Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh học và khảo nghiệm một số biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại chính ăn lá muồng đen (casia siamea lamk) tại rừng trồng lâm trường chợ mới bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 72 trang )

1
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Châu Á,
rừng nước ta đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ chiếm diện tích lớn
mà rừng còn phong phú đa dạng về thành phần các động, thực vật. Tính đến ngày
31/12/2005 diện tích rừng của cả nước là 12,61 triệu ha chiếm khoảng 37% độ che
phủ toàn quốc (Bộ NN & PTNT, 2005) [3].
Tuy nhiên, trong những năm qua tài nguyên rừng nước ta đã bị suy giảm
nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự yếu kém của công tác quản lý bảo vệ rừng,
nạn khai thác bừa bãi, sức ép của gia tăng của dân số, cháy rừng và dịch sâu bệnh
hại (Lê Sỹ Trung và Cs, 2003) [19]. Vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
đến việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Các loài cây gỗ có giá trị cả về mặt
kinh tế và sinh thái như: Keo, Mỡ, Quế, Bạch đàn, Bồ đề, Muồng đen… đã được
gây trồng ở các địa phương trong cả nước. Song do đặc điểm của khí hậu là nóng
ẩm mưa nhiều nên rừng trồng nước ta thường bị các loài sâu hại phát sinh, phát
dịch, phá hàng trăm hàng nghìn ha rừng mỗi năm, đặc biệt là các khu rừng trồng
thuần loài. Muồng đen là loài cây bản địa của khu vực Đông Nam Á, là loài cây
có giá trị kinh tế cao, gỗ cứng, thớ mịn, ít bị mối mọt và được dùng để đóng đồ
gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ. Là cây sinh trưởng nhanh, khả năng tái sinh tốt
nên ngoài mục đích trồng lấy gỗ Muồng đen còn được trồng phòng hộ và làm giàu
rừng (Lê Mộng Chân và Cs, 2000) [5]. Tính đến năm 1999 cây Muồng đen được
trồng tập trung ở các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Bắc Kạn… với diện tích là 10.163 ha trong đó có 4.919 ha rừng thuần loài
và 5.244 ha hỗn giao (Bộ NN & PTNT, 1999) [2].
Trong những năm gần đây sâu ăn lá ở cây Muồng đen thường phát sinh,
phát dịch, năm 1999 - 2002 tại lâm trường Chợ Mới - Bắc Kạn, sâu gây hại đến
vài trăm ha rừng, phát dịch từ 30 - 50 ha chủ yếu là các loài sâu ăn lá bộ cánh vẩy.
Gây thiệt hại lớn nhất là sâu xanh ăn lá bộ cánh vẩy (Lâm trường Chợ Mới, 1999,
2000, 2001, 2002) [8]. Với diện tích trồng Muồng đen khoảng hơn 500 ha của
Lâm trường Chợ mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đều đã bị một số loài sâu ăn



2
lá gây hại, tuy chưa phát dịch lớn nhưng chúng đã phân bố trên diện rộng. Lâm
trường cũng chưa có phương pháp phòng trừ nào ngoài các biện pháp phun thuốc
hóa học nên dịch sâu hại vẫn thường tái phát. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc trừ sâu
hoá học cho rừng trồng còn rất độc hại tới sức khoẻ của con người, ảnh hưởng xấu
đến môi trường sinh thái. Thuốc hoá học tiêu diệt được sâu hại song đồng thời cũng
làm chết luôn nhiều loài côn trùng có ích khác (thiên địch) và dần dần làm cho các
loài sâu có khả năng kháng thuốc, vì vậy dịch sâu hại lại tái phát là điều khó tránh
khỏi.
Trên cây Muồng đen ngoài các loài côn trùng gây hại cũng có rất nhiều loài
côn trùng hay sinh vật có khả năng ký sinh và ăn thịt các loài sâu hại, chúng có
khả năng giúp con người tiêu diệt sâu hại (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [13].
Dựa vào mối quan hệ giữa sâu hại và thiên địch chúng ta có thể hạn chế sự phát
sinh, phát dịch của sâu hại. Biện pháp này duy trì được cân bằng sinh thái, giảm
việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu hại và công sức
của con người, các biện pháp sinh học này không gây ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ của con người, môi trường và tính đa dạng sinh học tự nhiên. Mặc dù vậy
những nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái của các loài côn trùng ăn lá cây
Muồng đen và các biện pháp phòng trừ chúng để bảo vệ cho loài cây gỗ đa tác
dụng này cho đến nay vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
tính sinh học và khảo nghiệm một số biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại
chính ăn lá Muồng đen (Casia siamea Lamk) tại rừng trồng Lâm trường Chợ
Mới - Bắc Kạn.”
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài thành công sẽ giúp các nhà quản lý sâu hại nắm được đặc điểm sinh
học, sinh thái của một số loài sâu hại chính ăn lá Muồng đen và các biện pháp
sinh học có hiệu quả trong phòng trừ chúng góp phần cho việc kinh doanh rừng
đạt hiệu quả cao, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Ý nghĩa khoa học


3
Bổ sung thêm về những Kiến thức khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu côn
trùng học về đặc điểm sinh học, sinh thái của của một số loài sâu hại mới ăn lá
cây Muồng đen là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất một số biện pháp phòng trừ
sâu hại hợp lý, góp phần quản lý sâu hại rừng nói chung và rừng Muồng đen nói
riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá giá trị trong việc
nghiên cứu đặc tính sinh học sinh thái của loài sâu hại mới và đề xuất các biện
pháp quản lý chúng một cách hợp lý, góp phần kinh doanh rừng bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần nhất định trong việc vận
dụng một số biện pháp kỹ thuật đề xuất chăm sóc, nuôi dưỡng rừng và quản lý sâu
hại chính ăn lá Muồng đen tại địa bàn nghiên cứu theo hướng phòng trừ sâu hại
tổng hợp, thiên về các biện pháp sinh học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
cũng như công tác quy hoạch phát triển rừng Muồng đen tại địa bàn nghiên cứu và
các khu vực lân cận.

PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


4

1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Côn trùng phân bố rất rộng rãi từ xích đạo đến Nam cực, Bắc cực… Chúng
sống trong nước, đất, rễ cây, thân cây, lá cây, củ và quả…, nhiều loài côn trùng

còn ký sinh trên các loài sinh vật khác. Côn trùng bao gồm cả các loài có ích và
có hại (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [13].
Trong sản xuất lâm nghiệp chúng ta thường gặp rất nhiều loài sâu hại,
phương thức phá hoại của chúng cũng rất khác nhau.
Sâu hại là các loài côn trùng có khả năng gây hại cho cây trồng, con người
và sinh vật có ích khác. Sâu hại ở rừng trồng chủ yếu là các loài sâu ăn lá, thường
phát dịch có thể ăn trụi hàng trăm, hàng nghìn ha rừng trong mỗi chu kỳ dịch ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của rừng, (Trần Công Loanh và Cs,
1997) [13]. Vậy câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì sâu hại có thể phát thành dịch. Sâu
hại có thể phát thành dịch thường do 2 nguyên nhân.
- Nguyên nhân nội tại: là do các nhân tố sinh học mà chủ yếu là do quá
trình lịch sử của các loài. Thường là những loài có khả năng sinh sản lớn, vòng
đời ngắn, có sức sinh sản nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi thì hay xảy ra dịch.
- Nguyên nhân ngoại cảnh: Tổng hợp của các nhân tố môi trường mà chủ
yếu là tác động tổng hợp của nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn và thiên địch
Các nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm… là nhân tố khách quan không chịu tác
động của con người (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [23].
Trong trồng rừng việc xây dựng các khu rừng thuần loài đã tạo ra lượng
thức ăn khổng lồ cho nhiều loài sâu hại, khiến một số loài dễ phát sinh thành dịch
trong điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn) phù hợp và thiên địch ít.
Nghĩa là khi đó tính ổn định tự nhiên của hệ sinh thái rừng rất mỏng manh, thiên
địch không đủ sức khống chế quần thể sinh vật hại, những trận đại dịch về sâu
róm Thông và sâu xanh ăn lá Bồ đề ở nước ta trong những năm qua là các minh
chứng điển hình (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [23].
Thực ra côn trùng có hại chỉ chiếm không quá 10% tổng số loài và nếu chỉ
kể các loài thường gây các trận dịch lớn có ý nghĩa kinh tế thì chỉ chiếm khoảng
1%, nhưng những tổn thất do sâu hại gây ra là vô cùng lớn. Số còn lại là các loài


