Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ HẰNG NGA

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quả n lý kinh te

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hằng Nga

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy, cô giáo trong bộ môn Phát triển nông thôn, khoa Kinh tế & Phát triển
nông thôn, Ban Quản lý đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan
tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS Quyền Đình Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thành ủy - HĐND - UBND Thành
phố, chính quyền địa phương và nhân dân các xã, phường nơi tôi thực hiện đề tại nghiên
cứu của Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Đỗ Thị Hằng Nga

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ và biểu đồ............................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract………………………………………………………………………….xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.5.1.

Phạm vi về nội dung ............................................................................................ 4

1.5.2.

Phạm vi về không gian ........................................................................................ 4

1.5.3.

Phạm vi về thời gian ............................................................................................ 4

1.6.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1

Cơ sở lý luận........................................................................................................ 5

2.1.1

Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên .................................................... 12

2.1.3.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động thanh niên .......... 14

2.2

Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 16

2.2.1

Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên trên thế giới.......................... 16

2.2.2

Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở một số địa phương
trong nước.......................................................................................................... 18


2.2.3

Bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm vận dụng đối với Thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ................................................................................ 21

2.2.4.

Các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................ 22

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 25

3.1.2.

Các chỉ tiêu cơ bản của địa phương................................................................... 28

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 31


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 31

3.2.2

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 32

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................. 33

3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................... 33

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang ................................................................................................... 37

4.1.1.

Thực trạng lao động và việc làm của thanh niên thành phố Bắc Giang ................ 37


4.1.2.

Thực trạng giải quyết việc làm của lao động thanh niên thành phố Bắc Giang ......... 42

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên tại thành
phố Bắc Giang ................................................................................................... 60

4.2.1.

Các chính sách của Nhà nước liên quan đến nghề nghiệp, việc làm ................. 61

4.2.2.

Nhu cầu lao động của thị trường ....................................................................... 63

4.2.3.

Hệ thống thông tin về lao động, việc làm .......................................................... 65

4.2.4.

Các yếu tố thuộc chất lượng nguồn lao động .................................................... 67

4.2.5.

Mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức trong giải quyết việc làm cho thanh
niên Thành phố Bắc Giang.................................................................................. 74


4.3 .

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho thanh niên tại
thành phố Bắc Giang .......................................................................................... 80

4.3.1.

Định hướng trong giải quyết việc làm cho thanh niên Thành phố Bắc
Giang ................................................................................................................. 80

4.3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho thanh niên tại
thành phố Bắc Giang ......................................................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 92

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BQ

: Bình quân

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSXH

: Chính sách xã hội

CTMTQG

: Chương trình mục tiêu quốc gia

Dân số - KHHGĐ

: Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

GDTX-DN


: Giáo dục thường xuyên – dạy nghề

GTVL

: Giải quyết việc làm

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHCN

: Khoa học công nghệ

KTXH

: Kinh tế xã hội

Lao động TB&XH

: Lao động thương binh và xã hội



: Lao động

MN

: Mầm non


MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

SL

: Số lượng

TH

: Tiểu học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TPBG

: Thành phố Bắc Giang

UBND

: Ủy ban nhân dân

VL


: Viêc làm

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất của Thành phố Bắc Giang ............................. 27
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố
Bắc Giang lần thứ XX................................................................................... 29
Bảng 3.3. Mẫu điều tra các đối tượng ........................................................................... 33
Bảng 3.4. Ma trận SWOT.............................................................................................. 35
Bảng 4.1. Quy mô, cơ cấu lao động thanh niên thành phố Bắc Giang giai đoạn
2013 – 2015................................................................................................... 37
Bảng 4.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thanh
niên thành phố Bắc Giang giai đoạn 2013 – 2015 ....................................... 38
Bảng 4.3. Tình hình thất nghiệp của thanh niên thành phố Bắc Giang giai đoạn
2013 -2015 .................................................................................................... 40
Bảng 4.4. Một số thông tin cơ bản về các đối tượng được điều tra............................... 41
Bảng 4.5. Thông tin biến động việc làm của các đối tượng được điều tra .................... 44
Bảng 4.6. Tình hình giải quyết việc làm của các đối tượng được điều tra .................... 45
Bảng 4.7. Các kênh tiếp cận việc làm của lao động thanh niên đã có việc làm tại
thành phố Bắc Giang. .................................................................................... 47
Bảng 4.8. Các hướng tiếp cận việc làm chủ yếu của lao động thanh niên Thành
phố Bắc Giang............................................................................................... 49
Bảng 4.9. Nhu cầu tiếp cận ngành nghề của lao động thanh niên TPBG ........................... 50
Bảng 4.10. Giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn vay ủy thác ngân hàng

