+ Họ xa lạ với chiến trận, binh đao ( Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường
nhung…) ->hình ảnh người nơng dân lam lũ, vất vả, nhỏ bé, lao động vất vả thầm
lặng, ít ai biết đến
+ Ngồi cật có một manh áo vải -> bình dị đến thiếu thốn, nghèo khổ
- Nghệ thuật: Liệt kê, đối thể hiện rõ hoàn cảnh của người nghĩa sĩ " thuần
nông" và niềm thương cảm của tác giả. Tuy họ nghèo về vật chất nhưng họ giàu có
về tinh thần, tấm lòng yêu nước nồng nàn.
* Khi giặc xâm lược
- Thái độ :
* yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
+ Ghét thói mọi như nhà nơng ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ.
+ Cách so sánh gần gũi thể hiện sự chân thành đậm chất Nam Bộ, sôi sục của người
nông dân
* Yêu nước gắn với niềm tự hào dân tộc.


+ Ta và địch như mặt trăng và mặt trời không thể cùng toả sáng một lúc.
Thực dân Pháp lại là lũ treo đầu dê bán thịt chó với chiêu bài truyền đạo, khai hoá.
* Yêu nước thể hiện ở tinh thần tự nguyện, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù.:
+Sống làm chi… thà thác…
+Nào đợi, há để, chẳng thèm, ra sức, ra tay bộ hổ
* Tự nguyện đứng lên đánh giặc như một sự thôi thúc bên trong, một nhu cầu tất
yếu của con người.
- Trang bị:
+ Họ thiếu thốn đủ thứ: khơng có binh thư, binh pháp, ban võ nghệ.
+ Chỉ có manh áo vải, ngọn tầm vơng, rơm con cúi, lưỡi dao phay….

- Hành động: Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng
trách và chí khí của những anh hùng thời đại.
+ Đốt nhà dạy đạo, chém đầu quan Pháp
+ Đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào
+ Đâm ngang, chém ngược. hè trước, ó sau.
+ Coi giặc như khơng, liều mình như chẳng có
->Sử dụng các động từ mạnh thể hiện hành động mạnh mẽ, khẩn trương, khí
thế tấn cơng hừng hực như vũ bão và lịng dũng cảm của người nơng dân nghĩa sĩ.
Bức tranh công đồn chưa từng thấy trong văn học. Lần đầu tiên hình ảnh người
nơng dân xuất hiện với dáng vẻ đầy dũng khí, hiên ngang, anh dũng “khiến mã tà,
ma ní hồn kinh”.
- Điều kiện chiến đấu
Ta

Địch

- Trang bị: áo vải
- Trang bị đầy đủ
- Vũ khí: rơm con cúi, ngọn
- Vũ khí: súng nhỏ, súng to, tàu
tầm vông, dao phay .
chiến.
=>Thô sơ
=>Hiện đại.
->Nghệ thuật tương phản khắc hoạ rõ hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ thứ
nhưng họ vẫn tự nguyện chiến đấu. Nghệ thuật đối, ngơn ngữ mộc mạc nhưng
quyết đốn thể hiện sự thẳng thắn, quyết tâm và bản lĩnh người dân Nam Bộ.
=> Điều làm nên chiến thắng:
- Lòng yêu nước, yêu cuộc sống vô bờ bến của người nông dân



- Lịng dũng cảm, đồn kết một lịng và quyết tâm của nhân dân Nam Bộ
*Tóm lại: Bằng những chi tiết chân thực, bình dị được cơ đúc từ đời sống
người dân lao động. Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao
quý tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, lam lũ vất vả của người nông dân là lịng u
nước, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng được tượng
đài sừng sững về người nơng dân nghĩa sĩ- chưa từng có trong lịch sử văn học.
b. Tiếng khóc của tác giả - Đau đớn tiếc thương vơ hạn.
- Khóc cho người đã hi sinh
+ Xác phàm vội bỏ, da ngựa bọc thây.
+ Uất hận nghiệp lớn chưa thành
+ Nào đợi gươm hùm treo mộ
+ Vì ai…vì ai…
+ Các từ : ơi. thôi thôi…
-> Đau đớn, tiếc thương, cảm phục, ngưỡng mộ, trân trọng trước sự hi sinh
anh dũng của nghĩa sĩ
- Khóc cho người cịn sống
+ Mẹ già : đau đớn,ngọn đèn leo lét
+ Vợ : yếu chạy tìm chồng, não nùng, dật dờ
+ Con: bơ vơ, tội nghiệp
-> Cảnh ai oán thê lương. Họ là những nạn nhân đau khổ nhất của chiến tranh
mà tác giả dành nhiều tình cảm chia sẻ, xót thương.
- Khóc cho quê hương, đất nước
+ Đối sơng CG…
+ Qn tả đạo, quăng vùa hương…
+ Súng giặc đất rền …
+ Tấc đất ngọn rau…
->Thiên nhiên vạn vật cùng chia sẻ nỗi đau mất mát của con người.
c. Nỗi đau tiếc thương của người thương, của nhân dân trước sự hi sinh
của nghĩa sĩ đã nói lên ý nghĩa bất tử của cái chết anh hùng.

