Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí, diễn biến số lượng và biện pháp hóa học phòng trừ chúng trên cây dưa chuột vụ hè thu năm 2015 tại văn lâm, hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.46 MB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

THÀNH PHẦN BỌ TRĨ TRÊN CÂY HỌ BẦU BÍ,
DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG VÀ BIỆN PHÁP HÓA HỌC
PHÒNG TRỪ CHÚNG TRÊN CÂY DƯA CHUỘT
VỤ HÈ THU NĂM 2015 TẠI VĂN LÂM, HƯNG YÊN
Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hồng Thái

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Điệp

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè
và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo
TS. Phạm Hồng Thái – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Học viện nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông học, Ban đào tạo Sau học viện – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và tập thể cán
bộ Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật – Cục
Bảo vệ thực vật đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học
và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hà Thanh Hương, người đã giúp đỡ
tôi hết sức tận tình, chu đáo trong quá trình giám định mẫu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân
và gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận

văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Điệp

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................................v
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục đích, yêu cầu............................................................................................2
1.2.1. Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.
Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................3
2.2.
Tình hình sản xuất cây rau họ bầu bí trên thế giới và Việt Nam........................3
2.3.
Những nghiên cứu nước ngoàI .........................................................................4
2.3.1. Thành phần loài bọ trĩ ......................................................................................... 4
2.3.2. Tình hình gây hại của bọ trĩ ................................................................................. 6
2.3.3. Các biện pháp phòng chống bọ trĩ ....................................................................... 9
2.4.
Những nghiên cứu trong nước........................................................................12
2.4.1. Đặc điểm của một số họ bọ trĩ thường gặp trên cây trồng ở Việt Nam .............. 12
2.4.2. Thành phần loài bọ trĩ ...................................................................................... 13
2.4.3. Tình hình gây hại của bọ trĩ ............................................................................... 14
2.4.4. Các biện pháp phòng chống bọ trĩ ..................................................................... 17
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................20
3.1.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................20
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 20
3.2.
Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu .....................................................20
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 20
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 20
3.2.3. Dụng cụ nghiên cứu .......................................................................................... 20
3.3.
Nội dung nghiên cứu......................................................................................21
3.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................21
iii


3.4.1.
3.4.2.

Phương pháp điều tra thu thập thành phần bọ trĩ ............................................... 21
Phương pháp điều tra diễn biến số lượng của bọ trĩ trên cây dưa chuột ............. 23

3.4.4.
3.4.5.
3.4.6.

Phương pháp khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ ........................ 25
Chỉ tiêu và công thức tính toán .......................................................................... 28
Xử lý số liệu ...................................................................................................... 28

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................29
4.1.
Kết quả ..........................................................................................................29
4.1.1. Thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí vụ hè thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên.....29
4.1.2.
4.1.3.

Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn
Lâm, Hưng Yên .............................................................................................42
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến số lượng bọ trĩ hại dưa
chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên ....................................................47


4.1.4.

Hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bọ trĩ hại
dưa chuột .......................................................................................................52

4.2.

Thảo luận .......................................................................................................55

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................59
5.1.
Kết luận .........................................................................................................59
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................59
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................60
Phụ lục ......................................................................................................................67

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật


BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

CT

Công thức

cs.

Cộng sự

et al.

Và những người khác

NXB

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

sp.

Loài

STT


Số thứ tự

TS

Tiến sĩ

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tên thuốc BVTV trừ bọ trĩ trong phòng thí nghiệm và nồng độ sử dụng ........26
Bảng 3.2. Tên thuốc BVTV trừ bọ trĩ ngoài đồng ruộng và liều lượng sử dụng .............27
Bảng 4.1. Thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí vụ hè thu 2015 tại Văn Lâm,
Hưng Yên .................................................................................................29
Bảng 4.2. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ theo giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột
vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên .........................................................40
Bảng 4.3. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên các giống dưa chuột vụ thu
2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên ....................................................................42
Bảng 4.4. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên các thời vụ trồng dưa chuột vụ
thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên ..............................................................44
Bảng 4.5. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên ruộng dưa chuột gần làng và xa
làng vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên .................................................46
Bảng 4.6. Diễn biến số lượng bọ trĩ trên dưa chuột ruộng cao và ruộng trũng vụ
thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên ..............................................................47
Bảng 4.7. Diễn biến số lượng bọ trĩ trên các ruộng có công thức luân canh khác
nhau vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên.................................................48
Bảng 4.8. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên ruộng dưa chuột ngắt lá già và
ruộng không ngắt lá già vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên ...................49
Bảng 4.9. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên ruộng được che phủ luống và
ruộng không được che phủ luống vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên .....51

Bảng 4.10. Hiệu lực (%) của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột trong
phòng thí nghiệm ......................................................................................53
Bảng 4.11. Hiệu lực (%) của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột vụ thu
năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên ............................................................54

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Đặc điểm phân loại loài Thrips sp.1 ...........................................................33
Hình 4.2. Đặc điểm phân loại loài Thrips tabaci Lindeman........................................34
Hình 4.3. Đặc điểm phân loại loài Thrips sp. .............................................................37
Hình 4.4. Đặc điểm phân loại loài Frankliniella occidentalis Pergande......................36
Hình 4.5. Đặc điểm phân loại loài Haplothrips sp. .....................................................37
Hình 4.6. Đặc điểm phân loại loài Megalurothrips sp. ...............................................38
Hình 4.7. Đặc điểm phân loại loài Pauchaetothrips indicus .......................................39
Hình 4.8. Ruộng bị hại...............................................................................................41
Hình 4.9. Ruộng không bị hại ....................................................................................41
Hình 4.10. Lá bị hại .....................................................................................................41
Hình 4.11. Quả bị hại ..................................................................................................41
Hình 4.12. Ruộng được tỉa lá .......................................................................................50
Hình 4.13. Ruộng không được tỉa lá ............................................................................50

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Hồng Điệp
Tên luận văn: Thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí, diễn biến số lượng và biện pháp hóa
học phòng trừ chúng trên cây dưa chuột vụ hè thu năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên.

Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở điều tra thành phần bọ trĩ hại cây họ bầu bí, tìm hiểu diễn biến số
lượng để từ đó đề ra biện pháp phòng trừ chúng trên cây dưa chuột đạt hiệu quả kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra thu thập thành phần bọ trĩ ngoài đồng trên 4 loại cây họ bầu bí: dưa
chuột, bí xanh, bí ngô và mướp tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên được tiến hành theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng – QCVN
01-38:2010/BNNPTNT và phương pháp thu thập bọ trĩ ngoài đồng ruộng của Hà Quang
Hùng (2005), Mound (2007).
Mẫu bọ trĩ sau khi thu thập được lên tiêu bản và giám định theo phương pháp
của Mound (2007).
Đặc điểm hình thái của trưởng thành của các loài bọ trĩ gây hại chủ yếu trên 4
loại cây họ bầu bí gồm dưa chuột, bí xanh, bí ngô và mướp được quan sát kỹ và mô tả
dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi huỳnh quang và được chụp ảnh để mô tả.
Kết quả chính và kêt luận:
Kết quả điều tra năm 2015 đã thu thập được 7 loài bọ trĩ, đó là Thrips sp.1,
Thrips tabaci Lindeman, Frankliniella occidentalis Pergande, Megalurothrips sp.,
Haplothrips sp., Thrips sp. và Pauchaetothrips indicus. Trong đó loài Thrips sp.1 được
xem là dịch hại nguy hiểm trên cây dưa chuột, bí xanh và bí đỏ bởi chúng xuất hiện và
gây hại từ khi cây còn nhỏ đến khi kết thúc thu hoạch. Trên cây dưa chuột, bọ trĩ gây
hại mạnh nhất vào thời kỳ thu hoạch quả rộ và giảm dần về cuối vụ. Sự gây hại của bọ
trĩ ở các giống dưa chuột khác nhau với các giai đoạn sinh trưởng khác nhau là khác
nhau. Sự gây hại của bọ trĩ đối với dưa chuột vụ thu là không đáng kể, dưa chuột trồng
chính vụ (tháng 7) ít bị ảnh hưởng bởi bọ trĩ hơn là dưa chuột trồng vụ muộn (tháng 8).
Các ruộng dưa chuột được bố trí ở khu vực có độ ẩm đất cao thường bị bọ trĩ hại nặng

hơn các ruộng dưa chuột được bố trí ở khu vực có độ ẩm đất thấp. Viêc áp dụng các
biện pháp canh tác trong sản xuất dưa chuột để hạn chế sự gây hại của bọ trĩ ngày càng
viii


được phổ biến, trong đó có thể áp dụng các biện pháp ngắt tỉa lá già và che phủ luống
bằng ni lông để giảm mật độ bọ trĩ gây hại, đặc biệt không trồng dưa chuột sau cà tím,
đậu cô ve và bí xanh. Trong số 4 loại thuốc được thử nghiệm thì hiệu lực thuốc hóa học
Marshal 200SC (92,85%) cao hơn 3 loại thuốc Confidor 100SL (86,92%), Tasieu 5WG
(78,97%) và Abatimec 3,6EC (73,65%). Tuy nhiên, chỉ áp dụng các biện pháp hóa học
khi mật độ bọ trĩ cao, không nên xử lý thuốc hóa học thường xuyên mà nên sử dụng các
loại thuốc có nguồn gốc sinh học để bảo vệ môi trường, thiên địch và con người.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Hong Diep
Thesis title:Compostion of thrips species on cucurbits, the quantity development and
chemical measure to control them on cucumber in summer-autumn crop 2015 in Van
Lam district, Hung Yen province.
Major: Plant protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The first aim of this research work was to determine the species composition of
thrips on cucurbits, the quantity development and chemical measure to control them on
cucumber archieve economic eficiency.

Material and Methods:
The thrips samples was collected in the field where was planted 4 cucurbits
crops: cucumber, squash, pumkin and melon in Van Lam district (Hung Yen province)
has been conducted in accordance with National technical regulation on surveillance
method of plant pest QCVN 01-38:2010/BNNPTNT and thrips collection method in the
field of Ha Quang Hung et al. (2005), Mound (2007).
Thrips samples after collecting were mounted and indentified by method of
Mound (2007). The identification of adult thrips to the species was made using the keys
by Mound (2007).
Morphological characteristics of the thrips adult on above crops of cucurbits
were observed and described under stereo microscope and fluorescence microscope.
Main finding an conclusions:
The results of this research showed on four cucurbits that there are 7 species of
thrips: Thrips sp.1., Thrips tabaci Lindeman, Frankliniella occidentalis Pergande,
Megalurothrips sp., Haplothrips sp., Thrips sp. and Pauchaetothrips indicus. Among
these, Thrips sp.1. are considered as the hazardous pest on cucumber, squash and
pumpkin as the pests, appears and spoils even from when plants are the saplings to
finished harvesting period. Thrips sp.1. is the major insect species. The damage of thrips
in separate species of cucumbers with different growth stages are different. The
seasonal cucumbers (in July) appear to be less affected by thrips rather than off- season
ones (in August). The adoption of cultivating activities in the production of cucumbers

x


to limit the damage of thrips is increasingly popular, which include old leaves pruning
and using plastic mulching to reduce the distribution of pests. Especially, cucumbers are
supposed not to be planted after eggplant, beans and squash. Marshal 200SC (92,85%)
is higher effective than Confidor 100SL (86,92%), Tasieu 5WG (78,97%) and Abatimec
3,6EC (73,65%) in controlling thrips on cucumbers. However, only when high thrips

densities should regularly chemical using be applied. Instead of chemical abuse,
biological cures are preferred to protect the environment, predators and humans.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của con người,
rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có tính dược lý cao mà
các thực phẩm khác không thể thay thế được. Ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị cao, đem lại nhiều lợi nhuận, góp phần phát triển nền kinh tế quốc
dân. Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua,
cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay... trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều
triển vọng và có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định (Lê Thị Khánh, 2009).
Do đòi hỏi của thị trường như vậy, việc thâm canh tăng vụ, diện tích cây
trồng tăng nhanh và nó đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái vốn mang tính bền
vững, có số lượng quần thể đa dạng, nhưng đã bị thay vào đó là hệ sinh thái mới
chỉ có một vài loài tồn tại và luôn thay đổi theo thời gian. Một số loài có kích
thước cơ thể lớn như sâu cắn gié, bọ xít dài... có xu hướng giảm đi, ngược lại tình
trạng dịch hại của các loài có kích thước cơ thể nhỏ bé như bọ trĩ, bọ phấn, nhện
đỏ, nhện trắng, ruồi đục lá... ngày càng thể hiện rõ nét (Phạm Bình Quyền, 2005).
Rau là loại cây trồng có hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, hàm
lượng nước trong thân lá cao, thân lá non mềm là môi trường rất thích hợp cho
nhiều loại sâu bệnh hại sinh trưởng và phát triển. Sâu bệnh hại là một trong nhiều
nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa của rau (Tạ Thu
Cúc, 2007).
Cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) cũng không nằm ngoài quy luật nêu
trên, chúng bị nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu xám, sâu đục quả, ruồi đục lá,
sâu ăn lá dưa, rệp, bọ trĩ… trong đó bọ trĩ là một trong những đối tượng gây hại

nguy hiểm. Bọ trĩ là côn trùng có kích thước nhỏ bé và nhẹ, do đó rất khó nhận
thấy chúng, ngay cả khi chúng xuất hiện với số lượng lớn (Hà Quang Hùng và
cs., 2005). Bọ trĩ gây hại trực tiếp bằng cách dũa hút dịch của lá, chồi, búp, hoa
và quả. Ngoài ra nó còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây (Andjus et al.,
1998; Capinera J.L., 2000) và thiệt hại về năng suất do bọ trĩ gây ra đối với cây
trồng nói chung và cây họ bầu bí nói riêng là rất lớn (Burubai et al., 2011;
Layton and Reed, 2000; Serguey, 1995).
1


