Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Y3 TLS CHỌC dò MÀNG PHỔI ths nguyễn thị ý nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.09 KB, 18 trang )

CHỌC DÒ MÀNG PHỔI
Giảng viên: NGUYỄN THỊ Ý NHI


Biểu hiện lâm sàng của TDMP


Triệu chứng chức năng và toàn thể

TDMP ít

Đau ngực

Khó thở

Tư thế bệnh nhân

+/++

-

- Nằm ngửa, đầu thấp được.

(200-300 ml)

- Xu hướng nằm nghiêng bên lành.

TDMP vừa (800-1500 ml)

+/++


++

- Nằm nghiêng về bên đau

TDMP nhiều (> 1500 ml)

+

+++

- Phải ngồi dậy thở nhanh, nông


Biểu hiện lâm sàng của TDMP (tt)





Triệu chứng thực thể (Tràn dịch màng phổi tự do, thể trung bình)
- Nhìn: lồng ngực bên tràn dịch gồ; khoảng liên sườn rộng, kém di động.
- Sờ: rung thanh ↓
- Gõ: đục, bờ trên của vùng đục là đường cong Damoiseux có điểm thấp nhất ở gần sát cột sống,
cao nhất ở vùng nách, và đi vòng xuống thấp phía trước ngực. Nếu tràn dịch nhiều thì đường cong
này biến dần thành đường thẳng ngang, các tạng lân cận (gan, tim...) bị đẩy.






- Nghe:



+ Rì rào phế nang giảm/mất ở vùng đục.



+ Tiếng cọ màng phổi (±) lúc bắt đầu và giai đoạn dịch rút.



+ Tràn dịch ít + đông đặc phổi: tiếng thổi màng phổi, ran nổ/ran bọt.


Biểu hiện lâm sàng của TDMP (tt)
Triệu chứng thực thể (Các thể khu trú)

Tràn dịch liên thuỳ

Vị trí TDMP

Khó thở

Rung thanh



RRPN


rãnh liên thuỳ

±







Lơ lửng giữa lồng ngực

Tràn dịch thể cơ hoành

giữa nền phổi và cơ hoành

±

↓ (±)

↓(±)

↓(±)

Tràn dịch thể trung thất

góc phổi- trung thất

+++




Đục, cạnh ức/cột



sống

Tràn dịch thể nách, đỉnh
phổi

vùng nách, hoặc đỉnh phổi

+









Kỹ thuật chọc dò dịch màng phổi


Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích động viên bệnh nhân, người nhà (với trẻ nhỏ, bệnh nhân hôn mê hoặc rối loạn tâm
thần), không để bệnh nhân quá đói khi làm thủ thuật.
- Đo mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở và cho bệnh nhân đi vệ sinh trước khi chọc hút dịch màng

phổi.
- Chụp Xquang phổi, siêu âm, xét nghiệm máu… để có chẩn đoán xác định TDMP trước khi làm thủ
thuật. Vệ sinh vùng chọc bằng xà phòng và nước ấm.



- Làm ở phòng thủ thuật. Nếu làm tại giường, phải có bình phong→không ảnh hưởng đến bệnh
nhân khác.
- Tiêm tiền tê 15-30 phút trước khi làm thủ thuật (nếu cần):
Atropin 1/4mg x 2 ống. Tiêm bắp.
Seduxen 5 mg x 1 ống. Tiêm bắp.


Kỹ thuật chọc dò dịch màng phổi (tt)


















Chuẩn bị dụng cụ:
- Khay vô trùng: Bơm tiêm 5ml,10 ml, 50ml
Kim chọc dò có van 3 chiều/kim 16G với 1 ống cao su và kìm kocher.
Găng vô trùng
Khăn lỗ và bông gạc vô trùng.
- Khay hữu trùng: Kìm kocher
Cồn iod 1% và cồn 700
Ống nghiệm
Thuốc tê: novocain 0,25% x 5-10 ml
hoặc lidocain 2%.
- Thuốc cấp cứu: adrenalin, depersolon, coramin…
- Ngoài ra:
Bô/khay quả đậu để đựng dịch
Ghế ngồi, đèn chiếu sáng
Túi oxy, máy hút
Cốc thủy tinh đựng 100ml nước cất
Một lọ acid acetic có bầu nhỏ giọt
Băng dính, kéo cắt băng
Giá đựng 3 ống nghiệm có nhãn (có 1 ống vô khuẩn) ghi tên, tuổi bn, khoa.
Giấy xét nghiệm.
Huyết áp kế, ống nghe, đồng hồ bấm giây.