CSXH cho thanh niên TPBG giai đoạn 2013 - 2015 .................................... 52
Bảng 4.11. Giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn 120 kênh Trung ương Đoàn
cho thanh niên TPBG giai đoạn 2013 - 2015 ................................................ 53
Bảng 4.12. Giải quyết việc làm qua quỹ tín dụng cho thanh niên TPBG giai đoạn
2013 - 2015 ................................................................................................... 54
Bảng 4.13. Kết quả tư vấn, đào tạo và tập huấn nghề nghiệp, kỹ thuật cho thanh
niên Thành phố Bắc Giang giai đoạn 2013 - 2015 ...................................... 56
Bảng 4.14. Thanh niên tham gia XKLĐ Thành phố Bắc Giang giai đoạn 2013 –
2015............................................................................................................... 59
Bảng 4.15. Dự báo cầu lao động đến năm 2015.............................................................. 64

vi


Bảng 4.16. Nguồn thông tin việc làm mà lao động thanh niên thành phố Bắc
Giang tiếp cận được qua từng đối tượng....................................................... 66
Bảng 4.17. Nguồn thông tin việc làm mà lao động thanh niên Thành phố Bắc
Giang tiếp cận được qua địa bàn khảo sát..................................................... 67
Bảng 4.18. Sự hiểu biết về một số kỹ năng khi xin việc của lao động thanh niên
TPBG ............................................................................................................ 69
Bảng 4.19. Tần suất tìm hiểu thông tin việc làm của lao động thanh niên TPBG .......... 70
Bảng 4.20. Tình hình lao động thanh niên thành phố Bắc Giang xuất khẩu vi phạm
kỷ luật giai đoạn 2013 - 2015 ....................................................................... 72
Bảng 4.21. Đánh giá của một số doanh nghiệp về ý thức kỷ luật của lao động
thanh niên thành phố Bắc Giang ................................................................... 73
Bảng 4.22. Phân tích SWOT về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên Thành
phố Bắc Giang............................................................................................... 78

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang ........................................... 25

Biểu đồ 4.1. Thu nhập bình quân/tháng của lao động thanh niên thành phố Bắc
Giang tại thời điểm điểm tra............................................................ 51
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cho lao động trên địa bàn thành phố Bắc
Giang năm 2015 ............................................................................ 61
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ lao động thanh niên tự tạo việc làm vay được các nguồn vốn
ưu đãi tại thành phố Bắc Giang ........................................................ 62
Biểu đồ 4.4. Lao động thanh niên nông thôn chưa có việc làm do không đạt yêu
cầu về thể lực ............................................................................... 68
Biểu đồ 4.5. Lựa chọn tham gia đào tạo nghề, nâng cao trình độ, kỹ năng của lao
động thanh niên TPBG ............................................................................... 71

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Lựa chọn Bắc Giang để đầu tư kinh doanh là bước đi đúng đắn ..........................43
Hộp 4.2. Tôi rất hài lòng với công việc hiện tại............................................................. 46
Hộp 4.3. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 2.400 lao động của địa phương .......................58
Hộp 4.4. XKLĐ tại các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan... .......................... 59
Hộp 4.5. Kinh phí đào tạo ít, không thể tính đến nhu cầu thị trường ............................ 61
Hộp 4.6. Muốn tuyển nhưng lao động không có trình độ, doanh nghiệp không có
đủ kinh phí để đào tạo ..................................................................................... 69
Hộp 4.7. Sự tùy tiện của công nhân ảnh hưởng đến công việc của họ .......................... 74


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đỗ Thị Hằng Nga
2. Tên luận văn: “Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang”.
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

4. Cán bộ hướng dẫn: TS Quyền Đình Hà (Bộ môn Kinh tế & Phát triển nông thôn)
5. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Giải quyết việc làm đi đến toàn dụng nhân lực là một trong những chính sách
quan trọng đối với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực
lượng lao động lớn như Việt Nam. Tại thành phố Bắc Giang, vấn đề giải quyết việc làm
cho thanh niên trong thời gian qua đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên
Thành phố Bắc Giang là địa phương có tỷ lệ thất nghiệp của ở thành thị cao trong khi ở
nông thôn sử dụng thời gian lao động ít, thiếu việc làm nhiều, chủ yếu làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp, gây lãng phí nguồn nhân lực. Trong bối cảnh trên, cần có một sự
nghiên cứu toàn diện về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Thông quan phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, chuyên gia KIP và
phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) đã đánh giá
khái quát được thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên
địa bàn Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây. Các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn thành
phố Bắc Giang trong thời gian tới được đề xuất thông qua đánh giá thực trạng việc làm
và giải quyết việc làm cho lao động thanh niên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giải
quyết việc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn Thành phố Bắc Giang kết hợp với

