Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐĂNG HUỆ

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn với Học viện về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Huệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS Thầy Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức UBND huyện Yên
Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Huệ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... vi
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract .................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Đóng góp mới ..................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã ............................... 4
2.1.

Cở sở lý luận về quản lý ngân sách cấp xã ......................................................... 4

2.1.1.

Khái quát về hệ thống ngân sách nhà nước ........................................................ 4

2.1.2.

Ngân sách cấp xã ................................................................................................ 5

2.1.3.


Sự cần thiết phải tăng cường quản lý ngân sách cấp xã ................................... 12

2.1.4.

Nội dung quản lý ngân sách cấp xã .................................................................. 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã ....................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã .................................................... 21

2.2.1.

Thực tiễn quản lý ngân sách cấp xã một số đơn vị ........................................... 21

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ........................................................ 24

2.2.3.

Chủ trương, chính sách về quản lý ngân sách xã.............................................. 24

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 26

3.1.1.

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ......................................................................... 26

3.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Định giai đoạn 2013-2015 .................... 27

3.1.3.

Thực trạng bộ máy quản lý tài chính ngân sách cấp xã .................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 33

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu........................................................... 33

3.2.3.


Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, số liệu ........................................... 35

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 38
4.1.

Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã ở huyện yên định, tỉnh Thanh Hóa........ 38

4.1.1.

Tình hình phân bổ và sử dụng ngân sách cấp xã ở huyện Yên Định giai
đoạn 2013-2015 ................................................................................................ 38

4.1.2.

Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ............ 40

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã ......................... 76

4.2.1.

Các yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước ................................................. 76

4.2.2.


Các yếu tố thuộc về đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện và xã .......................... 78

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định ...... 79

4.3.1.

Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Định đến năm 2020 ........ 79

4.3.2.

Phương hướng tăng cường quản lý ngân sách cấp xã ...................................... 80

4.3.3.

Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã............................................... 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 99


iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2013-2015 .......................................................................... 31

Bảng 3.2.

Số lượng mẫu điều tra................................................................................ 34

Bảng 4.1.

Ý kiến đánh giá về các chính sách liên quan đến quản lý ngân sách
cấp xã ......................................................................................................... 41

Bảng 4.2.

Ý kiến đánh giá về sự phối hợp giữa cơ quan kiểm soát thanh toán
với cán bộ ngân sách xã ............................................................................. 41

Bảng 4.3.

Ý kiến đánh giá của cán bộ cấp xã đối với chỉ đạo của cấp trên trong
lập dự toán, chấp hành dự toán và thẩm định quyết toán .......................... 42

Bảng 4.4.


Ý kiến đánh giá của cán bộ cấp xã về các nội dung quản lý ngân sách .......... 43

Bảng 4.5.

Kết quả điều tra tình hình nợ đọng XDCB đến 31/12/2015 ...................... 44

Bảng 4.6.

Tổng hợp dự toán thu ngân sách xã theo đơn vị giai đoạn 2013-2015...... 47

Bảng 4.7.

Tổng hợp dự toán chi ngân sách xã theo đơn vị giai đoạn 2013-2015 ...... 50

Bảng 4.8.

Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế trên địa
bàn huyện Yên Định, Thanh Hoá giai đoạn 2013 -2015 .......................... 54

Bảng 4.9.

Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế trên địa
bàn huyện Yên Định, Thanh Hoá giai đoạn 2013-2015 ........................... 64

Bảng 4.10. Tổng hợp nợ XDCB đến 31/12/2015 của 29 xã, thị trấn huyện Yên
Định, Thanh Hoá ....................................................................................... 65
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả thanh tra ngân sách các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Yên Định giai đoạn 2013-2015....................................................... 70
Bảng 4.12. Tổng hợp đánh giá việc thực hiện quản lý ngân sách cấp xã huyện

Yên Định giai đoạn 2013-2015 ................................................................. 75
Bảng 4.13. Tổng hợp những bất hợp lý trong định mức chi một số nội dung
trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 .............................................. 77
Bảng 4.14. Đánh giá năng lực của cán bộ quản lý ngân sách xã huyện Yên Định
đến thời điểm 31/12/2015 qua các tiêu chí ................................................ 78

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tổ chức quản lý ngân sách cấp huyện.......................................................... 32

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX


: Hợp tác xã

KBNN

: Kho bạc Nhà nước

KH-KT

: Khoa học-kỹ thuật

KT-XH

: Kinh tế-xã hội

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

NSNN

: Ngân sách nhà nước

NSTW

: Ngân sách Trung ương

NTM

: Nông thôn mới


QLNN

: Quản lý Nhà nước

TC-KH

: Tài chính-KH

TSCĐ

: Tài sản cố định

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đăng Huệ
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên

Định, tỉnh Thanh Hóa”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ
thống ngân sách nhà nước. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội
trên địa bàn theo phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã cần phải
có nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các quỹ tiền tệ mà chính quyền xã được quyền quản lý
và sử dụng thì ngân sách xã được coi là quỹ tiền tệ lớn nhất để đảm bảo duy trì sự tồn tại và
hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp xã. Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng
giúp chính quyền nhà nước cấp xã khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn, đảm
bảo công bằng và giải quyết vấn đề xã hội. Trong giới hạn của luận văn, tác giả tập trung
phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã
trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015; (3) Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản
lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện đến năm 2020
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng linh hoạt số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp
để đưa ra các phân tích, đánh giá, nhận định về công tác quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Trong đó số liệu thứ cấp được lấy từ các báo
cáo của UBND huyện Yên Định về dự toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước, chi
ngân sách địa phương giai đoạn 2013-2015, các văn bản và tài liệu có liên quan; số liệu
sơ cấp được điều tra ở 29 xã, thị trấn trong huyện, nghiên cứu điều tra 58 cán bộ là chủ
tài khoản và kế toán các xã, thị trấn. Đối với cán bộ cấp huyện: nghiên cứu điều tra 2
cán bộ là lãnh đạo huyện và 4 cán bộ là chuyên viên phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
trên các nội dung liên quan đến tình hình quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện

Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2013-2015. Tác giả sử dụng các phương
pháp phân tích như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để đánh giá về
thực trạng, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách
cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định.

viii


Qua đánh giá thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định
cho thấy công tác quản lý thu, chi những có nhiều chuyển biến tích cực, tổ chức thực
hiện dự toán đã dần đi vào nề nếp; tuy nhiên còn một số tồn tại như: Quản lý thu, chi ở
một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức; còn có tư tưởng trông chờ vào việc bổ
sung kinh phí từ cấp trên, việc huy động thu đóng góp của nhân chưa thực hiện đầy
đủ quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở; việc thực hiện chi hỗ trợ cho nhân dân từ
các chương trình mục tiêu của Trung ương như chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát
triển đất trồng lúa, chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai ở một số đơn vị chưa được
công khai minh bạch. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa
bàn huyện Yên Định bao gồm: (1) Các yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước; (2)
Các yếu tố thuộc về đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện và xã, trong các yếu tố này
tác giả thấy rằng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện và xã có
ảnh hưởng lớn nhất, quyết định trực tiếp đến công tác quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Thông qua nghiên cứu, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý
ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: (1) Hoàn
thiện chu trình quản lý ngân sách cấp xã; (2) Thực hiện tốt công tác kế toán; (3)
Tăng cường công tác nuôi dưỡng phát triển nguồn thu; (4) Tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; (5) Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
quản lý và kế toán ngân sách xã; (6) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt
động ngân sách cấp xã; (7) Làm tốt công tác công khai minh bạch. Trong đó giải
pháp tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý và kế toán ngân sách

xã là giải pháp then chốt, nâng cao chất lượng của công tác quản lý ngân sách cấp xã
trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa một cách bền vững; (8) Phân cấp quản
lý mạnh mẽ hơn cho ngân sách cấp xã, xây dựng định mức chi phù hợp hơn so với
thực tế.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Dang Hue
Thesis title: Strenghthening communal budget management in Yen Dinh
district, Thanh Hoa province
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Communal budget plays a very important role in a State budget system. In order
to implement the functions and tasks on socio-economic management under the
decentralization in the State system, communal authorities need to have sufficient
financial bugdet. Among the monetary funds that communal authorities have the right to
manage and use the communal budget is considered to be the largest to maintain the
existence and operation of the communal state authorities. Communal budget is an
important financial tool that helps communal state governments to exploit the local’s
socio-economic advanatages, and to ensure fairness and solve social problems. Within
the limits of the thesis, this study focuses on analyzing the current situation of
communal budget management in Yen Dinh district, Thanh Hoa province, then
proposes solutions to strengthen communal budget management in near future.
Correspondingly, the specific objectives include: (1) Systematizing theory and practice

