Tải bản đầy đủ (.pdf) (269 trang)

GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI ĐẦM NẠI, HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.07 MB, 269 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----------------------------------

NGUYỄN TRỌNG LƯƠNG

GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
TẠI ĐẦM NẠI, HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

KHÁNH HÒA - 2018
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
--------------------------------------

NGUYỄN TRỌNG LƯƠNG

GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
TẠI ĐẦM NẠI, HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN

Ngành đào tạo: Khai thác thuỷ sản
Mã số: 9620304

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN ĐỨC SĨ


2. TS. LÊ XUÂN TÀI

KHÁNH HÒA - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi
thủy sản tại đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
cho tới thời điểm này.
Khánh Hoà, ngày 16 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận án

Nguyễn Trọng Lương

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Đức Sĩ và TS. Lê Xuân
Tài đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Viện
Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản, Phòng Đào tạo Sau Đại học đã tạo mọi
điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận,
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Ninh Thuận và cộng đồng ngư dân tại các xã, thị trấn quanh đầm Nại đã hỗ trợ và

tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập dữ liệu để thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo và các bạn đồng nghiệp trong
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, đặc biệt vợ
cùng các con đã động viên, giúp đỡ, hy sinh nhiều thời gian cho tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm, lời động viên và sự
giúp đỡ quý báu đó.
Khánh Hoà, ngày 16 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận án

Nguyễn Trọng Lương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................x
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................4
1.1. Tổng quan về đầm Nại ......................................................................................4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................4
1.1.2. Nguồn lợi thủy sản......................................................................................6

1.1.3. Một số hệ sinh thái đặc trưng .....................................................................9
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước..............................10
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước .....................................................10
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước......................................................18
1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước......................25
1.3.1. Về phương pháp nghiên cứu ....................................................................25
1.3.2. Về nội dung nghiên cứu ...........................................................................26
1.3.3. Về kết quả nghiên cứu..............................................................................26
1.3.4. Về hạn chế của các công trình nghiên cứu................................................27
1.3.5. Những điểm kế thừa cho đề tài luận án ....................................................28
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................31
2.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................31
2.1.1. Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại ...............................31
2.1.2. Thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại ......................................31
2.1.3. Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại .................31
2.1.4. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại.........................31
2.1.5. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại..............................31
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................................31
2.2.1. Dữ liệu thứ cấp ........................................................................................31
2.2.2. Xác định cỡ mẫu và phân bố mẫu điều tra................................................32
2.2.3. Thu thập số liệu về thực trạng hoạt động khai thác thủy sản.......................34

iii


2.2.4. Thu thập dữ liệu về thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS.............................35
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm thiết bị chọn lọc cho ngư cụ ...........36
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ..............................................................................40
2.3.1. Xử lý dữ liệu thứ cấp ...............................................................................40
2.3.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp .................................................................................40

2.4. Phương pháp tính toán ....................................................................................41
2.4.1. Xác định sản lượng (MSY) và cường lực khai thác BVTĐ (fMSY) ............41
2.4.2. Phương pháp xác định sản lượng thủy sản khai thác.................................42
2.4.3. Xác định thu nhập của lao động KTTS.....................................................44
2.5. Phương pháp đánh giá.....................................................................................44
2.5.1. Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại .................44
2.5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại.........................46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................47
3.1. Kết quả điều tra hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại ..............................47
3.1.1. Số lượng hộ dân, cơ cấu nghề và tàu thuyền.............................................47
3.1.2. Thực trạng ngư cụ ....................................................................................51
3.1.3. Thực trạng lao động khai thác thủy sản ....................................................54
3.1.4. Thực trạng tổ chức sản xuất, mùa vụ và thời gian khai thác......................56
3.1.5. Thực trạng sản lượng thủy sản khai thác ..................................................58
3.1.6. Thực trạng thành phần sản phẩm khai thác...............................................59
3.1.7. Thực trạng thu nhập của lao động khai thác thủy sản tại đầm Nại ............60
3.2. Kết quả điều tra hoạt động công tác bảo vệ NLTS tại đầm Nại........................63
3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ NLTS ...........63
3.2.2. Mức độ hiểu biết của ngư dân về quản lý khai thác và bảo vệ NLTS........69
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại ........................72
3.3.1. Đánh giá thực trạng cường lực và sản lượng khai thác tại đầm Nại ..........72
3.3.2. Đánh giá thực trạng sản phẩm khai thác tại đầm Nại ................................80
3.3.3. Đánh giá tình trạng vi phạm quy định về tàu cá........................................87
3.3.4. Đánh giá tình trạng vi phạm quy định về ngư cụ ......................................87
3.3.5. Đánh giá về thời gian hoạt động khai thác................................................88
3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại................................89
3.4.1. Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ NLTS của cơ quan quản lý..............89
3.4.2. Đánh giá sự hiểu biết của ngư dân về công tác bảo vệ NLTS ...................92
3.5. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại.....................................94
3.5.1. Giải pháp sử dụng ngư cụ khai thác hợp lý NLTS (lưới đáy và lờ dây) ....94

3.5.2. Giải pháp sử dụng cường lực khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại .......... 113

iv


3.5.3. Giải pháp sử dụng thời gian và ngư trường khai thác hợp lý tại đầm Nại126
3.6. Thảo luận và hạn chế của đề tài..................................................................... 135
3.6.1. Thảo luận............................................................................................... 135
3.6.2. Hạn chế của đề tài.................................................................................. 138
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 139
Kết luận ............................................................................................................... 139
Khuyến nghị ........................................................................................................ 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.......................................................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 142
PHỤ LỤC................................................................................................................ 150

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTĐ

: Bền vững tối đa

CPUE
CV
ĐN

: Catch Per Unit Effort (Năng suất khai thác)

: Chevaux Vapeur (Công suất máy tàu)
: Đụt ngoài (bao đụt)

ĐT

: Đụt trong

ĐVT

: Đơn vị tính

fMSY
KTTS
L25

: Cường lực khai thác mà tại đó đạt sản lượng bền vững tối đa
: Khai thác thủy sản
: Chiều dài cá với 25% cá thể được giữ lại trong đụt lưới

L50
L75


: Chiều dài cá với 50% cá thể được giữ lại trong đụt lưới
: Chiều dài cá với 75% cá thể được giữ lại trong đụt lưới
: Lao động

M1
M2
M3


: Mẫu lưới 1, mắt lưới hình thoi, a = 6mm (a là kích thước cạnh mắt lưới)
: Mẫu lưới 2, mắt lưới hình thoi, a = 9mm
: Mẫu lưới 3, chèn tấm lọc mắt lưới hình vuông, a = 9mm

M4
MC
MP
MSY
NCS

:
:
:
:
:

Mẫu lưới 4, chèn tấm lọc mắt lưới hình vuông, a = 11mm
Mùa chính
Mùa phụ
Maximum Sustainable Yield (Sản lượng bền vững tối đa)
Nghiên cứu sinh

NLTS
NN&PTNT
NTTS
SF
SL
SLTB
SR

THCS
THPT
UBND
VBNC

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Nguồn lợi thủy sản
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nuôi trồng thủy sản
Selectivity Factor (Hệ số chọn lọc)
Sản lượng
Sản lượng trung bình
Selection Range (Khoảng chọn lọc)
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân
Vùng biển nghiên cứu

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra thực trạng khai thác.................................33
Bảng 3.1. Số lượng hộ dân khai thác thủy sản tại các xã quanh đầm Nại....................47
Bảng 3.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản giai đoạn 2012 ÷ 2016 ..............................47
Bảng 3.3. Cơ cấu tàu thuyền theo địa phương giai đoạn 2012 ÷ 2016 ........................48
Bảng 3.4. Cơ cấu tàu thuyền theo nghề KTTS giai đoạn 2012 ÷ 2016........................48
Bảng 3.5. Phân bố số lượng tàu thuyền 2016 theo nghề KTTS và địa phương............49
Bảng 3.6. Thống kê tàu thuyền theo nghề KTTS năm 2016 .......................................49
Bảng 3.7. Tình hình trang bị áo phao trên tàu cá theo nghề năm 2016........................51
Bảng 3.8. Thống kê thông số kỹ thuật của lưới rê 3 lớp ...............................................51
Bảng 3.9. Thống kê thông số kỹ thuật của vàng câu ....................................................52
Bảng 3.10. Thống kê thông số kỹ thuật của lờ dây.......................................................52
Bảng 3.11. Thống kê thông số kỹ thuật của lưới đáy....................................................53
Bảng 3.12. Thống kê thông số kỹ thuật của te .............................................................53
Bảng 3.13. Số lượng lao động theo nghề khai thác, giai đoạn 2012 ÷ 2016....................54
Bảng 3.14. Trình độ học vấn và độ tuổi lao động KTTS...............................................54
Bảng 3.15. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của lao động ....................................55
Bảng 3.16. Thời gian hoạt động khai thác của các nghề trong 01 năm .......................57
Bảng 3.17. Thời gian thực tế hoạt động khai thác của các nghề trong 01 ngày ...........58
Bảng 3.18. Năng suất khai thác bình quân trong 01 ngày hoạt động...........................58
Bảng 3.19. Tổng sản lượng các nghề khai thác ở đầm Nại từ 2012 ÷ 2016.................59
Bảng 3.20. Một số chỉ số kinh tế của các nghề KTTS tại đầm Nại................................61
Bảng 3.21. Thu nhập trung bình của lao động trong 01 giờ khai thác .........................62
Bảng 3.22. Ước tính thu nhập trung bình của lao động trong 01 năm khai thác ..........62
Bảng 3.23. Thống kê tình hình thực hiện công tác tuyên truyền .................................66
Bảng 3.24. Thống kê tình hình thực hiện công tác tuần tra bảo vệ NLTS ...................67
Bảng 3.25. Mức độ hiểu biết về quản lý KTTS tại đầm Nại .......................................69
Bảng 3.26. Mức độ hiểu biết về bảo vệ NLTS tại đầm Nại ........................................70

Bảng 3.27. Mức độ hiểu biết về các hoạt động gây hại đến NLTS tại đầm Nại ..........70
Bảng 3.28. Một số ý kiến đánh giá của ngư dân về nghề KTTS tại đầm Nại ..............71
Bảng 3.29. Thống kê các đề xuất của ngư dân nhằm bảo vệ NLTS tại đầm Nại .........72
Bảng 3.30. Năng suất và cường lực của nghề lưới rê 3 lớp.........................................73
Bảng 3.31. Năng suất và cường lực của nghề câu vàng ..............................................74
Bảng 3.32. Năng suất và cường lực của nghề lờ dây ..................................................75
Bảng 3.33. Năng suất và cường lực của nghề lưới đáy ...............................................75
Bảng 3.34. Năng suất và cường lực của nghề te .........................................................76

vii


Bảng 3.35. Sản lượng và cường lực BVTĐ theo đơn vị cường lực chuẩn...................77
Bảng 3.36. Sản lượng và cường lực BVTĐ tính theo đơn vị cường lực thực tế ..........78
Bảng 3.37. Biến động năng suất khai thác theo đơn vị cường lực chuẩn ....................78
Bảng 3.38. So sánh cường lực khai thác thực tế với giá trị fMSY .................................79
Bảng 3.39. So sánh sản lượng khai thác thực tế với giá trị MSY ................................80
Bảng 3.40. Thành phần và sản lượng các đối tượng chính..........................................84
Bảng 3.41. Kích thước của một số đối tượng khai thác chính của các nghề ...................85
Bảng 3.42. Tỷ lệ (%) các sản phẩm nhỏ hơn kích thước cho phép đánh bắt ...............86
Bảng 3.43. Thống kê thời kỳ cá mang trứng bắt gặp ở đầm Nại .................................88
Bảng 3.44. Thống kê sản lượng khai thác của các mẫu lưới thử nghiệm.....................97
Bảng 3.45. Sản lượng tôm rảo và cá lượng thoát ra ngoài của các mẫu lưới ...............97
Bảng 3.46. Số cá thể tôm rảo và cá lượng thoát ra ngoài của các mẫu lưới.................98
Bảng 3.47. Các tham số chọn lọc của lưới đáy khai thác tôm rảo và cá lượng .......... 101
Bảng 3.48. Hệ số chọn lọc (SF) của các mẫu lưới thử nghiệm ................................. 102
Bảng 3.49. Phương trình chọn lọc tôm rảo và cá lượng đánh bắt bằng lưới đáy ....... 103
Bảng 3.50. Kết quả hoạt động khai thác của 2 chủ hộ trong năm 2015..................... 110
Bảng 3.51. Kết quả khảo sát mô hình sản xuất Dương Văn Châu............................. 111
Bảng 3.52. Kết quả khảo sát mô hình sản xuất Dương Ngọc Tuấn ........................... 112

