TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA NÔNG HỌC
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẮT TỈA
ĐẾN SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT BẢN ĐỊA H’MÔNG TRỒNG
TRONG VỤ XUÂN – HÈ 2012 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
Người hướng dẫn : TS. Trần Thị Minh Hằng
: ThS. Phạm Quang Thắng
Bộ môn : Rau - Hoa - Quả- ĐHNNHN
Người thức hiện : Trịnh Thị Huyền
Lớp : KHCT D - Khóa 53
Hà Nội – 7/2012
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, cũng như bạn bè cùng với gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị
Minh Hằng – Phó khoa Nông Học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cô
đã luôn đi cùng tôi trong suốt thời gian qua, tận tình hướng dẫn, đóng góp
những ý kiến quý báu và truyền thụ cho tôi kiến thức cùng tinh thần làm việc
hết mình giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ Bộ môn Rau Hoa Quả -
Khoa Nông Học đã giúp đỡ, chỉ bảo kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi được học tập và làm việc thực sự trong thời gian thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành của tôi tới những người bạn đã cùng tôi
sống, học tập và lao động tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Những người
bạn đã sát cánh cùng tôi, giúp tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình tôi đã giúp đỡ, khích lệ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2012
Trịnh Thị Huyền
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.1 Yêu cầu 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Nguồn gốc, phân bố dưa chuột 3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố: 3
2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột 5
2.2.1. Hệ thống rễ: 5
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của thân và khả năng phân nhánh: 5
2.2.3. Lá: 6
2.2.4. Đặc điểm ra hoa, đậu quả: 6
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của dưa chuột 7
2.3.1. Nhiệt độ: 7
2.3.2. Ánh sáng: 8
2.3.3. Độ ẩm không khí và độ ẩm đất: 9
ii
2.3.4. Đất và chất dinh dưỡng: 10
2.4 Tình hình nghiên cứu về biện pháp tỉa nhánh dưa chuột 10
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: 10
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: 12
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 14
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 14
3.1.3 Thời gian nghiên cứu 14
3.2 Nội dung nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 14
3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 15
3.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 17
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các giai đoạn sinh trưởng của giống dưa chuột
H’mông 20
4.1.1. Thời gian từ trồng đến khi bắt đầu phân nhánh 20
4.1.2 Thời gian từ trồng đến xuất hiện hoa đực và hoa cái đầu tiên 22
4.1.4. Thời gian từ trồng đến đậu quả đầu tiên 23
4.1.5. Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch lần đầu tiên 24
4.1.6. Thời gian thu hoạch 24
iii
4.1.7. Tổng thời gian sinh trưởng 25
4.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các đặc điểm sinh trưởng, phát triển chủ yếu của
giống dưa chuột H’mông. 26
4.2.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển thân của giống dưa chuột H’mông 26
4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng bộ lá của giống dưa chuột H’Mông. 31
4.3. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quả của giống dưa chuột
H’mông 34
4.3.1 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến vị trí xuất hiện hoa đực, hoa cái đầu tiên 34
4.3.2 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các đặc điểm ra hoa, đậu quả của giống dưa
chuột H’mông 36
4.4. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tình hình sâu bệnh hại của giống dưa chuột
H’mông 40
4.4.1. Tình hình nhiễm sâu hại của giống dưa chuột H’mông 41
4.4.2. Tình hình nhiễm bệnh hại của giống dưa chuột H’Mông 43
4.5. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
giống dưa chuột H’mông 45
4.5.1 Số quả trên cây 48
4.5.2 Khối lượng trung bình quả 48
4.5.3 Năng suất cá thể 48
4.5.4 Năng suất thực thu 49
4.5.5 Năng suất lý thuyết 50
4.6. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến đặc điểm cấu trúc quả thương phẩm của giống
dưa chuột H’Mông 51
4.6.1 Chiều dài quả 53
iv
4.6.2 Đường kính quả 53
4.6.3 Độ dày thịt quả 54
4.6.4 Độ cứng 54
4.6.5 Độ Brix 54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 60
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng chủ yếu
của giống dưa chuột H’mông 21
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến một số đặc điểm sinh trưởng thân,
cành của giống dưa chuột H’mông 26
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến một số đặc điểm sinh trưởng bộ lá
của giống dưa chuột H’mông 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến vị trí xuất hiện hoa đực, hoa cái của
giống dưa chuột H’mông 35
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các đặc điểm ra hoa, đậu quả của