Trong những năm gần đây, sản xuất cây rau thuộc họ bầu bí nói chung và
dưa chuột nói riêng ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên luôn phải đối mặt với nhiều
khó khăn như sâu bệnh tăng, hạn chế về giống, trình độ thâm canh chưa cao,
nhận thức của người dân trong việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn còn
hạn chế, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và phá
vỡ cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ, cũng như ảnh hưởng của các
yếu tố như giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác... là vô cùng quan trọng, giúp cho nhà
nông chủ động trong công tác phòng trừ có hiệu quả bọ trĩ gây hại. Hiện nay có rất ít
công trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây họ bầu bí ở Hưng Yên (Nguyễn Thị Thanh,
2015; Yorn Try, 2008 ). Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần bọ
trĩ trên cây họ bầu bí, diễn biến số lượng và biện pháp hóa học phòng trừ
chúng trên cây dưa chuột trong vụ hè thu năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở điều tra thành phần bọ trĩ hại cây họ bầu bí, tìm hiểu diễn biến
số lượng để từ đó đề ra biện pháp phòng trừ chúng trên cây dưa chuột đạt hiệu
quả kinh tế.
1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập xác định được thành phần loài bọ trĩ trên cây họ bầu bí vụ hè

thu năm 2015 tại Văn Lâm – Hưng Yên.
- Điều tra diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số gây hại trên cây dưa chuột
dưới ảnh hưởng của một số yếu tố (giống, thời vụ, vị trí ruộng trồng, độ ẩm đất,
luân canh, ngắt lá già và che phủ luống).
- Thử nghiệm biện pháp hóa học phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Bọ trĩ là loài đa thực, chúng gây hại nhiều loại cây trồng, ở nhiều nước
khác nhau. Theo Hà Quang Hùng và cs. (2005), bọ trĩ là côn trùng có kích thước
cơ thể nhỏ bé và nhẹ, nên khó phát hiện, ngay cả khi xuất hiện với số lượng lớn.
Chúng phân bố khắp thế giới, số lượng loài phân bố ở các vùng nhiệt đới, ôn đới
nhiều, thậm chí một vài loài đã lan rộng tới vùng Bắc cực. Bọ trĩ thuộc lớp côn
trùng Insecta, bộ cánh tơ Thysanoptera. Trên thế giới có khoảng 5000 loài bọ trĩ
được định danh, trong đó chỉ có 1% loài gây hại (Mound et al., 1973). Bọ trĩ xuất
hiện ở nhiều châu lục như Châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Mỹ,..., đặc biệt là ở các
nước Châu Á.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, bọ trĩ đã trở thành loài sâu hại
nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, bởi lẽ tuy cơ thể nhỏ bé nhưng bọ trĩ có khả
năng phát tán mạnh và gây hại tất cả các bộ phận của cây trồng như lá, nụ, hoa và
quả non gây thành những vụ dịch hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng
suất, phẩm chất cây trồng; gián tiếp là véc tơ truyền bệnh virus, vi khuẩn cho cây
(Hà Quang Hùng và cs., 2005). Để phòng chống chúng, người nông dân mới chỉ
sử dụng biện pháp hóa học một cách liên tục, thiếu hiểu biết đã dẫn tới hiện
tượng bọ trĩ quen và kháng thuốc hóa học, đồng thời tiêu diệt hầu hết các loài
thiên địch của bọ trĩ – một lực lượng sinh vật có ích quan trọng góp phần điều
hòa số lượng quần thể bọ trĩ trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp, điều đó dẫn tới

sự bùng phát số lượng của một số loài bọ trĩ chủ yếu.
Cây dưa chuột là cây rau ăn trái, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch
ngắn, mặt khác thời gian cho thu quả liên tục nên việc áp dụng các biện pháp hóa
học khi cây ở thời kỳ thu hoạch sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu
dùng. Đã có một số công trình nghiên cứu về biện pháp làm giảm số lượng bọ trĩ
gây hại trên dưa chuột như sử dụng bẫy dính, quây ni lông quanh ruộng hay lựa
chọn chân đất trồng... Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này trong thực tế
sản xuất còn rất hạn chế, đại đa số người dân chọn biện pháp hóa học với tiêu chí
đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY RAU HỌ BẦU BÍ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
Họ bầu bí chiếm vị trí rất quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới và
3


nước ta, một số cây có vị trí đặc biệt quan trọng trong sản xuất, tiêu dùng và
thương mại. Các cây dưa chuột, dưa thơm, dưa hấu và bí ngô có ý nghĩa rất quan
trọng trong sản xuất, tiêu dùng và thương mại của nhiều quốc gia (Tạ Thu Cúc,
2007). Dưa chuột là loại rau ăn quả được trồng rộng rãi trên thế giới, là thực
phẩm thông dụng của nhiều quốc gia. Năm 2003 diện tích sản lượng và năng suất
dưa chuột trên thế giới: 2.337.888 ha, sản lượng 37.607.067 tấn, năng suất trung
bình 15,81 tấn/ha và năm 2005 diện tích và sản lượng dưa chuột trên thế giới là
2.586 triệu ha và 68,2 triệu tấn. Năng suất trung bình đạt 21,7 tấn/ha. Ở nước ta,
những năm gần đây dưa chuột đã trở thành loại rau xuất khẩu quan trọng. Diện
tích trồng dưa chuột trong năm 1999 là 6.478 ha, đến năm 2000 tăng lên 6.617 ha
và đến năm 2001 là 6.804 ha. Dưa chuột có thể gieo trồng ở cả 3 miền: Bắc,
Trung, Nam; hằng năm có thể gieo trồng 2-3 vụ (Tạ Thu Cúc, 2007).
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
2.3.1. Thành phần loài bọ trĩ
Theo Mound (1997), hầu hết các loài bọ trĩ gây hại cây trồng nằm trong