on communal budget management; (2) Assessing the current situation and analyzing
factors influencing the communal budget managment in Yen Dinh district, Thanh Hoa
province during 2013-2015; (3) Proposing guidelines and solutions for strenghthening
the communal budget managment in the district by 2020.
In this study primary and secondary data were both used for analyzing the
communal budget management in Yen Dinh district, Thanh Hoa province. The
secondary data were collected from the reports of Yen Dinh district’s People
Committee and the local state’s final account on expenditure and revenues in a period
of 2013 – 2015, and related documents. Meanwhile, we collect the primary data by
conducting a survey at 29 communes and towns in the districts, and interviewing 58
people as the account holders and accountants. In addition, two district leaders and
four government officers in Departments of Accounting and Financing in the district
were also interviewed to provide information related to the real situation of communal
budget management in the districts during 2013-2015. Descriptive and comparative

x


statistics were applied to assess the current situation and identify factors influencing
communal budget management and in Yen Dinh district.
The study showed that the management of communal budget revenues and
expenditures had positive changes when the budget estimates were gradually improved.
However, some limitations related to the budget management still existed. For instance,
the management of revenues and expenditures was still inappropriate in some local
government units, or local government had passive roles in mobilizing resources out of
higher-level authority funds. Moreover, the resource mobilization from local
community was inadequate under regulation on grassroots levels’ democracy.
Implementation of policy support to local people from National Target Programs
(NTPs) including rice land protection and development or support to the damages
caused by natural disasters was not been publicly transparent. In addition, factors

influencing the communal budget management in the Yen Dinh district included: (1)
factors from the State policies; (2) factors related to commune and district managers,
with the most important roles of the staffs on communal budget management.
From the findings above, solutions to strengthen the communal budget
management in the Yen Dinh districts, Thanh Hoa province were: (1) improving the
process of communal budget management; (2) improving accounting performance; (3)
developing various revenue sources of budget; (4) strengthening monitoring, inspecting
and auditing; (5) improving human training toward communal budget managers and
accountants; (6) strengthening the Party’s leadership toward the communal budget
management; (7) boosting the transparency and publicity of communal budget
management. We recommend that the most important factors was about improving
human training activities toward communal budget managers and accountants; (8) To
make stronger management decentralization on commune budget and to form more
appropriate quotas on cummune budget spending.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách có tầm quan trọng đặc biệt trong
hệ thống ngân sách nhà nước. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý
kinh tế, xã hội trên địa bàn theo phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà
nước, chính quyền xã cần phải có nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các quỹ tiền
tệ mà chính quyền xã được quyền quản lý và sử dụng thì ngân sách xã được coi
là quỹ tiền tệ lớn nhất để đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của chính
quyền Nhà nước cấp xã. Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng giúp
chính quyền nhà nước cấp xã khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn,
đảm bảo công bằng và giải quyết vấn đề xã hội. Ngân sách xã là công cụ tài
chính giúp chính quyền Nhà nước cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền

xã bởi hầu hết các xã đều có một phần nguồn thu được tạo lập nhờ số chi bổ
sung từ ngân sách cấp trên.
Để tăng cường quản lý NSNN, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật NSNN ngày 20/3/1996. Kể từ
đó đến nay Luật NSNN đã có 3 lần sửa đổi, thay thế gồm: Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật NSNN số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998; Luật NSNN số
01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2004) và Luật
NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017).
Sự quan tâm sửa đổi, thay thế Luật NSNN trong thời gian qua chứng tỏ vai trò
quan trọng của NSNN, trong đó có ngân sách cấp xã.
Trong những năm qua, công tác quản lý thu, chi ngân sách cấp xã trên địa
bàn huyện Yên Định đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp uỷ chính quyền đa số
các xã, thị trấn đã thực sự quan tâm đến công tác tài chính ngân sách, quan tâm
đến đầu tư phát triển có tính chất ổn định, lâu dài trên địa bàn và đã có tính chủ
động cao hơn trong công tác thu và điều hành chi ngân sách của mình. Chi ngân
sách đã bám dự toán đầu năm. Cơ cấu chi đầu tư và chi thường xuyên tương đối
hợp lý. Điều hành chi đảm bảo được nguyên tắc thứ tự ưu tiên, chi thường xuyên
được đảm bảo tốt, chế độ con người được chi trả kịp thời. Việc đầu tư phát triển
nguồn thu tại chỗ và đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng đã được chú trọng hơn. Công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo trình tự theo
quy định. Song trong công tác khai thác nguồn thu có tính chất ổn định, lâu dài,
điều hành chi vẫn còn bộc lộ một số hạn chế từ khâu lập dự toán, chấp hành dự

