Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

nâng cao kết quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 145 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI DIỆU LINH

NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Khánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Diệu Linh

.

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tôi gặp nhiều khó khăn nhưng với
sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng
góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các cơ quan, đơn vị tôi đang công tác, gia đình
và bạn bè về kiến thức, tinh thần và vật chất để giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS.
Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn Kinh tế - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám Đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức cũng như kinh
nghiệm trong quá trình tôi học tập tại trường và đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ nhân viên các cơ
quan: Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Ninh Bình, các Quỹ TDND Thành phố Ninh Bình,
Cục thống kê tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong
gia đình đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu./.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Diệu Linh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới ............................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................. 5
2.1.2. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân ....................................................................... 6
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân .................................................. 9
2.1.4. Nguyên tắc hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân.................................................... 10

2.1.5. Nội dung nghiên cứu kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ................. 11
2.1.6. Các hạn chế bảo đảm an toàn hoạt động của Quỹ TDND .................................. 16
2.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Quỹ TDND ........................ 17
2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................... 21

2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hoạt động của mô hình Quỹ tín dụng và
ngân hàng Hợp tác trên thế giới .......................................................................... 21

iii


2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hoạt động của mô hình Quỹ tín dụng nhân
dân ở Việt Nam ................................................................................................... 25
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận, thực tiễn ............................ 29
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 31

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên thành phố Ninh Bình ....................................... 31
3.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 33
3.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ................................................................ 40
3.1.4. Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Ninh Bình ...................... 41
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Quỹ
TDND trên địa bàn Thành phố Ninh Bình ......................................................... 42
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 43


3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 43
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 44
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 48
3.2.4. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 48
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 48
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 51
4.1.

Thực trạng kết quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành
phố Ninh Bình ..................................................................................................... 51

4.1.1. Khái quát hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố
Ninh Bình ............................................................................................................ 51
4.1.2. Thực trạng công tác huy động vốn của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố
Bình ..................................................................................................................... 60
4.1.3. Thực trạng công tác cho vay vốn của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố
Ninh Bình ............................................................................................................ 73
4.1.4. Kết quả hoạt động của các Quỹ TDND trên địa bàn Thành phố Ninh Bình ...... 89
4.1.5. Đánh giá chung về kết quả hoạt động của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố
Ninh Bình .......................................................................................................... 100
4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân
trên địa bàn thành phố Ninh Bình ..................................................................... 103

4.2.1. Nhóm nhân tố khách quan ................................................................................ 103

iv



4.2.2. Nhân tố chủ quan .............................................................................................. 108
4.3.

Giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn thành phố Ninh Bình ............................................................................ 111

4.3.1. Định hướng phát triển của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình
tính đến năm 2020............................................................................................. 111
4.3.2. Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của các Quỹ TDND trên địa bàn
thành phố Ninh Bình ......................................................................................... 112
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 121
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 121

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 123

5.2.1. Đối với Nhà nước ............................................................................................. 123
5.2.2. Đối với NHNN chi nhánh Ninh Bình ............................................................... 123
5.2.3. Đối với UBND các cấp ..................................................................................... 123
5.2.4. Đối với NHHT tỉnh Ninh Bình ......................................................................... 123
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 125
Phụ lục ......................................................................................................................... 128

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BKS

Ban kiểm soát

CBNV

Cán bộ nhân viên

CC

Cơ cấu

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

HTXTD

Hợp tác xã tín dụng

KH


Khách hàng

NHHT

Ngân hàng hợp tác

NHHTX

Ngân hàng hợp tác xã

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTWƯ

Ngân hàng Trung ương

NV

Nhân viên

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân


PVKD

Phục vụ kinh doanh

SL

Số lượng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGTC

Trung gian tài chính

UBND

Uỷ ban nhân dân

VAPCF

Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam

VLXD

Vật liệu xây dựng

vi



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của Thành phố Ninh Bình (giai đoạn 2013 – 2015) ........ 34
Bảng 3.2. Kết quả phát triển kinh tế thành phố Ninh Bình qua 3 năm (2013 –
2015) ............................................................................................................ 36
Bảng 3.3. Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Ninh Bình năm 2015........................ 38
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động của thành phố Ninh Bình qua 3 năm (2013 – 2015) ......... 39
Bảng 3.5. Các nguồn thu thập số liệu ........................................................................... 45
Bảng 3.6. Số hộ điều tra tại các phường, xã ................................................................. 47
Bảng 4.1. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tại các Quỹ tín dụng nhân dân
trên địa bàn thành phố Ninh Bình ................................................................ 53
Bảng 4.2. Số lượng thành viên Ban kiểm soát tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn thành phố Ninh Bình ....................................................................... 54
Bảng 4.3. Nguồn nhân lực làm việc tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
thành phố Ninh Bình năm 2016 ................................................................... 58
Bảng 4.4. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị làm việc các Quỹ TDND trên địa bàn
Thành phố Ninh Bình................................................................................... 59
Bảng 4.5. Nguồn vốn huy động của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh
Bình (giai đoạn 2013 - 2015) ....................................................................... 62
Bảng 4.6. Tốc độ phát triển nguồn vốn của các Quỹ TDND trên địa bàn thành
phố Ninh Bình (giai đoạn 2013 - 2015) ....................................................... 63
Bảng 4.7. Tỷ trọng vốn huy động phân theo thời gian ................................................. 69
Bảng 4.8. Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm tại các Quỹ TDND và
NHNN&PTNT trên địa thành phố Ninh Bình (2013 – 2015) .........................70
Bảng 4.9. Lãi suất cho vay tại các Quỹ TDND và NHNN&PTNT trên địa bàn
thành phố Ninh Bình (2013 - 2015) ............................................................. 77
Bảng 4.10. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay của các Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình (2013 - 2015) ............................. 78