tổng kết kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động thanh niên ở một số địa phương
khác; định hướng giải pháp hoàn thiện những chính sách về lao động, việc làm và giải
quyết việc làm của chính quyền địa phương, hoàn thiện hệ thống thông tin và giao dịch
trên thị trường lao động nhằm nâng cao khả năng tiếp cận việc làm, xây dựng và thực
hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia vê việc làm cho thanh niên, đẩy
mạnh dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động thanh niên, tập trung phát triển các
lĩnh vực tạo nhiều việc lam va thu hút lao động trẻ trên địa bàn Thành phố Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu thực trạng cho thấy, trong giai đoạn từ 2013 – 2015, lao động thanh
niên TPBG chiếm phần lớn trong tổng lực lượng lao động của thành phố (55%) và nhìn

x


chung có trình độ cao hơn so với lao động thuộc các nhóm tuổi khác (91,17% tốt nghiệp
THPT). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động thanh niên thất nghiệp tại đây vẫn còn khá cao
(57,26% so vói tổng số lao động thất nghiệp). Nhìn chung trong số thanh niên được điều
tra, số lao động thanh niên đã tiếp cận được việc làm chủ yếu trong lĩnh vực Công
nghiệp – xây dựng (51%) và Thương mại –dịch vụ (25%). Tuy nhiên tính chất công
việc còn nhiều biến động, tỷ lệ lao động thanh niên không muốn gắn bó lâu dài với công
việc hiện tại còn ở mức cao, số lượng lao động thanh niên có thể tự tạo việc làm hầu hết
là thuộc lĩnh vực nông nghiệp (50% số thanh niên tự tạo việc làm được điều tra). Hướng
giải quyết việc làm làm chủ yếu trong thời gian tới của lao động thanh niên TPBG
không phải là xuất khẩu lao động mà là tìm những công việc trên địa bàn tỉnh và chủ
yếu thuộc lĩnh vực Thương mại - dịch vụ (50%), Công nghiệp - xây dựng (30%). Thu
nhập của lao động thanh niên TPBG tuy mặt bằng chung không thấp nhưng còn chênh
lệch khá nhiều giữa nhóm đã có việc làm/chưa có việc làm, giới tính và địa bàn khảo
sát. Khó khăn chính trong giải quyết việc làm tại chỗ: đối với lao động thanh niên tạo
việc làm tại địa phương (phát triển mô hình kinh tế) chủ yếu là vốn và thị trường; đối
với lao động làm công ăn lương thì thiếu thông tin việc làm, chưa đủ yêu cầu kỹ năng

nghề nghiệp là những khó khăn chính họ gặp phải. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giải
quyết việc làm của lao động thanh niên TPBG như các nhân tố thuộc chủ thể người lao
động (thể lực, trí lực, ý thức kỷ luật lao động), nhu cầu lao động của thị trường, hệ
thống thông tin về lao động - việc làm, hoạt động của các kênh giao dịch việc làm tại
địa phương và các chính sách của Nhà nước liên quan đến nghề nghiệp – việc làm,
nguồn vốn ưu đãi.
Đề tài đã đề xuất được các giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động thanh
niên trên địa bàn Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới, các nhóm
giải pháp đã bao gồm: i) Giải pháp nâng cao chất lượng lao động thanh niên; ii) Tăng
cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho lao
động thanh niên; iii) Tăng cường việc thực thi có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho lao
động thanh niên; iv) Quản lý chặt chẽ việc thực hiện các chế độ đối với người lao động
của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động thanh niên; v)
Khôi phục phát triển nghề truyền thống và dạy nghề mới cho thanh niên; vi) Phát triển
kinh tế hộ gia đình, mô hình kinh tế tập thể; vii) Tạo việc làm cho thanh niên thông qua
quỹ quốc gia, tín dụng giải quyết việc làm.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Do Thi Hang Nga
Thesis title: Creating jobs for the youth in Bac Giang City, Bac Giang province
Major: Economics management

Course code: 60 34 04 10

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Creating jobs go to full employment as one of its important policies for all
countries, especially for developing countries with large labor forces as Vietnam. In the

