Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi đào thanh hồng (citrus grandis osbeck) tại thanh hà, hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.87 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO DUY TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG LƯỢNG LÂN VÀ KALI BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
BƯỞI ĐÀO THANH HỒNG (Citrus grandis Osbeck)
TẠI THANH HÀ, HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Chu Anh Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Duy Trường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Chu Anh Tiệp - Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Canh tác học, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Thực
nghiệm và Đào tạo nghề, phòng Nông Nghiệp huyện Thanh Hà, UBND cùng toàn thể bà
con nhân dân xã Thanh Hồng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Duy Trường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Giả thuyết khoa học .........................................................................................2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3


1.4.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Giới thiệu chung về cây bưởi ...........................................................................4

2.1.1.

Nguồn gốc và phân loại bưởi ...........................................................................4

2.1.3.

Đặc điểm thực vật học .....................................................................................5

2.1.4.

Đặc điểm phát triển..........................................................................................6

2.1.5.

Khả năng chống chịu: ......................................................................................7


2.1.6.

Yêu cầu sinh thái của cây bưởi đào Thanh Hồng ..............................................7

2.1.7.

Phân bố vùng trồng cây ăn quả có múi .............................................................8

2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới và Việt Nam ................8

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới .....................................8

2.2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam ...................................10

2.3.

Tình hình nghiên cứu về phân bón trên cây có múi trên thế giới và Việt Nam .....17

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu về phân bón trên cây có múi trên thế giới .....................17

2.3.2.


Tình hình nghiên cứu phân bón trên cây có múi ở Việt Nam ..........................20

2.4.

Một số nghiên cứu về phân bón cho cây bưởi.................................................22

2.5.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả tại huyện Thanh Hà, Hải Dương.........30

iii


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................32
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................32

3.2.

Thời gian nghiên cứu .....................................................................................32

3.3.

Đối tượng/vật liệu nghiên cứu ........................................................................32

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................32


3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................32

3.5.1.

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây bưởi
đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ....................................................32

3.5.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng cây bưởi đào Thanh Hồng tại huyện Thanh Hà, Hải Dương..........33

3.5.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................35

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................37

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................38
4.1.

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây bưởi
đào Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương ........................................................38

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thanh Hồng, Thanh Hà,
Hải Dương .....................................................................................................38

4.1.2.

Tình hình sản xuất cây bưởi đào xã Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương .......38

4.2.

Ảnh hưởng của lân và kali bón đến khả năng sinh trưởng của cây bưởi
đào thanh hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ......................................................46

4.2.1.

Ảnh hưởng của lân và kali bón đến khả năng sinh trưởng lộc của bưởi
đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ....................................................46

4.3.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây bưởi đào thanh hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ......52

4.3.1.

Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến thời gian ra hoa của bưởi
đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ....................................................52

4.3.2.

Ảnh hưởng của lân và kali bón đến khả năng giữ hoa, đậu quả của bưởi

đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ....................................................53

4.3.3.

Ảnh hưởng của lân và kali bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ......................58

4.3.4.

Ảnh hưởng của lân và kali bón đến chất lượng của quả bưởi đào Thanh
Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương .....................................................................61

4.4.

Ảnh hưởng của lân và kali bón đến khả nằng chống chịu sâu bệnh hại của
bưởi đào thanh hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ..............................................67

iv


4.5.

Hiệu quả kinh tế trồng cây bưởi đào thanh hồng tại huyện Thanh Hà,
Hải Dương .....................................................................................................68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................71
5. 1.

Kết luận .........................................................................................................71


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................72

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................73
Phụ lục ......................................................................................................................76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Chiều cao

CD

Chiều dài

cs

Cộng sự


CV%

Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

ĐK

Đường kính

HQ

Hiệu quả

KH

Kế hoạch

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KL

Khối lượng

LSD0,05

Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
(Least Significant differerence)


TB

Trung bình

TKKD

Thời kỳ kinh doanh

NSTT

Năng suất thực thu

SQTB

Số quả trung bình/cây

SM

Số múi/quả

SH

Số hạt/quả

SQ/4C

Số quả trung bình/4 cành

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi trên thế giới trong giai
đoạn 2008-2012 ........................................................................................10
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi của một số nước trên thế
giới năm 2012 ...........................................................................................10
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của cây có múi ở Việt Nam từ năm
2010 đến năm 2014 ...................................................................................12
Bảng 2.4. Thang dinh dưỡng lá của cây bưởi .............................................................18
Bảng 2.5. Lượng phân bón cho bưởi .........................................................................21
Bảng 2.6. Lượng dinh dưỡng do cây ăn quả có múi l ấy đi từ 1 tấn sản phẩm ...........25
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá
(lá 4 – 6 tháng tuổi/cành không mang quả) ................................................26
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất .....27
Bảng 2.9. Lượng phân bón cho cây ăn quả có múi ở thời kỳ KTCB...........................28
Bảng 2.10. Lượng phân bón hàng năm cho cây có múi ................................................29
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và mật độ trồng cây bưởi đào tại xã Thanh Hồng,
Thanh Hà, Hải Dương ...............................................................................39
Bảng 4.2. Nguồn gốc, đặc điểm nông sinh học của cây bưởi đào Thanh Hồng ..........40
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, Hải
Dương .......................................................................................................42
Bảng 4.4. Tình hình chăm sóc, quản lý vườn bưởi đào tại xã Thanh Hồng.................44
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lân và kali bón đến khả năng sinh trưởng lộc của bưởi
đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ...............................................47
Bảng 4.6. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến khả năng sinh trưởng lộc
của bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương .................................49
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lân và kali bón đến thời gian ra hoa của bưởi đào
Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ......................................................52
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của lân và kali bón đến khả năng giữ hoa, đậu quả của
bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương .......................................55