giống dưa chuột H’mông 38
v
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tình hình sâu bệnh hại chủ yếu của
giống dưa chuột H’mông 42
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống dưa chuột H’mông 46
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả
thương phẩm của giống dưa chuột H’mông 51
vi
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 4.1. Dưa chuột H'mông thời kỳ xuất hiện hoa cái ở các công thức cắt tỉa
khác nhau 30
Hình 4.2: Triệu chứng bệnh phấn trắng ở CT6 44
Hình 4.3: Triệu chứng bệnh giả sương mai ở CT1(đối chứng) 45
Hình 4.4. Khối lượng quả dưa chuột H'mông ở các công thức cắt tỉa khác nhau.47
Hình 4.5: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất thực thu và năng suất lý
thuyết của giống dưa chuột H’mông 50
Hình 4.6. Kích thước quả dưa chuột H'mông ở các công thức cắt tỉa khác nhau. 52
Hình 4.7: . Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến đặc điểm cấu trúc quả của giống
dưa chuột H’mông 53
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AVRDC Asian Vegetable
Research
and Development
C
e
n
t
e
r
Trung
tâm nghiên cứu và phát
triển
Rau châu
Á
BVTV Bảo vệ thực vật
CS Cộng sự
CT Công thức
ĐC Đối chứng
NSTT Năng suất thực thu
NSLT Năng suất lý thuyết
TC Thân chính
TP Thân phụ
viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí
(Cucurbitaceae), là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, được trồng lâu đời
trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước. Ngoài ra hiện
nay dưa chuột còn được sử dụng là một vị thuốc, một loại mỹ phẩm thiên nhiên
cho phái đẹp. Ở Việt Nam dưa chuột được trồng rộng rãi từ Bắc vào Nam, là
một cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Dưa chuột H’mông (dưa Mèo) là giống dưa chuột đặc sản bản địa do cộng
đồng dân tộc H’mông thuộc các tỉnh vùng cao Tây Bắc như Sơn La gây trồng và
giữ giống từ lâu đời. Quả có đặc điểm rất to, ruột trắng, cùi dày, khả năng chịu
bảo quản cao, nhiều hạt, vỏ quả trơn bóng, màu xanh sáng xen lẫn những vết sọc
xanh mờ, ăn giòn, ngọt mát và có mùi rất thơm đặc trưng của dưa chuột. Đây là
lợi thế của dưa Mèo so với các loại dưa chuột hiện đang được sản xuất rộng rãi.
Tại Sơn La bà con nông dân thường trồng dưa này xen với nương ngô, nương
lúa vào đầu mùa mưa tháng 2 – 3 để thu hoạch cùng với ngô vào tháng 6 – 7
nhằm tăng thu nhập. Tuy nhiên, do người dân tự để giống từ lâu đời, biện pháp
canh tác thô sơ, trồng xen với ngô, lúa nương, không được chăm bón nên quả
không đồng đều, nhiều quả dị dạng, sâu bệnh hại làm cho năng suất không cao,
chất lượng bị giảm sút. Để góp phần mở rộng diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, việc nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật sản xuất dưa chuột bản địa H’mông là điều rất cần thiết.
Trong các biện pháp kỹ thuật trồng trọt thì cắt tỉa là một biện pháp quan
trọng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cũng
như hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột. Giống dưa chuột bản địa của đồng bào
H’mông có tập tính phân nhánh mạnh, nên cắt tỉa giúp cho cây có số nhánh hợp
lý nhằm tập trung dinh dưỡng cho cây sinh trưởng - phát triển thuận lợi và nuôi
1
quả. Không những vậy, cắt tỉa còn tạo điều kiện cho việc tăng mật độ góp phần
nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích. Xuất phát từ những phân tích và
nhận định trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng
của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của giống dưa
chuột bản địa H’mông trồng trong vụ xuân – hè 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định biện pháp tỉa nhánh thích hợp cho sinh trưởng, phát triển góp
phần nâng cao năng suất dưa chuột bản địa H’mông trồng trong vụ xuân – hè
2012 tại Gia Lâm, Hà Nội.
1.2.1 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột bản địa
H’mông ở các biện pháp tỉa nhánh khác nhau trồng trong vụ xuân – hè tại Hà
Nội.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh của giống dưa chuột bản địa H’mông ở các
biện pháp tỉa nhánh khác nhau trồng trong vụ xuân – hè 2012 tại Hà Nội.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của
giống dưa chuột bản địa H’mông ở các biện pháp tỉa nhánh khác nhau trồng
trong vụ xuân – hè 2012 tại Hà Nội.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, phân bố dưa chuột
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố:
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn quả thương mại truyền
thống, có nguồn gốc từ miền Tây Ấn Độ và được trồng trọt khoảng 3000 năm
trước, sau đó được lan truyền theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam
Châu Âu. Cho đến nay cây dưa chuột đã được gieo trồng rộng khắp trên thế giới
từ vĩ độ 16 đến 63
0
Bắc [16]. Tuy nhiên cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác
nhau về nguồn gốc xuất xứ của loại cây này, hiện chưa có một tài liệu nào xác
minh chính xác.
Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất với ý kiến đầu tiên của De Candolle
(1912) [24] rằng dưa chuột có nguồn gốc từ Tây Bắc Ấn Độ, nơi mà thường tìm
thấy họ hàng hoang dại với số lượng nhiễm sắc thể là 2n = 14. Loài hoang dại
Cucumis hardiwickii Royle là loài dưa chuột quả nhỏ, có vị đắng, có gai quả
cứng và được tìm thấy mọc hoang dại ở dưới chân núi Hymalaya (De Candolle,
1984) [24]. Khi lai tự do giữa loài này với loài trồng (Cucumis sativus L.),
Dekin và cộng sự (1971) đã phát hiện thấy độ hữu thụ của thế hệ F2 không bị
giảm đi và ông cho rằng Cucumis hardiwickii R. rất có thể là tổ tiên của loài dưa
chuột trồng [2]. Theo De Candolle (1912) thì vùng xuất xứ dưa chuột là Tây Bắc
Ấn Độ, từ đây nó được phát triển lên phía Tây (Trung Đông) và sau đó sang
phía Đông Nam Á [24].
Vavilop (1926), G. Taracanov (1968) lại cho rằng khu vực miền núi phía
Bắc Việt Nam giáp Lào là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây còn tồn tại dạng
dưa chuột hoang dại (dẫn theo Nguyễn Văn Hiển [5]).
Do các giống dưa chuột địa phương của Trung Quốc mang nhiều tính trạng
lặn có giá trị như: quả dài, hình thành quả không cần qua thụ phấn
(parthernocarpic), gai quả màu trắng, quả không chứa chất đắng (cucurbitaxin),
3
từ kết quả nghiên cứu qua các chuyến thám hiểm thực địa, nhà thực vật Vavilop
N. (1926) [33] đã cho rằng Trung Quốc là trung tâm khởi nguyên thứ hai của
loài dưa này. Các tài liệu cổ khác của Trung Quốc cho rằng ngay từ thế kỷ thứ
IV ở đây đã có trồng cây dưa chuột. Từ việc phát hiện ra dạng cây dưa chuột
hoàn toàn hoa cái trong tập đoàn giống từ Trung Quốc, giống như các dạng cây
này của Nhật Bản được phát hiện trước đó, Merezhko A.F. (1984) [30] cho rằng
dưa chuột Trung Quốc được trồng từ lâu ở những vùng có điều kiện khí hậu mát
mẻ của Nhật Bản. Tác giả cũng khẳng định rằng dưa chuột Nhật và Trung Quốc
có cùng một nguồn gốc.
Ở nước ta, việc phát hiện ra các dạng cây dưa chuột dại, quả rất nhỏ mọc tự
nhiên ở các vùng Đồng bằng Bắc bộ và các dạng dưa chuột quả to, đang mọc
hoang dại ở các vùng núi cao phía bắc Việt Nam đã khẳng định nguồn gốc
phát sinh khác của loại cây này (Phan Đình Phụng, 1975; Taracanov, Dgiôn,
Trần Khắc Thi, 1977; Trần Khắc Thi, Vũ Tuyên Hoàng, 1979) [17]. Lịch sử
nước ta cũng đã ghi nhận sự tồn tại lâu đời của dưa chuột như một trong số
những cây trồng đầu tiên của tổ tiên ta: “… Trước thời đại Hùng Vương, chủ
nhân của các nền văn hóa Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết trồng cây
ăn quả, cây có củ, rau, đậu, dưa các loại,…”. Tuy nhiên dưa chuột được
trồng bao giờ đến nay vẫn chưa được rõ. Tài liệu sớm nhất có nhắc đến dưa
chuột là sách “Nam phương thảo mộc trạng” của Kế Hàm có từ năm Thái
Khang thứ 6 (285) giới thiệu: “… cây dưa leo hoa vàng, quả dài cỡ gang tay,
ăn mát vào mùa hè”. Mô tả rõ hơn cả là cuốn “Phủ biên tạp lục” (1775) Lê
Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và vùng trồng là Đàng Trong (từ Quảng
Bình đến Hà Tiên) và Bắc Bộ [7].
Theo tài liệu về khảo cổ học của Lưu Trấn Tiêu (1974), qua việc phân tích
bào tử phấn hoa ở di chỉ Tràng Kênh từ thời Hùng Vương, ngoài lúa nước, còn
phát hiện thấy phấn hoa dưa chuột. Như vậy có thể nói dưa chuột xuất hiện ở
Việt Nam cách đây 4000 năm. (Trần Khắc Thi và cs., 2008) [16].