Bảng 4.11. Dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng của các Quỹ TDND trên
địa bàn thành phố Ninh Bình (2013 - 2015) ................................................ 80

vii


Bảng 4.12. Số lượt thành viên vay vốn tại các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố
Ninh Bình (2013 - 2015) .............................................................................. 83
Bảng 4.13. Mức vốn cho vay tại các Quỹ TDND Đông Thành, Nam Bình, Tràng
An (giai đoạn 2013 - 2015) .......................................................................... 85
Bảng 4.14. Tình hình nợ quá hạn tại các Quỹ TDND thành phố Ninh Bình .................. 87
Bảng 4.15. Thu nhập của hộ trước và sau khi vay vốn của các Quỹ TDND .................. 88
Bảng 4.16. Kết quả hoạt động kinh doanh của các Quỹ TDND trên địa bàn thành
phố Ninh Bình .............................................................................................. 90
Bảng 4.17. Thu nhập của các Quỹ TDND Đông Thành, Nam Bình, Tràng An ............. 91
Bảng 4.18. Cơ cấu thu nhập của các Quỹ TDND Đông Thành, Nam Bình, Tràng
An (giai đoạn 2013 - 2015) .......................................................................... 91
Bảng 4.19. Chi phí hoạt động kinh doanh của Quỹ TDND trên địa bàn thành phố
Ninh Bình (giai đoạn 2013 - 2015) .............................................................. 93
Bảng 4.20. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm lợi nhuận của Quỹ TDND trên
địa bàn thành phố Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2015 ................................... 95
Bảng 4.21. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Quỹ TDND Đông Thành giai
đoạn 2013 - 2015 ......................................................................................... 97
Bảng 4.22. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Quỹ TDND Nam Bình giai
đoạn 2013 - 2015 ......................................................................................... 98
Bảng 4.23. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Quỹ TDND Tràng An giai đoạn
2013 – 2015.................................................................................................. 99
Bảng 4.24. Tổng hợp ý kiến của khách hàng về thủ tục và thời hạn cho vay vốn
của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình ............................. 106
Bảng 4.25. Tổng hợp ý kiến của khách hàng về lãi suất cho vay và quan hệ giữa

KH và CBNV của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình ..... 107
Bảng 4.26. Tổng hợp ý kiến của cán bộ nhân viên về kết quả hoạt động của Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình đối với khách hàng .................. 109
Bảng 4.27. Số sai phạm phát hiện qua công tác kiểm tra, kiểm soát tại các Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình (giai đoạn 2013 – 2015) .......... 111

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ tổ chức các QTDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình ................. 51

Biểu đồ 4.1. Vốn điều lệ của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình
(giai đoạn 2013 - 2015) ............................................................................. 65
Biểu đồ 4.2. Vốn huy động của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình
(giai đoạn 2013 - 2015) ............................................................................. 67
Biểu đồ 4.3. Vốn vay của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình (giai
đoạn 2013 - 2015) ...................................................................................... 72
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn các Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình năm 2013................................. 81
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn các Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình năm 2014................................. 81
Biểu đồ 4.6. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn các Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình năm 2015................................. 81
Biểu đồ 4.7. Mức vốn cho vay bình quân tại các Quỹ TDND Đông Thành, Nam
Bình, Tràng An (giai đoạn 2013 - 2015) ................................................... 86
Biểu đồ 4.8. Lợi nhuận của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình
(giai đoạn 2013 - 2015) ............................................................................. 96