5

côn trùng ít có khả năng gây hại và các loài côn trùng có ích (Trần Công Loanh và
Cs, 1997) [13].
Thiên địch trong bảo vệ thực vật là từ thường dùng chỉ nhiều nhóm sinh vật
có ích như: côn trùng ký sinh và ăn thịt, tuyến trùng, nấm, vi khuẩn, virus gây
bệnh cho sâu hại, các loài chim, thú và động vật khác ăn côn trùng... Đặc biệt là
nhóm côn trùng có ích có thể ký sinh và ăn thịt nhiều loài sâu hại khác nhau (Trần
Công Loanh,1989) [14].
Thiên địch giúp con người tiêu diệt sâu hại vì vậy mà chúng ảnh hưởng
trực tiếp đến số lượng và khả năng phân bố, phát dịch của sâu hại (Trần Công
Loanh và Cs, 1997) [13].
Dựa trên khái niệm về điều hoà tự nhiên là sự điều hoà mật độ quần thể của
loài sâu hại nào đó do tác động của thiên địch, trong phòng trừ sâu hại thì thiên
địch có khả năng khống chế số lượng quần thể sâu hại và làm giảm khả năg phá
hại của sâu hại góp phần bảo vệ cây trồng. Thực tế cho thấy giữa các loài sâu hại
và thiên địch có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Khi mối quan hệ đó ở
mức ổn định nghĩa là sâu hại không có khả năng vượt qua ngưỡng gây hại (Phạm
Văn Lầm, 1995) [10].
Vậy ngưỡng gây hại gì? Ngưỡng gây hại là mật độ sâu hại tối thiểu bắt đầu
làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng (Trần Công Loanh và Cs, 1997;
Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [13]; [23]. Khi các điều kiện môi trường (nhiệt độ,
ẩm độ, ánh sáng) thuận lợi và nếu nguồn thức ăn dồi dào, thiên địch ít thì một số
loài sâu hại rất dễ phát thành dịch. Nguồn thức ăn của sâu hại chính là cây trồng
mà trong trồng rừng khi cần một lượng gỗ lớn chúng ta vẫn phải trồng rừng tập
trung trên diện tích lớn làm cho nguồn thức ăn của sâu hại sẽ nhiều lên gấp bội và
đến một lúc nào đó khả năng khống chế sâu hại của thiên địch không còn ổn định
nữa sẽ dẫn đến sâu hại phát dịch. Để giải quyết mâu thuẫn này buộc con người
phải có các biện pháp tác động vào nhóm thiên địch để tăng khả năng khống chế
sâu hại của chúng từ việc hạn chế số lượng sâu hại ở mức cân bằng, bảo vệ các
loài thiên địch hoặc sử dụng chúng đưa vào hệ sinh thái làm cho mối quan hệ
trong lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng trồng luôn ổn định.

Để hạn chế những thiệt hại mà côn trùng gây ra, con người đã sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau nhằm tiêu diệt chúng như bắt giết, bẫy đèn, trồng rừng
hỗn giao... nhưng hiệu quả không cao, những biện pháp này chỉ thực sự có tác


6
dụng khi số lượng côn trùng ít và chưa phát thành dịch. Cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật đã có rất nhiều loại thuốc hoá học ra đời đã hạn chế rất
nhiều tác hại mà côn trùng gây ra. Khi thực hiện biện pháp hoá học cho hiệu quả
cao, nhanh, gọn, dễ sử dụng, chi phí phòng trừ thấp, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái, con người, những loài sinh vật có ích và phá vỡ cân
bằng sinh học... Chính vì vậy đòi hỏi cần có một phương pháp thực sự có tác dụng
đối với côn trùng mà không hoặc ít làm tổn hại đến môi truờng sinh thái. Trong
bối cảnh đó biện pháp sinh học (BPSH) đã được quan tâm trở lại nhiều hơn, nhiều
công trình đã tập trung nghiên cứu và ứng dụng trong bảo vệ thực vật. BPSH ngày
càng phát triển mạnh mẽ và được sử dụng như một biện pháp quan trọng, cốt lõi
của phòng trừ tổng hợp IPM. Năm 1971, tổ chức sinh học thế giới đã định nghĩa
BPSH là việc sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm hoạt động của sinh
vật nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do sinh vật gây ra (Phạm Văn
Lầm, 1995) [10]. Trong các nhóm thiên địch con người đã từng lợi dụng hoặc tạo
ra các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu hại, ngoài các loài côn trùng bắt mồi
ăn thịt, côn trùng ký sinh thì các loài nấm, vi khuẩn, vi rút và các chiết xuất của
một số loại cây cỏ cũng đã được đưa vào sử dụng.
Từ việc nghiên cứu sử dụng các côn trùng thiên địch để tiêu diệt côn trùng
hại đến việc sử dụng tất cả các sinh vật có ích đề phòng trừ bất kỳ một nhóm sinh
vật hại nào. Những sinh vật có ích được dùng làm tác nhân sinh học bao gồm: vi
khuẩn, vi rút, nấm, thực vật ăn thịt... chúng có thể trực tiếp tiêu diệt sâu hại hoặc
thông qua cơ chế đối kháng cạnh tranh dinh dưỡng (thức ăn) để kìm hãm dịch hại.
Trong đó vi khuẩn Bacillus thuringensis (B-t) và nấm Bạch cương Beauveria
Bassiana (B-b) là những loài vi sinh vật được sử dụng khá phổ biến trong việc tạo

ra những chế phẩm sinh học nhằm tiêu diệt côn trùng gây hại và đảm bảo tính bền
vững.
Nấm gây bệnh cho côn trùng thuộc nhiều nhóm khác nhau. Nấm gây bệnh
cho côn trùng bằng cách xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua lớp vỏ cơ thể, vì vậy
nấm có thể ký sinh được ở cả các côn trùng chích hút, cánh cứng và những pha
phát triển khác mà các sinh vật khác không ký sinh được như pha trứng, nhộng.
Ngoài ra nấm có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng qua đường miệng,
từ miệng bào tử tới ruột và qua thành ruột xâm nhiễm vào các tế bào nội quan để
gây bệnh. Sau khi tiếp xúc với bề mặt cơ thể vật chủ nấm B. bassiana, bắt đầu


7
mọc mầm và xâm nhập vào bên trong cơ thể vật chủ, côn trùng bị nhiễm B.
bassiana ở nhiệt độ 25oC sẽ chết sau 6-7 ngày (Phạm Văn Lầm,1995) [10].
Vi khuẩn Bacillus thuringensis (B-t) là vi khuẩn rất phổ biến trong tự nhiên.
Vi khuẩn B-t hình que, phản ứng gram dương hình thành bào từ và tinh thể độc tố.
Tính độc hay tính diệt sâu của B-t phụ thuộc vào các độc tố do vi khuẩn sinh ra
trong quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Yếu tố chính gây chết sâu có
trong chế phẩm B-t là các tinh thể nội độc tố delfa. Các tinh thể nội độc tố được
côn trùng ăn cùng với thức ăn. Trong ruột côn trùng, dưới tác động của hệ men
các tinh thể nội độc tố được phân giải sinh ra độc tố. Chế phẩm B-t còn có tác
dụng gây ngán đối với côn trùng và còn có ảnh hưởng dị hậu có tác dụng kìm
hãm sinh trưởng và phát triển, biến thái của côn trùng tạo thành những cá thể
dị hình làm giảm sức sinh sản của cá thể trưởng thành cái (Phạm Văn
Lầm,1995) [10].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã BPSH đã được sử dụng từ rất lâu được con người nghiên
cứu và sử dụng trong phòng trừ dịch hại nông lâm nghiệp.
Năm 1602, Androvandi công bố cuốn sách “De Animalibus insectit” được
coi là công trình đầu tiên về BPSH.

