Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

phân tích chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 143 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đoạn văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng
nghiên cứu, thu thập số liệu điều tra của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Nguyên Cự đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bô ̣
môn Kinh tế tài nguyên và Môi trường đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ công
chức, viên chức Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Công thương, Phòng Tài
nguyên và môi trường, Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thúy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis Abstract ............................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.5.

Đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn............................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị ớt ........................................................................... 5

2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị .................................................................. 5
2.1.2. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị .................................................................... 11
2.1.3. Các nội dung trong phân tích chuỗi giá trị ......................................................... 13
2.1.4. Đặc điểm chung về chuỗi giá trị ớt .................................................................... 18
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị ớt........................................................... 20
2.2.

Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị ớt ...................................................................... 23

2.2.1. Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản ở mô ̣t số nước ......................... 23

2.2.2. Nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản và ớt tại Việt Nam .................................. 25
Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 28
iii


3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 30
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 33

3.2.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ............................................ 33
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................................ 35
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 36
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 37
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 38
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 40
4.1.

Thực trạng chuỗi giá trị ớt tại huyện Quỳnh Phụ............................................... 40

4.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở huyện Quỳnh Phụ....................................... 40
4.1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị ớt tại huyện Quỳnh Phụ ....................................................... 47
4.1.3. Phân tích kế t quả, hiê ̣u quả chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ...... 61
4.1.4. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ............................................. 83
4.2


Các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả hoạt động chuỗi giá trị
sản phẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ...................................................... 84

4.2.1

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ............ 84

4.2.2.

Đánh giá kết quả hoạt động chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ............ 91

4.3.

Định hướng, muc tiêu và giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị ớt trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ ............................................................................................... 93

4.3.1. Đinh
̣ hướng, mục tiêu ........................................................................................ 93
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn
huyê ̣n Quỳnh Phu ...............................................................................................
97
̣
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 108
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 108

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 110


5.2.1. Đối với cấp chính quyền .................................................................................. 110
5.2.2. Đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ớt ...................................... 111
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 112

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

BB

Bán buôn

BL


Bán lẻ

CC

Công cụ

CGT

Chuỗi giá trị

CS

Cơ sở

CB

Chế biến

DC

Dụng cụ

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất


GTGT

Giá trị gia tăng

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế -xã hội



Lao động

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

TB

Trung biǹ h

TN&MT


Tài nguyên và môi trường

TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Thị trấn

UBND

Uỷ ban nhân dân

XK

Xuất khẩu

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quỳnh Phụ năm 2016 ............................ 29

Bảng 3.2.

Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ giai đoạn

2013-2016 ................................................................................................... 31

Bảng 3.3.

Phân bổ mẫu điều tra theo nhóm hộ nông dân trồng ớt tại mỗi xã ............. 34

Bảng 3.4.

Bảng tổng hợp mẫu điều tra ........................................................................ 35

Bảng 4.1.

Thời gian gieo trồng và thu hoạch ớt tại các hộ điều tra ............................ 41

Bảng 4.2.

Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng ớt trên điạ bàn
huyện Quỳnh Phụ qua 3 năm (2014-2016) ................................................. 43

Bảng 4.3.

Khối lượng tiêu thụ và giá bán ớt trên thị trường huyện Quỳnh Phụ
năm 2016 .................................................................................................... 46

Bảng 4.4.

Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất ớt tại huyện Quỳnh Phụ ........................ 49

Bảng 4.5.


Thông tin chung về tác nhân người thu gom, người bán buôn,
người bán lẻ ớt tại huyện Quỳnh Phụ ......................................................... 51

Bảng 4.6.

Đặc điểm chung của cơ sở chế biến ớt, công ty xuấ t khẩ u ớt
huyện Quỳnh Phụ năm 2016....................................................................... 56

Bảng 4.7.

Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của các hộ nông dân trồng ớt
huyện Quỳnh Phụ ....................................................................................... 62

Bảng 4.8.

Chi phí sản xuất thực tế của hộ sản xuất ớt huyện Quỳnh Phụ
năm 2016 .................................................................................................... 64

Bảng 4.9.

Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng ớt huyện Quỳnh Phụ
năm 2016 .................................................................................................... 66

Bảng 4.10. Chi phí hoạt động thực tế của tác nhân hộ thu gom ớt
huyện Quỳnh Phụ năm 2016....................................................................... 67
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hộ thu gom ớt huyện
Quỳnh Phụ năm 2016 ................................................................................. 68
Bảng 4.12. Chi phí hoạt động thực tế của người bán buôn ớt huyện Quỳnh Phụ
năm 2016 .................................................................................................... 69
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hộ bán buôn ớt

huyện Quỳnh Phụ năm 2016....................................................................... 70
Bảng 4.14. Chi phí hoạt động thực tế của người bán lẻ ớt huyện Quỳnh Phụ
năm 2016 .................................................................................................... 71
vi


Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hộ bán lẻ ớt huyện Quỳnh Phụ
năm 2016 .................................................................................................... 73
Bảng 4.16. Chi phí hoạt động thực tế của cơ sở chế biến ớt huyện Quỳnh Phụ
năm 2016 .................................................................................................... 74
Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các cơ sở chế biến ớt
huyện Quỳnh Phụ năm 2016....................................................................... 75
Bảng 4.18. Chi phí hoạt động thực tế của công ty xuất khẩu ớt huyện Quỳnh Phụ
năm 2016 .................................................................................................... 76
Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các công ty xuất khẩu
huyện Quỳnh Phụ năm 2016....................................................................... 77
Bảng 4.20. Kế t quả, hiê ̣u quả của các kênh tiêu thu ̣ ..................................................... 78
Bảng 4.21. Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 ... 81
Bảng 4.22. Phân tích SWOT ngành hàng ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ............... 94
Bảng 4.23. Diê ̣n tích gieo trồ ng, năng suấ t và sản lươ ̣ng ớt tiề m năng
huyê ̣n Quỳnh Phu ̣ năm 2017 - 2018 ........................................................... 99

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Phụ ........................................................ 28


Hình 4.1.

Tình hình biến động diện tích, sản lượng ớt trên địa bàn
huyê ̣n Quỳnh Phu ̣ qua các năm 2014 – 2016 ............................................. 43

Hình 4.2.

Tình hình phân bổ các giống ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ................ 85

Hình 4.3.

Tình hình biến động giá ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ qua các
năm 2014 – 2016 ........................................................................................ 88

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Chuỗi theo phương pháp Filière ................................................................... 7
Sơ đồ 2.2. Chuỗi giá trị của Porter (1985) ..................................................................... 8
Sơ đồ 2.3. Hệ thống giá trị của Porter (1985) ................................................................ 9
Sơ đồ 2.4. Chuỗi giá trị theo GTZ Eschborn (2007) .................................................... 10
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ chuỗi giá tri ̣ớt trên điạ bàn huyê ̣n Quỳnh Phu .................................
60
̣
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ chuỗi giá tri ̣tiề m năng sản phẩ m ớt trên điạ bàn
huyê ̣n Quỳnh Phu ̣ năm 2018..................................................................... 103

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thúy
2. Tên luận văn: “Phân tích chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng, nông sản
xuất khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô, để sản phẩm sản xuất ra
đem lại giá trị thu nhập bền vững thì người sản xuất và các tác nhân không thể đứng
ngoài chuỗi giá trị. Trong những năm qua, tại Quỳnh Phụ cây ớt được coi là một trong
những cây trồng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn vào cơ cấu sản xuất ngành nông sản của
địa phương. Hằng năm, huyện Quỳnh Phụ có khoảng trên 1.100 ha diện tích đất nông
nghiệp gieo trồng ớt, mang giá trị kinh tế cao cho người nông dân, thu nhập từ 7 – 9
triệu đồng/sào. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt vẫn còn những tồn tại, hạn
chế cần khắc phục như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa
đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu, người sản xuất thiếu thông tin về thị
trường, mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt còn thiếu chặt chẽ,
không thường xuyên. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn và những tồn tại hạn chế trên,
trong nghiên cứu này chúng tôi hướng tới mục tiêu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu
thụ ớt huyện Quỳnh Phụ, hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt, phát hiện
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của chuỗi, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện chuỗi, mang lại lợi ích cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi.
Tương ứng với mục tiêu cụ thể, bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về phân tích chuỗi giá trị sản phẩm; (2) Phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm ớt
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả hoạt
động chuỗi giá trị ớt huyện Quỳnh Phụ; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong những năm tới.

Phân tích chuỗi giá trị nông sản gồm 9 nội dung đó là (1) Lựa chọn chuỗi giá trị;
(2) Lập sơ đồ chuỗi giá trị; (3) Phân tích kinh tế chuỗi; (4) Phân tích hậu cần chuỗi; (5)
Phân tích rủi ro chuỗi cung ứng sản phẩm; (6) Phân tích các chính sách liên quan trong
chuỗi giá trị; (7) Phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng; (8) Nghiên cứu thị trường;
(9) Hoàn thiện chuỗi giá trị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số
liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích, đánh giá và nhận định. Số liệu thứ cấp bao gồm các
tài liệu đã công bố liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm, tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt
huyện Quỳnh Phụ. Các thông tin khác thu thập từ các loại báo chí, tạp chí khoa học,
trên mạng internet, các báo cáo khoa học, các báo cáo liên quan của các phòng ban

