Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ở Trường THCS Trưng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.29 KB, 25 trang )

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. Lý do chọn đề tài.
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng
đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con
người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong
quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ
chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu khơng tn theo những "ngun tắc" ấy thì được
gọi là người vơ đạo đức.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính u của chúng ta từng dạy: “Cũng như sơng thì có nguồn
mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo.
Người thì phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng làm gì được!”.
Bác Hồ ta đã nói thật chí lí về tầm quan trọng của đạo đức con người. Biết vậy nhưng không
phải ai cũng đã biết cách giữ gìn , tu dưỡng tốt đạo đức của mình.
Bởi đạo đức chính là phẩm chất quan trọng tạo dựng nên nhân cách, là nền tảng của
thế giới tâm hồn mỗi con người. Cho nên ở thời kì nào, quốc gia nào, việc giáo dục đạo đức
cho con người cũng là mối quan tâm sâu sắc của xã hội, của các nhà lãnh đạo và từng thành
viên trong xã hội.
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát
triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày càng
được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó là sự cạnh tranh kinh tế quyết liệt để tìm kiếm lợi nhuận
khơng tính đến hậu quả về văn hóa, xã hội do thế mà các giá trị văn hóa bị thương mại hóa.
Phim ảnh, sách, báo với nội dung không lành mạnh tràn ngập, tuyên truyền, cổ vũ cho lối
sống thực dụng, khoái lạc, bạo lực và hận thù,… Vai trò cá nhân được đề cao quá mức làm
xuất hiện chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Tính cộng đồng biến tướng thành chủ nghĩa biệt
phái, cục bộ…Đáng tiếc thay, khi các giá trị đạo đức đang bị xói mịn bởi chủ nghĩa thực
dụng, duy vật chất. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là
hợp thời, là sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức truyền thống đã trở thành nền tảng
1



cốt yếu của con người. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn cho các nhà giáo dục cũng như
những người có trách nhiệm.
Đó là những việc làm cho nhiều người phải lo ngại cho sự xuống dốc của đạo đức xã
hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ. Vấn đề giáo dục đạo đức đang
đứng trước rất nhiều khó khăn thử thách. Tình trạng xuống cấp của đạo đức có nhiều
ngun nhân, trách nhiệm thuộc về xã hội, gia đình,... nhưng trước hết, đó là trách nhiệm
của nhà trường – mơi trường giáo dục đạo đức con người từ tấm bế đến khi trưởng thành.
Mặt trái của xã hội hiện đại cũng đã ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến nhà trường. Trong
đó, sự suy thối về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động nhiều thanh niên và học
sinh. Nhiều thanh niên, học sinh ngày nay có lối sống thực dụng, vơ cảm, thiếu ước mơ và
hồi bão, thi cử thiếu trung thực,...Ngoài ra, các yếu tố tiêu cực trên phim ảnh, mạng
Internet,…cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến những mối quan hệ tình bạn, tình yêu trong
lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh.
Muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài của đất nước, chúng ta
không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hố mà cịn phải làm tốt cơng tác giáo dục đạo đức
cho các em. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh ở bậc THCS. Người xưa đã dạy: “ Dạy con
từ thuở còn thơ”. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS, tôi nhận thấy việc giáo dục
hành vi đạo đức cho các em là vô cùng cần thiết. Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới
kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó địi hỏi phải có
những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám
làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này địi hỏi
ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành
giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay
nói đúng hơn là phát triển tồn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là : “Tài
và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn ln được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự
biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng,
đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này khơng chỉ xuất hiện
ngồi xã hội mà cịn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học
2



vẫn cịn có những học sinh thuộc dạng cá biệt chưa ngoan, mất lễ phép với người lớn yếu
kém về đạo đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học
lực kém dẫn đến bỏ học làm ảnh hưởng khơng ít đến những thành viên khác trong lớp học
và ảnh hưởng đến toàn trường, sâu xa hơn là gánh nặng của xã hội.
Trường THCS Trưng Vương TP Buôn Ma Thuột cũng không nằm ngoài thực trạng
ấy. Trong những năm gần đây, nhiều quán internet với đủ loại games, các loại dịch vụ... đua
nhau mọc lên; nhiều cha mẹ thiếu quan tâm, thậm chí không quan tâm đến việc học tập, đến
đời sống, tâm tư, tình cảm... của con trẻ. Bị lơi cuốn bởi các trò chơi, sự rủ rê của bạn bè, sự
thiếu quan tâm của gia đình, nhiều học sinh bỏ bê việc học tập, sa chân vào các trờ chơi vô
bổ, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, trộm cắp, “cắm quán”, đánh
nhau và nhiều tệ nạn xã hội khác. Những tệ nạn xã hội trên làm giảm sút kết quả học tập,
rèn luyện của học sinh, làm cho tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh ngày càng gia
tăng.

1. Cơ sở lí luận:

- Giáo dục là một quá trình liên tục, giáo dục suốt đời, giáo dục Bậc THCS có tính chất nền
tảng trong hệ thống giáo dục, nhằm chuẩn bị cho học sinh, thanh niên trực tiếp bước vào
đời. Đối với học sinh, khơng phải em nào cũng ngoan ngỗn nghe theo lời của thầy, cơ giáo,
có những em đến trường không tuân theo nội quy của nhà trường, thiếu lễ phép, gây mất
trật tự trong lớp học , … Đối tượng những học sinh này thì số lượng khơng nhiều nhưng
nó lại là vấn đề cần phải quan tâm . Nhiều lúc, tơi phải đau đầu, nhức óc khơng biết dành
bao nhiêu thời gian cho những học sinh cá biệt này .
- Học sinh chưa ngoan chưa lễ phép là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình
thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường ngày trẻ
chưa ngoan, chưa lễ phép cịn được gọi là trẻ “khó dạy”, “ chậm tiến”…
- Giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường hiện
nay.