Bảng 3.53. So sánh kết quả hoạt động khai thác của các mô hình ............................ 113
Bảng 3.54. Tổng cường lực theo ngư cụ và hộ gia đình năm 2016 ........................... 114
Bảng 3.55. Xác định tổng cường lực cần cắt giảm theo nghề ................................... 115
Bảng 3.56. Phương án cắt giảm cường lực đối với tàu lắp máy ................................ 115
Bảng 3.57. Tổng hợp số liệu cắt giảm cường lực theo số lượng ngư cụ.................... 117
Bảng 3.58. Tổng hợp số liệu cắt giảm cường lực theo hộ gia đình ........................... 118
Bảng 3.59. Tổng hợp lộ trình cắt giảm cường lực khai thác tại đầm Nại .................. 122
Bảng 3.60. Tổng hợp thông tin chuyển đổi nghề của lao động nghề te ..................... 125
Bảng 3.61. Thu nhập trung bình của thuyền viên làm việc trên tàu lưới vây............. 125
Bảng 3.62. Thời gian và khu vực hạn chế hoặc cấm khai thác.................................. 133
Bảng 3.63. Tổng hợp kết quả kiểm tra tình hình vi phạm Quy định.......................... 134
Bảng 3.64. Trung bình thu nhập của thuyền viên khai thác xa bờ............................. 136
Bảng 3.65. Tình hình nuôi hàu và trồng rong nho của các hộ chuyển nghề .............. 137
Bảng 3.66. Hiệu quả nuôi hàu và trồng rong nho của các hộ chuyển nghề ............... 137

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Số lượng xử lý vi phạm trong hoạt động KTTS ở đầm Nại ....................67
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa cường lực và CPUE của nghề lưới rê..........................74
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa sản lượng và cường lực của nghề lưới rê ....................74
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa cường lực và CPUE của nghề câu vàng ......................74
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa sản lượng và cường lực của nghề câu vàng.................74
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa cường lực và CPUE của nghề lờ dây ..........................75
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa sản lượng và cường lực của nghề lờ dây .....................75
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa cường lực và CPUE của nghề lưới đáy .......................76
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa sản lượng và cường lực của nghề lưới đáy..................76
Biểu đồ 3.10. Biến động sản lượng và cường lực của nghề te từ 2012 ÷ 2016............76

Biểu đồ 3.11. Biến động về tổng sản lượng thủy sản khai thác...................................79
Biểu đồ 3.12. Biến động sản lượng các đối tượng khai thác của nghề lưới rê .............81
Biểu đồ 3.13. Biến động sản lượng các đối tượng khai thác chính của nghề câu ........81
Biểu đồ 3.14. Biến động sản lượng các đối tượng khai thác chính của nghề lờ dây ....82
Biểu đồ 3.15. Biến động sản lượng đối tượng khai thác chính của nghề lưới đáy .......82
Biểu đồ 3.16. Biến động sản lượng các đối tượng khai thác chính của nghề te ...........83
Biểu đồ 3.17. Phân bố chiều dài và số lượng tôm rảo của các mẫu lưới .....................99
Biểu đồ 3.18. Phân bố chiều dài và số lượng cá lượng của các mẫu lưới .................. 100
Biểu đồ 3.19. Đường cong chọn lọc tôm rảo của 4 mẫu lưới .................................... 103
Biểu đồ 3.20. Đường cong chọn lọc cá lượng của 4 mẫu lưới .................................. 104
Biểu đồ 3.21. Đường cong chọn lọc tôm rảo của các mẫu lưới................................. 104
Biểu đồ 3.22. Đường cong chọn lọc cá lượng của các mẫu lưới ............................... 104

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ khu vực đầm Nại...............................................................................4
Hình 2.1. Cách đo chiều dài các nhóm thủy sản .........................................................35
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý khai thác và bảo vệ NLTS ...........................64
Hình 3.2. Hoạt động thả giống thủy sản vào môi trường tự nhiên...............................68
Hình 3.3. Hoạt động khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đầm Nại ....................68
Hình 3.4. Bản đồ phân bố ngư trường của nghề lưới rê 3 lớp ................................... 128
Hình 3.5. Bản đồ phân bố ngư trường của nghề câu vàng ........................................ 129
Hình 3.6. Bản đồ phân bố ngư trường của nghề lờ dây............................................. 130
Hình 3.7. Bản đồ phân bố ngư trường của nghề lưới đáy.......................................... 131
Hình 3.8. Bản đồ phân bố khu vực hạn chế khai thác vào mùa sinh sản ................... 132

x



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, các đầm phá tiêu biểu phân bố ở dải ven bờ miền Trung từ Thừa
Thiên Huế đến Ninh Thuận, bao gồm các đầm nổi tiếng như: đầm Nại, Thủy Triều, Ô
Loan, Cù Mông, Thị Nại, Nước Ngọt, Trà Ổ, Nước Mặn, Trường Giang, Lăng Cô và
Tam Giang - Cầu Hai với tổng diện tích vào khoảng 448km2. Trong đó, đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai được đánh giá là lớn nhất, chạy dài 67km, rộng từ 01 ÷ 10km và có
diện tích vào khoảng 216km2. Các đầm phá nói trên phân bố khá đều trên khoảng
chiều dài chừng 700 km đường bờ biển miền Trung. Hệ thống đầm, phá ven biển có
vai trò rất lớn trong việc hạn chế lũ lụt, bão và sóng biển; ổn định khí hậu, chống xói
mòn bờ biển và cung cấp NLTS để phát triển nghề KTTS nói riêng và kinh tế - xã hội
nói chung [64].
Đầm Nại tỉnh Ninh Thuận có diện tích tự nhiên khoảng 1.200ha, có cửa thông ra
biển với chiều dài khoảng 2km và rộng 140 ÷ 400m, được bao quanh bởi 4 xã và 01
thị trấn với 4.000 hộ và 30.000 nhân khẩu sống ven đầm, sinh kế phụ thuộc đáng kể
vào nguồn lợi thủy sản (NLTS) tự nhiên của đầm [35,41,67,70,85].
Hàng năm, đầm Nại cung cấp cho cộng đồng dân cư trong khu vực một khối
lượng lớn về NLTS, gần 300 tấn cá, tôm [23] và trên 400 tấn sò huyết [39]. Nghề khai
thác thủy sản (KTTS) đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; tạo việc làm, thu nhập cho người dân; góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn
định đời sống cho nhân dân trong vùng [23,24,40].
Hoạt động KTTS tại đầm Nại gồm có 7 nghề với quy mô nhỏ (lưới rê 3 lớp, lờ
dây, lưới đáy, câu vàng, cào sò, khai thác hàu và te); phương tiện khai thác chủ yếu là
thúng chai, thuyền nhôm không lắp máy, chỉ có một số ít phương tiện lắp máy công
suất dưới 20CV; hoạt động khai thác quanh năm bằng các nghề có tính chọn lọc kém,
kích thước mắt lưới tại bộ phận giữ cá nhỏ và cấu trúc ngư cụ chưa phù hợp đã và
đang tác động tiêu cực đến NLTS [45].
Trong những năm gần đây, do nhu cầu thức ăn dùng cho các đối tượng nuôi ở

các đìa và lồng bè tăng cao, đã tạo động lực cho ngư dân khai thác tận thu, tận diệt
nguồn lợi tôm cá, khiến NLTS giảm nhanh, ảnh hưởng lớn đến sinh kế của cộng đồng
ngư dân. Sản lượng, năng suất khai thác và thu nhập của lao động liên tục giảm sút.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, trung bình mỗi năm giảm 8,0% về sản
lượng, giảm 9,8% về năng suất và giảm 9,6% về thu nhập. Trước đây, nhiều loài cá kinh