4
Cho đến nay dưa chuột đã trở thành loại rau ăn quả quen thuộc đối với
người dân Việt Nam được trồng rộng khắp từ Bắc chí Nam với diện tích năm
2003 là 18,409 ha [16].Trong những năm gần đây diện tích dưa chuột tăng lên
và trở thành một cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho người trồng rau và
đáp ứng được nhu cầu rau xanh cho thị trường.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột
2.2.1. Hệ thống rễ:
Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm nên so với các cây khác trong họ
bầu bí, dưa chuột có bộ rễ yếu hơn. Hệ rễ ưa ẩm không chịu khô hạn, không chịu
ngập úng [2]. Khả năng sinh trưởng và phát triển của bộ rễ dưa chuột phụ thuộc vào
giống, điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện bảo quản hạt.
Sau mọc 5 - 6 ngày rễ phát triển mạnh, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng
yếu
[10]. Khi cây trưởng thành, hệ rễ dưa chuột có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m, rễ
nhánh và rễ phụ phát triển tùy theo điều kiện đất đai. Rễ phân bố ở tầng đất mặt
0 - 30 cm, hầu hết tập trung ở phần đất 15-20cm [1].
Khối lượng rễ dưa chuột xấp xỉ 1,5% trọng lượng toàn bộ cây, phân bố
rộng khoảng 60 – 90cm. Do vậy mức độ phát triển bộ rễ ban đầu là tiền đề cho
năng suất sau này [1].
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của thân và khả năng phân nhánh:
Thân dưa chuột thuộc loại thân leo bò, có nhiều tua cuốn để bám khi leo.
Chiều cao và đường kính thân phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ
thuật chăm sóc. Thân phân thành các đốt, mỗi đốt mang một lá đặc biệt có thể
mang 2 lá. Dưa chuột là một cây có tập tính phân nhánh mạnh có thể có từ 3 - 8
nhánh trên thân tuỳ vào giống và điều kiện canh tác trong đó giống là yếu tố
quyết định. Trên thân có cạnh, có lông cứng và ngắn, ngoài ra đường kính thân
là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính
thân quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi. Đối với những giống trung bình và
5
ging chớn mun ng kớnh t gn 1cm l cõy sinh trng tt.
Cn c vo chiu cao cõy cú th phõn chia thnh 3 nhúm:
- Loi lựn: chiu cao cõy 0,6 - 1m
- Loi trung bỡnh: chiu cao cõy > 1 1,5m.
- Loi cao: chiu cao cõy > 1,5 n 2 - 3m, cú loi ti 4 - 5m.
c im sinh trng cú th vụ hn, bỏn hu hn, hu hn v dng bi
gn. Nhóm vô hạn thân có thể sinh trởng mãi cho đến khi cây chết với độ dài t-
ơng đối cố định. Nhóm sinh trởng hữu hạn cng cú chiu di t tng t nh
nhúm vụ hn nhng chiu di ca thõn c kt thỳc bi chựm hoa. Nhúm cú
dng thõn bi cú chiu di t ngn hn 2 nhúm kia (Swiader J.M., 1997)
[31].
2.2.3. Lỏ:
Lỏ da chut cú lỏ mm v lỏ tht. ln, s cõn i v thi gian duy trỡ ca
lỏ mm ph thuc vo cht lng ging, khi lng ht ging, cht dinh dng
trong t, m t, nhit t. Lỏ tht cú 5 cỏnh, chia thu nhn hoc cú dng
chõn vt; cú dng lỏ trũn, trờn lỏ cú lụng cng, ngn. Mu sc lỏ thay i theo ging
cú th mu xanh vng hoc xanh thm. Hỡnh dng v kớch thc lỏ bin i ngay
trờn cựng mt cõy. dy mng ca lụng trờn lỏ v din tớch thay i tựy ging,
tựy giai on sinh trng, iu kin ngoi cnh v k thut chm súc [2].
2.2.4. c im ra hoa, u qu:
Hoa da chut ch yu l n tớnh cựng gc . Hoa da chut cú 4 5 i,
4 5 cỏnh hp, ng kớnh 2 3 cm, mu sc hoa tựy ging nhng thng gp
l mu vng. Hoa c thng mc thnh chựm hoc n nỏch lỏ, mi hoa cú 4
5 nh c hp nhau (hoc 3 nh c hp nhau). Hoa cỏi bu thng cú 3 4
noón, nỳm nhy phõn nhỏnh hoc hp [16].
Nhỡn chung hoa c ra sm hn hoa cỏi, hoa cỏi xut hin sau v
thụng
thng mt nỏch lỏ ch cú mt hoa. Tuy nhiờn s ra hoa cỏi v hoa c
ph
thuc vo nhiu yu t gm ging, mt , nhit , cng ỏnh sỏng,
6
thời gian chiếu
sáng,
chất điều tiết sinh trưởng, phân bón (kali,
đạm).