Kỹ thuật chọc dò dịch màng phổi (tt)


Tư thế bệnh nhân và thầy thuốc:
+ Bệnh nhân: ngồi kiểu cưỡi ngựa trên ghế tựa, 2 tay khoanh trên vai ghế, trán đặt vào tay để lưng
cong ra sau.





Có thể ngồi trên giường, tay ôm một cái chăn bông để lưng cong ra sau.
Tư thế Fowler, nghiêng về bên lành, cánh tay bên phổi chọc đưa cao lên đầu.




+ Thủ thuật viên: ngồi đối diện với mạn sườn định chọc.



+ Trợ thủ viên: đứng bên cạnh để phụ.




Khám phổi: để xác định vị trí đâm kim, thường là ở gian sườn 9 đường nách sau (nơi có túi cùng
màng phổi). Sau đó sát trùng và trải săng có lỗ.


Cách xác định các mốc giải phẫu





Gây tê: theo lớp: từ da, tổ chức dưới da, cơ, đến màng phổi lá thành.




Chọc kim: tại điểm gây tê, thẳng góc với thành ngực và đâm kim ở bờ trên của xương sườn. Khi
kim qua màng phổi thành sẽ có cảm giác sựt và nhẹ tay hơn. Hút thử nếu thấy có dịch thì hút tiếp
khoảng 10-20 ml dịch để xét nghiệm (cần phải xét nghiệm ngay từ những bơm tiêm hút ra đầu
tiên).




Hút tháo dịch:



Dùng máy hút hoặc bơm tiêm 50ml.



Hút chậm, đảm bảo kín bằng hệ thống van 3 chiều.



Mỗi lần hút không quá 800 ml.



Có thể hút lại lần II sau 12h (nếu cần).



Kỹ thuật chọc dò dịch màng phổi (tt)




Khi ngừng thủ thuật: rút kim nhanh, sát trùng, băng kín.








Gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm.

Theo dõi: mạch + huyết áp (trước và sau khi làm thủ thuật).
Sau chọc: bệnh nhân nằm tư thế Fowler, nghiêng về bên lành, nghỉ ngơi tại giường, tránh vận động
trong vài giờ đầu sau khi chọc.
Dọn dẹp dụng cụ
Ghi hồ sơ: Ngày, giờ tiến hành thủ thuật.
Số lượng dịch hút ra, màu sắc, tính chất.
Loại xét nghiệm đã gửi đi.
Tình trạng bệnh nhân, mạch, nhiệt, huyết áp.


Kỹ thuật chọc dò dịch màng phổi (tt)


Tai biến và cách phòng tránh:


- Chảy máu và đau tại chỗ: chọc kim ở bờ trên xương sườn dưới.
- Choáng ngất do sợ/đói: uống nước đường.
- Truỵ tim mạch do sốc màng phổi: khi hút dịch quá nhanh và quá nhiều.
→xoa bóp tim ngoài lồng ngực, adrenalin 1‰  tiêm tĩnh mạch, thở oxy, (cấp cứu giống như ngừng
tuần hoàn).
- Tràn khí màng phổi: khí bị hút vào qua kim/do chọc vào nhu mô phổi.
→hút hết khí sau khi hết dịch.
- Phù phổi cấp: có thể xảy ra khi hút dịch quá nhanh và nhiều.
- Chọc nhầm phủ tạng: nắm vững giải phẫu, làm thận trọng, tránh thô bạo.
- Nhiễm trùng: có thể gây ra mủ màng phổi →tuân thủ qui tắc vô trùng.
- Có thể gặp: khái huyết, tắc khí mạch, dị ứng thuốc, gãy kim…
Rắc rối có thể gặp: trong khi đang hút, không thấy dịch ra nữa. Có thể là đã hết dịch, nhưng cũng có thể kim tiến vào quá đến
nhu mô phổi hoặc do kim trôi ra đến thành ngực, hoặc có thể do tắc kim. Cần phải kiểm tra các tình huống này để điều chỉnh kim.



×