- Đạo đức học sinh trong trường quyết định nề nếp thi đua của các lớp được nâng cao, đẩy
mạnh phong trào thi đua học tốt, chuyên cần, duy trì sĩ số.
3


- Tất cả các Thầy,cô giáo trong nhà trường là lực lượng chính trong cơng tác giáo dục đạo
đức học sinh, là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường, là người triển khai mọi hoạt
động của nhà trường đến từng học sinh.
2. Cơ sở thực tiển:
- Trong thời đại cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay, mỗi giáo viên cần xác định
nhiệm vụ chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng. Trong quá trình giảng dạy ta
khơng nên coi nhẹ hai nhiệm vụ đó, bởi giáo dục và giáo dưỡng mới đào tạo được một học
sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục mới. Có giáo dục tốt từng học sinh chưa
ngoan trong lớp thì tập thể mới đi lên, mới vững mạnh, mới tạo ra thế hệ trẻ có đầy đủ
phẩm chất – nhân cách mới xứng đáng là những con người trong xã hội tương lai. Đấy
chính là điều mà tất cả chúng ta phải trăn trở trước thực trạng hiện nay, Là người làm công
tác quản lý, tôi nhận thấy rằng mình cần phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan của nhà trường. Với những kinh nghiệm
đúc kết được qua các năm làm công tác quản lý, cùng với thực tế của Nhà trường và sự trăn
trở của bản thân quyết tâm thực hiện được chỉ tiêu đã đề ra nên tôi quyết đinh chọn đề tài
cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là “ :“Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
chưa ngoan ở Trường THCS Trưng Vương”
để chúng ta cùng nhau nghiên cứu. Bỡi lẽ, điểm tựa vững chắc nhất của các em là gia đình
và nhà trường, trong đó đặc biệt quan trọng là người giáo viên đứng lớp .
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
-Mục tiêu:
Tìm ra các mguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh chưa ngoan trong nhà trường.
Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ở
trường THCs Trưng Vương thành phố Buôn Ma Thuột.
-Nhiệm vụ:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ
nghiên cứu sau :
I.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài .
4


I.2.2 Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ chưa ngoan ở
trường THCS Trưng Vương thành phố Buôn Ma Thuột.
I.2.3 Đề xuất biện pháp nhằm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Là tất cả học sinh chưa ngoan đang học tập tại trường THCS Trưng Vương thành
phố Buôn Ma Thuột.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trường THCS Trưng Vương. Tập trung nghiên cứu sâu việc thực hiện quản lý hoạt
động giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan .
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau:
I.5.1.Áp dụng lý thuyết để kiểm chứng:
Qua các văn kiện của Đảng, những chủ trương của nhà nước, của ngành về giáo dục đạo
đức, giáo dục con người; Tạp chí giáo dục; Các chuyên đề về giáo dục tâm lí lứa tuổi, kĩ
năng sống; Giáo trình đạo đức học … nhằm rút ra những cơ sở lý luận thuộc phạm vi
nghiên cứu.
I.5.2. Phương pháp quan sát:
Theo dõi, quan sát các biểu hiện cụ thể hàng ngày về hành vi đạo đức của học sinh thông
qua các giờ học, giờ chơi, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội, thể dục giữa giờ, giờ tan trường
cũng như các hoạt động khác diễn ra ở trường và ngoài trường, đồng thời quan sát ở những
nơi các em giao lưu ứng xử ngoài trường và hoạt động ngồi xã hội, ở gia đình nhằm nắm
được thực chất tình hình đạo đức của học sinh, từ đó rút ra kết luận về thực trạng và đề ra
các biện pháp giáo dục thích ứng với từng đối tượng của học sinh.
I.5.3.Phương pháp điều tra, trắc nghiệm:

Tiến hành điều tra thực trạng giáo dục ở trường, ở gia đình và xã hội. Đặt ra nhiều câu hỏi
thơng qua giáo viên, phụ huynh và học sinh để nắm bắt được tình hình giáo dục đạo đức cho
học sinh và việc tự rèn luyện của học sinh.

5


Điều tra từ tập thể lớp thông qua giờ sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp, giờ giáo dục ngoài giờ
lên lớp , nghiên cứu từ sổ đầu bài, từ kết quả thi đua của từng chi đội qua từng đợt, từng kì
và cả năm để có hướng nhắc nhở, điều chỉnh hành vi và rút ra kết luận từ đó đề ra các biện
pháp thích hợp giáo dục thích ứng.
I.5.4.Phương pháp phỏng vấn:
Bằng nhiều câu hỏi phỏng vấn thông qua giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục
khác nhằm giúp thu thập được nhiều thông tin và kết luận bổ ích về nội dung và biện pháp
giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên cùng tác động của xã hội , đồng thời từ học sinh sẽ
giúp chúng ta biết được kết quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên, phụ
huynh và nhà trường
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận:
II.1.1.Khái niệm về đạo đức:
-Theo tiến sĩ Đào Duy Quát trong tác phẩm: Bàn về đạo đức và giáo dục đạo đức:
Có thể nói đạo đức là một hình thái xã hội được hình thành rất sớm trong lịch sử phát
triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Sự phát triển của
đạo đức xã hội từ thấp lên cao như những nấc thang giá trị của văn minh con người trên cơ
sở phát triển của lực lượng sản xuất và thông qua sự đấu tranh, gạn lọc, kế thừa mà nội dung
đạo đức ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.Trong cuộc sống hiện thực,đạo đức bao
gồm ý thức, tình cảm và hành động thực tiễn. Cả ba mặt đó thường thì thống nhất với nhau
nói lên năng lực một cách tích cực, tự giác của cá nhân trong mối tương quan vì lợi ích của
người khác và xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức phải bao gồm ba mặt nhằm hình thành
những dạng đạo đức ln ln mang tính tích cực xã hội.

