Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận bắc từ liêm, hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.85 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
Khóa 2016 - 2018

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN THU HÀ

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Cường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Quản lý đô thị và
công trình, Khoa Sau đại học – Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Thu Hà, là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân Quận Bắc Từ Liêm và
Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường đô thị Từ Liêm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong quá trình nghiên

cứu luận văn.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp,
những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Hà nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Cường


MỤCLỤC
Phần I: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................ 5
1.1. Giới thiệu chung về Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội............................................ 5
1.1.1 Sự hình thành và phát triển. .................................................................... 5
1.1.2. Vị trí đại lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................. 6
1.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế- xã hôi .......................................................... 8
1.1.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ..................................................................... 13
1.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội. ................................................................................................... 15
1.2.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. .............. 15

1.2.2 Công tác phân loại, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm. ................................................................................................ 17
1.2.3. Hiện trạng hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải tại Quận Bắc Từ
Liêm ...................................................................................................................... 21
1.3. Đánh giá công tác quản lý CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ............ 25
1.3.1 Công tác thu gom vẩn chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ
Liêm. ..................................................................................................................... 25
1.3.2. Quản lý CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. ................................. 26


1.3.3 Ý thức cộng đồng dân cư với công tác quản lý CTRSH trên địa bàn quận Bắc
Từ Liêm. ................................................................................................................ 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ
CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI. ............. 26
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý CTRSH............................................................ 26
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị. .................... 26
2.1.2 Thành phần và tính chất chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị. ................ 27
2.2.3 Những tác động của công tác quản lý CTRSH đối với sức khỏe con người,
môi trường đô thị và sự phát triển kinh tế xã hội. .................................................. 32
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý công tác thu gom quản lý CTRSH................... 35
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý CTR. ............................ 35
2.2.2. Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tổng hợp đến năm 2025 tầm
nhìn đến năm 2050. ............................................................................................... 35
2.3. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ
Liêm. ................................................................................................................. 36
2.3.1. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. ........................... 37
2.4. Kinh nghiệm quản lý CTR trên thế giới và Việt Nam. ................................ 40
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý CTR trên thế giới ................................................... 40
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý CTR của một số địa phương ở Việt Nam. ............. 55
Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TRÊN

ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI. ..................................... 53
3.1 Quan điểm và nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt .............................. 53
3.1.1. Quan điểm về chất thải sinh hoạt và quản lý chất thải sinh hoạt. ......... 53
3.1.2. Các nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt .................................... 55
3.2. Đề xuất mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận bắc Từ
Liêm. ................................................................................................................. 56
3.2.1. Nguyên tác của mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn ................... 56
3.2.2 Đề xuất sơ đồ thu gom, phân loại. ......................................................... 56
3.2.3. Kế hoạch thực hiện . ............................................................................ 65


3.3 Giải pháp cơ giới hóa công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm ............................................................................................. 66
3.3.1 Quan điểm chọn giải pháp cơ giới hóa công tác thu gom, vận chuyển
CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. ................................................................ 66
3.3.2 Về cơ chế quản lý ................................................................................... 67
3.3.3 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân .................................. 68
3.3.4 Về phương pháp thu gom, vận chuyển cụ thể.......................................... 69
3.3.5 Nhu cầu đầu tư phương tiện thu gom, vận chuyển .................................. 77
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................. 86
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 88


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1: Khối lượng CTRSH quận Bắc Từ Liêm từ 18/3/2016 đến hết
ngày 31/12/2016…………………………………………………………… …16
Bảng 1.2: Thành phần của chất thải rắn Hà Nội ......................................... 19
Bảng 1.3: Phương tiện thu gom, vận chuyển năm 2016 ............................. 221
Bảng 2.1: Thành phần của chất thải rắn Hà Nội ......................................... 29
Bảng 2.2: Tóm tắt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 ................................................... 37
Bảng 2.3: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2020
- 2030 của khu vực ........................................................................... 39
Bảng 2.4: Khối lượng CTR của 1 Trạm Y tế ............................................ 420
Bảng 2.4: Khối lượng CTR trường học trên địa bàn 7 phường ................. 421
Bảng 3.1: Dự kiến phân chia khối lượng CTRSH năm 2020, 2025, 2030 ... 81
Bảng 3.2: Tổng hợp các loại xe sử dụng từ 2017- 2025............................... 82


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1 : Sơ đồ vị trí địa lý Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội ............. 6
Hình 1.2 : Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Bắc Từ Liêm năm 2016…………8
Hình1.3 : Thành phần CTRSH Quận Bắc Từ Liêm ………………………..15
Hình 1.4: Sơ đồ thu gom CTRSH ................................................................. 18
Hình 1.5: Mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Bắc Từ Liêm ...... 22
Hình 1.6: Quy trình thu gom chất thải ở nông thôn ..................................... 23