1


tế là đối tượng khai thác chính nhưng hiện nay rất hiếm gặp; kích thước cá khai thác
liên tục giảm sút và cá non chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm đánh bắt [44].
Trước tình hình đó, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chủ trương, chính sách
[71,74,76-79,81] nhằm quy hoạch, tổ chức sản xuất và quản lý hoạt động khai thác,
bảo vệ và phát triển NLTS nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi. Công tác quản
lý nghề cá tại địa phương chưa hiệu quả; việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát và giám sát
nghề cá còn bất cập, chưa có giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi phù hợp,
nên ngư dân tự do tiếp cận nguồn lợi là điều không tránh khỏi, dẫn đến NLTS liên tục
suy giảm mạnh trong những năm gần đây [1,8,9].
Trong những năm gần đây đã có 14 công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt
động khai thác và bảo vệ NLTS; đánh giá NLTS và phân bố đàn cá; đặc điểm môi
trường và các hệ sinh thái ở đầm Nại [23,24,32,34,39,40,42,46,48,56,58,67,83-85],
đồng thời đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm khai thác hiệu quả, bảo vệ và phát triển
NLTS; bảo vệ môi trường và phục hồi các hệ sinh thái ở đầm Nại. Tuy nhiên, chưa có
công trình nghiên cứu nào sử dụng mô hình tính toán để đưa ra các chỉ số tham chiếu
nhằm đánh giá thực trạng hoạt động khai thác NLTS nên các giải pháp được đề xuất
chưa có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đầm Nại. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu giải pháp nhằm khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển NLTS tại đầm
Nại là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần ổn định việc làm và thu nhập
cho cộng đồng ngư dân các địa phương quanh đầm.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh thấy rằng việc lựa chọn đề tài luận án

"Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận" là cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng giải pháp khai thác hợp lý, góp phần bảo vệ và phát triển NLTS ở đầm
Nại, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.
Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS ở
đầm Nại;
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về đánh giá thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ
NLTS ở đầm Nại;
- Xây dựng giải pháp đảm bảo khai thác hợp lý NLTS ở đầm Nại.

2


3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài luận án tập trung giải quyết các vấn đề chính như sau:
1). Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại;
2). Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại;
3). Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại;
4). Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NLTS tại đầm Nại;
5). Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian thực hiện: 2012 ÷ 2016.
- Không gian: Các địa phương hoạt động khai thác thủy sản, cộng đồng ngư dân
các xã xung quanh đầm Nại (xã Tri Hải, Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải và thị trấn
Khánh Hải của huyện Ninh Hải).

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung nguồn dữ liệu về thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS tại
đầm Nại.
- Bổ sung khả năng ứng dụng phương pháp hiện đại để xác định sản lượng và
cường lực khai thác bền vững tối đa cho nghề cá đa loài và đa ngư cụ.
- Bổ sung khả năng ứng dụng thiết bị chọn lọc cho ngư cụ nhằm khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại.
- Các giải pháp nhằm khai thác hợp lý NLTS tại đầm Nại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp địa phương có cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch nghề KTTS, sắp xếp cơ
cấu nghề nghiệp, tổ chức quản lý hoạt động KTTS hợp lý tại đầm Nại.
- Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển NLTS theo hướng bền vững nhằm cung
cấp nguồn thực phẩm và ổn định sinh kế cho cộng đồng cư dân ven đầm.
- Giúp địa phương có một số định hướng, phương án chuyển đổi nghề nhằm ổn
định việc làm và sinh kế cho ngư dân.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về đầm Nại
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Đầm Nại thuộc địa bàn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận nằm ở khu vực từ vĩ độ
11016’ ÷ 11038’ Bắc, kinh độ 109009’ ÷ 109017’ Đông. Phía Bắc là xã Tân Hải, phía
Đông Bắc là xã Phương Hải, phía Đông là xã Tri Hải, phía Đông Nam là lạch Ninh Chữ
nối với vịnh Phan Rang, phía Nam là thị trấn Khánh Hải và phía Tây là xã Hộ Hải. Tổng
diện tích tự nhiên của đầm khoảng 1.200ha [63,67].


Hình 1. 1. Bản đồ khu vực đầm Nại

4


1.1.1.2. Địa hình - địa mạo và chất đáy
Đầm Nại có địa hình bằng phẳng, hình đa giác đơn giản, ít eo ngách, giúp cải
thiện khả năng trao đổi nước và vận chuyển nước đến được mọi địa điểm, hạn chế hiện
tượng tù đọng nước trong đầm. Tuy nhiên, luồng đầm Nại khá dài và hẹp nên khả năng
trao đổi nước với vịnh Phan Rang bị hạn chế, vận tốc dòng chảy ở giữa và vùng phía
Tây của đầm giảm đáng kể [41,67].
Đầm Nại có chất đáy tương đối thuần nhất, với 4 loại đặc trưng là cát, cát bùn,
bùn cát và bùn [21,35,67]. Tại lạch Ninh Chữ thông trực tiếp với đầm có chất đáy là
cát bùn - san hô và đáy san hô theo tỷ lệ như sau: Cát: 14%; cát - bùn: 28%; bùn - cát:
33%; bùn: 25%; còn lại là bùn, cát xen mảnh vụn của san hô và động vật thân mềm
[34,36,39,52,54,56].
1.1.1.3. Đặc điểm thủy văn và thủy triều
Đặc điểm thủy văn: Hệ thống sông suối tự nhiên vùng đầm Nại gồm có: Suối
Màn Màn, Ngòi Qụa, Gò Thao, Mương Mê và Đồng Nha. Tuy nhiên, do khô hạn nên
nước ngọt chỉ có vào các tháng mùa mưa, các tháng khác thường khô cạn. Kênh T5,
Mương Tháo, Lê Đình Chinh, mương Đồng Lớn, v.v phục vụ cho nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản [2,72]
Đặc điểm thủy triều: Theo chế độ nhật triều không đều. Độ lớn triều nằm trong
khoảng 0,5 ÷ 2,0m, trong kỳ nước cường có thể đạt 1,2 ÷ 2,0m và trong kỳ nước kém
là 0,5m. Trong một tháng có từ 16 ÷ 18 ngày nhật triều, những ngày bán nhật triều
xuất hiện cả trong kỳ triều cường và triều kém. Hàng tháng có từ 4 ÷ 6 ngày nhật triều
liên tục sau đó mực nước chuyển sang chế độ triều chất hỗn hợp trong khoảng 5 ÷ 7
ngày [41,56,87].
1.1.1.4. Dòng chảy và khả năng trao đổi nước
Hoàn lưu nước tại đầm Nại phụ thuộc vào trường gió thổi trên mặt đầm. Mùa gió