x


huyện Quỳnh Phụ. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát có thảo luận nhóm
PARA (phỏng vấn bán cấu trúc) và sử dụng phiếu điều tra với câu hỏi cho trước. Địa
điểm nghiên cứu tại 3 xã có diện tích trồng ớt đạt bình quân 95 ha/năm, đó là: Quỳnh
Hải, Quỳnh Hội, An Ấp. Đề tài chọn 120 mẫu điều tra đại diện cho 6 tác nhân tham gia
chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. Chúng tôi sử dụng các phương pháp
thống kê kinh tế gồm phân tổ thống kê, thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp
phân tích SWOT, phương pháp dự báo. Đồng thời, đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu
nghiên cứu bao gồm nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh ớt
(TR, IC, VA, MI, W, MI/IC, VA/IC, MI/TC, VA/TC, MI/W).
Nghiên cứu chuỗi giá trị ớt ở huyện Quỳnh Phụ cho thấy, có các tác nhân chính
tham gia chuỗi giá trị, bao gồm: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người
bán lẻ, cơ sở chế biến, công ty xuất khẩu ớt. Qua khảo sát, có 35% hộ nông dân có liên
kết chặt chẽ với người thu gom, 16% có mối liên kết thường xuyên với người bán buôn,
77,5% hoạt động mua bán ớt không thông qua hợp đồng kinh tế. Sự thiếu liên kết chặt
chẽ và thường xuyên giữa các tác nhân là điểm yếu của chuỗi. Tổng giá trị gia tăng của
chuỗi giá trị sản phẩm ớt huyện Quỳnh Phụ do các tác nhân tạo ra đạt 863,544 tỷ đồng/
năm. Trong đó, tác nhân sản xuất đóng góp 38,8% ,các công ty xuất khẩu ớt 34,6%; cơ

sở chế biến chiếm 10,5%, tác nhân người thu gom đóng góp 3,9% giá trị gia tăng. Đề tài
cũng nghiên cứu sự đóng góp giá trị gia tăng của các tác nhân của từng loại kênh tiêu
thụ nội địa và xuất khẩu. Phân tích tổng hợp kinh tế toàn chuỗi, giá trị thu nhập hỗn
hợp/chủ thể/năm của người sản xuất đạt 78,41 triệu đồng/năm/chủ thể (chiếm 0,7%).
Lợi ích toàn chuỗi tập trung chủ yếu vào tác nhân công ty xuất khẩu ớt do mức chênh
lệch lợi ích giữa giá thu mua (23.500 đ/kg) và giá xuất khẩu lớn (60.000 đ/kg). Tiếp đó,
các cơ sở chế biến có tỷ lệ giá trị thu nhập hỗn hợp/chủ thể/năm là 3.044 triệu đồng
(chiếm 27% tỷ lệ giá trị thu nhập bình quân/chủ thể/năm).
Chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,
bao gồm: (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Yếu tố kỹ thuật; (3) Yếu tố thị trường. Trên cơ sở
thực trạng chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, chúng tôi đưa ra nhóm giải
pháp chung nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị ớt Quỳnh Phụ, đó là (1) Quy hoạch vùng sản
xuất chuyên canh ớt, mở rộng diện tích gieo trồng ớt; (2) Hoàn thiện chuỗi giá trị nhằm
phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa; (3) Nâng cao vai trò của các
tác nhân trong chuỗi giá trị; (4) Xây dựng thương hiệu ớt của huyện Quỳnh Phụ; (5)
Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản ớt; (6) Tăng cường áp dụng tiến bộ KHCN vào
sản xuất và các giải pháp cho từng tác nhân. Đề tài cũng đưa ra các kiến nghị đối với
các cấp chính quyền; với từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

xi


ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Hong Thuy
Title: Analysis of pepper value chain in Quynh Phu district, Thai Binh province
Major: Economic Management; Code: 60.34.04.10
University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Globalization is indispensably trending and increasingly expanding, the export
of agricultural products depend on more macroeconomic factors. When products have
been produced, they need get high value in long-term, therefore, producers and other