1


toán cho đến khâu quyết toán; Công tác quản lý vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu
tư vẫn còn nhiều tồn tại ở hầu hết các khâu của quy trình quản lý vốn đầu tư
XDCB, nhất là vấn đề nợ xây dựng cơ bản.
Là huyện có thu ngân sách trung bình (với tổng thu ngân sách cấp xã năm

2013 là 234,870 tỷ đồng trong đó thu về cấp quyền sử dụng đất là 52,956 tỷ
đồng; thu cố định tại xã 17,405 tỷ đồng; thu đóng góp 22,043 tỷ đồng…). Ở
huyện Yên Định đã chú trong quản lý ngân sách xã trên nhiều mặt như quản lý
thu-chi, hoàn thiện nâng cao năng lực cán bộ nhờ đó mà công tác quản lý ngân
sách đạt được nhiều kết quả khả quan (Ngô Văn Vương, 2014). Bên cạnh đó
trước điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn hiện nay yêu cầu tăng cường quản lý ngân sách nhà nước nói
chung và ngân sách xã nói riêng trên địa bàn huyện Yên Định đang đặt ra rất gay
gắt. Mặt khác, công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định
còn một số tồn tại như: Quản lý thu chi ở một số đơn vị chưa được quan tâm
đúng mức, còn có tư tưởng trông chờ vào việc bổ sung kinh phí từ cấp trên, việc
huy động thu đóng góp của nhân dân được sử dụng đúng mục đích nhưng công
tác tổ chức thu chưa thực hiện đầy đủ quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở; việc
thực hiện chi hỗ trợ cho nhân dân từ các chương trình mục tiêu của Trung ương
như chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, chính sách hỗ trợ thiệt
hại do thiên tai ở một số đơn vị chưa được công khai minh bạch, quá trình triển
khai thực hiện còn chậm nên số tiền hỗ trợ đến với người dân chưa kịp thời; chi
đảm bảo hoạt động của cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể vượt định mức ở hầu
hết các đơn vị dẫn đến thiếu nguồn (để lại nợ đọng chi thường xuyên) hoặc dùng
nguồn chi không thường xuyên để chi thường xuyên (vượt nguồn); cá biệt có xã
còn buông lỏng quản lý dẫn đến những sai phạm cần phải xử lý; đội ngũ Chủ tịch
UBND các xã, thị trấn (Chủ tài khoản) thường thay đổi qua các nhiệm kỳ và
chưa được đào tạo các chương trình quản lý tài chính ngân sách dẫn đến trong
điều hành ngân sách còn nhiều lúng túng; đội ngũ kế toán ở một số đơn vị chưa
thực sự chuyên tâm cho công tác chuyên môn nên chất lượng công việc đôi khi
chưa đảm bảo. Trước tình hình đó việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp tăng
cường quản lý ngân sách tại địa phương có ý nghĩa quan trong góp phần phát
triển kinh tế địa phương bền vững.
Do vậy tác giả chọn và nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý ngân
sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.


2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Yên
Định thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách
cấp xã;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân
sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015;
- Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã
trên địa bàn huyện đến năm 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ngân
sách cấp xã.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013- 2015, giải pháp đề xuất áp
dụng cho giai đoạn đến năm 2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nội dung này tập trung trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến công tác
quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa:
- Công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa thời gian qua diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn?
- Cần phải đề xuất những giải pháp nào để tăng cường quản lý và sử dụng

có hiệu quả ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện thời gian tới?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI
Đề tài chỉ rõ những khó khăn bất cập từ việc phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã, đặc biệt là các yếu tố thuộc về
chính sách nhà nước như chế độ, định mức, chính sách liên quan. Từ đó đề ra các
giải pháp sát đúng hơn so với tình hình thực tế.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
2.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân sách nhà nước
NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát
triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển kinh tế hàng hóa - tiền tệ
trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước. Nói cách khác, sự
ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề
cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước (Nguyễn Thị Thu
Hà, 2015).
Trong giai đoạn nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
bao cấp, NSNN ta được tổ chức thành hai cấp đó là: Cấp NSTW và cấp ngân
sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc phân cấp đó là phù hợp với lịch
sử và đảm bảo nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền trong việc huy động tối đa các
nguồn lực tài chính (Nguyễn Thị Thu Hà, 2015).
Hệ thống NSNN Việt Nam gồm: NSTW và NSĐP. NSĐP bao gồm ngân
sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh),
ngân sách cấp huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách
cấp huyện) và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)
với cơ cấu này phù hợp với mô hình tổ chức các cấp chính quyền nhà nước ta