Bac Giang city, employment issues for young people in recent years has brought
encouraging results, however, Bac Giang City is the local unemployment rate in urban
areas is higher while in rural areas use less labor time, many underemployed, working
primarily in the field of agriculture, wasting human resources. In this context, there
should be a comprehensive study on the issue of creating jobs for the youth in the
province of Bac Giang City, Bac Giang Province.
Through descriptive statistical methods, statistical comparisons, expert analysis
KIP and strengths, weaknesses, opportunities and threats (SWOT) analysis evaluated
generalize employment situation and employment making youth workers in the
province of Bac Giang City, Bac Giang province in recent years. The measures to
improve efficiency to create jobs for young workers in the province of Bac Giang city in
the near future through the proposed assessment of the state of employment and creation
of jobs for young workers, analysis of factors affecting the creation of jobs for young
workers in the province of Bac Giang City summed combined with experience to create
jobs for young workers in some other localities; Complete solutions-oriented policies on
labor, employment and job creation by local governments, improving the system of
information and transactions on the labor market in order to improve access to
employment, develop and implement effective national target program on employment
for youth, promoting vocational training in order to improve the quality of youth
employment, focusing on the development of the sector to create more jobs and attract
young workers in the province of Bac Giang City, Bac Giang province.
Research shows that in the period from 2013 - 2015, young workers in Bac
Giang city has majority of the total labor force (55%) and generally highly skilled labor
than under the other age group (91.17% high school graduation). However, the
proportion of unemployed young workers here are still quite high (57.26% of the total
unemployed). Overall among surveyed youth, the youth workers have access to jobs
mainly in the fields of industry - construction (51%) and Trade service (25%). However

xii



the nature of work more fluctuations, the proportion of young workers do not want
long-term commitment to the current work remains high, the number of young workers
may be self-employed mostly in the domain agriculture (50% of youth self-employment
to be investigated). User jobs done mainly in the future of young workers in Bac Giang
city is not labor export which is finding jobs in the province and mainly in the fields of
trade - services (50%) , industry - construction (30%). Incomes of young workers in Bac
Giang city common ground but not low but pretty much difference between the groups
already have a job/no job, gender and survey sites. The main difficulty in creating jobs
on the spot: for youth workers at local job creation (economic development model)
mainly capital and markets; for salaried workers, the lack of information about
employment opportunities, inadequate professional skills required are the main
difficulties they encounter. There are many factors affecting the employment of young
workers in Bac Giang city as all factors of labor (physical, mental, conscious labor
discipline), labor demand of the market, information systems on labor - employment,
activities of the trading channel in local employment and state policies related to career
- jobs, preferential capital.
The study was proposed measures to create jobs for young workers in Bac Giang City,
Bac Giang Province in the near future, these solutions have included: i) improve the
quality Solution youth workers; ii) Strengthening communication activities, counseling,
vocational guidance, job placement for young workers; iii) To strengthen the
implementation of effective policies to support youth employment; iv) To closely
manage the implementation of the regime applicable to employees of enterprises,
production and business establishments have youth employment; v) Restore develop
traditional and new vocational training for youth; vi) develop household economy,
collective economic model; vii) Creating jobs for youth through national funds, credit
for job creation.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với mỗi quốc gia, thất nghiệp là một sự lãng phí tài nguyên sinh lực.
Đối với gia đình và xã hội thì thất nghiệp, thiếu việc làm là mầm mống đưa con
người vào vòng phạm pháp, làm mất nhân cách con người. Vì vậy, giải quyết
việc làm đi đến toàn dụng nhân lực là một trong những chính sách quan trọng đối
với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao
động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát
triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn
lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng
thời tận dụng lợi thế để phát triển kịp khu vực và thế giới. Nhận thức rõ tầm quan
trọng của vấn đề giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ
chương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu
cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho ng ười
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
xác định rõ: "Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự
gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học
nghề, tự tạo và tìm việc làm". Tuy nhiên các văn bản, chính sách về lao động việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy
đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách còn
chậm, lúng túng và thấp. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách chưa
được thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa thực sự nghiêm minh, ảnh hưởng
không tốt đến việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động. Chất
lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm thấp, hiệu quả
tạo việc làm còn thấp; nhu cầu có việc làm vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội;
chuyển dịch cơ cấu lao động chậm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê điều tra
lao động và việc làm Việt Nam năm 2013 thì tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

cao nhất ở hai vùng miền núi là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
với các tỷ lệ tham lực lượng lao động tương ứng là 85,9% và 83,4% gây sức ép
lớn về giải quyết việc làm.

1


Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH với mục tiêu đến
năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó
đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực
thanh niên bởi thanh niên chiếm 50% lao động xã hội và 29% dân số. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn
là do các thanh niên". Với tầm quan trọng như vậy việc giải quyết việc làm cho
thanh niên là một vấn đề cấp bách hiện nay.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Trung du miền núi phía
Bắc, có diện tích tự nhiên 3.823 km2 (Cổng thông tin điện tử Thành phố Bắc
Giang, năm 2015), Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa
vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Thành phố Bắc Giang
được xác định là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của toàn tỉnh Bắc Giang,
có một vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Trong
những năm qua, Thành phố Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong
việc phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, hàng năm giải quyết được
số lượng lớn việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tại Thành phố Bắc Giang vẫn
đang ở mức cao, giải quyết lao động dôi dư đã trở lên bức xúc, bên cạnh đó số
lượng bước vào tuổi lao động ngày càng lớn.
Hiện nay, cũng như cả nước, trên địa bàn Thành phố Bắc Giang cũng phải
chịu những sức ép to lớn về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của ở thành thị cao trong
khi ở nông thôn sử dụng thời gian lao động ít, thiếu việc làm nhiều, chủ yếu làm
việc trong lĩnh vực nông nghiệp, gây lãng phí nguồn nhân lực. Do đó thất nghiệp
hay thiếu việc làm đối với thanh niên là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Thất

