Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.4 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----  ----

HẢI NGỌC KHÁNH

LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----  ----

HẢI NGỌC KHÁNH

LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số : 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ NGỌC TRUNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác.
Tác giả

Hải Ngọc Khánh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại
học, cùng quý thầy cô trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi và các học viên trong lớp hoàn thành
khóa học.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy lớp cao học 19, đã giành
nhiều tâm huyết để truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu, các tác giả
của những tài liệu tham khảo và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt là TS. Lê Ngọc Trung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để luận

văn thạc sĩ: Nghiên cứu Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh cho
VĐV Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng, được hoàn thành đúng
thời gian quy định.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô!
Tác giả

Hải Ngọc Khánh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

1.1. Đặc điểm môn võ Taekwondo....................................................................5
1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật môn Taekwondo...................................................5
1.1.2 Đặc điểm chiến thuật môn Taekwondo..............................................6
1.1.3 Kỹ năng thi đấu môn Taekwondo......................................................7
1.1.4. Đặc điểm tố chất thể lực của môn võ Taekwondo............................8
1.2. Các đặc điểm phát triển tố chất vận động:...............................................10
1.2.1. Sức nhanh:.......................................................................................11
1.2.1.1. Khái niệm:....................................................................................11
1.2.2. Sức bền:...........................................................................................11
1.2.3. Tố chất mềm dẻo:............................................................................12
1.2.4. Khả năng phối hợp vận động:.........................................................13

1.2.5. Tố chất sức mạnh:...........................................................................13
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển các tố chất thể lực................14
1.3.1. Nhân tố di truyền.............................................................................14
1.3.2. Nhân tố huấn luyện.........................................................................14
1.3.3. Lứa tuổi và giới tính........................................................................15
1.3.4. Chế độ dinh dưỡng..........................................................................15
1.3.5. Môi trường và vị trí địa lý...............................................................15
1.3.6. Trạng thái tâm lý không phù hợp cũng ảnh hưởng tới sự phát triển
và phát huy của các tố chất thể lực...........................................................16
1.4 Cơ sở lý luận về giáo dục các tố chất thể lực............................................16
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18- 21.......................................................20


1.5.1. Đặc điểm hình thái cơ thể...............................................................20
1.5.2. Đặc điểm chức năng cơ thể thanh niên lứa tuổi 18 – 21.................21
1.5.3. Đặc điểm tâm lý thanh niên lứa tuổi 18 – 21..................................22
1.6. Giới thiệu về Trường Đại học Tôn Đức Thắng........................................27
1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan..............................................29
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

33

2.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................33
2.1.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu............................33
2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học.....................................................33
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.......................................................34
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................36
2.1.5. Phương pháp toán thống kê.............................................................37
2.2. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................38

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................38
2.2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................39
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................39
CHƯƠNG III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

40

3.1. Nghiên cứu lựa chọn các test và ứng dụng đánh giá thực trạng sức mạnh
cho VĐV Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng................................40
3.1.1. Tham khảo tài liệu, tổng hợp các công trình nghiên cứu và thực
tiễn.............................................................................................................40
3.1.2. Tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi..............................................45
3.1.3. Ứng dụng các test đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng...........................................48


3.1.4. Bàn về việc lựa chọn và ứng dụng các chỉ tiêu đánh giá sức mạnh
cho VĐV Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng...........................51
3.2. Lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh cho VĐV
Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng.................................................53
3.2.1. Xác định hệ thống các bài tập phát triển sức mạnhcho VĐV
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng...........................................53
3.2.2. Lựa chọn chương trình huấn luyện chi tiết.....................................61
3.2.3. Bàn về Lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh cho
VĐV Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng.................................63
3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh
cho VĐV Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng................................65
3.3.1. So sánh sự phát triển sức mạnh cho VĐV Taekwondo Trường Đại
Học Tôn Đức Thắng sau một chu kì tập luyện.........................................65

