Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG DÂN

CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Dân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn và chỉ đạo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc PGS.TS Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bảo hiểm
xã hội huyện Yên Phong, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh, ủy ban nhân dân
huyện Yên Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Dân


ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ........................................................................................... ix
Trích Yếu Luận Văn ......................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ xii
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ........................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh .............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận của thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh .................................................................................................................. 5

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 5


2.1.2.

Vai trò, đặc điểm của bảo hiểm xã hội ............................................................... 8

2.1.3.

Nội dung công tác thu bảo hiểm xã hội ............................................................ 11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu Bảo hiểm xã hội ................................ 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội .............. 22

2.2.1.

Bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới...................................................... 22

2.2.2.

Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước ................................................. 30

iii


2.2.3.


Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong ..................................... 38

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 40
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 40

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 40

3.1.2.

Điều kiện về kinh tế xã hội ............................................................................... 42

3.1.3.

Khái quát về bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong ............................................. 46

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 49

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ........................................... 49

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 51


3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 52

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu ........................................................................................ 53

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 55
4.1.

Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Yên Phong ............................................................... 55

4.1.1.

Xác định đối tượng tham gia ............................................................................ 55

4.1.2.

Công tác tác lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội ................................................ 58

4.1.3.

Công tác thực hiện quy trình, thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc ........... 60

4.1.4.

Xác định mức đóng, phương thức đóng Bảo hiểm xã hội khối doanh

nghiệp ngoài quốc doanh .................................................................................. 61

4.1.5.

Công tác quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ....................................................................................................... 65

4.1.6.

Công tác giải quyết nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh .................................................................................. 66

4.1.7.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu, nộp Bảo hiểm xã hội khối
doanh nghiệp ngoài quốc doanh ....................................................................... 71

4.1.8.

Đánh giá chung về công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên dịa bàn huyện Yên Phong ...................................................... 75

4.1.9.

Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................ 80

4.2.

Các yếu tố ảnh đến công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh .............................................................................................. 85


4.2.1.

Nhận thức, ý thức của người lao động và người sử dụng lao động .................. 85

4.2.2.

Quy trình, thủ tục .............................................................................................. 90

iv


4.2.3.

Công tác tuyên truyền ....................................................................................... 91

4.2.4.

Thái độ, ý thức của cán bộ bảo hiểm xã hội ..................................................... 92

4.2.5.

Công tác kiểm tra và quy định xử phạt vi phạm bảo hiểm xã hội .................... 94

4.3.

Giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh............... 95

4.3.1.


Định hướng công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ....................................................................................................... 95

4.3.2.

Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác thu bảo hiểm xã hội
khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Phong ............. 96

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 103
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 103

5.2.

KIến nghị ........................................................................................................ 105

5.2.1.

Kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội ................... 105

5.2.2.

Kiến nghị với BHXH Việt Nam. .................................................................... 106

5.2.3.

Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 107


5.2.4.

Kiến nghị đối với UBND huyện Yên Phong .................................................. 107

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 108
Phụ lục ........................................................................................................................ 111

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

ASXH

An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

KH

Kế hoạch




Lao động

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SDLĐ

Sử dụng lao động

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ lệ đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động và người