bộ cánh tơ mà chúng tập trung chủ yếu trong họ Thripidae với khoảng 1700 loài,
được phân bố trên khắp thế giới. Đa số các loài của Thripidae đều thuộc phân họ
Thripinae (Mound, 1997). Trong Terebrantia, có khoảng 1500 loài thuộc họ
Thripidae với 47 loài được tìm thấy ở New Zealand (Teulon, 1988). Trong số các
loài bọ trĩ gây hại trên cây trồng, chúng thuộc về 2 giống chủ yếu đó là Thrips và
Liothrips. Trong đó số lượng loài của Thrips khoảng 275 loài, Liothrips khoảng
255 loài, Haplothrips khoảng 230 loài và Franklinella khoảng 175 loài. Chỉ có 1
giống bọ trĩ ăn thực vật, Aeolothrips, bao gồm hơn 100 loài, 2 giống bọ trĩ ăn
nấm, mỗi giống bao gồm hơn 140 loài. Có 9 giống có từ 50 đến 100 loài; 95
giống có từ 10 đến 49 loài; 150 giống có từ 3-9 loài và 450 giống chỉ có 1 hoặc 2
loài (Mound, 2007).
Có 5000 loài được biết đến trong bộ cánh tơ được phân thành 8 họ. Tuy
nhiên, 93% tổng số loài thuộc 2 họ Thripidae hoặc Phlaeothripidae, là 2 họ
thường được tìm thấy trên cây trồng. Họ Heterothripidae gồm 70 loài ở Mỹ, được
mô tả trên hoa của một loạt cây bản địa. Thường gặp trên cây trồng, ít nhất là ở
vùng ôn đới, có 250 loài thuộc họ Aeolothripidae trên khắp thế giới. Những loài
trong họ này thường không bị coi là dịch hại. Về 2 họ chính của bộ cánh tơ, họ
Phlaeothripidae chiếm số lượng nhiều nhất với 3.100 loài được mô tả; 600 loài
trong số đó, tạo thành phân họ Idolothripinae, chỉ ăn bào tử nấm, nhưng ít nhất
4


một nửa số loài nằm trong phân họ thứ hai, Phlaeothripinae, chỉ ăn sợi nấm. Bọ
trĩ ăn nấm sống trong gỗ mục hoặc lá khô, đặc biệt ở những nước nhiệt đới và
dường như có rất ít hoặc hầu như không có ảnh hưởng đến cây trồng, thậm chí là
véc tơ của các mầm bệnh. Tuy nhiên, trong họ Phalaeothripinae có 2 giống chính
của loài ăn thực vật. Một giống bao gồm nhiều loài, thức ăn chính của chúng là lá
cây nhiệt đới và cây bụi (Mound, 1997).
156 loài bọ trĩ ở Đài Loan đã được phát hiện, trong đó có 70 loài gây hại
trên cây trồng, trên cây rau đã ghi nhận được 27 loài. Các loài có ý nghĩa quan

trọng là Thrips palmi, Franklinella intonsa, Thrips tabaci và Megalurothrips
usitatus. Những loài không gây hại nghiêm trọng nhưng xuất hiện thường xuyên
trên đồng ruộng là Thrips hawaiinenis, Scirtothrips dorsalis, Thrips colouratus,
Thrips flavus và Haplothrips chinensis. Sự xuất hiện, mức độ gây hại và khóa
phân loại của 9 loài này đã được xác định (Chen and Chang, 1987).
Trên cánh đồng lúa mỳ ở Serbian, Andjus et al. (1999) cho biết, có tổng số
2.105 mẫu bọ trĩ được thu thập, với 1.503 mẫu vào năm 1998 và 602 mẫu vào
năm 1999 và 19 loài bọ trĩ đã được xác định, trong đó nhiều nhất là loài Thrips
physapus L. với 917 mẫu. Một giống bọ trĩ mới của họ Phlaeothripidae được mô
tả ở Úc, bao gồm một loài mới là K.myopori, gây hại trên lá của cây bụi (Mound
et al., 2007). Một loài bọ trĩ mới với tên Thrips razanii sp.n. cũng được tìm thấy
trên hoa ở Penisular Malaysia. Loài bọ trĩ mới này thuộc nhóm Thrips
hawaiiensis nhưng cánh có màu tối (Mound et al., 2010).
Theo Kalpana et al. (2011), cuộc điều tra thành phần bọ trĩ hại cây trồng ở
Sri Lanka đã thu được tổng cộng 72 loài thuộc 5 phân họ gồm: Thripinae,
Phlaeothripinae, Panchaetothripinae, Dendrothripinae và Idolthripinae, trong đó
có 25 loài chưa được ghi nhận là đã xuất hiện tại quốc gia này. Trong số 324 loài
ký chủ điều tra, phát hiện loài Haplothrips gowdeyi là loài phổ biến nhất, có mật
độ cao được tìm thấy trên 44 loài ký chủ, Thrips palmi là loài gây hại phổ biến
thứ hai được tìm thấy trên 43 loài ký chủ.
Khi điều tra thành phần bọ trĩ trên các loại cây thảo mộc ở Vườn thảo mộc
– Khoa Nông học – Trường Nông nghiệp Cracow từ năm 2004 đến năm 2006 và
ở vườn thực vật Cracow từ năm 2006 đến năm 2008, Pobozniak and Sobolewska
(2011) cho biết đã thu thập được 16.058 cá thể trưởng thành bọ trĩ Thysanoptera
trên 37 loài thảo mộc khác nhau. Các loài chiếm ưu thế gồm Thrips fuscipennis,
5


Thrips flavus, Franklinella intonsa, Thrips albopilosus và Thrips major. Một số
loài bọ trĩ phá hại cây trồng một cách nghiêm trọng, một trong số đó là Thrips

