Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.48 KB, 13 trang )

Mục lục
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................................1
I.

Khái niệm tổ chức xã hội................................................................................................................1
1.

Định nghĩa...................................................................................................................................1

2.

Đặc điểm của tổ chức xã hội......................................................................................................1

II.

Các loại tổ chức xã hội................................................................................................................2
1.

Tổ chức chính trị........................................................................................................................2

2.

Tổ chức chính trị-xã hội.............................................................................................................3

3.

Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp.................................................................................................3

4.


Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng.............................................................................3

5.

Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích công đồng..............................................................................3

III.

Vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước.........................................4

1. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước........................4
2. Vai trò của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật........................4
3. Vai trò của tổ chức xã hội trong công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa-xã hội và hành chínhchính trị..............................................................................................................................................6
4.Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hình thành các cơ quan nhà nước và tổ chức xã
hội.............................................................................................................................................9
IV.

Các biện pháp để đảm bảo vai trì của tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước. 10

KẾT LUẬN...............................................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................11

MỞ ĐẦU
0


Hiện nay, ở Việt Nam vai trò năng động của các tổ chức và phong trào xã hội
ngày càng rõ rệt. Các tổ chức này đã và đang đóng góp tích cực vào thực hiện “dân
chủ cơ sở”, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội...Các tổ chức xã hội thực hiện chức
năng đại diện cho quyền lợi của các nhóm công dân bị thiệt thòi khi đưa ra các

khuyến nghị, tác động đến điều kiện chính trị và quá trình soạn thảo chính sách nói
chung. Như vậy, TCXH có một vai trò quan trọng trong việc đòi hỏi và thúc đẩy
tinh thần trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân của mình thông qua giám sát
và phản biện chính sách. Nhận thức được điều này, em chọn đề: “Phân tích vai trò
của tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước” để làm bài tập học kỳ
môn Luật Hành chính của mình.
NỘI DUNG
I.

Khái niệm tổ chức xã hội

1. Định nghĩa.
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam
có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi
nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí
nhà nước, quản lí xã hội.
2. Đặc điểm của tổ chức xã hội.
Ở Việt Nam, có rất nhiều tổ chức xã hội hoạt động với vị trí, vai trò khác nhau
trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, các tổ chức chính trị đều có những đặc điểm
chung nhất định, cụ thể:
Thứ nhất, các tổ chức xã hội hình thành theo nguyên tắc tự nguyện của những
thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng một giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở
thích. Các thành viên có quyền lựa chọn và quyết định xem có nên tham gia vào tổ
chức xã hội hay không. Cùng với đó, các tổ chức xã hội có quyền quyết định kết

1


nạp hay khai trừ các thành viên trong tổ chức của mình. Nhà nước không can thiệp
và không có quyền can thiệp vào các vấn đề đó.

Thứ hai, các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt
động quản lí nhà nước, chỉ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã
hội mới có quyền nhân danh nhà nước có nghĩa là tổ chức xã hội không phải là một
bộ phận của Bộ máy nhà nước, không nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực.
Đồng thời các thành viên hội viên không được nhân danh tổ chức tham gia vào các
quan hệ xã hội.
Thứ ba, các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và
theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng. Nhà nước tôn trọng hoạt
động nội bộ của các tổ chức này, không can thiệp. Các hoạt động nội bộ trong tổ
chức xã hội được thực hiện theo điều lệ của tổ chức. Tuy nhiên, điều lệ không được
trái với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, vì nhà nước ta là nhà nước pháp chế xã
hội chủ nghĩa, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
Thứ tư, các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. , có nghĩa là hoạt động này
nhằm mục đích phi lợi nhuận, chủ yếu là tự chủ về tài chính , hội phí là nguồn thu
để hoạt động. Điều này khác với doanh nghiệp, không thu hội phí mà góp vốn để
chia lợi nhuận. Tổ chức xã hội có thể thành lập doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp
ấy hoạt động theo Luật doanh nghiệp, không thể nhân danh tổ chức xã hội. Ví dụ:
khách sạn Công đoàn phục vụ cho Tổ chức Công đoàn.
II.
Các loại tổ chức xã hội
1. Tổ chức chính trị.
Tổ chức chính trị là tổ chức gồm thành viên là những người cùng hoạt động
với nhau vì một khuynh hướng chính trị, trung tâm hoạt động của tổ chức là giành,
giữ chính quyền. Bất kì một xã hội nào cũng có nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong
quản lí hành chính nhà nước, ở Việt Nam chỉ thừa nhận một Đảng duy nhất hợp
pháp đó là Đảng Cộng sản Viêt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu, tổ chức
2