sử dụng lao động .......................................................................................... 14
Bảng 2.2. Mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động trong các
quỹ thành phần ............................................................................................. 15
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ đất đai tại huyện Yên Phong năm 2012 - 2014 ............. 41
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số và lao động huyện Yên Phong.............................................. 43
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2011 - 2015 ..... 44
Bảng 3.4. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chọn điều tra, phỏng vấn..................... 50
Bảng 4.1. Tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Yên Phong giai đoạn 2013 - 2015 ...................... 56
Bảng 4.2. Số lao động doanh ngoài quốc doanh tham gia BHXH giai đoạn
2013 -2015................................................................................................... 57
Bảng 4.3. Tổng số đơn vị, số lao động và quỹ lương tham gia Bảo hiểm xã hội
phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2015 ............................ 59
Bảng 4.4. Kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong giai đoạn 2013 - 2015 ................... 60
Bảng 4.5. Tổng quỹ lương, mức lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội khối
doanh nghiệp ngoài quốc doanh .................................................................. 63
Bảng 4.6. Kết quả thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn huyện Yên Phong giai đoạn 2013 - 2015 ................................. 64
Bảng 4.7. Giải quyết nợ tồn đọng Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Phong giai đoạn 2013 – 2015 ............... 66
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp tiền nợ Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................................ 67
Bảng 4.9. Danh sách các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ tiền Bảo hiểm xã
hội từ 3 tháng trở nên ................................................................................... 69
Bảng 4.10. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trốn đóng Bảo hiểm xã hội giai
đoạn 2012 – 2015 ......................................................................................... 70
Bảng 4.11. Số lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trốn đóng Bảo
hiểm xã hội giai đoạn 2012 – 2015 .............................................................. 70


vii


Bảng 4.12. Tình hình thực hiện thanh tra kiểm tra khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong giai đoạn 2013 – 2015 ....... 72
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra liên ngành tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
giai đoạn 2013-2015 .................................................................................... 73
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật Bảo hiểm xã hội ở một số
doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2015.................................................. 74
Bảng 4.15. Tình hình trốn đóng Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Yên Phong giai đoạn 2013 - 2015 ...................... 81
Bảng 4.16. Nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................... 86
Bảng 4.17. Tổng hợp trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp với các doanh
nghiệp điều tra.............................................................................................. 87
Bảng 4.18. Đánh giá mức độ hiểu biết của người lao động về Bảo hiểm xã hội bắt buộc ...... 89
Bảng 4.19. Đánh giá mức độ hiểu biết của người sử dụng lao động về Bảo hiểm
xã hội bắt buộc ............................................................................................. 90
Bảng 4.20. Số lượng và tỉ lệ chủ doanh nghiệp trả lời đánh giá về thủ tục, quy
trình thu nộp ................................................................................................. 90
Bảng 4.21. Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trả lời đánh giá về
thời gian giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội................................................ 91
Bảng 4.22. Ý kiến chủ doanh nghiệp trả lời về mức độ tiếp cận nguồn thông về
Bảo hiểm xã hội ........................................................................................... 92
Bảng 4.23. Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp về thái độ phục vụ, thời gian
giải quyết và chất lượng Bảo hiểm xã hội.................................................... 93
Bảng 4.24. Số cuộc kiểm tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh điều tra trong 3 năm 2013 -2015 ........................ 94

viii



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH huyện Yên Phong ......................................... 49
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh ................................................................. 40
Hình 4.1. Tỉ lệ hiểu biết của người lao động về Bảo hiểm xã hội băt buộc.................. 85
Hình 4.2. Tỉ lệ đánh giá mức thông tin tuyên truyền của cơ quan bảo hiểm xã hội
đến người lao động. ...................................................................................... 86
Hình 4.3. Tỉ lệ đánh giá nhận thức của doanh nghiệp ngoài quốc doanh về Bảo
hiểm xã hội.................................................................................................... 88

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trọng Dân.
Tên Luận văn: Công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.01.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là trên
cơ sở đánh giá thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện.
Đề tài đi sâu vào mục tiêu cụ thể là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về công tác thu Bảo hiểm xã hội đối với khối doanh nghệp ngoài quốc doanh,
đánh giá thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội, phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến công tác thu Bảo hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Yên Phong. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường công tác thu bảo hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong trong thời gian tới.
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thu bảo hiểm
xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đi sâu vào nghiên cứu nội dung
công tác thu bảo hiểm xã hội bao gồm 07 nội dung: xác định đối tượng tham gia;
công tác lập kế hoạch thu; công tác thực hiện quy trình - thủ tục tham gia Bảo
hiểm xã hội bắt buộc; xác định mức đóng, phương thức đóng; công tác quản lý
tiền thu; công tác giải quyết nợ đọng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội; công tác thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện thu nộp Bảo hiểm xã hội.
Đề tài sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp qua các báo cáo,
thống kê, tin tức trên sách báo, tạp chí, các nhận định, đánh giá của các chuyên
gia kinh tế,.. và thu thập dữ liệu sơ cấp bằng điều tra qua bảng câu hỏi đối với các
chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, người lao động làm việc tại các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Sau đó sử dụng ứng dụng Excel để tổng hợp lại, phân
tích và xử lý thông tin. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp phân tổ thông tin, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp chuyên gia và phương pháp đồ thị.