-Xét đến cùng thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Đạo đức là một hình thái
của ý thức xã hội thể hiện ở thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích bản thân, lợi ích của người
khác và của xã hội. Nhưng thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là quan hệ giữa người với người.
Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội của con
người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người trong
6


mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các chuẩn mực ứng xử của con người được thể hiện trong
các phạm trù: Thiện – ác; chính – tà, vinh – nhục, lương tâm, nghĩa vụ, danh dự, hạnh phúc.
Đạo đức bao gồm các tri thức về các khái niệm, các chuẩn mực và phẩm chất đạo đức
( Giá trị nhân văn). Với tư cách là một mặt của hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm những
quan hệ đạo đức, quan hệ đạo đức tồn tại xen kẽ và đan kết trong mọi lĩnh vực ý thức xã hội,
mọi hoạt động xã hội và mọi quan hệ xã hội; Khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, lao động, đấu
tranh, học tập, kinh tế, chính trị…đều mang những giá trị đạo đức nhất định.
Đạo đức tồn tại trong mọi dạng ý thức hoạt động và giao lưu, trong toàn bộ hoạt động
sống của con người. Mọi hình thái ý thức, hoạt động và giao lưu nếu được ý thức đầy đủ và
định hướng rõ rệt về tính chất và nội dung….đều có tác động đến sự hình thành đạo đức –
một thành tố cơ bản của nhân cách.
Các chuẩn mực đạo đức khơng có tính đồng nhất: Có những chuẩn mực được mọi
người thừa nhận, có những chuẩn mực riêng cho những tầng lớp và những nhóm dân cư
nhất định. Các chuẩn mực đạo dức cũng chứa đựng những yếu tố cho phép, bắt buộc và cấm
đoán ( Như chuẩn mực pháp luật ).
Nhưng khác với pháp luật, đạo đức chủ yếu làm nhiệm vụ đánh giá ( Tốt xấu, cao
thượng, thấp hèn, công bằng, bất công, thiện ác,…). Do vậy, các chuẩn mực đạo đức tác
động trước hết thông qua những cơ chế bên ngoài mà nổi bật là: Lương tâm, nghĩa vụ, danh
dự,…chúng được thể hiện nhờ uy tín của xã hội, của tập thể, của một nhóm người hay một
cá nhân và nếu có sự vi phạm với chúng sẻ bị trừng phạt dưới hình thức tập thể, cộng đồng,
xã hội lên án.
Vì vậy, có thể hiểu đạo đức một cách khái quát theo định nghĩa sau:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn
mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi
ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người,
giữa cá nhân và xã hội.
II.1.2. Vị trí, nhiệm vụ cơng tác giáo dục đạo đức học sinh THCS:
- Vị trí:
7


Quy luật của cuộc sống cuối cùng là: bao giờ con người chân chính cũng đấu tranh để
vươn tới cái cao thượng, cái tốt đẹp, tới những giá trị nhân văn cao cả. Tuy nhiên trong q
trình phát triển, khơng phải sự phát triển cơ sở hạ tầng nào cũng thúc đẩy sự phát triển của
kiến trúc thượng tầng, có khi trái lại. Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của
nước ta khá cao, kinh tế thị trường đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đó. Nhưng kinh tế thị
trường lấy lợi nhuận làm mục đích đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực ý thức, tư tưởng, đạo
đức và lối sống. Một trong ba mặt trái của kinh tế thị trường là sự suy thoái về đạo đức xã
hội. Đây là thách thức lớn đối với chúng ta, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ, đối với
những người làm cơng tác giáo dục.
Vì vậy, hơn bao giờ hết trong nhận thức và hành động việc: “ Giáo dục tư tưởng
chính trị, đạo đức, phải chiếm vị trí hàng đầu trong tồn bộ cơng tác, giáo dục học sinh …”,
hoạt động giáo dục đạo đức là một hoạt động đã thể chế hóa và đã có luật. Vì “ Đức” là thế
giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao cả, là đạo đức cách
mạng trong sáng, nhân cách, lối sống, nếp sống lành mạnh, văn minh phù hợp với truyền
thống văn hóa và đạo lý của dân tộc.
Hơn thế nữa giáo dục văn hóa đặt trên cơ sở của giáo dục đạo đức: Học cho ai? Học
vì cái gì?.
- Nhiệm vụ:
Ở hội nghị những người được trao giải thưởng Noben họp tại Paris vào năm 1989,
người ta đã khuyến cáo: “ Chúng ta quan tâm đến các vấn đề vũ trụ nhiều hơn việc tìm kiếm
đạo đức hay việc tìm kiếm một nền đạo đức. Con người đã đi lên mặt trăng nhưng không

bước lại gần đồng loại. Con người thăm dò đáy biển và giới hạn của vũ trụ trong khi người
láng giềng liền cửa đối với mình vẫn là kẻ xa lạ… ”
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định mục
tiêu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo như sau:
“ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và
đào tạo những thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có
đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu
8


tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý
thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công
nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có
tính tổ chức và kỉ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“ Hồng ” vừa “ Chuyên ” như lời căn dặn của Bác Hồ.
Luật giáo dục sữa đổi cũng đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh
phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhất hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như thế, nhiệm vụ của nhà trường phổ thơng nói chung và
trường THCS nói riêng trong cơng tác giáo dục đạo đức vô cùng nặng nề.
Do vậy việc làm cho các lực lượng giáo dục thấy được nhiệm vụ giáo dục đạo đức ở
trường phổ thơng nói chung là phải làm cho học sinh hiểu về khái niệm đạo đức, niềm tin
đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức, kỹ năng và thói quen đạo đức. Cụ thể hơn là
chúng ta phải truyền đạt nội dung đạo đức cho học sinh ở trường theo “ 5 điều Bác Hồ dạy ”
thiếu niên nhi đồng, làm thế nào để đạt được trên cả ba lĩnh vực.
- Về kiến thức: Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết sâu sắc về sự bình
đẳng giữa các dân tộc, ý thức và sự cần thiết của việc duy trì và giữ gìn hịa bình, thực hiện
quyền con người ( theo luật pháp và phong tục tập quán của các quốc gia, dân tộc), ý thức

