Nguyễn Thị Nụ MSSV: DS33B025
MỤC LỤC
Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………….......1
B. NỘI DUNG……………………………………………………........2
I. Các khái niệm về pháp chế xã hội chủ nghĩa, khiếu nại và tố cáo……...........2
1. Khái niện pháp chế xã hội chủ nghĩa………………………………………..2
2. Khái niệm khiếu nại……………………………………………………........2
3. Khái niêm tố cáo…………………………………………………………….2
II. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm
bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước………………………………...2
1. Khiếu nại, tố cáo của công dân là một hình thức bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước……………………………........2
2. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
là sự tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo hoàn thiện, đồng
bộ, phản ánh yêu cầu của dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền khiếu nại,
tố cáo của công dân được quy định trong Hiến pháp……………………….....3
3. Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo cơ quan hành chính nhà nước và
những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tự giác nghiêm
chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo
và pháp luật khác có liên quan là góp phần đảm bảo thực hiện pháp chế xã hội
chủ nghĩa…………………………………........................................................4
4. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
yêu cầu phải có cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là thực hiện pháp chế
xã hội chủ nghĩa……………………………………………………………….5
Trường Đại học Luật Hà Nội
1
Nguyễn Thị Nụ MSSV: DS33B025
5. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
biểu hiện của pháp chế xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải đấu tranh phòng, chống
và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố
cáo…………………………………………………………………...................7
III. Những bất cập và những giải pháp tăng cường công tác khiếu nại, tố cáo và
hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ
nghĩa…………………………………………………………………………........7
1. Những biểu hiện bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo……8
2. Giải pháp tăng cường công tác khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố
cáo ngày càng đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa……………………............9
C. KẾT LUẬN………………………………………………………..10
A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển cùng với tốc độ phát
triển của nền kinh tế thế giới, thì càng cần sự quản lý hành chính chặt chẽ hơn
nữa của nhà nước để không những vừa đảm bảo cho nền kinh tế -chính trị của đất
nước được ổn định vừa đảm bảo cho nền pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng
cường, phổ biến hơn trong nhân dân. Và hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết
khiếu nại, tố cáo hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng trong quá chính quản
lý hành chính nhà nước, trong việc đảm bảo nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trường Đại học Luật Hà Nội
2
Nguyễn Thị Nụ MSSV: DS33B025
Với tính thời sự và vai trò quan trọng của hoạt động này nên em đã chon
đề tại: “Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối
với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước”.
Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc hẳn trong bài viết của em
không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em rât mong nhận được những góp ý
từ thầy cô cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. Các khái niệm về pháp chế xã hội chủ nghĩa, khiếu nại và tố cáo.
1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị
xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân
Trường Đại học Luật Hà Nội
3
Nguyễn Thị Nụ MSSV: DS33B025
viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng
và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Nội dung
của pháp chế rất phong phú, trong đó nội dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng
pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Chính từ nội
dung này mà pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý
hành chính Nhà nước.
2. Khái niệm khiếu nại
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi
nhận tại điều 74 của Hiến pháp năm 1992. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu
nại, tố cáo thì khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán
bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết
định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
mình”
3. Khái niêm tố cáo
Theo khoản 2, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo thì tố cáo được hiểu: “là
việc công dân theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
II. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối
với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là một chế độ chính trị -
pháp lý của đời sống nhà nước, trong đó tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật
Trường Đại học Luật Hà Nội
4
Nguyễn Thị Nụ MSSV: DS33B025
khiếu nại, tố cáo hoàn thiện, đồng bộ, phản ánh yêu cầu dân chủ xã hội chủ nghĩa
trong việc đảm bảo quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân được quy định
trong Hiến Pháp, đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại, tố cáo và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật khiếu
nại, tố cáo phải tự giác, nghiêm chỉnh thực hiện (tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp
dụng) đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, có cơ chế hữu hiệu
kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành
chính nhà nước, đấu tranh phòng, chống và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi
phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm kỷ luật, kỷ
cương và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Từ khái niệm trên có thể xác định nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyêt khiếu nại, tố cáo của các cơ quan
hành chính nhà nước. Việc xác định này đã thể hiện một cách rõ hơn về vai trò to
lớn của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc đảm bảo pháp
chế xã hội chủ nghĩa, đó là:
1. Khiếu nại, tố cáo của công dân là một hình thức bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước.
Việc ghi nhân quyền, trách nhiệm khiếu nại, tố cáo của công dân trong
Hiến Pháp và Luật khiếu nại, tố cáo đã khẳng định một lần nữa về quyền là người
làm chủ quyền lực nhà nước của nhân dân. Thể hiện bản chất của nhà nước ta là
nhà nước của dân, do dân và vì dân. Với cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra. Việc công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình là một hình
thức quản lý nhà nước. Thông qua hình thức này của nhân dân, các cơ quan nhà
nước có thể kịp thời phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy hành
chính nhà nước để có những biện pháp để chấn chỉnh kịp thời. Để đảm bảo cho
Trường Đại học Luật Hà Nội
5
Nguyễn Thị Nụ MSSV: DS33B025
pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong quá trinh quản lý hành chính nhà
nước.
2. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
là sự tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo hoàn thiện, đồng
bộ, phản ánh yêu cầu của dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền khiếu nại,
tố cáo của công dân được quy định trong Hiến pháp.
Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền tự do dân chủ quan trọng
của công dân được quy định trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong hệ thống
các quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo. Pháp luật khiếu nại, tố cáo là tổng hợp
những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo và các cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và những quan hệ xã hội khác
có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Pháp luật khiếu
nại, tố cáo do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được quy định
ở nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Pháp luật khiếu nại, tố cáo
quy định khái niệm khiếu nại, tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố
cáo, người bị khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, thủ tục
giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo và những
vấn đề khác có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Trong quá trình thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước, pháp luật khiếu nại, tố cáo bảo đảm được các yêu cầu
sau đây sẽ đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp trong việc cụ thể hóa quyền
khiếu nại, quyền tố cáo của công dân nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống
các quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo, là cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật,
củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, văn bản quy
Trường Đại học Luật Hà Nội
6
Nguyễn Thị Nụ MSSV: DS33B025
phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính hợp Hiến và hợp pháp là đảm
bảo cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện.
V.I Lênin chỉ rõ: “Bất cứ quyết định nào của bất cứ một cơ quan hành
chính địa phuơng nào cũng không được đi ngược lại pháp luât”. Hiến pháp, Luật
khiếu nại, tố cáo chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khiếu nại, tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công
dân trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải ban hành các văn bản dưới luật để quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất, hiệu lực pháp lý của Hiến pháp, Luật
khiếu nại, tố cáo. Có như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa mới đảm bảo được đúng
bản chất của nó trong quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, pháp luật khiếu nại, tố cáo phải là công cụ pháp lý để công dân,
cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của nhà
nước, của xã hội và của người khác bị xâm phạm. Quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân chiếm vị trí quan trọng trong các quyền của công dân, vì đây là “quyền
để bảo vệ quyền”. Quyền khiếu nại, tố cáo là bảo đảm pháp lý cho các quyền và
nghĩa vụ khác của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo “là phương tiện tự vệ khi
các quyền chủ thể bị vi phạm, là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm ngăn chặn
khả năng vi phạm pháp luật”. Có thể nói, khi nào có hoạt động của quyền lực
nhà nước thì ở đó phải có pháp luật khiếu nại, tố cáo để công dân có công cụ
pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ ba, pháp luật khiếu nại, tố cáo phản ánh nhu cầu, nội dung và là công
cụ bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một trong những
phương thức quan trọng để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, kiểm soát việc
thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước và những người được trao
quyền. Quyền khiếu nại, tố cáo là phương tiện để nhân dân đấu tranh chống các
hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, lợi ích của
Trường Đại học Luật Hà Nội
7