x


Qua nghiên cứu thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội đối với khối
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Yên Phong trong giai đoạn vừa qua đã
đạt được những thành tích đáng kể góp phần vào nâng cao hiệu quả thu Bảo hiểm
xã hội trên toàn huyện, mở rộng thêm nhiều đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới
như tình trạng trốn đóng Bảo hiểm xã hội, tình trạng chậm đóng Bảo hiểm xã hội
vẫn còn tồn tại.

Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu Bảo hiểm xã
hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh đó là: Nhận thức, ý thức của người lao động và người sử dụng lao động;
quy trình, thủ tục; công tác tuyên truyền; thái độ, ý thức của cán bộ bảo hiểm xã
hội; công tác kiểm tra và quy trình xử phạt vi phạm bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu Bảo
hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên
Phong. Đề tài đã đề xuất 03 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp cho cơ quan bảo
hiểm xã hội, nhóm giải pháp cho người sử dụng lao động và người lao động,
nhóm giải pháp về chính sách bảo hiểm xã hội để tăng cường công tác thu Bảo
hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên
Phong trong thời gian tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyễn Trọng Dân.
Thesis title: Raising the effective management of corporate income tax for
non-state enterprises in the Bac Giang Province Department of Taxation
Major: Economic Management

Code: 60.34.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
This study objectives: To assess the status of social insurance revenues in
the non-state enterprises in department of Social Insurance in Yen Phong
District, Bac Ninh Province. Hence, enhance the social insurance revenue in nonstate sector in the Yen Phong district. This study included 7 contents: identifying
stakeholders; revenue planning activities; participatory process in compulsory
social insurance; determine the level of willingness to pay, modes of payment;

revenue management; settlement of arrears, contribution evasion; inspection and
payment of social insurance.
The research methods: Collection the secondary data through reports,
statistics, news, books, magazines, the judgment, the assessment of economic
experts, and so on. Besides, the primary data was collected by interview the
business man, employees in non-state enterprises in Yen Phong district. The
method of disaggregated information, comparative, statistical described, and
graphs were used in analysis database.
The results of study show that the social insurance revenues from nonstate enterprises were quite high. There were many new non-state enterprises
participated bought social insurance for the labors. However, the social insurance
evasion and late payment were still exists in some non-state enterprises in Yen
Phong district. The factors affected to evasion and late payment social insurance
included: awareness of workers and employers; procedures; propaganda
activities; attitude and sense of social insurance officers; inspection and
sanctioning processes of social insurance. The research support 3 solutions:
solutions for social insurance agencies, solutions for employers and employees,
groups of insurance policies to enhance social insurance revenue from the nonstate sector in Yen Phong district in the near future.