3.3.2. So sánh sự phát triển sức mạnh cho VĐV Taekwondo Trường Đại
Học Tôn Đức Thắng ở chu kì thứ hai.................................................................72
3.3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức
mạnh cho VĐV Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng................78
3.3.4. Bàn về việc đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển
sức mạnh cho VĐV Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng..........85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
KẾT LUẬN:..............................................................................................86
KIẾN NGHỊ:.............................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLB
CTV
DT
GV
GDTC
HCV
HCB
HCĐ
HLV
HLTT
TDTT
TD
VĐV
XHH
UBND


Câu lạc bộ
Cộng tác viên
Diện tích
Giáo viên
Giáo dục thể chất
Huy chương vàng
Huy chương bạc
Huy chương đồng
Huấn luyện viên
Huấn luyện thể thao
Thể dục, thể thao
Thể dục
VĐV
Xã hội hóa
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 3.1

Tên bảng

Trang

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức mạnh

Sau 46
cho VĐV Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Bảng 3.2 Đánh giá độ tin cậy của test

47
Thực trạng các test đánh giá sức mạnh của nam VĐV
Bảng 3.3
48
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Thực trạng sức mạnh của nữ VĐV Taekwondo
Bảng 3.4
49
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển sức mạnh cho
Bảng 3.5
Sau 60
VĐV Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Bảng tổng hợp các bài tập phát triển sức mạnh được
Bảng 3.6
61
lựa chọn qua phỏng vấn
Chương trình huấn luyện phát triển tố chất sức mạnh
Bảng 3.7
63
cho VĐV Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
So sánh sự phát triển sức mạnh của nam VĐV
Bảng 3.8 Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng sau một

65

chu kì tập luyện
So sánh sự phát triển sức mạnh của nữ VĐV
Bảng 3.9 Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng sau một


69

chu kì tập luyện
So sánh sự phát triển sức mạnh của nam VĐV
Bảng 3.10 Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng ở chu kì

72

thứ hai
So sánh sự phát triển sức mạnh của nữ VĐV
Bảng 3.11 Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng ở chu kì
thứ hai

75


So sánh sự phát triển sức mạnh của nam VĐV
Bảng 3.12 Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng sau thực

79

nghiệm
So sánh sự phát triển sức mạnh của nữ VĐV
Bảng 3.13 Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng sau thực
nghiệm

82


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 3.1 Đối tượng tham gia phỏng vấn
44
So sánh sự phát triển sức mạnh của nam VĐV Taekwondo
Biểu đổ 3.2
68
Trường Đại Học Tôn Đức Thắng sau một chu kì tập luyện
So sánh sự phát triển sức mạnh của nữ VĐV Taekwondo
Biểu đổ 3.3
71
Trường Đại Học Tôn Đức Thắng sau một chu kì tập luyện
So sánh sự phát triển sức mạnh của nam VĐV Taekwondo
Biểu đồ 3.4
74
Trường Đại Học Tôn Đức Thắng ở chu kì thứ hai
So sánh sự phát triển sức mạnh của nữ VĐV Taekwondo
Biểu đồ 3.5
78
Trường Đại Học Tôn Đức Thắng ở chu kì thứ hai
So sánh sự phát triển sức mạnh của nam VĐV Taekwondo
Biểu đồ 3.6
81
Trường Đại Học Tôn Đức Thắng trước và sau thực nghiệm
So sánh sự phát triển sức mạnh của nữ VĐV Taekwondo
Biểu đồ 3.7
84
Trường Đại Học Tôn Đức Thắng trước và sau thực nghiệm



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Phụ lục 7

Tên phụ lục
Phiếu phỏng vấn
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh cho nam VĐV
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng thời điểm ban đầu
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh cho nữ VĐV
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng thời điểm ban đầu
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh cho nam VĐV
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở chu kì 1
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh cho nữ VĐV
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở chu kì 1
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh cho nam VĐV
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở chu kì 2
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh cho nữ VĐV
Taekwondo Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở chu kì 2