Đông Bắc hình thành nhiều xoáy cục bộ, nhất là phía Tây đầm. Vận tốc tại cửa đầm có
thể đạt 50 ÷ 70cm/s khi triều rút và đạt 30 ÷ 35cm/s khi triều dâng. Ở giữa đầm vận tốc
khoảng 20 ÷ 25cm/s khi triều dâng và 10 ÷ 15cm/s khi triều rút [41,51,56,87]. Nước
trong đầm Nại vận động yếu, tuy nhiên vùng gần cửa đầm trị số vận tốc khá lớn, nhất
là vào mùa mưa [37].
Vận tốc dòng chảy trên lạch Ninh Chữ khi triều dâng và triều rút khá lớn. Trung
bình mỗi ngày có từ 4 ÷ 6 giờ nước chảy với vận tốc trên 50cm/s, vào mùa mưa lũ có
thể lên tới 110cm/s [41]. Chất lượng môi trường nước trong đầm Nại phụ thuộc vào

5


khả năng trao đổi nước giữa đầm và vịnh Phan Rang. Tuy nhiên, đầm Nại nằm khá sâu
trong đất liền, thông ra vịnh qua một lạch hẹp và dài tới 2km. Do đó, khả năng trao đổi
nước trung bình giữa đầm với vịnh Phan Rang từ 2,51 ÷ 2,62 ngày vào mùa mưa và
2,41 ÷ 2,56 ngày vào mùa khô [56,87].
1.1.1.5. Môi trường
Kết quả nghiên cứu của các công trình [39,46,54-56,67] về môi trường ở đầm
Nại cho thấy:
- Môi trường đầm Nại đang bị ô nhiễm, một số chỉ số vượt quá giới hạn cho phép
so với tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường NTTS như DO, NH3, BOD5, vi
sinh vật tổng số, TSS trung bình, NO3-, NH4+, COD.
- Đầm Nại đã xuất hiện thêm một số động vật nổi gây độc như: Skeletonema
costatum, Cheotoceros denticulatus, C. curvisetus, Nitzschia pungens, Nitzschia
seriata, Ceratium furcavarbergia, Dynophysis homunculus, Peridinium graniifo.
- Quá trình nông hóa ở đầm Nại diễn ra rất nhanh, tốc độ lắng đọng trầm tích
trung bình 1,25 cm/năm đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường
và các hệ sinh thái trong đầm.
- Môi trường sống ở đầm Nại có sự thay đổi mạnh đã tác động đến một số loài
sinh vật và tạo điều kiện phát triển cho các sinh vật khác, đặc biệt là nhóm sinh vật

đáy. Trước đây một số loài sinh vật khá phổ biến nhưng trở nên khan hiếm, như bàn
mai, ốc nhảy (Strompus isabella), hải sâm đen (Holotthusia), v.v.
1.1.2. Nguồn lợi thủy sản
1.1.2.1. Nguồn lợi cá
Các loài cá ở đầm Nại đều có nguồn gốc từ biển di cư vào đầm và thích nghi với
điều kiện sống ở đây. Chúng hiện diện trong đầm gần như quanh năm, hình thành nên
nguồn lợi phục vụ hoạt động KTTS của cộng đồng ngư dân quanh đầm [40,48,57,85].
Kết quả các công trình nghiên cứu đã xác định được khu hệ cá đầm Nại có 126
loài, 96 giống, 54 họ thuộc 14 bộ [40,57].
- Về bậc bộ: Bộ cá vược (Percifomes) có 27 họ, chiếm 50%; bộ cá bơn (Pleuronectiformes) có 05 họ, chiếm 9,26%; bộ cá chình (Anguiliformes) có 04 họ chiếm
7,41%; bộ cá mù làn (Scorpaeniformes) và bộ cá nóc (Tetraodontiformes) có 03 họ
chiếm 5,56%. Các bộ còn lại có 1 ÷ 2 họ.

6


- Về bậc họ: Họ cá khế (Carangidae) và họ bống trắng (Gobiidae) có 07 giống,
chiếm 7,29%; họ cá trích (Clupeidae), họ cá đối (Mugillidae), họ cá liệt (Leiognathidae) và họ cá hồng (Lutjanidae) có 05 giống. Các họ còn lại từ 04 giống trở xuống.
- Về bậc giống: 01 giống có 04 loài, 04 giống có 03 loài, 16 giống có 02 loài và
74 giống có 01 loài.
- Về bậc loài: Bộ cá vược có số loài nhiều nhất với 76 loài (chiếm 61,11%). Các
bộ còn lại đều dưới 10 loài, gồm: bộ cá trích và cá bơn có 9 loài (7,14%); bộ cá đối có
07 loài (5,56%), bộ cá chình và cá mù làn có 05 loài (3,97%); bộ cá nhái và bộ cá nóc
có 03 loài (2,38%); bộ cá cháo biển, cá mối và cá gai có 02 loài; bộ cá sủ, cá nheo và
cá suốt có 01 loài.
Về mặt sinh thái, khu hệ cá ở đầm Nại có 03 nhóm [40,57] như sau:
- Nhóm cá nổi: Có 33 loài, chiếm tỷ lệ 26,19% tổng số loài. Đại diện là các loài
thuộc họ cá trích (Clupeidae): Anodontostoma chacunda, Escualosa thoracata,
Sardinella gibbosa, Tenualosa toil; họ cá trỏng (Engraulidae): Engraulis japonica,
Stolephorus indicus; họ cá suốt (Atherinidae): Atherinomorus duodecimalis; họ cá kìm

(Hemiramphidae): Hyporhamphus quoyi, Zenarchopterus buffonis; họ cá nhái (Belonidae): Strongylura strongylura.
- Nhóm cá tầng đáy: Có 90 loài, chiếm 71,43% tổng số loài. Đại diện là các loài
thuộc các họ cá chai (Platycephalidae): Platycephalus indicus; cá đục (Sillaginidae):
Sillago sihama; cá đối (Mugillidae): Liza subviridis, Valamugil perusii, Mugilcephalus; cá khế (Carangidae): Atropus atropos, Caranx ignobilis; cá bống (Gobiidae):
Acentrogobius caninus, Glossogobius giuris, Oxyurichthys tentacularis, cá dìa (Siganidae): Siganus guttatus, S. fuscescens; cá bơn cát (Cynoglossidae): Cynoglossus arel,
Paraplagusia blochi.
- Nhóm cá rạn san hô: Có 3 loài, chiếm 2,38% tổng số loài. Đại diện là họ cá mú
(Serranidae): Epinephelus amblycephalus, E. coioides; cá mù làn (Scorpaenidae):
Scorpaenopsis ramaraoi.
1.1.2.2. Nguồn lợi thủy sản khác
Nguồn lợi sò huyết: Đã xác định được 2 loài Anadara granosa và Anadara
nodifera. Mùa vụ sinh sản của sò huyết khá ngắn, từ tháng 4 ÷ 7 hàng năm. Sò huyết
phân bố tương đối rộng trên vùng Bắc và Đông Bắc của đầm nhưng tập trung với mật
độ cao ở hai bãi chính là vùng tiếp giáp giữa Hộ Diêm 1 và Hộ Diêm 2, giữa Gò Đền
và Phương Cựu [39].