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Diệu Linh
Tên Luận văn: “Nâng cao kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông ngiệp Việt Nam
Để thực hiện có hiệu quả định hướng về tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cho chủ trương thí điểm thành lập mô
hình Quỹ TDND. Việc ra đời một định chế tài chính phù hợp, lấy mục tiêu tương trợ
cộng đồng là chính trên địa bàn nông nghiệp nông thôn Việt Nam là hết sức cần thiết,
đáp ứng thiết thực nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xã hội cho người dân nông
thôn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống Quỹ TDND cũng còn có nhiều
hạn chế về kết quả hoạt động. Các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình tỉnh
Ninh Bình cũng không là ngoại lệ. Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong
nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng kết quả hoạt động
của Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm nâng cao kết quả hoạt động của Quỹ TDND trong thời gian tới. Tương ứng với
đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả
hoạt động của Quỹ TDND; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng kết quả hoạt động của
Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; (3) Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh
Bình; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các Quỹ
TDND trên địa bàn nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo văn bản
liên quan đến kết quả hoạt động của Quỹ TDND của Nhà nước cũng như của thành phố
Ninh Bình. Số liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và đánh
giá nhanh các đối tượng là cán bộ Quỹ TDND và khách hàng gửi và vay vốn tại Quỹ
TDND tại khu vực 3 xã, phường bao gồm phường Nam Bình, phường Đông Thành và
xã Ninh Nhất. Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, thống
kê so sánh và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá thực trạng kết quả hoạt động
của Quỹ TDND tại thành phố Ninh Bình cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động của Quỹ TDND tại thành phố Ninh Bình.

x


Qua phân tích đánh giá thực trạng kết quả hoạt động của Quỹ TDND tại thành
phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cho thấy các Quỹ TDND đều đã tạo dựng cho mình một
nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động và ngày càng tăng trưởng; nguồn vốn của các Quỹ
TDND khoảng 361,7 tỷ đồng trong đó vốn huy động từ tiền gửi khoảng hơn 326,5 tỷ
đồng. Công tác cho vay vốn được thực hiện ngày càng nhiều, đảm bảo cung cấp vốn
đầy đủ cho nhân dân và địa phương phát triển, dư nợ cho vay khoảng hơn 360,5 tỷ
đồng. Thu nhập của các Quỹ TDND khoảng hơn 57 tỷ đồng chủ yếu là thu lãi cho vay
chiếm khoảng 91,2% tổng thu nhập. Chi phí phục vụ kinh doanh tại các Quỹ đều có xu
hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của quy mô nguồn vốn, trong đó chi phí phục
vụ kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất 67%. Có thể thấy rằng, kết quả lợi nhuận thu
được phản ánh thực lực kết quả cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng tại các Quỹ
TDND. Chúng tôi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình bao gồm: (1) Chính sách của Nhà nước; (2)
Khách hàng; (3) Hình thức huy động và thủ tục cho vay; (4) Nguồn nhân lực; (5) Công
tác kiểm tra, kiểm soát. Trong các nhân tố này chúng tôi thấy khách hàng là nhân tố có
ảnh hưởng lớn nhất, quyết định đến kết quả hoạt động của các Quỹ TDND tại thành phố

Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt
động của các Quỹ TDND tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình tạo tiền đề cho sự
phát triển của địa phương như: (1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) Nâng cao
năng lực quản trị điều hành; (3) Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phát triển nguồn
vốn; (4) Nâng cao chất lượng cho vay vốn; (5) Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất; (6)
Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các Quỹ TDND; (7) Nâng cao năng lực
tài chính của Quỹ TDND; (8) Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin.
Trong đó giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phát triển nguồn vốn và nâng cao
chất lượng cho vay vốn là giải pháp then chốt, nâng cao được kết quả hoạt động của các
Quỹ TDND tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình trong thời gian ngắn và bền vững.

xi


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Bui Dieu Linh
Thesis title: “Improving performance of People's credit fund in Ninh Binh city area,
Ninh Binh province”.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
In order to conduct effectively orientation about reforming continuously rural
socio-economic, Board of Secretary of the Vietnam Social Party undertook to establish
model of People's credit fund. The approval of suitable financial mechanism targeting to
support society in rural area was required which supplied demand of capital to develop

socio economic for rural households. Beside the achievements, system of People's credit
fund still had limitation in performance including People's credit fund in Ninh Binh city,
Ninh Binh province. Because of time limit, in this research we focused mainly on
analyze, evaluate situation of People's credit fund performance in Ninh Binh city from
that proposed system of soultions to improve performance outcome of People's credit
fund in the future. Therefore, specific objectives included: (1) Systemize rational and
pratical background about performance of People's credit fund, (2) Analyze, evaluate
situation of People's credit fund performance outcome in Ninh Binh city, Ninh binh
province, (3) Analyze influencing factors to People's credit fund performance, (4)
Propose solutions to improve performance outcome of People's credit fund in the future.
Materials and Methods
In this research, we applied flexibly primary and secondary data to come up with
analysis comments. Secondary data collected from reports, static reports, related
documents of People's credit fund in national level and Ninh Binh city level. Primary
data were collected by taking direct questionare and PRA to officers, customers of
People's fund credit in three commune areas including Nam BInh, Dong Thanh and
Ninh Nhat. Descriptive statistic, comparable methods were applied to analyze, evaluate
situation as well as influencing factors of performance outcome of People's fund credit
in Ninh Binh city .
Main Findings and Conclusions
Through analyzing and evaluating situation of performance outcome of People's
credit fund in Ninh Binh city, Ninh Binh province, People's credit fund created

