Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty cổ phần giống cây trồng bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÙY

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
THÓC GIỐNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG
CÂY TRỒNG BẮC GIANG
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc
Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy


ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................iii
Danh mục từ viết tắt ............................................................................................................... v
Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ....................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ................................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.5.
Những đóng góp mới ............................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................................... 5

2.1.
Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống ..................................... 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5
2.1.2. Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống .............................................. 11
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ thóc giống ................................... 19
2.2.
Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 21
2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của một số doanh
nghiệp nông nghiệp trên thế giới ........................................................................... 21
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của các công ty
giống cây trồng trong nước .................................................................................... 24
2.2.3. Bài học kinh nghiệm .............................................................................................. 31
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 33
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 33
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...................................................... 33
3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................................ 34
3.1.3. Tình hình lao động của Công ty ............................................................................ 39
3.1.4. Tình hình cơ sở vật chất của Công ty .................................................................... 41
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 41
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................... 41
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................. 42

iii


3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................................. 43
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .................................................................................... 43
Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................ 47

4.1.
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty cổ phần giống cây
trồng Bắc Giang ..................................................................................................... 47
4.1.1. Thực trạng sản xuất thóc giống của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc
Giang ..................................................................................................................... 47
4.1.2. Thực trạng tiêu thụ thóc giống của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc
Giang ..................................................................................................................... 49
4.1.3. Kết quả tiêu thụ thóc giống của Công ty GCT Bắc Giang .................................... 69
4.2.
Yêu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống công ty cổ
phần giống cây trồng Bắc Giang ........................................................................... 73
4.2.1. Yếu tố khách quan ................................................................................................. 73
4.2.2. Yếu tố chủ quan ..................................................................................................... 75
4.3.
Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công
ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang .................................................................. 78
4.3.1. Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của Công ty Cổ phần
Giống cây trồng Bắc Giang ................................................................................... 78
4.3.2. Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của Công ty Cổ phần
Giống cây trồng Bắc Giang ................................................................................... 80
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 95
5.1.
Kết luận.................................................................................................................. 95
5.2.
Kiến nghị ............................................................................................................... 96
5.2.1. Một số kiến nghị với Nhà nước ............................................................................. 96
5.2.2. Những kiến nghị với Công ty ................................................................................ 96
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 98
Phụ lục ............................................................................................................................. 100


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CC

Cơ cấu

ĐBSCL

Đồng bằng song Cửu Long

DN

Doanh nghiệp

ĐVT


Đơn vị tính

GCT

Giống cây trồng

HĐSXKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội



Lao động

LN

Lợi nhuận




Nam Định

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

SD

Sử dụng

SL

Số lượng

TBKT


Tiến bộ kỹ thuật

THVN

Truyền hình Việt Nam

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTKN

Trung tâm khuyến nông

UBND

Uỷ ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích gieo trồng và nhu cầu thóc giống của từng vùng ............................ 25

Bảng 3.1.

Số lượng, cơ cấu lao động của Công ty (2013 - 2015) ................................... 40


Bảng 3.2.

Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty .................................. 41

Bảng 3.3.

Dung lượng mẫu điều tra ................................................................................ 42

Bảng 4.1.

Tình hình sản xuất thóc giống của công ty qua ba năm 2013 - 2015 ............. 47

Bảng 4.2.

Tình hình nhập khẩu thóc giống từ Trung Quốc ............................................ 48

Bảng 4.3.

Sản lượng thóc giống mua ngoài .................................................................... 49

Bảng 4.4.

Tình hình tiêu thụ thóc giống của Công ty năm 2013 – 2015 ........................ 50

Bảng 4.5.

Kết quả khảo sát hiện tại và xu hướng gieo trồng thóc giống ........................ 52

Bảng 4.6.


Sản lượng tiêu thụ của một số Công ty GCT năm 2013 - 2015 ..................... 54

Bảng 4.7.

Sản lượng thóc giống được tiêu thụ qua các kênh .......................................... 56

Bảng 4.8.

Số lượng các nhà phân phối, đại lý, trạm giống, HTX tiêu thụ thóc
giống của Công ty năm 2015 .......................................................................... 57

Bảng 4.9.