actors cannot stay out of the value chain. Over the years, in Quynh Phu, the pepper is
considered to be one of the main crops and contributed a large portion in the agricultural
structure. Annually, Quynh Phu district, there are about 1,100 hectares of agricultural
land planted peppers, bringing high economic value to farmer, around 7 – 9 million
VND/sao. Though, the pepper production and consumption still exists problems,
limitations that should be overcome, such as small-scale and fragmentary production,
product quality failing to meet requirement for exports, producers lack of information
about the market, the linkage between actors in chain is not close and infrequently.
From the practical conditions and limitations, in this study, we aimed to analyze the
situation of pepper production and consumption in Quynh Phu district, the activities by
actors in pepper value chain, investigated advantages and disadvantages during chain
operation, then proposed solutions to complete the chain in order to bring benefits to all
actors in chain.
There have specific objectives, including: (1) Contribution of systematization
about theoretical basis and practical analysis on the product value chain; (2) Analysis on
situation of pepper value chain in Quynh Phu district; (3) Analysis of factors affecting
and evaluation on activities in pepper value chain in Quynh Phu district; (4)
Recommendation by some solutions in order to improve pepper value chain in Quynh
Phu district in the next year.
Analysis of agricultural value chain including 9 contents, that is (1) selection of
the value chain; (2) mapping the value chain; (3) chain economic analysis; (4) Analysis
of the logistic chain; (5) Risk analysis for product supply chain; (6) Analysis of the
relevant policies in the value chain; (7) SWOT analysis for whole chain; (8) Market
research; (9) Improvement on the value chain. In this study, we use flexibly between the
primary and secondary data to analysis, evaluation and assessment. Secondary data
included published material relating to the product value chain, pepper production and
consumption in Quynh Phu district. Other information gathered from all kinds of
newspapers, scientific journals, on the internet, scientific reports, relevant reports by
departments in the Quynh Phu district. Primary data was collected through a survey
xii



with PRA group discussions (semi-structured interviews) and using the questionnaire
with questions has been prepared. Study site in three communes, where pepper area
reached an average of 95 ha/year, that is: Quynh Hai, Quynh Hoi, An Ap. Research
selected 120 representative samples for 6 actors in peppers value chain in Quynh Phu
district. We use methodologies: economic statistics, including disaggregation statistics,
descriptive statistics, comparative statistics, SWOT analysis and forecasting methods.
Simultaneously, the study used research indicator system, including indicators of result
and efficiency on pepper production (TR, IC, VA, MI, W, MI/IC, VA/IC, MI/TC,
VA/TC, MI/W).
Research on pepper value chain in Quynh Phu district showed that, the main
actors participated in the value chain, including producers, collectors, wholesalers,
retailers, processing agents, exported companies. The survey show that, there are 35%
of farmers having close linkage with collectors, 16% of frequent linkage with
wholesalers, 77.5% of trading activities not via economic contracts. The lack of close
and frequent linkage between actors in chain is weak point. The total added value in
pepper value chain in Quynh Phu district generated by all actors reached 863.544 billion
VND/year. In particular, famers contributed 38.8%, export companies occupied 34.6%;
processing actors accounted for 10.5%, collectors contributed of 3.9% added value. The
study also researched on added-value contribution by channel type for domestic
consumption and export. The economic analysis for entire chain, the value by mixed
income/actor/year from producers reached 78.41 million/year/actor (at 0.7%). Entire
chain benefits focuses primarily on export companies because of the benefit difference
between purchased price (23,500 VND/kg) and exported price (60,000 VND/kg). Next,
the processing agents having mixed income value/actor/year was 3044 million
(accounting for 27% portion of the average income value/actor/year). Pepper value
chain in Quynh Phu district was influenced by many factors, including: (1) natural
conditions; (2) technical factors; (3) the market factor.
Based on the pepper value chain situation in Quynh Phu district, we proposed

general solutions in order to improve the Quynh Phu pepper value chain, that is (1)
Planning on growing areas for pepper production, expanding the area planted pepper;
(2) Improvement on the value chain in order to develop exported markets, expansion in
the domestic market; (3) Enhancement for the role by the actors in the value chain; (4)
Brand creation for Quynh Phu pepper; (5) Development of processing and preservation
technologies; (6) Strengthening application for scientific and technological
achievements in production and solutions by each actors. The research also gave
recommendations to the authorities, actors in value chain.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn đang
đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân. Tính đến nay, diện tích
sản xuất lúa của Thái Bình đạt hơn 81.000 ha, năng suất là 13 tấn/năm. Để gia
tăng giá trị sản xuất trong nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chính sách
khuyến khích nông dân tăng diện tích gieo trồng vụ Đông nhằm nâng cao thu
nhập cho người nông dân. Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng diện tích vụ
Đông của Thái Bình đạt hơn 36.000 ha, chủ yếu trồng các loại cây hoa màu bao
gồm: ngô, ớt, dưa bí, khoai tây, đậu tương, khoai lang, rau đậu các loại,…Trong
số các cây trồng vụ Đông, ớt là một trong những cây có giá trị hiệu quả kinh tế
cao nhất, mỗi năm lợi nhuận thu được bình quân đạt khoảng 7,5 triệu đồng/sào.
Trong những năm gần đây, diện tích sản xuất ớt ở Thái Bình mỗi năm đạt trung
bình khoảng 1.300 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Quỳnh Phụ trên 1.100 ha,
chiếm gầ n 85% diện tích trồng ớt của cả tỉnh Thái Bình (Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Thái Bình, 2015).
Ớt ở Quỳnh Phụ được trồng chủ yếu ở các xã: Quỳnh Hải, Quỳnh Hội,
Quỳnh Minh, An Ấp, An Ninh,... Trong những năm qua, diện tích trồng ớt của