xii


sufficient capital to perform and develop; capital of People credit funds was 361,7
billion VND, inthere capital from deposit mobilization was 326,5 billion VND.
Activities of credit increased more and more, ensured to provide sufficiently to
households and local government, outstanding credit was 360,5 billion VND. Total

income of People's credit fund was 57 billion VND, interest collection accounted for
91,2% total income. Cost of business operation tended to increase comparable to pace
of development of capital size, cost of business operation accounted for 67% of total
cost. Apparently, profit outcome reflected real capacity of efficiency as well as
performance outcome of People's credit fund. We analyzed factors influencing
performance outcome of People's credit fund including: (1) Policies of government; (2)
Customers; (3) formality and procedure of loans; (4) Human resource; (5) Inspection,
controlling activity. Among these factors, customer was the most influencing factor
affecting on performance outcome of People's credit fund in Ninh Binh city, Ninh Binh
province.
According to this research, we proposed solutions to improve performance
outcome of People's credit fund such as (1) Improve quality of human resources; (2)
Improve ability of management; (3) Improve service quality to develop capital resource;
(4) Improve quality of loans; (5) Applying flexibly interest tool; (6) Improve internal
inspection inside People's credit fund; (7) Enhance financial ability of People's credit
fund; (8) Modernize facilities, technologies. Among above solutions, third solution "
Improve service quality to develop capital resource" was key solution, improve
performance outcome of People's credit fund stably in Ninh Binh city, Ninh Binh
province.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện có hiệu quả định hướng về tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế xã hội nông thôn, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cho chủ trương thí điểm thành
lập mô hình Quỹ tín dụng nhân dân. Việc ra đời một định chế tài chính phù hợp,
lấy mục tiêu tương trợ cộng đồng là chính trên địa bàn nông nghiệp nông thôn
Việt Nam là hết sức cần thiết, đáp ứng thiết thực nhu cầu về vốn để phát triển
kinh tế - xã hội cho người dân nông thôn. Thủ Tướng Chính phủ đã ra Quyết

định số 390/QĐ - TTg ngày 27 tháng 7 năm 1993 cho phép triển khai đề án thí
điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, nhằm xây dựng một hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân trên địa bàn khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn. Với nhiệm
vụ quan trọng là huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, xã hội và dân cư
trên địa bàn nông thôn để tạo nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp,
kinh doanh, dịch vụ ngành nghề truyền thống trong khu vực kinh tế nông thôn
(Ngô Văn Dần, 2012).
Trải qua hơn 20 năm thí điểm và hoạt động, hệ thống Quỹ tín dụng nhân
dân đã chứng tỏ sự phù hợp của mô hình này trong phát triển kinh tế xã hội. Hoạt
động của Quỹ tín dụng nhân dân là khai thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng trực tiếp
và kịp thời cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống nhân dân và góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cũng còn có nhiều hạn
chế là tổ chức tín dụng mới được thành lập uy tín còn thấp, địa bàn hoạt động
nhỏ hẹp, thị phần tín dụng so với các Ngân hàng thương mại khác cùng hoạt
động trên địa bàn và còn nhiều bất cập, khuyết điểm cần khắc phục như trong
quá trình hoạt động đã có những lúc, có những nơi hoạt động của các Quỹ TDND
đã rơi vào tình trạng thiếu an toàn, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, gây mất
ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Vậy giải pháp nào để Quỹ TDND hoạt động an
toàn, phát triển bền vững và có hiệu quả?
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thành phố Ninh Bình nói chung và
tỉnh Ninh Bình nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế xã hội
ngày càng được mở rộng nâng cao, năng lực sản xuất, kinh doanh và sức mạnh

1


cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên rõ rệt. Đóng góp của hệ thống Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố trong sự nghiệp phát triển chung này là rất đáng
kể, với vai trò là người đi vay và người cho vay hệ thống Quỹ TDND đã có nhiều

sự thay đổi tích cực phù hợp với thực tiễn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Ninh
Bình có 07 Quỹ TDND đang hoạt động ở 10/14 xã, phường trong thành phố. Các
Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình trong thời gian
qua đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương. Bên cạnh những thuận lợi, công tác mở rộng đầu tư cho hoạt
động tín dụng trong thời gian qua cũng gặp không ít những khó khăn do những
thay đổi bất thường của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của
các Ngân hàng thương mại cùng trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng
kết quả hoạt động, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao kết quả cũng như chất lượng
hoạt động là hết sức cần thiết không chỉ đối với Quỹ TDND mà cả với các Ngân
hàng thương mại.
Xuất phát từ yêu cầu trên, nhằm góp phần nhỏ bé của mình tại địa
phương tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng
nhân dân trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn
thạc sỹ kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu thực trạng kết quảhoạt động của các Quỹ TDND trên địa bàn
thành phố Ninh Bình, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt
động các Quỹ TDND trên địa bàn Thành phố Ninh Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả hoạt động

của Quỹ TDND.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng kết quả hoạt động của các Quỹ TDND


trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình trong những năm qua.
-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các Quỹ

TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các

Quỹ TDND trên địa bàn nghiên cứu.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố
Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu như
công tác tổ chức, quản trị điều hành, công tác huy động vốn và cho vay vốn, kết
quả kinh doanh của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Bên cạnh
đó nghiên cứu việc cho vay và sử dụng vốn vay của các thành viên khách hàng
hộ sản xuất, kinh doanh có quan hệ tín dụng với Quỹ TDND.
- Về không gian: Địa điểm nghiên cứu của đề tài là trên phạm vi thành
phố Ninh Bình trong đó tập trung vào một số xã, phường có Quỹ TDND đang
hoạt động.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng kết quả hoạt
động của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình qua 3 năm 2013 đến

năm 2015, thông qua số liệu điều tra năm 2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-

Tín dụng là gì? Quỹ TDND là gì? Nội dung hoạt động và chỉ tiêu đánh

giá kết quả hoạt động của Quỹ TDND?
-

Thực trạng kết quả hoạt động của Quỹ TDND trên địa bàn thành phố

Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình như thế nào?
-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Quỹ TDND trên

địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình?
-

Để nâng cao kết quả hoạt động của Quỹ TDND trên địa bàn thành phố

Ninh Bình cần có những giải pháp nào?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
- Về lý luận: Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động của
Quỹ TDND, trong đó tập trung làm rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động và tính đặc
thù của hệ thống Quỹ TDND. Đặc biệt, tác giả đã phân tích, đúc kết được kinh
nghiệm quốc tế về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ TDND.
Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá một cách tổng thể những nội dung được trình

3



bày trong luận văn dựa trên nền tảng tư duy logic, phù hợp với mục tiêu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình
hình kinh tế xã hội của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, tác giả muốn nhấn
mạnh tiềm năng phát triển cũng như vai trò của hệ thống Quỹ TDND trong công
cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Bên cạnh đó,
dựa trên những số liệu thu thập điều tra, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng
kết quả hoạt động của Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh
Bình trong giai đoạn 2013 – 2015. Qua đó, tác giả khẳng định mặc dù kết quả
hoạt động của Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã và đang có
những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng
đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế. Một số nhân tố khách quan và chủ quan
được tác giả phân tích và chứng minh.
Với định hướng phát triển của các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh
Bình, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới, tác giả khẳng định việc hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của hệ thống Quỹ TDND trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để
góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp trên cơ sở lý
luận và thực tiễn nên có tính ứng dụng cao. Để thực thi các giải pháp được đề
xuất, tác giả cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh Ninh Bình, Ngân hàng Hợp tác tỉnh Ninh Bình và cấp ủy chính
quyền địa phương.
Với những đóng góp nói trên, tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu của
luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ quản lý, điều hành các
Quỹ TDND trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cũng như các cơ
quan quản lý nhà nước về hoạt động của hệ thống Quỹ TDND.

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là "phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và
người đi vay, trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền
sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong thời gian nhất định, khi tới
thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá cho
người cho vay kèm theo một khoản lãi” (Mai siêu và cs., 2002).
Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn
tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự
vay mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm sự hoàn trả.
Chính sự hoàn trả là đặc trưng thuộc bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt
phạm trù tín dụng với các phạm trù cấp tài chính khác.
Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm mà cho
vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng không chỉ là sự
vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất định;
Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả nợ của
người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội biểu hiện
mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin (Mai Siêu, 1998).
Tín dụng tồn tại và hoạt động là yếu tố khách quan và cần thiết cho sự phát
triển mạnh mẽ, với các mối quan hệ cung cầu về tiền vốn như một đòi hỏi cần
thiết khách quan của nền kinh tế. Tín dụng là một hiện tượng kinh tế nảy sinh
trong điều kiện sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tín dụng không chỉ
nhằm thỏa mãn nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội mà còn là một động lực thúc
đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước.
2.1.1.2. Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân
Theo Nghị định số 48/2001/NĐ-CP, “Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ
chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các
thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp

5


nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải
thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi
phí và có tích lũy để phát triển”.
Theo điều 4 chương I Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Quốc hội có
quy định rõ “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân
và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu
chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống”.
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là tổ chức tín dụng hợp tác do các Quỹ
tín dụng nhân dân cùng nhau thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu
quả hoạt động của cả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định số
48/2001/NĐ-CP, 2001). Từ ngày 1/7/2013, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
2.1.2. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân
Sự ra đời của Quỹ tín dụng nhân dân bước đầu đã mở ra một kênh huy động
và chuyển tải vốn mới, bổ sung và góp phần đa dạng hoá các loại hình tín dụng
hoạt động trên địa bàn nông thôn. Tạo một mô hình tín dụng hợp tác kiểu mới,
hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ngân hàng, góp phần thực hiện có hiệu
quả định hướng chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của Đảng và
Chính Phủ đề ra.
Quỹ TDND là loại hình tín dụng hợp tác ở nông thôn mà các thành viên của
nó vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh
tế tư nhân và khu vực dân cư nông thôn bấy lâu nay còn bỏ ngỏ, trống vắng các
dịch vụ ngân hàng. Do đó, vị trí Quỹ TDND ngày càng trở lên quan trọng hơn