1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Taekwondo là môn võ xuất phát từ Hàn Quốc, du nhập vào nước ta
năm 1962, môn võ này được người Việt Nam biết đến thông qua các chuyến
lưu diễn của đoàn Taekwondo Triều Tiên. Hiện nay liên đoàn Taekwondo thế
giới có 166 quốc gia thành viên trên toàn thế giới, với khoảng 50 triệu người
tập luyện. IOC ( Ủy ban Olympic quốc tế) đã công nhận Taekwondo là môn
thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận
là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội 2000 và 2004.
Về tên gọi của Taekwondo ở Việt Nam được truyền bá bởi quân đội
Nam Triều Tiên nên thời gian đầu môn võ này được gọi là võ Đại Hàn, sau đó
được gọi là Túc quyền đạo, Thái cực đạo ( tên gọi này được cho là xuất phát
từ lá cờ mang hình âm dương thái cực của Hàn Quốc).
Đặc thù trong thi đấu Taekwondo đối với hạng cân nam thì thời gian thi
đấu sẽ tiến hành trong 3 hiệp, mỗi hiệp đánh 3 phút (không tính thời gian
chết), nghỉ giữa hiệp là 1 phút. Đối với hạng cân nữ và các giải trẻ thì thời
gian sẽ tiến hành trong 3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút, nghỉ giữa hiệp là 1 phút. Tuy
nhiên nếu được sự đồng ý của WTF (Liên đoàn Taekwondo thế giới) thời gian
thi đấu của các hạng cân nam có thể rút ngắn lại với 3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút
và nghỉ giữa hiệp 1 phút.
Trong trận đấu đòn tấn công hoặc phản công muốn trúng đối thủ phải
nhanh, mạnh, chính xác, phải đúng thời điểm và sức bền để thi dấu hết thời
gian, độ khéo léo để phối hợp động tác.
Taekwondo là môn võ rất phù hợp với mọi lứa tuổi người Việt Nam.
Vì vậy, Taekwondo đã nhanh chóng phát triển khắp đất nước Việt Nam, trên
đấu trường khu vực và quốc tế, Taekwondo đã mang về cho đấu trường Việt
Nam nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu như Seagames, vô địch


2


Đông Nam Á… Có rất nhiều võ sĩ tên tuổi đã làm rạng danh cho thể thao Việt
Nam như Trần Hiếu Ngân, Trần Quang Hạ, Nguyễn Văn Hùng… Sau nhiều
năm phát triển, Taekwondo Việt Nam là một trong những quốc gia mạnh ở
khu vực châu Á và thế giới.
Để đạt được những thành công trên các địa phương, các sở thể thao
tỉnh, thành phố đã chú trọng đầu tư rất nhiều vào công tác huấn luyện, đào
tạo. Ngoài các địa phương Taekwondo được phát triển mạnh trong các trường
Đại học – Cao đẳng và các trường phổ thông của các tỉnh thành.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành Phố Hồ Chí Minh được thành
lập năm 1997 và tới những năm gần đây trường Tôn Đức Thắng đã trở thành
một trong những trường Đại học phát triển phong trào Teakwondo rất mạnh.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã thành lập riêng cho mình một câu lạc bộ
Taekwondo với các học viên tham gia tập luyện đông đảo và tuyển chọn ra
những VĐV ưu tú cho đội tuyển của trường như Nguyễn Thị Thu Ngân, Châu
Tuyết Vân, Nguyễn Thị Lệ Kim... Là những VĐV tiêu biểu của đội tuyển
trường đồng thời họ cũng là những VĐV nồng cốt của đội tuyển Taekwondo
quốc gia.
Vì đội tuyển mới thành lập và thời gian tập luyện của các VĐV của
trường còn ngắn do phải tham gia các khóa học chính quy cho nên nền tảng
thể lực chưa tốt. Theo Bùi Trọng Toại (2010) viết trong cuốn “Huấn luyện thể
lực trong các môn võ thuật” cho rằng “Huấn luyện thể lực trong các môn võ
thuật sẽ cung các nển tảng khoa học cơ bản về các yêu cầu cần thiết để nâng
cao thành tích tối ưu cho VĐV. Cho dù VĐV ở trình độ Olympic hay phong
trào, cũng cần phải có một trình độ nhất định về sức mạnh, sức bền, linh hoạt
và sự thăng bằng cơ bắp…để thực hiện các chức năng hoạt động cơ thể một
cách tốt nhất. Nếu không đạt được một trình độ nhất định về các yêu cầu thể
lực trên, VĐV không thể thực hiện các hoạt động sinh cơ học một cách chính