Sự tiêu diệt côn trùng bởi các loài thiên địch (đặc biệt là các loài côn trùng
có ích) đã được quan tâm từ rất lâu trước nhiều thế kỷ so với việc sử dụng thiên
địch để trừ sâu hại nông nghiệp (Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Trong cuốn sách “De Animalibus Insectis” của Anđrovandi công bố năm
1602 là công trình đầu tiên liên quan đến biện pháp sinh học và cũng lần đầu tiên
viết về hiện tượng ký sinh côn trùng, mô tả ong kén trắng tập thể (Apanteles
glomeratus) ký sinh trên sâu non của loài bướm Pieris rapae (Dt Phạm Văn Lầm,
1995) [10].
Từ thế kỷ XVIII, những ý niệm về vai trò của thiên địch trong hạn chế sự
sinh sản của sâu hại được hình thành khá rõ ràng. Năm 1726, Reaumur đã mô tả
hiện tượng sâu non bộ cánh vẩy bị bệnh nấm Cordyceops. Kế đó vào năm 1734 1742 ông còn đưa ra nhiều khuyến cáo trong phòng trừ sâu hại như dùng trứng của
một loài Ruồi ăn thịt rệp thả vào nhà kính để kìm hãm sự phát triển của Rệp muội
(Dt Phạm Văn Lầm, 1995) [10].


8
Năm 1760, De Geer đã công nhận vai trò to lớn của côn trùng và thiên địch,
ông cho rằng “chúng ta không khi nào có thể phòng chống côn trùng hại thành
công mà thiếu sự giúp đỡ của các loài côn trùng khác” (j. Weiser, 1966) [27].
Trong thế kỷ XIX có rất nhiều công trình nghiên cứu về thiên địch của sâu
hại bao gồm cả những nghiên cứu về côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh sâu hại
và các loại nấm, vi khuẩn có thể gây bệnh cho sâu hại.
Về côn trùng có ích thì năm 1823, những nghiên cứu của Mitchill về côn
trùng ký sinh bộ cánh màng cũng được công bố. Ở Đức còn có cuốn sách “Ong
Cự ký sinh côn trùng rừng” của Rateburg xuất bản vào năm 1844 và được sử dụng
trong nhiều năm (Coppel; Metins, 1997; Doutt, 1964) [26]; [28]. Năm 1862, trong
ấn phẩm “Đại cương về côn trùng” của Kirby đã có một chương viết về bệnh của
côn trùng (Dt Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Năm 1840, “Tuyển tập về côn trùng” của Kollar đã chứng minh khả năng
chế ngự sinh sản của nhiều loài côn trùng của các loài ăn thịt và ký sinh (Dt Phạm

Văn Lầm, 1995) [10].
Không chỉ có những nghiên cứu về côn trùng và thiên địch, nhiều nước trên
thế giới đã tiến hành nhập nội và thuần hoá các loài thiên địch phục vụ cho sản
xuất nông lâm nghiệp. Năm 1840, ở Pháp Boisgraud đã sử dụng bộ cánh cứng ăn
thịt Calosoma sycophanta để trừ sâu róm Parthetria clispar hại Bạch Dương
(Doutt, 1964) [26].
Ở Italia vào năm 1844, Villa đã thí nghiệm dùng bọ cánh cứng ăn thịt thuộc
họ Carabidae và Staphylinadae để diệt trừ sâu trong vườn cây (Doutt, 1964) [28].
Mỹ đã nhập nhiều loài thiên địch của sâu róm trong đó đã thuần hoá được 9 loài ký
sinh và 2 loài bắt mồi ăn thịt (Dt Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Từ năm 1910 - 1911, ong mắt đỏ đã được nhân nuôi và sử dụng ở nước Nga
và Trung Á (Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Bắt đầu từ năm 1940, Hoa Kỳ đã sử dụng chế phẩm trừ Bọ hung Nhật Bản
từ vi khuẩn Bacillus popilliae và B.lentimorbus (F.J.Simmonds, 1976) [25].
Năm 1966 các nhà máy ở Nga đã sản xuất được 20 tỷ ong mắt đỏ và thả
trên diện tích là 600.000 ha cây trồng (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [13].


9
Năm 1970, Donal DJ. Borror và Riched. E. White đã đề cập nhiều vấn đề
về phân loại sâu hại và côn trùng có ích trong “Sổ tay về lý thuyết côn trùng ở Bắc
Mỹ”.
Ở Bungari còn cho ra đời luật Bảo vệ Kiến (Trần Công Loanh và Cs, 1997)
[13].
Những nghiên cứu về côn trùng và thiên địch đã được sử dụng trong các biện
pháp sinh học phòng trừ sâu hại trên khắp thế giới (Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Đến năm 1837, Audouin đã chỉ ra ra rằng nấm bạch cương ngoài gây bệnh cho
tằm có thể dùng phòng trừ các loài côn trùng khác (Weiser, 1966) [27].
Agostino Bassi là người đầu tiên giải thích bản chất nấm bạch cương ở tơ
tằm, đề xuất biện pháp khắc phục, đồng thời gợi ý dùng vi sinh vật để gây bệnh

phòng trừ côn trùng gây hại (Dt Weiser, 1966) [27].
Từ năm 1888 ở Hoa Kỳ đã bắt đầu những thí nghiệm dùng nấm bạch cương
Beauveria bassiana để trừ bọ xít (Dt Phạm văn Lầm,1995) [10].
Trong các năm 1891 - 1892 hơn 50.000 gói chế phẩm nấm đã được phát cho
các trang trại để rải các bào từ nấm lên đồng lúa mì nhưng do cách sử dụng lúc đó
chưa hợp lý nên hiệu quả gây bệnh của nấm không cao và các chủ trang trại không
thích áp dụng biện pháp này (Weiser, 1966) [27].
Nấm bạch cương có phổ kỷ khá rộng chỉ riêng vùng Bắc châu Mỹ đã ghi
nhận được 175 côn trùng là ký chủ của nấm này (Dt Phạm Văn Lầm,1995) [10].
Năm 1911 Berliner phân lập được vi khuẩn Thuringensis từ sâu non
(Ephestia kuehniella) chết bệnh và mô tả đặt tên là Bacillus thuringensis. Các thử
nghiệm trừ sâu được bắt đầu ở Hungari với sâu đục thân ngô (Hufz, 1928) sau
đó thử nghiệm hiệu lực của vi khuẩn này đối với sâu hồng hại bông, sâu xanh
bướm trắng hại cải và nhiều loại sâu khác ở châu Âu (Dt Phạm văn Lầm,1995)
[10].
Theo Jacobs 1951, chế phẩm thương mại đầu tiên từ vi khuẩn
B.thurigensis là “Sporiene” được sản xuất ở nước Pháp năm 1938 (Dt Phạm
văn Lầm,1995) [10].
Năm 1940 Dutky mô tả và đặt tên vi khuẩn gây bệnh cho ấu trùng bọ hung ở
nhật bản là Bacillus popilliae và B. lentimorhus (Stehaus,1964), vi khuẩn này
được sản xuất thành chế phẩm để trừ bọ hung ở Nhật bản và Hoa Kỳ 1940 (Dt
Phạm văn Lầm,1995) [10].


