Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo chủ đề: BƠM DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


BÁO CÁO MÔN HỌC

BƠM QUẠT – MÁY NÉN
Chủ đề : BƠM DỊCH

Năm học 2018 - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


BÁO CÁO MÔN HỌC

BƠM QUẠT - MÁY NÉN
Chủ đề : BƠM DỊCH

Giảng viên
Thành viên

Đặng Hùng Sơn
Nguyễn Trường Giang
Đặng Gia Huy
Trương Thanh Lam
Nguyễn Văn Hùng

Năm học: 2018 – 2019



16147023
16141355
16147048
16147038


THÀNH VIÊN NHÓM BÁO CÁO & BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
Tên Thành Viên
Đặng Gia Huy

MSSV
16141355

Nguyễn Trường Giang

16147023

Nguyễn Văn Hùng
Trương Thanh Lam

16147038
16147048

Công Việc
- Giới thiệu Bơm Dịch
- Nguyên Lý Làm Việc
- Cột áp và thông số
NPSH
- Ứng dụng của bơm dịch

- Lưu lượng- Lưu ý về bơm dịch

Ghi Chú

Đánh giá

Đánh giá của giảng viên:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Đặng Hùng Sơn, giảng viên bộ môn Kỹ
Thuật Lạnh – trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh người đã tận tình hướng
dẫn, giảng dạy chúng em trong quá trình làm báo cáo.
Chúng em cũng xin cảm ơn các thầy cô chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt đã cung cấp kiến thức
cũng như tài liệu tham khảo để chúng em có thể hoàn thành bài báo cáo.
Do kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên bào báo cáo không tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung từ thầy để chúng em có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn


MỤC LỤC


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén


Chủ đề : Bơm Dịch

A. NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU VỀ BƠM DỊCH
1.1. Định Nghĩa Của Bơm Dịch.

- Máy Bơm là một loại máy thuỷ lực, nhận năng lượng từ bên ngoài ( cơ năng, điện năng,
thuỷ năng,…) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng lên một độ cao
nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ thống đường ống.
- Bơm dịch là loại bơm dung dịch cấp năng lượng cho dung dịch chuyển động tuần hoàn
trong một hệ thống với một áp suất nhất định, tuỳ vào nguyên lý làm việc cũng như tính năng
sẽ phân loại được nhiệu loại bơm dung dịch khác nhau.
- Nếu hệ thống đã sử dụng bơm dịch thì hiệu suất của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng của bơm dịch, nếu bơm không đạt được lưu lượng, cột áp đề ra thì hiệu suất hệ thống sẽ
giảm.
1.2. Phân loại theo loại dung dịch.

- Bơm thực phẩm ( Bơm: Rượu, bia & sữa).
- Bơm dầu nóng lò dầu .
- Bơm Nước Nóng Lò Hơi.
- Bơm dịch lạnh.
- Máy bơm hóa chất-bơm axit-bơm nước muối.

Hình 1 : Máy Bơm Dịch Lạnh ( Ảnh bơm dịch lạnh
trên Internet )

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 6



Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

II. BƠM MÔI CHẤT LẠNH DẠNG LỎNG ( BƠM DỊCH LẠNH )
Bơm dịch lạnh là làm cho môi chất lạnh dạng lỏng dịch chuyển tuần hoàn trong hệ thống lạnh.
Trong hệ thống lạnh thì Bơm dịch phần lớn được sử dụng chính là bơm ly tâm.
2.1. Cấu tạo của máy bơm dịch lạnh (Bơm Ly Tâm )

- Bánh công tác được lắp trên trục của bơm cùng với
các chi tiết khác cố định với trục tạo nên phần quay của
bơm gọi là Rôto. Bánh công tác được đúc bằng gang
hoặc thép theo phương pháp đúc chính xác. Các bề mặt
cánh dẫn và đĩa bánh công tác yêu cầu có độ nhẵn
tương đối cao để giảm tổn thất. Bánh công tác và Rôto
của bơm đều phải được cân bằng tĩnh và cân bằng động
để khi làm việc bánh công tác không cọ xát vào thân

Hình 2 : Cấu tạo bơm dịch ( Internet )

bơm.
- Trục bơm: thường được chế tạo bằng thép hợp
kim và được lắp với bánh công tác thông qua mối
ghép then.
- Bộ phận dẫn hướng vào.
- Bộ phận dẫn hướng ra (buồng xoắn ốc) đúc bằng
gang có hình dạng tương đối phức tạp. Hai bộ phận
này thuộc thân bơm thường
- Ống hút.