3


xác. Từ đó, nguy cơ chấn thương là thực tế”. Và theo “Đặc thù thể lực các
môn võ thuật” của Bùi Trọng Toại (2011) “Đề cập đến các yếu tố cơ bản về
thể lực và các sự khác biệt ở từng môn, nhóm môn”. Một VĐV muốn giành
được chiến thắng cần phải có nền tảng thể lực vững chắc thì khi thực hiện bất
cứ bài tập nào cũng được. Việc nâng cao thành tích thi đấu môn Taekwondo
của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng bằng các phương pháp huấn
luyện hiệu quả đặc biệt là nâng cao trình độ sức mạnh và thể lực cho các
VĐV, sinh viên của trường là việc luôn luôn không thể thiếu trong công tác
huấn luyện.Qua một thời gian tìm hiểu,thông qua hệ thống thư viện,qua tìm
kiếm trên mạng internet,có nhiều tác giả nghiên cứu các đề tài Lựa chọn các
bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV Taekwondo cho học sinh-sinh viên
-VĐV ở các cấp độ khác nhau,tùy theo điều kiện từng trường ,địa
phương,từng đơn vị điều hướng tới việc nâng cao hiệu quả nghiên cứu Lựa
chọn các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV Taekwondo .Thông qua các đề
tài nghiên cứu cụ thể như sau:
Lâm Quang Thành – Bùi Trọng Toại ( 2004), “ nghiên cứu Lựa chọn hệ
thống bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV taekwondo và
Judo Tp. Hồ Chí Minh”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT.
Ngũ hữu khái,(2013)”lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
đòn đá vòng cầu cho nam VĐV đội tuyển taekwondo trường đại học Bạc
liêu.luận văn thạc sĩ,
Nguyễn trọng việt, (2013)”nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu môn taekwondo khóa
34 trường đại học TDTT TP.HCM.luận văn thạc sĩ.
Và còn nhiều đề tài nghiên cứu khác nữa…..Như vậy thấy các đề tài
nghiên cứu của những tác giả trong nước đều rất quan tâm đến việc nâng cao
các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV ở các cấp độ.



4

Do đó để góp phần thúc đẩy việc nâng cao thành tích cho đội tuyển
sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, đề tài đi vào nghiên cứu:

LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV đội tuyển
Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng. Nhằm góp phần nâng cao sức
mạnh cho đội và là nguồn tài liệu cho khoa giáo dục thể chất của nhà trường.
- Nhiệm cụ nghiên cứu:
+ Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lựa chọn các test và ứng dụng đánh giá
thực trạng sức mạnh cho VĐV đội tuyển Taekwondo Trường Đại Học Tôn
Đức Thắng.
+ Nhiệm vụ 2: Lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh
cho VĐV đội tuyển Taekwondo Trường Đại Học Tôn Đức Thắng.
+ Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập nhằm
phát triển sức mạnh cho VĐV đội tuyển Taekwondo Trường Đại Học Tôn
Đức Thắng.