huyện Quỳnh Phụ không ngừng được tăng lên, với các giống ớt chủ lực, cho
năng suất cao, thị trường ưa chuộng như: Ớt An Điền 101, ớt Hiểm Lai F1
Demon, ớt Chỉ thiên GS 888, ớt Thái Lan, ớt Big Hot (P22). Điều kiện tự nhiên
và thổ nhưỡng ở Quỳnh Phụ rất thuận lợi cho trồng ớt. Ớt ở Quỳnh Phụ có mặt ở
nhiều thị trường trong và ngoài nước, được thu mua, sơ chế và xuất sang các thị
trường nước ngoài như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
Mặc dù, ớt là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển tốt
tại Quỳnh Phụ nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong sản xuất và tiêu thụ ớt như:
được mùa - rớt giá, mất mùa - được giá, thiếu thông tin về thị trường, giá bán
không ổn định, ớt xuất bán chủ yếu phơi khô, sơ chế, chưa qua chế biến thành
phẩm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất
còn nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật canh tác chưa cao, điều kiện khí hậu, sâu bệnh
cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị gia tăng của ớt trong những năm qua.
Việc sản xuất ớt còn thiếu mối liên kết giữa người nông dân và các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ hàng hóa đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm. Hay nói một
1


cách khác, sự liên kết và tương tác giữa các khâu trong chuỗi cung ứng và tiêu
thụ ớt tại Quỳnh Phụ còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tối đa hóa được lợi ích kinh
tế, hợp lý chi phí sản xuất của các tác nhân tham gia vào chuỗi, gây khó khăn
trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất ớt. Những khó khăn và
hạn chế trên đã đặt ra cho các nhà quản lý của huyện cần nghiên cứu cách thức tổ
chức, quản lý các hoạt động sản xuất và tiêu thụ ớt liên kết theo chuỗi giá trị
hàng hóa nông sản.
Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ớt tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho các nhà quản lý đánh giá đúng thực
trạng sản xuất và tiêu thụ ớt, mối quan hệ, sự phân phối lợi ích của từng tác nhân
tham gia vào chuỗi. Qua đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình
thành và hoàn thiện chuỗi giá trị. Các nghiên cứu trước đây mới tập trung làm rõ

thực trạng sản xuất, tiêu thụ ớt, tính đến thời điểm hiện tại rất ít đề tài nghiên cứu
về phân tích chuỗi giá trị ớt, đặc biệt ở huyện Quỳnh Phụ thì chưa có nghiên cứu
nào. Xuất phát từ các lý do trên, tôi tiến hành chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá
trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt huyện Quỳnh Phụ,
hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt, phát hiện những thuận lợi,
khó khăn trong quá trình hoạt động của chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện chuỗi, mang lại lợi ích cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần h ệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi giá
trị sản phẩm.
- Phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả hoạt động chuỗi giá trị ớt
huyện Quỳnh Phụ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên
địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ bao
gồm những nội dung nào?

2


Đặc điểm, kết quả hoạt động và mối liên hệ của các tác nhân tham gia vào
chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ được thể hiện như thế nào?
Kết quả và hiệu quả của các tác nhân tham gia và toàn bộ chuỗi giá trị sản
phẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong những năm qua ra sao?
Những thuận lợi, khó khăn và cơ hội, thách thức cho sự phát triển của

từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ớt là gì?
Các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ trong những năm tiếp theo như thế nào?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chuỗi sản phẩm ớt như: Cung
ứng, sản xuất, thu gom, chế biế n, vâ ̣n chuyể n , bán buôn, bán lẻ, xuấ t khẩ u,…
Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ gồm: Hộ nông dân, hộ thu gom, thương lái, người bán buôn, người
bán lẻ, công ty xuất nhập khẩu, cơ sở chế biến, các nhà cung ứng đầu vào, người
tiêu dùng,…
Các tổ chức kinh tế - xã hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ,…
Các cơ chế chính sách có liên quan đến sản xuất và kinh doanh ớt.
Các yếu tố về kỹ thuật: Giống, công nghệ, thuốc BVTV,…
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt trên điạ bàn huyê ̣n Quỳnh Phu ̣ , các tác
nhân tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ, các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng đến năm 2020.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên điạ bàn huyê ̣n Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Một số
nội dung chuyên sâu sẽ thực hiện khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt ở
một số xã đại diện trên địa bàn huyện.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung trong ba năm gần đây từ năm
2014 đến năm 2016.
3