10
Cuối thập kỉ 50, một số loại độc tố của vi khuẩn B.t đã được phát hiện: ngoại
độc tố beta do Hau và Arkawa tìm ra năm 1953, ngoại độc tố alpha do Toumanoff
phát hiện năm 1953, nội độc tố delta do Hanay tìm ra 1953. Cuối thập kỷ 50 đã
sản xuất công nghiệp chế biến của vi khuẩn này và việc sử dụng chúng cho những
kết quả tốt đẹp. Cho đến nay người ta đã phát hiện được 7 loại độc tố do vi khuẩn

B-t sinh ra: ngoại độc tố alpha, ngoại độc tố beta, nội độc tố delta, ngoại độc tố
gama, độc tố không bền vững, độc tố tan trong nước và loại độc tốt đối với động
vật có vú (Coppel, 1977) [26].
Nhật bản có chế phẩm B-t khử trùng 7% wp và B.t không khử trùng 10% wp.
Năm 1989 hai chế phẩm này bán ra được tương ứng là 78 và 17 tấn chế phẩm
(Takeuchi, 1992) [29].
Ở Trung Quốc sử dụng chế phẩm B-t được khoảng 30 năm. Năm 1976
Trung Quốc sử dụng 1.000 tấn sản phẩm của B-t trên diện tích 66.600 ha cây
trồng các loại. Từ năm 1991 Trung Quốc chuyển sang sản xuất chế phẩm Bt ở
dạng lỏng và đã sử dụng 5.000 tấn để trừ sâu trên toàn diện 300.000 ha lúa và
bông riêng rẽ trên 200.000 ha cây ăn quả và rau các loại (Dt Phạm văn Lầm,
1995) [10].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
BPSH phòng chống dịch hại là một lĩnh vực khoa học tương đối mới ở nước
ta. Mặc dù BPSH trên thế giới đã thành công hơn 100 năm nay nhưng những
nghiên cứu về BPSH ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ
70 của thế kỷ XX. Trong 1/4 thế kỷ qua với đội ngũ cán bộ kỹ thuật không nhiều
nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu BPSH
phòng chống dịch hại (Phạm văn Lầm, 1995) [10].
Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ I - IV nhân dân ta đã biết sử dụng các loài côn
trùng có ích vào sản xuất như: Thả Kiến đen cong đuôi vào vườn để diệt các loài
sâu hại ở Cam, Quýt… (Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thiên địch và đã sử dụng thành
công các loài thiên địch trong phòng trừ sâu hại đến hơn 100 năm. Nhưng ở Việt
Nam phải đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX mới có những nghiên cứu về các biện pháp
sinh học để phòng trừ sâu hại (Phạm Văn Lầm, 1995) [10].


11
Từ năm 1967 - 1968, viện bảo vệ thực vật và viện sinh học đã có những

điều tra về một số loài côn trùng thiên địch, nhưng kết quả thu được còn ít ỏi. Tác
giả Lê Khương Thuý năm 1989 [17] đã công bố danh lục 75 loài côn trùng thuộc họ
Carabidae, trong đó phần lớn là côn trùng bắt mồi ăn thịt sâu hại.
Hiện nay côn trùng thiên địch ở nước ta đã được thống kê khá đầy đủ gồm:
Họ Bọ Rùa (Coccinellidae) với 246 loài trong đó có gần 200 loài sống theo kiểu
bắt mồi ăn thịt (Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Họ Ong ký sinh (Scelionidae) hiện có 221 loài đã được phát hiện (Lê Xuân
Huệ, 1989) [7].
Đến năm 1993, Phạm Văn Lầm đã phát hiện được 27 loài ong ký sinh họ
Ichneumonidae và 36 loài thuộc họ Braconidae là 2 họ khá phổ biến và quan
trọng… (Phạm Văn Lầm, 1993) [11].
Trong rừng nước ta có rất nhiều loài Kiến đen cong đuôi (Oecopylla
smaragdina F), Kiến Cong đuôi (Cremetogoster) cũng tiêu diệt rất nhiều sâu hại
(Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Năm 1973, nước ta đã bắt đầu nghiên cứu nhân thả ong mắt đỏ để ký sinh
pha trứng của sâu hại (Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Năm 1987 chúng ta đã thả ong măt đỏ vào rừng Thông để ký sinh Sâu róm
Thông (Trần Công Loanh, 1989) [14].
Và từ đó tới nay những nghiên cứu về các loài thiên địch của sâu ăn lá cây
trồng đã ngày càng phát triển.
Nghiên cứu sử dụng nấm trừ sâu hại được bắt đầu từ năm 1990. Hiện nay
đang nghiên cứu khả năng sử dụng nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria
bassiana để trừ một số sâu hại quan trọng trong Nông Lâm nghiệp. Đã thu thập
được 18 nguồn bệnh nấm Beauveria và 10 nguồn bệnh nấm Metarhizium do phân
lập từ một số sâu hại và nhập nội từ Philipin, các nghiên cứu tập trung vào tìm
kiếm môi trường thích hợp để tạo sinh khối lớn phục vụ cho sản xuất chế phẩm
(Phạm văn Lầm, 1995) [10].
Trong thời gian này đã sản xuất lượng nhỏ và tạo chế phẩm dưới dạng bột
khô thấm nước. Hiệu lực của chế phẩm đã thử đối với rầy nâu, sâu đo đay, cầu
cấu xanh, châu chấu ở điều kiện trong phòng thí nghiệm, trong lồng lưới. Ngoài ra

có một số thí nghiệm thử hiệu lực của chế phẩm ngoài đồng ruộng, trên diện tích


12
nhỏ. Tỉ lệ giảm của rầy nâu sau khi xử lý chế phẩm nấm là 55.2% - 58.8%, chỉ
tiêu này đối với sâu xanh hại đay là 43,9 - 64,2% (Phạm thị Thuỳ,1993) [16].
Thí nghiệm trong phòng với châu chấu Momadaeris succincta, nấm M. anisopliae sau 10
ngày xử lý gây chết 84,6% còn nấm M. flavoiride gây chết 100% châu chấu thí nghiệm sau 10
ngày (Phạm văn Lầm, 1995) [10].
Tuy nhiên mọi nghiên cứu ứng dụng nấm trừ côn trùng còn đang ở giai đoạn
mới bắt đầu, cần phải có những nghiên cứu tiếp tục về cơ sở sử dụng nấm côn
trùng ở nước ta. Đặc biệt những nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm có độc tố cao và
biện pháp sử dụng chế phẩm nấm có chất lượng cao không bị lẫn tạp chất (Phạm
Văn Lầm, 1995) [10].
Trong nghiên cứu sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis trừ sâu ở nước ta.
Sử dụng theo hai hướng: nhập nội chế phẩm B.t của nước ngoài và sản xuất ở
trong nước. Từ những năm đầu thập kỷ 70 đã nhập nội chế phẩm B-t và thử hiệu
lực trừ một số loài sâu hại, tìm hiểu khả năng sử dụng B-t trừ sâu hại ở nước ta
(Nguyễn Văn Cảm và Cs, 1976) [4].
Từ năm 1970 ở Việt Nam bắt đầu nghiên cứu sản xuất B-t. Hiện nay công
nghiệp thực phẩm đang sản xuất chế phẩm này trên quy mô công nghiệp với
chủng B-t var Kurstaki. Bước đầu các chế phẩm B-t trừ một số sâu hại tơ, sâu
xanh bướm trắng (Phạm Văn Lầm, 1995) [10].
Theo Phạm Văn Lầm 1994 thì thuốc sinh học từ vi khuẩn B-t không gây ảnh
hưởng tới các loài thiên địch chính.
Nhiều năm qua trung tâm đấu tranh sinh học cùng với trạm dự báo sâu bệnh
rừng Thanh Hoá đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm virut sâu róm thông, hiệu quả
tiêu diệt sâu róm thông của chế phẩm virus NPV đạt 55,2 - 83,3% (Trương Thanh
Giản và Cs, 1994) [6].
1.1.4. Những nghiên cứu về sâu hại cây Muồng đen (Cassia siamea Lamk)

Theo Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO - 2005) thì trên cây
Muồng đen có loài xén tóc (Celostorna scabrato Fabricicus) gây hại.
Ngoài ra còn có loài Rệp Sáp (Stimacocus aster) gây hại và loài Bọ trĩ.
Theo tài liệu của Philippin: thành phần sâu hại ăn lá Muồng đen có 11 loài
thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh vẩy (Lepidoptera) có 8 loài và những
loài này đã gây hại ở Đài Loan, Malayxia, Philippin.