Bảng 4.9. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến khả năng giữ hoa, đậu
quả của bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương...........................56
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lân và kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của
bưởi đào Thanh Hồng tại huyện Thanh Hà, Hải Dương .............................58
vii


Bảng 4.11. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất của bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương .................61
Bảng 4.12. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến đặc điểm quả của bưởi
đào Thanh Hồng tại huyện Thanh Hà, Hải Dương .....................................62
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lân và kali bón đến thành phần cơ giới quả của bưởi
đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ...............................................64
Bảng 4.14. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến thành phần cơ giới quả
của bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương .................................65
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của lân và kali bón đến chỉ tiêu sinh hóa của bưởi đào
Thanh Hồng tại huyện Thanh Hà, Hải Dương ............................................66
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của lân và kali bón đến khả năng khả năng chống chịu sâu
bệnh hại của bưởi đào Thanh Hồng tại huyện Thanh Hà, Hải Dương ........68
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân tính trên 1 cây......................69

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến khả năng sinh trưởng
lộc xuân của bưởi đào Thanh Hồng ........................................................... 50
Hình 4.2. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến khả năng sinh trưởng
lộc thu của bưởi đào Thanh Hồng .............................................................. 51
Hình 4.3. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến khả năng sinh trưởng

lộc thu của bưởi đào Thanh Hồng .............................................................. 51
Hình 4.4. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến thời gian ra hoa của
bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ....................................... 53
Hình 4.5. Ảnh hưởng của lân bón đến tỷ lệ đậu quả của bưởi đào Thanh
Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ................................................................. 54
Hình 4.6. Ảnh hưởng của kali bón đến tỷ lệ đậu quả của bưởi đào Thanh
Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương ................................................................. 55
Hình 4.7. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến khả năng giữ hoa, đậu
quả của bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương........................... 57
Hình 4.8. Ảnh hưởng của lân bón đến số quả/cây và năng suất thực thu của
bưởi đào Thanh Hồng................................................................................ 59
Hình 4.9. Ảnh hưởng của lân bón đến số quả/cây và năng suất thực thu của
bưởi đào Thanh Hồng................................................................................ 59

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Duy Trường
Tên Luận văn:
“Nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng bưởi đào Thanh Hồng (Citrus grandis Osbeck) tại Thanh Hà, Hải
Dương”.
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định lượng lân và kali bón thích hợp cho sản xuất bưởi đào Thanh Hồng 20
năm tuổi tại Thanh Hà, Hải Dương.
Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố, phân lân gồm 3 mức (P1: 90gr/cây, P2: 120gr/cây,
P3: 150 gr/cây) và phân kali gồm 5 mức (K1: 0 gr/cây; K2: 60 gr/cây; K3: 90 gr/cây;
K4: 120 gr/cây; K5: 150 gr/cây). Tổng số có 15 công thức P1K1; P1K2; P1K3; P1K4;
P1K5; P2K1; P2K2; P2K3; P2K4; P2K5; P3K1; P3K2; P3K3; P3K4; P3K5 được bố trí
theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức tiến hành trên 3
cây. Cây 20 năm tuổi. Tổng số cây thí nghiệm là: 3*15*3 = 135 cây. Thí nghiệm bón
trên nền 30 kg phân chuồng ủ hoai; 50gr N/cây.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức P1K3 (90 gr P2O5 + 90 gr K2O) cho
sinh trưởng lộc, lá, chiều cao cây, đường kính gốc là tốt nhất; tỷ lệ đậu quả cao, các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu tính trên cây cao nhất (315,3 kg/cây); Chất
lượng quả bưởi đào tốt nhất (độ brix: 14,5%; hàm lượng đường tổ số cao nhất: 10,4%);
Công thức cho lợi nhuận cao nhất là công thức P1K3 (5.762.000đồng/cây), công thức
P3K1 có lợi nhuận thấp nhất 1.960.000 đồng/cây. Như vậy, công thức bón P3K1 (90 gr
P2O5 + 90 gr K2O/cây/năm) là tốt nhất. Các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế là cao nhất.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: DAO DUY TRUONG
Thesis title:
“Effect of phosphorus and potassium application levels on growth, yield and
quality of Thanh Hong grapefruit (Citrus grandis Osbeck) in Thanh Ha, Hai Duong”.
Major: Crop Science
Code: 60.62.01.10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Determine the amount of phosphorus and potassium fertilizer production