và cách thức sinh hoạt chặt chẽ theo điều lệ. Khi hình thành Đảng, điều lệ hình
thành cùng với sự ra đời của Đảng, hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Mọi tổ
chức của Đảng hoạt động theo pháp luật.
2. Tổ chức chính trị-xã hội.
Là tổ chức gồm các thành viên đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định,
thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị, nhưng hoạt động
này không nhằm mục đích giành chính quyền mà nhằm bảo vệ các thành viên. Tiêu
biểu cho tổ chức chính trị-xã hội bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,…Các tổ
chức này hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ,
chia thành nhiều cấp hoạt động trong phạm vi cả nước, là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân.
3. Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp.
Nhóm thứ nhất, gồm các tổ chức xã hội xác lập nghề riêng biệt được Nhà nước
thừa nhận. Hội viên có chức danh nghề nghiệp tổ chức, hoạt động nghề nghiệp thực
hiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Đoàn Luật sư, Hội Nhà báo,…
Nhóm thứ hai, là các tổ chức xã hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp,
không xác lập nghề riêng của tổ chức. Thành viên là các nhân, tổ chức cùng ngành
nghề, hoặc yêu thích ngành nghề đó, tự nguyện tham gia. Ví dụ: Hiệp hôi mây, tre
đan; Hội làm vườn.
4. Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng.
Các hội này được thành lập với nhiều tên gọi khác nhau: hiệp hội, tổng hội,…
gắn với dấu hiệu riêng, các dấu hiệu này thường là tiêu chí để thành lập các thành
viên. Hội được hoạt động theo điều lệ, điều lệ theo khuôn khổ pháp luật, phải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua việc cấp phép thành lập hội:
Hội người khuyết tật, hội những người yêu thơ.
5. Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích công đồng.

3



Các tổ chức này hoạt động theo sáng kiến của nhà nước, hoạt động theo quy
định của pháp luật, thực hiện nhiệm vụ tự quản trong một phạm vi nhất định, chịu
sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước. Các tổ chức này hoạt động theo phương thức bầu
cử dân chủ, hoạt động theo pháp luật, không ban hành điều lệ., không tổ chức thành
hệ thống, không liên kết hay phân cấp hoạt đông. Ví dụ: tổ dân phố, tổ hòa giải.
III.

Vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước.

1. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà
nước.
Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức xã hội, tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội được quy định trong các văn bảo luật
khác nhau, xác định địa vị pháp lí cùng như năng lực chủ thể để các tổ chức xã hội
có thể tham gia vào quản lí hành chính. Tuy nhiên, do địa vị pháp lí khác nhau nên
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các
tổ chức xã hội vẫn được tham gia vào quản lí hành chính nhà nước một cách rộng
rãi, trên nhiều lĩnh vực của lĩnh vực hành chính nhưng phải theo khuôn khổ của
pháp luật, nhằm thực hiện đúng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Vai trò của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp
luật
2.1.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật.

Xây dựng pháp luật là một quy trình phức tạp và phải bảo đảm tuân thủ các
yêu cầu chặt chẽ khác nhau tùy thuộc vào thể chế và quan điểm của mỗi quốc gia,
mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử và những điều kiện kinh tế - xã hội thực tại. Ở

nước ta, công việc xây dựng pháp luật được thể hiện rông rãi. Ngoài các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, thì các tổ chức xã hội cũng được tham gia vào xây dựng
pháp luật. Tuy nhiên mức độ xây dựng pháp luật của mỗi tổ chức lại khác nhau.
Các tổ chức xã hội thường tham gia vào công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp
4


luật dưới các hình thức: góp ý kiến xây dựng; được mời làm thành viên Ban soạn
thảo, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Trong công tác ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước cũng
tạo điều kiện cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam có quyền ban hành ra văn bản quy
phạm pháp luật dưới hình thức đó là Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ
Quốc Hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Bên cạnh đó, một số tổ chức xã hội như Công đoàn cũng có quyền trình dự án
luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 12 Luật công đoàn năm 2012
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây
dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công
đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Các tổ chức xã hội nói chung đều quyền đóng góp ý kiến của mình trong công
tác xây dựng pháp luật, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động.
2.2.

Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật.