7


Nguồn lợi giáp xác: Đã xác định được 26 loài, thuộc 2 bộ, 8 họ và 16 giống.
Trong đó, đa dạng nhất là bộ mười chân (Decapboda) với 24 loài, bộ chân bụng
(Stomatopoda) có 2 loài [85].
1.1.2.3. Sản lượng và khả năng khai thác
Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp diện tích để đánh giá sản lượng thủy
sản và khả năng cho phép khai thác tại đầm Nại. Sản lượng cá và giáp xác khai thác
vào năm 2006 là 120,5 ± 61,8 tấn, trung bình đạt 179,3 kg/ha. Trong đó, nguồn lợi cá
và giáp xác tập trung cao nhất vào tháng 9, 10 và 11 (190,8 ± 51,7 tấn), thấp nhất vào
tháng 2 (43,9 ± 7,1 tấn). Nhóm nghiên cứu đã điều tra sản lượng khai thác theo hướng
dẫn của FAO và cho thấy, năm 2004 đạt 295 tấn, 2005 đạt 285 tấn và 2006 đạt 280 tấn
[85]. Khả năng cho phép khai thác năm 2006 chiếm 62 ÷ 65% sản lượng đánh bắt của

các năm 2004 ÷ 2006. Tổng sản lượng thủy sản khai thác trong giai đoạn 2008 ÷ 2010
có xu hướng tăng, từ 473 lên 510 tấn nhưng sản lượng cá và giáp xác có xu hướng
giảm từ 295 xuống còn 279 tấn [23].
Nguồn lợi sò huyết ở đầm Nại đã được đánh giá là khá dồi dào, trước năm 1996
sản lượng khai thác khoảng 200 ÷ 300 tấn/năm, năm 1997 đạt 400 tấn, năm 1998 đạt
600 tấn và năm 2002 đạt từ 400 ÷ 450 tấn [39]. Sản lượng sò khai thác được từ năm
2008 đến 2010 có xu hướng tăng, từ 178 tấn lên 230 tấn [23]. Tuy nhiên, nếu so với
năm 2002 thì sò liên tục giảm và chỉ còn lại 57,5% sản lượng.
Các loài thủy sản có giá trị kinh tế ở đầm Nại khá ít, với 17 loài. Trong đó, có 12
loài cá thuộc bộ cá vược (10 loài) và bộ cá đối (2 loài); giáp xác có 5 loài, gồm 4 loài
tôm và 01 loài ghẹ. Trong đó, sản lượng khai thác của nhóm cá ong căng gần 27 tấn,
nhóm cá liệt gần 12 tấn, tôm rằn hơn 14 tấn, tôm rảo gần 9 tấn, cá lượng gần 7 tấn, ghẹ
xanh hơn 5 tấn và các đối tượng khác có sản lượng dưới 5 tấn/năm (năm 2007). Tổng
sản lượng các loài cá kinh tế đạt 87,6 ± 12,9 tấn [85].
Bên cạnh đó, sò lông và hàu ở đầm Nại cũng có sản lượng khai thác khá lớn.
Ngoài mục đích làm thực phẩm, nhiều đối tượng còn được khai thác làm giống để nuôi
như sò huyết, sò lông.
Ngoài các loài thủy sản, môi trường sống ở đầm Nại cũng phù hợp với nhiều đối
tượng nuôi trồng khác như tôm sú, cá mú, cua, tôm thẻ chân trắng, rong nho và hàu
sữa [40]. Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở khu vực đầm Nại gặp nhiều khó
khăn do ô nhiễm môi trường nước thì hàu sữa và rong nho được xem là đối tượng
mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã và đang thu hút nhiều hộ ngư dân đầu tư phát triển.

8


1.1.3. Một số hệ sinh thái đặc trưng
1.1.3.1. Thực vật nổi
Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi ở đầm Nại có nhiều nét tương đồng các
vịnh và đầm phá miền Trung [53]. Đã xác định được 125 loài thuộc 40 chi nằm trong

ngành tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo giáp và tảo mắt. Trong đó, tảo silic chiếm ưu thế
tới 64 ÷ 89% tổng số loài [33,46,53].
1.1.3.2. Động vật nổi
Thành phần động vật nổi ở đầm Nại mang tính chất biển rõ rệt, cấu trúc thành
phần loài đơn giản, không gặp các loài đặc hữu [52]. Động vật nổi có 56 loài thuộc
nhóm chân mái chèo (Copepoda), râu ngành (Cladocera), trùng bánh xe (Rotatoria) và
các nhóm bao đầu (Oikopleura), giáp xác (Mollusca), vỏ bao (Ostracoda), giun nhiều
tơ (Popy -chaeta), sứa lược (Hydromedus-ase), bơi nghiêng, hàm tơ, v.v. Mật độ động
vật nổi dao động từ 741 ÷ 5.667 cá thể/m3 [46,52,53].
Động vật đáy đã xác định được 81 loài. Trong đó, thân mềm có 58 loài, giáp xác
có 18 loài và giun nhiều tơ có 5 loài [36,52]. Mật độ động vật nổi khoảng từ 4.233 ÷
114.886 cá thể/m3, trung bình là 32.871 cá thể/m3 [34,46].
1.1.3.3. Rong biển
Nguồn lợi rong biển ở đầm Nại có 36 loài [53]. Ngoài các loài tảo có kích thước
hiển vi và cấu trúc dạng sợi của ngành rong lam như Lyngbya, Phornidium, Calothrix,
còn có một số loài rong có kích thước lớn của ngành rong nâu (Padina, Dictyota,
Hydroclathrus, Colponunia), rong lục (Enteromorpha, Ulva, Chaetomorpha, Cladiphora, Avrainvillea), rong đỏ (Catenella, Gracilaria, Hypnea, Polysiphonia) và các
loài cỏ biển [36]. Ngoài nguồn lợi rong tự nhiên, hiện nay ngư dân đang phát triển đầu
tư trồng rong nho trong các đìa và bể quanh đầm cho hiệu quả kinh tế cao [70].
1.1.3.4. Cỏ biển
Có 5 loài cỏ biển thuộc 4 chi khác nhau (Halodule pinifolia, Halophila ovalis,
Halophila major, Enhalus acoroides và Zuppia maritima). Cỏ biển tại đầm Nại phân
bố rải rác phía Đông Nam của đầm, nhưng tập trung chủ yếu tại các khu vực sát bờ và
trong các đầm nuôi gần cầu Tri Thủy, cảng cá Khánh Hội, cầu Đồng Nha. Độ phủ
không đồng đều, dao động từ 50 ÷ 100%, đặc biệt là khu vực ven bờ của đầm với độ
phủ 100%. Khu vực có độ phủ thấp nhất là ven bờ Tri Thủy với độ phủ 25%. Diện tích
phân bố cỏ ở đầm Nại ước tính đạt 90ha [42].