tabaci, được phát hiện gây hại trên 27 loài cây thảo mộc.
2.3.2. Tình hình gây hại của bọ trĩ
Cho đến nay bọ trĩ đã gây hại trên rất nhiều nước trên thế giới như
Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, khu vực Đông
Nam châu Á, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, khoai tây, đậu
đỗ, bầu bí, hành tỏi…., gây hại trên các bộ phận của cây trồng như nõn, lá, hoa
và quả non. Bọ trĩ đã làm giảm 20% năng suất hồ tiêu của Indonesia, 29% năng
suất lạc ở Ấn Độ (Hà Quang Hùng và cs., 2005).
Bọ trĩ là loài duy nhất truyền tospovirus, thuộc họ Thripidae và phân họ
Thripinae. Trong số 1.710 loài được biết đến thuộc họ Thripidae chỉ có 14 loài bọ
trĩ hiện đang được xác định là truyền tospovirus. Trong đó Frankliniealla
occidentalis, Frankliniella schultzei là tác nhân truyền 5 loại tospovirus, Thrips
palmi là tác nhân truyền 4 loại tospovirus . Bọ trĩ truyền tospovirus gây thiệt hại
nghiêm trọng về năng suất cho một số cây trồng quan trọng về kinh tế tại Hoa Kỳ
và trên toàn thế giới. Một tospovirus (Tomato spotted wilt virus) đơn gây ra ước
tính thiệt hại khoảng 1,4 tỷ USD ở Mỹ trong hơn 10 năm ( Riley et al., 2011).
Lakshmi et al. (1995) cho biết, Thrips palmi là véc tơ chính truyền virus Peanut
bud necrosis virus (PBNV) gây bệnh thối hoa đậu tương ở Ấn Độ.
Theo Chang (1995), ở Đài Loan có 7 loài bọ trĩ được xem là dịch hại
chính, đó là Thrips tabaci trên cây hoa loa kèn, Scirtothrips dorsalis trên quả;
T.hawaiiensis trên chuối; Rhipiphorothrips cruentatus trên cây doi và cây nho,
Frankliniella intonsa trên cây măng tây và hoa thương phẩm, T.palmi trên cây họ
cà và cây họ bầu bí và Megalurothrip usitatus trên cây họ đậu.
Bọ trĩ dưa là một loài ăn tạp, nhưng chúng được biết đến gây hại nhiều
nhất trên cây họ bầu bí và họ cà. Cà chua ở vùng biển Ca-ri-bê cũng đã được ghi
nhận bị bọ trĩ gây hại, nhưng không được ghi nhận ở Mỹ hay Nhật Bản. Chúng
gây hại trên nhiều cây trồng như đậu, bắp cải, dưa đỏ, ớt, cải thảo, đậu đũa, dưa
chuột, cà tím, rau diếp, dưa, đậu bắp, hành tây, khoai tây, bí ngô, bí đỏ và dưa
hấu. Ngoài ra chúng còn gây hại trên bơ, hoa cẩm chướng, hoa cúc, cây có múi,
bông, hoa dâm bụt, xoài, đào, mận, đậu tương, thuốc lá và nhiều cây khác

(Capinera, 2000). Ở Trinidad, bọ trĩ gây hại nặng trên dưa chuột và cà tím, mật độ
6


bọ trĩ T.palmi là 300-700 cá thể trên một lá cà tím và dưa chuột, làm mất năng suất
từ 50-90%. Bọ trĩ T.palmi đã xâm nhập vào Trinidad năm 1988 nhờ gió áp thấp
nhiệt đới, nhưng cũng có thể do sự nhập khẩu sản phẩm cây trồng từ các hòn đảo
khác thuộc Ca-ri-bê, chẳng hạn như Martinique nơi mà chúng được coi là dịch hại
nghiêm trọng nhất (Suzuki et al., 1988).
Kết quả nghiên cứu của Mound et al. (1973) cho thấy, khi nuôi bọ trĩ,
phần lớn sâu non của một số loài bọ trĩ có tính ăn đơn thực và ngay cả những loài
đa thực chỉ có 2 hoặc 3 ký chủ. Tuy nhiên thời tiết nắng tạo điều kiện cho bọ trĩ
trưởng thành bay một cách tích cực, nhờ đó chúng có thể được tìm thấy trên
nhiều cây trồng mà chúng không gây hại. Ký chủ chính của bọ trĩ T.palmi bao
gồm họ cà Solanaceae (cà tím Solanum melongena, khoai trắng Solanum
tuberosum, ớt Capsium annuum), các cây thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae (dưa
hấu Citrullus lanatus, dưa melon Cucumis melon, dưa chuột Cucumis sativus),
bông Gossypium, thuốc lá Nicotiana tabacum, lúa Oryza sativa, các cây họ dậu
Fabaceae (đậu rau Phaseolus, đậu trạch Phaseolus vulgaris, đậu bò Vigna
unguiculata, đậu tương Glycine max), rau diếp Lactuca sativa, hành tây Allium
cepa, cây lê tàu Persea americana, các cây có múi, xoài Mangifera annuus, cải
bắp, rau diếp, mướp tây, xoài, lê, mận và đậu Hà Lan (Shipp et al., 2000).
Những năm gần đây, bọ trĩ T.palmi đã trở thành sâu hại chính một cách
nhanh chóng trên cây thuộc họ cà và họ bầu bí. Ở Philippines, loài gây hại chủ
yếu nhất và xuất hiện rộng rãi nhất là Thrips palmi Karny. Nó bị nhầm lẫn là bọ
trĩ Thrips tabaci Lindeman đến tận cuối những năm 1970. Nó được ghi nhận đã
gây hại nặng trên dưa hấu, dưa lưới, dưa chuột, cà chua, cà tím và khoai tây trồng
ở vùng trũng. Nhiều trường hợp, bọ trĩ gây hại nặng dẫn đến mùa màng bị thất
thu. Thrips palmi là một loài ăn tạp, đặc biệt gây hại trên cây họ bầu bí và họ cà.
Nó gây hại trên cà tím, bông, đậu đũa, dưa chuột, các loại dưa, đậu Hà Lan,

khoai tây, vừng, đậu tương, hoa hướng dương, thuốc lá và dưa hấu. Nó có thể tàn
phá hoa, hoặc cỏ dại.
Trên cây bông, bọ trĩ được xem là côn trùng gây hại có kích thước nhỏ
nhất với tổng chiều dài cơ thể nhỏ hơn 1 phần 12 inch. Mặc dù kích thước nhỏ,
nhưng chúng có khả năng làm giảm năng suất đến hơn 100 pound sợi cho mỗi
mẫu Anh, chúng phá hoại nặng, thậm chí có thể gây chết cây, cây bị hại nặng có
thể dẫn đến khó đậu quả (Layton and Reed, 2000). Cây bông từ lúc nảy mầm đển
7


giai đoạn 3-4 lá thật là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với bọ trĩ hành Thrips Tabaci
Lindeman. Bọ trĩ hoa và bọ trĩ đậu Caliothrips fasciatus Pergande gây hại chủ
yếu vào giai đoạn từ lúc cây bông được 5-6 lá và bông già. Bọ trĩ được tìm thấy
trên cây bông ngay từ đầu mùa và tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây,
đạt đỉnh điểm vào giữa tháng 5 đến cuối tháng sáu (Greenberg et al., 2009). Còn
bọ trĩ hành, Thrips tabaci Lindeman được xem là một dịch hại chính của cây
trồng trong nhà kính ở Iran. Nó là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến
năng suất của dưa chuột (Pourian et al., 2009). Ở Hawaii, Riudavets et al. (1995)
cho biết, mật độ bọ trĩ T.palmi cao nhất trên lá dưa chuột và thấp nhất trên quả.
Suzuki et al. (1988) đã nghiên cứu quần thể trưởng thành của bọ trĩ T.palmi tại
hai vùng khác nhau ở Đài Loan trên cà tím, mật độ của quần thể cũng bị chi phối
bởi độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa và thời gian chiếu sáng.
Ở Indonesia, phải kể đến các loài bọ trĩ gây hại trên các chủng loại rau, ớt,
hành và khoai tây. Trong đó phải kể đến các loài Thrips tabaci Lindeman, Thrips
palmi Karny và Thrips parvispinus Karny. Bọ trĩ cũng như nhiều loại sâu bệnh
hại nguy hiểm khác được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất rau ở
Indonesia. Theo thống kê ở vùng đồng bằng của miền Trung Java, bọ trĩ Thrips
tabaci Lindeman đã gây hại đáng kể trên cây hành non đặc biệt là vào mùa khô.
Bên cạnh đó những cây hẹ non cũng thường bị tấn công nặng bởi Thrips tabaci
Lindeman, đặc biệt là vào mùa khô. Bọ trĩ thường xuyên tấn công trên bề mặt lá,