13
Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu lớn về sâu hại Muồng đen mặc dù
sâu hại ở loài cây này đã phát sinh thành dịch ở một số tỉnh miền Bắc. Trong vài
năm gần đây đã có một số nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái của nhóm
sâu hại chính thuộc bộ cánh vẩy ăn lá Muồng đen ở vườn ươm và rừng trồng.
Tác giả Đặng Kim Tuyến, 2008 [22] trong kết quả báo cáo chuyên đề
nghiên cứu sinh cho biết ở rừng trồng Muồng đen 4 đến 12 tuổi tại Vĩnh Phúc có
23 loài thiên địch thuộc 11 họ của 4 bộ là bộ Cánh Màng, cánh không đều, cánh
cứng và bộ Bọ ngựa.
Song chưa có tác giả nào nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu ăn lá
Muồng đen bằng các loài côn trùng thiên địch mà mới chỉ dừng lại ở mức độ điều
tra thành phần các loài thiên địch.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Chợ mới là huyện núi cao nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Kạn, trung tâm
huyện lỵ cách thị xã Bắc Kạn 40 km dọc theo quốc lộ 3 từ km 42 - km 73, trên
trục đường Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng.
Phía bắc giáp thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông
Phía nam giáp huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Phía đông giáp huyện Na Rì

Phía tây giáp huyện Chợ Đồn (Phòng Nông nghiệp - PTNT Huyện Chợ

Mới - Bắc Kạn 2009) [15].
1.2.1.2. Địa hình
Chợ Mới là huyện có địa hình tương đối phức tạp, có nhiều đồi núi cao, độ
cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 400 m. Hầu hết các xã trong huyện


14
Chợ Mới đều có địa hình núi cao chia cắt phức tạp tạo ra nhiều khe suối, đường
giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào những ngày mưa. Trong huyện có dòng
sông Cầu chảy qua bắt nguồn từ thị xã Bắc Kạn đã cung cấp một lượng phù sa rất
tốt ở hai dọc bờ sông và cung cấp nguồn nước tưới, nước sinh hoạt cho nhân dân
ở các xã có dòng sông Cầu chảy qua ( Phòng Nông nghiệp - PTNT Huyện Chợ

Mới - Bắc Kạn 2009) [15].
1.2.1.3. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 60.611 ha. Đất chưa sử dụng còn
tới 17.719 ha chiếm 29,23% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Đất nông nghiệp chiếm 5,77%, đất lâm nghiệp chiếm 63,72% do sử dụng đất
đai một cách bừa bãi nên tài nguyên đất của huyện ngày càng bị xấu đi, đất bị rửa
trôi, xói mòn, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Do đó trong công
tác quy hoạch sử dụng đất của huyện phải hết sức quan tâm bố trí đất đai đúng
mục đích và có hiệu quả (Phòng Nông nghiệp - PTNT Huyện Chợ Mới - Bắc

Kạn 2009) [15].
1.2.1.4. Khí hậu thủy văn
Do ở chí tuyến bắc trong vành đai nhiệt đới bán cầu nên khí hậu của huyện
Chợ Mới mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ
rệt mùa đông lạnh nhiệt độ xuống thấp (có khi xuống tới 30 C) và thường có đợt

gió mùa đông bắc, hanh khô, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 trong mùa này
nhiệt độ thường cao và mưa lớn.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220 C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng
2 nhiệt độ là 15,90 C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 270C vào tháng 7, số giờ
nắng trung bình cả năm là 1.370 giờ.
Độ ẩm không khí trung bình là 84%, tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là
tháng 11, 12 đạt 79%, tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 7 đạt 89%.
Lượng mưa trung bình năm đạt 127,69 mm/tháng, tháng 7 là tháng có
lượng mưa cao nhất 492 mm, tháng 1 là tháng có lượng mưa thấp nhất 10 mm.


15
Lượng bốc hơi trung bình năm 821 mm đạt 68,42 mm/tháng, trong đó
tháng 5 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất 93 mm, thấp nhất là tháng 2 và tháng
6: 56,5 - 57 mm.
Hướng gió: gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 2
năm sau gió đông đông nam từ tháng 3 đến tháng 9 (Trạm khí tượng thủy văn

Huyện Chợ Mới - Bắc Kạn - 2009) [18].
Nhìn chung điều kiện khí hậu ở Chợ Mới tương đối thích hợp cho cây
Muồng đen sinh trưởng và phát triển. Do vậy việc quản lý và bảo vệ cây Muồng
đen là cần thiết và cần có một hệ thống quản lí bảo vệ mang tính chất khoa học để
bảo vệ cho cây Muồng đen nói riêng và rừng trồng nói chung sinh trưởng phát
triển tốt, đáp ứng chưac năng phòng hộ môi trường sinh thái trong khu vực.
1.2.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.2.1. Dân số, dân tộc
Theo số liệu của phòng thống kê huyện Chợ Mới đến cuối năm 2005 toàn
huyện có 7.836 hộ trong đó số hộ làm nông - lâm nghiệp là 6.673 hộ chiếm
85,2%, số hộ làm phi nông - lâm nghiệp là 1.163 hộ chiếm 14,8%.
Tổng số dân trong huyện là 36.307 người trong đó nam là 18.135 người

chiếm 49,95 %, nữ là 18.172 người chiếm 50,05%.
Tổng số lao động là 18.516 lao động chiếm 50,1% tổng số dân, trong đó lao
động làm nông - lâm nghiệp là 15.702 lao động chiếm 84,8%, nghề khác là 2.814
lao động chiếm 15,2%.
Trong huyện có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó:
Dân tộc Kinh: 21,26 %
Dân tộc Tày: 56,48 %
Dân tộc Dao: 16,87 %
Dân tộc Nùng: 3,6 %. Còn lại là các dân tộc: Dân tộc Sán dìu, Dân tộc
Thái Dân tộc Khơ me, Dân tộc Xtiêng, Dân tộc Hmông, Dân tộc Phù lá
Dân tộc Hoa, Dân tộc Mường, Dân tộc Sán chay
Là những dân tộc chiếm tỷ lệ nhỏ.


16
Nhìn chung mức sống của nhân dân trong huyện còn thấp năm 2002 còn tới
423 hộ nghèo đói, thiếu ăn giáp hạt. Do năng suất nông nghiệp còn thấp, người
dân chủ yếu tập trung vào khai thác rừng nên số lượng rừng tự nhiên giảm, đời
sống người dân còn nhiều khó khăn, họ chưa ý thức được quản lý bảo vệ rừng
( Phòng Nông nghiệp - PTNT Huyện Chợ Mới - Bắc Kạn 2009) [15].
1.2.2.2. Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của huyện hiện nay là 38.621,6 ha chiếm 63,72% tổng
diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 35.524,6 ha, diện tích rừng
trồng là 3.096,4 ha và đất ươm cây là 1 ha. Như vậy tỷ lệ che phủ thảm thực vật
rừng trên địa bàn huyện đạt 37% so với ổng diện tích đất tự nhiên của huyện là
60.611 ha. diện tích tự nhiên. Với tỷ lệ che phủ này chưa đảm bảo mức cân bằng
sinh thái ở một huyện có nhiều đồi núi cao như huyện Chợ Mới. Vì vậy trong quy
hoạch sử dụng đất cần chú ý các giải pháp để phục hồi tăng vốn rừng, tăng diện
tích các loại cây trồng có tán che rộng và thời gian che phủ dài trong năm, để đảm
bảo tỷ lệ che phủ của thảm thực vật đạt mức cân bằng sinh thái tự nhiên (Lâm

trường Chợ Mới - Bắc Kạn, 2009) [9].