Hình 1.7: Quy trình thu gom chất thải ở đô thị ............................................ 24
Hình 2.1: Thanh phố Singapore................................................................... 42
Hình 2.2: Sơ đồ mô hình quản lý CTR tại Singapore ................................... 43
Hình 2.3: Phân loại rác thải tại nhà máy điện từ rác thải của Singapore .... 45
Hình 2.4: Thùng phân loại rác ở Nhật Bản……………………………

……46

Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc phân loại rác tại nguồn được đề xuất.................. 57
Hình 3.2: Mô hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đề xuất ................. 60
Hình 3.3: Qui trình vận chuyển rác y tế được đề xuất .............................. 643
Hình 3.4: Mức độ tuyên truyền về vệ sinh môi trường của quận..............72
Hình 3.5: Mô hình thu gom rác đường phố loại 1 và 2. ............................ 787
Hình 3.6: Mô hình thu gom rác thải ngõ xóm ô tô đi vào được đối với
các tuyến đường loại 3 và 4. ........................................................... 809
Hình 3.7: Mô hình thu gom rác ngõ xóm xe ô tô không vào được, phải
sử dụng xe ba bánh kết hợp thủ công ................................................ 80
Hình 3.8: Mô hình thu gom rác hợp đồng dịch vụ ...................................... 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1


BXD

Bộ Xây dựng

2

CRT

Chất thải rắn

3

CTRSH

4

CTYT

Chất thải y tế

5

DVMT

Dịch vụ môi trường

6

PLR


7

PLRTN

Phân loại rác tại nguồn

8

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

9

SXD

10

TN&MT

11

UBND

Chất thải rắn sinh hoạt

Phân loại rác

Sở xây dựng
Tài nguyên và môi trường

Ủy ban nhân dân


1

Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh những
mặt tích cực không thể phủ nhận của quá trình đô thị hóa như tạo ra những cơ sở vật
chất cần thiết để ứng dụng những thành tựu khoa học mới nhất chế tạo những sản
phẩm công nghệ cao phục vụ đời sống, tạo điều kiện cho sự phát triển xã hội nhanh
chóng, là những tiêu cực không thể tránh khỏi như gia tăng liên tục số lượng chất
thải rắn, chất thải nước và chất thải khí vào môi trường. Các loại chất thải này ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân tại khu vực gây nên ô nhiễm
nguồn nước, không khí , tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại bệnh tật phát triển.
Trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nói trên, một trong số những tác
nhân gây ô nhiễm môi trường mà hiện nay Việt Nam nói chung và các đô thị lớn
nói riêng đang gặp phải, đó là chất thải rắn. Mỗi năm cả nước có khoảng 15 triệu
tấn chất thải rắn phát sinh trong đó các đô thị lớn chiếm khoảng 50% lượng rác thải
rắn cả nước, một con số rất lớn so với diện tích eo hẹp ở khu vực này và dự báo số
lượng này sẽ tiếp tục gia tăng. Chính vì lí do đó mà vấn đề thu gom, xử lý rác thải
đã trở nên vô cùng cấp thiết với các đô thị lớn. Nếu không xử lý phù hợp và kịp thời
nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và môi trường.
Quận Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông
Hồng. Với diện tích 43,35 km², dân số 320,414 người (năm 2016) , cùng với tốc độ
phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, có nhiều cơ quan xí
nghiệp, các hộ kinh doanh các thể… là nguồn phát sinh ra phần lớn lượng chất thải
rắn sinh hoạt và làm nảy sinh những vấn đề rác thải trên địa bàn. Do đó, công tác
quản lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang được các cơ quan quản lý và người
dân trên địa bàn huyện hết sức quan tâm nhằm cải thiện cảnh quan và chất lượng

môi trường sống cho cộng đồng dân cư. Và do có tính chất bán nông thôn bán thành
thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để.