Tại nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam số 64/2013/QH13 đã quy định trách nhiệm của Mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận như sau: “Các cơ quan nhà nước ở

trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của
Mặt trận và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác có trách nhiệm tổ chức tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tại cơ quan, tổ chức và địa phương mình, nâng cao nhận thức về
Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và
nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”.

5


Trong công tác thực hiện pháp luật, các tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám
sát vệc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước , tổ chức, công dân, cá nhân.
Thông qua công tác này có thể tiến hành đóng góp ý kiến với các cơ quan nhà nước
khắc phục những yếu kém trong quản lí nhằm nâng cao hiệu quả
Tổ chức xã hội tập hợp đông đảo các tầng lớp trong quần chúng nhân dân, vì
vậy tổ chức xã hội có nhiều điều kiện để tuyên truyền, giáo dục ý thức của các
thành viên trong tổ chức, công tác đó giúp nâng cao hiểu biết của người dân về
pháp luật, giúp họ thực hiện tốt pháp luật. Để đảm bảo hoạt động của các tổ chức
xã hội tuân thủ đúng pháp luật, Nghị định của Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP quy
định hội có các quyền và nghĩa vụ cơ bản: có quyền thành lập pháp nhân; phối hợp
với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội,… Có nghĩa vụ:
chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc tuân thủ pháp luật; hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự
quản lí nhà nước của cơ quan quản lí nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực đó.
3. Vai trò của tổ chức xã hội trong công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa-xã hội
và hành chính-chính trị.
3.1. Về lĩnh vực kinh tế.
Vai trò của các tổ chức xã hội đang dần được xác định một cách đúng đắn hơn
trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường.Trong điều kiện hiện nay, điều
đáng chú ý là các hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh tế ngày càng có vị trí, vai trò quan

trọng. Các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam hiện hoạt động dưới các tên gọi khác
nhau, như Hội, Hiệp hội, Liên đoàn, Liên minh, Đoàn, Hội liên hiệp... Theo ước
tính, đến hết tháng 12-2014, có khoảng 450 hiệp hội doanh nghiệp… Các hiệp hội
doanh nghiệp là chỗ dựa và hơi thở của cộng đồng doanh nghiệp, giúp các doanh
nghiệp-hội viên hoạt động chủ động, tự tin và hiệu quả hơn trong quá trình nâng
cao năng lực cạnh tranh và theo đuổi các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp trong sự
sự hài hòa với các lợi ích khác.
6


Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ
quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ, góp
phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạt được
trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Cùng với đó là tiếp tục
đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát
triển. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri
thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Như
vậy, trong hệ thống chính trị - xã hội ngày nay, các tổ chức xã hội đóng vai trò năng
động tích cực hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
3.2. Về lĩnh vực văn hóa-xã hội.
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam
có chung mục đích tập hợp, không vì lợi nhuận mà nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Vì vậy, tổ chức
xã hội có vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hóa-xã hội.
Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần, các tổ
chức xã hội tiêu biểu phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục tư tưởng các
thành viên. Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân,
viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát

huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành
tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Đoàn Thanh niên thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt
động bổ ích cho xã hội, giáo dục ý thức pháp luật.
Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp
công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình
độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có
nhãn quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông 7


trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo
vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước. Hội liên hiệp
phụ nữ thu hút các tầng lớp tham gia vào các hoạt động xã hội, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của phụ nữ, chống phân biệt đối xử, bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ. Các tổ
chức xã hội-nghề nghiệp thuộc nhóm thứ nhất phối hợp với các cơ quan nhà nước
giải quyết một số công việc xã hội: giải quyết việc làm, hỗ trợ các vùng gặp thiên
tai, bảo vệ môi trường,…Các tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng như tổ hòa
giải, tổ chức thanh tra nhân dân cũng góp phần đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn kỉ
cương các khu vực công đồng.
3.3. Trong lĩnh vực chính trị.
Trong lĩnh vực này, thì tổ chức xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức xã
hội vừa bảo vệ lợi ích cho quần chúng nhân dân, vừa tập hợp sức mạnh ấy để tạo
nên sức mạnh của cả dân tộc. Tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân,
góp phần tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện quản lĩ xã hội, cũng góp phần to lớn
vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ở mỗi quốc gia, dân tộc có thể tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau. Ở
Việt Nam cũng vậy. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ có một tổ chức chính trị duy nhất
được thừa nhận là hợp pháp đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt
Nam hoạt động với mục đích chính trị đó là mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân
tộc, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