PHẦN II

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất được các biện pháp phòng trừ hiệu quả đối với sâu hại chính ăn lá
Muồng đen nhằm tránh được những trận dịch do sâu hại gây ra đáp ứng được mục
tiêu kinh doanh và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


17
- Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu hại
chính ăn lá cây Muồng đen ở rừng trồng thuộc lâm trường Chợ Mới - Bắc Kạn.
- Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại
chính ăn lá Muồng đen, đề xuất các biện pháp phòng trừ chúng trên địa bàn
nghiên cứu.
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài sâu hại chính ăn lá cây Muồng đen (Cassia siamea Lamk)
Cây Muồng đen (Cassia siamea Lamk) còn có tên gọi là cây Muồng xiêm, thuộc
họ Vang (Cacsalpiniaceae R.Rr) bộ Đậu (Fabales). Là cây gỗ nhỡ, cao 12 - 20m, đường
kính 40 - 50cm, thân thẳng, vặn xoắn phân cành sớm.
Lá kép lông chim 1 lần chẵn, hoa tự ngù lưỡng tính, hoa gồm 5 tràng màu
vàng tươi. Nhị 10 không đều, có 3 nhị lép. Bầu phủ đầy lông, đầu nhụy rõ. Quả
đậu hình dải, dài 25 - 30cm, rộng 1,5-1,7cm. Khi quả chín có mầu nâu đen, mang
10 - 20 hạt. Hạt gần tròn, dẹt, mầu nâu nhẵn bóng.
Đây là loài cây ưa sáng mọc nhanh, lúc nhỏ cần che bóng 50 - 70%. Sống
tốt trên đất bồi tụ trung tính hoặc hơi kiềm, có thể chịu được nơi đất nghèo dinh

dưỡng, khô hạn. Phân bố tự nhiên ở độ cao < 1200m, có thể chịu được tới 6 tháng
khô hạn nhưng không sống được ở nơi có sương gió. Mùa ra hoa tháng 10 - 12 và
tháng 6 - 7. Quả chín tháng 1- 4 và tháng 8 - 9.
Muồng đen là cây bản địa vùng Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia,
Malaixia và Inđônêxia). Ở Việt Nam cây mọc tự nhiên từ các tỉnh Quảng Bình
đến các tỉnh miền Nam, phổ biến ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây Nguyên.
Loài cây này có gỗ cứng, nặng, giác màu xám vàng, lõi nâu đỏ hoặc nâu
đen và chịu được ẩm ướt, mối mọt. Có thể dùng làm gỗ xây dựng, đóng đồ mỹ
nghệ và nhạc cụ.
Muồng đen thường được trồng thành dải rừng phòng hộ hoặc trong các mô
hình nông lâm kết hợp, do cây có khả năng bảo vệ và cải tạo đất. Củi cho nhiệt
lượng cao, có thể kinh doanh rừng củi. Cây có dáng đẹp lại dễ tính, mọc nhanh, có
hoa gần như quanh năm nên được trồng làm cây cảnh và bóng mát.


18
Là loài cây có giá trị nhiều mặt nên đã và đang được gây trồng ở nhiều nơi
trong cả nước (Lê Mộng Chân và Cs, 2000) [5].

2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Lâm trường Chợ Mới - Bắc Kạn
từ tháng 2/2009 đến tháng 12/2010
2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào mục tiêu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
- Khảo sát hiện trạng rừng trồng Muồng đen thuộc khu vực lâm trường Chợ
Mới, xác định sâu hại chính ăn lá.
- Đặc tính sinh học, sinh thái của sâu hại chính và thành phần thiên địch
của sâu ăn lá Muồng đen.
- Đánh giá khả năng hạn chế sâu hại chính của một số biện pháp sinh học:

. Phun chế phẩm sinh học.
. Sử dụng thuốc thảo mộc
. Gây nuôi và thả một số loài thiên địch chính của sâu xanh ăn lá Muồng
đen vào rừng trồng.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu ăn lá Muồng đen tại địa bàn nghiên cứu

2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện dân sinh - kinh tế - xã
hội… của khu vực nghiên cứu.
- Tham khảo các tài liệu đã nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên
cứu.
2.6.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của SHC


19
2.6.2.1. Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp tại thực địa
Điều tra sơ bộ
Điều tra sơ bộ tại rừng trồng muồng đen của lâm trường Chợ Mới được tiến
hành theo tuyến song song với đường đồng mức, tuyến nọ cách cách tuyến kia
100m. Trên tuyến đi khoảng cứ cách khoảng 50 - 100m thì dừng lại rẽ sang 2 bên
để quan sát với bán kính 10 - 20m về tình hình sâu hại, rồi lập điểm điều tra. Mỗi
tuyến điều tra có thể lập 1- 2 điểm điều tra. Mỗi điểm điều tra tối thiểu 30 cây.
Xác định tỷ lệ cây có sâu và ghi chép các thông tin về tình sinh sinh trưởng của
rừng trồng rồi tiến hành chọn địa điểm để điều tra tỷ mỷ (Nguyễn Thế Nhã và

Cs, 2001) [12].
Điều tra tỷ mỉ
Điều tra mật độ sâu hại và đánh giá mức độ sâu ăn lá
Để điều tra mật độ và mức độ hại lá thì tiến hành lập các ô tiêu chuẩn

(OTC), diện tích OTC là 1000m2, OTC được đặt ở các vị trí chân, sườn và đỉnh
đồi. OTC phải đi qua các dạng địa hình khác nhau, đại diện cho các hướng phơi
khác nhau. Trong mỗi ô tiêu chuẩn cứ cách 1 - 3 hàng điều tra 1 hàng và trong
hàng cứ cách 1 - 3 cây lại điều tra 1 cây (cây tiêu chuẩn) sao cho số cây trong
O.T.C phải đảm bảo ít nhất điều tra tối thiểu 30 cây hoặc 10% số cây nếu rừng
trồng mật độ thưa. Trên cây tiêu chuẩn điều tra 5 cành (2 cành gốc tán theo hướng
Đông - Tây, 2 cành giữa tán theo hướng Nam - Bắc và 1 cành ngọn). Tại địa bàn
nghiên cứu, chúng tôi bố trí 3 điểm điều tra. Số liệu thu thập tại mỗi điểm điều tra
là 9 O.T.C theo phương pháp rút mẫu hệ thống [20].
- Điều tra mật độ sâu thuộc bộ cánh vẩy ăn lá thì trên tất cả các cành điều tra đếm
tất cả số lượng cá thể sâu hại ở các pha và tổng số cành của cây điều tra.
- Điều tra mức độ hại lá trên cây tiêu chuẩn. Trong mỗi cành tiêu chuẩn
điều tra 5 lá (2 lá gốc, cành, 2 lá giữa cành và 1 lá ngọn cành). Cá lá bị sâu ăn hại
được chia theo các cấp sau:
Cấp 0: Những lá không bị sâu ăn (còn nguyên vẹn);
Cấp I: Những lá bị sâu ăn < 1/4 diện tích lá.