2
Hiện nay quận Bắc Từ Liêm có 13 phường, với đặc điểm về hạ tầng kinh tế- xã
hội và hạ tầng kỹ thuật khác nhau. Đặc điểm của quận Bắc Từ Liêm là bao gồm
nhiều khu dân cư cũ và đô thị mới xen kẽ lẫn nhau. Do đó nguồn gốc, khối lượng
phát sinh và thành phần chất thải rắn thông thường phát sinh của các phường cũng
khác nhau dẫn đến khó khăn cho công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý.
Chính những nguyên nhân này làm cho công tác quản lý gặp khó khăn dẫn đến
nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Năm 2013, khi luật thủ đô bắt đầu đi vào có hiệu lực thì các tiêu chí về môi
trường đặc biệt là vệ sinh môi trường sẽ được quan tâm và nâng cao hơn nữa. Nếu
Quận Bắc Từ Liêm vẫn giữ nguyên phương thức thu gom thủ công như hiện nay sẽ
không đáp ứng được yêu cầu của luật thủ đô cũng như yêu cầu đối với một quận
được quy hoạch là trung tâm mới của Hà Nội. Cơ giới hóa là một trong những cách
hiện đại hóa công tác duy trì vệ sinh môi trường đang được áp dụng rộng rãi trên
Thế Giới hiện nay. Khi thực hiện cơ giới hóa, việc thu gom rác sẽ trở nên nhanh
chóng, tiện lợi; xóa bỏ được các điểm tập kết xe gom tạm đang tồn tại trên các
tuyến đường giao thông tránh gây ùn tắc, mất mĩ quan đô thị đồng thời nâng cao
được năng suất lao động làm việc của công nhân.
Quản lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), hiện luôn là
vấn đề khó khăn đối với chính quyền các cấp tại Việt Nam. Tại thành phố Hà Nội
lượng CTRSH phát sinh tại các Quận 3500 tấn/ngày, công tác quản lý CTRSH được
chính quyền đặc biệt quan tâm, công nghệ, song còn tồn tại nhiều vấn đề ở giai
đoạn, giảm thiểu, phân loại tái sử dụng, thu gom và vận chuyển…, các trạm trung
chuyển, khu xử lý tập trung; quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển, trạm trung
chuyển, khu xử lý, công nghệ xử lý, cần có nhưng giải pháp tối ưu trong quản lý
CTRSH nhằm đảm bảo môi trường. Vì vậy đề tài nghiên cứu: “Đề xuất giải pháp

quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội ” sẽ có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu thực


3
tiễn góp phần giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng đời sống của
người dân và góp phần xây dựng thủ đô văn minh, sạch đẹp của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bắc Từ
Liêm
- Đánh giá tác động tích cực và những khó khăn còn gặp phải trong quá trình
hoạt động.
- Đề xuất giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn và duy trì
vệ sinh môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chất thải rắn.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực thu gom chất thải rắn.
+ Hoạt động duy trì vệ sinh môi trường đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: theo quy hoạch của thành phố HN đến năm 2030 tầm
nhìn 2050.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.


4


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đánh giá tác động của CTRSH ảnh hưởng đến môi trường
từ đó đưa ra phương án quản lý tốt hơn CTR tại quận Bắc Từ Liêm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra giải pháp cơ giới hóa công tác thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận có hiệu quả giảm thiểu ảnh hưởng
tới môi trường khu vực. Nâng cao công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn trên
địa bàn quận Bắc Từ Liêm và góp phần cải thiện hơn những vấn đề mà CTRSH gây
ra cho cuộc sống của chúng ta.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Phàn nội dung, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham
khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thu gom vận chuyển CTRSH trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thu gom và vận chuyển CTR
sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu
gom vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



86

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trên cơ sở xem xét thực tế, đánh giá một cách toàn diện về hiện trạng công tác
quản lý CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và đề xuất giải pháp cơ giới hóa
công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có thể rút ra một số kết luận
như sau:
1. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn quận đang có xu hướng tăng
lên rõ rệt qua các năm. Tỷ lệ CTR được thu gom đạt khoảng 90% tổng lượng CTR
phát sinh, lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân là 0,8kg/người/ngày.
2. Thành phần rác thải trên địa bàn tương đối đa dạng. Do các hộ dân cư tại
quận hoạt động ở nhiều ngành nghề và trong lĩnh vực nông nghiệp nên tận dụng
được lượng cơm thừa, rau, củ, quả cho gia súc, gia cầm nên trung bình chung thành
phần rác thải hữu cơ của huyện chiếm tỷ lệ thấp (25%). Quận đang trong giai đoạn
đô thị hóa, mức sống của người dân được nâng cao nên thành phần rác thải vô cơ
chiếm tỉ lệ cao ( 75%)
3. Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH hiện nay trên địa bàn quận khá tốt.
Tuy nhiên quá trình thu gom, vận chuyển lại bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Do tồn
tại song song 2 lực lượng thu gom nên thời gian thu gom, vận chuyển chưa cố định.
Hình thức thu gom là thủ công dẫn đến mất sức lao động cho công nhân, năng suất
lao động kém, các phương tiện thu gom, vận chuyển thường xuyên hư hỏng, việc
sửa chữa chưa đáp ứng kịp thời. Quãng đường vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn xa
nên thời gian các xe ô tô đi về điểm tập kết tiếp theo dài, đây chính là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến rác thải ùn ứ lâu tại các điểm tập kết gây mất mĩ quan đo thị, ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
4. Cơ giới hóa công tác thu gom, vận chuyển CTRSH hiện nay đã được áp
dụng thí điểm tại nhiều phường của Thành phố Hà Nội và bước đầu đã đem lại
những hiệu quả tích cực. Tổ chức thu gom theo hình thức cơ giới hóa thay thế lao

động thủ công giúp thu rác nhanh, hiệu quả, không để rác tồn đọng lâu, dần xóa bỏ


87
các điểm tập kết xe gom tạm trên các tuyến đường giao thông tránh gây ùn tắc, mất
mất mỹ quan đô thị.