làm nền tảng, nhằm đạt mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đảng đề ra đường lối, chính sách
lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội, trong từng thời kì phát triển,
trong từng lĩnh vực đặc biệt là trong quản lí hành chính nhà nước. Đảng vạch ra
những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện nhà nước. Cùng với đó
là đề ra những quy định và chính sách về công tác cán bộ, phát hiện lựa chọn và bồi
dưỡng những cán bộ ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực
để giới thiệu với cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội thông qua cơ chế
8


bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc ở các cơ quan nhà nước và các tổ chức
chính trị-xã hội khác.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể
hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn két dân tộc, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Mặt trận còn tăng
cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân, tuyên truyền động viên
nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối chủ trương chính sách của
Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Các tổ chức xã hội khác đại diện cho nhiều tầng lớp trong xã hội, thay mặt cho
quần chúng nhân dân thực hiện quyền lực chính trị, đồng thời phát huy tính tích
cực chính trị thông qua việc tuyên truyền giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp
hành đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, tăng cường chính trị, an ninh quốc
phòng, giúp nhân dân hiểu đúng về Đảng và Nhà nước Việt Nam, hạn chế thấp nhất
những kẽ hở trong hiểu biết của người dân để tránh cho những thế lực kẻ thù lợi
dụng để kích động quần chúng nhân dân chống lại Đảng và Nhà nước,
4. Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hình thành các cơ quan nhà nước
và tổ chức xã hội.

Trong nhóm này phải kể đến vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ
chức chính trị là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Đảng cộng sản Việt
Nam có vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đường lối lãnh đạo của Đảng
được thể chế thành pháp luật. Đảng cũng giới thiệu các thành viên ưu tú vào cơ
quan nhà nước. Các tổ chức khác như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn,
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,… được giới thiệu thành viên của mình ra
ứng cử vào cơ quan quyền lực của nhà nước. Những cán bộ chủ chốt của các tổ
chức này có thể được nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ trọng cơ quan nhà nước

9


IV.

Các biện pháp để đảm bảo vai trì của tổ chức xã hội trong quản lí
hành chính nhà nước.

Thứ nhất, cần tăn cường phát huy hơn nữa quy chế pháp lí của các tổ chức xã
hội. Một số tổ chức có tính chất đặc biệt như Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ
quốc Việt Nam,… có các quy chế pháp lí theo quy chế riêng do Hiến pháp, luật, …
thì cần phải được quy định rõ ràng, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ
của các tổ chức này trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cùng với đó, cần
được thống nhất về tên gọi và có cơ sở pháp lý cho hoạt động của các hội: Nhà
nước cần ban hành Luật về lập Hội và tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của các
đoàn thể nhân dân
Thứ hai, tăng cường tương tác giữa chính quyền trung ương, địa phương với
các tổ chức xã hội. Nhà nước cũng đang nhận thấy các tổ chức xã hội có thể đóng
một vai trò thiết thực trong việc đưa ra những phản hồi nhằm tăng cường hiệu quả
các chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ
giữa nhà nước và tổ chức xã hội tại Việt Nam tiến triển rất chậm. Sự thiếu hụt một

khung pháp lý rõ ràng cho các tổ chức xã họi, nên môi trường hoạt động thiếu một
bộ các quy trình có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức phi chính phủ.
Ba là, xây dựng cơ chế tham gia giám sát của các tổ chức xã hội. Trong các vai
trò của các tổ chức xã hội, tham gia giám sát là khó khăn nhất do chưa có cơ sở
pháp lý quy định rõ ràng trách nhiệm và cơ chế cho hoạt động này. Tham gia giám
sát sẽ nâng cao vị thế của tổ chức xã hội và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển
xã hội.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài tập học kỳ của em. Do trình độ am hiểu cũng như lượng kiến
thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu xót. Em
kính mong sẽ nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã ân cần giảng dạy trong các tiết học, cũng
như giờ tư vấn để giúp em hoàn thành bài tập này.
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính, NXB Công An Nhân
dân, 2015
2, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB
Đại học quốc gia

11


3, Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành
chính, NXB Giáo dục
4, Nguyễn Duy Gia, Nâng cao quyền lực, năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước –
Nâng cao hiệu lực pháp luật, NXB Lao động, Hà Nội, 1994
5, Luật Công đoàn, Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam năm 1999


12



×