đầy đủ về sự phát triển của nhân loại và của thế giới, vấn đề mơi trường, vấn đề bảo vệ di
sản văn hóa của nhân loại…
- Về kỹ năng: cần giáo dục cho con người có lịng tự trọng đúng đắn, có thái độ tơn trọng
mọi người, có tinh thần bảo vệ hịa bình và cơng lý…
- Về thái độ: Hình thành ở mỗi con người khả năng suy nghĩ độc lập, có thiện chí và tinh
thần hợp tác( với nhau, với các dân tộc, các quốc gia), có lịng thơng cảm sâu sắc với con
người trên toàn cầu…
Mặt khác nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là phải làm thế nào
cho các em quán triệt được chân giá trị của một học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa,
như nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ ở trên, từ đó xây dựng cho mình một
9


hướng đi thích hợp với tầm nhìn thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, nhìn
vào các tiêu chí về đạo đức mà tự rèn luyện mình, tự vươn lên để trau dồi đạo đức của mình
trong xu thế thời đại hiện nay.
II.1.3. Cơ sở thực tiễn:
-Tình hình địa phương:
Phường Thành Cơng là một phường của TP Bn Ma Thuột, có tổng diện tích tự nhiên
là 107 ha, với 3.249 hộ, 18.237 khẩu có trên 6 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Kinh
chiếm 97,6%,. Thành phần tôn giáo trên địa bàn phường đa dạng chiếm gần 40% dân số, địa
bàn phường được chia thành 13 tổ dân phố, với 115 nhóm liên gia. Có 15 trục đường chính
và 64 đường hẻm, đường nội bộ
- Đảng ủy, Chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân ln quan tâm đến công tác
giáo dục tại địa phương.
- Đời sống kinh tế nhân dân phường Thành Cơng cịn gặp nhiều khó khăn, ngành
nghề chủ yếu là bn bán nhỏ nên còn phụ thuộc vào sự bấp bênh của giá cả thị trường đã
ảnh hưởng khơng ít đến đời sống của nhân dân.
- An ninh chính trị được đảm bảo ổn định.
- Văn hóa xã hội : Mạng lưới thơng tin truyền thông đều khắp, thường xuyên tuyên truyền

các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến mọi người dân, duy trì bản sắc văn
hóa của dân tộc. Tồn Phường có 01 trường Mầm non, 03 trường Tiểu học ( 01 dân lập), 01
trường THCS.
- Tình hình nhà trường:
Trường THCS Trưng Vương được thành lập năm 1992 theo Quyết định số: 119/QĐUB ( ngày 08/07/1992), nằm tại 83 đường Nguyễn Tri Phương thuộc phường Thành Công
Thành phố Buôn Thuột với diện tích rộng 8602,36 m2
Là trường có bề dày kinh nghiệm và thành tích, là nơi tập trung học sinh con em
phường Thành Công và các phường lân cận.Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I và được
Phịng Giáo Dục thành phố Bn Ma Thuột trang bị, đầu tư xây dựng khang trang và sạch
đẹp.Thư viện có trên 19.000đầu sách cơ bản đủ phục vụ cho giáo viên và học sinh và được
công ty Samsung trang bị cho nhà trường thư viện thông minh nhằm tạo điều kiện cho việc
10


tra cứu tìm tịi kiến thức của đơng đảo giáo viên và học sinh. Nhà trường có đầy đủ các
phịng thực hành Lý –Hóa – Sinh có đủ trang thiết bị, có trang bị phịng học bảng tương tác
do Sở Giáo Dục Đào Tào Đăk Lăk trang bị. Có phịng học tin học với 25 máy đã được kết
nối mạng. Trường có 20 phịng học được trang bị máy chiếu hoặc ti vi phục vụ cho hoạt
động dạy và học . Có một khu nhà hiệu bộ có đủ phịng làm việc.Về đội ngũ nhà giáo,cán
bộ quản lý, nhân viên, trường hiện có 03 cán bộ quản lý,57giáoviên,07nhân viên.Qui mơ
trường lớp, trường có 29 lớp với tổng số: 1186 học sinh Trong đó:
- Khối 6: 6 lớp với 289 hs
- Khối 7: 7 lớp với 264 hs
- Khối 8: 8 lớp với 302 hs
- Khối 9: 8 lớp với 331 hs
Kết quả xếp loại hành kiểm học kỳ I năm học 2014 -2015 như sau :
Tổng số học sinh 1186 học sinh
Khối

Tổng số


Tốt

Tỷ lệ%

Khá

Tỷ lệ%

T.Bình

Tỷ lệ %

Khối 6

311

247

85,47%

35

12,11%

7

2,42%

Khối 7


264

176

66,67%

87

32,95%

1

0,38%

Khối 8

302

234

77,48%

63

20,86%

5

1,66%


Khối 9

331

262

79,15%

68

20,54%

1

0,30%

Tổng số

1186

919

77,49%

253

21,33%

14


1,18%

II.2 Thực trạng:
II.2.1Nhận thức về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan trong cán bộ,
giáo viên, công nhân viên:
CB -GV - CNV của nhà trường có nhận thức đúng đắn về xây dựng trường lớp . Đây là
mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
Qua năm học 2009-2010 nhà trường đã tham mưu cho Đảng Ủy, HĐND Phường Thành
Cơng có chủ trương, nghị quyết xây dựng Trường THCS Trưng Vương đạt chuẩn quốc gia
và đến năm 2010 thì được cơng nhận.
11


Phối hợp với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động nâng cao chất
lượng giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường
Chất lượng giáo dục, có tiến bộ và đạt hiệu quả. Tỉ lệ học sinh khá- giỏi hàng năm
tăng dần, tỉ lệ yếu kém ngày càng giảm, đặc biệt là tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm dưới trung bình
giảm rõ rệt theo từng năm học.
II.2.2. Nhận thức về công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan trong giáo viên:
Đội ngũ giáo viên của trường đa số đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác do vậy
đều nắm được quan điểm giáo dục là kết hợp giữa dạy chữ và dạy người, kết hợp giữa
truyền thụ kiến thức với giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là đội ngũ giáo viên được
chọn làm công tác chủ nhiệm lớp, ngồi năng lực cơng tác, lịng nhiệt tình, ý thức cao trong
nhiệm vụ cịn làm tốt cơng tác phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu, các
đoàn thể trong trường và ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
Song bên cạnh đó vẫn cịn một số giáo viên còn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức hay
uốn nắn các hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà bỏ mặc hoặc lãng tránh, lơ là,…
xem đó khơng phải là cơng việc của mình, mình chỉ làm công việc dạy xong tiết là hết trách
nhiệm.