suitable for pink grapefruit 20 years old Thanh Hong Thanh Ha district , Hai Duong
province .
Materials and Methods:
The experiment consisted of two elements, phosphate including 3 levels (P1:
90gr/plant, P2: 120gr/plant, P3: 150 gr/plant) and potash consists of 5 levels (K1:
0gr/plant; K2: 60gr/plant; K3: 90gr/plant; K4: 120gr/plant; K5: 150gr/plant). A total of
15 recipes P1K1; P1K2; P1K3; P1K4; P1K5; P2K1; P2K2; P2K3; P2K4; P2K5; P3K1;
P3K2; P3K3; P3K4; P3K5 arranged in random complete block (RCB) with 3 replicates.
Each recipe conducted on three plants, 20 year old plants. Total plant experiments were:
3*15*3 = 135 plants. Laboratory based fertilizer 30 kg of manure composted; 50gr
N/plant.
Main finding and conclusions:
The study results showed that the formula P1K3 (90 gr gr P2O5 + 90
K2O/plant/year) to grow buds, leaves, plant height, stem diameter is best; high fruiting
rate, the yield components and yield per tree actually collected the highest (315,3
kg/plant); Quality best peach grapefruit (brix: 14,5%; sugar nest highest: 10,4%); The
formula for the highest profit formula is P1K3 (5.762.000 VND/plant), formula P3K1
lowest profit 1.960.000 VND/plant. So, The formul P1K3 (90 gr gr P2O5 + 90
K2O/plant/year) to grow, the yield components, yield and profit is highest.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây bưởi (Citrus Grandis Osbeck) thuộc nhóm Citrus, họ Rutaceae, được
trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như: Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc,
Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam… Ở nước ta Bưởi là loại cây
ăn quả quan trọng và quen thuộc đối với mọi người dân nhất là trong những
ngày lễ, tết. Bưởi còn là loại quả tươi dễ vận chuyển, bảo quản được nhiều

ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất. Trong quả Bưởi chứa nhiều
chất bổ dưỡng như các loại đường, đạm, béo, axit tanic, bectacaroten, các
khoáng chất như: Phospho, Canxi, Kali, Magie… và một số Vitamin như:
Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin C. Bưởi còn góp phần hỗ trợ
sức khỏe như: giúp dễ tiêu hóa, lưu thông máu và đặc biệt cây bưởi có phổ
thích nghi rộng… Chính vì vậy cây Bưởi được trồng ở nước ta từ lâu đời và
phân bố rộng từ Bắc đến Nam.
Cây bưởi đào Thanh Hồng có nguồn gốc từ Thanh Hà – Hải Dương, hiện
đang được trồng phổ biến tại các thôn: Tiên Kiều, Lập Lễ, Nhan Bầu thuộc xã
Thanh Hồng – Thanh Hà – Hải Dương là một trong số những cây ăn quả nổi
tiếng của Hải Dương. Đây là giống bưởi khá ngon, chín vào dịp trung thu và có
thể để được đến tết nguyên đán, được thị trường ưa chuộng do bưởi có vị dôn
dốt chua. Cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá bán bưởi trên thị trường trung
bình từ 10.000 – 12.000 đồng/quả. Những năm mất mùa giá lên đến 25.000 –
30.000 đồng/quả, đưa thu nhập trung bình 1cây bưởi đào Thanh Hồng có độ
tuổi trung bình từ 10-20 năm tuổi từ 5 – 6 triệu đồng/cây nên diện tích bưởi đào
Thanh Hồng gần đây được địa phương rất trú trọng, phát triển và mở rộng. Mặt
khác trong nhóm cây ăn quả có múi, bưởi là cây sinh trưởng khỏe, dễ trồng, ít
bệnh, tuổi thọ cao, phù hợp với trình độ canh tác của người nông dân.
Hải Dương là tỉnh được biết đến với những làng nghề thủ công truyền
thống, đặc sản chủ lực là Vải thiều. Toàn tỉnh có 105.697 ha đất sản xuất nông
nghiệp, trong đó có khoảng 63.500 ha đất chuyên trồng lúa, 21.500 ha đất trồng
cây lâu năm, 10.630ha diện tích rừng các loại. Diện tích cây ăn quả 21.000ha,
sản lượng 200.000 tấn/năm. Thời gian gần đây phát triển thêm hai cây trồng Na,
Ổi và cây ăn quả có múi. Đây là các loại cây trồng chính được trồng tập trung
1


thành vùng hàng hóa lớn tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh, mang lại thu
nhập khá cao cho nông dân.