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm môn võ Taekwondo.
1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật môn Taekwondo.
Kỹ thuật trong môn Taekwondo được coi như một phương tiện giải

quyết những tình huống nảy sinh trong thi đấu. Thông qua sự phân tích chính
xác từng tình huống mỗi VĐV sẽ phải tự quyết định là sẽ sử dụng các kỹ
thuật tấn công hay phản công để vô hiệu hóa hoạt động của đối phương, nhằm
đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trên thực tế, có sự phân tích chính xác và
phản ứng mau lẹ trong các tình huống là điều rất quan trọng trong thi đấu
Taekwondo đỉnh cao. Để có thể sử dụng được thuần thục được tất cả các kỹ
năng trong thi đấu thì bắt buộc VĐV phải tâp luyện và hoàn thiện từng kỹ
năng trong quá trình tập luyện. Trong thi đấu Taekwondo đỉnh cao, việc thưc
hiện các kỹ năng thi đấu là rất khó, đòi hỏi sự tổng hợp tập trung cao và
những yếu tố như: linh hoạt, sức mạnh, sự phối hợp, sự nhanh nhạy, phản
xạ… Các kỹ thuật Taekwondo có thể được thể hiện một cách hết sức đa dạng,
thông qua sự kết hợp và biến hóa của chính các động tác làm nền tảng cơ bản
của môn võ Taekwondo. [23]
- Kỹ thuật đấm (Jirugi).
+ Đấm trung đẳng (Mongtong Jirugi).
+ Đấm vòng trung đẳng (Dollyo Mongtong Jirugi).
- Kỹ thuật đá (Chagi).
+ Đá vòng cầu (Dollyo Chagi).
+ Đá tống trước (Ap Chagi).
+ Đá tống ngang (Yeop Chagi).
+ Đá tống sau (Twit Chagi).


6

+ Đá chẻ (Nearyo Chagi).
+ Đá vòng sau (Duihooryo Chagi).
+ Đá vòng trước (Hooryo Chagi).
+ Đạp trước (Mirro Chagi).
- Kỹ thuật đỡ (Makki).

+ Đỡ trực tiếp.
+ Đỡ gián tiếp.
Và một số các kỹ thuật khác.
- Di chuyển (Baljitgi).
+ Di chuyển tiến về trước.
+ Di chuyển lùi về sau.
+ Di chuyển sang hai bên.
+ Di chuyển quay
+ Di chuyển bằng bước trượt.
1.1.2 Đặc điểm chiến thuật môn Taekwondo.
Để thực hiện được một chiến thuật thi đấu Taekwondo hiệu quả, thì các
đấu thủ nhất thiết phải hiểu rõ được các điều luật, điều lệ thi đấu cũng như là
các chiến thuật hiện đại, đang được áp dụng trong thi đấu đỉnh cao. Bên cạnh
đó, phải không ngừng hoàn thiện và thuần thục nhưng kỹ năng thi đấu cơ bản
để có thể dễ dàng áp dụng trong bất cứ trường hợp nào. Trên võ đài, các đấu
thủ cũng có thể phải dựa vào HLV của mình để đánh giá đối thủ nhằm tìm ra
một chiến thuật thi đấu hợp lý nhất. Ngày nay, thi đấu Taekwondo chính là sự
so tài về chiến thuật và phần thắng sẽ luôn thuộc về đấu thủ nào có chiến
thuật thi đấu hiệu quả hơn. Khi Lựa chọn chiến thuật thi đấu Taekwondo, cần
lưu ý ba điểm:
- Cấu trúc động tác kỹ thuật và vận dụng sang tạo chúng theo các điều luật
thi đấu đã được ban hành, thì bất cứ đấu thủ nào cũng vậy, đều phải nỗ lực cố