Kết quả đánh giá về hoạt động tiêu thụ thóc giống của Công ty .................... 58

Bảng 4.10. Bảng báo gía giống thóc của Công ty và một số đối thủ cạnh tranh
năm 2015 ........................................................................................................ 59
Bảng 4.11. Mức giá chiết khấu theo thời gian thanh toán năm 2015 ............................... 60
Bảng 4.12. Mức giá chiết khấu theo khối lượng tiêu thụ thóc giống năm 2015 ............... 61
Bảng 4.13. Đánh giá của nhà phân phối, trạm giống cây trồng, HTX và đại lý về
chính sách giá của Công ty ............................................................................. 62
Bảng 4.14. Chủng loại thóc giống của Công ty tính đến năm 2015 ................................. 62
Bảng 4.15. Công tác kiểm tra chất lượng thóc giống của Công ty năm 2013 - 2015 ...... 63
Bảng 4.16. Đánh giá chất lượng thóc giống của Công ty ................................................. 64
Bảng 4.17. Đánh giá về mẫu mã, bao bì sản phẩm ........................................................... 65
Bảng 4.18. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Công ty GCT Bắc Giang năm 2015 ..... 67
Bảng 4.19. Đánh giá về chính sách xúc tiến hỗn hợp ....................................................... 68
Bảng 4.20. Sản lượng thóc giống tiêu thụ qua các năm 2013 - 2015 ............................... 69
Bảng 4.21. Doanh thu và lợi nhuận Công ty GCT Bắc Giang thu được từ năm
2013 - 2015 ..................................................................................................... 70

Bảng 4.22. Diện tích nông nghiệp bị ngập năm 2013 - 2015 của một số tỉnh .................. 73

vi


Bảng 4.23. Cơ sở vật vất của Công ty Giống cây trồng Bắc Giang năm 2015 ................. 76
Bảng 4.24. Kinh phí chi một số hoạt động xúc tiến hỗn hợp năm 2015 ........................... 78
Bảng 4.25. Dự kiến về sản lượng tiêu thụ thóc giống của Công ty trong những năm
2016 - 2018 ..................................................................................................... 79
Bảng 4.26. Dự toán chi phí cho phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công
ty năm 2016 – 2018 ........................................................................................ 80
Bảng 4.27. Các chỉ tiêu chất lượng hạt giống cây trồng năm 2015 .................................. 84
Bảng 4.28. Dự kiến mức hỗ trợ kinh phí cho các nhà phân phối của Công ty .................... 88
Bảng 4.29. Các tiêu chí đánh giá năng lực kinh doanh của nhà phân phối, điểm bán
lẻ sản phẩm của Công ty ................................................................................. 89
Bảng 4.30. Dự kiến nhân sự cho bộ phận nghiên cứu thị trường cho một tỉnh ................ 94

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sở đồ 2.1.

Quá trình sản xuất ............................................................................................. 7

Sơ đồ 2.2.

Kênh phân phối ............................................................................................... 15


Sơ đồ 2.3.

Tổ chức hoạt động của phòng Marketing ....................................................... 27

Sơ đồ 2.4.

Nội dung chiến lược giao tiếp khuếch trương ................................................ 31

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang ........... 35

Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ các kênh phân phối giống cây trồng Bắc Giang ................................... 55

Sơ đồ 4.2.

Trình tự các quá trình thử nghiệm .................................................................. 82

Sơ đồ 4.3.

Sản xuất giống thóc giống theo quy định của ngành nông nghiệp ................. 83

Sơ đồ 4.4.

Quy trình định giá ........................................................................................... 87

Sơ đồ 4.5.


Nội dung chiến lược giao tiếp khuếch trương ................................................ 90

Sơ đồ 4.6.

Kênh phân phối trực tiếp của Công ty ............................................................ 91

Biểu đồ 4.1. Thị phần của Công ty CP GCT Bắc Giang so với một số Công ty giống
cây trồng khác................................................................................................. 71

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty cổ phần
giống cây trồng Bắc Giang”
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty cổ phần
giống cây trồng Bắc Giang. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp
khả thi nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống cho công ty trong những năm tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp và số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu chủ yếu dùng phần mềm excel để tính
toán số liệu; phương pháp phân tích số liệu là kết hợp phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê mô tả
3. Kết quả chính
Ngoài việc mô tả tình hình chung thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc

giống của công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang, luận văn đã đạt được kết quả sau:
Một là, đã làm rõ được nội dung quá trình phát triển của công ty. Hiện tại Công ty đang
cung cấp cho thị trường 161 loại giống lúa thuần, 75 giống lúa lai .
Doanh thu của Công ty qua 3 năm đều tăng, năm 2014 tăng so với năm 2013 gần 3
tỷ đồng, tương đương 10,9 %; năm 2015 tăng so với năm 2014 hơn 5 tỷ đồng, tương
đương 24,1 %. Lợi nhuận sau thuế: năm 2014 tăng hơn năm 2013 hơn 5,18 tỷ; năm 2015
tăng so với năm 2014 trên 1,4 tỷ đồng.
Hai là, đã đánh giá được những nhân tố tác động tới việc sản xuất và tiêu thụ thóc
giống của công ty bao gồm cả những yếu tố khách quan: Thời tiết khí hậu, kênh phân phối
của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của thị trường tiêu thụ, quy mô của thị trường và chủ
quan: mục tiêu phân phối thóc giống của Công ty CP Giống CT Bắc Giang, khả năng tài
chính, đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm DN ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối,
hoạt động tăng cường tiêu thụ sản phẩm tác động tới phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc
giống của công ty.
Ba là, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nhằm phát triền sản xuất và tiêu
thụ thóc giống của công ty như: Xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao nguồn
nhân lực, đầu tư cho xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá, giải pháp về

ix


sản phẩm, giải pháp về giá bán sản phẩm, giải pháp về phân phối sản phẩm
Bốn là, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nói chung và với
chính công ty nói riêng nhằm đưa ra các chính sách giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất và
tiêu thụ thóc giống của công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang.
4. Kết luận
Nhìn chung, luận vắn đã đưa ra được đầy đủ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng
tiêu thụ thóc giống tai công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang. Và đưa ra một số giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế mà Công ty đang gặp phải nhằm tăng cường tiêu thụ

sản phẩm cho Công ty trong thời gian tới.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Thuy
Title: “Developing the production and consumption of rice seeds of Bac Giang Seed
Joint Stock Company”
Major: Agriculture Economics

Code: 60.62.01.15

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Assess the current status of production development and seed consumption of Bac Giang
Seed Joint Stock Company. Based on the results of the analysis and evaluation to provide
feasible solutions to develop the production and consumption of rice seeds for the
company in the coming years.
The study uses the following research methods: Method of secondary data collection and
primary data collection; Data processing methods mainly use excel software to calculate
data; The method of data analysis is the combination of comparison method, descriptive
statistics method.
In addition to describing the situation of Bac Giang Seed Joint Stock Company's
development of production and consumption of rice seeds, the thesis has achieved the
following results:
Firstly, the content of the company's development process has been clarified. Currently, the
company is supplying 161 varieties of pure rice and 75 varieties of hybrid rice.
The company's revenue over the past 3 years has increased; in 2014, it will increase by
nearly 3 billion dong, equivalent to 10.9%; In 2015, over 5 billion, or 24.1% increase over

2014. Profit after tax: 2014 more than 5.18 billion more than in 2013; 2015 increase over
1.4 billion over 2014.
Secondly, the factors influencing the grain production and marketing of the company
include, but are not limited to: climate, competitors' distribution channels, characteristics of
Market size, market size and subjectivity: the objective of distribution of seed rice of Bac
Giang Breeding JSC, financial ability, characteristics of products, characteristics of
enterprises affect the channel selection. Distribution, activities to increase consumption of
products affect the development of grain production and consumption of the company.
Thirdly, the thesis has made some solutions to promote the production and consumption of
rice seed such as: Promote and promote market research, improve product quality, To
renovate technology, raise human resources, invest in building and deploying trademarks

xi


of products and goods, solutions on products, solutions on sale prices and solutions on
distribution of products.
Fourthly, the thesis also made some recommendations to the State in general and to the
company in particular to set policies to support the development of production and
consumption of seed stocks. Bac Giang plant.
In general, the brief discussion has provided the full theoretical basis and analysis of the
actual consumption of rice grains in Bac Giang Seed Joint Stock Company. And offer
some solutions to overcome the limitations that the Company is facing to increase
consumption products for the company in the future.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực
phẩm phục vụ cho nhu cầu sống của con người và nguyên liệu cho các ngành kinh
tế khác. Vì vậy, nông nghiệp cần được phát triển mạnh mẽ hơn để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng và đa dạng của xã hội. Sự ổn định về an ninh lương thực của xã hội
phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp thì giống là một yếu tố có tác động trực tiếp đến
năng suất và chất lượng sản phẩm, điều này đã được ông cha ta đúc kết từ xa xưa:
“nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ gen đã giúp
con người phát hiện ra những loại gen quý trong tự nhiên từ đó có biện pháp để bảo
tồn và tạo ra các loại giống mới vừa có năng suất và chất lượng vượt trội hơn hẳn so
với giống cũ.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường khách hàng là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và các đơn vị sản xuất khác. Nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp là
phải nắm bắt được các nhu cầu về thị trường từ đó có định hướng cho sản xuất của
doanh nghiệp mình, sản xuất sản phẩm mà thị trường cần phù hợp với nhu cầu thị
trường trong từng khoảng thời gian, không gian nhất định. Tiêu thụ sản phẩm là
khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một loại
doanh nghiệp nào. Vì có tiêu thụ được sản phẩm thì mới mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp và doanh nghiệp mới có thể mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh
nghiệp không cần quan tâm nhiều tới vấn đề này. Bởi vì tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp đều theo chỉ tiêu pháp lệnh. Sản xuất bao nhiêu, cung cấp cho ai đều
do Nhà nước quy định. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho việc tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều doanh
nghiệp đã tỏ ra rất năng động trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm và đã thành công song
không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trở ngại.

Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang là một công ty CP có gần75%
vốn nhà nước và hơn 25% vốn của các cổ đông, do vậy việc sản xuất – tiêu thụ là sự
1


liên kết giữa nhà nước với các hộ gia đình (các cổ đông). Với thương hiệu Bagiseed
là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, sản xuất chủ
yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, liên quan đến an ninh lương thực Quốc gia.
Đứng trước những thách thức chung của ngành giống cây trồng như năng lực
cạnh tranh về khoa học kỹ thuật giống cây trồng của các doanh nghiệp trong nước
còn hạn chế, khả năng thanh toán của bộ phận lớn cư dân nông nghiệp còn ở mức
thấp do dịch bệnh và thiên tai liên tiếp xảy ra,.. công ty cũng đã, đang và luôn mong
muốn tìm ra cho mình những chiến lược phát triển phù hợp trên mọi lĩnh vực sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm trong đó rất chú trọng tới việc đầu tư cho nghiên cứu phát
triển thị trường sản xuất và tiêu thụ thóc giống - sản phẩm chủ lực của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, cùng với mong muốn thông
qua quá trình làm luận văn có thể giúp bản thân hiểu một cách thấu đáo hơn những
nội dung liên quan tới phát triển sản xuất và tiêu thụ nói chung cũng như phát triển
sản xuất và tiêu thụ thóc giống nói riêng nên Tôi quyết định lựa chọn đề tài “Phát
triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty cổ phần giống cây trồng Bắc
Giang” làm luận văn Thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty cổ
phần giống cây trồng Bắc Giang. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá để đưa ra
các giải pháp khả thi nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống cho công ty
trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phát
triển sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm.

- Đánh giá thực trạng qua sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty giống
cây trồng Bắc Giang trong những năm gần đây.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc
giống của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc
giống của công ty trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tiễn nào cần thiết để nghiên cứu sự phát triển sản xuất
và tiêu thụ nông sản phẩm giống cây trồng?
2


- Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty giống cây
trồng Bắc Giang trong giai đoạn 2013 đến 2015 như thế nào?
-Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của
công ty trong những năm qua?
- Để tăng cường phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của công ty trong
những năm tới cần những giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các hoạt động có liên quan tới lĩnh vực phát triển sản xuất thóc
giống ở các đơn vị sản xuất giống của Công ty
- Nghiên cứu các hoạt động có liên quan đến phát triển thị trường tiêu thụ
thóc giống của Công ty,hệ thống phân phối, các kênh tiêu thụ, các đại lý .
- Nghiên cứu chiến lược phát triển sản xuất và tiêu thụ của một số đối thủ
cạnh tranh chính trong những năm gần đây và những năm sắp tới.
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài như: Chính sách của Nhà nước, quá
trình sản xuất giống và tiêu thụ thóc giống của công ty, quan điểm chỉ đạo của địa
phương, tập quán canh tác của nông dân, công tác khuyến nông.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian:
+ Nguồn cung thóc giống: Nghiên cứu tại công ty cổ phần giống cây trồng
Bắc Giang.
+ Thị trường tiêu thụ: Nghiên cứu tại một số phòng ban, đại lý, cửa hàng đã
tứng bán hàng cho công ty trong một số năm gần đây.
- Phạm vi về thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016.
Số liệu đã công bố được thu thập từ năm 2013 – 2015.
Số liệu mới năm 2015 được thu thập từ điều tra trực tiếp chủng loại thóc
giống của công ty, các đối thủ cạnh tranh, người sử dụng giống, các đại lý, các cơ
quan quản lý ở địa phương.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của một doanh nghiệp