- Lẽ sống của họ. “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”, họ quên mình cho đất
nước
- Lời văn nghẹn lại như nỗi lịng quặn đau khơn xiết của con người u nước,
thương dân. Nỗi đau như thấm vào vạn vật trời đất.


=> Tác giả khấn nguyện người liệt sĩ đồng thời thôi thúc người sống hãy tiếp
tục chiến đấu diệt thù. KĐ sự bất tử của những người nghĩa sĩ trong lòng dân tộc.
2.2. Nghệ thuật
- Bài văn tế mang đậm chất trữ tình
- Với thủ pháp tương phản, và cấu trúc của thể văn biền ngẫu; Ngôn ngữ vừa
trang trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Tóm lại, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện vẻ đẹp bi tráng của
hình tượng người nghĩa sĩ nơng dân.
+ Với tác phẩm, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nơng dân có mặt
ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
--- Phan Bội Châu --Kiến thức cơ bản.
1. Kiến thức về tác giả:
- Phan Bội Châu (1867 – 1940)
- Quê ở làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông là lãnh tụ của các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Sự
nghiệp cứu nước không thành nhưng tấm lịng u nước thiết tha cịn mãi mn
đời.
- Là nhà thơ, nhà văn lớn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình.
- Sự nghiệp văn chương:
+ Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Trùng
Quang tâm sử, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Sào Nam văn tập, Phan Sào Nam
tiên sinh quốc văn thi tập.
+ Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và Cách mạng.

+ Phan Bội Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ Cách mạng Việt Nam
mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
2. Kiến thức về tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời: Viết trong buổi chia tay bạn bè lên đường sang Nhật Bản.
Lúc này tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại,
ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.
b. Thể loại và bố cục:
- Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục gồm 4 phần: đề - thực – luận – kết.


c. Nội dung tác phẩm:
c.1: Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai, tư thế trước vũ trụ.
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
- Hai câu thơ đề cập đến chí làm trai nói chung. Đó là một lẽ sống cao đẹp, phi
thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển vũ
trụ chứ không chịu để vũ trụ xoay chuyển lại mình.
- Cách thể hiện:
+ Tư thế chủ động, mạnh mẽ, nghi vấn
nhưng là để khẳng định: Há để.
+ Cách nói khẳng khái: Câu mệnh lệnh phải.
c.2: Hai câu thực: Ý thức về cái tôi.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này mn thuở, há khơng ai ?
- Chí làm trai của Phan Bội Châu gắn với ý thức về cái tôi nhưng không phải
là một cái tôi hưởng thụ mà nó là cái tơi trách nhiệm lớn lao đáng kính.
- Chữ danh ở cũng khơng phải là danh lợi tầm thường.
- Ý thức về cái tôi của Phan Bội Châu vừa cứng cỏi, vừa đẹp vô cùng.
- Cách thể hiện:

+Cảm hứng lãng mạn bay bổng lại được gắn với những hình tượng nghệ thuật
kì vĩ, trường tồn: Đất trời cao rộng (càn khôn), cuộc nhân sinh một đời người (
trong khoảng trăm năm), và cả tương lai nối dài phía sau (sau này mn thuở),
càng làm tăng đến vô cùng sức mạnh của khát vọng và niềm tin.
+ Giọng thơ bộc lộ sự khẳng định mạnh mẽ về cái tôi trách nhiệm đối với dân
với nước.
c.3: Hai câu luận: Quan niệm về vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ trước
vận mệnh đất nước.
Non sơng đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh cịn đâu, học cũng hồi!
- Nói về nỗi đau, về cái nhục mất nước với ý tưởng từ bỏ sách vở thánh hiền.
- Chối bỏ tư tưởng Khổng Mạnh lúc này là một biểu hiện táo bạo, mới mẻ của
Phan Bội Châu, biểu hiện tư tưởng mới mà ông tiếp thu từ phong trào Tân thư đầu
thế kỉ.
- Ý thức về tình cảnh đất nước, nỗi nhục mất nước chính là cơ sở của lòng
yêu nước.


c.4: Hai câu kết: Khát vọng và tư thế trong buổi lên đường.
Muốn vượt bể Đơng theo cánh gió,
Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
- Bài thơ kết lại trong tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.
- Hình ảnh thơ thật lãng mạn, hào hùng, bay bổng ở bên trên thực tại tối tăm,
khắc nghiệt vươn ngang tầm vũ trụ bao la.
d. Tổng kết.
- Nội dung: Bài thơ nhỏ mà chứa đựng nội dung tư tưởng lớn: Có chí làm trai,
có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, trách nhiệm cao cả, có hồi
bão lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh- nhục ở đời, có thái độ táo bạo, mới mẻ
về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi.
- Nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ truyền thống thất ngôn bát cú Đường luật .
+ Bài thơ thể hiện nhiệt tình u nước sục sơi, tn trào với giọng điệu tâm
huyết, hào hùng.
+ Cách dùng từ ngữ chỉ kg, tg kết hợp với giọng thơ tràn đầy tâm huyết có sức lay
động mạnh mẽ.
+ H/ả kỳ vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.
TỪ ẤY, VIỆT BẮC
- Tố Hữu Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu
có chỗ đứng nhiều nhất trong lịng cơng chúng cách mạng bởi một phong cách
trong sáng, đam mê và chân thật, bằng một chất giọng ngọt ngào, đằm thắm.
* Đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
– Về nội dung, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị :
+ Thơ Tố Hữu ln gắn liền và tìm đến với những biểu hiện của chủ nghĩa
anh hùng nên mang đậm chất sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn.
+ Thơ Tố Hữu có chất giọng tâm tình, ngọt ngào, truyền cảm và đầy sức hấp
dẫn.
– Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc:
+ Hiện thực cách mạng được nhà thơ nhìn và phản ánh theo truyền thống đạo
lí và tình cảm của cha ơng.


+ Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục
bát, thơ bảy chữ nên dễ đi vào lòng người.
+ Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, sử dụng chất liệu ca dao, tục ngữ, thành
ngữ…hình thành tính dân tộc đậm nét trong thơ ơng.
+ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc trong ngôn ngữ tiếng Việt. Nhạc điệu du
dương, lời thơ tâm tình, ngọt ngào, nên thơ Tố Hữu dễ ngâm, dễ hát đó cũng là nét
truyền thống dân tộc.

2. Tác phẩm:
a. TỪ ẤY
* Hoàn cảnh ra đời:
- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938, bài thơ ghi lại những
cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
* Ý nghĩa nhan đề:
- Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ
Tố Hữu.
- Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp
lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.
* Nội dung:
- Khổ 1: Niềm vui lớn:
+ Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ
được giác ngộ lí tưởng cách mạng ( chú ý động từ bừng; những hình ảnh ẩn dụ
"nắng hạ" "mặt trời chân lí" đã nhấn mạnh: ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn
nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm)
+ Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng.
Liên tưởng, so sánh: " Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"
Thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là của hồn thơ Tố Hữu.
- Khổ 2: Lẽ sống lớn:
Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tơi cá nhân để sống
chan hịa với mọi người, với cái ta chung ( chú ý từ "buộc", "trang trải", "trăm
nơi") để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên
hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.
- Khổ 3: Tình cảm lớn.
Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới tự xác định mình là thành viên
của đại gia đình quần chúng lao khổ ( sử dụng điệp từ "là" kết hợp với những từ