II.2.3. Nhận thức về việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách trong học sinh:
Trước những tác động tích cực từ xã hội, gia đình và nhà trường hầu hết các em ý thức
được việc rèn luyện đạo đức, nhân cách của bản thân rất quan trọng đối với hiện tại và
tương lai của bản thân, do vậy việc tự giác thực hiện các nội quy, quy định của trường của
lớp ngày càng nề nếp hơn, đặc biệt việc vi phạm nội quy, bỏ giờ trốn tiết hạn chế rõ rệt, việc
lấy trộm tài sản nhau khơng cịn.
Việc tham gia các hoạt động chung của trường, lớp và của các cấp đề ra được các em
hưởng ứng, đón nhận với tinh thần tham gia cao, ý thức cơng việc tốt có trách nhiệm trong
mọi hoạt động, các hiện tượng lười nhác, bài trừ bị chê trách và dần bị đẩy lùi.
II.2.4.Thực trạng về công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan của nhà trường:
Đã có sự phối hợp đồng bộ trong ban giám hiệu, trong hội đồng sư phạm, giữa các tổ
chun mơn, đồn thể trong trường cùng với sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa nhà trường
12


với địa phương và phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa
ngoan nên đã mang lại những kết quả rất tích cực.
II.2.5 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân:
- Nhận định chung:
Công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan là cả một quá trình phức tạp trong hai
mặt của một quá trình giáo dục nó địi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều tổ
chức đoàn thể, sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong một mối liên kết để
hình thành nên phẩm chất đạo đức và nhân cách một con người có ích trong xã hội, được xã
hội đón nhận. Do vậy việc giáo dục, hướng dẫn các em đi vào quỹ đạo là cả một quá trình
lâu dài mà bậc học Trung học cơ sở là cái bản lề là móc xích quan trọng trong q trình hình
thành nhân cách học sinh, vì đây là giai đoạn tâm sinh lý phát triển phức tạp nhất trong quá
trình phát triển, nên việc giáo dục các em phải tế nhị, kết hợp nhiều biện pháp, nhiều yếu tố,
nhiều lĩnh vực, …trong mối tổng hịa giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.
Trên cơ sở đó tổ chức Đồn thanh niên và Đội TNTP của trường ln tích cực trong q
trình giáo dục đạo đức nhân cách học sinh; đề ra các biện pháp và giải pháp tích cực cùng

với nhà trường trong quá trình giáo dục đạo đức nhân cách học sinh. Phối kết hợp với các
ban đoàn thể trong và ngồi nhà trường, với phụ huynh học sinh để tìm ra các giải pháp hữu
hiệu trong giáo dục học sinh.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Sự kết hợp trong giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan còn thiếu đồng bộ giữa các bộ
phận trong trường.
- Trong quá trình giáo dục có một bộ phận giáo viên chưa coi trọng việc giáo dục, uốn nắn
hành vi cho học sinh.
- Một bộ phận học sinh bị hỏng kiến thức dẫn đến lơ là, lười biếng trong học tập.
- Một bộ phận phụ huynh thiếu quan tâm đến con em, khoán trắng cho nhà trường.
+Nguyên nhân khách quan:
13


- Do sự chi phối cao của nền kinh tế thị trường làm cho phụ huynh quan tâm nhiều đến việc
nâng cao kinh tế gia đình mà quên đi việc nâng cao đạo đức cho con em.
- Do sự bùng nổ về cơng nghệ thơng tin với các trị chơi hấp dẫn cuốn hút các em.
- Do một bộ phận phụ huynh hiểu lệch về Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em dẫn đến có những
hành vi khơng đúng trong qúa trình phối hợp giáo dục con em làm cho tinh thần giáo dục
của một bộ phận giáo viên giảm sút, ngại va chạm.
- Do trường THCS Trưng Vương nằm ở vùng ven của thành phố đầu vào lớp 6 đầu cấp chất
lượng còn thấp. Những học sinh giỏi, chăm ngoan đã thi vào 2 trường Phan Chu Trinh và
Tân Lợi. Nên còn lại là đa số học sinh có lực học trung bình và thậm chí có một số học sinh
bị hỏng kiến thức, lười học nên ảnh hưởng lớn trong quá trình giáo dục, uốn nắn hành vi.
- KẾT LUẬN CHUNG:
Giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan là một quá trình phức tạp và lâu dài, nó địi hỏi ở
mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải nỗ lực và có tâm huyết trong q trình đào tạo. học sinh của
bậc học trung học cơ sở là đối tượng vừa thoát khỏi trẻ con vừa tập làm người lớn, nên quá
trình uốn nắn là cả một quá trình phức hợp, hội tụ tất cả cái tâm, cái tình và cái lý trong một

quá trình giáo dục.
Muốn đào tạo một con người tồn diện được xã hội cơng nhận là sự kết hợp chặt chẽ ba
mối liên hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội một cách logich, hợp lý.
Với những nhận định và kinh nghiệm gặt hái được trong q trình cơng tác bản thân đưa
ra để trao đổi nhằm góp phần nâng cao chất lương giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan
trong trường.
II.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Biện pháp 1: Nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức
học sinh chưa ngoan trong nhà trường:
- Đối với cán bộ quản lý:
Phải đánh giá đúng thực trạng vấn đề đạo đức học sinh chưa ngoan của trường từ đó đề
ra các biện pháp và giải pháp thích hợp trong q trình giáo dục học sinh, xem hai mặt của
14


giáo dục luôn tồn tại song song với nhau, không nên đặt nặng giáo dục học lực mà xem nhẹ
giáo dục hạnh kiểm.
Phải tác động và tuân thủ được mọi tổ chức đồn thể trong trường cùng tích cực và tự giác
tham gia giáo dục học sinh, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức
mình, là một việc làm xuyên suốt của quá trình hoạt động.
Coi giáo dục đạo đức học sinh là cái lõi của nâng cao chất lượng giáo dục vì để có được
chất lượng cao thì học sinh phải có một nề nếp học tập tốt mà muốn có nề nếp học tập tốt thì
đa số học sinh phải chăm ngoan, ham học nghĩa là phải có hạnh kiểm tốt.
-Đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên:
Phải quán triệt được mục tiêu giáo dục là dạy chữ kết hợp với dạy người, là nhiệm vụ của
mỗi giáo viên, nhân viên, vì mục đích chung của nhà trường.
Mỗi giáo viên nhân viên ln là tấm gương sáng cho học sinh noi theo trong mọi hoạt
động trong và ngoài nhà trường, mỗi giáo viên phải có những biện pháp tích cực trong giáo
dục học sinh chưa ngoan, phải chung sức chung lòng đồng tâm hiệp lực để đạt kết quả cao
nhất trong quá trình giáo dục học sinh.