Theo Swiader J. M., (1997) [31] thì cây dưa chuột đơn tính cùng gốc
thường phát triển qua 3 giai đoạn thể hiện giới tính :
l) Giai đoạn đầu chỉ có hoa đực
2) Giai đoạn phát triển song song cả hai loại hoa - đây là giai đoạn dài nhất
3) Giai đoạn cuối rất ngắn là giai đoạn hầu như chỉ có hoa cái
Hoa dưa chuột bắt đầu nở từ 5 - 10 giờ sáng. Hoa đực nở trước hoa cái trên
cùng cây khoảng 2 - 3 ngày, tuổi thọ của hoa đực ngắn từ 1 - 2 ngày. Hạt phấn
có sức sống tốt nhất 4 - 5 giờ sau khi hoa nở. Hoa dưa chuột thụ phấn nhờ côn
trùng (ong mật) trừ những hoa
lưỡng
tính [2].
Khi hoa cái xuất hiện thông thường sau 2 ngày, quá trình thụ phấn thụ tinh
được diễn ra thì sẽ thấy cánh hoa héo đi, bầu hoa phát triển, đó được tính là thời
điểm quả đậu.
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của dưa chuột
2.3.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình sinh trưởng, phát triển của các cây trong họ bầu bí cũng như cây dưa
chuột.
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, rất mẫn cảm với sương giá. Theo số
liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nhiệt độ bắt đầu cho cây sinh trưởng ở khoảng 12
- 15
0
C, nhiệt độ tối thích 25 - 30
0
C. Vượt khỏi ngưỡng nhiệt độ này, các hoạt
động sống của cây bị dừng lại, còn nếu hiện tượng này kéo dài cây sẽ bị chết ở
nhiệt độ 35 - 40
0
C (Alexanyan S.M. 1994) [20]. Theo Benett P.J. et al. 2001 [22]
nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng, phát triển là 18,3 - 23,9
0
C; nhiệt
độ tối thấp là 15,6
0
C và tối cao là 32,2
0
C. Theo Mai Thị Phương Anh và cs
(1996) [1] thì nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng phát triển là 25 -
30
0
C, nhiệt độ cao từ 35 - 40
0
C kéo dài cây sẽ chết. Nhiệt độ dưới 15
0
C cây sẽ bị
7
rối loạn đồng hóa và dị hóa, các giống sinh trưởng khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ,
hoa đực màu vàng nhạt (Tạ Thu Cúc, 2007) [2].
Tổng số nhiệt độ không khí trung bình ngày đêm cần thiết cho sinh trưởng,
phát triển dưa chuột vào khoảng 1.500 - 2.500
0
C, còn để cho quá trình tạo quả
thương phẩm là 800 - 1000
0
C (Kulturnaya, Tykvennye (Oguretz, dynya) (1994)
[26].
Nhiệt độ ảnh hưởng khác nhau tới các quá trình sinh trưởng, phát triển khác
nhau của dưa chuột. Hạt dưa chuột có sức sống cao, có thể nảy mầm ở nhiệt độ
thấp từ 12 – 13
0
C. Nhiệt độ đất tối thiểu phải đạt được 16
0
C. Ở nhiệt độ này hạt
nảy mầm sau 9 – 16 ngày, nếu nhiệt độ đất khoảng 21
0
C thì hạt sẽ nảy mầm sau
5 – 6 ngày. Do vậy mà các nhà khoa học đã nghiên cứu để rút ngắn thời gian
nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm cao cũng như nảy mầm đều để đảm bảo thời gian cho
thu hoạch ( Tatlioglu, 1993) [32].
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Ở nhiệt độ
thích hợp cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt độ càng thấp,
thời gian này càng kéo dài [12].
Sự nở hoa cùng với quá tŕnh thụ phấn thụ tinh cũng chịu tác động bởi nhiệt
độ. Theo Yoshihari Ono (Takya Ama seed Co. Ltd Kyoto, Nhật Bản) hoa bắt
đầu nở ở nhiệt độ 15
0
C (sáng sớm) và bao phấn mở ở nhiệt độ 17
0
C. Nhiệt độ
thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn là 17 - 20
0
C, nhiệt dộ quá cao hay quá
thấp so với ngưỡng nhiệt độ này đều làm giảm sức sống hạt phấn, dẫn đến giảm
năng suất của giống.
2.3.2. Ánh sáng:
Cũng như các cây trồng khác có nguồn gốc từ phía Nam, dưa chuột thuộc
nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh
trưởng và phát dục là 10 - 12 giờ/ ngày. Nắng chiếu có tác dụng tốt đến hiệu
suất quang hợp, làm tăng năng suất, chất lượng quả, rút ngắn thời gian lớn của
quả.