"con", "em", "anh" để nhấn mạnh tình cảm thân thiết như người trong cùng một gia
đình)
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.
- Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở...
* Ý nghĩa văn bản:
- Niềm vui lớn, lẽ sống lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
b. VIỆT BẮC – TỐ HỮU
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ “Việt Bắc” được ra đời vào tháng 10 năm 1954 (nhân sự kiện những
người kháng chiến từ miền núi trở về miền xuôi, các cơ quan Trung ương của
Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đơ Hà Nội).
- Bài thơ được trích trong tập Việt Bắc (1947 - 1954). Việt Bắc là đỉnh cao của
thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng
chiến chống thực dân Pháp.
- Đoạn trích Việt Bắc nằm ở phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách
mạng và kháng chiến.
* Nội dung:
- Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về
không gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.
+ Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.
- Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm.
+ Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng
đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng
chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thuỷ chung, hết lịng
với cách mạng và kháng chiến.
+ Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ
da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh

hùng và tình nghĩa thuỷ chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ
niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt; hai
mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống
nơi đây; hai mươi câu tiếp nói về cuộc kháng chiến anh hùng; mười sáu câu cuối
đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng
chiến).


* Nghệ thuật:
- Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu:
+ Thể thơ lục bát.
+ Lối đối đáp, cách xưng hơ mình - ta quen thuộc trong ca dao.
+ Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi.
* Ý nghĩa:
- Bài thơ là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình
cách mạng và kháng chiến.
CHIỀU TỐI
- Hồ Chí Minh Kiến thức cơ bản:
1) Kiến thức về tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890-1969) là một nhà cách mạng vĩ đại, một danh nhân văn
hóa thế giới đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc
- Phong cách thơ: Phong cách thơ đa dạng, phong phú. Những bài thơ nghệ
thuật viết theo cảm hứng thẩm mĩ hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, bằng chữ Hán,
mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa màu săc cổ
điển với bút pháp hiện đại.
2. Kiến thức về tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác:m Bác sáng tác vào cuối mùa thua năm 1942, trên con
đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
- Xuất xứ của bài thơ: Là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù
b. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm:

b.1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối nơi rừng núi.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng khi chiều muộn với cánh chim mệt mỏi
tìm chốn ngủ, và chịm mây cơ đơn lững lờ giữa tầng không đã được phác họa
bằng những nét chấm phá theo bút pháp cổ điển, người đọc vẫn cảm nhận được
cảnh núi rừng chiều thật âm u, không hệ gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ và
quạnh hiu.
- Với dôi nét chấm phà theo bút pháp cổ điển, bức tranh núi rừng khi chiều tối
đã hiện ra rõ nét. Trong khung cảnh núi rừng lúc trời sắp tối, những cảnh chim mỏi
mệt đang tìm về tổ ấm. Trên lưng trời là vài chịm mây chầm chậm trơi qua. Vì
chiều là thời gian của một ngày tàn nên mọi vận động của thiên nhiên đều nhẹ
nhàng, có phần mệt mỏi. Bức tranh phong cảnh tuy đẹp và nên thơ nhưng vẫn có


nét buồn. Mỗi nỗi niềm man mác, bâng khuâng trải ra với bầu trời cao rộng, với
cánh chim rong ruổi tìm chốn ngủ trong mệt mỏi, với chịm mây lẻ loi, cơ đơn.
Trong ý thơ có biết bao sự hịa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật
thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thơng ấy chính là tình u thương mênh mơng
của Bác dành cho thiên nhiên cho mọi sự sống trên đời.
- Hơn thế, chòm mây như có hơn người, như mang tâm trạng, nó cô đơn, lẻ
loi, và lặng lẽ, lững lờ trôi giữa khơng gian rộng lớn của trời chiều, nó mang nỗi
buồn trong cảnh ngộ chia lìa: cánh chim mải miết bay về rừng xanh, chịm mây trơi
chậm như ở lại giữa tầng không. Tuy vậy, vẻ đẹp cổ điển của hai câu thơ đã thể
hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, bởi vì nếu khơng có ý chí và nghị lực
khơng có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hồn tồn về tinh thần thì khơng
thể có những câu thwo cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong
hoàn cảnh khắc nghiệt của cảnh tù đày. Nói khác đi đó là chất thép ẩn sau chất tình.
b.2 Hai câu cuối: Bức tranh tâm cảnh của nhà thơ.
- Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước với vẻ đẹp khỏe khoắn của người con
gái xóm núi đang xay ngơ bên lị than. Hình ảnh người phụ nữ lao động ở đây được
gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Chính nét vẽ đời

