Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ÂU THỊ VUI

QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ÂU THỊ VUI

QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ BẮC KẠN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ NHUNG

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện
cùng với sự hướng dẫn của TS. TRẦN THỊ NHUNG - Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Các thông
tin, trích dẫn trong luận văn được chỉ dẫn nguồn gốc và nghiên cứu đầy đủ.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Âu Thị Vui


ii
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài "Quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố
Bắc Kạn", tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của Nhà
trường, tập thể các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi
xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,
phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
TS Trần Thị Nhung.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình về mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn

Âu Thị Vui


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................
i

LỜI

CẢM

ƠN

................................................................................................................ii MỤC LỤC
.....................................................................................................................iii

DANH

MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi
DANH

MỤC

BẢNG


BIỂU........................................................................................vii

MỞ

ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... .
1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................
2
3.
Đối
tượng

phạm
............................................................................ 3
4.
Những
đóng
góp
chủ
.................................................................. 4

vi
yếu

nghiên
của

Luận


cứu
văn

5. Kết cấu của luận văn..................................................................................................
4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ ..........................................................
5
1.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ công ích đô thị và quản lý dịch vụ công
ích đô thị ................................................................................................ .
5
1.1.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ công ích đô thị................................................. 5
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ công ích đô thị.................................. 12
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý dịch vụ công ích đô thị ............... 27
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ công ích đô thị tại một số tỉnh...................
27


4

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý dịch vụ vệ sinh môi trường đối với
thành

phố

Bắc

Kạn.......................................................................................................31

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................
34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ .
34
2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................... 34
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 34
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 36


5

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 36
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................. 37
2.3.1. Chỉ tiêu tổng hợp ................................................................................... 37
2.3.2. Chỉ tiêu chi tiết
...................................................................................................38
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ BẮC
KẠN................................................................................40
3.1. Tổng quan về Thành phố Bắc
Kạn......................................................................40
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
.......................................................................40
3.1.2. Vị trí địa lý của thành phố Bắc
Kạn.................................................................43
3.1.3. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn ................................................................... 46
3.1.4. Tổng quan về kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Kạn
....................46
3.1.5. Quy mô đất đai, dân số của thành phố Bắc
Kạn.............................................49

3.1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của UBND Thành phố Bắc Kạn
........50
3.2. Thực trạng quản lý dịch vụ vệ sinh môi trường tại thành phố Bắc
Kạn..........51
3.2.1. Các loại dịch vụ vệ sinh môi trường tại thành phố Bắc Kạn
.........................51
3.2.2. Thực trạng nội dung quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành
phố Bắc Kạn ...............................................................................................................56
3.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dịch vụ
VSMT tại thành phố Bắc Kạn ......................................................................... 79
3.2.4. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản
lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn.
....................................................81
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ
THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẮC
KẠN.......................................................................86


6

4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng nâng cao công tác quản lý dịch vụ
công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn
.......................................................................86
4.1.1. Quan điểm
..........................................................................................................86
4.1.2. Mục tiêu
..............................................................................................................86
4.1.3. Định hướng ........................................................................................................87



7

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý hoạt động dịch vụ công ích đô thị
tại thành phố Bắc Kạn..................................................................................................89
4.2.1. Giải pháp về mô hình quản lý hoạt động dịch vụ công ích
...........................89
4.2.2. Giải pháp về quy trình thực hiện dịch vụ công
ích.........................................90
4.2.3. Giải pháp về công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động
dịch vụ công ích ........................................................................................................91
4.2.4. Giải pháp về Công tác tổ chức thực hiện quản lý hoạt động dịch
vụ công ích ..................................................................................................................92
4.2.5. Một số giải pháp khác
.......................................................................................93
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp quản lý dịch vụ công ích
............................95
4.3.1. Đẩy mạnh cải cách hành
chính.........................................................................95
4.3.2. Xây dựng cơ chế chính sách
.............................................................................95
4.3.3. Sự chỉ đạo các cấp chính quyền địa
phương...................................................96
4.3.4. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan
....................97
4.4. Một số Kiến nghị
..................................................................................................97
4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội, chính
phủ..................................................................97
4.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư ............................ 98
4.4.3. Kiến nghị với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương ...................... 98