chúng cắn và dũa hút dịch cây. Thrips tabaci Lindeman, Thrips palmi Karny và
Thrips parvispinus Karny là những loài gây hại chính trên rau ở Indonesia, ngoài
ra chúng còn gây hại nghiêm trọng trên cây tiêu, hẹ và khoai tây. T.parvispinus
được xem là dịch hại quan trọng trên cây ớt. Chúng gây hại ngay từ thời kỳ đầu và
tăng dần trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Trên cây tiêu, T.parvispinus là
loài gây hại chủ yếu, chúng gây hại đặc biệt nghiêm trọng vào mùa khô, làm giảm
năng suất tới 20% (Hà Quang Hùng và cs., 2005).
Nhiều công trình nghiên cứu ở Ấn Độ chỉ rõ có tới 82 loài bọ trĩ chủ yếu
gây hại trên 76 loại cây trồng khác nhau; nhiều loài trong số chúng có tính ăn đa
thực; một số loài bị trĩ hại trên cả đậu đỗ, đậu rau và cây có dầu. Bọ trĩ đã trở
thành loài sâu hại nguy hiểm trên nhiều loài cây trồng ở Ấn Độ. Ở một số vùng
sinh thái nông nghiệp, nông dân đã phải phun thuốc hóa học liên tục phòng trừ
bọ trĩ đã dẫn đến một số loài kháng thuốc, số vụ dịch của bọ trĩ tăng lên. Trong
số 6 loài bọ trĩ thường xuyên gây hại chè ở Ấn Độ thì loài Scirtothrips bispinosus

8


Bagnall phân bố rộng, mật độ cao thường gây thành dịch ở các vùng trồng chè
Nam Ấn Độ; loài Heliothrips haemorrhoidalis Bouche có tính đa thực, phân bố
rộng, hại nhiều loại cây trồng đặc biệt chè và cà phê; chúng có khả năng sinh sản
đơn tính vòng đời ngắn (Hà Quang Hùng cs., 2005).
Bọ trĩ cũng là đối tượng gây hại nặng trên tỏi. Một vài nơi ở Philippines,
trên khoai tây và cà chua cũng xuất hiện một số lượng lớn loài bọ trĩ
Megalurothrips usitatus Bagnall. Hai loài này thường xuyên xuất hiện cùng nhau
nhưng chúng có thể phân biệt dễ dàng bởi màu sắc. T.palmi có màu nâu vàng da
cam sáng, còn M.usitatus có cơ thể màu đen. Một số loại rau khác cũng bị bọ trĩ
tấn công, như đậu đũa, đậu xanh, đậu rồng, đậu đũa, mướp đắng, bầu, mướp, bí,
hành tây, bắp cải, củ cải, đậu bắp. Chúng gây hại trên nõn, hoa, lá và quả non. Bọ
trĩ hại trên lá để lại những chấm thành từng đám sáng hoặc chuyển thành màu

hồng, khi bị hại nặng lá chuyển thành màu nâu, màu đậm, mép lá khô, xoăn lại
(Bernardo, 1991).
Trên cây ớt, bọ trĩ S.dorsalis tấn công tất cả các bộ phận trên mặt đất của
cây, đặc biệt gây hại mạnh trên lá non, chồi và quả. Cây bị nặng dẫn đến lá bị biến
dạng, quăn queo, cây cằn cỗi, quả có màu nâu đến đen (Seal and Klassen, 2005).
Còn trên cây hồ tiêu, theo thống kê của Talekar (1991) có 11 loài bọ trĩ gây hại
trên cây hồ tiêu, trong đó phổ biến nhất ở châu Á là 3 loài Scirtothrips dorsalis
Hood, Thrips palmi Karny và Thrips tabaci Lindeman. Ngoài cây tiêu, S.dorsalis
còn gây hại trên 25 loại cây khác, T.palmi gây hại trên 45 loại cây khác và T.tabaci
hại trên 37 loại cây khác.
Thrips obscuratus được xem là dịch hại quan trọng trên cây quả hạch ở
Newzealand. T.obscuratus tấn công quả đào và mận ở thời kỳ thu hoạch, con
trưởng thành ăn và đẻ trứng trên quả, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hoa quả của
nước này (Teulon and Penman, 1995).
2.3.3. Các biện pháp phòng chống bọ trĩ
2.3.3.1. Biện pháp canh tác
Ở Philippines, Tjosvld et al. (1995) tiến hành nghiên cứu hiệu quả của việc
dọn sạch gốc rạ và phủ nilon lên gốc rạ để hạn chế côn trùng hại trên đậu bò sau
trồng lúa. Kết quả cho thấy việc làm này có tác dụng làm cản trở tín hiệu xác định
môi trường sống thích hợp của bọ trĩ và bọ rầy di trú. Taylor (1984) phát hiện thấy
rằng phủ ny lông màu trắng và đen trên luống cây bầu và che xung quanh ruộng
không những làm giảm quần thể bọ trĩ mà còn làm tăng năng suất bầu.