xii


PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận lớn nhất trong hệ thống an sinh xã
hội (ASXH), và cũng là trụ cột cơ bản của ASXH. Trong những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác BHXH và xác định đây là một trong những
chính sách xã hội cơ bản nhất nhằm đảm bảo thu nhập, đời sống cho hàng triệu
người lao động cùng các đối tượng hưởng các chế độ BHXH, góp phần quan trọng
vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế nước ta đang
chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế đan xen lẫn nhau, các
quan hệ lao động cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do vậy, chính sách
BHXH không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để chính sách BHXH đi vào đời sống xã hội,
ổn định và phát triển, đòi hỏi phải có một nguồn tài chính đủ lớn và được quản lý
có hiệu quả để đảm bảo cân đối thu - chi, bảo toàn và tăng trưởng.
Trong hoạt động tài chính BHXH thì thu BHXH bắt buộc giữ vai trò cốt
lõi nhằm tạo ra một quỹ BHXH độc lập, tập trung, đáp ứng việc chi trả các chế
độ BHXH cho đối tượng tham gia BHXH. Để quỹ BHXH được cân đối và ổn
định lâu dài thì làm tốt công tác thu là một trong những giải pháp mang tính cơ
bản nhất.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, với công cuộc đổi mới của
Đảng hiện nay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) ngày càng lớn
mạnh, tỷ lệ thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong khối này ngày càng chiếm
tỷ lệ cao trong cơ cấu quỹ BHXH . Bắc Ninh là một tỉnh đang có sự chuyển dịch
mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc hình thành
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề...đã và đang thu hút lực
lượng lao động lớn. Yên Phong là huyện công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, hiện tại
trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp đang hoạt động thu hút hàng trăm ngàn
lao động vào làm việc. Tuy nhiên công tác thu BHXH đối với DNNQD của bảo
hiểm xã hội huyện Yên Phong còn nhiều vấn đề bất cập như:
- Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với khu vực
DNNQD còn hạn chế. Mặc dù đây là khu vực chiếm số lượng lao động chủ yếu,

1


nhưng tỷ lệ tham gia BHXH chưa cao, không tương xứng với tiềm năng của
huyện. Các đơn vị doanh nghiệp tham gia chưa có sự hiểu biết rõ ràng về BHXH.

Họ chưa coi việc tham gia BHXH là quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao
động và người lao động. Do vậy họ tham gia chưa tự giác và đầy đủ, thực hiện
BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh còn chưa phổ biến, đồng đều nên kết
quả còn rất hạn chế.
-

Công tác tuyên truyền vận động tham gia BHXH cho người lao động

chưa được chú trọng. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đối chủ doanh nghiệp cố
tình không đóng, đóng không đúng mức cho lao động của mình không kịp thời
và còn lỏng lẻo. Quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Cùng với
đó chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm trọng việc thực hiện chính
sách BHXH còn chưa cao, không có tính răn đe mạnh.
-

Vấn đề nợ đọng của DNNQD cũng là một trong những bức xúc cần

được giải quyết.
-

Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách phục

vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH và ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý thu BHXH bắt buộc còn châ ̣m đổ i m ới.
Những vấn đề trên, nếu không được quan tâm khắc phục sẽ tác động xấu
đến toàn bộ hoạt động BHXH trên địa bàn huyện Yên Phong.
Xuất phát từ các vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: "Công tác thu Bảo
hiểm xã hô ̣i khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh" làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong tin
̉ h Bắc Nin h,
từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác thu bảo hiểm xã hội
đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thu bảo hiểm xã hội
đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Đánh giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội, các yếu tố ảnh hưởng

2


đến công tác thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn huyện Yên Phong.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu bảo hiểm xã
hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Bảo hiểm Xã hội huyện Yên Phong
trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn huyện Yên
Phong như thế nào?
- Những nhân tố nào tác đến công tác thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn
huyện Yên Phong?
- Giải pháp nào để tăng cường công tác thu khối DNNQD trên địa bàn
huyện Yên Phong?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thu BHXH đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Nghiên cứu công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh của Bảo hiểm Xã hội huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
thông qua việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, chế độ, chính sách thu bảo
hiểm xã hội; đánh giá thực trạng thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Yên
Phong để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội
khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Về mặt không gian: Đề tài thực hiê ̣n trên phạm vi huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh.
- Về mặt thời gian: Nghiên Các tài liệu, số liệu nghiên cứu được thu thập
phân tích trong giai đoạn năm 2011 – 2015, tập trung vào giai đoạn 2013 - 2015.
Đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm 2015.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC
THỰC TIỄN
Kế t quả nghiên cứu đề tài có ý nghiã cả về lý luâ ̣n và thực tiễn vì dựa trên