- Đối với học sinh và cha mẹ học sinh:
-Học sinh:
- Phải tự giác, tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện, tự giác tham gia các hoạt động
chung của lớp, của trường để thông qua hoạt động sẽ hình thành nên nhân cách con người.
- Phải chấp hành tốt nội quy quy định của trường, của lớp.
- Phải tránh xa những trị chơi vơ bổ, những kẻ xấu khơng có lợi cho bản thân.
- Biết vượt khó vươn lên trong q trình học tập và rèn luyện.
-Cha mẹ học sinh:
- Phải nắm rõ thời khóa biểu của con em mình;
- Phải thường xun liên lạc với giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường để biết được
những thông tin cần thiết về con em mình.
15


- Phải phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, chủ động
phối hợp khi thấy con em mình có biểu hiện bất thường hoặc được tin báo của nhà trường
hoặc bạn bè của con em mình để uốn nắn kịp thời các hành vi sai phạm của học sinh.
- Không nên vắng trong các buổi họp phụ huynh vì đây là sự phối kết hợp tốt nhất giữa gia
đình và nhà trường.
2. Biện pháp 2: Giáo dục đạo đức thông qua con đường dạy học
Trong nhà trường thì hoạt động chủ yếu là dạy và học. Q trình giảng dạy khơng chỉ
đơn thuần là truyền thụ những tri thức khoa học mà cịn hình thành cho các em những phẩm
chất, xúc cảm và tình cảm trong sáng tốt đẹp.
Qua mơn Giáo dục công dân nhằm cung cấp cho học sinh những khái niệm về phẩm
chất đạo đức con người, những bài học rút ra từ các câu chuyện và cách đối xử, những
chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nhà trường đã chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ như
chăm lo bồi dưỡng trình độ chun mơn, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, phong cách
sư phạm cho giáo viên. Tăng cường dự giờ, thông qua trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, cải
tiến nội dung phương pháp để tạo hứng thú và thu hút các em vào công việc học tập góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Qua mơn ngữ văn giáo dục các em hiểu được cuộc sống xã hội, bồi dưỡng những
tình cảm về tình cảm gia đình, tình cảm thầy trị, tình u q hương đất nước, yêu lao động
và biết ghét những thái độ hành vi thiếu chuẩn mực.
Qua môn lịch sử giúp các em biết truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của
ông cha; biết tự hào về truyền thống đó mà thấy rõ trách nhiệm của mình đối với Quê
hương, với Tổ quốc.
Qua mơn Địa lý giúp các em có tình u thiên nhiên, cuộc sống, có ý thức bảo vệ
mơi trường xanh, sạch, đẹp, vì cuộc sống tươi đẹp của cộng đồng,…
3.Biện pháp 3: Giáo dục đạo đức đạo đức thông qua công tác chủ nhiệm lớp
Để giáo dục đạo đức cho những học sinh chưa ngoan ở THCS thì trong q trình
thực hiện giáo viên chủ nhiệm phải có sổ theo dõi hàng ngày, hàng tuần qua sổ đầu bài, qua
theo dõi thi đua của đội cờ đỏ, qua sổ bình nhập cuối tuần vào giờ sinh hoạt giáo viên chủ
nhiệm cho lớp mình bình xét, tổng kết tuần, nêu được ưu nhược điểm của lớp trong tuần,
tuyên dương những em có nhiều thành tích, phê bình những em mắc nhiều khuyết điểm ảnh
hưởng đến phong trào thi đua của lớp, từ đó giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch hoạt động cho
tuần tới.

16


Nếu trong tuần có hiện tượng vi phạm đạo đức, giáo viên chủ nhiệm phải kịp thời
ngăn chặn ngay. Trước hết giáo viên chủ nhiệm nên dùng tình cảm để giáo dục các em nhất
là các em đó lại là học sinh chưa ngoan. Nếu tuần sau em đó lại tiếp tục vi phạm thì lấy tập
thể lớp để giáo dục, đưa các em đó vào hoạt động của tập thể lớp, nếu vẫn tiếp tục vi phạm
thì lúc đó mới ghi sổ liên lạc mời gia đình đến cùng có biện pháp giáo dục với Nhà trường.
Cuối mỗi tháng có sơ kết thi đua, có khen chê rõ ràng và giáo viên chủ nhiệm lớp có
những biện pháp khắc phục, những mặt còn tồn tại trong tháng tới. Trong một học kỳ có 2
đợt thi đua, giáo viên chủ nhiệm kết hợp kế quả của hai đợt đó lại và xếp loại học kỳ cho
các em.
Giờ sinh hoạt lớp nội dung do nhà trường chỉ đạo, giờ sinh hoạt đội do tổng phụ