Hình
3 :hoặc
Cấu cao
tạo su.
bơm dịch ( Internet )
- Ống đẩy. Hai loại ống này có thể làm bằng gang đúc, tôn
hàn

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 7


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

2.2. Nguyên Lý Hoạt Động Của Bơm Dịch

- Trước khi bơm làm việc, cần phải làm cho thân bơm (trong đó có bánh công tác) và ống
hút được điền đầy chất lỏng, thường gọi là mồi bơm .
- Khi bơm làm việc, bánh công tác quay, các phần tử chất lỏng ở trong bánh công tác dưới
ảnh hưởng của lực ly tâm bị văng từ trong ra ngoài, chuyển động theo các máng dẫn và đi vào
ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá trình đẩy của bơm. Đồng thời, ở lối vào của bánh công
tác tạo nên vùng có chân không và dưới tác dụng của áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở
lối vào của bơm, chất lỏng ở bể hút liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút, đó là quá trình hút
của bơm. Quá trình hút và đẩy của bơm là quá trình liên tục, tạo nên dòng chảy liên tục qua
bơm.
- Bộ phận dẫn hướng ra (thường có dạng xoắn ốc nên còn gọi là buồng xoắn ốc) để dẫn chất
lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy được điều hòa, ổn định và còn có tác dụng biến một phần

động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 8


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

Hình 3: Nguyên Lý Hoạt Động Của Bơm Dịch ( Internet )

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 9


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

2.3. Lưu Lượng

Trong hệ thống làm lạnh công nghiệp sử dụng NH3 làm mô chất lạnh, lưu lượng của mô
chất được cung cấp bởi bơm đến thiết bị bay hơi được liên kết với ống thì chậm do sự bay hơi
nhiệt độ cho của mô chất lạnh. Tổng lưu lượng của bơm sẽ dựa vào lưu lượng nhỏ nhất (tính
theo khối lượng, minimum mass flow rate) được yêu cầu ứng với dung tích tập hợp của thiết bị
bay hơi được liên kết với máy bơm và lưu lượng quá mức cho phép của thiết bị bay hơi, lưu
lượng nhỏ nhất theo khối lượng được yêu cầu ứng với tổng tải lạnh là:


Với
- là lưu lượng mô chất lỏng nhỏ nhất phải được cung cấp tới tất cả thiết bị - bay hơi được
liên kết ứng với tổng tải (đơn vị lb/min, kg/s).
- là tổng tải mô chất lạnh ( đơn vị Btu/min, kW),
- là enthanlpy của đầu hút ( đơn vị là Btu/lb, kJ/kg),
Tỉ lệ lưu lượng quá mức (OR) là tỉ lệ lưu lượng mô chất dạng lỏng với lưu lượng mô chất
dạng hơi rời khỏi thiết bị bay hơi:

- là lưu lượng mô chất lạnh dạng lỏng rời khỏi thiết bị bay hơi (lb/min, kg/s),
- là lưu lượng mô chất lạnh dạng hơi rời khỏi thiết bị bay hơi (lb/min, kg/s),

Tổng mô chất lạnh dạng lỏng mà máy bơm cần để chuyển đi là:

=
Với
GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 10


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

- là lưu lượng của mô chất lạnh dạng lỏng mà máy bơm cần cấp vào đến thiết bị bay hơi
quá mức (kg/s, lb/min).
- Phần thường được gọi là tỉ lệ tuần hoàn , tỉ lệ tuần hoàn là tỉ lệ giữa lưu lượng mô chất
lạnh dạng lỏng mà được bơm tới thiết bị bay hơi với lưu lượng mô chất lạnh được bay hơi do
thiết bị bay hơi.