Mặc dù diện tích không lớn, giá trị chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Nhưng những năm qua, cây bưởi đào Thanh
Hồng đã đem lại giá trị thu nhập cao cho các hộ sản xuất. Chính vì vậy, cây
bưởi đào đang được mở rộng rất nhanh đặc biệt là xã Thanh Hồng tại các
thôn có thế mạnh phát triển cây bưởi đào Thanh Hồng như: Lập Lễ, Nhan
Bầu, Tiên Kiều,…
Tuy nhiên, việc thâm canh và mở rộng diện tích bưởi đào Thanh Hồng
trên địa bàn xã còn gặp một số khó khăn trong các vấn đề về kỹ thuật làm giảm
chất lượng sản phẩm như: Mẫu mà quả chưa thật đẹp, độ đồng đều của quả
chưa thật cao, trọng lượng trung bình quả còn thấp, sâu bệnh hại nhiều…
Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt do điều kiện khí hậu ngày càng khắc
nghiệt, mặt khác do sự thiếu hiểu biết của người nông dân về các tiến bộ kỹ
thuật mới, trong sản xuất còn làm theo kinh nghiệm và thói quen là chính. Vì
vậy để sản xuất bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà có hiệu quả cần nhanh
chóng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ trên cơ sở đánh giá đúng
thực trạng sản xuất của người nông dân trồng bưởi ở các thôn từ đó đưa ra được
những giải pháp phù hợp.
Nhằm góp phần định hướng phát triển, nâng cao năng suất, duy trì chất
lượng và giá trị sản xuất đối với cây bưởi đào Thanh Hồng, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân và kali bón đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng bưởi đào Thanh Hồng (Citrus grandis
Osbeck) tại Thanh Hà, Hải Dương” từ đó phát triển thành vùng hàng hóa cây
bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Các loại phân bón NPK khác nhau có tỉ lệ và thành phần dinh dưỡng
khác nhau do đó sử dụng trên cây bưởi đào Thanh Hồng sẽ có những tác động
khác nhau đến động thái sinh trưởng: chất lượng các đợt lộc, khả năng ra hoa,
đậu quả, tỷ lệ đậu quả, một số chỉ tiêu cấu thành năng suất: số quả/cây, khối
lượng quả và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả: độ Brix, vitamin C....
Bên cạnh đó, với các liều lượng lân và kali khác nhau sẽ ảnh hưởng khác

nhau đến chiều dài các đợt lộc, đường kính lộc, tăng khả năng ra hoa đậu quả,
2


khả năng giữ quả trên cây bưởi đào Thanh Hồng. Do vây, việc cung cấp NPK
kịp thời và cân đối sẽ có tác dụng bổ sung nâng cao khả năng sinh trưởng, năng
suất và chất lượng của bưởi đào Thanh Hồng.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định lượng lân và kali bón thích hợp cho sản xuất bưởi đào Thanh
Hồng 20 năm tuổi tại Thanh Hà, Hải Dương.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng cây bưởi đào 20 năm tuổi, từ tháng 1
đến tháng 12 năm 2015 tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới
Xác định hiệu quả của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương.
Kết quả của đề tài góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng
cây bưởi đào Thanh Hồng tại địa phương và các tỉnh có điều kiện tương tự.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống về cây bưởi đào Thanh
Hồng, xác định được liều lượng bổ sung phân lân và kali thích hợp với cây bưởi
đào Thanh Hồng trên địa bàn huyện Thanh Hồng tỉnh Hải Dương.
- Bổ sung tài liệu tham khảo kỹ thuật trồng cây bưởi đào Thanh Hồng
phục vụ cho công tác tập huấn khuyến nông, cũng như cho công tác chỉ đạo sản
xuất mở rộng diện tích trồng cây bưởi đào Thanh Hồng tại địa phương.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hiệu quả của liều lượng lân và kali
bón đến sinh trưởng, khả năng đậu hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả
bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY BƯỞI
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại bưởi
2.1.1.1. Nguồn gốc
Trên thế giới, cây có múi có lịch sử trồng trọt từ rất lâu đời. Cây có múi
được trồng ở vùng Đông Nam châu Á cách đây khoảng 4.000 năm trước Công
nguyên (Webber, 1967).
Theo Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USDA, 2004), khoảng 70% diện
tích cây có múi được trồng chủ yếu ở vùng ở các nước thuộc vùng Địa Trung
Hải và Hoa Kỳ, mặc dù Braxin là nước sản xuất cây có múi hàng đầu thế giới.
Hiện nay, cây có múi là một trong những loại cây ăn quả chủ yếu, và được
trồng tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (Mung, 2008).
Đông Nam Á là một trung tâm quan trọng hàng đầu về sự đa dạng cây ăn
quả. Trong số hơn 12.000 loài thực vật của vùng này thì có nhiều loài cho quả
ăn được (Wikipedia, 2010).
Cây bưởi đào được người dân thôn Lập Lễ đưa về trồng từ những năm
1948-1950, có nguồn gốc từ vùng Tứ Kỳ. Sau đó được người dân tự nhân giống
và trồng rộng rãi tại địa phương, trồng nhiều nhất là thôn Lập lễ, xã Thanh
Hồng, huyện Thanh Hà, Hải Dương.
2.1.1.2. Phân loại
Về vị trị phân loại thực vật: Theo Estella and Odtojan (1992); Hoàng Thị
Sản (2006) và Wikipedia (2010) cây bưởi thuộc:
Bộ: Aurantiodeae
Họ: Rutaceae
Chi: Citrus
Loài: maxima

Tên gọi thông thường: Citrus maxima (Merr., Burm.), hay Citrus grandis L.
Cũng gọi là bưởi song loại bưởi chùm (Citrus paradishi Merr.) theo tiếng
Anh là pummelem được các nhà thực vật xếp vào loài khác với bưởi Citrus
maxima (hay C. grandis và được gọi theo tên tiếng Anh là pummelo).
Bưởi chùm (Citrus paradishi Merr.) xuất hiện sớm nhất ở khu vực Trung
Mỹ (Garner et al., 1976).
4