KẾT LUẬN ...............................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
............................................................101
PHỤ LỤC ..................................................................................................................103


8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đấy đủ

DVCI

Dịch vụ công ích đô thị

CP

Chính phủ

BXD

Bộ Xây dựng

XLNT

xử lý nước thải




Nghị định

XB

Xuất bản QĐ

Quyết định UBND

Ủy

ban nhân dân
HĐND

Hội đồng nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

DNNN

Doanh nhiệp nhà nước

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

DNTN

Doanh nhiệp tư nhân

HH

Hàng hóa

DV

Dịch vụ

TTg

Thủ tướng

GDP

Thu nhập bình quân đầu người

CSCC

Chiếu sáng công cộng

QCVN

Quy chuẩn việt nam


BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

NM

Nhà máy

CP MTĐT

Cổ phần môi trường đô thị

TP

Thành phố


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bàng 3.1: Khối lượng duy trì cây xanh tại thành phố Bắc Kạn ...................... 52
Bảng 3.2: Ước tính khối lượng rác thu gom tại các phường, xã Thành phố
Bắc Kạn........................................................................................... 65
Bảng 3.3: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt thành phố Bắc Kạn ... 66
Bảng 3.4: Lượng rác thải phát sinh tại các hộ dân ở các phường, xã thành
phố Bắc Kạn.................................................................................... 67
Bảng 3.5: Hiện trạng phương tiện vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công
ty Môi trường và Công trình đô thị Bắc Kạn.................................. 70
Bảng 3.6: Tổng hợp thực trạng thu gom rác thải ở các phường thành phố
Bắc Kạn........................................................................................... 71
Bảng 3.7: Tổng hợp thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại các xã

Thành phố Bắc Kạn ........................................................................ 71
Bảng 3.8: Tổng số chuyến và lượng rác thu gom được trong 4 tháng đầu
năm 2018 tại các phường, xã ở thành phố Bắc Kạn ....................... 72
Bảng 3.9: Mức thu phí thu gom rác thải ở thành phố Bắc Kạn ...................... 76
Bảng 3.10: Bảng thống kê mô tả các biến....................................................... 79
Sơ đồ 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn ................................................... 45
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của UBND Thành phố
Bắc Kạn........................................................................................... 50
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ cung ứng các DVCI đô thị tại thành phố Bắc Kạn.............. 51
Sơ đồ 3.4: Mô hình quản lý dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị ...................... 57
Hình 3.1: Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt .............................................. 69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Bắc Kạn là một thành phố vùng cao, thành phố là trung tâm
chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và đào tạo của tỉnh. Thành phố Bắc Kạn
luôn đóng vai trò đầu tàu trong các giai đoạn phát triển, trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong xu thế hội nhập, đẩy mạnh công cuộc kiến thiết, công nghiệp hoá
và hiện đại hoá trên phạm vi cả nước, cũng giống nhiều đô thị khác, thành
phố Bắc Kạn cần phải là một trọng điểm năng động, nhanh chóng thay đổi, để
trở thành hạt nhân, tạo động lực lan toả, thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển
với nhịp độ cao, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách thu nhập so với các vùng
lãnh thổ phát triển trong nước; tạo diện mạo mới không những cho riêng
thành phố mà cho cả tỉnh Bắc Kạn.
Để thực hiện được vai trò và trọng trách của mình đối với toàn tỉnh, đòi
hỏi thành phố Bắc Kạn phải được mở rộng, xây dựng mới và hiện đại hoá các

công trình hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển và
chất lượng sống ngày càng cao của nhân dân các dân tộc. Sau hơn 20 năm đầu
tư xây dựng và phát triển, thành phố Bắc Kạn đã có nhiều thay đổi vượt bậc,
có nhiều yếu tố thuận lợi mới; cơ cấu kinh tế ngày càng thay đổi theo xu
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ gắn với việc phát triển văn hóa, xã
hội, bảo vệ tài nguyên môi trường; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
được nâng cấp, đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ. Chất lượng cuộc sống
của người dân được nâng cao; đã khẳng định được vị trí trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông – an
ninh – quốc phòng, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh.
Song song với việc phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Thành phố
về kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao,
quy mô dân cư ngày càng được mở rộng thì các yêu cầu cấp thiết về các dịch