3


nông nghiệp. Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống của
công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
- Đề tài đã góp phần hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ
bản về phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm.
- Đề tại đã đánh giá được thực trạng qua sản xuất và tiêu thụ thóc giống của
công ty giống cây trồng Bắc Giang trong những năm gần đây.
- Đề tài đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và
tiêu thụ thóc giống của công ty.
- Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
và tiêu thụ thóc giống của công ty trong những năm tới.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THÓC
GIỐNG
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
a) Khái niệm
Theo khái niệm phổ biến nhất hiện nay thì sản xuất là quá trình tạo ra sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình sản xuất con người đấu tranh với thiên
nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cho xã
hội. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội. Việc khai thác và sử dung nguồn
tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ sản xuất của mỗi quá trình phát triển
của xã hội (Đỗ Kim Chung, 2003).
Khái niệm sản xuất vật chất: Là quá trình con người sử dụng công cụ lao động
tác động vào tự nhiên để tao ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Sản xuất vật chất là nhằm tạo ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của
mình, đồng thời con người sang tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã
hội với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó (Đại học Kinh tế Quốc dân, 1997).
Theo quan điểm triết học thì sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt
động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình tạo ra
sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Quyết định sản xuất phụ thuộc vào
những yếu tố sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành
sản xuất và việc làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực
cần thiết tạo ra sản phẩm. (Hoàng Mạnh Quân, 2007).
Có 3 yếu tố cơ bản cấu thành quá trình sản xuất là: Sức lao động, đối tượng
lao động và tư liệu lao động.
Sức lao động: Là tổng hòa của cả thể lực và trí lực của con người được sử
dụng vào trong quá trình sản xuất. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao
động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong quá trình thực hiện (Trần

Văn Bình, 1997).
Đối tượng lao động: Là bộ phận của tự nhiên mà con người tác động vào
nhằm tạo ra của cải, vật chất theo ý muốn, mục đích của mình. Đối tượng lao động
được chia làm hai loại: Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như khoáng sản, dầu mỏ,
5


hải sản, các đối tượng lao động dạng này liên quan đến các ngành công nghiệp khai
khoáng. Loại thứ hai con người phải tác động sức lao động mới có thể sử dụng được
như thép, dệt sợi, loại này là đối tượng lao động liên quan đến các ngành chế biến
(Trần Văn Bình, 1997).
Tư liệu lao động: Là một hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn tác động của
con người đến đối tượng lao động, nhằm biến đối tượng lao động thành các sản
phẩm theo nhu cầu sử dụng của con người. Tư liệu lao động gồm có bộ phận tác
động trực tiếp như máy móc, dụng cụ, và bộ phận tác động gián tiếp như kho bãi,
bến cảng (Trần Văn Bình, 1997).
Như vậy, về thực chất thì sản xuất là quá trình con người sử dụng công cụ
lao động tác động lên đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu sử
dụng tồn tại và phát triển của con người.
b) Vai trò của sản xuất
Sản xuất là một trong những hoạt động chính của doanh nghiệp hay người sản
xuất và cung cấp dịch vụ, thu hút 70 – 80% lực lượng lao động của doanh nghiệp. Sản
xuất trực tiếp tạo ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thị trường, là nguồn gốc tạo ra
giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân và
thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng với chức năng marketing và chức năng tài chính nó
tạo ra “cái kiềng cho đơn vị sản xuất”, mà mỗi chức năng đó là một cái chân (Trần
Quốc Thạch, 2013).
Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất (Production) được
hiểu là một quá trình (Process) tạo ra sản phẩm (Goods) hoặc dịch vụ (Services).
Sản phẩm của quá trình sản xuất bao gồm hai loại chính. Thứ nhất, sản phẩm

hữu hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người và tồn
tại dưới dạng vật thể. Thứ hai, sản phẩm vô hình là kết quả của quá trình sản xuất
thoả mãn nhu cầu của con người nhưng không tồn tại dưới dạng vật thể (thường gọi
là dịch vụ). Quan niệm cũ cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo sản xuất các
sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như vật liệu máy móc thiết bị, mới gọi là đơn
vị sản xuất. Những đơn vị còn lại, nếu không sản xuất các sản phẩm vật chất thì đều
bị xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, quan
niệm như vậy không còn phù hợp nữa (Lưu Thanh Đức Hải, 1999).
Như vậy, về thực chất, sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu
vào, biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình này
được thể hiện trong hình
6