Các giống bưởi (Citrus grandis L.) được coi có nguồn gốc từ Malaysia,
Ấn Độ (Estella and Odtojan, 1992).
Giữa Citrus grandis L. và Citrus paradishi Merr. khác nhau về hình thái
của lộc non (lớp lông tơ mịn trên lộc) và khối lượng quả. C. grandis L. quả to,
không tạo thành chùm như C. paradishi Merr.
Bưởi Đào Thanh Hồng Citrus grandis Osbeck (Citrus decumana Murr.) là
cây ăn quả thân gỗ thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
* Rễ cây:
Rễ của cây bưởi thuộc loại rễ nấm. Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu
bì của rễ hút cung cấp nước, muối khoáng và 1 lượng nhỏ chất hữu cơ cho cây.
Vai trò Micorhiza ở đây như những lông hút ở cây trồng và thực vật khác. Cũng
do đặc điểm này nên cây bưởi không ưa trồng sâu và do đó bộ rễ cây bưởi
phân bố rất nông, và phát triển mạnh chủ yếu ở rễ bất định, phân bố tương
đối rộng và dày đặc ở tầng đất mặt. Rễ bưởi sợ đất chặt bí và không phát
triển ở nơi có mực nước ngầm cao.
* Thân và tán cây:
Thân cây: Cây bưởi thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán bụi. Các cành
chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1m cách mặt đất. Chiều cao cây
có thể lên đến 8 m, đường kính gốc đến 75 cm, đường kính tán có thể lên tới
13m (đối với cây trên 30 tuổi). Thân có 2-3 cành chính đường kính khoảng 4550 cm mọc gần gốc, cành phân bố không đều, tán thưa. Tiết diện cành non có

hình tam giác, có lông và gai nhỏ, khi thuần thục thì thân tròn và gai rụng đi.
Tán cây: Tán cây bưởi đào Thanh Hồng tán rộng, phân cành hướng ngang,
hình cầu. Cành có gai khi còn non và rụng gai khi cây cành lớn và hóa gỗ.
* Lá: Lá mọc cách, hình ovan, lá xẻ thùy có lá chét và phiến lá rộng.
Trên 1 đợt lộc thường các lá ở đầu và gốc cành nhỏ, lá ở giữa cành lộc to. Mút
lá của những lá ở gốc cành tròn, còn những lá ở giữa cành mút lá tròn và lõm
giữa. Phiến lá rộng, mép gợn sóng; mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, trên
mặt lá non có lông tơ, chiều dài trung bình phiến lá 14,06 ± 1,85 cm, rộng 7,55
± 1,94cm, có 5 - 7 đôi gân lá. Lá chét nhỏ, hình trái tim, chiều dài 2,05 ± 0,22
cm, rộng 2,01 ± 0,15 cm; riêng lá đầu tiên tính từ gốc không có cánh lá. Điểm
đặc biệt trên lá bưởi đào là có 1 lớp lông tơ. Cuống lá dài 0,59 cm.

5


* Hoa: Hoa bưởi đào Thanh Hồng có mùi rất thơm, có 2 loại: hoa đơn và
hoa chùm, thường mọc từ nách lá thứ 2-10, mỗi chùm có 8,6 ± 2,5 nụ hoa,
đường kính nụ hoa 9,3 ± 0,1mm (nụ sắp nở). Hoa có 4 cánh màu trắng, dài
khoảng 1,5-2 cm, trên cánh vẫn có những túi (đốm) tinh dầu màu xanh vàng
như trên vỏ quả. Đài hoa hình sao 5 cánh, màu xanh. Nhị hoa màu trắng, dài
15,7 ± 6,9 cm, bao phấn màu vàng cam, hình bầu dục, số lượng nhị 30,4 ± 6,9
nhị /hoa (gấp hơn 4 lần cánh hoa) mọc thành từng bó, mỗi bó 4-5 nhị. Nhụy cái
dài 19,7 ± 2,1mm; đầu nhụy hình phễu, màu vàng tươi. Ở dòng bưởi này thì nhị
đực chín sớm hơn nên làm tăng khả năng tự thụ. Thời gian nở từ tháng 2 đến
hết tháng 3.
* Hạt: Bưởi đào Thanh Hồng có trung bình từ 5 - 10 hạt. Hạt bưởi đào
sẽ teo nhỏ dần khi bưởi chín, lúc quả còn non thì bưởi dào có rất nhiều hạt,
có những múi lên tới 10 - 15hạt.
* Quả: Quả hình lê. Vỏ quả khi chín màu vàng tươi, trên mặt vỏ quả túi
tinh dầu nhỏ và phân bố dày, ngoài lớp vỏ quả có lớp lông tơ; vỏ quả dày

khoảng 1,2 ± 0,2cm, cùi hồng. Có 12- 14 múi/quả, múi dễ tách; màng múi
dòn, dễ bóc; tép ráo, màu hồng, nhiều nước, vị dôn dốt chua, ít hạt. Để phân
biệt bưởi đào Thanh Hồng với các giống bưởi khác chủ yếu dựa vào đặc
điểm hình thái của lá và quả. Ngoài ra mùi tinh dầu bưởi đào Thanh Hồng
thơm nhẹ.
2.1.4. Đặc điểm phát triển
Năng suất: bưởi đào đối với cây 10 năm tuổi trung bình 150 – 250
quả/cây, cây >20 năm tuổi trung bình đạt 300 – 500 quả, cây trên 40 năm tuổi
có những cây đạt trên 1000 quả/cây.
Chất lượng:
- Khối lượng trung bình quả (gr): 800 – 1000gr
- Độ đồng đều về hình dạng, kích thước quả (%): 60%
- Tỷ lệ phần ăn được (%): 55%
- Số hạt/quả: 6-7
- Hình dạng quả: Quả hình lê
- Màu sắc vỏ quả:, vỏ màu vàng, túi tinh dầu nổi rõ
- Màu sắc thịt quả: Cùi màu hồng, tép và vách múi màu hồng
6


