Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

Y3 hen phế quản ths nguyễn thị ý nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 41 trang )

HEN PHẾ QUẢN
ThS. Nguyễn Thị Ý Nhi


ĐỊNH NGHĨA


 Hen phế quản (suyễn): (Theo GINA-Global Initiative
for Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế
quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và
nhiều thành phần tế bào; viêm mạn tính gây nên một
sự gia tăng phối hợp sự tăng đáp ứng phế quản dẫn
đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát
lồng ngực và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào
sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc
nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc
nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên hay
do điều trị.


NGUYÊN NHÂN




PHÂN LOẠI
 He n phế quản dị ứn g
 Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn :
 Dị ứng nguyên hô hấp: thường là bụi nhà, các loại bọ nhà như Dermatophagoides
ptéronyssimus, bụi chăn đệm, các lông móng các loài gia súc như chó, mèo,
chuột, thỏ v.v...; phấn hoa, cây cỏ, hay nghề nghiệp trong các xưởng dệt.


 Dị ứng nguyên là thuốc aspirine, kháng viêm không steroide, pennicilline; trứng,
một số phẩm nhuộm màu và chất giữ thực phẩm.

 Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn:
 Vi khuẩn thường gặp là streptococcus pyogenes, streptococcus pneumoniae,
staphylococcus aureus...
 Virus: Thường gặp là virus hợp bào hô hấp, parainfl uenza, cúm.
 Nấm: Như nấm Cladosporium hay Alternaria, các nấm mốc.

 He n phế quản kh ôn g d o dị ứ ng
 Di truyền: Tiền sử gia đình, liên quan đến kháng nguyên hòa hợp tổ chức
HLA.
 Gắng sức: Khi gắng sức và nhất là khi ngưng gắng sức.
 Thời tiết: Không khí lạnh.
 Rối loạn nội tiết: Trong thời kỳ trưởng thành, thời kỳ trước kinh nguyệt, lúc
mang thai, thời kỳ mãn kinh.
 Yếu tố tâm lý: Tâm trạng lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, chấn thương tình cảm.


Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi
còn trẻ ( hen sớm ), thường kèm với eczema hoặc
viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen hoặc
tạng Atopic, test da dương tính với dị nguyên.
Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những
trường hợp hen không do dị ứng thường hen
muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị
hen, triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không
rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen ( trừ nhiễm trùng
và Aspyrin ), IgE máu bình thường.



THỂ LÂM SÀNG
Hen trẻ em: cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em đặc biệt là khi có nhiễm vi rút đường hô hấp
cấp, 1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen nhưng thường được chẩn đoán viêm phế quản co
t h ắ t . C h ẩ n đ o á n n h ư t h ế d ẫ n đ ế n đ i ề u t r ị k h ô n g t h í c h h ợ p ( d ù n g k h á n g s i n h + g i ả m ho )
bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng, gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể.
Có 2 loại cơ đ iạ kèm theo thở rít ở trẻ em:
 Không có cơ địa dị ứng chỉ bị thở rít khi có nhiễm vi rút đường hô hấ p, khi trẻ lớn hơn, đường thở của trẻ
phát triển, thì tự khỏi.
 Cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm vi rút đường hô hấ p nhưng sẽ bị hen ở suốt thời kỳ
trẻ con ( nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như : eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các
thức ăn hoặc dấu hiệu khác của dị ứng ). Cả hai nhóm trên nếu điều trị tích cực như hen đều có kết quả
tốt.

Hen gắng sức:
 Có cơ chế giống như bệnh nhân phải thở khí lạnh và khô làm tăng áp lực thẩm thấ u của đ ường hô hấp; khí
lạnh và khô kích thích gây co thắt đ ường thở tăng các yếu tố hoá ứng động N và Histamin. Có thể tránh
hen do gắng sức bằng thở khí ấm và ẩm khi gắng sức, hoặc dùng thuốc kích thích b2 trước khi gắng sức.

Hen nghề nghiệp:
 bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như: công nhân ở xưởng cao su, tiếp xúc với Epoxy , công nhân ở xưởng gỗ ,
bánh mì, sản xuất một số thuốc và sản phẩm sinh học, bông, vải, sợi…
 Chẩn đoán hen nghề nghiệp khi một công nhân có thể tạng Atopy chưa từng bị hen, thường bị cơn hen ở
cuối ngày làm việc hoặc buổi tối sau khi làm việc về, đỡ khó thở sau khi được nghỉ cuối tuần


CƠ CHẾ BỆNH SINH





TRIỆU CHỨNG


Giai đoạn khởi phát
Cơn hen xuất hiện đột ngột vào nửa đêm về sáng. Các tiền
triệu như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho
từng cơn, bồn chồn v.v... nhưng không phải lúc nào cũng có.
Giai đoạn lên cơn
Khó thở chậm, kỳ thở ra xuất hiện nhanh, trong cơn lồng
ngực căng ra, cơ hô hấp phụ nổi rõ, có thể tím ở đầu chi sau
đó lan ra mặt và toàn thân, tiếng thở rít kéo dài. Đứng xa có
thể nghe tiếng rít /sò sè của bệnh nhân. Nghe phổi có nhiều
ran rít và ran ngáy.
Giai đoạn lui cơn
Sau vài phút/vài giờ, cơn hen giản dần, bệnh nhân ho khạc
đàm rất khó khăn, đàm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt
trai. Lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều ran ẩm, một ít
ran ngáy. Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn hen đã hết.
Giai đoạn giữa các cơn
Các triệu chứng trên không còn, khám lâm sàng bình
thường. Nếu làm một số trắc nghiệm: gắng sức, dùng
acétycholine, phát hiện tình trạng tăng phản ứng phế quản.