Bảng 1 cho thấy tốc độ dòng chảy tuần hoàn yêu cầu được biểu thị bằng gallon mỗi phút
lưu lượng chất lỏng cho mỗi tấn tải lạnh trên một phạm vi nhiệt độ bão hòa và tốc độ lưu thông
(OR + 1).
Bảng 1: Gallon tái tuần hoàn mỗi
phút cho mỗi tấn làm lạnh ( Internet
)
Tỉ lệ lưu lượng quá mức cho thiết
bị bay hơi riêng đề làm gì? Các nhà
sản xuất thiết bị bay hơi thường đưa ra tỉ lệ lưu lượng quá mức dựa vào thiết kế cụ thể trên 1
máy. Giảm đáng kể tỉ lệ quả mức từ khuyến cáo nhà sản xuất có thể giảm nhiều hơn sức chứa
vận hành. Giảm quá nhiều lưu lượng môi chất lạnh sẽ làm rỗng nhưng cấp quá nhiều sẽ gây cho
thiết bị bay hơi bị tới trạng thái muối. Cấp mô chất lạnh dạng quá nhiều cũng làm tăng khả
năng gây ra bọt bóng. Cuối cùng, cấp mô chất lạnh dạng lỏng cho thiết bị bay hơi sẽ gây cho
thiết bị bay hơi gặp khó khắn liên quan đến việc đưa chất lỏng chưa được sử dụng đến vòng
tuần hoàn khi mà đường quay về bao gồm một riser dạng đứng. Trong trường hơp này, chất
lỏng có xu hướng tích tụ và đóng cặn trong thiết bị bay hơi.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 11


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

2.4. Cột Áp và Thông Số NPSH

2.4.1. NPSH ( Net Positive Suction Head )
Các Khái Niệm :

- NPSH (design margin ) được định nghĩa là chiều cao cột áp hút bơm được thiết kế dư.
- NPSHr (net positive suction head required) được định nghĩa là chiều cao cột áp hút thực tối
thiểu của bơm khi mà cột áp toàn phần đã giảm xuống 3% do áp suất hút thấp và do sự hình
thành bọt khí trong lòng bơm, NPSHR thường được cung cấp bởi nhà sản xuất bơm.
- NPSHa được định nghĩa là chiều cao cột áp hút thực của hệ thống bơm
Bao gồm: + Áp Suất Thuỷ Tĩnh
+ Áp suất bề mặt
+ Áp suất bay hơi của sản phẩm
+ Tổn áp trên đường ống
+ Tổn áp ở van
+ Tổn áp qua thiết bị
+ Tổn áp qua các fitting

NPSH ( Design Margin ) = NPSHa – NPSHr

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 12


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

2.4.2. Cột cáp đầu hút thật và hiện tượng xâm thực
- Cách tốt nhất để bàn về vấn đề này là chúng ta kiểm tra những điều kiện cột áp đầu hút
thực cho mỗi cách ứng dụng máy bơm để xác đinh chất lỏng được bơm sẽ hóa hơi bên trong
bơm hay không?.
- Sự hóa hơi bên trong bơm gọi là ‘’Hiện tượng xâm thực’’ (tạo bọt khí). Hiện tượng xâm
thực làm giảm hoạt động của bơm và có thể làm hỏng máy bơm.