khi sự đòi hỏi cấp thiết vốn sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đời sống ngày một
gia tăng không ngừng và sự đòi hỏi của hàng triệu người nông dân có những món
tiền nhỏ cần gửi tiết kiệm để sinh lời.
Từ những lợi thế của mình, Quỹ TDND sẽ phát huy khả năng huy động mọi
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi
cá nhân để tập trung cho vay phát triển sản xuất kinh doanh (Nguyễn Đình Lưu,
2003). Bằng những hình thức thích hợp, những lợi ích trong các dịch vụ ngân hàng
sẽ làm cho nguồn vốn nằm im trở lên sống động hơn, chu chuyển vốn trở lên linh
hoạt và hiệu quả lớn nhất là thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển, bà con
nông dân yên tâm, bởi bên cạnh mình đã có dịch vụ ngân hàng trợ giúp.

6


Quỹ TDND không chỉ tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn nhàn rỗi tại chỗ mà còn khai thác có hiệu quả các tiềm năng to lớn ở nông
thôn như các nguồn lợi về thiên nhiên, nguồn nhân lực ở vùng nông thôn rộng
lớn. Trong nhiều năm qua các tiềm năng đó chưa được khai thác đáng kể. Vấn đề
khai thác nó còn phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn đầu tư của hệ thống tín
dụng nông thôn, đặc biệt sự đóng góp của Quỹ TDND sẽ khai thác triệt để các
nguồn vốn kết hợp với nguồn nhân lực dồi dào, tác động vào các tài nguyên còn
tiềm ẩn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế.
Quỹ TDND góp phần đẩy lùi tín dụng nặng lãi, đa dạng hoá mô hình các
TCTD, từng bước hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn (Quách
Thị Cúc, 2003). Sau năm 1990 các HTX tín dụng nông thôn đã bị tan rã, Ngân
hàng nông nghiệp Việt Nam, cùng với các NHTM cổ phần nông thôn mới ra đời,
phạm vi hoạt động còn rất hạn hẹp. Lúc này thị trường vốn ở nông thôn gần như
bị bỏ ngỏ, các hình thức cho vay nặng lãi hoành hành chính là nhân tố kìm hãm
sản xuất ở nông thôn, người nông dân vốn đã nghèo lại càng trở lên kiệt quệ hơn.
Trước tình hình đó, trong nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải hình thành

các TCTD dân cư phù hợp với nền kinh tế thị trường. TCTD này vừa đáp ứng
nhu cầu về vốn cho sản xuất, thực hiện một số dịch vụ ngân hàng đồng thời phải
có tính tương trợ, tương hỗ để giúp người nông dân thoát khỏi vòng cương toả
của tín dụng nặng lãi.
Quỹ TDND ra đời bước đầu đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và
phát huy vai trò trung gian tài chính ở nông thôn. Bất cứ nơi nào có Quỹ TDND
đi vào hoạt động thì ở đó hình thức tín dụng nặng lãi bị thu hẹp, lãi suất thị
trường tín dụng không chính thức được kéo xuống. Luật NHNN, Luật các TCTD,
Luật HTX ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng, là những định hướng cơ bản cho
việc thiết lập cơ chế mới về quản lý kinh doanh tiền tệ.
Hệ thống các tổ chức kinh doanh tiền tệ - tín dụng - ngân hàng ở nông thôn
nước ta hiện nay, có các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, Quỹ TDND. Hệ
thống tín dụng này gồm các hình thức sở hữu khác nhau như Nhà nước, tập thể,
tư nhân, hỗn hợp các thành phần. Mỗi loại có thế mạnh riêng, chúng đan xen lẫn
nhau trong quá trình hoạt động. Quỹ TDND là loại hình mới được xây dựng thí
điểm đi vào hoạt động chưa lâu nhưng nó đã khẳng định được những ưu thế của
một TCTD ở nông thôn. Mô hình này có thể mở rộng xuống hầu hết các thôn, xã
phục vụ việc huy động, cho vay rất thuận tiện. Bởi vậy, việc tham gia của các