7

gắng nỗ lực tấn công ghi điểm, đồng thời phải hết sức tránh không bị phạt do
phạm luật.
- Sử dụng hợp lý sức lực trong suốt quá trình diễn ra trận đấu.
- Áp dụng hiệu quả các động tác giả: động tác giả phải được thực hiện

một cách khéo léo, hợp lý và quan trong nhất là không để đối phương phát
hiện ra. [25]
- Chiến thuật tấn công.
Chiến thuật tấn công trong thi đấu Taekwondo là cách sử dụng các kỹ
năng cỏ bản để tấn công vào các mục tiêu trên cơ thể đối phương, thường
được áp dụng với kỹ năng di chuyển về phía trước và thường là những hoạt
động bột phát. [4]
Tuy nhiên, để thu được hiệu quả cao, thì hoạt động tấn công bắt buộc
phải được thực hiện trong khoảng cách và thời điểm hợp lý. Hoạt động tấn
công có thể thực hiện bằng ba cách: tấn công trực tiếp, tấn công gián tiếp và
phản công.
+ Tấn công trực tiếp là thực hiện ngay các kỹ thuật.
+ Tấn công gián tiếp là thực hiện các kỹ thuật tấn công sau những
động tác giả, hoặc sau khi di chuyển.
+ Phản công là thực hiện kỹ thuật tấn công ngay sau đòn tấn công của
đối phương.
1.1.3 Kỹ năng thi đấu môn Taekwondo.
Việc hình thành các kỹ năng thi đấu Taekwondo không thể có được một
cadcsh tình cờ, mà chỉ có thể đạt được nhờ sự nỗ lực, cố gắng, bền bỉ của
chính bản thân VĐV, cũng như HLV. Thi đấu Taekwondo là sự so tài trực tiếp
về năng lực thi đấu giữa 2 VĐV, trong đó người chiến thắng sẽ đươc quyết
định bởi SMTĐ và mức độ hoàn thiện về kỹ năng thi đấu của mỗi người. [6]


8

Trong thi đấu đỉnh cao, đòi hỏi các VĐV phải có sự tính toán kỹ lưỡng
về chiến thuật và sự lựa chọn hợp lý các động tác kỹ thuật để đánh bại đối
phương. Dựa trên cơ sở của những kỹ năng cơ bản, mỗi VĐV phải cùng với
HLV và chỉ đạo viên của mình không ngừng hoàn thiện các phương pháp tấn

công và phản công sở trường. Do mục tiêu hàng đầu của thi đấu là đánh bại
đối phương nên mỗi VĐV phải không ngừng trau dồi và tu dưỡng bản thân để
giành chiến thắng. [6]
Để đạt được điều này, nhất thiết phải nắm được toàn bộ hệ thống kỹ
thuật thi đấu, đồng thời phải có một sức mạnh về thể chất và tinh thần, chiến
thuật hợp lý, phản ứng nhanh nhạy và một năng khiếu bẩm sinh. Ngoài ra,
VĐV cũng cần phải có khả năng tự hoàn thiện và phải không ngừng tập luyện
để có thể sử dụng một cách hiệu quả những kỹ năng, kỹ chiến thuật thi đấu
trong điều kiện phải chịu sức ép nặng nề.
1.1.4. Đặc điểm tố chất thể lực của môn võ Taekwondo.
Theo Cochran S. Chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên hiệp hội
sức mạnh và thể lực quốc gia Mỹ - NSCA – chuyên nghiên cứu về các môn
võ thuật (2001) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riêng
biệt như sau: [5]
Bảng 1.1 Yêu cầu thể lực của một số môn võ thuật.
Môn

Sức bền
ưa khí

Sức bền
yếm khí

Taekwondo

Cao

Cao

Cao


Trung bình

Cao

Judo

Cao

Cao

Trung bình

Cao

Cao

Karate

Cao

Cao

Cao

Trung bình

Cao

Aikido


Thấp

Thấp

Trung bình Trung bình

Thấp

Kungfu

Cao

Cao

Muay Thái

Cao

Jujitsu

Thấp

Linh hoạt Sức mạnh

Trung bình

Cao

Trung bình Trung bình Trung bình


Cao

Thấp

Cao

Công suất
(SMTĐ)