hiện nay (Nguyễn Thị Thu Hà, 2015).
NSTW giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong hệ thống NSNN, NSTW thực
hiện các nhiệm vụ quan trọng có tính chất điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo
chi cho an ninh, quốc phòng và các chương trình mục tiêu Quốc gia, phát triển
toàn diện nền kinh tế xã hội, và thực hiện chức năng hỗ trợ cho ngân sách cấp
dưới (Nguyễn Thị Thu Hà, 2015).
Ngân sách cấp tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, khai thác các nguồn thu tại chỗ
theo phân cấp, đồng thời phân bổ các khoản chi, chú trọng đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, phát triển KT-XH trên phạm vi quản lý, ngoài ra còn thực hiện
nhiệm vụ hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới (Nguyễn Thị Thu Hà, 2015).
Ngân sách cấp huyện là cấp ngân sách trung gian có nhiệm vụ thu, chi
theo luật ngân sách, đồng thời thực hiện quản lý, cấp phát theo chức năng nhiệm
vụ được phân cấp (Nguyễn Thị Thu Hà, 2015).

4


Ngân sách cấp xã vừa là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN vừa là
đơn vị dự toán đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cơ sở (Nguyễn Thị Thu Hà, 2015).
Quản lý ngân sách cấp xã là quá trình Nhà nước sử dụng các phương
pháp, công cụ thích hợp nhằm tác động đến ngân sách xã nhằm đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã định. Quá trình quản lý ngân sách xã là chu trình
quản lý gồm 3 khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách xã
(Nguyễn Thị Thu Hà, 2015).
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả cho rằng trong việc quản lý ngân
sách cấp xã không những phải đảm bảo các quy định của nhà nước mà còn phải
đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như trình độ dân trí,
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phải đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế
của người dân đối với việc thực hiện công tác thu, đặc biệt là thu từ quỹ đất công

ích và hoa lợi công sản, thu từ các sắc thuế, thu đóng góp.
2.1.2. Ngân sách cấp xã
2.1.2.1. Khái niệm về ngân sách cấp xã
Nước ta cũng như một số nước trên thế giới, từ xa xưa ở cấp xã đều có
ngân quỹ (bây giờ gọi là ngân sách cấp xã). Tuy sự hình thành và nhận thức về
ngân sách cấp xã mỗi thời kỳ là khác nhau nhưng đều coi ngân sách cấp xã là
một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia (Đặng Thái Hậu, 2013).
Xét về bản chất: Ngân sách cấp xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa
Nhà nước với các chủ thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công,
phân cấp quản lý (Đặng Thái Hậu, 2013).
2.1.2.2. Đặc điểm của ngân sách cấp xã
Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, đã được
Luật NSNN quy định, nó có đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN, ngoài ra
còn có đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách (Đặng
Văn Du, 2012).
* Đặc điểm chung
- Ngân sách cấp xã được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định
của pháp luật, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền
lực Nhà nước.

5


- Ngân sách cấp xã được quản lý và điều hành theo dự toán, theo chế độ,
định mức, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Phần lớn các khoản thu, chi ngân sách cấp xã được thực hiện theo hình
thức phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp.
* Đặc điểm riêng

Ngân sách cấp xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, lại vừa như một
đơn vị dự toán ngân sách. Ngân sách cấp xã đóng vai một cấp ngân sách vì nó
cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi như một
cấp ngân sách thực thụ, đóng vai như một đơn vị dự toán ngân sách, bởi xã cũng
phải chi trả thanh toán cho các đầu vào để đảm bảo hoạt động của chính quyền
nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; nhưng các
khoản này cũng đều do chính chủ tài khoản ngân sách cấp xã ký lệnh chuẩn chi.
Chính yếu tố “lưỡng tính” này của ngân sách cấp xã lại tạo nên những trở ngại
không nhỏ cho quá trình quản lý ngân sách cấp xã ở nước ta thời gian qua (Đặng
Văn Du, 2012).
2.1.2.3. Vị trí, vai trò của ngân sách cấp xã
a. Vị trí
Trong hệ thống NSNN thì ngân sách cấp xã là cấp ngân sách cuối cùng hay
còn gọi là cấp ngân sách cơ sở, ngân sách cấp xã là nơi thể hiện tất các các quan hệ
về tài chính, ngân sách của Nhà nước với người dân và các tổ chức trong phạm vi
điều chỉnh, quản lý. Ngân sách cấp xã luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của
chính quyền cấp xã, điều đó được thể hiện (Nguyễn Thị Thu Hà, 2015):
- Chính quyền cấp xã là nơi giải quyết trực tiếp các lợi ích kinh tế giữa
Nhà nước và nhân dân, giữa các tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy ngân sách cấp xã
là một công cụ, phương tiện vật chất để chính quyền thực hiện nhiệm vụ của
mình thông qua quá trình thu, chi ngân sách.
- Bằng các hoạt động thu, chi ngân sách, chính quyền xã thực hiện chức
năng điều tiết, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoạt
động xã hội trong phạm vi cho phép đi đúng hướng, theo đúng cơ chế, chính
sách, chế độ.
- Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách đặc biệt, vừa là đơn vị chấp hành
ngân sách đồng thời cũng là một đơn vị thụ hưởng ngân sách, chính vì vậy mà
các khoản thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã được phân giao chỉ có thể thực
hiện tại ngân sách cấp xã mới phát huy được hết khả năng, kịp thời và đạt hiệu