- Để hiểu được quá trình xảy ra của hiện tượng này, điều quan trong nên nhớ là một chất
lỏng sẽ hóa hơi tại một nhiệt độ tương đối thấp nếu áp suất của nó giảm xuống một mức vừa
đủ. Ví dụ: Nước sẽ bốc hơi ở nhiệt độ100 oF nếu được chứa trong bể mở chân không, 28 inch
thủy ngân. Áp suất mà chất lỏng sẽ hóa hơi được gọi là ‘’Áp suất hóa hơi’’.
2.4.3. Các điều kiện cho cột áp hút thực
Theo như bên trên, ta nhận thấy áp suất giảm đi có thể làm một chất lỏng hóa hơi nếu chất
lỏng gần với áp suất hóa hơi. Áp suất trên chất lỏng truyền vào một bơm li tâm bị giảm
xuống vì nó di chuyển từ mặt bích đầu hút đến một điểm mà tại đó nó nhận năng lượng từ
cánh bơm. Tất nhiên chúng ta phải so sánh áp suất giảm đi với áp suất hóa hơi truyền vào để
xác đinh xem chất lỏng sẽ hóa hơi hay không. Điều này là những gì chúng ta thực hiện khi
kiểm tra các điều kiện về áp suất đầu hút của một ứng dụng. Chúng ta gọi độ tiệm cận của
chất lỏng đối với áp suất hóa hơi của nó là ‘’NPSH thực của hệ thống’’ của nó, và áp suất
giảm bên trong bơm là ‘’NPSH yêu cầu’’. Chúng ta thử so sánh NPSH thực của hệ thống với
NPSH yêu cầu. Khi NPSH thực của hệ thống bằng hoặc lớn hơn NPSH yêu cầu, bơm sẽ
không có hiện tượng khí xâm thực.
NPSH thực của hệ thống ( NPSHa)
Một định nghĩa chính xác hơn về NPSH thực của hệ thống là‘’sự chênh lệch tổng cột
áp đầu hút và áp suất hóa hơi của chất lỏng, tính theo đơn vị fit chất lỏng, tại mặt bích
đầu hút’’. Chúng ta có thể đo được tổng cột áp đầu hút của bơm và áp suất hóa hơi nhờ
nhiệt độ của chất lỏng. Sự chêch lệch giữa hai vị trí là ‘’NPSH của hệ thống’’.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 13


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch


Công thức dưới đây biểu diễn định nghĩa của NPSHa :
hsv = has - hvpa
Trong đó:
- hsv = áp suất đầu hút thực có sẵn, tính theo đơn vị fit chất lỏng
- hsa = tổng cột áp đầu hút, tính theo đơn vị fit chất lỏng
- hvpa = áp suất hóa hơi của chất lỏng tại cửa hút, tính theo đơn vị ft chất lỏng
2.4.4. NPSH yêu cầu (NPSHR)
NPSH yêu cầu được định nghĩa như sau: ‘’NPSH yêu cầu là sự giảm tổng cột áp khi chất
lỏng truyền vào bơm’’
2.4.5. Những rắc rối về đầu hút thực NPSHa
- Nếu NPSH thực của hệ thống thấp hơn NPSH yêu cầu của bơm,thì sẽ xẩy ra nhiều rắc
rối nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa cột áp và lưu lượng của máy bơm sẽ giảm đi rõ rệt, hoặc
thậm trí máy bơm không thể hoạt động được.
Hiện tượng:
+ Máy bơm có thể bị rung nhiều khi một số bộ phận của cánh bơm chuyển tải hơi nước
và một số bộ phận khác chuyển tải chất lỏng.
+ Cánh bơm sẽ bị rỗ cánh, gẫy cánh
+ Máy bơm ồn như tiếng máy say đá.
+ Khi bọt khí rơi xuống, các bề mặt tiếp xúc sẽ bị và chạm mạnh do sự tràn ngập đột
ngột của chất lỏng vào lỗ hổng mà bọt khí tạo ra. Sự va chạm này sẽ làm bong ra những
mảnh kim loại nhỏ và bề mặt của các bộ phận tiếp xúc bị mài mòn mạnh. Sự mài mòn này
không xẩy ra ờ các điểm áp suất thấp nhất khi bọt khí được hình thành mà là ở dòng rơi
xuống của bọt khí.
- Khi tăng gia tốc của chất lỏng để lấp đầy khoảng không số bọt khí để lại, năng lượng sẽ
được tiêu thụ hết. Đây là một tổn thất và sẽ làm giảm cột áp có liên quan tới hiện tượng khí

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 14



Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

xâm thực. Sụ tổn thất lưu lượng là hậu quả của việc bơm hơi nước và chất lỏng thay vì chỉ có
chất lỏng.
2.4.6. Tác hại của bọt khí hay hiện tượng xâm thực
Ngoài các yếu tố cột áp bơm, công suất, điện năng hay hiệu suất bơm thì điều kiện ở đầu
hút của bơm là rất quan trọng. Hệ thống hay các điều kiện ở đầu hút của bơm phải đảm bảo
cho dịch bơm có thể chảy vào bơm một cách nhẹ nhàng ở mức áp lực đủ cao để không gây ra
hiện tượng tạo bọt khí hay bong bóng khí trong bơm (hay còn gọi là hiện tượng khí xâm
thực). Yếu tố này liên quan đến chỉ số cột áp đầu hút thực của bơm (Net Positive Suction
Head),
gọi tắt la NPSH.