3


cơ sơ đánh giá đúng thực trạng công tác thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn
huyện Yên Phong , từ đó đề xuất quan điểm và mô ̣t số giải pháp chủ yế u nhằm
hoàn thiện công tác thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn huyện Yên Phong
.
Đây là căn cứ có cơ sở khoa ho ̣c giúp cho các nhà quản lý , các cơ quan BHXH
của huyện và cấp trê n xây dựng chin
, chi
́ h sách và giải pháp tăng cường thu
BHXH mô ̣t cách hơ ̣p lý và có hiê ̣u quả trong điề u kiê ̣n phát triể n kinh tế - xã hội
của đất nước . Kế t quả nghiên cứu đề tài còn có thể đươ ̣c sử du ̣ng làm tài liê ̣u
phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường và các đối tượng khác có

quan tâm.

4


PHẦN 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người
cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi
người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ
chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại
do rủi ro đó gây ra.
Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một
cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm dựa trên từng góc độ nghiên
cứu, ví dụ:
Xét về mặt xã hội: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của
số ít.
Xét về góc độ kinh tế, luật pháp: Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó một
bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm
thực hiện mong muốn để cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy
ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác
đó là bên bảo hiểm. Bên bảo hiểm đứng ra nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi
ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Xét về góc độ kỹ thuật tính: Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách

hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến
tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được (Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, 1999).
Theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh
xã hội (dùng cho BHXH) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo
hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh ỹ thuật và pháp lý có thể phát
biểu như sau:

5


“Bảo hiểm là một hoạt động, qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ
cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường
hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức chi trả, tổ chức này có trách
nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp
của thống kê” (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 1999).
2.1.1.2. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Theo Điều 3 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ Bảo hiểm xã hội”.
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng
lao động phải tham gia.
Mặc dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung cả hai khái niệm trên
đều thể hiện rõ bản chất và đặc trưng cần có của BHXH. Cụ thể đã nêu rõ được:
BHXH là những quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho
người lao động.
Người lao động được trợ giúp vật chất trong trường hợp ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết.

Người lao động phải có trách nhiệm đóng góp để bảo đảm quyền lợi cho
chính họ.
Như vậy, có thể hiểu rằng BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc
chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH do Nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện,
thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia và có sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước; nhằm góp phần bảo đảm ổn định
đời sống cho người lao động và gia đình họ; qua đó góp phần thực hiện tốt công
tác an sinh xã hội, phát triển đất nước...
2.1.1.3. Khái niệm về công tác thu bảo hiểm xã hội
Để hiểu thế nào là công tác thu BHXH trước tiên chúng ta xem xét khái
niệm về “thu BHXH”.

6


Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc NLĐ,
người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải đóng BHXH theo tỷ lệ quy định hoặc cho
phép một số NSDLĐ lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp.
Như vậy, công tác thu BHXH là toàn bộ quá trình Nhà nước dùng quyền
lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH. Trên cơ sở
đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt
động BHXH.
*Nguyên tắc thu BHXH
Thứ nhất: Thu đúng, đủ, kịp thời.
Thu đúng, là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và đúng
thời gian quy định: mọi NLĐ khi có hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc giao kết
lao động theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH
bắt buộc. Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công làm căn cứ

đóng BHXH của NLĐ là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; việc thu đúng
còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) để
xác định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu.
Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền
phải đóng BHXH của NLĐ, NSDLĐ, không bỏ sót lao động tham gia BHXH.
Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền
công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia
BHXH. Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu
BHXH của NSDLĐ và NLĐ đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu,
không bỏ sót lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai.
Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung
quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của
NLĐ, NSDLĐ đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế.
Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng
BHXH và số tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của
Nhà nước, sự giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tính công bằng được thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử
giữa các thành phần kinh tế, tức là đều thu BHXH theo một tỷ lệ như nhau.