1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phân tích
chuỗi giá trị sản phẩm ớt, ý nghĩa và nội dung trong phân tích chuỗi giá trị,
tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam và một số nước trong
khu vực.
Luận văn đã phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ, lập sơ đồ chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. Phân tích
kết quả, hiệu quả chuỗi giá trị ớt, luận văn đã chỉ ra rằng: Lợi ích toàn chuỗi chủ
yếu tập trung vào công ty xuất khẩu ớt và cơ sở chế biến ớt. Mối liên kết giữa các
tác nhân chưa thường xuyên, chặt chẽ, hoạt động mua bán chủ yếu là quan hệ
trao đổi mua bán thỏa thuận bằng miệng, không thông qua hợp đồng kinh tế. Sản
phẩm ớt tiêu thụ chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế, quy cách bao bì, đóng gói sản
phẩm chưa đảm bảo quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa xây dựng được
thương hiệu sản phẩm ớt Quỳnh Phụ. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị còn
thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, giá cả bấp
bênh, phụ thuộc vào mùa vụ và thị trường xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung
Quốc, Đài Loan. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ớt trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ bao gồm: Điều kiện tự nhiên, yếu tố kỹ thuật, thị trường, hoạt
động quản lý và các chính sách của chính quyền địa phương hỗ trợ các tác nhân
tham gia chuỗi giá trị ớt tại Quỳnh Phụ.
Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị ớt trên
địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong thời gian tới, xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị tiềm
năng sản phẩm ớt huyện Quỳnh Phụ dự kiến năm 2018, trong đó hướng tới mở
rộng thị trường xuất khẩu sang các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản,…Đầu tư phát
triển các cơ sở chế biến, kho đông lạnh bảo quản ớt, tăng tỷ lệ xuất khẩu ớt tươi
đông lạnh, xây dựng thương hiệu sản phẩm ớt Quỳnh Phụ.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị
2.1.1.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một khái niệm dùng trong quản trị kinh doanh và được sử
dụng lần đầu tiên vào năm 1985 do Michael Porter viết trong cuốn sách “Lợi thế
cạnh tranh, tạo dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả”. Trong tài liệu này, chuỗi
giá trị được định nghĩa là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu
thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình
tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và
các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương
thức nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi
công đoạn của chuỗi.
Chuỗi giá trị là một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm
hoặc dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau
đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị chỉ
tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa
giá trị trong toàn chuỗi. Như vậy, chuỗi giá trị có thể được định nghĩa theo nghĩa
rộng và nghĩa hẹp, nó gắn liền với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường,
sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các ràng buộc xã hội và tiêu
chuẩn truyền thống.
Theo khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp
là một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất
ra một lượng sản phẩm nào đó. Mục đích cuối cùng của chuỗi là nâng cao lợi thế
cạnh tranh của công ty. Các hoạt động này có thể bao gồm: lập kế hoạch, đưa ra
khái niệm, ý tưởng, tiếp đó là mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị, phân phối,
tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ hậu mãi khác,…Tất cả các hoạt động này tạo
thành một “chuỗi” nhằm kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, đồng thời
gia tăng giá trị cho thành phẩm cuối cùng của “chuỗi”.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một tập hợp những hoạt động do nhiều

người khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà
chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ,…) để sản xuất ra một sản phẩm sau

5


đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nói cách khác, chuỗi giá trị
được hiểu là một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra, một sự sắp
xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp
và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể. Trong đó, người sản xuất sẽ
lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân
liên quan để tiếp cận thị trường.
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét chuỗi giá trị do một doanh
nghiệp duy nhất tiến hành mà nó tính đến cả các mối liên kết ngược, xuôi cho
đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và đưa đến người tiêu dùng cuối cùng, chi
tiết hóa các hoạt động và các khâu của chuỗi giá trị giản đơn và sự tham gia của
các tác nhân thực hiện các chức năng của các “khâu” trong “chuỗi”. Bên cạnh đó,
còn có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị” và nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là
giúp phát triển, tạo điều kiện.
2.1.1.2. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chuỗi giá trị, tuy nhiên theo sự phân
loại về khái niệm có ba cách tiếp cận chính về chuỗi giá trị đó là phương pháp
Filière (còn gọi là phương pháp chuỗi); khung phân tích của Porter (1985); cách
tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Kaplinsky and Morris (2001), Gereffi and
Kozeniewicz (1994). Trong khi áp dụng vào thực tiễn có thể sử dụng linh hoạt
kết hợp cả ba phương pháp tiếp cận trên phù hợp với từng điều kiện cụ thể để
phân tích chuỗi giá trị.
a. Phương pháp Filière (phương pháp chuỗi)
Phương pháp Filière g ồm có nhiều trường phái tư duy và truyền thống
nghiên cứu khác nhau, phương pháp này dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp

của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp (Browne, J.
Harhen, J. & Shivinan, J., 1996). Phân tích chuỗi chủ yếu làm công cụ để nghiên
cứu cách thức tổ chức hệ thống sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát
triển. Trong bối cảnh này, khung Filière tập trung xây dựng mối liên kết giữa hệ
thống sản xuất địa phương với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và
người tiêu dùng cuối cùng (Fearne, A. and D.Hughes, 1998). Do đó, phương
pháp chuỗi Filière được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế và sử dụng
để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia
vào các hoạt động của chuỗi. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào

6


mối quan hệ vật chất và kỹ thuật của dòng chảy hàng hóa và những người tham
gia vào chuỗi.
Nhà

Nhà

Nhà

Nhà

Người

cung
cấp

sản


chế

phân

tiêu

xuất

biến

phối

dùng

đầu vào

Sơ đồ 2.1. Chuỗi theo phƣơng pháp Filière
Nguồn: ValueLink (2007)

Phương pháp chuỗi (Filière) có hai lĩnh vực và có một số điểm chung so
với phân tích chuỗi giá trị. Một là, việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính
chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa, phân tách
các khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm phân tích sự
ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân, sự đóng góp của nó vào GDP.
Hai là, phân tích tập trung vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được sử dụng
nhiều nhất ở trường Đại học Paris – Nanterre, một số viện nghiên cứu như Viện
nghiên cứu và phát triển của Pháp (CIRAD), các tổ chức phi chính phủ như
IRAM về phát triển nông nghiệp, nghiên cứu có hệ thống sự tác động lẫn nhau
của các mục tiêu, sự cản trở, kết quả của các tác nhân liên quan trong chuỗi. Các
chiến lược cá nhân và tập thể cũng như các hình thái quy định mà Hugon (1985)

đã xác định thì có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi bao gồm:
quy định trong nước, quy định về thị trường, quy định của Nhà nước, quy định
kinh doanh nông nghiệp quốc tế. Đồng thời, Moustier và Leplaideur (1989) đã
đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng hóa như: lập sơ đồ, các chiến
lược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt giá cả và thu nhập, vấn đề chuyên môn
hóa của nông dân, thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa.
b. Khung phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter (1985)
Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty
nên tự xác định vị trí của mình như thế nào trên thị trường và mối quan hệ giữa
công ty với các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh khác, đây chính
là cách tiếp cận chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp. Theo đó, Michael Porter cho rằng
một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng hoặc một dịch vụ nào
đó có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với một chi phí
thấp hơn. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể sản xuất ra một mặt hàng mà khách
7


hàng chấp nhận mua với mức giá cao hơn nếu tạo ra được sự khác biệt so với các
sản phẩm khác. Các doanh nghiệp có thể sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị
để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh, tiềm năng của mình. Nguồn lợi thế cạnh
tranh này theo Porter không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể,
cần phải phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm được lợi thế cạnh
tranh của công ty trong một hoặc nhiều hơn ở các hoạt động đó. Đồng thời,
Michael Porter đã phân biệt các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm
giá trị cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián
tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.
Khái niệm chuỗi giá trị trong khung phân tích của Porter không trùng với
ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Theo đó, Porter cho rằng tính cạnh tranh của một
công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất mà còn có các yếu tố ảnh
hưởng khác như thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần (bên trong và

bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi, dịch vụ hỗ trợ. Trong đó, lập
chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu sẽ hỗ trợ các doanh
nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Chuỗi giá trị theo quan điểm của
Porter chủ yếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quản lý, điều hành, đưa ra
các quyết định kinh doanh mang tính chiến lược.
Cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp
LỢI

Các
hoạt
động
hỗ trợ

Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ

NHUẬN
BIÊN

Thu mua
LỢI

Hậu

Sản

cần

xuất


Hậu cần
ngoài ra

Marketing
Dịch vụ
và bán hàng khách hàng

NHUẬN
BIÊN

đến
Các hoạt động chính

Sơ đồ 2.2. Chuỗi giá trị của Porter (1985)
Nguồn: Dẫn theo Dương Thị Thu (2013)

Michael Porter cho rằng, thay vì phân tích lợi thế cạnh tranh của một
công ty duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một
8


chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là “hệ thống giá trị”. Một hệ thống
giá trị bao gồm các hoạt động trong đó tất cả các công ty cùng tham gia vào
việc sản xuất ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó, từ lúc sản phẩm hoặc
dịch vụ đó còn là nguyên liệu thô đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối
cùng. Do vậy, khái niệm “hệ thống giá trị” rộng hơn so với khái niệm chuỗi giá
trị của doanh nghiệp.