NPSH = NPSHa - NPSHr

Khi nhà sản xuất bơm cung cấp một bơm, họ luôn đưa ra chỉ số về cột áp hút cần thiết
hay còn gọi là NPSHr. Chỉ số NPSHr là hết sức quan trọng để người sử dụng lựa chọn bơm,
sao cho cột áp hút hiện có của hệ thống bơm (hay NPSHa) phải luôn lớn hơn NPSHr. Nếu
NPSHa nhỏ hơn NPSHr, bơm sẽ có hiện tượng như chạy rất ồn, có thể rung, hiệu suất bơm
giảm, bơm nhanh bị ăn mòn và hỏng…Do vậy, người sử dụng bơm phải tính được chỉ số
NPSHa để đối chiếu với NPSHr do nhà sản xuất bơm đưa ra.
Giá trị của NPSHa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính của dịch bơm, đường ống hút
của bơm, vị trí của hố bơm và áp suất khí quyển tác động trên dịch bơm.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 15



Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

2.5. Một số lưu ý đối với bơm dịch

- Bơm cấp dịch khi lắp đặt người ta thường chú ý đến công suất điện, lưu lượng, cột áp. Tuy
nhiên có một thông số hết sức quan trọng mà nếu không chú ý thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ
của bơm cấp dich đó là thông số NPSHr.
- Cần chú ý khoảng cách từ mặt thoáng của dung dịch lỏng trong bình chứa đến tâm của bơm
phải lớn hơn hoặc bằng NPSHr + 0.5. Khi độ cao này không đảm bảo thì bơm cấp dịch sẽ bị tụt
áp, Lưu lượng gas lỏng bị giảm đi, Không đủ môi chất làm mát bạc than của bơm cấp dịch làm
cho bạc than bị mòn. Nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ làm xệ cốt bơm gây cạ Rotor và Stator
làm cháy bơm.
- Thông thường trong các hệ thống lạnh công nghiệp. Để đảm bào an toàn trong vận hành.
Người ta thường lắp 2 bơm cấp dich song song nhau. Khi một bơm bị sự cố thỉ bơm thứ hai sẽ
hoạt động ngay lập tức để tránh thời gian chờ đơi để thay thế bơm. Tuy nhiên để điều khiển hai
bơm cấp dịch chạy song song cần có một số chú ý.
- Trong hệ thống lạnh bơm cấp dịch không phải lúc nào cũng làm việc liên tục,
- Hạn chế tối đa số lần thay đổi liên tục hai bơm ngay sau khi một bơm ngừng hoạt động
(Do cài đặt chế độ tự động hóa). Nguyên nhân : Khi bơm ngừng hoạt động rồi chạy lại tự động
thì trong bơm có một khoảng chân không lúc này khi bơm làm việc ngay lập tức thì bộ bạc than
của bơm không được dịch lỏng tràn về. Việc này xảy ra trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên nếu
lập đi lập lạo nhiều lần thì tuổi thọ bạc than của bơm sẽ bị giảm.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 16



Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

Hình 4: Bơm cấp dịch song song ( Internet )
Các chú ý về bơm cấp dịch
- Bơm cấp dịch cần được đấu nối vào tủ điện có bảo vệ mất pha để tránh bị cháy bơm cấp
dịch do mất pha.
- Cần vệ sinh sạch sẽ hệ thống trước khi cho bơm cấp dịch hoạt động. Để tránh bơm cấp
dịch bị cháy và phá hỏng phần cơ khí của bơm do các xỉ hàn trong quá trình thi công còn sót
lại.
- Tuyệt đối không cho bơm cấp dịch hoạt động khi không có gas lỏng vì sẽ làm cháy bơm
cấp dịch.
- Cần xả không khí trong bơm cấp dịch trước khi hoạt động.
- Phải chắc chắn rằng các van hút và van nén phải được mở trước khi chạy bơm cấp dịch.
- Không được cho bơm cấp dịch chạy ngược chiều (Chú ý chiều quay của bơm được ghi
trên thân bơm).
-Khi bơm cấp dịch có tiếng kêu lạ hoặc rung động cần phải ngừng ngay bơm để kiểm tra.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 17