Các yếu tố đầu vào
- Đất đai
- Lao động
- Vốn
- Trang thiết bị
- Nguyên nhiên vật
liệu
- Tiến bộ khoa học
- Nghệ thuật quản trị

Kết quả đầu ra
- Sản phẩm đầu ra thóc
giống, ngô giống…

Quá trình sản xuất
Thông qua quá trình

sản xuất các doanh
nghiệp chuyển hoá
các yếu tố đầu vào
thành kết quả đầu ra

Sở đồ 2.1. Quá trình sản xuất
Nguồn: Trần Quốc Thạch (2013)

c) Phân loại sản xuất
Trong thực tiễn có rất nhiều kiểu, dạng sản xuất khác nhau. Sự khác biệt về
kiểu, dạng sản xuất có thể do sự khác biệt về trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ
chức sản xuất, về tính chất sản phẩm. Mỗi kiểu, dạng sản xuất đòi hỏi phải áp dụng
một phương pháp thích hợp. Do đó phân loại sản xuất là một yếu tố quan trọng, là
cơ sở để đơn vị sản xuất lựa chọn phương pháp quản trị sản xuất phù hợp. Cũng vì
lý do trên, việc phân loại này phải được tiến hành trước khi thực hiện một dự án sản
xuất. Sản xuất của một đơn vị sản xuất được đặc trưng trước hết bởi sản phẩm của
nó (Nguyễn Văn Thung, 2013)
Tuy nhiên người ta có thể thực hiện phân loại sản xuất theo các đặc trưng
sau đây:
- Số lượng sản phẩm sản xuất
- Tổ chức các dòng sản xuất
- Mối quan hệ với khách hàng
- Kết cấu sản phẩm
- Khả năng tự chủ trong việc sản xuất sản phẩm
Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại
Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại là một cách phân loại có
tính chất giao nhau. Theo cách phân loại này ta có :
- Sản xuất đơn chiếc
- Sản xuất hàng khối
- Sản xuất hàng loạt

7


2.1.1.2. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày càng
nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Phát triển sản xuất gồm
cả phát triển theo chiều rộng và chiều sâu (Nguyễn Văn Thung, 2013).
a. Phát triển sản xuất theo chiều rộng
Phát triển sản xuất theo chiều rộng là sự mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm
sản phẩm làm ra nhờ sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào, các nguồn lực của sản
xuất, trong khi năng suất và hiệu quả của các yếu tố sản xuất đó không thay. Nói cách
khác, phát triển sản xuất theo chiều rộng chính là phát triển quy mô, mở rộng về số
lượng sản phẩm sản xuất tăng giá trị sản xuất bằng cách tăng số lượng lao động, khai
thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu
động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát
triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều
người lao động chưa có việc làm thì phát triển sản xuất theo chiều rộng là cần thiết và
có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển sản xuất theo chiều
sâu. Tuy nhiên, phát triển sản xuất theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển
sang phát triển kinh tế theo chiều sâu (Nguyễn Văn Thung, 2013).
b. Phát triển sản xuất theo chiều sâu
Phát triển sản xuất theo chiều sâu là sự nâng cao chất lượng, hiệu quả của
sản phẩm do tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực, còn các
nguồn lực được sử dụng có thể không thay đổi, giảm, hoặc tăng lên, nhưng mức
tăng của chúng nhỏ hơn mức tăng của năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực đó trong sản xuất. Chất lượng hiệu quả của sản phẩm được thể hiện qua
một số chỉ tiêu như thương hiệu của sản phẩm, uy tín của người sản xuất, chỉ tiêu
tăng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, sự thoả mãn, trung thành của khách

hàng với sản phẩm (Nguyễn Quốc Thạch, 2013).
Phát triển sản xuất chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến,
nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử
dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có .
Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn
dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh
với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ
sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển sản xuất theo chiều
8


sâu. Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng
hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm
lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu
suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người.
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan có
tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển sản xuất theo chiều rộng
vẫn còn có vai trò quan trọng. Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc hậu, đuổi kịp
trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu
vực, phát triển sản xuất theo chiều sâu phải được coi trọng và kết hợp chặt chẽ với
phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện có cho phép (Nguyễn
Quốc Thạch, 2013).
c. Phát triển sản xuất kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu
Khi người sản xuất đã có vị trí vững chắc trên thị trường và có điều kiện tiềm
năng về vốn, cơ sở vật chất và năng lực quản lý có thể phát triển sản xuất theo hướng
kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu. Khi đó nhà sản xuất sẽ đặt mục tiêu tăng số lượng
sản phẩm bán ra, tăng doanh thu, tăng số lượng khách hàng. Nhà sản xuất cũng
thường cố gắng hoàn thiện chất lượng Sản phẩm để thu hút khách hàng nhằm mở
rộng tiêu thụ sản phẩm hơn nữa (Nguyễn Quốc Thạch, 2013).
2.1.1.3. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