Chuỗi giá
trị của

công ty

Chuỗi giá
trị của
nhà
cung cấp

Chuỗi giá
trị của
người mua

Sơ đồ 2.3. Hệ thống giá trị của Porter (1985)
Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Phúc Hoàng (2010)

c. Phương pháp tiế p cận toàn cầ u
Khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu.
Theo đó, phương pháp tiếp cận toàn cầu giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cách
thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết
định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu. Vì vậy, phân tích chuỗi
giá trị còn chứng minh được rằng việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ
được kết nối với nền kinh tế toàn cầu là vì lợi ích của các bên tham gia vào chuỗi
có thể đạt được nếu họ liên kết theo chuỗi giá trị. Tương tự, dựa trên quan điểm
về liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) của GTZ (Deutsche Gesellschaft
fur Technische Zusammenarbeit - Đức) thì chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động
kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu
vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối
cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Hay nói cách khác, chuỗi giá trị là
một loạt quá trình mà các doanh nghiệp thực hiện các chức năng chủ yếu của
mình để sản xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các mối
liên kết này sẽ bao gồm một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó

sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu
dùng cuối cùng, như vậy là các chức năng của chuỗi đã được vận hành.

9


Đầu

Sản

vào

xuất

Chuyển
đổi

Bán

Tiêu
dùng

Cung cấp:

Trồng, nuôi,

Phân loại

Vận chuyển


- Thiết bị

thu hoạch,

Chế biến

Phân phối

- Đầu vào

sơ chế

Đóng gói

Nấu ăn

án

Các nhà vận hành trong chuỗi giá trị và quan hệ giữa họ
Nhà

Nông dân

Người

Nhà

cung cấp

(nhà sản

xuất)

đóng gói

buôn bán

đầu vào

Người
tiêu
dùng

cụ thể

Sơ đồ 2.4. Chuỗi giá trị theo GTZ Eschborn (2007)
Nguồn: GTZ Eschborn (2007)

Dựa vào các phương pháp tiế p câ ̣n chuỗi giá tri ̣trên , trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, chúng tôi tiếp cận chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
theo lý thuyết của Filière và phương pháp tiếp cận toàn cầu. Với điề u kiê ̣n các tác
nhân tham gia vào thị trường ớt đã phát triển ở cả thị trường trong nước và được
xuất khẩu sang nước ngoài, đạt được yêu cầu toàn cầu hóa.
2.1.1.3. Một số thuật ngữ sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị
Khi phân tích chuỗi giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ, cần chú ý đến
một số thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng như: tác nhân, sản phẩm, mạch
hàng, luồng hàng, luồng vật chất, sơ đồ chuỗi giá trị.
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt
động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Như vậy, tác nhân có thể là
những hộ, những doanh nghiệp,…Tham gia trong ngành hàng trong hoạt động
kinh tế của họ. Tác nhân có hai loại, bao gồm tác nhân là người thực (hộ nông

dân, hộ kinh doanh, người chế biên, người tiêu thụ,…) và tác nhân tinh thần(các
doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà máy,…). Trên thực tế có một số tác nhân
chỉ tham gia vào một ngành hàng, một chuỗi nhất định và có nhiều tác nhân có
mặt trong nhiều chuỗi giá trị, nhiều ngành hàng của nền kinh tế quốc dân. Có thể
phân loại các tác nhân thành một số nhóm tùy theo bản chất hoạt động chủ yếu
10


trong ngành hàng như sản xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động
tài chính và phân phối.
Sản phẩm: Trong chuỗi giá trị mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm của riêng
mình. Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác
chưa phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả của quá trình sản
xuất của từng tác nhân. Chuỗi giá trị sản phẩm của tác nhân trước là chí phí trung
gian của tác nhân liền kề sau nó. Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng đến tay
người tiêu dùng mới là sản phẩm của chuỗi giá trị.
Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân, nó chứa đựng quan hệ kinh
tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng
mạch hàng, giá trị của sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả của sản phẩm
cũng được tăng thêm do khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân.
Luồng hàng là những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác
nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng. Luồng hàng thể hiện sự di chuyển của những
luồng vật chất do kết quả của hoạt động kinh tế của hệ thống các tác nhân khác nhau
ở từng công đoạn đến từng chủng loại của sản phẩm cuối cùng.
Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp những sản phẩm do các tác
nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua tác nhân khác liền kề nó trong
từng luồng hàng.
Sơ đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh về những cấp
độ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị. Theo định nghĩa về chuỗi giá trị, sơ đồ
chuỗi giá trị thể hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh (khâu), các tác nhân

chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập bản đồ chuỗi giá trị có ý
nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị.
2.1.2. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vững
của sản phẩm, dịch vụ hay một ngành hàng bất kỳ, đặc biệt là đối với các sản
phẩm nông nghiệp. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm đến thị trường tiêu thụ sản
phẩm trước khi sản xuất, xác định trước nhu cầu, yêu cầu của thị trường, thông
qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nâng
cấp chuỗi. Phân tích chuỗi giá trị có thể xác định những khó khăn của từng khâu
trong chuỗi, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu
cầu của thị trường và phát triển bền vững. Ngoài ra, phân tích chuỗi giá trị còn

11


×