nghiệp đối với thanh niên không chỉ gây sự chán nản, làm giảm lòng tin của
người không có việc làm mà còn là một trong những nguyên nhân làm phát sinh
các tệ nạn xã hội, gây những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Tất cả những vấn đề trên tạo nên sức ép cần phải giải quyết việc làm cho
người lao động, đặc biệt là trên địa bàn Thành phố Bắc Giang. Do đó việc nghiên
cứu lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết, tạo việc làm cho thanh niên
Thành phố Bắc Giang nhằm phát huy tiềm năng nguồn lực lao động của tạo ra sự
ổn định về vật chất và tinh thần cho thanh niên đồng thời giữ vững ổn định an
ninh trật tự trên địa bàn Thành phố Bắc Giang là việc làm cần thiết, khách quan
xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: "Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa
bàn Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc
làm cho thanh niên;
(2) Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn
Thành phố Bắc Giang;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho thanh niên
Thành phố Bắc Giang;

(4) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho
thanh niên Thành phố Bắc Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thanh niên là gì? Việc làm là gì? Giải quyết việc làm cho thanh niên
gồm những nội dung gì?
(2) Thực trạng thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trên
địa bàn Thành phố Bắc Giang thời gian qua đã đạt được những kết quả gì?
(3) Các chính sách hỗ trợ cho giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa
bàn Thành phố Bắc Giang gồm có những chính sách nào?
(4) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho thanh niên
Thành phố Bắc Giang?
(5) Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả giải quyết việc
làm cho thanh niên trên địa bàn Thành phố Bắc Giang trong thời gian tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh
niên Thành phố Bắc Giang.
Khách thể nghiên cứu: Các chủ trương chính sách liên quan đến hỗ trợ tạo
việc làm; các chương trình đào tạo nghề; các cơ sở đào tạo, các tổ chức Đoàn thể
chính trị - xã hội, các sở ban ngành có liên quan v..v…

3


Chủ thể nghiên cứu: Thanh niên trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong
độ tuổi lao động từ 16 - 30 tuổi.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu cách thức, biện pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên
địa bàn Thành phố Bắc Giang
1.5.2. Phạm vi về không gian

Đề tài nghiên cứu giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.5.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn
Thành phố Bắc Giang từ 2013-2015.
Đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành
phố Bắc Giang đến năm 2020.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016.
1.6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã đạt được các đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc làm, giải quyết
việc làm cho thanh niên, những kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên làm căn
cứ cho nghiên cứu của mình.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá được thực trạng giải quyết việc làm cho
thanh niên trên địa bàn Thành phố Bắc Giang; đã đánh giá được thực trạng việc
làm, nhu cầu việc làm và khả năng đáp ứng việc làm cho người lao động nói
chung và lao động là thanh niên nói riêng.
Thứ ba, luận văn đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới giải quyết
việc làm cho thanh niên Thành phố Bắc Giang, những yếu tố này đã tác động cả
tích cực và tiêu cực đến giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành
phố Bắc Giang.
Thứ tư, trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn nghiên cứu, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho thanh niên
Thành phố Bắc Giang.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về thanh niên và vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội
a. Thanh niên
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm thanh niên giữa các
nhà khoa học. Có thể tiếp cận khái niệm này dưới nhiều góc độ khác nhau như:
tâm lý học, xã hội học, khoa học thể chất....
Các nhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm tâm
lý lứa tuổi từ 16 - 30 tuổi và coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt .
Từ góc độ xã hội học, thanh niên lại được nhìn nhận là một giai đoạn xã
hội hóa – thời kỳ kết thúc giai đoạn tuổi thơ phụ thuộc, chuyển sang xác lập vai
trò cá nhân qua các hoạt động độc lập với tư cách đầy đủ của một công dân, là
một trong các chủ thể của các quan hệ xã hội.
Các nhà kinh tế học lại nhấn mạnh thanh niên với góc độ là một lực lượng
lao động xã hội hùng hậu, là nguồn bổ sung cho đội ngũ người lao động trên các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Đặc điểm chung về mặt sinh học của thanh niên là giai đoạn kết thúc thời
niên thiếu, đạt tới sự trưởng thành. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sự
phát triển của con người. Xác định giai đoạn này thường được biểu hiện một cách
tập trung ở việc xác định độ tuổi thanh niên. Tùy thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế-xã hội của từng thời đại lịch sử, các yếu tố truyền thống của từng quốc
gia, dân tộc... mà quy định về độ tuổi thanh niên. Hiện nay hầu hết các quốc gia
quy định độ tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 tuổi; nhưng tuổi kết thúc thì có nhiều
khác nhau. Đa số các nước phương Tây quy định tuổi kết thúc của thanh niên là
25 tuổi; một số nước như Hàn Quốc, Philippin quy định là 30 tuổi, Trung Quốc
quy định là 28 tuổi... Theo Luật Thanh niên (2009) nêu rõ “Thanh niên là công
dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.
b. Vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ở bất cứ thời đại nào, thanh niên được