Trung bình Trung bình Trung bình


9

Qua đó có thể thấy ở từng môn võ thuật với đặc thù thi đấu khác nhau
đều có sự yêu cầu khác biệt về thể lực. Trong đó, môn Taekwondo là môn võ
yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động. VĐV Taekwondo
phải có năng lực tốt về sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, công suất (SMTĐ)
và linh hoạt. [5]
Đặc trưng cơ bản nhất của môn Taekwondo là SMTĐ và linh hoạt, nó
tạo điều kiện cho VĐV thực hiện đồ chiến thuật tạo yếu tố bất ngờ trong thi
đấu bằng các đòn đá nhanh, mạnh đểb chiến thắng đối phương.
- Sức mạnh cơ:
Sức mạnh cơ được định nghĩa là độ lớn của lực hay nhiều sợi cơ sản
sinh ra khắc phục một lực cản bên ngoài trong một nỗ lực tối đa. Khi sức
mạnh cơ được phát triển, thông qua phát triển sức mạnh tối đa, thành tích môn
Taekwondo sẽ được cải thiện. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: khi sức
mạnh của VĐV được cải thiện, VĐV có thể thực hiện kỹ thuật một cách hoàn
thiện và hiệu quả, ít chấn thương hơn. Qua đó, thành tích thi đấu sẽ được cải

thiện tốt hơn.
- Công suất cơ và SMTĐ:
Công suất cơ là một tố chất thể lực cần thiết để tối ưu hóa thành tích trong
các môn võ thuật. Sự chuyển động của cơ thể có thể được thưc hiện với các tốc độ
khác nhau. Trong hoạt động thi đấu Taekwondo, hầu hết tất cả các chuyển động
trong tấn công, phòng thủ, phản công đều yêu cầu thực hiện với tốc độ bột phát
của các nhóm cơ. Do đó, yêu cầu phát triển công suất – SMTĐ của cơ bắp là rất
quan trọng.
- Sức bền cơ:
Là khả năng một hay nhiều sợ cơ co lặp đi lặp lại nhiều lần trong một
thời gian kéo dài. Trong thực tế thi đấu Taekwondo, đòi hỏi các VĐV phải
thực hiện các động tác nhiều lần trong từng hiệp, từng trận đấu… Với thời


10

gian nghỉ giữa rất ngắn hay không có thời gian nghỉ giữa các lần co cơ. Việc
phát triển sức bền cơ sẽ làm cơ bắp lâu mệt mỏi hơn, duy trì mức độ thể lực
cao trong suốt hiệp, trận và giải đấu.
- Năng lực mềm dẻo:
Đề cập đến biên độ hoạt của khớp. Trong thi đấu Taekwondo rất nhiều
đọng tác đòi hỏi VĐV phải có năng lực mềm dẻo ở các khớp nhất định. Ví dụ:
đá chẻ, đá vòng cầ tầm cao… Đòi hỏi biên độ hoạt động của khớp hông rất
lớn. Do đó, cần chú ý đến năng lực mềm dẻo của các khớp nhất định theo đặc
thù của từng môn riêng biệt.
- Tốc độ:
Là tố chất thể lực cơ sở, quan trọng trong hầu hết các môn thể thao. Sự
phát triển tốc độ trong môn Taekwondo nhằm đạt hiệu quả thi đấu cao nhất, là
kết quả của sự phát phiển nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: sức mạnh, công
suất, năng lực mềm dẻo, mức độ hoàn thiện kỹ thuật.

- Linh hoạt:
Là khả năng thay đổi hướng chuyển động của cơ thể hay một phần cơ
thể với tốc độ cao nhất. Hoạt động của môn Taekwondo đòi hỏi VĐV phả có
khả năng linh hoạt cao. Ví dụ như khi thực hiện các hoạt động di chuyển tấn
pháp, phòng thủ, phản công.
Như vậy, trong các tố chất thể lực cần thiết cho VĐV Taekwondo, tố chất
SMTĐ có vai trò rất quan trọng và nó liên quan đến công suất hoạt động cao của
cơ. VĐV Taekwondo trong quá trình huấn luyện thể lực phải đặc biệt coi trọng tố
chất này.
1.2. Các đặc điểm phát triển tố chất vận động:
Trong hoạt động TDTT, thể lực là nhân tố đầu tiên vô cùng quan trọng,
nó ảnh hưởng rất lớn đến thành tích tập luyện và thi đấu.Muốn đạt được thành
tích cao trong thể thao trước hết phải có một thể lực tốt. [2]