88

KIẾN NGHỊ
Để đáp ứng được các đề xuất đưa ra tối ưu hóa trong việc xây dựng 4 điểm
tập kết và trung chuyển chất thải trên địa bàn cũng như đề xuất cơ giới hóa công tác
thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận tác giả đưa ra các kiến nghị sau:
1. UBND quận Bắc Từ Liêm cần ký hợp đồng dịch vụ toàn bộ 13 phường với
Công ty CPDVMTĐT Từ Liêm để công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng cũng
như đồng bộ và nhất quán trong công tác chỉ đạo thực hiện. Từ đó, Công ty môi
trường sẽ có định hướng rõ rang trong kế hoạch các giai đoạn tiếp theo để phục vụ
vệ sinh môi trường tốt hơn.
2. Về nguồn nhân lực và trang thiết bị công ty: Khi chuyển từ công tác thu
gom bằng hình thức thủ công sang cơ giới hóa đòi hỏi người lao động phải có tay
nghề, trình độ nhất định và đặc biệt phải có tính kỷ luật cao. Để đảm bảo công tác
thu gom, vận chuyển CTRSH được triệt để cần phải tập huấn nâng cao tay nghề cho
công nhân; chuyển giao công nghệ mới; kiểm tra, giám sát hoạt động của công
nhân. Đầu tư thêm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng để đáp ứng với yêu cầu
chuẩn bị thực hiện phương án cơ giới hóa công tác thu gom, vận chuyển CTRSH.
3. UBND Quận cần chỉ đạo tới UBND các phường về công tác tuyên truyền,
vận động: Tuyên truyền nâng cao nhận thức đến từng người dân đổ rác đúng giờ,
đúng nơi quy định để công tác cơ giới hóa được thông suốt. Cần có sự phối hợp
thực hiện từ người dân trong địa bàn dân cư sinh sống để công tác thu gom rác được

thống nhất về mặt thời gian, nhanh gọn tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả lao
động. Mặc khác, để tránh hiện tượng xả rác bừa bãi hiện nay gây mất mỹ quan đô
thị, ảnh hương đến sức khỏe và vệ sinh môi trường khu vực dân cư đó.
4. Công tác quản lý: Cần phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho cán bộ về
môi trường tại các phường tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý. Các cơ quan
chức năng tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi
quy định.
5. Đề nghị UBND Quận, phòng quản lý đô thị, phòng tài nguyên môi trường,
UBND các phường, Công ty môi trường, bố trí đất để xây dựng 4 trạm trung chuyển


89
rác thải nhằm xóa bỏ 55 điểm tập kết xe gom tạm trên các tuyến đường giảm ách tác
giao thông trong quá trình tiến hành thu gom rác thải.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ tịch Quốc Hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11 ngày
29/11/2005.
2. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 về
hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/02/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
3. Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
4. Chính phủ (2008), Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
ngày 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
5. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009
về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến

năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
6. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày
02/12/2003 việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
7. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2014), thuyết tổng hợp + bản vẽ quy
hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
8. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013
của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để
thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội.
9. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Quản lý Chất thải rắn sinh
hoạt, Công ty môi trường Tầm nhìn xanh.
10. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/04/2014
về việc Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050.


11. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2011), Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu
giảng dạy, khoa Sau đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
12. Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB
Xây dựng.
13. Nguyễn Hữu Dũng (2011), Quản lý môi trường đô thị, tài liệu giảng dạy,
khoa Sau đại học – trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
14. Lương Xuân Tự (2014), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Bắc Từ Liêm, Luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị và công trình, trường đại học
Kiến trúc Hà Nội.
15. Trần Thị Hường (2010), Sinh thái và quy hoạch môi trường đô thị, tài liệu
giảng dạy – khoa Sau đại học – trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
16. Phan Thị Lan Hương (2001), Nghiên cứu việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt
đô thị cho quận Tây Hồ - Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường đại học Kiến trúc

Hà Nội.
17. Trần Hiếu Nhuệ -Ứng Quốc Dũng – Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý
chất thải rắn, NXB Xây dựng.
18. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB
Xây dựng.
19. Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị Từ Liêm (2016), Tài liệu, số
liệu
20. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan đơn vị: Chính phủ Việt Nam :
www.chinhphu.gov.vn
21. UBND thành phố Hà Nội : www.hanoi.gov.vn
22. UBND quận Bắc Từ Liêm : www.bactuliem.hanoi.gov.vn
23. Giới thiệu về quận Bắc Từ Liêm: />24. Điều kiện tự nhiên : />25. Và một số website khác.



×