vụ công ích (DVCI) đô thị ngày càng đòi hỏi mở rộng về quy mô, số lượng
đồng thời yêu cầu về chất lượng các DVCI đô thị ngày càng đòi hỏi phải được
nâng cao. Một trong những vấn đề quan tâm và giải quyết bức xúc của tỉnh uỷ
và Uỷ ban nhân dân tỉnh là vấn đề vệ sinh môi trường đô thị. Đây cũng là một
vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của hàng trăm
nghìn dân cư.
Thành phố Bắc Kạn có 8 phường xã với những đặc điểm về tự nhiên,
văn hóa, kinh tế xã hội riêng. Nhưng có đặc điểm chung đó là đang trong quá
trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bên cạnh đó dân số ngày một
tăng, dẫn đến lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Do đó
công tác quản lý rác thải là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển nhằm
đảm bảo được mục tiêu về kinh tế, môi trường và được sự quan tâm của Đảng
và nhà nước và nhân dân trong nhiều năm qua. Trước tình hình cấp thiết trên
và nhằm đánh giá về công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu đô
thị thành phố Bắc Kạn, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm góp phần bảo

vệ môi trường của thành phố Bắc Kạn và của toàn tỉnh.
Từ những yêu cầu của thực tiễn nêu trên, đề tài “Quản lý dịch vụ công
ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn” được đặt ra nhằm mục đích tìm ra các mặt
tích cực và hạn chế của công tác quản lý các hoạt động DVCI đô thị tại thành
phố Bắc Kạn nói chung và tập trung vào đánh giá thực trạng công tác quản
lý vệ sinh môi trường (VSMT) trong thời gian qua, từ đó tìm ra các giải pháp,
đề xuất xây dựng một số mô hình tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp để
quản lý VSMT tại thành phố Bắc Kạn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý DVCI đô thị để từ
đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dịch vụ công ích đô thị
(cụ thể là dịch vụ vệ sinh môi trường) tại thành phố Bắc Kạn.


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động
dịch vụ công ích đô thị, dịch vụ vệ sinh môi trường, cụ thể quản lý hoạt động
thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dịch vụ công ích đô
thị (cụ thể là dịch vụ vệ sinh môi trường) tại thành phố Bắc Kạn;
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý dịch vụ công ích đô
thị (cụ thể là dịch vụ vệ sinh môi trường) tại thành phố Bắc Kạn;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dịch vụ
công ích đô thị (cụ thể là dịch vụ vệ sinh môi trường) tại thành phố Bắc Kạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý dịch vụ công
ích tại thành phố Bắc Kạn, cụ thể đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích
công tác dịch vụ vệ sinh môi trường, bao gồm hoạt động thu gom, xử lý chất

thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian nghiên cứu: Tác giả tập trung thu thập thông tin, phân
tích số liệu và khảo sát tại các đơn vị trên địa bàn thành phố Bắc Kạn: Ủy ban
Nhân dân thành phố Bắc Kạn (Ban quản lý dịch vụ công ích thành phố Bắc
Kạn, phòng quản lý đô thị thành phố Bắc Kạn, phòng Tài nguyên và Môi
trường thành phố Bắc Kạn, Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bắc Kạn),
Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Bắc Kạn và một số đơn vị
khác có liên quan.
- Về thời gian nghiên cứu:
+ Số liệu thứ cấp: Thông tin phục vụ cho đề tài từ năm 2 013 đến
năm 2017.
+ Số liệu sơ cấp: Tháng 1-5/2018.
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Thực trạng quản lý các dịch vụ công ích đô thị, dịch vụ vệ sinh môi
trường: Quét, thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Bắc Kạn.