thường ấy làm cho bài thơ theo dáng vẻ hiện đại, hơn thế, hình ảnh cơ gái xay ngơ,
hình ảnh con người nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Cuộc
sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.
- Bài thơ chuyển một cách đột ngột, từ quang cảnh buổi chiều tơi buồn bã
sang những hình ảnh sinh động, đầy sức sống. hình ảnh thiếu nữ nơi rừng núi xuất
hiện với hoạt động xay ngô làm cho khơng khí buổi chiều có chút náo nhiệt, có
thêm một chút sinh khí. Chính nét vẽ đời thường ấy làm cho bài thơ theo dáng vẻ
hiện đại, hơn thế, trong sự hình dung về cự li, khoảng cách với cánh chim và chịm
mây ( ở viễn cảnh), hình ảnh cơ gái xay ngơ, hình ảnh con người (ở cận cảnh) nổi
bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Trong bài thơ của Bác, hình
ảnh cơ gái xay ngơ tốt lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động và chính cuộc sống
lao động bình dị đó càng trở lên dáng quí, đáng trân trọng biết bao giữa núi từng
chiều tối âm u, heo hút. Nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm
của sự sống, chút niềm tin niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người,
con người ấy tuy vất vả mà tự do.
- Những chữ “ma bao túc” ở dưới câu 3 được điệp vòng ở đầu câu 4 “Bao túc
ma hoàn” đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vịng quay
khơng dứt của động tác xay ngơ – qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, kiên
nhẫn, cần mãn với công việc của chính mình. Đến khi cối xay dừng lại thì “lỗ dĩ
hồng” – lị đã rực hồng, tức trời đã tối thì mới thấy lị than đỏ rực lên. Nếu hình
dung cả bài thơ là một bức tranh thì chính cái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài
hoa chấm lên đó đã mang lại thần sắc cho tồn cảnh, đường như nó làm tăng thêm


niềm vui và sức mạnh cho người đang cất bước trên con đường xa. Trong cảnh tù
đầy khổ sai, chưa bao giờ Bác thôi lưu tâm đén những người lao động. Không kết
thúc bài thơ trong u ám, lạnh lẽo. Bác đã lồng vào đó vẻ đẹp tâm hồn người chiến
sĩ cộng sản lỗi lạc, rực lên sắc hồng thiết tha tin yêu vào cuộc sống.
- Trong câu thơ cuối, sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư
tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh, chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh

thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng. cùng với sự vận động của thời gian là sự vận
động của mạch thơ, tư tưởng của nhà thơ, từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ
buồn sang vui, từ lạnh lẽo cơ đơn sang ấm áp nóng tình người. Bức tranh khắc họa
lại thời khắc đầu đêm bên xóm núi cho thấy Bác đã quên cảnh ngộ đau khổ của
mình để cảm nhận cuộc sống của nhân dân, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để
đồng cảm với niềm vui đời thường. Nó nói lên sự quan tâm, tình thương của Bác
với những người lao động nghèo.
- Với vẻ dẹp cổ điển và tinh thần hiện đại, bài thơ đã vận động từ hình ảnh
chiều u ám, tăm tối đến ánh lửa rực hồng, ấm áp từ nỗi niềm buồn đau đến niềm
vui. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân
dân của một con người “đại nhân, đại trí, đại dũng”.
c. Tổng kết
* Giá trị nội dung
Qua bức tranh cảnh vật thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ
chiến sĩ: lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung
tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt tăm
tối.
* Giá trị nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tính hiện đại.
- Từ ngữ cơ đọng, hàm súc, vận dụng tinh tế thủ pháp đối lập, phát huy giá trị
nghệ thuật của biện pháp điệp liên hoàn.
VỘI VÀNG
- Xuân Diệu Kiến thức cơ bản
1. Kiến thức về tác giả
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới (Mới trong cách cảm, cách nghĩ,
cách thể hiện
- XD là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ yêu đời,
đắm say, mãnh liệt 2. Kiến thức về tác phẩm
- Xuất xứ: rút trong tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938