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch


III. ỨNG DỤNG CỦA BƠM DỊCH
Người ta sử dụng phương pháp cấp dịch bằng bơm để tăng tốc độ chuyển động của dịch lỏng
tuần hoàn trong dàn lạnh, nâng cao hiệu quả giải nhiệt, giảm thời gian làm lạnh. Phương pháp này
được sử dụng dụng trong các thiết bị cấp đông lạnh nhanh. Sở dĩ cấp dịch bằng bơm thì hiệu quả
trao đổi nhiệt rất cao và thời gian làm lạnh giảm.
Có 3 ứng dụng trong hệ thống lạnh: bơm dịch NH3, bơm gas lỏng, bơm dịch nóng lạnh…
3.1. Bơm dịch NH3 trong tủ cấp đông tiếp xúc

a) Cấp đông tiếp xúc
Tủ cấp đông tiếp xúc được sử dụng để cấp đông các mặt hàng dạng block. Mỗi block
thường có khối lượng 2 kg. Tủ gồm có nhiều tấm lắc cấp đông (freezer plates) bên trong,
khoảng cách giữa các tấm có thể điều chỉnh được bằng ben thuỷ lực, thường chuyển dịch từ
50đến 105mm. Kích thước chuẩn của các tấm lắc là 2200L x 1250W x 22D (mm).
Sản phẩm cấp đông được đặt trong các khay cấp đông sau đó đặt trực tiếp lên các tấp lắc
hoặc lên các mâm cấp đông, mỗi mâm có 4 khay. Đặt trực tiếp khay lên các tấm lắc tốt hơn
khi có khay vì hạn chế được nhiệt trở dẫn nhiệt.
b) Cách hoạt động
- Cấp dịch nhờ bơm dịch. Môi chất chuyển động vào các tấm lắc dưới dạng cưỡng bức do
bơm tạo ra nên tốc độ chuyển động lớn, thời gian cấp đông giảm còn 1h30 đến 2h30
phút/mẻ. Hiện nay người ta thường sử dụng cấp dịch dạng này.
- Cấp dịch từ bình chống tràn giữ mức tách lỏng: trong kiểu tủ cấp đông tiếp xúc cấp dịch
dạng này, dịch lỏng chuyển dần vào các tấm lắc nhờ chênh lệch cột áp thủy tĩnh, bởi vậy tốc
độ chuyển động cũng như thời gian cấp đông chậm, mỗi mẻ phải mất từ 4 đến 6 giờ để hoàn
tất cấp đông.
Tủ cấp đông tiếp xúc cấp dịch bằng tiết lưu trực tiếp: ngoài hai cách cấp dịch phổ biến
trên, còn có các cấp dịch bằng tiết lưu trực tiếp. Với cách này, môi chất bên trong các tấm
lắc ở dạng hơi bão hòa ẩm nên hiệu quả truyền nhiệt không cao, thời gian cấp đông lâu và
làm lạnh kém.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn


Trang 18


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

c) Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật của tủ cấp đông tiếp xúc
– Kiểu cấp đông: tiếp xúc hai mặt trực tiếp.
– Sản phẩm thích hợp: thịt và thủy sản các loại.
– Nhiệt độ sản phẩm đầu vào: 10-12 độ C.
– Nhiệt độ trung bình sản phẩm sau cấp đông: -18 độ C.
– Nhiệt độ tâm sản phẩm sau cấp đông: -12 độ C.
– Khay cấp đông: loại 2kg.
– Nhiệt độ châm nước: 3-6 độ C.
– Môi chất lạnh được sử dụng: NH3 hoặc R22.
d) Thời gian cấp đông
– Cấp dịch từ bình chống tràn: mất khoảng 4-6 giờ
– Cấp dịch bằng bơm: 1,5 – 2,5 giờ
– Cấp dịch bằng tiết lưu trực tiếp: 7-9 giờ

Hình 5: Tủ cấp đông tiếp xúc. ( Internet )

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 19



Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

Hình 6: Sơ đồ nguyên lý tủ câp đông NH3, cấp bầng bơm ( Internet )
1-Máy nén; 2-Bình chứa cao áp; 3-Dàn Ngưng;4-Bình tách dầu;5-Bình chứa hạ áp; 6-Bình trung
gian;7- Tủ cấp đông; 8-Bình thu hồi dầu; 9-Bơm dịch; 10-Bơm nước giải nhiệt.