* Tiêu thụ
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm là quá trình đưa các loại sản phẩm đã sản xuất ra vào lưu thông bằng các
hình thức bán hàng (Trần Văn Đức, 2008).
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm phát sinh các quan hệ về chuyển giao sản
phẩm hàng hoá và thanh toán giữa đơn vị kinh tế với khách hàng, trong quá trình đó
phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về chi phí bán hàng như quảng cáo, vận chuyển bốc
dỡ, các nghiệp vụ về thanh toán. Quá trình tiêu thụ được coi là hoàn thành khi hàng
hoá thực sự đã tiêu thụ tức là khi quyền sở hữu về hàng hoá đã chuyển từ người bán
sang người mua. Mặt khác sau khi tiêu thụ sản phẩm đơn vị phải thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước về các khoản thuế trên cơ sở tiêu thụ từng mặt hàng theo quy định.
Trong giai đoạn tiêu thụ, bộ phận giá trị mới sáng tạo ra trong khâu sản xuất
sẽ được thực hiện và biểu hiện dưới hình thức lợi nhuận.
* Tiêu thụ sản phẩm
Theo quan điểm Marketing: Tiêu thụ sản phẩm là quản trị hệ thống kinh
tế và những điều kiện tổ chức có liên quan đến việc điều hành và vận chuyển
9


hàng hoá, từ người sản xuất đến người tiêu dùng với điều kiện hiệu quả tối đa
(Nguyễn Ngyên Cự, 2008).
Theo quan điểm của các nhà kinh tế: Tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá trình
sản xuất kinh doanh, thông qua tiêu thụ mà thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng
của sản phẩm (Nguyễn Thị Thanh Hiên, 2012).
Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản
phẩm được tiếp cận dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc trưng lớn nhất của tiêu
thụ hàng hoá là sản xuất ra để bán. Do đó khâu tiêu thụ sản phẩm là một trong
những khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Đây là cầu nối
trung gian giữa khâu sản xuất và tiêu dùng. Quá trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá
trình thanh toán giữa người mua và người bán diễn ra nhằm chuyển quyền sở hữu

hàng hoá. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng về sản phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện
rất nhiều nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu bao bì,
bao gói và chuẩn bị các lô hàng để xuất bán và vận chuyển theo yêu cầu của các
khách hàng. Để thực hiện các nghiệp vụ này, các doanh nghiệp phải tổ chức lao động
hợp lý ở nhiều công đoạn. Đặc biệt là lao động trực tiếp ở các kho hàng hoá và phân
loại sản phẩm của doanh nghiệp (Nguyễn Quốc Thạch, 2013).
Như vậy tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các giải pháp nghiên cứu và nắm bắt
nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổ
chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với nhiều hoạt động phụ trợ cho việc
thực hiện sau bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ không đơn
giản chỉ là quá trình chuyển quyền sở hữu hàng hoá đến khách hàng mà còn là một
quá trình bao gồm nhiều công việc khác nhau từ việc nghiên cứu nhu cầu, tìm
nguồn hàng, xúc tiến bán hàng cho đến các dịch vụ sau bán như: chuyên chở, bảo
hành, tư vấn kỹ thuật, lắp đặt
* Các phương pháp tiêu thụ sản phẩm
Có 2 phương pháp tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gởi bán:
- Tiêu thụ trực tiếp: Là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà người mua sẽ nhận
hàng tại xí nghiệp (tại quầy hàng, tại kho, tại các bộ phận sản xuất) khi đã thanh toán
tiền hàng hoặc đã chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp này sản phẩm đã giao
cho khách hàng được xác định tiêu thụ ngay (Nguyễn Nguyên Cự, 2008).
- Tiêu thụ gửi bán: Là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà nhà sản xuất không
trực tiếp giao hàng cho người mua mà giao cho các nhà phân phối, các nhà phân
phối có trách nhiệm bán hàng theo hợp đồng đã ký, kể cả trường hợp gửi hàng cho
10


các đại lý bán. Trong trường hợp này sản phẩm gửi đi bán chưa được xác định là
tiêu thụ, chỉ khi nào khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán
tiền hàng, lúc đó sản phẩm gửi đi bán mới được coi là đã tiêu thụ (Nguyễn Nguyên
Cự, 2008).