- Độ dai của vách múi (dễ tách): Trung bình
- Độ mịn và mọng nước của thịt quả (độ giòn): Khá
- Hương và vị quả: Thơm đặc trưng của bưởi
- Độ Brix (% ): >10
2.1.5. Khả năng chống chịu:
- Cây ít ưa thâm canh so với các cây trồng khác tại địa phương
- Bưởi đào Thanh Hồng có khả năng chống chịu với một số loại sâu
bênh hại như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, ruồi vàng hại quả. Cây bị nhiễm nhẹ bệnh
chảy gôm, sâu đục thân, sâu đục cành.
- Bệnh Greening và Tristeza không thấy xuất hiện trên cây bưởi đào.

2.1.6. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi đào Thanh Hồng
Bưởi đào Thanh Hồng nằm trong họ cây có múi nói chung nên có thể
trồng từ 450 Nam đến 350 vĩ Bắc, phần lớn được trồng trong vùng khí hậu Á
nhiệt đới.
* Nhiệt độ: Cây có múi có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt
độ từ 13 - 380C, thích hợp nhất từ 23 - 290C; dưới 120C và trên 420C thì sinh
trưởng dừng lại, dưới -50C thì chết, nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất của quả.
* Ánh sáng
Là loại cây không ưa ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng thích hợp
khoảng 10.000-15.000lux (tương đương nắng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều).
* Lượng mưa và độ ẩm không khí: Lượng mưa hàng năm cần cho cây có
múi ít nhất là 875mm trong trường hợp không tưới, tốt nhất là 1500-2000mm và
phân phối đều trong năm. Cây không thích hợp với điều kiện nhiệt đới quá ẩm
và nhiệt độ không khí quá cao (làm tăng sự xuất hiện của sâu bệnh), ẩm độ
không khí thích hợp khoảng 75%.
* Gió: Cây có múi có thể chịu được bão nhỏ trong một thời gian ngắn, gió
nhẹ với vận tốc 5-10km/h có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn trong mùa hè,
cây được thoáng mát, giảm sâu bệnh hại
* Nước: Chất lượng nước tưới cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của cây, không dùng nước phèn, mặn để tưới cho cây, lượng muối trong nước
7


tưới phải nhỏ hơn 1,5g NaCl/lít nước tưới và lượng Mg không quá 0,3g/lít
nước. ưa độ pH nước từ 7 – 8.
* Đất trồng: Độ pH trong đất thích hợp nhất từ 5,5-7, có thể trồng được ở
độ pH đất từ 3,5 - 7. Phần lớn đất trồng cây có múi ở nước ta có pH thấp nên
cần cải tạo đất và bón phân thích hợp. Cây bưởi đào thích hợp với vùng đất có
độ sét thấp và thích hợp đất có độ cát cao.

2.1.7. Phân bố vùng trồng cây ăn quả có múi
Cây có múi được trồng ở các vùng nằm giữa 400 vĩ Bắc và 400 vĩ Nam,
với nhiệt độ tối thiểu cao hơn so với nhiệt độ gây chết cóng cây (-60C đến 40C). Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng trồng cây ăn quả có múi bao gồm khí hậu,
đất đai, nhiệt độ tối thiểu. Những nơi có nhiệt độ thích hợp nhưng lượng mưa
nhiều, nhiều gió, nhiều mây che phủ kèm theo bức xạ mặt trời yếu hoặc đất đai
không phù hợp như tầng canh tác nông, khả năng giữ nước kém, lũ lụt…sẽ
không thuận lợi cho sự phát triển cây có múi.
Phần lớn các cây có múi phân bố trong các vùng cận nhiệt đới giữa 150
và 400 vĩ độ Bắc và giữa 150 và 400 vĩ độ Nam. Các vùng có nhiệt độ mùa đông
lạnh vừa phải, đủ tạo ra giai đoạn ngủ nghỉ đông của cây, tiếp theo sự ra hoa
đồng loạt vào mùa xuân là thích hợp với trồng cây có múi chất lượng cao, vỏ
quả đẹp, năng suất cao và cây khỏe. Trong vùng gần xích đạo ở giữa 150 vĩ độ
Bắc và 150 vĩ độ Nam, cam quýt thường trồng có chất lượng thấp và sản phẩm
thông thường chỉ đủ dùng cho địa phương. Bưởi và chanh thường phát triển khá
hơn ở vùng này do chịu được nhiệt. Khi nhiệt độ cao quanh năm, cây có múi có
thể ra hoa vài lần trong năm.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY CÓ MÚI TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới
Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi
chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis), chiếm 5,4 - 5,6% tổng sản
lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn, còn
lại bưởi chiếm một lượng rất ít khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Bưởi chủ yếu được
sản xuất ở các nước thuộc châu Á và tập trung nhiều ở một số nước như Trung
Quốc, Ấn Độ, Philippines vv...
8


Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Theo một số

tài liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển
mạnh hơn so với các lọai cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung
Quốc là 49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn. Tuy nhiên đến năm 2008, riêng
bưởi Sa Điền cũng có diện tích tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nông
nghiệp Quảng Tây, 2008). Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích
40.000 ha và sản lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp, thành phố Phúc Châu,
tỉnh Phúc Kiến, 2009).
Tại Thái Lan bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung, một phần
miền bắc và miền đông. Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản
lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995). Diện tích
bưởi ở Thái lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng 197.716 tấn, bao gồm
cả bưởi chùm.
Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Trong tập đoàn cây có múi,
bưởi chiếm tới 33% (quýt chiếm 44% và cam 11%). Năm 1987 Philippines có 4.400
ha bưởi, sản lượng 34.735 tấn, giá trị gần 80 triệu pê-xô (Trần Thế Tục, 1995).
Ở Ấn Độ, bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số
vùng. Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước,
Những vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tương với bưởi chùm. Bưởi có thể
chọn được lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ
sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm (FAO, 2006).
Mỹ là nuớc sản xuất nhiều bưởi chùm. Bưởi chùm đã thành hàng hoá
thương mại ở Mỹ trong nhiều năm nay. Năm 2005, Mỹ sản xuất 50.000ha bưởi
và bưởi chùm, đạt sản lượng đứng đầu thế giới 914.440 tấn
Về tiêu thụ bưởi: Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ
bưởi. Trong năm 2004/05 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản
4.755.972 thùng (80.851tấn) bưởi tươi, năm 2005/06: 6 - 7 triệu thùng (102119 nghìn tấn), năm 2005/06: 8 triệu thùng (136 ngàn tấn). Nam Phi cũng xuất
sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721tấn) bưởi trong năm 2004/2005, tăng
gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003/2004.
Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích.
Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là loại

9


quả có múi quý hiếm. Năm 2004 Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi, tăng so với 32 ngàn
tấn năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm 2001. Trong 9
tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như vậy trong năm 2004
Nga đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu bưởi sau Nhật bản (288 ngàn tấn) và
Canada (51 ngàn tấn), trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn thế giới. Các nước
cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Nam Phi và Achentina .
- Sản xuất bưởi: diện tích cây có múi cho thu hoạch trên toàn thế giới như sau:
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi trên thế giới trong
giai đoạn 2008-2012
Năm
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

Diện tích thu hoạch
(1000ha)

1.163


1.294

1.335

1.329

1.353

Năng suất (tạ/ha)

905,98

921,05

919,6

948,84

948,49

Sản Lượng (1000tấn)

10.537

11.922

12.281

12.611


12.840

Nguồn: FAOSTAT (2014)

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi của một số nước
trên thế giới năm 2012
Bưởi (C.grandis)

Cam, Quýt

Nước

Diện tích
(1000 ha)

Trung Quốc

55,00

8,05

443,00

319,50

7,55

2412,00

Ấn Độ


6,50

21,85

142,00

134,00

23,13

3100,00

Thái Lan

12,00

1,83

22,00

20,00

17,50

350,00

Philippine

5,00


8,00

40,00

5,00

5,80

29,00

Malaysia

1,20

7,00

8,70

2,00

6,00

12,00

Bangladesh

5,67

3,19


18,00

3,60

2,74

10,00

Campuchia

0,30

9,66

2,90

10,00

6,30

63,00

Lào

1,00

7,00

7,00


4,00

7,00

28,00

Năng suất Sản lượng
(tấn/ha) (1000 tấn)

Diện tích Năng suất
(1000 ha) (tấn/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

Nguồn: FAOSTAT (2012)

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam
Nước ta là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây có

10


múi (Trung tâm Đông Nam Á), khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây
trồng trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam quýt.
Cam quýt được trồng phổ biến nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất nước,
phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổi tiếng đặc trưng cho vùng.
Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam quýt còn gặp nhiều khó khăn, đó là do
điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận thị trường khó

khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất còn chậm chạp do trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, công
tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm chu đáo, công tác tuyển chọn giống và
sản xuất cây giống chất lượng chưa được chú trọng đúng mức...
Cây ăn quả: Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, trong đó sản lượng cam
năm 2013 ước tính đạt 530,9 ngàn tấn, tăng 1,7% so với năm 2012; chuối đạt
1,9 triệu 5 tấn, tăng 5,6%; bưởi đạt 449,3 ngàn tấn, tăng 2,2%. Tuy nhiên, một
số cây khác do ảnh hưởng của thời tiết và một phần diện tích đang được cải tạo,
chuyển đổi nên sản lượng giảm như: Sản lượng vải, chôm chôm đạt 641,1 ngàn
tấn, giảm 1,1% so với năm 2012; quýt đạt 177,7 ngàn tấn, giảm 2,4%.
Diện tích và sản lượng cây có múi chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Hàng năm diện tích và sản lượng cam quýt ở nước ta tăng nhanh
nhưng năng suất còn khá khiêm tốn do điều kiện khí hậu thời tiết, do kỹ thuật
chưa được áp dụng...Theo kết quả điều tra thì năng suất cam chanh là 105 tạ/ha;
quýt 87 tạ/ha; chanh 88 tạ/ha; bưởi 74 tạ/ha; Tuy nhiên cá biệt có trang trại đạt
năng suất cam chanh 237 tạ/ha; chanh 128 tạ/ha; quýt 240 tạ/ha; bưởi 177 tạ/ha.
Lãi suất đối với một ha trồng cam là 84,2 triệu đồng, quýt 54,6 triệu đồng,
chanh 43,7 triệu đồng, bưởi 21 triệu đồng. Đồng bằng sông Cửu Long có sản
lượng lớn nhất toàn quốc nhưng năng suất còn quá thấp so với năng suất của
nhiều nước trồng cam trên thế giới (từ 20 - 40 tạ/ha). Tuy nhiên cũng có năng
suất điển hình như ở Phủ Quỳ đạt 400 - 500 tạ/ha.
Phát triển cam quýt ở nước ta phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước
là chủ yếu và một phần rất nhỏ dùng cho xuất khẩu. Hiện nay với khoảng 60
triệu dân sống ở các thành phố, thị xã, thị trấn, mức tiêu thụ quả đang có xu
hướng tăng lên.
Theo các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải và Đỗ Đình Ca (2000) nước
ta có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu là:

11



- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ở đây có một tập đoàn cam quýt rất
phong phú như: Cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống
được ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi năm roi, bưởi
Long Tuyền. Theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi ở Đồng bằng sông
Cửu Long là 41.267ha bằng 61,16% diện tích cây ăn quả có múi cả nước. Năng
suất bình quân tương đối cao trong đó bưởi đạt 7,4 tấn/ha .
-Vùng Bắc Trung bộ: theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi
toàn vùng là 7.743 ha với sản lượng 22.661 tấn. Trong vùng này có hai vùng
bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương
Khê. Với ưu việt của mình, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày được mở rộng.
Trong năm 2006, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1600ha, trong đó
có khoảng 950ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân những năm gần đây
đạt 12-15 nghìn tấn/năm.
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng
ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gấm, sông
Chảy. Hiện chỉ còn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang
(Đỗ Đình Ca, 2008), riêng cây bưởi ở vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện
tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng.
Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi trong những
năm gần đây ở nước ta thống kê được trong bảng sau:
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của cây có múi
ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014
Năm

2010

2011

2012


2013

2014

Diện tích trồng (1000ha)

75,3

68,8

67,5

70,3

75,6

Diện tích cho SP (1000ha)

64,1

55,8

55,6

56,6

58,3

Năng suất (tạ/ha)


113,70

125,90

126,60

124,70

126,30

Sản lượng (1000 tấn)

728,6

702,7

704,1

706

736,1

Chỉ tiêu

Nguồn: Niên giám thống kê (2014)

Tổ chức tiêu thụ sản phẩm quả có múi cũng rất đa dạng, ngoài hệ thống
chỉ đạo sản xuất lưu thông phân phối của nhà nước và Tổng Công ty Rau quả
12



Trung ương với các đơn vị trực thuộc, dưới tác động của cơ chế thị trường, hệ
thống tổ chức tiêu thụ quả tươi của tư nhân được hình thành một cách rộng
khắp và chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu vận chuyển đường dài, bán buôn,
bán lẻ cũng tỏ ra có hiệu quả hơn. Chính hình thức tổ chức kinh tế nhiều thành
phần mà quả tươi được phân bố, lưu thông đi các nơi trên mọi miền đất nước.
Đây là một động lực phát triển sản xuất cây ăn quả ở nước ta.
Cây có múi nói chung và bưởi nói riêng là loại cây ăn quả quan trọng
không chỉ về giá trị dinh dưỡng mà cả về hiệu quả kinh tế, cao hơn nhiều lần so
với cây trồng khác. Các giống bưởi quý có thương hiệu trên thị trường nước ta
và trên thế giới là một thế mạnh cần tiếp tục phát huy. Song bên cạnh đó trong
sản xuất bưởi hiện nay vẫn còn khá nhiều giống bưởi địa phương khác nhau, đó
đều là các giống có chất lượng quả không cao, hàm lượng Vitamin thấp, hạt
nhiều, khó bảo quản…lạc hậu so với tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, việc nghiên
cứu các giống bưởi chất lượng cao, phát triển nó trên những vùng có điều kiện
phát triển là vấn đề lớn trong ngành sản xuất cây ăn quả có múi hiện nay ở nước
ta. Bên cạnh đó cũng cần bảo tồn và phát triển mở rộng hơn nữa ở các vùng
bưởi truyền thống nhằm lưu giữ nguồn gen quý phục vụ cho công tác chọn tạo
giống sau này.
* Các vùng trồng cây có múi chính ở Việt Nam
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Theo Trần Thế Tục (1980), Trần Thế Tục và cs. (1995) lịch sử trồng
cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, nên người dân ở đây
rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Cam quýt
được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn
nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn
giống cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam Sành, Bưởi, chanh
Giấy. Điều này hoàn toàn phù hợp với vị trí của các tỉnh đồng bằng sông
Cửu long nằm ở 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 1060 45’ độ kinh đông,

địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3-5m so với mặt nước biển. Các yếu
tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp
với việc phát triển sản xuất cây có múi...
Cam của Nam Bộ quả lớn, hương vị đặc biệt thơm ngon, vượt xa loại
cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Nhiều giống được ưa chuộng và
13


×