7


Quỹ TDND vào thị trường vốn ở nông thôn đã góp phần hoàn thiện thêm những
ưu điểm vốn có và khắc phục các mặt còn hạn chế của mỗi TCTD, tạo nên một
hệ thống TCTD được cấu trúc bởi nhiều mô hình khác nhau về chế độ sở hữu, về
quy mô và phạm vi hoạt động, về trình độ công nghệ sẽ góp phần tạo nên một thị
trường tài chính thật sự sống động và thông suốt ở khu vực nông thôn rộng lớn
(Ngô Văn Dần, 2012).
Hoạt động của các Quỹ TDND góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn. Như chúng ta đã biết nông nghiệp, nông thôn là một lĩnh vực

rộng lớn và là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sự
phát triển nông nghiệp không thể tách rời sự phát triển của ngành kinh tế khác.
Nhưng lâu nay khu vực này chưa được quan tâm đúng mức, nên từ khi đất nước
bước vào cải cách mở cửa phát triển kinh tế đến nay, nông nghiệp nông thôn biến
đổi rất chậm. Việc phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay đòi hỏi rất
nhiều yếu tố, trong đó vốn sản xuất kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng.
Sự ra đời của Quỹ TDND đó góp phần đưa các dịch vụ ngân hàng vào nông
nghiệp nông thôn, đáp ứng những đòi hỏi về vốn cho phát triển sản xuất, kinh
doanh ở khu vực này. Mô hình Quỹ TDND do chính người nông dân tham gia
thành lập và xây dựng lên, sẽ tích cực phục vụ trở lại chính họ, đồng thời khai
thác hết những tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn (Lê Minh Hồng, 2003). Có
đủ vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn sẽ thúc đẩy việc mở rộng các hoạt
động phi nông nghiệp, nông thôn. Kết quả là tạo sự di chuyển lao động từ khu
vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong khi vẫn không thay
đổi địa bàn cũ là nông thôn, không tạo sự di chuyển lao động theo địa lý.
Thông qua hoạt động Quỹ TDND để giúp các hộ nông dân sản xuất kinh
doanh, kiểm soát hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ hạch toán kinh
tế. Quỹ TDND hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên
thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời
sống. Do vậy, mọi quan hệ vay, gửi vốn giữa khách hàng với Quỹ TDND đều
phải hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ theo thời hạn nhất định, điều đó đòi hỏi phải sử
dụng vốn vay có hiệu quả (Lê Minh Hồng, 2003). Nghĩa là thông qua các hoạt
động vay vốn và trả nợ của Quỹ TDND, các hộ nông dân phải suy nghĩ, cân
nhắc, hạch toán, tiết kiệm chi phí để với số vốn đầu tư nhỏ nhất, chi phí ít nhất,
nhưng thu được lãi lớn nhất và thực sự đứng vững trong cơ chế thị trường. Đồng

8



thời, thông qua công tác thẩm định cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn, chăm sóc
thành viên của các Qũy TDND đã có tác dụng kiểm soát tính hiệu quả của sản
xuất kinh doanh, tư vấn thêm cách quản lý, hạch toán kinh doanh cho từng hộ
thành viên.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ TDND được xây dựng trên địa bàn xã, liên xã, phường, liên phường,
cụm kinh tế có đủ điều kiện. Là một tổ chức kinh tế và cũng là một tổ chức xã
hội hoạt động trên cùng địa bàn, có cùng tập quán, quan hệ gần gũi thân thiết.
Mỗi Quỹ TDND là một đơn vị độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, là nơi thực
hiện mọi giao dịch giữa khách hàng và thành viên.
Quỹ TDND là loại hình tổ chức và hoạt động theo mô hình kinh tế hợp tác
với mục tiêu là hỗ trợ thành viên về vấn đề dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Đây là
mục tiêu chủ yếu của Quỹ TDND, không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
mà mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi ích của các thành viên (Nghị định số
42/1997/NĐ-CP, 1997). Mặt khác thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách
hàng do đó cần phải đảm bảo bình đẳng giữa họ. Qũy TDND phải được tổ chức
và hoạt động theo mô hình HTX để thành viên trong quỹ đều được tham gia quản
lý, giám sát. Quỹ TDND do các thành viên cùng nhau tham gia góp vốn để được
cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất chính vì thế việc hỗ trợ thành viên trong lâu
dài phải được đặt lên hàng đầu cùng với chất lượng tốt hơn, chi phí, lãi suất hợp
lý hơn.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Quỹ TDND phải tạo ra được các dịch
vụ tín dụng, ngân hàng, đáp ứng được các dịch vụ này cho các thành viên và đảm
bảo được hoạt động lâu dài. Muốn thực hiện được điều đó, Quỹ TDND cần định
hướng thực hiện đồng thời ba mục tiêu hoạt động phải luôn đảm bảo khả năng
chi trả, an toàn và phải sinh lời. Các mục tiêu này phải gắn kết chặt chẽ, có quan
hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.
Quản lý và điều hành hoạt động của Quỹ TDND phải tuân theo nguyên tắc
tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, các
thành viên được tham gia quản lý, dân chủ bàn bạc, đóng góp ý kiến để xác

định mục tiêu, phương hướng hoạt động, chiến lược phát triển và các quyết
định cụ thể phù hợp với thực tế của đơn vị mình (Thông tư số 04/2015/TTNHNN, 2015).