+ Các giải pháp, đề xuất xây dựng một số mô hình tổ chức và cơ chế
chính sách phù hợp để quản lý dịch vụ vệ sinh môi trường: Quét, thu gom vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dịch vụ VSMT và thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng đó trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
4. Những đóng góp chủ yếu của Luận văn
- Góp phần hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận về quản lý dịch vụ công
ích, dịch vụ vệ sinh môi trường.
- Đánh giá đúng về thực trạng quản lý dịch vụ công ích đô thị nói
chung và dịch vụ vệ sinh môi trường nói riêng tại địa bàn thành phố Bắc Kạn
và chỉ ra những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý dịch vụ công ích đô thị,

dịch vụ vệ sinh môi trường tại địa bàn thành phố Bắc Kạn.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dịch vụ công ích
đô thị và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đó trên địa bàn thành phố Bắc Kạn
- Đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý dịch vụ công ích đô
thị, cụ thể là các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dịch vụ vệ sinh
môi trường tại thành phố Bắc Kạn nhằm tăng cường xã hội hóa, giảm chi
ngân sách hàng năm cho lĩnh vực này đồng thời tạo ra một cơ chế quan lý mới
năng động hơn từ đó ngày càng nâng cao năng lực phục vụ công cộng, phục
vụ người dân.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ công ích đô thị
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành
phố Bắc Kạn


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
1.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ công ích đô thị và quản lý dịch vụ công ích đô
thị
1.1.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ công ích đô thị
1.1.1.1. Một số khái niệm
a) Dịch vụ công ích đô thị
Theo nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và cung
ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định là sản phẩm, dịch vụ công ích
khi đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội
của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
2. Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị
trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
3. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt giao kế hoạch, đấu thầu
theo giá hoặc phí do nhà nước quy định
DVCI đô thị là một loại hình cụ thể của DVCI trong đó tập trung cung
cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng tại các khu vực
đô thị như: Vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, xử lý nước thải,
quản lý hệ thống cây xanh đô thị, quản lý công viên quảng trường, quản lý
vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị, vận tải công cộng đô thị.
b) Dịch vụ vệ sinh môi trường
Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của con người nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế, dân số tăng nhanh, môi trường sống của chúng ta đã và đang đe dạo, nhất
là ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.


Dịch vụ vệ sinh môi trường là loại dịch vụ hết sức cần thiết đối với đời
sống xã hội. Đó là loại dịch vụ nhằm làm đẹp môi trường, bao gồm thu gom
rác thải, chất thải rắn ở các khu dân cư, các cơ quan nhà nước, trường học,
bệnh viện, khu vui chơi giải trí, dịch vụ làm sạch các hệ thống nước thải, xử
lý chất thải.
Dịch vụ vệ sinh môi trường là loại dịch vụ mang tính công ích, một
loại dịch vụ thuộc trách nhiệm cung ứng của Nhà nước với các đặc điểm
chủ yếu sau:
1.1.1.2. Các loại dịch vụ công ích đô thị
Các hoạt động DVCI đô thị hầu hết đều được cung ứng theo hình thức
nhà nước đứng ra tổ chức cung ứng dịch vụ theo hình thức nhà nước trực tiếp

cung ứng hoặc giao cho một đơn vị thay mặt nhà nước cung ứng dịch vụ dưới
sự điều hành của nhà nước và nhà nước chủ động và cung cấp toàn bộ tài
chính để duy trì các hoạt động này thông qua các hợp đồng giữa nhà nước
hoặc các cơ quan giúp việc của nhà nước có thẩm quyền với đơn vị cung ứng
dịch vụ.
- Nhóm các hoạt động DVCI đô thị thường xuyên: Bao gồm các DVCI
đô thị thiết yếu diễn ra hàng ngày và được ký hợp đồng với đơn vị thực hiện
theo năm và thực hiện theo quy trình bao gồm:
+ Các dịch vụ về vệ sinh môi trường: Quét, thu gom vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt, tưới nước rửa đường chống bụi, quét dải phân cách.
+ Các dịch vụ về duy trì chăm sóc cây xanh, tiểu cảnh, quản lý công
viên, quảng trường, đài tưởng niệm.
+ Xử lý nước thải sinh hoạt.
+ Quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng.
- Nhóm các hoạt động DVCI phát sinh: Là nhóm các hoạt động DVCI
nhỏ lẻ phát sinh theo thời điểm chủ yếu để thực hiện công tác nạo vét cống
rãnh trước mùa mưa bão, thực hiện trang trí tuyên truyền vào các dịp lễ, tết,