Hình 7: Bố trí khay cấp dông trên tấm lắc ( Internet )

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 20


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

3.2. Bơm dịch trong hệ thống lạnh IQF

Hệ thống này sử dụng các băng chuyền chuyển động với vận tốc chậm. Trong quá trình
di chuyển, sản phẩm cần đông lạnh sẽ được tiếp xúc với không khí lạnh nhiệt độ thấp dần.
a. Nguyên lý hoạt động
Hệ thống lạnh IQF sử dụng môi chất là NH3(Nito lỏng) kết hợp với nhiều kiểu băng
chuyền cấp đông và sử dụng phương pháp cấp dịch dàn lạnh bằng bơm.Nito lỏng có lợi
thế là một sản phẩm phụ hóa lỏng khí,nó sẽ không bị xử lý trong không khí,nito lỏng
hoàn toàn vô hại,khi bảo quản bằng phương pháp này thực phẩm sẽ không bị biến đổi…
b. Sử dụng nitơ lỏng trông hệ thống IQF
Có 2 cách:

- Bằng cách ngâm: ngày này không còn sử dụng nữa vì nó chỉ sử dụng lượng nhiệt
ngầm của quá trình bay hơi và đặc biệt nó còn tạo ra các vết nứt không mong muốn trên
bề mặt sản phẩm làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Bằng cách phun : cách này khắc phục được nhược điểm của cách ngâm,lượng nhiệt
sử dụng được cung cấp từ toàn bộ tác nhân đông lạnh,phun cùng với Nito lỏng do vậy
năng suất làm mát được sử dụng ở mức tối đa.

Hình 8: Sơ đồ nguyên lí hệ thống cấp đông IQF dạng xoắn ( Internet )
GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 21


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

Hình 9: Băng truyền cấp đông dạng phẳng. ( Internet )
1.Cửa vào; 2.Pannal cánh nhiệt; 3.Cửa ra; 4. Dàn lạnh; 5. Quạt; 6. Giá đỡ thép không gỉ; 7.Động
cơ chỉnh độ căng băng tải; 8.Động cơ băng tải; 9.Băng tải; 10.Tủ điện điều khiển.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 22


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch


B. KẾT LUẬN
- Theo những thông tin ta đã tìm hiểu ở trên chúng ta có thể thấy được tính năng mà bơm dịch
đem lại đối với ngành nhiệt lạnh. Tuy mỗi máy sẽ có một cấu tạo và nguyên lý hoạt động riêng
biệt nhưng chung qui chúng được tạo ra với mục đích chung là cấp công do môi chất lạnh dạng
lỏng tuần hoàn trong hệ thống
- Tuỳ vào thông số đặc điểm của từng loại bơm dịch ta có thể lựa chọn và áp dụng chúng vào
hệ thống khác nhau để đạt hiệu suất tốt nhất khi làm việc.
- Cũng nhờ vào cấu tạo riêng biệt nên giá thành và sự phổ biến của từng loại bơm cũng khác
nhau.

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 23


Báo Cáo Môn Học Bơm Quạt – Máy Nén

Chủ đề : Bơm Dịch

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- />- />- />- />fbclid=IwAR3fCdrhaI0UZdkcM4eAaJdGPebFrFXbn8msvSkjBYKwwUVYMViHEzdoqJo
- />fbclid=IwAR3xx1mC8vUUY8gJEjCC1GDcSLKX2gvdlYoH3uotMLPPndqvIHBRACkBYg
o
- />- Liquid-refrigerant-pumping-in-industrial-refrigeration-systems.pdf
- />- 2002 ASHRAE Refrigeration Handbook (SI).pdf

GVHD : TS. Đặng Hùng Sơn

Trang 24




×