6


quả. Ngân sách cấp xã đồng thời là nơi vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động thu,
chi đồng thời cũng thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, quản lý thuế,
quỹ, vật tư, tài sản.v.v… của xã.
b. Vai trò
- Ngân sách cấp xã đảm đảm bảo các phương tiện vật chất cho sự tồn tại
và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cơ sở.
- Ngân sách cấp xã là một trong những công cụ quan trọng để chính quyền
cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng trên địa bàn.
- Thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.
Ngân sách cấp xã có vai trò tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế, xã hội trên địa bàn, từng bước đô thị hóa nông thôn và giảm dần sự cách
biệt về điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị. Mặt khác, xét trong mối quan
hệ biện chứng giữa thu và chi, thì khi chi ngân sách cấp xã tiết kiệm và hiệu quả
sẽ là cơ sở kinh tế vững chắc cho bồi dưỡng phát triển nguồn thu ngay tại địa bàn
trong thời gian trung và dài hạn. Ngược lại, khi nguồn thu ngân sách cấp xã dồi
dào sẽ làm cho phạm vi chi và quy mô của mỗi khoản chi ngày càng lớn lại trở
thành tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả chi ngân sách xã (Nguyễn Thị
Thu Hà, 2015).
2.1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của ngân sách cấp xã
a. Chức năng
Theo Đặng Thái Hậu (2013) cho rằng chức năng của ngân sách cấp xã
bao gồm:
Thứ nhất, huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu theo dự
toán của xã.
Thứ hai, thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi bằng tiền
của xã.

b. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của ngân sách cấp xã là huy động nguồn thu, bảo đảm các nhu
cầu chi tiêu tại xã, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Thông qua hoạt động thu, chi ngân sách xã, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân trong
xã, đảm bảo sự công bằng xã hội, tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý nhà

7


nước, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn xã. Các khoản thu, chi ngân sách xã
phải đảm bảo sự cân đối, theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, dự toán trên cơ sở
pháp luật quy định. Cũng như các cấp ngân sách khác, hoạt động của ngân sách
xã không mang tính tự phát mà nó được quản lý theo dự toán và được kiểm soát
một cách chặt chẽ qua KBNN (Đặng Thái Hậu, 2013).
2.1.2.5. Nội dung thu, chi ngân sách cấp xã
Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo luật định, đồng
thời phù hợp với quá trình phát triển theo yêu cầu đổi mới KT-XH nông thôn
hiện nay, ngân sách cấp xã phải có nguồn thu nhất định đủ đảm bảo nhu cầu chi
tiêu của mình.
HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân
sách xã thực hiện theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau:
a. Nội dung nguồn thu
- Các khoản thu xã được hưởng 100%
Là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và tập
trung quản lý các khoản thu và dành cho ngân sách cấp xã được hưởng 100% số
thu từ các khoản này. Cơ sở để hình thành các khoản thu và cho phép xã được
hưởng 100% xuất phát bởi nhiệm vụ cơ bản của một cấp chính quyền cơ sở và
yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu như: Các khoản thu từ đấu thầu/khoán trên
đất công ích của xã; các khoản thu do kết quả đầu tư của xã mang lại, như thu

phí, lệ phí; thu kết dư ngân sách cấp xã; các khoản thu khác;… Ngoài ra, một số
khoản thu được hình thành từ quyền lựa chọn ưu tiên đầu tư của người dân hoặc
người tài trợ như: thu ủng hộ, đóng góp; thu viện trợ trực tiếp cho xã (Bộ Tài
chính, 2003).
Từ những căn cứ đó mà nguồn thu ngân sách xã được hưởng 100%
thường là những khoản như sau:
+ Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách cấp xã theo quy định;
+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã trừ phần nộp vào NSNN theo chế
độ quy định;
+ Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi
công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
+ Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy

8


động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào
ngân sách cấp xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;
+ Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức ở ngoài nước trực
tiếp cho ngân sách cấp xã theo chế độ quy định;
+ Thu kết dư ngân sách cấp xã năm trước;
+ Các khoản thu khác của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với
ngân sách cấp trên
Cơ sở để hình thành các khoản thu này cũng dựa vào cơ sở kinh tế và yêu
cầu tập trung quản lý nguồn thu. Trong điều kiện hiện nay, Chính phủ đang
khuyến khích chính quyền các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nâng cao tỷ
lệ để lại cho ngân sách cấp xã. Thông qua đó nhằm phát huy quyền chủ động của
chính quyền cấp xã trong quản lý KT-XH, quốc phòng, an ninh trên địa bàn ngày

càng cao hơn.
Thông thường thì các khoản thu này bao gồm:
+ Thuế thu nhập cá nhân (Chủ yếu từ chuyển quyền sử dụng đất);
+ Thuế nhà đất (nay là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp);
+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
+ Lệ phí trước bạ nhà đất;
Các khoản thu trên tỷ lệ ngân sách cấp xã được hưởng tối thiểu là 20%.
Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn. HĐND cấp tỉnh có thể
quy định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã
Trong điều kiện nước ta hiện nay phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân
đối được thu - chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn
thu thứ ba cho ngân sách cấp xã. Cơ chế xác lập số thu bổ sung từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp xã ở nước ta hiện hành như sau:
+ Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch
giữa dự toán chi theo các nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các nguồn thu
được phân cấp. Số bổ sung này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định và
được giao ổn định từ 3 đến 5 năm;

9


+ Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng năm để hỗ
trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
b. Nội dung nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên. Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý KT-XH của Nhà nước, các
chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt
Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi
phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp xã, HĐND tỉnh xem xét giao cho ngân

sách cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây (Bộ Tài chính, 2003):
* Chi thường xuyên
- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở cấp xã:
+ Tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức cấp xã;
+ Sinh hoạt phí đại biểu HĐND xã;
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
+ Công tác phí;
+ Chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng
phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết…;
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
+ Chi khác theo chế độ quy định;
+ Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã;
+ Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã - hội ở xã (Mặt trận tổ
quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh
Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam). Sau khi trừ
các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân
tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách
cấp xã theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ;
+ Chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác

10


thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật;
+ Chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự,
an toàn xã hội trên địa bàn;

+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể
thao do xã quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy
định (không kể cả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc
một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo
hiểm xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác
xã hội khác.
- Chi cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do
xã quản lý.
- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ cho công tác giáo dục cộng đồng, chi
quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
- Chi cho sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản
trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ
tầng do xã quản lý như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn
hoá, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình
cấp thoát nước công cộng…
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến nông,
khuyến công, chi hỗ trợ phát triển sản xuất, chi hỗ trợ các chương trình mục tiêu
của trung ương, của tỉnh, của huyện, sửa chữa thường xuyên đường giao thông
theo chế độ quy định.
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
* Chi đầu tư phát triển
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không
có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh;
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH của xã từ
nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định
theo quy định của pháp luật, do HĐND xã thông qua đưa vào ngân sách cấp xã
quản lý;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.