các sự kiện chính trị, khắc phục hậu quả thiên tai. Nhóm dịch vụ này thực
hiện và vận hành như một hợp đồng riêng biệt.
1.1.1.3. Các hình thức cung ứng dịch vụ công ích
Tuỳ theo tính chất và loại hình, DVCI đô thị có thể do các cơ quan nhà
nước trực tiếp thực hiện hoặc có thể được chuyển giao cho khu vực phi nhà
nước. Có thể thấy rõ rằng, theo thời gian, vai trò của nhà nước và các tác nhân
khác trong cung ứng DVCI có sự biến đổi đáng kể dẫn đến các dạng thức
cung ứng dịch vụ công khác nhau. Hiện nay, việc cung ứng DVCI ở hầu hết
các nước thông thường được tiến hành theo các hình thức sau:
- Các cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng DVCI đô thị: Theo hình thức
này, nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cung ứng DVCI. Nhà nước với vai

trò chủ đạo của mình, cũng trực tiếp cung ứng các loại dịch vụ thuộc các lĩnh
vực và địa bàn không thuận lợi đầu tư mà thị trường không thể hoặc không
muốn tham gia do chi phí quá lớn hay không có lợi nhuận.
- Nhà nước chuyển một phần hoạt động cung ứng DVCI đô thị cho thị
trường dưới các hình thức:
+ Ủy quyền cho các công ty tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ cung
ứng một số DVCI mà nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và thường có nguồn
kinh phí từ ngân sách nhà nước như vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác
thải, xây dựng và xử lý hệ thống cống thoát nước v.v…Công ty tư nhân hoặc
tổ chức phi chính phủ được uỷ quyền phải tuân thủ những điều kiện do nhà
nước quy định và được nhà nước cấp kinh phí (loại dịch vụ nào có thu tiền
của người thụ hưởng thì chỉ được nhà nước cấp một phần kinh phí).
+ Liên doanh cung ứng DVCI giữa nhà nước và một số đối tác trên cơ sở
đóng góp nguồn lực, chia sẻ rủi ro và cùng phân chia lợi nhuận. Hình thức
này cho phép nhà nước giảm phần đầu tư từ ngân sách cho DVCI mà vẫn
tham gia quản lý trực tiếp và thường xuyên các dịch vụ này nhằm đảm bảo lợi
ích chung.


+ Tư nhân hoá DVCI, trong đó nhà nước bán phương tiện và quyền chi
phối của mình đối với dịch vụ nào đó cho tư nhân song vẫn giám sát và đảm
bảo lợi ích công bằng pháp luật.
+ Mua DVCI từ khu vực tư nhân đối với các dịch vụ mà tư nhân có
thể làm tốt và giảm được số người làm dịch vụ trong cơ quan nhà nước,
như bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, các phương tiện tin
học, đáp ứng nhu cầu về phương tiện đi lại, làm vệ sinh và công việc phục
vụ trong cơ quan…
1.1.1.4. Đặc điểm của dịch vụ công ích đô thị
Ngoài những đặc điểm chung vốn có của dịch vụ công và DVCI thì hoạt
động DVCI đô thị còn có một số đặc điểm riêng như sau:

- Các hoạt động DVCI đô thị của từng đô thị thì phụ thuộc vào điều
kiện hạ tầng cơ sở, quy mô dân số của từng đô thị và mang đặc điểm riêng
của từng đô thị.
- Các hoạt động DVCI đô thị thường do nhà nước đảm nhận việc cung
cấp dịch vụ và cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động mà không thu
phí của người sử dụng.
- Các hoạt động DVCI đô thị thường là các dịch vụ thiết yếu không thể
thiếu trong việc duy trì và phát triển của bất kỳ đô thị nào và đòi hỏi dịch vụ
phải được cung cấp thường xuyên, liên tục.
- Các hoạt động DVCI đô thị luôn vận động và phát triển cùng sự phát
triển của đô thị theo hướng mở rộng về quy mô, khối lượng, loại hình dịch vụ
đồng thời đòi hỏi ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.1.1.5. Tác dụng của dịch vụ công ích đô thị trong tiến trình phát triển và vai
trò quản lý, điều tiết của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công ích đô thị
* Tác dụng của dịch vụ công ích đô thị trong phát triển kinh tế- xã hội
Tính ưu việt của một xã hội được phản chiếu một cách rõ ràng qua chất
lượng cung ứng dịch vụ công, bởi vì dịch vụ công ích là những hoạt động


phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển bền
vững và có kỷ cương, trật tự. Mọi xã hội đều có những vấn đề chung, liên
quan đến cuộc sống của tất cả mọi người. Đó là các vấn đề như trật tự trị an,
phân hóa giàu nghèo, giáo dục, y tế, dân số, môi trường, tài nguyên,… Để giải
quyết thành công các vấn đề này, cần có sự góp sức của cả nhà nước, cộng
đồng và các tổ chức xã hội thông qua việc cung ứng các dịch vụ công. Nếu
các dịch vụ công bị ngừng cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chất lượng
thấp thì sẽ dẫn đến những rối loạn trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống của mỗi người dân, đồng thời tác động tiêu cực đến sự phát triển của
mỗi quốc gia.
Nhìn chung, dịch vụ công đáp ứng những nhu cầu chung của xã hội về

các lĩnh vực sau đây:
- Duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội như quốc phòng, an ninh,
ngoại giao.
- Bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự mua bán trên thị trường thông qua việc
xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường.
- Cung cấp các tiện ích công cộng cho to àn thể thành viên trong xã
hội như bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, giao thông công cộng, thông
tin, thư viện công cộng...
- Quản lý tài nguyên và tài sản công cộng như: quản lý tài sản nhà nước,
bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ quyền công dân, quyền con người.
Đề cập sâu hơn tới tác dụng của việc cung ứng dịch vụ công, chúng ta có
thể lấy thí dụ trong lĩnh vực hành chính công. Hành chính công có liên quan
đến mức độ thoả mãn các nhu cầu công cộng của xã hội, liên quan đến tiến bộ
kinh tế, xã hội của một quốc gia. Theo các nhà nghiên cứu Trung quốc1, tác
dụng của hành chính công chủ yếu là tác dụng dẫn đường, tác dụng quản chế,


tác dụng phục vụ và tác dụng giúp đỡ. Nói về tác dụng quản chế, tức là nhà
nước phát huy năng lực quản lý công cộng mang tính quyền uy, cưỡng chế để
xử lý, điều hòa các quan hệ xã hội và lợi ích xã hội, đảm bảo cho xã hội vận
hành tốt; còn về tác dụng giúp đỡ, đó chính là sự giúp đỡ của nhà nước đối
với các địa phương nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, như giúp đỡ
người nghèo, cứu tế xã hội, phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, y tế,… Việc
cung ứng dịch vụ hành chính công còn có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển
kinh tế -xã hội của đất nước. Khi cung cấp các dịch vụ này, nhà nước sử dụng
quyền lực công để tạo ra dịch vụ như cấp các loại giấy phép, đăng ký, chứng
thực, thị thực... Tuy xét về mặt hình thức, sản phẩm của các dịch vụ này chỉ là
các loại văn bản giấy tờ, nhưng chúng lại có tác dụng chi phối quan trọng đến
các hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước. Chẳng hạn, giấy đăng ký kinh