5


coi là rường cột của đất nước, là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân
tố quyết định tương lai vận mệnh của đất nước, là lực lượng chủ yếu trên nhiều
lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và
sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ,
luôn năng động sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta luôn khẳng định vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng,
là lực lượng trụ cột của sự nghiệp đổi mới, là sự sống còn, là tương lai rạng rỡ
của dân tộc. Lịch sử Việt Nam đã minh chứng nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay
yếu là bắt nguồn từ thế hệ thanh niên.
Sau hơn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt
được những thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các phương diện: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Trong những
thành tựu đạt được đó, có sự đóng góp to lớn của lực lượng thanh niên, lớp người
có sức khỏe, có đạo đức, có tư duy năng động sáng tạo, có ý thức xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, tình nguyện
vì cộng đồng, sống có trách nhiệm, có ý chí vươn lên, mong muốn được cống
hiến góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Bởi vậy, thanh niên
có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước (Nghị
quyết Đại hội toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X).
2.1.1.2. Khái niệm về việc làm, thất nghiệp và việc làm cho thanh niên
a. Việc làm
Việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Phân tích động thái thay đổi của việc
làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách
việc làm phù hợp, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, khái niệm việc làm chỉ được đặt ra
trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Khi đó, việc làm được chia thành hai

loại: loại có trả công và loại không được trả công nhưng vẫn có thu nhập. Tại Hội
nghị quốc tế lần thứ 13 của các nhà thống kê lao động ILO (1993), tổ chức này
đã thống nhất định nghĩa: “Việc làm có thể định nghĩa như một tình trạng trong
đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính
cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất”. Theo khái niệm này, người có việc làm
là người làm việc để được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật, hoặc tham gia

6


vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của
gia đình mà không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
Tại Điều 13, chương II, Bộ luật Lao động của Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam chỉ rõ: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp
luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy, theo Bộ luật này, những
hoạt động được gọi là việc làm phải thoả mãn hai tiêu chí cơ bản:
Thứ nhất, hoạt động đó phải là hoạt động có ích và phải tạo ra thu nhập
một cách trực tiếp cho cá nhân người lao động hoặc tạo ra thu nhập gián tiếp cho
gia đình và xã hội.
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm, được pháp luật bảo hộ.
Như vậy, quan niệm về việc làm của pháp luật Việt Nam rõ ràng hơn so
với quan niệm của tổ chức ILO. Hoạt động có ích, hợp pháp tạo ra thu nhập
không giới hạn về phạm vi, ngành nghề, được coi là việc làm. Điều này hoàn
toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam trong quá trình
đổi mới và hội nhập. Với tính chất pháp lý của “việc làm”, người lao động được
đặt vào vị trí chủ thể, họ có quyền tự do tìm việc làm, thuê lao động, tự do kinh
doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Hai điều kiện trên có quan hệ mật thiết với nhau, là điều kiện cần và đủ để
một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Theo đó, nếu một hoạt động tạo ra thu

nhập nhưng bị pháp luật cấm như: buôn bán trái phép chất ma tuý, buôn bán phụ
nữ và trẻ em qua biên giới, hành nghề mại dâm … thì không được thừa nhận là
việc làm. Ngược lại, một hoạt động có ích, tuân thủ đúng pháp luật nhưng không
tạo ra thu nhập như: hoạt động cứu trợ nhân đạo, từ thiện cũng không được gọi là
việc làm có gắn với thu nhập.
b. Thất nghiệp
Thất nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm của kinh tế học hiện đại.
Thất nghiệp gia tăng sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, làm chậm tốc độ tăng
trưởng kinh tế, đe doạ sự tăng trưởng bền vững và ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã
hội. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO đã xây dựng một định nghĩa chung cho tất cả
các nước, tạo tiền đề vững chắc cho sự so sánh. Theo đó, thất nghiệp được tính
bằng số người đang tìm việc tích cực trong vòng 4 tuần qua và có thể nhận một
việc làm ngay lập tức (trong vòng 2 tuần). Nhóm này cũng bao gồm các sinh viên