11


2.1.2.6. Quan hệ quản lý phân bổ ngân sách huyện - xã
Cấp huyện và cấp xã có mối quan hệ đặc biệt trong quản lý phân bổ ngân
sách; cấp huyện đóng vai trò trung gian trong việc chuyển tải sự phân cấp quản lý
thu, phân cấp nhiệm vụ chi từ cấp tỉnh đến với cấp xã, là đầu mối tiếp nhận và
phân bổ các chương trình mục tiêu của tỉnh, của trung ương về cho ngân sách cấp
xã đồng thời là cấp trực tiếp quản lý về mặt chuyên môn nói chung và một số
khoản thu được phân cấp quản lý, còn lại các nội dung khác đã giao sự chủ động
về quản lý cho ngân sách cấp xã chủ động trong quản lý và điều hành nguồn
ngân sách của đơn vị mình
2.1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý ngân sách cấp xã
2.1.3.1. Khắc phục những hạn chế, phát huy vai trò của ngân sách cấp xã
trong hệ thống ngân sách nhà nước
Theo Nguyễn Thị Thu Hà (2015) thì ngân sách cấp xã trong những năm
gần đây, đặc biệt là từ năm 2004 có rất nhiều đổi mới cả về nội dung cũng như
phương pháp quản lý để phù hợp với thực tiễn và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên nhìn từ thực trạng hiện nay thì NS xã cần phải tiếp tục đổi mới và
hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo tính chủ động để làm cho ngân sách cấp xã
ngang tầm với vị trí, vai trò đã được quy định bởi vì:
- Cấp xã là cơ sở trực tiếp với dân, tất cả các chủ trương, đường lối, chính
sách pháp luật nhà nước đến với dân đều do cấp xã triển khai thực hiện trực tiếp.
Là cấp ngân sách quan hệ trực tiếp với dân mang lại lợi ích về mặt vật chất, tinh
thần cho dân, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị, KT-XH, an ninh quốc
phòng trên địa bàn do đó phải đặc biệt được coi trọng.
- Việc huy động đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng địa
phương, xây dựng nông thôn mới là cần thiết, tuy nhiên còn nhiều tình trạng huy
động cùng một thời điểm quá nhiều các khoản thu, không phù hợp với thu nhập

của người dân, quy trình huy động không tuân theo Pháp lệnh dân chủ, sử dụng
nguồn thu không đúng mục đích, công khai chưa minh bạch rõ ràng gây nghi kỵ
trong nội bộ, dẫn đến mất ổn định chính trị trên địa bàn.
- Tiềm năng ở nhiều xã dồi dào phong phú, như diện tích nuôi trồng thuỷ
hải sản, đất công ích 5%, đất lâm nghiệp, các quỹ đất khác, bãi bồi, đồi núi, sông
ngòi, chợ đò, bến bãi.... chưa được tổ chức đầu tư khai thác và nuôi dưỡng nguồn
thu lâu dài một cách hợp lý.

12


- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đội ngũ kế toán từ huyện đến xã
còn nhiều bất cập về chuyên môn cũng như bố trí sử dụng cán bộ.
- Thực hiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã theo Luật NSNN: Như các
nội dung thu, chi, các khâu từ lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách, thực hiện
chế độ kế toán, việc áp dụng các chế độ định mức chi tiêu vv... còn nhiều bất cập
chưa sát với thực tiễn và còn khó khăn nhiều cho cơ sở. Đây là những vấn đề cần
phải quan tâm để tiếp tục đổi mới hoàn thiện.
2.1.3.2. Thực hiện mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng
thành công đề án xây dựng Nông thôn mới phù hợp với từng địa phương
Xuất phát từ những biến đổi KT- XH của nông thôn hiện nay, muốn thực
hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, chính quyền Nhà nước cấp xã phải có
phương tiện tài chính. Ngân sách cấp xã chính là phương tiện tài chính, là kênh
chính thống cho việc huy động sức dân, là công cụ không thể thiếu được để đảm
bảo cho chính quyền cấp xã thực hiện có kế hoạch và có hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ của mình, xây dựng thành công đề án xây dựng nông thôn mới góp
phần quan trọng trong việc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn (Nguyễn Thị Thu
Hà, 2015).
2.1.3.3. Tạo tính chủ động hơn nữa cho ngân sách cấp xã
Theo Nguyễn Thị Thu Hà (năm 2015) việc tạo tính chủ động cho ngân

sách xã cần thiết phải thực hiện các nội dung sau:
- Cần làm rõ hơn phạm vi và giới hạn chức năng của chính quyền xã. Trên
cơ sở đó xác định rõ phạm vi và giới hạn chức năng, nhiệm vụ của chính quyền
xã từ đó định hướng đúng cho nhiệm vụ chi tiêu ngân sách cấp xã.
- Tăng cường phân cấp, mở rộng quy mô nguồn thu ngân sách xã từ đó
giảm phần bổ sung từ ngân sách cấp trên.
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức tổng hợp và cơ chế quản lý
phù hợp và thống nhất giữa các cấp, các ngành.
2.1.3.4. Hoàn thiện ngân sách cấp xã không những góp phần vào việc hoàn
thiện hệ thống NSNN mà còn là vấn đề phát huy được vai trò của chính quyền
cấp xã, trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật
nhà nước
Theo quy định của nhà nước thì ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách
hoàn chỉnh, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách; tuy nhiên
trong thực tế vẫn chưa đảm bảo việc thực thiện được cơ chế tự chủ, tự chịu

13


×