doanh của doanh nghiệp thể hiện việc nhà nước công nhận doanh nghiệp đó
ra đời và đi vào hoạt động, điều này dẫn đến những tác động và kết quả đáng
kể về mặt kinh tế - xã hội. Ngoài ra, thông qua việc cung ứng dịch vụ công,
nhà nước sử dụng quyền lực của mình để đảm bảo quyền dân chủ và các
quyền hợp pháp khác của công dân.
Nguyên tắc nhà nước phải chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là trách
nhiệm cuối cùng đối với việc cung ứng đầy đủ về số lượng, chất lượng, có
hiệu quả dịch vụ công cho dù là nhà nước tiến hành thực hiện trực tiếp hay
thông qua các tổ chức và cá nhân khác là một lá chắn bảo vệ an toàn cho cuộc
sống của mỗi người dân. Với việc nhà nước bảo đảm sự công bằng, bình đẳng
cho công dân, nhất là nhóm dân cư dễ bị tổn thương, trong việc tiếp cận và
hưởng thụ các dịch vụ công thiết yếu liên quan trực tiếp tới đời sống như y tế,
giáo dục, an sinh xã hội…, người dân được hưởng các quyền sống cơ bản của
mình, trên cơ sở đó học tập, làm việc nâng cao mức sống của bản thân và
đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Như vậy, dịch vụ công có tác dụng cực kỳ to


lớn đối với sự phát triển của đất nước và từng người dân, và là yếu tố quan
trọng góp phần ổn định xã hội.
* Vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
công ích đô thị
Chúng ta đều biết rằng, nhà nước của bất kỳ chế độ nào cũng bao gồm
hai chức năng cơ bản: chức năng quản lý (hay còn gọi là chức năng cai trị) và
chức năng phục vụ (hay còn gọi là chức năng cung cấp dịch vụ cho xã hội).
Hai chức năng này thâm nhập vào nhau, trong đó chức năng phục vụ là chủ
yếu, chức năng quản lý xét đến cùng cũng nhằm phục vụ. Với chức năng phục
vụ, như đã phân tích ở các phần trên, nhà nước có trách nhiệm cung ứng các
dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội. Bên cạnh đó, với chức năng quản lý,
nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý và điều tiết xã hội nói chung, trong đó
có vấn đề dịch vụ công ích. Nhà nước bằng quyền lực của mình, thông qua

các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, để
quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ công, qua đó làm tăng hiệu
quả cung ứng dịch vụ công ích trong toàn xã hội.
- Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức tự quản của cộng đồng tham gia cung ứng dịch vụ
công ích.
Vai trò này vượt ra khỏi phạm vi quản lý nhà nước thuần túy, xuất phát
từ việc xác định trách nhiệm cao nhất và đến cùng của nhà nước trong lĩnh
vực dịch vụ công không có nghĩa là nhà nước phải trực tiếp cung ứng toàn bộ
các dịch vụ này. Thực hiện vai trò này, nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính
sách khuyến khích tư nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội của người
dân tham gia cung ứng dịch vụ công. Cơ chế, chính sách ấy bao gồm: vạch rõ
những lĩnh vực dịch vụ cần khuyến khích sự tham gia của khu vực phi nhà
nước, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách thuế, các điều kiện vật chất, các
chính sách đào tạo, kiểm tra và kiểm soát,... Nhà nước cần tạo ra một môi


trường pháp lý chung cho tất cả các đơn vị cung ứng dịch vụ công, đảm bảo
một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà cung ứng dịch vụ công.
- Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài
nhà nước cung ứng dịch vụ công ích.
Xét cho cùng, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xã hội
về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ công, kể cả các dịch vụ công được
thực hiện bởi các công ty tư nhân hay các tổ chức kinh tế-xã hội. Trong khi
đó, đối với các công ty tư nhân, các tổ chức, cá nhân đảm nhận các dịch vụ
công, lợi ích của chính bản thân họ không phải bao giờ cũng thống nhất với
lợi ích của nhà nước, của xã hội. Vì vậy, nhà nước phải tạo ra cơ chế để các
tác nhân bên ngoài nhà nước khi đảm nhận các dịch vụ công thực hiện mục
tiêu xã hội. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ công để đánh giá
hoạt động của các đơn vị cung cấp, giám sát và kiểm tra hoạt động của các cơ

sở này. Nhà nước cần định hướng phát triển đối với khu vực tư nhân, hướng
khu vực tư nhân vào những lĩnh vực mà tư nhân hoạt động hiệu quả, đồng
thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm không ngừng cải tiến việc
cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Điều cốt lõi là nhà nước phải cân nhắc,
tính toán và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, của
xã hội với lợi ích của tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công.
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ công ích đô thị
1.1.2.1. Khái niệm
- Theo Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của chính phủ về
sản xuất và cưng ứng sản phẩm DVCI thì “Sản phẩm, DVCI” được xác định
là sản phẩm, dịch vụ khi đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của
đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo
đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh;


b) Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị
trường khó có khả năng bù đắp chi phí;
c) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, tổ
chức đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định.
- Theo Luật Doanh nghiệp (2014) thì DVCI là: dịch vụ thiết yếu đối với
đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực
lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà việc sản xuất, cung cấp theo
cơ chế thị trường thì khó có khả năng bù đắp chi phí đối với doanh nghiệp sản
xuất, cung ứng dịch vụ này, do đó được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch,
đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Cách định nghĩa này được
các nhà làm chính sách nước ta đưa ra chỉ để tiện cho việc chi tiêu Ngân sách
nhưng lại không hội nhập với thông lệ quốc tế.
- Theo kinh tế học công cộng, dịch vụ công ích là hàng hoá công cộng
(public goods). Hàng hoá công cộng là những hàng hoá mà việc một cá nhân

này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những
người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Hàng hoá công cộng có
hai thuộc tính cơ bản là:
+ Không có tính cạnh tranh (non-rivalrous) trong tiêu dùng, tức là khi có
thêm một người tiêu dùng thì cũng không làm giảm lợi ích của những người
đang tiêu dùng, chẳng hạn xem truyền hình;
+ Không có tính loại trừ (non- excludable) trong tiêu dùng, tức là không
thể loại trừ, hoặc muốn loại trừ thì rất tốn kém, những cá nhân từ chối trả tiền
cho dịch vụ đó, chẳng hạn kẻ trốn đóng phụ phí nước thải vẫn có thể hưởng
dịch vụ thoát nước mưa và nước thải.
Tuy vậy chỉ có hàng hoá công cộng thuần túy (pure public goods) mới có
đầy đủ hai thuộc tính đó, còn trong thực tế đa số hàng hoá công cộng là không
thuần tuý (impure public goods) chỉ có phần nào các thuộc tính trên.


Trong số các hàng hoá công cộng có những loại mà người ta cho rằng ai
cũng cần được tiêu dùng, bất kể thu nhập của họ là bao nhiêu, chẳng hạn giáo
dục tiểu học, tiêm chủng, nước sạch. Hàng hoá công cộng đó gọi là hàng hoá
khuyến dụng (merit goods).
- Theo ông Phạm Quang Lê trong sách “Dịch vụ công và xã hội hoá dịch
vụ công- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn “(Chu văn Thành chủ biên. Nhà
XB Chính trị quốc gia. Hà Nội.2004) thì DVCI là các hoạt động có tính chất
kinh tế hàng hoá do các doanh nghiệp công ích thực hiện theo yêu cầu của
Nhà nước, không nhằm mục tiêu lợi nhuận để phục vụ nhân dân như cung cấp
điện, nước, kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh,
vận tải công cộng, khuyến nông…
- Ngoài ra theo cách hiểu thông thường thì DVCI Là các hoạt động cung
cấp các hàng hoá, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như:
vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị,
phòng chống thiên tai…chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Có

một số hoạt động ở địa bàn cơ sở do khu vực tư nhân đứng ra đảm nhiệm như
vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác thải ở một số đô thị nhỏ, cung
ứng nước sạch ở một số vùng nông thôn.
Quản lý dịch vụ công ích là việc quản lý các hoạt động vệ sinh môi
trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch…nhằm đạt mục tiêu các chất gây ô
nhiễm môi trường không lan truyền ra khí quyển, thủy quyển, thạch quyển.
1.1.2.2. Các đặc điểm quản lý dịch vụ công ích
- Dịch vụ công ích có tính xã hội, với mục tiêu chính là phục vụ lợi ích
cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân, không phân biệt giai cấp, địa
vị xã hội và bảo đảm công bằng và ổn định xã hội, mang tính quần chúng
rộng rãi. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các DVCI
với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước. Từ đó có thể thấy tính kinh tế,
lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động DVCI .


×