8
Cường độ và số giờ chiếu sáng có tương quan thuận với quá trình lớn của
quả. Theo Lin W.C Jollife P.A. (1997) [28] thì hiệu quả của việc tỉa thưa cành
và che bóng cho quả đã cải thiện được tốc độ tăng trưởng quả, màu sắc quả và
diệp lục của vỏ quả. Không những thời gian chiếu sáng mà cường độ cũng ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây dưa chuột. Nhiều tác giả đã chứng
minh rằng nếu giảm cường độ chiếu sáng cây sẽ sinh trưởng kém, do đó giảm
lượng chất khô, năng suất và chất lượng quả dưa chuột đều giảm. Cường độ ánh
sáng 15.000 - 17.000 Klux thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng, phát triển giúp
cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn
thời gian lớn của quả (Mai Thị Phương Anh và cs. 1996 [1], Trần Khắc Thi
2003 [14]). Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng yếu, thậm
chí rất khó hồi phục mặc dù sau đó được cung cấp đầy đủ ánh sáng (Lin W.C et
al. 2000) [29].
Ngoài ra chất lượng ánh sáng có tác dụng làm tăng hoặc giảm màu sắc quả
và ảnh hưởng tới thời gian bảo quản quả sau thu hoạch. Theo nghiên cứu của
Lin W. C Jolliffe P.A. (1996) [27] với giống dưa chuột quả dài trồng trong nhà
kính cho thấy: vào mùa hè dùng lớp lọc để giảm cường độ ánh sáng hoặc là biến
đổi quang phổ ánh sáng ảnh hưởng đến thời gian bảo quản quả dưa chuột. Quả
được bọc bằng giấy lọc màu đỏ thì lại có màu xanh hơn quả được bọc bằng giấy
lọc tia cực tím.
2.3.3. Độ ẩm không khí và độ ẩm đất:
Do có nguồn gốc nơi ẩm ướt ven rừng, đất đai nơi nguyên sản màu mỡ
nên bộ rễ của dưa chuột kém phát triển, khả năng chịu hạn và chịu úng kém
hơn các cây khác trong họ (cây bí ngô, dưa hấu, dưa thơm). Hai yếu tố ngoại
cảnh lượng mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến nhiều cây trong họ bầu bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành (Tạ Thu
Cúc, 2007) [2].
Dưa chuột rất mẫn cảm với hạn đất và không khí. Chủ yếu do bộ rễ kém
9
phát triển và có bộ lá lớn. Nhìn chung độ ẩm đất thích hợp cho dưa chuột 85 – 95
%, không khí 90 – 95 % [13]. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển dưa chuột lại
yêu cầu khác nhau về độ ẩm. Hạt nảy mầm cần lượng nước bằng 50% khối lượng
hạt. Độ ẩm đất thích hợp cho dưa chuột từ thời kỳ thân lá phát triển mạnh đến ra
hoa cái đầu là 70-80%, thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển là 80-90% [19].
Khi đất khô hạn, hạt mọc chậm, sinh trưởng thân, lá kém, đồng thời trong
cây có sự tích lũy chất Cucurbitacina gây đắng quả [18]. Nhưng nếu trong điều
kiện ngập nước lâu, rễ cây dưa chuột bị thiếu oxi dẫn đến cây héo rũ, chảy gôm
thân, có thể chết cả ruộng [3].
2.3.4. Đất và chất dinh dưỡng:
Dưa chuột là cây ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ
pH từ 5,5 – 6,8 và tốt nhất từ 6,0 – 6,5. Đất trồng thích hợp là đất có thành phần
cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ sẽ cho năng suất và chất lượng quả tốt.
Về hiệu suất sử dụng phân khoáng, ở dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất
cao nhất tiếp đến là đạm rồi đến lân. Khi bón 60 N : 60 P
2
O
5
: 60 K
2
O thì dưa
chuột sử dụng khoảng 92% đạm, 33% lân và 100% kali. Dưa chuột không chịu
được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng rõ rệt với hiện tượng thiếu dinh
dưỡng. Phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng làm tăng năng suất dưa chuột [2].
Bên cạnh đạm, lân, kali các nguyên tố vi lượng như Bo, Zn, Mn, Cu, Mo có vai
trò hết sức quan trọng, làm thay đổi tỷ lệ hoa đực, cái.
2.4 Tình hình nghiên cứu về biện pháp tỉa nhánh dưa chuột
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Cây dưa chuột là cây có tập tính phân nhánh mạnh, thân cành phát triển tốt
bởi vậy cắt tỉa để tạo ra cây có ít thân giúp tập trung dinh dưỡng nuôi quả là cần
thiết. Nhờ đó, quả to hơn vì các chất dinh dưỡng của cây không được chuyển
đến cho các nhánh khác.