trách, song không phải giáo viên chủ nhiệm cứ theo những nội dung đó mà phải có những
nội dung của lớp mình nữa, phải làm sao giờ sinh hoạt phải có chất lượng, học sinh thấy
được tác dụng của giờ sinh hoạt.
Ngoài ra đối với đối tượng là học sinh chưa ngoan giáo viên chủ nhiệm cần tăng
cường các hoạt động ngoại khoá trong giờ học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc
kết hợp trong các tiết sinh hoạt để nhằm giúp học sinh thêm mạnh dạn tự tin tránh sự tự ti,
mặc cảm của học sinh chưa ngoan.
4. Biện pháp 4:Công tác phối hợp với giáo viên phụ trách:
Đây là lực lượng thay mặt Hiệu trưởng triển khai kế hoạch giáo dục, trong đó có giáo dục
đạo đức học sinh.
Phối hợp với giáo viên phụ trách trong quá trình theo dõi tình hình của các chi đội, nắm
được các nhân tố tích cực lập thành một lực lượng nịng cốt xung quanh mình và tìm ra
những đối tượng chay lười để có biện pháp uốn nắn, giáo dục cùng giáo viên phụ trách giáo
dục các em.
Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chủ nhiệm để nắm rõ thông tin của các chi đội
thông qua việc báo cáo của họ để tìm các giải pháp tích cực trong q trình giáo dục học
sinh, thơng qua họ để nắm bắt kĩ hơn các đối tượng, hoàn cảnh học sinh để cùng các chi đội
hỗ trợ giúp đỡ kịp thời cho các đối tượng có hồn cảnh nhằm giúp các em vượt khó vươn
lên trong học tập.
Thông qua các phong trào thi đua giúp giáo viên phụ trách tìm ra các giải pháp tích cực để
đưa đẩy lớp mình vươn lên, kích thích q trình phấn đấu của mỗi tập thể, mỗi cá nhân, hạn
17


chế những hành vi vi phạm làm cho môi trường giáo dục lành mạnh hạn chế học sinh chưa
ngoan.
5. Biện pháp 5: Giáo dục học đạo đức thông qua các biện pháp thưởng phạt
Để tạo ra động lực thúc đẩy các phong trào thi đua, khuyến khích sự cố gắng, nhà
trường đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để học sinh phấn đấu và có khen thưởng đối với các tập
thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các hoạt động. Đặc biệt lưu ý đến sự tiến bộ của các em

học sinh chưa ngoan. Khi nhận được các lời khen, phần thưởng dù là nhỏ nhưng rất có tác
dụng trong việc động viên và khuyến khích các em.
Phê bình các em tái vi phạm đúng lúc, đúng chỗ nên đến thời điểm hiện tại nhiều em
học sinh chưa ngoan đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Nhà trường đã đặt một thùng thư “Điều em muốn nói” mục đích việc làm này nhằm
tạo cho các em nói lên những điều mà các em khơng thể trực tiếp nói với Thầy,cơ được.Qua
một thời gian nhà trường thu được rất nhiều điều mà các em đã mạnh dạn nói trên liên quan
đến nhiều vấn đề và nhiều đối tượng trong nhà trường.
6. Biện pháp 6: Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội
- Tổ chức tuyên truyền hướng cho các em học sinh tham gia vào các hoạt động nhân
đạo, từ thiện như: quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai (lũ lụt, hạn hán,..), mua tăm tre
của hội người mù; phát động các chi đội mua quà tặng bạn có hồn cảnh khó khăn vượt khó
vươn lên trong học tập; giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ trong địa bàn phường.
- Kết hợp với Đoàn phường tổ chức hội thi an tồn giao thơng, tun truyền giáo dục
ý thức pháp luật.
- Tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các chi đội trong trường cũng như với các chi đội
trường bạn trong địa bàn.
- Tham gia thi tìm hiểu về cơng tác phịng chống HIV-ASID, phịng chống tệ nạn ma
tuý…. Qua các hoạt động xã hội này, giúp học sinh nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của
hoạt đó đối với cá nhân, tập thể để các em biến thành hành vi, tình cảm trong hoạt động.
Qua đó làm nảy sinh năng lực, tình cảm, phẩm chất tốt đẹp.
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội là một hoạt động giáo
dục có ý nghĩa quan trọng cùng với các hoạt động giáo dục khác, góp phần hồn thiện nhân
cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục đề ra.
7. Biện pháp 7:Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
trong việc giáo dục đạo đức học sinh:

18



- Đối với chính quyền địa phương:
Phải có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và nhà trường trong quá trình giáo
dục học sinh vì đây là một phần quan trọng trong mối liên hệ tay ba (Nhà trường – Gia đình
và xã hội ), nhà trường chủ động tham mưu với chính quyền địa phương về phương cách
phối hợp giáo dục, về việc tạo sự quan tâm của phụ huynh trong quá trình giáo dục con em
mình, chỉ đạo cho các hội đồn thể kết hợp chặt chẽ với nhà trường theo chức năng nhiệm
vụ của mình.
- Đối với các Hội đồn thể:
-Đồn thanh niên:
- Đồn thanh niên được giao nhiệm vụ dìu dắt Đội thiếu niên để đội viên trở thành những
con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ nên vai trị của Đồn phường vô cùng quan trọng
trong việc phối kết hợp cùng Liên đội giáo dục đội viên.
- Đoàn phường thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường thơng qua chi đồn trường,
chỉ đạo chi đoàn giúp đỡ Liên đội thực hiện tốt kế hoạch năm học và giáo dục học sinh để
các em trở thành những đội viên ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đồn.
-Cơng an Phường :
Nhà trường phối hợp chặt chẽ với công an phường nhằm hỗ trợ kịp thời khi cần thiết,
nhằm răn đe cũng như giữ gìn an ninh địa phương tạo mơi trường lành mạnh cho các em
học tập và rèn luyện. Nhà trường đã ký kế hoạch phối hợp giữa công an phường với nhà
trường, nên cơng an phường đã cử đồng chí cơng an khu vực ln có mặt lúc tan trường
buổi sáng cũng như buổi chiều và vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường .
-Hội phụ nữ:
Đây là tổ chức góp phần quan trọng vào q trình giáo dục con em, vì trong gia đình
người mẹ và người chị có vai trị cao trong việc giáo dục chăm sóc con em, nên góp phần
lớn vào q trình hình thành nhân cách của trẻ. Hơn nữa Hội phụ nữ làm cầu nối giữa nhà
trường và gia đình tạo nên mối liên hệ mật thiết cũng như thơng qua q trình sinh hoạt các
thành viên cùng chia sẽ nhau trong việc giáo dục trẻ em.
19