20
Cấp II: Những lá bị sâu ăn từ 1/4 - 1/2 diện tích lá.
Cấp III: Những lá bị sâu ăn 1/2 - 3/4 diện tích lá.
Cấp IV: Những lá bị sâu ăn > 3/4 diện tích lá.
Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng tương ứng ( Nguyễn Thế Nhã và Cs,

2001) [12].
Đồng thời trong qua trình điều tra quan sát trực tiếp tại rừng trên các ô tiêu
chuẩn (O.T.C) chúng tôi kết hợp điều tra và theo dõi luôn về đặc điểm hình thái,
tập tính sinh sống, số lượng sâu hại và mức độ hại lá và biến động của quần thể...
của loài SHC ăn lá Muồng đen ( Nguyễn Thế Nhã và Cs, 2001) [12].
Các số liệu thu thập trong quá trình điều tra được ghi vào các mẫu bảng đã

chuẩn bị sẵn theo tài liệu hướng dẫn: điều tra và dự tính dự báo sâu bệnh hại rừng
( Nguyễn Thế Nhã và Cs, 2001) [12].
Điều tra, đánh giá mức độ phổ biến của thiên địch
Cũng trong các OTC điều tra đã lập để điều tra đánh giá số lượng và mức
độ sâu ăn lá chúng ta đếm tất cả các tổ Kiến và xếp theo nhóm, điều tra các loài
thiên địch khác như: Bọ rùa, Bọ ngựa, Ong vàng, số sâu chết do nấm, vi khuẩn…
( Nguyễn Thế Nhã và Cs, 2001) [12].
2.6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nuôi sâu trong phòng
Nuôi sâu hại chính
- Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm để theo dõi các đặc tính sinh vật học,
sinh thái học của loài. Chuẩn bị lồng nuôi sâu, sâu của loài hại chính, cây thức ăn,
nhiệt kế, ẩm kế, tủ định ôn... các mẫu biểu và các dụng cụ cần thiết khác để thu
thập số liệu (Nguyễn Thế Nhã và Cs, 2001) [12].
Để nắm vững một số đặc tính sinh học cơ bản của sâu hại chính thuộc bộ
cánh vảy ăn lá Muồng đen, trong quá trình nghiên cứu ngoài việc kế thừa kết quả
của các nghiên cứu trước, song song với việc điều tra quan sát tại rừng và nuôi
chúng tôi vẫn tiến hành nuôi tiếp 2 loài sâu hại chính là loài sâu xanh (Catopsilia
pomoma Fabricius) và sâu xanh vàng viền đen (Eurema hecabe Linnaeus).


21
- Đặc điểm của lồng nuôi: Làm bằng gỗ có kích thước (40 x 40 x 60)cm
xung quanh được làm bằng lưới thép nhỏ lỗ có kích thước (1 x 1)mm, chân lồng
được kê trong các bát nước tránh Kiến và các thiên địch khác bò vào ăn làm sai
lệch kết quả nghiên cứu. Lồng có cửa mở ra, vào thuận tiện việc nuôi và quan sát.
Hàng ngày cho lá vào cho sâu ăn, sau 24 giờ lại cân đong, kiểm tra và ghi chép cụ
thể vào các mẫu bảng phù hợp, nội dung ghi chép: nhiệt độ, ẩm độ mỗi ngày,
ngày nở, ngày lột xác, ngày vào nhộng, lượng thức ăn ở mỗi giai đoạn.. ( Nguyễn

Thế Nhã và Cs, 2001) [12].

2.6.2.3. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp sinh học trong
phòng trừ SHC
a. Phun chế phẩm sinh học
+ Danh mục và công dụng của một số loại thuốc thử nghiệm
Các loại chế phấm dùng để phun nhằm đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu hại
chính được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 2.1: Các loại thuốc và nồng độ sử dụng
TT

Tên thuốc

Nồng độ
(%)

Dạng
thuốc

Nơi cung cấp

1

Bacilluss thuringensis (B-t)

0,4

Sữa

Trung tâm BVR Nghệ An


2

Bôvêrin (B - b)

0,4

Bột

Trung tâm BVR Nghệ An

3

Trutat 0.32EC

0,25

Sữa

Trạm BVTV Thái Nguyên

4

Javitin 18EC

0,25

Sữa

Trạm BVTV Thái Nguyên


5

Pyrinex 20EC (thuốc hóa học)

0,25

Sữa

Trạm BVTV Thái Nguyên

- Bôvêrin: Sử dụng phòng trừ sâu róm thông, các loài sâu non thuộc bộ cánh
vảy và cánh cứng, có hiệu quả cao với bọ xít dài hại lúa bộ cánh nửa. Gây độc qua
đường tiếp xúc. Thành phần: Bào tử nấm bạch cương (Beauveria bassiana) có độc
tố Boverixin khi ký sinh trên cơ thể sâu hại, sợi nấm sẽ lấy dinh dưỡng của sâu
non và làm sâu bị mốc trắng. Bào tử nấm dễ lây lan khi gặp điều kiện thời tiết
thuận lợi. Hiệu quả tiêu diệt sâu hại kéo dài từ 4 - 15 ngày sau khi phun
- Javitin 18EC: loại thuốc trừ sâu thế hệ mới nhất có nguồn gốc thiên nhiên,
chiết xuất từ các sinh vật có chất độc, thuốc có tác dụng diệt trừ sâu có miệng
gặm nhai và chích hút. Thành phần: Hoạt chất Abamectin 18g/l. Phụ gia: 99,82%


22
- Trutat 0,32EC loại thuốc trừ sâu thế hệ mới có nguồn gốc thiên nhiên, chiết
xuất từ các sinh vật có chất độc, thuốc có tác dụng diệt trừ sâu có miệng gặm
nhai qua đường tiêu hóa.
- Baciluss thuringensis: Là loại thuốc trừ sâu có chứa vi khuẩn gây bệnh chết
nhũn cho sâu hại qua đường tiêu hoá. Gây độc cho sâu róm thông, sâu non bộ
cánh vảy, nhiều loài sâu hại khác.
- Pyrinex 20EC: Là loại trừ sâu thuốc học thuộc nhóm lân hữu cơ, với hoạt
chất Chlopyrifos 200g/lít (20%), phụ gia 80%. Tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông

hơi. Độ độc trung bình, tiêu diệt nhiều loài sâu hại cây trồng, hiệu quả cao với sâu
non bộ cánh vảy. Mục đích chúng tôi đưa loại thuốc này vào là để so sánh hiệu
quả tiêu diệt sâu ăn lá Muồng đen, đồng thời đánh giá mức độ tiêu diệt các loài
thiên địch của thuốc hoá học so với các chế phẩm sinh học để có cơ sở đưa ra các
khuyến cáo nhằm bảo vệ môi trường trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Dụng cụ cần thiết phục vụ thí nghiệm:
. Bình phun 8lít, xô, chậu, thước dây, sổ ghi chép và mẫu bảng biểu...
. Cây Muồng đen 1 tuổi trong bầu có mang sâu ăn lá để phun thử trong
phòng trước khi phun chế phẩm ngoài rừng có đối chứng phun nước lã sạch.
+ Bố trí thí nghiệm
Rừng Muồng non 3 tuổi, được trồng trên các đồi bát úp.
Điều tra sơ bộ lấy ngẫu nhiên trên 5 điểm mỗi điểm điều tra 30 cây. Xác
định tỷ lệ cây có sâu, rồi tiến hành chọn địa điểm lập ô tiêu chuẩn để điều tra tỷ
mỷ.
Thí nghiệm được tiến hành trên 3 điểm, mỗi điểm lập 6 OTC để phun
thuốc, diện tích mỗi ô là 150m2. Mỗi ô thí nghiệm là 1 loại thuốc ứng với mỗi
công thức và một ô đối chứng. Thí nghiệm theo dõi với 3 lần nhắc lại.
Sau khi bố trí thí nghiệm, chúng tôi tiến hành điều tra mật độ sâu hại và
thành phần các loài thiên địch trong các ô thí nghiệm theo từng công thức. Trong
mỗi ô thí nghiệm điều tra 15 cây, do cây còn thấp nên mỗi cây chúng tôi lấy 1/2
số cành, rồi bắt và đếm tất các cá thể của pha sâu non, quy ra mật độ trung bình
(con/cây). Đồng thời điều tra cả thiên địch và ghi chép mức độ phổ biến của
chúng.