Khi sản xuất dưa chuột trong điều kiện nhà lưới, việc cắt tỉa tạo tán hợp lý
10
cho dưa chuột sẽ giúp quần thể sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả, tạo tiền đề
cho việc thu được năng suất cao. Gobeil, G. and Gosselin, A. (1990) [25] đã
nghiên cứu việc sử dụng ánh sáng bổ sung kết hợp với 4 phương pháp cắt tỉa
dưa chuột khác nhau, đều hướng đến việc loại bỏ bớt số quả/cây và các nhánh
trên thân chính, cụ thể như sau:
- Phương pháp cắt tỉa 1: để bốn quả trên thân chính (mỗi nách lá một quả),
hai đốt (nách lá) tiếp theo không để quả, và trình tự này được lặp đi lặp lại cho
đến khi cây cao đến đỉnh dây dàn thì cắt bỏ ngọn thân chính. Tất cả các nhánh
được loại bỏ hoàn toàn khỏi thân chính. Phương pháp này do Blain et al. (1987)
[21] xây dựng, cho phép sản xuất 12 - 14 quả/cây trong thời gian 2 - 3 tuần thu
hoạch.
- Phương pháp thứ 2 sử dụng thêm một đoạn các nhánh cấp 1 để tăng
năng suất cá thể: bốn quả để lại trên thân chính, tiếp theo hai đốt (nách lá) không
để quả nhưng để nhánh phát triển và được cắt ngọn chỉ để lại 1 lá và 1 quả. Lá
trên nhánh sẽ quang hợp và tăng cường cung cấp các sản phẩm quang hợp cho
cây, tạo tiền đề tạo ra số quả/cây nhiều hơn trên một độ dài nhất định của thân
chính mà không ảnh hưởng đến cây, và trình tự này cũng được lặp đi lặp lại cho
đến khi cây cao đến đỉnh dây dàn thì cắt bỏ ngọn thân chính. Phương pháp 2 cho
phép tạo ra 18 - 20 quả trong 4-5 tuần thu hoạch.
- Phương pháp 3 giống với phương pháp 1, khi cây cao đến đỉnh dây dàn
thì cắt bỏ ngọn thân chính nhưng để lại 1 nhánh và uốn cong để tiếp tục thu
hoạch thêm sáu quả trên nhánh đó thì cắt bỏ ngọn. Cây dưa chuột cắt tỉa theo
phương pháp 3, có thể tạo ra 18 - 20 quả trong 4 hoặc 5 tuần thu hoạch.
- Phương pháp cắt tỉa 4 tương tự phương pháp 1, để bốn quả trên thân
chính (mỗi nách lá một quả), hai đốt (nách lá) tiếp theo không để quả, và trình tự
này được lặp đi lặp lại cho đến khi cây cao đến đỉnh dây dàn thì uốn cong để
tiếp tục tăng trưởng kéo dài và thu thêm sáu quả thì cắt bỏ ngọn thân chính. Với
phương pháp này, cây dưa chuột cũng cho 18 - 20 quả trong 4 hoặc 5 tuần thu
11
hoạch.
Kết quả thí nghiệm trên của Gobeil, G. and Gosselin, A. [25] cho thấy số
quả/cây dưa chuột khi sử dụng các phương pháp cắt tỉa 1, 2, 3, 4 lần lượt là 12,0;
16,0; 16,6 và 16,8 quả/cây. Các phương pháp cắt tỉa 2, 3, 4 không có sự khác
biệt đáng kể về số quả/cây. Tuy nhiên thời gian thu hoạch quả khi áp dụng 4
phương pháp cắt tỉa là khác nhau. Phương pháp cắt tỉa 2 cho thời gian thu quả
ngắn nhất (18 - 27 ngày), trong khi áp dụng phương pháp 3, 4 cho thời gian thu
quả dài hơn (32 - 42 ngày). Phương pháp cắt tỉa 2 cho phép chồi nách phát triển,
do đó cung cấp bổ sung một nguồn auxin đến cây dưa chuột, để kích thích quả
phát triển. Ngoài ra, một phần quang hợp cho cây là từ các lá trên nhánh thứ cấp,
hiệu quả quang hợp của các lá này có thể khác với lá trên thân chính [25]. Năng
suất dưa chuột khi áp dụng phương pháp cắt tỉa 2 là cao nhất (280 quả/m
2
) với
12 cây kế tiếp, trong khi phương pháp cắt tỉa 1 đạt 240 quả/m
2
với 15 cây kế tiếp
và các phương pháp cắt tỉa 3, 4 còn cho năng suất thấp hơn.
Tác giả Qian Hong (Trung Quốc), khi nghiên cứu trên giống Amata 765
cho thấy, chiều dài quả bị ảnh hưởng lớn bởi biện pháp cắt tỉa. Khi ngắt toàn bộ
nhánh trên thân chính từ đốt thứ 10 trở xuống và ở đốt thứ 10 chỉ để 1 lá và 1
quả trên nhánh thì chiều dài quả cao nhất và cao hơn hẳn các phương pháp cắt
tỉa khác (dẫn theo Trần Thị Lệ, Nguyễn Hồng Phương, 2009) [9].