7


Thứ ba: An toàn, hiệu quả.
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính
của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do được
tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử
dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn
tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá. Vì vậy, thông qua cơ chế
quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát; đồng thời

nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi, tức là hiệu
quả sử dụng nguồn thu (Quốc hội, 2006).
2.1.2. Vai trò, đặc điểm của bảo hiểm xã hội
2.1.2.1. Vai trò của bảo hiểm xã hội
a. Đối với người lao động
Thứ nhất, BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho NLĐ và gia đình họ. Khi
tham gia BHXH, NLĐ phải trích một khoản phí nộp vào quỹ BHXH, khi gặp rủi
ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi phí gia đình tăng
lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời. Do vậy, thu nhập của gia đình bị giảm,
đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn. Nhờ có chính sách
BHXH mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thu nhập bị
mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống.
Thứ hai, ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo được tâm lý an
tâm, tin tưởng. Tham gia BHXH góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đem lại
cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động.
b. Đối với xã hội
Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người SDLĐ và NLĐ là
mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm, chia sẽ rủi ro chỉ có được
trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên, mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác
nhau. Người lao động tham gia BHXH với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính
mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Người SDLĐ
tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ
nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội.
Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của BHXH.
Thứ hai, BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho
những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc

8



phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của
xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện
- mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố
tạo nên sự hoà đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc,
vị thế BHXH đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống
công bằng, bình yên.
Thứ ba, BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân
tương ái của cộng đồng, đây là nhân tố quan trọng của cộng đồng, giúp đỡ những
người bất hạnh, nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều
kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.
Thứ tư, BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội,
BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho NLĐ; trên giác độ kinh tế,
BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng
đồng. Nhờ sự điều tiết này NLĐ được thực hiện bình đẳng không phân biệt các
tầng lớp trong xã hội.
c. Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các lớp
trong xã hội trở nên rõ rệt. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa
các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Những rủi ro xảy ra trong cuộc sống
không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì
cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. BHXH đã góp phần ổn định đời
sống cho họ và gia đình họ.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp (DN), khi những NLĐ không may gặp
rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan BHXH chi trả. Nhờ vậy tình hình tài
chính của các DN được ổn định hơn. Hệ thống BHXH đã bảo đảm ổn định xã hội
tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường.
Thứ ba, khi tham gia BHXH cho NLĐ sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm,
gắn bó tận tình của NLĐ trong các DN, làm cho mối quan hệ thị trường lao động
được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích
cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất
lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng,

9


phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho NLĐ.
Thứ năm, BHXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển
nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống
phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động (Nguyễn Viết
Vượng, 2006).
2.1.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội
BHXH ra đời, tồn tại và phát triển là một nhu cầu khách quan; nền kinh tế
hàng hoá càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến thì càng đòi
hỏi sự phát triển và đa dạng của BHXH. BHXH được hình thành trên cơ sở quan
hệ lao động giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban
hành các chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ
quản lý hoạt động BHXH. Chủ sử dụng lao động và người lao động có trách
nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH. Người lao động và gia đình của họ
được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chính sách
BHXH quy định, đó chính là mối quan hệ của các bên tham gia BHXH.
Từ mối quan hệ về BHXH, cho ta thấy nếu xem xét một cách toàn diện thì
BHXH hàm chứa và phản ánh những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, BHXH là hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội cao, lấy hiệu
quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động BHXH là quá trình tổ chức, triển
khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý BHXH đối với
người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Thứ hai, BHXH là một loại hàng hoá tư nhân mang tính bắt buộc do Nhà
nước cung cấp, nên việc tham gia BHXH về nguyên tắc là bắt buộc đối với mọi

người lao động, do Nhà nước quản lý và cung cấp dịch vụ (có một số nước trên
thế giới do khu vực tư nhân quản lý và cung cấp dịch vụ). Hiện nay, ở nước ta
việc tham gia BHXH bắt buộc do Nhà nước quản lý và cung cấp.
Thứ ba, cơ chế hoạt động của BHXH theo cơ chế ba bên: Cơ quan BHXH Người sử dụng lao động - Người lao động, cộng thêm cơ chế quản lý của Nhà
nước. BHXH bắt buộc do Nhà nước đứng ra thực hiện do vậy thực sự chưa có thị
trường BHXH ở Việt Nam. Xét thực chất thị trường BHXH ở Việt Nam thể hiện
độc quyền, đó là: Cung BHXH do Nhà nước độc quyền cung, cầu thì bắt buộc
cầu và mức hưởng BHXH còn thấp nên dẫn đến chất lượng dịch vụ còn kém.
Thứ tư, thực hiện thống nhất việc quản lý Nhà nước về BHXH, thực hiện
nhiệm vụ thu, quản lý và chi trả các chế độ BHXH chặt chẽ, đúng đối tượng và