9


Cán bộ của Quỹ TDND là những người ở tại địa phương hoạt động tại chỗ,
đã quen với phong tục tập quán, hiểu rõ về khách hàng, thành viên nắm bắt
nhanh được chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương đó
nên thuận lợi hơn nhiều so với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
Địa bàn hoạt động bị giới hạn, quy mô hoạt động nhỏ thường bó hẹp hơn so
với các loại hình TCTD khác, chủ yếu được thành lập ở các vùng nông thôn (Văn
Tạo, 2002).
Hoạt động hay gặp rủi ro, nguyên nhân là do nguồn vốn cho vay chủ yếu là
hộ nông dân sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thiên tai…. Cùng
với quy mô nhỏ lẻ, trình độ hạn chế nên thường xuyên đối mặt với mất mát rủi
ro. Đồng thời đây lại là một lĩnh vực kinh tế vô cùng nhạy cảm rất dễ gây ảnh
hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống tín dụng liên quan.
2.1.4. Nguyên tắc hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ TDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc
tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu
chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và
của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinnh
doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống (Trần Bùi Quốc Tuệ, 2004).
Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức kinh tế hợp tác do các thành viên tự
nguyện thành lập để hỗ trợ các thành viên được tiếp cận với các dịch vụ tài
chính, Ngân hàng một cách thuận tiện với giá cả hợp lý để nâng cao hiệu quả cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho thành viên. Vì vậy,
các thành viên đều có thể tự nguyện gia nhập hoặc ra khỏi Quỹ TDND theo quy
định tại Điều lệ của Quỹ TDND.

Với mục tiêu hoạt động là phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành
viên nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện có kết quả hơn các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát
triển kinh tế đất nước (Nghị định số 42/1997/NĐ – CP, 1997). Để đảm bảo mục
tiêu tương trợ đối với mọi thành viên thông qua các hoạt động kinh tế chung thì
Quỹ TDND phải thực hiện quản lý dân chủ và bình đẳng. Với nguyên tắc này
mọi thành viên đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ TDND và
có quyền ngang nhau trong biểu quyết các vấn đề của Quỹ TDND mà không phụ
thuộc vào số vốn góp nhiều hay ít. So với TCTD khác Quỹ TDND là một loại
hình tổ chức kinh tế dân chủ rất đặc thù, thành viên vừa là những người đồng chủ

10


sở hữu lại vừa là khách hàng (đây chính là khác biệt căn bản nhất của loại hình
Quỹ TDND với các loại hình TCTD khác).
Quỹ TDND là một tổ chức kinh tế tập thể do các thành viên tự nguyện góp
vốn thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành
viên (Thông tư số 04/2015/TT-NHNN, 2015). Vì vậy, Quỹ TDND cũng phải tự
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ; tự quyết định về
phân phối thu nhập, bảo đảm Quỹ TDND và thành viên cùng có lợi. Chỉ khi tôn
trọng, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tự chịu trách nhiệm, thì
mới đảm bảo được lợi ích của cả tổ chức hợp tác lẫn lợi ích của thành viên và có
khả năng đứng vững trong cơ chế thị trường.
Mục tiêu chủ yếu của Quỹ TDND là tương trợ, tạo điều kiện thực hiện có
hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống
cho thành viên. Nên trong quá trình hoạt động, các Quỹ TDND vừa phải đảm bảo
trang trải chi phí đủ để có tích luỹ và phát triển, hỗ trợ thành viên được lâu dài
với hiệu quả ngày càng cao. Để có thể ổn định và phát triển lâu dài Quỹ TDND
cũng cần phải xử lý hài hoà giữa lợi ích của từng thành viên, lợi ích tập thể và

của tất cả các thành viên. Từ các lý do trên, sau khi có lợi nhuận và làm xong
nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, lãi còn lại được trích lập một phần vào các quỹ
Quỹ TDND, một phần được chia theo vốn góp của các thành viên và phần còn lại
được chia cho các thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ TDND do
Đại hội thành viên quyết định (Nghị định số 48/2006/NĐ – CP, 2006).
Quỹ TDND được thành lập là do những người nghèo, người sản xuất nhỏ tự
nguyện góp vốn với nhau thành lập và cùng quản lý để hỗ trợ nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; nên các thành viên luôn nêu
cao tinh thần hợp tác và phát triển cộng đồng, để duy trì sự phát triển bền vững
của Quỹ TDND và của mỗi thành viên. Để có thể duy trì sự phát triển bền vững
của hệ thống Quỹ TDND, mỗi thành viên luôn phải phát huy tinh thần tập thể,
nâng cao ý thức hợp tác giữa các thành viên trong Quỹ TDND và trong cộng
đồng xã hội, hợp tác giữa các QTDND với nhau ở trong nước và nước ngoài theo
quy định của pháp luật (Quách Thị Cúc, 2003).
2.1.5. Nội dung nghiên cứu kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân
Huy động vốn là hoạt động thường xuyên và luôn gắn liền với kế hoạch
kinh doanh của TCTD, bởi lẽ vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các

11


×