11

Ngày nay trình độ kỹ thuật trong Taekowndo ngày phát triển đòi hỏi
học viên phải có sự chuẩn bị toàn diện về kỹ thuật , chiến thuật, tâm lý và thể
lực. Các tố chất thể lực quan trong trong Taekwondo bao gồm sức nhanh, sức
mạnh , sức bền, tố chất mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động.
1.2.1. Sức nhanh:
1.2.1.1. Khái niệm:
Sức nhanh là tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người, là khả
năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Sức nhanh là tổ hợp trực
tiếp và chủ yếu của tốc độ động tác và thời gian của phản ứng vận động. [8]
1.2.1.2. Phân loại:


Sức nhanh phản ứng: Là khả năng nhanh chóng đáp lại những tín


hiệu kích thích của vận động.
 Sức nhanh động tác đơn: Là khả năng thực hiện một động tác riêng
lẻ nào đó trong khoảng thời gian ngắn nhất.
 Sức nhanh tần số động tác: Là khả năng thực hiện tối đa tần số động
tác với tốc độ gần như tối đa đến tối đa.
 Sức nhanh di động (tốc độ): Là khả năng di động thân thể nhanh
của học viên trên cự ly theo từng đơn vị thời gian.
Trong Taekwondo sức nhanh được biểu hiện ở tốc độ co duỗi cơ bắp,
thực hiện động tác với tốc độ nhanh nhất trong khoảng thời gian ngắn.Và
muốn rèn luyện sức nhanh trong Taekwondo cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ
với rèn luyện các tố chất thể lực và hoàn thiện kỹ thuật.
1.2.2. Sức bền:
1.2.2.1. Khái niệm:
Sức bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất
mà cơ thể có thể chịu đựng được. Có thể nói sức bền là khả năng của con
người khắc phục mệt mỏi, duy trì hoạt động vận động kéo dài. [8]


12

1.2.2.2. Phân loại:


Sức bền ưa khí (trong thời gian dài): Là sức bền cần thiết để vượt qua

một cự ly mà học viên cần trong thời gian trên 11 phút với tốc độ không giảm về
cơ bản. [18]
 Sức bền ưa yếm khí (trong thời gian trung bình): Là sức bền cần thiết
để vượt qua một cự ly mà học viên cần khoảng từ 2-11 phút. Thành tích sức bền

này dựa trên năng lực hoạt động của hệ thống cung cấp năng lượng là ưa khí và
yếm khí. [18]
 Sức bền yếm khí (trong thời gian ngắn): Là sức bền cần thiết để
vượt qua một cự ly mà học viên cần khoảng từ 45 giây-2 phút. Thành tích sức
bền này chủ yếu dựa trên năng lực hoạt động của hệ thồng cung cấp năng
lượng yếm khí. [18]
Nói chung sức bền là nhân tố tất yếu của thành phần thể lực nên nó có
mối quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như: sức nhanh, sức mạnh.
Sức bền là cơ sở thiết yếu trong Taekwondo giúp cho VĐV có thể tập luyện
và thi đấu đạt thành tích cao nhất.
1.2.3. Tố chất mềm dẻo:
1.2.3.1. Khái niệm:
Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn, biên độ tối đa
của động tác là thước đo năng lực mềm dẻo.
1.2.3.2. Phân loại:


Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở

các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. [8]
 Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ nhỏ ở
các khớp nhờ tác động của ngoại lực. Trọng lượng cơ thể, lực ấn, lực ép của
HLV.
Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu chất lượng và số


×