Test methacholine.(Test kích thích) hít methacholine
(hoặc Histamin) sẽ gây ra co thắt nhẹ của đường hô
hấp.Thử nghiệm này có thể được sử dụng nếu đo chức
năng phổi bình thường.
Thử nghiệm nitric oxide. Thử nghiệm này đôi khi được

dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh hen. Nó đo lượng
khí nitric oxide có trong hơi thở. Nếu bị viêm đường hô
hấp - dấu hiệu của bệnh hen có thể có mức oxit nitric
cao hơn. Thử nghiệm này không phổ biến rộng rãi.
Test gắng sức: khi chức năng phổi bình thường làm test
đi bộ 6phút (chú ý không có tiền sử thiếu máu cơ tim
mới làm test này) thấy 50% bệnh nhân hen giảm PEF ít
nhất 15% sau đi bộ.


CẬN LÂM SÀNG
 Thăm dò chức nă ng hô hấp
 Rối loạn thông khí:
 Đo FEV1 (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu) và FEV1/FVC (tỉ số Tiffeneau): Trong cơn
giảm dưới 80% so với lý thuyết.
 Đo PEF (lưu lượng thở ra đỉnh): Trong cơn giảm dưới 80% so với lý thuyết. PEF thay đổi
³20% trong ngày ( sáng, tối ) có giá trị chẩn đoán hen phế quản

 Khí máu:
 Đo PaO2, PaCO2, SaO2, và pH máu, đây là xét nghiệm bổ sung để đánh giá mức độ suy hô
hấp.

 Cá c xét ng hiệm về dị ứn g :





Test da: Dùng phương pháp lảy da, da đỏ là dương tính.
Test tìm kháng thể: Như kháng thể ngưng kết, kháng thể kết tủa thường là lgG, lgM.

Định lượng lgE toàn phần và lgE đặc hiệu.
Xét nghiệm đàm: Eosin , tế bào phế quản , tinh thể Charcot-Leyden.

 Phim lồng ngực :
 Trong cơn hen, lồng ngực căng phồng, các khoảng gian sườn giãn rộng, cơ hoành hạ
thấp, phổi tăng sáng, rốn phổi đậm.


CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Hen tim:
 Bệnh nhân có tiền sử các bệnh van tim như hẹp van hai
lá, hở van động mạch chủ, cao huyết áp, suy tim trái.
Do ứ máu ở phổi về đêm, xung huyết, phù nề, kích
thích gây co thắt cơ phế quản. Triệu chứng: có cơn khó
thở về đêm, khó thở nhanh, cả 2 kỳ, nghe phổi nhiều
ran ứ dịch, rất ít ran ngáy, ran ẩm, đàm bọt hồng,
Xquang phổi: hình ảnh phổi tim (ứ dịch), điều trị lợi
tiểu, chống suy tim thì đỡ khó thở. ECG xác minh thêm
nguyên nhân..


Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh :
 Khởi phát muộn ( sau 40 tuổi ), có tiền sử hút thuốc nhiều
năm, hoặc tiếp xúc với bụi khói, không có tiền sử gia đình bị
hen, bệnh nhân không có tiền sử dị ứng. Bệnh sử ho khạc
mạn tính, khó thở khi gắng sức đôi khi có khó thở thành
cơn. Chức năng hô hấp: có rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc
hỗn hợp không hồi phục. Test hồi phục phế quản âm tính.
Histeria thể hen: là một bệnh lý tâm thần.
Viêm phổi kẽ ở người nuôi chim

Chít hẹp phế quản do u, tắc nghẽn đường thở trên do viêm
hoặc u thanh quản.




Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít
xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ
( 1-3 giờ )
Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 – 5 giờ
đến một vài ngày.
Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc
nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen
thông thường không kết quả, biến chứng suy hô
hấp, suy tim phải, tử vong.




ĐIỀU TRỊ
 Thuốc giãn phế quản: gồm 3 nhóm chính
 thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng ngắn (như salmutamol…),
 nhóm xanthine (như aminophylin…) và
 các thuốc hủy phó giao cảm (như ipratropium…)

 Corticoid
 Thuốc hỗ trợ:








Oxy
Kháng Histamin
Giảm ho
Long đàm
Kháng sinh
An thần


CHỐNG CO THẮT PHẾ QUẢN
Thuốc thuộc nhóm Methyl xanthin: Theophylin, viên 0,1g uống
mỗi lần từ 1-3 viên khi lên cơn; Synthophylin ống 0,24g pha
Glucose 20% ´ 20 ml tiêm tĩnh mạch chậm , cứ 2-4 giờ có thể tiêm
nhắc lại một lần. Nếu phải dùng từ 2 ống trở lên, thì truyền tĩnh
mạch.
Thuốc kích thích b2 Adrenergic: Salbutamol, Ventolin, Terbutalin,
( Bricanyl ) …dùng dạng uống, khí dung, tiêm. VD: Ventolin xịt 1-3
nhát / lần khi lên cơn. Hoặc: Salbutamol 0,02g ´ 1-3 viên / lần uống
khi nên cơn.
Thuốc kháng Cholinergic: Ipratropium bromide ( Atrovent ) xịt,
hoặc dùng dạng phối hợp với Fenotenol ( Berodual )
Dự phòng cơn hen về đêm: Theostast,Salmeterol(tác dụng kéo dài
8-12giờ ).


×