2.1.2. Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ thóc giống
2.1.2.1. Phát triển sản xuất thóc giống
Phát triển sản xuất (PTSX) thóc giống có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát
triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (Đỗ Kim Chung, 2003).
Phát triển sản xuất thóc giống theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thóc
bằng cách mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX
không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn, kết quả PTSX thóc giống đạt được theo chiều
rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều
kiện tự nhiên.
Phát triển sản xuất thóc giống theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích
trồng lúa trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân trồng lúa hoặc tăng quy
mô diện tích trồng lúa của mỗi hộ nông dân, hoặc cả hai (Đỗ Kim Chung, 2003).
Phát triển sản xuất thóc giống theo chiều sâu bao gồm đầu tư nhằm nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất, ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng PTSX thóc giống phù
hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy PTSX thóc giống theo chiều sâu là làm
tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất thóc giống trên một đơn vị diện tích
bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động (Đỗ Kim Chung, 2003).
Phát triển sản xuất thóc giống theo chiều sâu bao gồm:
+ Về giống thóc giống: có năng xuất cao, thích hợp với vùng sản xuất, cho chất
lượng hạt giống tốt, kích cỡ hạt giống đều màu sắc đẹp, chống chịu sâu bệnh.
+ Về kỹ thuật canh tác: cây lúa giống có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh
khối nhanh, khối lượng lớn nên yêu cầu lượng dinh dưỡng khá cao do vậy trong
quá trình canh tác luôn phải chú ý đến các công đoạn trồng và chăm sóc .
+ Về kỹ thuật thu hoạch: thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng trên đồng
ruộng. Để có năng suất và chất lượng sản phẩm cao, thì kỹ thuật thu hoạch là hết
sức quan trọng nhất là việc xác định thời điểm thu hoạch thóc thích hợp.
+ Về kỹ thuật-công nghệ bảo quản:Phơi, sấy khô, tránh mối mọt
11



Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn
dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với
những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ, khoa học kỹ thuật, sinh học là
yêu cầu tất yếu thúc đẩy sản xuất thóc giống chuyển sang PTSX theo chiều sâu.
Nhằm đạt được các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá
thành sản phẩm, giảm dần hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, cho công nhân sản xuất trực tiếp
(Nguyễn Quốc Thạch, 2013).
Vì vậy, việc PTSX thóc giống phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác
nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các
hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho PTSX thóc giống. Do đó khi đánh giá sự phát
triển sản xuất thóc giống chủ yếu tập trung xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản
xuất như quy mô diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng
trưởng, chuyển dịch trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh
giá chất lượng tăng trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và
môi trường (Đỗ Kim Chung, 2003).
2.1.2.2. Phát triển tiêu thụ thóc giống
a. Nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường
+ Nghiên cứu cầu về sản phẩm
Cầu về một loại sản phẩm phản ánh một bộ phận cầu có khả năng thanh
toán của thị trường về sản phẩm đó. Nghiên cứu cầu thị trường nhằm xác định
được những dữ liệu về cầu trong hiện tại và trong thời gian tương lai xác định nào
đó. Nghiên cứu cầu của sản phẩm thông qua các đối tượng cầu: các DN, các tổ
chức xã hội, hộ gia đình(Nguyễn Quốc Thạch, 2013).
Để nghiên cứu cầu có thể phân thành hai loại: đó là cầu về dịch vụ và cầu về
sản phẩm. Trên cơ sở đó chia thành vật phẩm tiêu dùng hay tư liệu sản xuất, dịch vụ
thành nhiều loại khác nhau. Về bản chất, nhiều nhà quản trị cho rằng dịch vụ thuộc
phạm trù vật phẩm tiêu dùng (Trần Văn Đức, 2008).

Với cầu sản phẩm là tư liệu sản xuất, sẽ phải nghiên cứu quy mô và số
lượng các DN có cầu, tính chất sử dụng hiện tại và khả năng thay đổi trong tương
lai. Các nhà cung ứng tư liệu sản xuất thường sử dụng phương pháp xây dựng thị
trường để dự báo tiềm năng của thị trường khu vực. Phương pháp này đòi hỏi tất
12


×