- Vị trí: Là một trong những bài thơ tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945, thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực.
- Nhan đề: Vội vàng diễn tả thái độ ham sống đến cuồng nhiệt, nhu cầu hưởng thụ
cuộc sống hết mình
2.1. Bốn câu đầu
- Tơi muốn: Tắt nắng, buộc gió
- Mục đích: Hương đừng bay đi , màu không nhạt -> ý tuởng, táo bạo
- Điệp ngữ “Tôi muốn”, động từ “tắt, buộc”
=> Diễn tả ước muốn, khát vọng thay đổi quy luật của thiên nhiên => Níu kéo
thời gian, ngưng đọng khơng gian -> thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà
thơ
2.2. Câu 5- câu 13
- Hình ảnh: Ong bướm, tuần tháng mật, hoa lá, đồng nội xanh rì, chim mng,
bình minh rực rỡ.
=> Bức tranh mùa xuân rất đẹp, căng tràn nhựa sống ->Thiên nhiên, vạn vật
có đơi, có lứa . Đó như là thiên đường trên mặt đất.
- Nghệ thuật: Điệp từ, liệt kê, đảo trật tự ngữ pháp, so sánh: "Tháng giêng- một
cặp môi gần"
=> Niềm vui say, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn
đầy sức sống
- Xuân Diệu nhìn thiên nhiên qua lăng kính của tình u, qua cặp mắt của tuổi
trẻ . Nhờ vậy mà thiên nhiên đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xn tình. Đó là
cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp
=> Quan niệm nhân sinh tích cực mới mẻ: Thiên đường trên mặt đất là con
người trần thế, tình yêu tuổi trẻ
2.3. Câu 14 đến 29
- Miêu tả thời gian bằng nghệ thuật đối :
+ Xuân đang tới- Xuân đang qua
+ Xuân còn non - Xuân sẽ già

+ Xuân hết- Tôi chết
- Sự cảm nhận về thời gian của tác giả là thời gian tuyến tính, một đi khơng
trở lại.
- Điệp từ "nghĩa là" Niềm vui tan biến, thay vào đó là hiện thực phũ phàng vì
thiên nhiên trở thành lực lượng đối kháng với con người:
+ Lượng trời chật >< Lịng tơi rộng


+ Xn tuần hồn >< Tuổi trẻ khơng hai lần thắm lại
+ Cịn trời đất >< Chẳng cịn tơi mãi
- Tác giả bâng khuâng nuối tiếc tất cả bởi xuân mãi tuần hồn cịn tuổi trẻ
chẳng hai lần thắm lại
=> Sự thức tỉnh sâu sắc của tác giả với mỗi cá nhân: Hãy trân trọng, nâng niu
những tháng năm của tuổi trẻ. Hãy sống hết mình, sống thật có nghĩa và tận hưởng
những gì mà thiên nhiên ban tặng .
2.4 Câu 30 đến hết
- Điệp ngữ “ Ta muốn” lặp lại 5 lần .
- Động từ : ôm, riết , say, thâu , cắn…
- Liệt kê…..
-> Sự gấp gáp, vội vàng trong tâm hồn tác giả - sợ sắc xuân tàn phai- yêu mùa
xuân tới mức cuồng si:
"Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"
- Câu thơ thể hiện một tình u cuồng si. Tác giả muốn níu kéo, giữ chặt lại
khơng muốn nó qua đi. Níu kéo sắc xn, tình xn là níu kéo vẻ đẹp cho mn
đời .
- Cách thay đổi đại từ nhân xưng: Tôi -> Ta
Tôi: Nhân danh chung chung
Ta: Nhân danh riêng biệt
=> Khẳng định cái tôi duy nhất của XD
"Ta là một, là riêng, là thứ nhất

Khơng có ai bè bạn nổi cùng ta"
2.5 Nghệ thuật:
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
- Sử dụng ngôn từ; nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
“TRÀNG GIANG”
- Huy Cận KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Kiến thức về tác giả.
- Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh Cù Huy Cận; Quê Hà Tĩnh. Tham gia
cách mạng từ 1942, giữ nhiều trọng trách lớn trong bộ máy Nhà nước.
- Sáng tác từ rất sớm (17 tuổi). Sự nghiệp thơ chia hai giai đoạn:


+ Trước cách mạng: Bao trùm thơ Huy Cận thời kỳ này là nỗi buồn, nổi tiếng
với các tập thơ: “Lửa thiêng”, “Kinh cầu tự”…
+ Sau cách mạng: Huy Cận hồ nhập cuốc sống mới, thơ ơng khơng mang cái
giọng buồn ảo nảo như trước nữa mà ngập tràn lòng yêu đời, yêu cuộc sống: “Trời mỗi
ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”…
- Phong cách thơ:
+ Huy Cận là một tronh những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ Mới.
+ Thơ ơng hàm súc, giàu chất triết lí, chất suy tưởng. Sáng tạo nhiều tác
phẩm giá trị trong đó có bài thơ Tràng giang là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy
Cận.
2.Kiến thức về tác phẩm.
2.1 hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, chủ đề.
- Sáng tác tháng 9/1939, khi đó Huy Cận 20 tuổi đang học trường cao đẳng
canh nông, những buổi chiều nhớ nhà thường đạp xe ra bến Chèm nhìn dịng sơng
Hồng cuộn chảy nỗi nhớ trào dâng. Rút ra từ tập “Lửa thiêng” (1940)
- Chủ đề: nỗi sầu, cô đơn của cái “tôi” cá nhân trước thiên nhiên, vũ trụ
thấm đượm: tình đời, tình người, lịng yêu quê hương, đất nước thầm kín.

2.2. Nội dung cơ bản
2.2. 1. Nhan đề và lời đề từ
- Nhan đề:
+ Ban đầu có tên “Chiều bên sơng” gắn với bút pháp tả thực, sau đổi thành
“Tràng giang”.
+ Tràng giang: âm hưởng từ Hán-Việt gợi khơng khí cổ kính và đầy tính khái
qt: khơng chỉ gợi sự mênh mơng bát ngát của khơng gian mà cịn gợi nỗi buồn
mênh mang rợn ngợp.
- Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương
nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ.
2.2.2. Bức tranh thiên nhiên
- Không gian: mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” .
- Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn:
+ Hình ảnh mang đậm màu sắc cổ điển: sóng, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu,
bến cơ liêu…Mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng
-> Đây là những thi liệu quen thuộc trong thơ đường. Những hình ảnh ấy gợi
lên một sự vắng vẻ, lặng lẽ, buồn.


+ Bức tranh “Tràng giang’ vẫn gần gũi, thân thuộc với mỗi người Việt Nam
bởi: “cành củi khô”, “tiếng làng xa vẫn chợ chiều”... Đó là những âm thanh, hình
ảnh của cuộc sống con người của miền quê Việt Nam.
- Sự đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo
nên cảm giác lạc lõng con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ.
Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn. Dường như nỗi buồn đã thấm sâu
vào cảnh vật.
2.2.3. Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lịng của nhà thơ)
- Nhà thơ cảm thấy cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời,
không một niềm hi vọng của sự gần gũi, thân mật:“Đâu tiếng làng xa vẫn chợ
chiều”,“bến cô liêu”; “không cầu”; “khơng chuyến đị”…

Những hình ảnh ấy gợi lên sự cô đơn lẽ loi của con người trước vũ trụ bao la.
- Nhìn cảnh vật trơi trên dịng sơng nhà thơ cảm thấy thấm thía sâu sắc hơn sự trơi nổi
của kiếp người.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khơ lạc mấy dịng"
“Bèo giạt về đâu hàng nối hàng”
Nối buồn của thi nhân chính là nỗi buồn mang tính thời đại - thời đại thơ
mới - thời đại con người mất nước, mất tự do, cuộc sống chỉ là hư ảo, mộng mị,
sống khơng có lí tưởng, khơng tương lai hạnh phúc. Đây có thể coi là “nỗi buồn
đẹp”. “Tràng giang đã dọn đường cho lòng yêu giang san đất nước” (Xuân Diệu).
- Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét
riêng biệt của thơ mới và hồn thơ Huy Cận.
“ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên.
“ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” – thời gian đã biến chuyển, hồng hơn
bng xuống và cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng –
nỗi
buồn
nhớ
quê
hương:
“ Không khói hồng hơn cũng nhớ nhà”
So sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu:
“ Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
Ta thấy với Huy Cận khơng cần có khói sóng trên sơng vẫn nhớ quê nhà da
diết -> Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực, cháy bỏng.
=> Đứng trước cảnh sông nước bao la, những đợt sóng xa bờ tít tắp, thi nhân
như đang soi mình xuống dịng sơng, thấm thía một nỗi buồn bơ vơ, lặng lẽ thả hồn



×