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam khi diện tích trồng dưa chuột ngày càng tăng cùng với lợi ích
mà nó mang lại thì cũng đã có những nghiên cứu về biện pháp cắt tỉa nhằm nâng
cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế.
Nghiên cứu của Đào Xuân Thảng với giống dưa chuột Poung trồng ngoài
đồng (Dao Xuan Thang, 1996) [23] cho thấy công thức không ngắt cành ở
thân chính nhưng tỉa các cành ở đốt thứ 4 cho năng suất thương phẩm cao
nhất. Việc tỉa bớt nhánh không ảnh hưởng tới kích cỡ quả và khối lượng cây.
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thắng, 2010 trên cây dưa Mèo
12
được tạo hình, tỉa nhánh chỉ để 2 thân (gồm 1 thân chính và 1 nhánh cấp 1)
thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất thực thu cao [11].
Khi nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật trồng trọt phục vụ sản xuất dưa
chuột Hưng Yên, Nguyễn Văn Tráng, 2011 [19] cho rằng
biện pháp cắt tỉa để
lại một thân chính và ba nhánh cấp 1 là có hiệu quả nhất
với tỷ lệ đậu quả và
năng suất thực thu cao nhất.
Không những việc tỉa nhánh thưa mang lại năng
suất cao hơn mà còn giảm mức độ gây hại của một số đối tượng sâu, bệnh
từ đó giảm công lao động phun thuốc, giảm chi phí mua thuốc BVTV đồng
thời
giảm ô nhiễm môi trường.
Việc tạo hình, tỉa nhánh cho dưa chuột còn tùy thuộc vị trí xuất hiện hoa
(chủ yếu là hoa cái) và khả năng phân nhánh của giống mà có biện pháp tỉa
nhánh thích hợp. Theo TS. Trần Thị Minh Hằng (2008) [4], sản xuất dưa chuột
ở Việt Nam có nhiều cách tỉa nhánh như:
Để 1 thân chính hoặc 1 thân phụ
Để 2 thân: 1 thân chính + 1 nhánh cấp 1 hoặc để 2 nhánh cấp 1
Để 3 thân: 1 thân chính + 2 nhánh cấp 1 hoặc để 3 nhánh cấp 1
13
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu
Giống dưa chuột bản địa (dưa Mèo) của đồng bào dân tộc H’mông tỉnh Sơn
La do Bộ môn Rau Hoa Quả - Khoa Nông Học thu thập và tuyển chọn.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông Học – Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
3.1.3 Thời gian nghiên cứu
Vụ xuân - hè từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tỉa nhánh khác nhau đến sinh
trưởng - phát triển, tình hình sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống dưa chuột bản địa H’mông vụ xuân - hè tại Hà Nội.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu
nhiên đầy đủ (RCB), 7 công thức, 3 lần nhắc lại.
CT1: Không tỉa nhánh (đối chứng)
CT2: Để lại 1 thân chính + 1 thân phụ
CT3: Để lại 1 thân chính + 2 thân phụ
CT4: Để lại 1 thân chính + 3 thân phụ
CT5: Để lại 2 thân phụ
CT6: Để lại 3 thân phụ
CT7: Để lại 4 thân phụ
14
- Từ CT5, CT6, CT7 bấm ngọn thân chính khi thân chính cao 1m.
- Với CT2, CT3, CT4, CT5, CT6, CT7 để thân phụ từ nách lá thứ 2.
Số ô thí nghiệm: 7CT × 3 lần nhắc lại = 21 ô thí nghiệm.
- Diện tích thí nghiệm:
+ Diện tích ô thí nghiệm là: 7 m
2
.
+ Tổng diện tích ô thí nghiệm là: 7 m
2
× 21 = 147 m
2
.
+ Diện tích bảo vệ: 100 m
2
+ Tổng diện tích thí nghiệm: 247 m
2
- Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
Nhắc lại 1 CT4 CT6 CT1 CT3 CT7 CT5 CT2
Dải bảo
vệ
Nhắc lại 2 CT1 CT5 CT3 CT2 CT6 CT4 CT7
Nhắc lại 3 CT1 CT6 CT3 CT4 CT7 CT2 CT5
Dải bảo vệ
3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng:
- Hạt được gieo trong khay bầu với số lượng 1hạt/bầu, khi cây có lá thật tiến
hành trồng ra ruộng.
- Lên luống rộng 1,2m; cao 25-30cm; rãnh rộng 30cm.
- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 40cm, trồng 2 hàng/
luống.
Chăm sóc:
- Vun xới: Cây được vun xới 2 - 3 lần: lần 1 khi cây được 2 – 3 lá, lần 2 khi
cây có 4 – 5 lá thật, cây bắt đầu ra tua cuốn, xới kỹ và vun cao gốc, vét rãnh,
làm sạch cỏ dại kết hợp bón thúc, sau đó cắm giàn.
15