23
Tiếp theo tiến hành pha chế và phun thuốc. Các loại thuốc đem thử nghiệm
đều pha theo đúng hướng dẫn ngoài bao bì về nồng độ và sử dụng đúng liều
lượng, sau khi pha xong phun ngay. Sau 2 ngày đêm kể từ khi phun chúng tôi tiến
hành điều tra và ghi chép số sâu chết, theo dõi cho đến tận ngày cuối cùng. Riêng

thuốc Pyrinex 20EC vì là thuốc hoá học nên không phun trong phòng mà chỉ phun
ở tại rừng, theo dõi số sâu chết sau 8 giờ kể từ khi phun.
b. Thí nghiệm phun thuốc thảo mộc tiêu diệt SHC
+ Cách chế nước thuốc thảo mộc: lá và vỏ Xoan ta ở cây Xoanto. Cứ 1 kg
giã nhõ lọc với 10lít nước lã. Ngâm qua đêm, phun cho cây trong phòng và rừng
mới trồng có chiều cao cây < 2m.
+ Phun thử nghiệm trong phòng: lấy 5 mẫu cây Muồng đen tuổi 1 trong
bầu lớn (mỗi mẫu 1cây), mỗi mẫu thả 40 sâu non từ tuổi 1- tuổi 4, mẫu nọ cách
mẫu kia 1,5m. mỗi mẫu đều có 1 mẫu đối chứng. Phun nước lá Xoan vào 8h buổi
sáng cho 5 mẫu, mẫu đối chứng phun nước lã. Liều lượng phun 0,05lít thuốc
nước/mẫu. Theo dõi sâu chết và ghi chép.
+ Phun thử nghiệm ở rừng non: Trong OTC lập lập 5 ô dạng bản, mỗi ô
50m2. Phun nước lá Xoan ta vào 8h buổi sáng cho 5 ô dạng bản, mẫu đối chứng
phun nước lã. Liều lượng phun 0,1lít thuốc nước/m2. Theo dõi sâu chết và ghi
chép.
c. Thí nghiệm thả tổ Kiến đen cong đuôi vào rừng Muồng đen thuần loài
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Trên diện tích rừng thuần loài đo lấy 10.000m2 (1ha) chạy dài từ chân lên
đỉnh đồi để thí nghiệm thả kiến, do đặc điểm của Kiến đen cong đuôi đi kiếm ăn
khá xa. Trong diện tích 10.000 m2, bố trí 4 tổ Kiến đen cong đuôi nằm về 4 phía
của 2 đường chéo và 1 tổ ở chính giữa. Trong diện tích thả kiến lập 3 OTC ở các
vị trí chân, sườn, đỉnh. Đặt ô đối chứng bố trí trên cùng quả đồi nhưng cách diện
tích thả kiến là 200m, cũng ở các vị trí chân, sườn đỉnh. Các tổ kiến phải là các tổ
lớn có kích thước: Đường kính tổ 20 - 30cm, chiều dài tổ: 35- 40cm. Các tổ kiến
được thu từ rừng tự nhiên và rừng tre nứa nơi có số lượng tổ nhiều. Khi lấy tổ


24
Kiến phải cưa nhẹ nhàng tránh vỡ tổ, cưa cả 1 phần các cành cây cũ mang tổ, sau
đó mang về dùng dây cước nâu đen buộc thật chặt vào các cây Muồng đen để cố

định, tránh gió rung lắc Kiến sẽ bỏ đi. Thời gian thu tổ Kiến là mùa xuân (tháng 4
dương lịch).
+ Phương pháp điều tra và theo dõi
Phải điều tra mật độ sâu hại và mức độ hại lá trước khi tiến hành thí
nghiệm. Sau đó mới thả Kiến vào và tiếp tục điều tra lại để theo dõi.
Phương pháp điều tra, đánh giá mật độ sâu hại và mức độ hại lá do sâu ăn
đã được trình bày chi tiết ở các mục trước.
Đối với Kiến đen cong đuôi sau khi buộc tổ Kiến cố định vào cây đợi
khoảng 5 -10 ngày sau khi tổ ổn định thì cứ cách 5 ngày điều tra 1 lần và điều
tra liên tục 3 lần cho mỗi lứa sâu, sau khoảng 30 - 34 ngày khi sâu non lứa sau
xuất hiện lại điều tra lại trên các ô đối chứng và ô thí nghiệm thả Kiến với 3
lần nhắc lại.
d. Thí nghiệm nuôi, thả Bọ ngựa
+ Nuôi 2 loài Bọ ngựa (thiên địch của Sâu ăn lá Muồng đen) trong phòng
trong phòng
Để nắm được khả năng bắt mồi ăn thịt của một số loài Bọ ngựa là thiên địch chủ
yếu của sâu hại chính, chúng tôi đã tiến hành nuôi 2 loài Bọ ngựa là Bọ ngựa xanh
thường và Bọ ngựa xanh bụng rộng trong lồng. Mục đích là quan sát một số đặc tính
sinh vật học: vòng đời, đặc điểm của từng giai đoạn và tập tính sinh hoạt của chúng
trong việc tiêu diệt sâu hại chính ăn lá Muồng đen.
- Đặc điểm của lồng nuôi: Làm bằng gỗ có kích thước 40 x 40 x 60 (cm)
xung quanh được làm bằng lưới thép nhỏ lỗ có kích thước (1 x 1) mm giống như
lồng nuôi sâu hại chính.
- Bố trí mỗi loài Bọ ngựa nuôi ở 3 lồng. Lấy Bọ ngựa trưởng thành sắp đẻ
cả đực, cái và cả ổ trứng vừa đẻ ở rừng mang về nuôi và theo dõi trong lồng ngay
từ ngày đầu cho đến khi trứng nở và từ Bọ ngựa mới nở ra cho đến khi trưởng thành.


25
Để nắm được một số đặc tính sinh học cơ bản của chúng và khả năng tiêu

diệt con mồi của 2 loài Bọ ngựa là Bọ ngựa xanh thường và Bọ ngựa xanh bụng
rộng. Ngoài ra chúng tôi còn bố trí thêm các lồng nuôi riêng từng giai đoạn tuổi
của 2 loài Bọ ngựa này.
- Cách theo dõi: Hàng ngày chúng tôi thả sâu xanh ăn lá Muồng đen vào
cây Muồng đen để trong lồng nuôi Bọ ngựa. Sau 1 ngày đêm đếm lại số sâu non
còn lại và lấy số sâu đã thả trừ đi số sâu còn lại để biết số sâu non Bọ ngựa đã ăn
hết trong 1 ngày đêm. Và lấy số liệu trung bình cho từng giai đoạn tuổi và từng
loài (Nguyễn Thế Nhã và Cs, 2001) [12].
+ Thả Bọ ngựa vào rừng
Sau khi nuôi đủ số lượng Bọ ngựa chúng tôi tiến hành thả Bọ ngựa tuổi 2, 3
và 4 vào các khu rừng trồng Muồng đen thuần loài tuổi 3 - 4 có sâu hại ở mật độ
trung bình. Do số lượng Bọ ngựa nuôi được có hạn nên chúng tôi chỉ thả mỗi loài
vào 3 ô tiêu chuẩn (OTC), diện tích OTC là 250 m2 (gọi là ô thí nghiệm), các
OTC được bố trí trong cùng một khu, có đối chứng (OTC không thả Bọ ngựa). Số
Bọ ngựa mang thả vào OTC là 250con/OTC và được rải đều từ giao điểm của 2
đường chéo OTC ra gần cạch ngoài của ô, chừa ra 5 m sát mép OTC không thả vì
Bọ ngựa có thể bay sang khỏi ô thí nghiệm. Trước khi thả chúng tôi lợi dụng các
quả đồi có ruộng lúa hay đường giao thông bao quanh để lập OTC để hạn chế Bọ
ngựa bay ra khỏi ô thí nghiệm, vì diện tích rộng, địa hình phức tạp nên không có
điều kiện chăng lưới bao. Cứ 10 ngày chúng tôi điều tra lại một lần để đánh giá
mật độ sâu hại chính ăn lá Muồng đen và mật độ Bọ ngựa còn lại trong OTC,
riêng Bọ ngựa không bắt mà chỉ đếm trực tiếp trên các cây điều tra. Mỗi OTC
điều tra 30 cây theo phương pháp rút mẫu hệ thống.
2.6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Mức độ hại lá do sâu ăn được xác định theo công thức:
Σn.v
R% = ------ .100
N.V
Trong đó: R%: Mức độ bị hại của cây điều tra



×