9


Xen canh có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh và các côn trùng gây hại
trên nhiều loại rau. Việc trồng xen với cây ngũ cốc (không phải là ký chủ của bọ
trĩ) có thể giảm sự gây hại của bọ trĩ trên cây trồng chính. Ở Anh, khi xen canh
giữa hành và cà rốt, mức độ nhiễm bọ trĩ Thrips tabaci giảm tới 50%. Khi trồng

xen bắp cải với cỏ 3 lá có thể làm mật độ quần thể bọ trĩ Thrips tabaci giảm 10
lần so với trồng độc canh (Theunissen et al., 1995). Theo Riley and Pappu
(2004), việc bố trí thời vụ hợp lý giúp ngăn cản sự di chuyển của bọ trĩ từ cây ký
chủ phụ sang cây trồng chính và có thể tránh được thời điểm phát triển mạnh
nhất của bọ trĩ. Cây thiếu nước thường bị bọ trĩ nặng hơn, do đó tưới nước hợp lý
cũng là một biện pháp giúp phòng trừ bọ trĩ.
Bẫy dính màu trắng và màu xanh có hiệu quả cao trong việc thu bắt bọ trĩ
Ceratothripoides claratris Shumsher trên ruộng cà chua ở Thái Lan. Những
ruộng không sử dụng bẫy, tỷ lệ lá bị bọ trĩ hại cao hơn (Ranamukhaarachchi and
Wickramarachchi, 2007).
2.3.3.2. Biện pháp sinh học
Murai (2000) nhấn mạnh tầm quan trọng của biện pháp sinh học phòng
chống bọ trĩ T.palmi. Tác giả cho rằng sự xuất hiện lại của dịch hại này ở Đông
Nam Á trong 10 năm qua là do việc tiêu diệt thiên địch của chúng bằng sử dụng
thuốc trừ sâu lặp đi lặp lại. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới bọ xít bắt mồi Orius
sp. được Liu (2003) theo dõi tại Trung Quốc. Thí nghiệm nhúng trứng bọ xít vào
dung dịch thuốc cho thấy các loại thuốc như Chinomethionate, Bromoproylate,
Pirimicarb, Phosalone và Dichlorovs tỏ ra ít độc đối với trứng. Tuy nhiên, hỗn
hợp giữa Malathion và Fenobucarb, Methidathion, Phenthoate và Fenthion có
tính độc rất cao đối với trứng. Điều này chứng tỏ bọ xít bắt mồi giống Orius
không mẫn cảm với Buprofenzin hoặc Bromopropylate khi được phun trên ruộng
cà tím để phòng chống bọ trĩ Thrips tabaci, nhưng Phosalone, Chlorfluazuron và
Flufenoxuron có tính độc rất cao đối với loài bọ xít bắt mồi giống Orius.
Shipp et al. (2000) cho biết, bọ xít bắt mồi Anthocoris antevolens là côn
trùng bắt mồi rất phổ biến ở Bắc Mỹ. Bọ xít bắt mồi Anthocoris musculus là loài
côn trùng bắt mồi tấn công nhện đỏ, rệp, bọ trĩ và các loài động vật có kích thước
cơ thể nhỏ khác. Những nghiên cứu đầu tiên về loài bọ xít bắt mồi này được tiến
hành vào năm 1978 ở Canada. Ở Pháp, loài Anthocoris nemorum là thiên địch
của bọ trĩ hoa Franklniella occidentalis hại dưa chuột trong nhà kính. Khi mật độ
bọ trĩ tăng cao, người ta bắt đầu thả bọ xít bắt mồi A.nemorum vào ruộng dưa

chuột trong nhà kính.
10


Nhện bắt mồi Amblyseius mckenziei Schuster và Pritchard (Acari:
Phytoseiidae) đã được sử dụng để kiểm soát quần thể bọ trĩ thuốc lá, bọ trĩ hành
trên cây thuốc lá trồng ở Crimea (Ukraine). Thrips tabaci được biết đến là véc tơ
truyền virus TSWV trên cây thuốc lá. Việc thả A.McKenzie vào ruộng thuốc lá,
khi mật độ bọ trĩ từ 3-6 con/lá có tác dụng kiểm soát bọ trĩ và TSWV hiệu quả
như thuốc trừ sâu thông thường (Serguey, 1995). Theo Houten and Stratum
(1995), 2 loài nhện Amblyseius cucumeris (Oudemans) và A.degenerans Berlese
được đánh giá là tác nhân kiểm soát sinh học của bọ trĩ hoa WFT trong nhà kính
trồng ớt ngọt vào mùa đông. Còn trên cây bông, nhóm thiên địch của bọ trĩ có
Orius spp.; Hippodamia spp.; Chrysopa rufilabris (Burmeister); Geocoris spp.;
Argiope spp.; và Syrphus spp. Trong đó Orius spp. là loài bắt mồi phổ biến nhất
(Greenberg et al., 2009). Ở Trung Quốc, Chin et al. (2003) đã nghiên cứu đặc tính
sinh học của bọ xít bắt mồi O.similis. Trong phòng thí nghiệm, một cá thể của bọ
xít bắt mồi O.similis có thể ăn 440 cá thể bọ trĩ T.palmi trong một đời của chúng
(cả sâu non và trưởng thành).
2.3.3.3. Biện pháp hóa học
Việc kết hợp tỏi với một số Organophosphate có tác dụng tốt trong việc
giảm mật độ bọ trĩ (Burubai et al., 2011). Thí nghiệm so sánh hiệu quả trong
phòng trừ bọ trĩ của nhóm tác giả này cho biết, giữa 6 công thức Dimethoate
30EC, Kartodim 315EC, dịch tỏi, Dimethoate + dịch tỏi, Kartodim + chiết xuất
tỏi và công thức đối chứng, thì Dimethoate + chiết xuất tỏi cho mật độ bọ trĩ thấp
nhất, sau đó đến Kartodim+ chiết xuất tỏi. Tương ứng, năng suất của ô phun
Dimethoate + chiết xuất tỏi là cao nhất, trung bình 87,85 tấn/ha, so với đối chứng
là 6,1 tấn/ha. Còn tại Đài Loan, Tjosvold and Ali (1995) đã công bố
Deltamethrin, Cypermethrin và Flucythrinate là những thuốc BVTV có hiệu quả
trong phòng trừ bọ trĩ trên cà tím.

Hirose (1991) ghi nhận thời điểm xử lý thuốc có hiệu quả nhất là buổi sáng
hoặc buổi chiều. Bọ trĩ T.palmi đã xuất hiện tính kháng các loại thuốc nhóm lân
hữu cơ và kể cả methomyl. Quần thể bọ trĩ T.palmi trên ruộng cà tím xử lý thuốc
Diazinon và Profenofos cao hơn hẳn so với ruộng không xử lý thuốc, đây có thể
do thiên địch trên ruộng bị xử lý thuốc đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Chế phẩm Beauvaria bassiana (chẳng hạn như Naturalis – O, BotaniGard,
Mycotrol) có hiệu quả cao trong việc phòng trừ bọ trĩ, hiệu quả của thuốc có thể
kéo dài từ 7-10 ngày. Bên cạnh đó, Spinosad (ví dụ Conserve/E) cũng có tác
dụng tốt trong kiểm soát bọ trĩ gây hại (Kuepper G., 2004).
11