10


đúng thời hạn. Nguồn đóng góp của các bên tham gia được đưa vào quỹ riêng,
độc lập với ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống
nhất và được sử dụng theo nguyên tắc hạch toán cân đối thu - chi theo quy định
của pháp luật, bảo toàn và phát triển.
Thứ năm, người lao động được hưởng trợ cấp BHXH trên cơ sở mức đóng
và thời gian đóng BHXH, có chia sẻ rủi ro và thừa kế. Thông thường, mức đóng
góp và mức hưởng trợ cấp đều có mối liên hệ đến thu nhập (tiền lương, tiền
công) của người lao động. Điều này thể hiện tính công bằng xã hội gắn liền giữa
quyền và nghĩa vụ của người lao động (Cao Anh Tiến, 2013).
Tóm lại, BHXH là những chế độ, chính sách do Nhà nước quy định để
đảm bảo quyền lợi vật chất cho người tham gia BHXH dựa trên quan hệ cung
cầu trên thị trường. BHXH là một hàng hoá tư nhân mang tính bắt buộc do Nhà
nước quản lý và cung cấp; hoạt động trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít, chia
sẻ rủi ro; quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước và được quản lý tập
trung, thống nhất.
2.1.3. Nội dung công tác thu bảo hiểm xã hội

2.1.3.1. Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối tượng tham gia BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ. Họ là người trực
tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở tiền
lương, tiền công của NLĐ. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
nước mà đối tượng tham gia có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào
đó trong xã hội. Trong thời kỳ đầu, khi triển khai chính sách BHXH ở hầu hết
các nước chỉ áp dụng đối với NLĐ thuộc khu vực Nhà nước nhằm đảm bảo mức
đóng góp ổn định và đảm bảo an toàn quỹ BHXH. Từ khi nền kinh tế của Việt
Nam đã hội nhập, nhu cầu SDLĐ trong và ngoài Nhà nước tăng lên rất nhanh,
các thành phần kinh tế cũng đa dạng nên đối tượng tham gia BHXH cũng được
mở rộng.
Theo Luật BHXH Việt Nam (2006) và Nghị định 152/2006/N Đ-CP hướng
dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc của Chính phủ quy định đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:
(1) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời
hạn từ đủ ba tháng trở lên;
(2) Cán bộ, công chức, viên chức;
(3) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

11


(4) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an
nhân dân;
(5) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn;
(6) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH
bắt buộc.

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội khác; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ
hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người
lao động (Quốc hội, 2006).
2.1.3.2. Lập kế hoạch thu
+ BHXH huyện: căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và
khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn, lập 02 bản kế hoạch
(KH) thu BHXH năm sau gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 10/6 hằng năm.
+ BHXH tỉnh: Phòng Thu lập 02 bản kế hoạch thu BHXH; tổng hợp toàn
tỉnh, lập 02 bản kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày
15/6 hàng năm.
+ BHXH Việt Nam: Ban Thu căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm
trước, ước thực hiện năm nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH,
lập kế hoạch thu BHXH, phối hợp với Ban kế hoạch tài chính báo cáo Tổng
Giám đốc BHXH Việt Nam, bảo vệ kế hoạch với Nhà nước (Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, 2011).
2.1.3.3. Quy trình, thủ tục hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
* Quy trình
- Người lao động:
+ NLĐ có trách nhiệm tham gia BHXH: nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ trực
tiếp quản lý.

12


×