Đặc biệt trong những năm qua Hội phụ nữ phường Thành Cơng được hội phụ Thành phố
chọn thí điểm mơ hình câu lạc bộ: “ Giáo dục và đời sống ” với những hình thức sinh hoạt
phong phú đa dạng giúp hội viên nắm vững những hình thức giáo dục, hỗ trợ con em trong
quá trình học tập, giảm thiểu tối đa các hình thức dẫn đến vi phạm của học sinh.
- Hội khuyến học:
- Đây là tổ chức có vai trị thúc đẩy con em học tập, góp phần vào quá trình rèn luyện
của học sinh, đẩy mạnh việc hỗ trợ con em của phụ huynh, nhắc nhở phụ huynh tự giác, tích
cực hơn trong việc giúp đỡ, nhắc nhở, động viên con em mình cố gắng vươn lên, thi đua
giữa các gia đình và giữa các học sinh với nhau góp phần vào tinh thần hiếu học của quê
hương.
Hàng năm hội khuyến học của phường kết hợp với chi hội khuyến học của nhà
trường có những phần thưởng xứng đáng cho các em con gia đình khó khăn những đã cố
gắng trong học tập.
- Hội cựu chiến binh, người cao tuổi,…:
Đây là các hội góp phần trong quá trình tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho học sinh,
nâng cao nhận thức giúp các em ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong quá
trình học tập và rèn luyện. Hàng năm vào ngày lễ 22/12 hội cựu chiến binh của phường đã
cử chủ tịch hội về trường nói chuyện truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam để các
em hiểu hơn về truyền thống vẽ vang của quân đội nhân Việt Nam.
III: PHẦN KẾT LUẬN
III.1. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Nâng cao vai trò quản lý và chỉ đạo của Ban giám hiệu:
+ Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư
phạm, luôn đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú cho học sinh, thu hút và lơi cuốn
học sinh vào say mê, thích tìm tịi sáng tạo trong học tập.
+ Có kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ về năng lực, kinh nghiệm chủ nhiệm
lớp.
+ Phân công giáo viên phù hợp với năng lực, sở trường của họ.

20



+ Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong xã hội đề ra những biện pháp cụ thể giáo
dục học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện.
+ Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức, thành viên trong nhà
trường.
+ Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm.
+ Phát huy vai trị của Đồn thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
trong hoạt động giáo dục học sinh hư chậm tiến về đạo đức.
+ Phát huy vai trò tự quản của học sinh.
+ Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục học sinh một cách linh hoạt.
- Tập thể sư phạm trong nhà trường phải thật sự mẫu mực, có phẩm chất chính trị
tốt, đồn kết nhất trí cao, có tinh thần trách nhiệm. Tập trung xây dựng nề nếp dạy và học
trên cơ sở dạy tốt, học tốt. Coi trọng bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống giáo viên.
- Tăng cường hoạt động phối hợp của các đoàn thể trong cộng đồng: Nhà trường kết
hợp với các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh, Hội cựu
chiến binh, hội phụ nữ phường…trong công tác giáo dục đạo đức học sinh nói chung và học
sinh chưa ngoan về đạo đức nói riêng.
III.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
a. Đối với Phịng GD&ĐT
- Về phía Phịng giáo dục cần coi kết quả giáo dục đạo đức của mỗi đơn vị trường là
một tiêu chuẩn để đánh giá thành tích của nhà trường.
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cho giáo
viên nói chung, đặc biệt là đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong cụm chuyên
môn.
b. Đối với trường THCS
- Thành lập ban nề nếp trong nhà trường nhằm chỉ đạo và theo dõi mọi hoạt động của
học sinh, nhất là học sinh chưa ngoan.
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cho giáo
viên nói chung, đặc biệt là các giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

- Tổ chức nhiều hoạt động và các cuộc thi: như thi nghi thức đội, thi cắm trại, văn
nghệ, thi vẽ tranh về môi trường cho học sinh.
- Tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường phù hợp với tình hình
địa phương.
21


Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm
học 2014 - 2015. Bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo
dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở trường THCS Trưng Vương. Tôi xin chân thành
cảm ơn./.

Buôn Ma Thuột 11 tháng 3 năm 2015
NGƯỜI THỰC HIỆN

HUỲNH VĂN HÒA

22


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Bài viết, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ rèn đức, rèn tài ”đối với học sinh,
sinh viên.

-

Công văn số 1741/ BGDĐT-GDTrH ngày 5 tháng 3 năm 2009 về việc hướng dẫn đánh

giá kết quả phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

-

Điều lệ trường phổ thơng.

-

Luật giáo dục sửa đổi.

-

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
MỤC LỤC

Phần một

Trang

Mở đầu............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................. ......1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................. 4
3. Đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu ...........................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................4
7. Nội dung ......................................................................................6
Phần hai
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiển............................................. 6
1. Cơ sở lý luận..................................................................................6

1.1. Khái niệm về đạo đức.................................................................6
1.2. Vị trí và nhiệm vụ.......................................................................6
1.2.1. Vị trí........................................................................................ 8

23


1.2.2. Nhiệm vụ.................................................................................8
2.Cơ sở thực tiển........................................................ ......................10
2.1.Tình hình địa phương..................................................................10
2.2 .Tình hình của trường..................................................................12
Chương II. Thực trạng và nguyên nhân về giáo dục đạo đức
1. Thực trạng.................................... .............................................. 14
1.1.Nhận thức của cán bộ công nhân viên...................... ................ 14
1.2.Nhận thức của giáo viên.............................................................14
1.3.Nhận thức của học sinh..............................................................15
2. Đánh giá Thực trạng và nguyên nhân ..........................................15
2.1. Nhận định chung................... ....................................................16
2.2. Nguyên nhân..............................................................................16
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan...........................................................16
2.2.2. Nguyên nhân khách quan ......................................................16
3. Kết luận chung.............................................................................17
Chương III. Một số biện pháp
1. Nhóm các biện pháp......................................................................18
1.1.Đối với cán bộ quản lý................................... ...........................18
1.2. Đối với giáo viên, nhân viên......................................................18
1.3. Đối với phụ huynh và học sinh..................................................19
2. Công tác phối hợp.................................................................... 19
3.Công tác phối hợp với giáo viên phụ trách ................................21
Phần ba


1. Kết luận..................................................................22

2. Khuyến nghị....... ........................................................................ 23
3. Phụ lục, mục lục ..........................................................................24

24


25


×