Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.84 KB, 5 trang )

Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam được đánh giá là một trong các hình
thức kinh tế năng động và linh hoạt nhất trong tổng thể bức tranh kinh tế
hiện nay. Với sự hướng dẫn và điều chỉnh của bộ Luật doanh nghiệp từ năm
1990 đến 2005, bộ phận kinh tế này đã khởi sắc và có nhiều đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế quốc gia. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã cải tiến
nhiều điều khoản không còn phù hợp và đã làm giảm các rào cản về mặt thủ
tục đối với các doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình thực hiện hành vi
thương mại, chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tài sản bao gồm
các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp đó. Thực tiễn
pháp lí đã biết đến chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp, đây
cũng là vấn đề em muốn làm sáng tỏ trong bài tập cá nhân tuần 1 này.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Doanh nghiệp tư nhân và địa vị pháp lý:
1.1- Khái niệm:
Điều 141 khoản 1 Luật Doanh nghiệp định nghĩa: “Doanh nghiệp tư
nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Theo
định nghĩa, doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm cơ bản sau đây:
- Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, và mỗi cá nhân chỉ
được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động doanh nghiệp.
1.2- Địa vị pháp lý:

1


Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư
cách pháp nhân do ở loại hình doanh nghiệp này không có sự phân biệt giữa


tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp. Theo điều 141 khoản
2, luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp tư nhân không được phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào”.
1.3- Chủ sở hữu doanh nghiệp:
Về hình thức sở hữu, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Đây
là điểm khác cơ bản của doanh nghiệp tư nhân so với công ty. Doanh nghiệp
tư nhân không có sự hùn vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên mà
tất cả tài sản của doanh nghiệp thuộc về một chủ duy nhất; người chủ duy
nhất này là một cá nhân, một người cụ thể. Chủ doanh nghiệp không thể là
một tổ chức hoặc do một tổ chức thành lập ra. Dù một chủ, nhưng doanh
nghiệp tư nhân vẫn có thể là một đơn vị có tổ chức, có giám đốc điều hành,
có người làm công… Tính tổ chức của doanh nghiệp tư nhân là tổ chức hoạt
động kinh doanh chứ không phải là tổ chức liên kết hợp tác dưới góc độ
pháp lý.
II. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản
nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân:
2.1- Trách nhiệm chủ sở hữu:
Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, do tính chất độc lập về tài sản của
doanh nghiệp không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân – người chịu trách
nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách
nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần đầu tư đã đăng
kí với cơ quan đăng kí kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình trong trường hợp vốn đầu tư đã đăng kí không đủ để trang trải
các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Một doanh nghiệp tư nhân không
2


có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất cả
những tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân đều nằm trong

diện tài sản phá sản của doanh nghiệp. Chính vì đặc trưng pháp lí cơ bản này
mà bên cạnh những hạn chế do không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp
tư nhân còn phải chịu một số hạn chế khác như không được phát hành bất kì
một loại chứng khoán nào và chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập
duy nhất một doanh nghiệp tư nhân và cho đến khi nào doanh nghiệp tư
nhân đã được thành lập đó vẫn còn tồn tại thì cá nhân chủ doanh nghiệp tư
nhân không được thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác.
Ví dụ:Ông A thành lập một doanh nghiệp tư nhân có số vốn đăng kí kinh
doanh là 3 tỷ. Ngoài ra ông A có 7 tỷ tiền vốn bất động sản. Nếu doanh
nghiệp tư nhân của ông A làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán các
khoản nợ bằng số vốn đăng kí kinh doanh là 3 tỷ đồng thì ông A tiếp tục phải
đem 7 tỷ tiền bất động sản ra thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
2.2 Ý nghĩa của chế độ trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh:
Chế độ trách nhiệm vô hạn có thuận lợi về việc chủ sở hữu có quyền
quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp làm ăn phát đạt
thì được hưởng toàn bộ số lãi từ hoạt động kinh doanh; ngoài ra, chế độ này
cũng tạo được lòng tin từ những nhà đầu tư vì phần vốn họ bỏ ra có khả
năng thu hồi cao, ít thất thoát.
Nhưng chế độ này cũng có những mặt bất lợi của nó, chủ yếu thuộc về
chủ sở hữu: là người chịu rủi ro cao nhất trong hoạt động kinh doanh, nếu
DN làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, họ sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro, bắt buộc
phải hoàn trả hết vốn cho những nhà đầu tư, chủ nợ có quyền đòi nợ chủ của
DN kể cả tài sản riêng của chủ doanh nghiệp nếu món nợ lớn hơn toàn vốn
của DN.

3


Chế độ trách nhiệm vô hạn là một ưu thế lớn giúp chủ sở hữu doanh
nghiệp có thể dễ dàng vay các khoản tín dụng lớn từ ngân hàng. Khi cung

cấp tín dụng, ngân hàng có thể căn cứ vào tài sản của chủ doanh nghiệp chứ
không chỉ căn cứ vào tài sản của công ty. Toàn bộ tài sản của chủ doanh
nghiệp chứ không chỉ căn cứ vào tài sản của công ty. Toàn bộ tài sản của chủ
doanh nghiệp là một bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ của doanh
nghiệp.
Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn cũng có những vấn đề cần chú ý:
- Thứ nhất, là trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong
quan hệ với chủ doanh nghiệp trong trường hợp chủ doanh nghiệp
không phải là người điều doanh nghiệp. Trách nhiệm này giải quyết
trên cơ sở hợp đồng chủ doanh nghiệp với người điều hành doanh
nghiệp và các quy định trong pháp luật về hợp đồng lao động.
- Thứ hai, là tài sản của vợ chồng. Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình
quy định vợ chồng có tài sản riêng. Các quy định như vậy cũng có ở
nhiều nước. Ở các nước công nghiệp phát triển, việc xác định tài sản
riêng không còn là vấn đề quá mới mẻ. Nhiều cặp vợ chồng đã thỏa
thuận tài sản chung và riêng ngay từ khi kết hôn hoặc trong quá trình
chung sống. Pháp luật cũng quy định tài sản nào có thể là tài sản
riêng. Ở nước ta, do những đặc điểm về văn hóa và trình độ pháp luật
của nhân dân nên việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ
chồng không đơn giản. Thông thường tài sản mà vợ hoặc chồng có
trước khi kết hôn có thể là tài sản riêng, quà tặng của mỗi
người,vvv…Các tài sản chung của vợ chồng phải được đem ra thanh
toán cho các khoản nợ. Tài sản riêng của vợ (chồng) không phải chủ
doanh nghiệp thì không phải là tài sản doanh nghiệp và không đem ra
để thanh toán các khoản nợ.
4


- Thứ ba, chế độ trách nhiệm vô hạn có nhược điểm là khiến cho chủ
đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vào những lĩnh vực có độ rủi ro

cao. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế
và có những nhu cầu xã hội không được đáp ứng thỏa đáng.

KẾT LUẬN :
Tìm hiểu về chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở
hữu doanh nghiệp hiện nay là một trong những nhu cầu cần thiết đối với sinh
viên nói riêng cũng như giới doanh nhân Việt Nam nói chung. Dưới sự
hướng dẫn và điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với doanh nghiệp
tư nhân, loại hình doanh nghiệp này đã có những bước phát triển vô cùng
mạnh mẽ và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia./

5



×