Phòng chống bọ trĩ T.palmi chỉ dùng thuốc trừ sâu là rất khó khăn bởi vì
cần sử dụng chất hóa học nông nghiệp một cách an toàn. Vì vậy cần thiết lập một
hệ thống phòng chống tổng hợp. Mô hình quần thể bọ trĩ T.palmi được xây dựng
để đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống khác nhau và để phát triển
một hệ thống phòng chống có hiệu quả cho bọ trĩ T.palmi trên cây dưa chuột
trong nhà lưới (Kawai and Kitamura, 1987).
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
2.4.1. Đặc điểm của một số họ bọ trĩ thường gặp trên cây trồng ở Việt Nam
Bộ cánh tơ Thysanoptera có 2 bộ phụ: bộ phụ Terebrantia và bộ phụ
Tubulifera. Đối với bộ phụ Terebrantia, hầu hết các loài bọ trĩ thuộc bộ phụ này
chích hút dịch cây gây hại cây trồng, gián tiếp truyền bệnh virus cho cây, cuối
bụng hình nón, khi đứng yên thì cánh xếp song song nhau, phủ gần kín bụng,
mép cánh có nhiều lông tơ. Con cái có ống đẻ trứng dạng răng cưa, đẻ trứng vào
mô lá hoặc bộ phận khác của cây. Còn bộ phụ Tubulifera bao gồm những loài bọ
trĩ có kích thước cơ thể tương đối lớn, có khi hơn 1 cm. Bọ trĩ sống thành đàn ở
mặt dưới tàn dư lá, ở đó chúng ăn nấm hoặc những côn trùng nhỏ, một số loài hút
dịch cây trở thành loài gây hại, đốt cuối bụng kéo dài thành ống, cánh ngắn chỉ
phủ tới đốt bụng thứ VI hoặc VII, khi đứng yên 2 cánh vắt chéo lên nhau. Con

cái không có ống đẻ trứng dạng răng cưa, đẻ trứng trực tiếp trên mặt lá hoặc các
bộ phận khác của cây.
Theo Hà Quang Hùng và cs. (2005), bọ trĩ là loài côn trùng nhỏ bé với số
đốt râu đầu từ 6 đến 9, kiểu miệng dũa hút không đối xứng, bàn chân có một đến
hai đốt, đối cuối bàn chân có đệm 2 đôi cánh chạy dài hẹp với hệ gân cánh tiêu
giảm, mép ngoài của cánh có nhiều lông tơ dài. Biến thái không hoàn toàn đặc
biệt (bao gồm: trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và trưởng
thành). Hầu hết các loài bọ trĩ chích hút dịch của cây trồng, một số loài là bắt mồi
(thiên địch).
Ở Việt Nam thường gặp 3 họ bọ trĩ, trong đó có 2 họ thuộc bộ phụ
Terebrantia( họ Aeolothripidae và Thripidae) và 1 họ thuộc bộ phụ Tubulifera(
họ Phlaeothripidae). Bọ trĩ thuộc họ Phlaeothripidae, cánh trước không có vân
dọc và không có lông ở trên vân đó nhưng có lông ở gốc phụ của mép trước
cánh, mặt cánh mịn. Đốt bụng thứ X dạng ống ở cả con đực và con cái. Ống đẻ
trứng của con cái không có răng cưa. Con đực chân trước phình to dạng đào bới,
cuối ống bụng có những lông nhỏ xếp thành vòng. Sâu non tuổi I và II có đốt râu
đầu trơn, mượt, không mọc các lông mịn nhỏ.
12


Bọ trĩ thuộc họ Aeolothripidae, cánh trước thường có 3 vân dọc phát triển,
mỗi vân mọc nhiều lông, mặt cánh mọc nhiều lông mịn nhỏ xếp theo chiều dọc
của canh. Đốt bụng thứ X có dạng hình nón ở cả con đực và con cái. Ống đẻ
trứng của con cái có dạng răng cưa. Bọ trĩ non tuổi I và II có đốt râu đầu mọc
nhiều lông mịn. Râu đầu có 9 đốt, tế bào cảm giác trên đốt râu đầu thứ III và IV
thẳng và hẹp. Cánh trước rộng và tròn ở đỉnh cánh, lông mọc ở trên gân cánh
thường nhỏ. Đối với bọ trĩ thuộc họ Thripidae, râu đầu có 7-8 đốt (ít khi 6 và 9
đốt), tế bào cảm giác trên đốt râu đầu thứ III và IV hơi nhô ra có dạng chữ V.
Cánh trước hẹp và nhọn ở đỉnh cánh. Lông mọc trên gân cánh thường lớn.
2.4.2. Thành phần loài bọ trĩ

Cây họ bầu bí được xem là ký chủ ưa thích của bọ trĩ. Trên dưa chuột vụ
thu năm 2004 tại đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện nông nghiệp Việt
Nam), Hà Quang Hùng và cs. (2005) cho biết có 4 loài bọ trĩ gây hại là Thrips
palmi Karny, Megalurothrips usitatus, Caliothrips fasiatus và Frankliniella
intonsa Trybom; trong đó bọ trĩ Thrips palmi Karny là loài gây hại chủ yếu. Tại
Gia Lâm, Hà Nội, Yorn Try (2008) đã xác định được 7 loài bọ trĩ gây hại trên cây
dưa chuột là: Thrips palmi Karny, Thrips parvispinus Karny, Thrips flavus
Schrank, Frankliniella occidentalis Pergande, Frankliniella intonsa (Trybom),
Thrips tabaci Lindeman, Haplothrips kurjummovi Karny. Trong đó Thrips palmi
là loài gây hại chủ yếu xuất hiện quanh năm với mức độ phổ biến cao nhất, tấn
công lên lá, chồi và hoa. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2015) lại
cho biết, chỉ xác định được 2 loài bọ trĩ gây hại trên cây dưa chuột tại Yên Mỹ,
Hưng Yên, đó là Frankliniella occidentalis Pergande và Haplothrip gowdeyi
Franklin. Như vậy, thành phần bọ trĩ trên cây dưa chuột khá đa dạng, thay đổi
theo thời gian và không gian.
Trên cây bí đỏ đã ghi nhận được 4 loài bọ trĩ gây hại, đó là Thrips palmi
Karny, Thrips flavus Schrank, Frankliniella intonsa Trybom và Thrips tabaci
Lindeman, trong đó phổ biến là loài Thrips palmi Karny (Nguyễn Hữu Đại,
2012). Trên cây dưa hấu, T.palmi cũng được ghi nhận gây hại nặng, ngoài ra còn
có 2 loài khác là bọ trĩ thuốc lá Thrips tabaci Lindeman, Scirtothrips dorsalis
Hood nhưng phổ biến nhất vẫn là bọ trĩ dưa Thrips palmi Karny (Nguyễn Hồng
Yến, 2009). Đây cũng là đối tượng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
Tại Bắc Ninh, Trần Văn Lợi (2001) đã xác định được 12 loài cây ký chủ của bọ trĩ,
trong đó có một số cây ký chủ ưa thích của T.palmi ngoài cây dưa chuột là đậu
cove, dưa chuột, cà tím...
13


×