7


chính quy đang tìm việc làm một cách tích cực và có thể tiếp nhận một việc làm.
Định nghĩa này được dùng trong hầu hết các cuộc điều tra mẫu với mức độ tin
cậy là 95%.
Việt Nam quan niệm về thất nghiệp một cách cụ thể hơn. Theo đó, người
thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần nghiên cứu thoả mãn
đồng thời cả ba điều kiện: sẵn sàng làm việc, đã có những bước cụ thể để tìm
việc làm nhưng không có việc làm. Nhóm này bao gồm cả những người hiện
không làm việc nhưng đang chuẩn bị khai trương một hoạt động kinh doanh hoặc
nhận một công việc mới sau thời kỳ tham chiếu; hoặc những người trong tuần
nghiên cứu luôn sẵn sàng làm việc nhưng không tìm kiếm việc làm do ốm đau
tạm thời, do bận việc riêng, do thời tiết xấu hoặc đang chờ thời vụ.
Trong khi đó, người có việc làm là người đang làm việc tại một thời điểm
nhất định, không phụ thuộc vào việc làm của họ có được trả công hay không

được trả công như: làm công ăn lương, tự làm kinh tế trong gia đình, là xã viên
hợp tác xã hoặc lao động tự do. Thiếu việc làm là người có việc làm nhưng do
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc
không hết thời gian theo luật định, hoặc làm những công việc có thu nhập thấp,
không đủ sống ở mức tối thiểu và muốn tìm thêm việc làm bổ sung.
Dù tiếp cận và phân loại thế nào đi nữa thì thanh niên vẫn là bộ phận quan
trọng cấu thành lực lượng lao động của một quốc gia. Đó là bộ phận được đào
tạo với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn phù hợp, có cơ hội về việc làm.
Hơn nữa thanh niên có nhu cầu lớn cho học tập, tiêu dùng, lập gia đình và những
hoài bão khác, do vậy họ vẫn là đối tượng có nhu cầu bức xúc về việc làm. Song
giải quyết việc làm cho lao động nói chung và thanh niên nói riêng là yêu cầu cấp
thiết đối với mỗi quốc gia, địa phương.
c. Việc làm cho thanh niên
Quan niệm về việc làm cho thanh niên cũng không tách khỏi quan niệm
chung về việc làm. Tuy nhiên, với tư cách là một lực lượng lao động đặc thù về
thể chất và tâm lý, việc làm cho thanh niên nhấn mạnh đến sự phù hợp của công
việc với thể chất và tâm lý của lao động thanh niên, trong đó có tính đến xu
hướng phát triển của đối tượng này.
Thanh niên là bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng lao động của một
quốc gia. Đó là bộ phận được đào tạo với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

8


phù hợp, có cơ hội về việc làm. Hơn nữa thanh niên có nhu cầu lớn cho học tập,
tiêu dùng, lập gia đình và những hoài bão khác, do vậy họ vẫn là đối tượng có
nhu cầu bức xúc về việc làm. Song giải quyết việc làm cho lao động nói chung và
thanh niên nói riêng là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia, địa phương.
2.1.1.3. Khái niệm giải quyết việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên
a. Giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm cho người lao động là việc tạo cho người lao động từ
chỗ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, việc làm không đầy đủ trở thành người có
việc làm và có thu nhập từ việc làm đó. Có thể phân tích một số khía cạnh liên
quan đến giải quyết việc làm như sau:
Giải quyết việc làm là tạo ra chỗ làm việc mới cho người lao động có nhu
cầu về việc làm và có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm đó. Khi người lao
động hội tụ đủ những điều kiện này, họ tham gia làm việc và có thu nhập từ việc
làm đó.
Giải quyết việc làm là hỗ trợ người lao động tìm được việc làm phù hợp
với nhu cầu và khả năng của họ như: cung cấp thông tin về cơ hội việc làm, hỗ
trợ đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng cho người lao động, tổ chức ngày hội hoặc
các sàn giao dịch việc làm để người lao động gặp gỡ người sử dụng lao động ...
Giải quyết việc làm còn là khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động
tự tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm phù hợp với điều kiện, với khả năng và trình
độ của bản thân.
Giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, những
người chưa có việc làm và đang mong muốn được làm việc, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến lực lượng thanh niên.
Đối với một quốc gia có cơ cấu “dân số vàng”, có lực lượng lao động dồi
dào như nước ta, giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề quan trọng và
cấp bách hàng đầu. Điều 13, chương II, Bộ luật Lao động của Nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có
khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của
các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục chỉ rõ: “Giải quyết
việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát
triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu

9



bức xúc của nhân dân”. Do đó có thể thấy giải quyết việc làm vấn đề cần thiết,
cấp bách, mang tính chiến lược của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu sẽ có nhiều cách tiếp cận vấn đề giải
quyết việc làm. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này có thể đưa ra khái niệm: Giải
quyết việc làm là tạo ra các chỗ làm việc phù hợp với trình độ, khả năng của
người lao động, đáp ứng nhu cầu của người lao động, người sử dụng lao động và
yêu cầu phát triển của đất nước.
Với khái niệm trên, giải quyết việc làm không chỉ là nhiệm vụ của nhà
nước mà còn là trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, các tổ
chức chính trị, xã hội và của toàn xã hội. Trong đó, nhà nước có vai trò, trách
nhiệm rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ban hành các cơ chế,
chính sách tạo việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm
nhiều việc làm mới cho người lao động.
b. Giải quyết việc làm cho thanh niên
Từ những quan niệm chung về giải quyết việc làm cho người lao động nêu
trên có thể đưa ra cách tiếp cận về giải quyết việc làm cho thanh niên như sau:
Thứ nhất, giải quyết việc làm cho thanh niên là tổng thể các mô hình,
phương thức, biện pháp tạo ra chỗ làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ gắn với đào tạo nghề phù hợp với lứa tuổi, trình độ học vấn, sức
khỏe của thanh niên và thu hút họ vào làm việc nhằm đem lại thu nhập mà không
bị pháp luật cấm. Ở độ tuổi từ 16 đến 30, thanh niên đang trong giai đoạn phát
triển và dần hoàn thiện về thể chất, tâm lý và nhân cách. Thanh niên có thể được
đào tạo nghề hoặc chưa qua đào tạo, do đó trình độ và tay nghề cũng chưa ổn
định. Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên phải quan tâm đến sự phù hợp
này, phải tính đến khả năng phát triển của thanh niên trong tương lai cả về thể
chất, trí tuệ và tâm lý.
Bộ Luật Lao động đã dành riêng Chương XI, mục I để quy định về “lao
động chưa thành niên”. Điều 119 của Bộ luật này chỉ rõ: “Người lao động chưa
thành niên là người dưới 18 tuổi”. Như vậy, một bộ phận thanh niên từ 16 đến

dưới 18 tuổi được xếp vào đối tượng lao động chưa thành niên. Điều 121 của Bộ
luật này nhấn mạnh:
Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào
những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực,

10


nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên
về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động. Cấm
sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động, Thương binh
& Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Thứ hai, giải quyết việc làm cho thanh niên phải tính đến yếu tố gia nhập
thị trường lao động thường xuyên, liên tục của lực lượng này hàng năm. Vấn đề
này nếu không được tính toán đầy đủ, cộng với một tỷ lệ lao động thất nghiệp do
mất việc làm và một lượng lao động chưa tìm được việc làm hàng năm sẽ tạo áp
lực lớn về giải quyết việc làm cho người lao động của Nhà nước và xã hội.
Thứ ba, trong giải quyết việc làm cho thanh niên, vấn đề tự tìm việc làm
và tự tạo việc làm sẽ khó khăn hơn các đối tượng lao động khác. Nguyên nhân
chủ yếu là thanh niên đang trong giai đoạn phát triển, muốn khẳng định bản thân
nhưng tâm lý chưa ổn định, chưa tự chủ về bản thân mà cần có sự định hướng
nghề nghiệp từ phía gia đình, nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh
niên. Thêm vào đó, thanh niên còn thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn
… nên trong giai đoạn đầu của thời kỳ này, thanh niên khó có khả năng tự tạo
việc làm ổn định cho bản thân.
Thứ tư, giải quyết việc làm cho thanh niên phải gắn với đào tạo thường
xuyên, liên tục, góp phần bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bất kỳ lĩnh vực nào,
người lao động cũng phải trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để

phù hợp với yêu cầu công việc. Với lao động thanh niên, điều này càng có ý
nghĩa hơn. Do đó, đào tạo nghề, nâng cao tay nghề và kỹ năng lao động gắn với
giải quyết việc làm cho thanh niên là xu hướng tích cực trong giai đoạn hiện nay.
Giải quyết việc làm cho thanh niên là đảm bảo cho thanh niên tham gia
các hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả
năng cho họ nhận được những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao
động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Tạo nhiều
việc làm tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp, tạo
năng xuất cao hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn.
2.1.1.4. Vai trò và sự cần thiết của việc giải quyết việc làm cho thanh niên
Giải quyết việc làm cho thanh niên là yếu tố cơ bản để nâng cao thu nhập,

11


×