9



1.1.3.5. Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn rất đa dạng gồm các loài đước đôi (Rhizophora apiculata), đước
vòi (R. stylosa), đưng (R. mucronata), sú đỏ (Aegiceras cornicula-tum), dà vôi
(Ceriops tagal), mắm biển, mắm trắng và mắm quăn [28,33,62].
Từ năm 1975 đến 2014 có sự thay đổi rất lớn về mục đích sử dụng đất, làm cho
rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng, trung bình mỗi năm có 10,6ha bị chặt phá,
tương đương với 2,4% tổng diện tích rừng vào năm 1975 [29,56,58]. Từ năm 2015 đến
nay, với sự hỗ trợ của các chương trình, đề tài và dự án, rừng ngập mặn đã được trồng
thêm trên 50ha [56].
Nhận xét:
- Đầm Nại có độ sâu và diện tích không lớn phù hợp với quy mô nghề khai thác
nhỏ và thô sơ.
- Nguồn lợi thủy sản đầm Nại tuy không dồi dào nhưng có vai trò quan trọng, tạo
công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng cư dân xung quanh. Sản lượng thủy sản
khai thác hàng năm có xu hướng giảm dần.
- Các hệ sinh thái đặc trưng ở đầm Nại có vai trò quan trọng trong việc cải thiện
chất lượng môi trường sống, tạo nơi sinh cư cho các động vật thủy sinh nói chung và
NLTS nói riêng. Tuy nhiên, các hệ sinh thái (rong biển, cỏ biển và rừng ngập mặn)
này có xu hướng giảm dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tái tạo NLTS.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1.1. Nghiên cứu giải pháp sử dụng cường lực khai thác hợp lý NLTS
Nghiên cứu xây dựng lý thuyết tính toán
Những năm 60 của thế kỷ XIX, K.M Ber và N.Ia. Danhilevski đã phân tích nghề
cá của Liên Xô và đưa ra quan điểm toàn diện về nghề KTTS. Theo đó, quan điểm về
khai thác hợp lý NLTS có thể chia thành 2 hướng là xây dựng lý thuyết tiềm năng
NLTS và lý thuyết khai thác NLTS. Nội dung chính của 2 quan điểm này cùng tập
trung vào vấn đề khai thác hợp lý NLTS [68,69].
Dựa trên cơ sở phân tích toán học, giáo sư F.I Baranov đã sáng lập ra lý thuyết

hiện đại về nghề KTTS. Ông đã xây dựng lý thuyết khai thác hợp lý NLTS, thiết lập
đường cong chủng quần đàn cá, biểu diễn mức chết của cá và biểu thị các mối tương

10


quan giữa một bên là các yếu tố đầu vào (số tàu thuyền, ngư cụ, lao động, v.v) và bên
kia là sản lượng hoặc năng suất khai thác [68,69].
Năm 1939, nhà khoa học Lesli đã đề xướng phương pháp tính số lượng cá trong
quần đàn theo mức suy giảm nguồn lợi trên một đơn vị cường lực. Đây chính là
phương pháp đánh giá nguồn lợi theo mức chết do khai thác tương ứng với cường lực
đã sử dụng [68].
Năm 1969, Beverton và Holt đã đưa ra các minh chứng cụ thể về ảnh hưởng của
các yếu tố như mức tăng trưởng sinh khối đàn cá, mức chết của cá, khả năng chọn lọc
của ngư cụ và cường độ khai thác lên sinh khối đàn cá [68]. Khi mức chết tự nhiên và
lượng bổ sung của đàn cá không thay đổi, nếu muốn giữ ổn định sinh khối đàn cá cần
sử dụng cường lực và ngư cụ hợp lý [22,68].
Năm 1989, FAO đã xuất bản tài liệu "Đánh giá trữ lượng đàn cá nhiệt đới" của
Per Sparre và Siebren C. Venema [109]. Năm 1998, tài liệu được tái bản lần thứ 2 và
năm 2016 Viện Nghiên cứu hải sản Trung ương của Ấn Độ biên tập lại phục vụ tập
huấn về đánh giá trữ lượng nguồn lợi nhiệt đới [97]. Trong đó, các nhà khoa học đã
tiến hành xây dựng một số mô hình tính toán để áp dụng vào công tác quản lý khai
thác và bảo vệ NLTS, điển hình là mô hình động vật quần thể của Beverton, Holt,
Gordon, Schaefer và Fox. Các mô hình này được sử dụng rộng rãi và có thể áp dụng
cho nghề cá nhiệt đới. Ứng dụng các mô hình này cho phép tính toán về hiệu quả kinh
tế, sinh học, dự báo biến động sản lượng, lập kế hoạch và điều chỉnh cường lực phù
hợp với tình trạng nguồn lợi.
Dựa vào các mô hình phân tích lý thuyết của F.I Baranov, Per Sparre và Siebren
C. Venema [109] đã xây dựng phương pháp đánh giá trữ lượng nguồn lợi dựa vào sản
lượng và cường lực. Trong đó, Schaefer và Fox là hai mô hình chính trong mô hình

Holistic được sử dụng để đánh giá trữ lượng nguồn lợi.
Sử dụng Mô hình Schaefer và Fox để đánh giá khả năng cho phép khai thác
nguồn lợi khi có các số liệu đầu vào là năng suất, tổng sản lượng và cường lực đánh
bắt theo chuỗi thời gian nhiều năm liên tục. Độ tin cậy của kết quả tính toán càng cao
khi số liệu đầu vào được thu thập theo chuỗi thời gian nhiều năm.
Nhận xét:
Khai thác hợp lý NLTS là nhu cầu bức thiết của các quốc gia có biển và cần giải
quyết hài hòa các yếu tố đầu vào, đầu ra và tổ chức hoạt động khai thác thể hiện qua
một số yêu cầu như sau:

11


- Phải xác định được sản lượng khai thác hợp lý (theo tổng sản lượng và thành
phần nhóm sản phẩm khai thác) ứng với mức cường lực phù hợp.
- Khai thác khi cá đã trưởng thành thông qua sử dụng loại nghề hoặc ngư cụ cấu
trúc phù hợp.
- Tổ chức đánh bắt vào thời gian và không gian không gây hại đến NLTS.
- Mô hình Schaefer và mô hình Fox đã được ứng dụng nghiên cứu khảo nghiệm
và lập kế hoạch quản lý ở nhiều quốc gia, cho nghề cá ôn đới và nhiệt đới.
- Sử dụng hai mô hình Schaefer và Fox cho phép xác định sản lượng khai thác
BVTĐ (MSY) ứng với cường lực đánh bắt (fMSY) phục vụ cho công tác dự báo, lập kế
hoạch khai thác và quản lý nghề cá.
Nghiên cứu áp dụng lý thuyết tính toán để xác định MSY, fMSY và giải pháp
khai thác hợp lý NLTS
Nghiên cứu xác định MSY và fMSY
Để có cơ sở khoa học phục vụ quản lý và điều tiết nghề cá, nhiều nước trên thế
giới đã nghiên cứu xác định cường lực và sản lượng khai thác bền vững cho nghề đánh
bắt ở các vùng biển khác nhau. Trong đó, mô hình sản lượng thặng dư Schaefer (1954)
và Fox (1975) đã được nhiều nhà khoa học sử dụng [101].

- Năm 1979, Dwiponggo [95] đã công bố công trình “Tổng quan nguồn lợi cá
đáy và nghề cá ở vùng biển Java”. Tác giả đã sử dụng mô hình Schaefer và Fox để
xác định sản lượng và cường lực khai thác BVTĐ cho nghề khai thác cá đáy ở vùng
biển Bắc của Java, Indonesia. Tác giả đã sử dụng chuỗi dữ liệu điều tra về sản lượng
khai thác ở vùng biển xa bờ giai đoạn 1969 ÷ 1977, cường lực đánh bắt được chuẩn
hóa về một đội tàu chuẩn [109]. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Mô hình Schaefer: MSY đạt 65.800 tấn và fMSY là 1.235 tàu chuẩn.
+ Mô hình Fox: MSY đạt 60.900 tấn và fMSY là 1.274 tàu chuẩn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cường lực đánh bắt thực tế đã vượt quá cường lực
tối đa được phép sử dụng từ năm 1976 và sản lượng đánh bắt thấp hơn MSY.
- Năm 2007, Em Puthy [107] đã công bố công trình nghiên cứu "Quản lý tiềm
năng nguồn lợi hải sản nghề khai thác cá Thu ở Campuchia". Tác giả đã sử dụng mô
hình Schaefer và Fox để tính MSY và fMSY của nghề khai thác cá thu ở Campuchia.
Tác giả đã sử dụng số liệu điều tra sản lượng đánh bắt từ năm 1992 ÷ 2006 và cường
lực là số tàu đánh bắt cá thu với 187 chiếc. Trong đó, có 181 tàu hoạt động nghề lưới

12


rê và 6 tàu hoạt động nghề lưới vây. Tác giả đã chuẩn hóa đội tàu lưới vây về tàu lưới
rê. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:
+ Mô hình Schaefer: MSY đạt 5.876 tấn và fMSY là 152 tàu chuẩn.
+ Mô hình Fox: MSY đạt 5.249 tấn và fMSY là 151 tàu chuẩn.
Kết quả tính toán cho thấy, giá trị cường lực đánh bắt thực tế đã vượt quá mức
fMSY vào năm 2005, sản lượng đánh bắt thực tế thấp hơn MSY. Từ kết tính toán, nhóm
nghiên cứu đã đề xuất cắt giảm số lượng tàu thuyền từ 187 chiếc xuống còn 150 chiếc
tàu chuẩn; đồng thời sử dụng chính sách thuế để điều tiết khai thác. Theo đó, Chính
phủ nên tăng thuế đối với các tàu đánh bắt ven bờ và giảm thuế cho các tàu xa bờ. Bên
cạnh đó, các quốc gia trong khu vực cũng cần có sự hợp tác để quản lý hiệu quả nguồn
lợi thủy sản, đặc biệt là các loài di cư trong Vịnh Thái Lan nói chúng và cá thu nói

riêng. Sự hợp tác này nên bao gồm tất cả các nước thành viên trong khu vực vịnh bởi
cá thu có đặc tính di cư giữa các vùng đặc quyền kinh tế khác nhau và biến động trữ
lượng khai thác khá phức tạp do bị nhiều quốc gia cùng đánh bắt.
- Năm 2010, Chin - Cheng Wu và các cộng sự [113] công bố công trình “Ước
lượng sản lượng bền vững tối đa cho tôm Lân (Sergia lucens) ở vùng biển phía Tây
Nam Đài Loan” của nghề lưới kéo tôm. Các tác giả đã ứng dụng mô hình Schaefer để
xác định MSY và fMSY. Dữ liệu nghiên cứu là sản lượng khai thác từ năm 1997 ÷ 2008
và cường lực khai thác là ngày tàu hoạt động. Kết quả ước lượng MSY là 1.011 tấn,
ứng với fMSY là 11.292 ngày tàu. Giá trị ước lượng này gần giống với kết quả tính toán
của các tác giả khi sử dụng số liệu đầu vào và mô hình tính khác nhau (Chen đã sử
dụng mô hình Fox và số liệu đầu vào từ 1992 ÷ 1996, có MSY = 865 tấn; Hong đã sử
dụng 2 mô hình Fox và Pella-Tomlinson, số liệu đầu vào từ 1998 ÷ 2007, có MSY lần
lượt là 732 và 748 tấn).
- Năm 2006, tác giả Franz và Bernard [96] đã công bố công trình "Sử dụng mô
hình sản xuất thặng dư đa loài để ước lượng sản lượng bền vững tối đa mức độ hệ
sinh thái". Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình sản xuất thặng dư Graham-Schaefer và
mô hình Pella-Tomlinson để ước lượng giá trị MSY của nghề khai thác cá đáy ở phía
Đông biển Bering (đảo Aleutian) và vịnh Alaska. Nghiên cứu đã sử dụng số liệu về
sinh khối và sản lượng của 17 loài cá đáy trong giai đoạn 1977 ÷ 2004. Kết quả đã tính
được giá trị MSY là 2.500.000 tấn ở Aleutian và 330.000 tấn ở vịnh Alaska.
Nhận xét:
- MSY và fMSY là chỉ số quan trọng, giúp các nhà khoa học và quản lý có giải

13


×