Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG MINH GIANG

ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG
Ở CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
[

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Minh Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Phạm Bảo Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Quản lý kinh tế - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Kinh tế huyện
Thanh Oai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Minh Giang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục mục bảng ....................................................................................................... vii
Danh mục hình, đồ thị...................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ......................................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn .............................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở
các làng nghề ..................................................................................................... 5
2.1.


Một số vấn đề lý luận cơ bản về thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề
.............................................................................................................................................. 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của thực thi chính sách khuyến công .................................... 7

2.1.3.

Nội dung đánh giá thực thi chính sách khuyến công .......................................................... 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách khuyến công .............................................. 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách khuyến công trên thế giới và tại việt nam.....18

2.2.1.

Kinh nghiệm thực thi chính sách khuyến công của một số nước trên thế giới
............................................................................................................................................... 18

2.2.2.


Kinh nghiệm thực thi chính sách khuyến công của một số địa phương ở việt nam........ 21

2.2.3.

Rút ra bài học kinh nghiệm cho thực thi chính sách khuyến công huyện thanh oai ....... 24

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..........................................................................................28

3.1.1.

Vị trí địa lý huyện thanh oai................................................................................................... 28

3.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện thanh oai.................................................................... 29

3.1.3.

Khái quát chung kết quả phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở
huyện thanh oai ................................................................................................................... 32

3.1.4.

Tình hình thực hiện chính sách khuyến công tại huyện thanh oai..................................... 34


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................36

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................................ 36

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................................. 37

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................................. 37

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 39
4.1.

Thực trạng thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề của huyện thanh oa.i
............................................................................................................................................39

4.1.1.

Cụ thể hóa chính sách............................................................................................................. 39


4.1.2.

Thực trạng lập kế hoạch triển khai chính sách .................................................................... 40

4.1.3.

Tuyên truyền thực thi chính sách .......................................................................................... 43

4.1.4.

Nguồn lực thực hiện chính sách............................................................................................ 46

4.1.5.

Triển khai các chính sách khuyến công................................................................................ 49

4.1.6.

Cơ chế giám sát đánh giá thực thi chính sách...................................................................... 61

4.1.7.

Phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực thi chính sách.................................................... 64

4.1.8.

Đánh giá kết quả thực thi chính sách khuyến công tại huyện thanh oai ................... 66

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề...............70

4.2.1.

Sự phát triển của các làng nghề và sản phẩm trong các làng nghề.................................... 70

4.2.2.

Các nhân tố về môi trường chính sách ................................................................................. 71

4.2.3.

Điều kiện cụ thể, đặc thù của địa phương ............................................................................ 73

4.2.4.

Bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sách ................................ 74

4.2.5.

Thủ tục hành chính và kinh phí ............................................................................................. 77

4.3.

Định hướng và giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách khuyến công tại các làng
nghề của huyện thanh oai ................................................................................................78

4.3.1.


Định hướng.............................................................................................................................. 78

iv


4.3.2.

Giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề của huyện thanh
oai ............................................................................................................................................. 78

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 86
5.1.

Kết luận .............................................................................................................................86

5.2.

Kiến nghị ...........................................................................................................................87

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục 1 ......................................................................................................................... 91
Phụ lục 2 ......................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BQ

: Bình quân

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN-TTCN

: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CN-XD

: Công nghiệp – xây dựng

DN

: Doanh nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX


: Hợp tác xã

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

LĐ-TB&XH

: Lao động thương binh và xã hội

NLĐ

: Người lao động

NSNN

: Ngân sách nhà nước

SP

: Sản phẩm

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TB

: Trung bình


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số lao động của huyện Thanh Oai từ năm 2013-2015 .......... 31
Bảng 3.2. Kết quả công tác đào tạo nghề của huyện Thanh Oai .................................. 32
Bảng 3.3. Thông tin điều tra sơ cấp.............................................................................. 36
Bảng 4.1. Kế hoạch tổ chức thực thi chính sách khuyến công huyện Thanh Oai
giai đoạn 2013 – 2015 .................................................................................. 41
Bảng 4.2. Kế hoạch tập huấn chính sách giai đoạn 2013 -2015................................... 42
Bảng 4.3. Kế hoạch kinh phí thực hiện các chính sách khuyến công giai đoạn
2013-2015 .................................................................................................... 42
Bảng 4.4. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền .................................................... 43
Bảng 4.5. Số lượng người được tham gia phổ biến chính sách khuyến công ở các
địa phương ................................................................................................... 44
Bảng 4.6. Đánh giá của chủ các cơ sở nghề, người lao động tại các làng nghề về
hình thức tuyên truyền chính sách khuyến công trên địa bàn ...................... 45
Bảng 4.7. Nhân lực thực thi chính sách khuyến công đoạn 2013 -2015 ...................... 46
Bảng 4.8. Đánh giá của chủ các cơ sở nghề, người lao động tại các làng nghề về
thái độ, tác phong làm việc của cán bộ khi thực thi chính sách khuyến
công .............................................................................................................. 47

Bảng 4.9. Kinh phí cấp cho thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề ......... 48
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ khuyên công về tính kịp thời và sự phù hợp trong
việc triển khai kinh phí của huyện Thanh Oai trong công tác thực thi
chính sách khuyến công ............................................................................... 48
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ khuyến công về tính chính xác trong cách thức
thu thập hệ thống thông tin phản hồi về sự thực hiện chính sách
khuyến công trên địa bàn huyện .................................................................. 62
Bảng 4.12. Tổng hợp tình hình kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực thi chính sách
khuyến công giai đoạn 2013 - 2015 ............................................................. 63
Bảng 4.13. Đánh giá của chủ các cơ sở nghề, người lao động và các cán bộ
khuyến công về công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính
sách khuyên công trên địa bàn ..................................................................... 64

vii


Bảng 4.14. Kết quả công tác đào tạo, truyền nghề và phát triển nghề năm 2013 2015.............................................................................................................. 49
Bảng 4.15. Kết quả đào tạo, truyền nghề và phát triển nghề may công nghiệp, cơ
khí, mộc dân dụng, dệt công nghiệp giai đoạn 2013-2015 .......................... 50
Bảng 4.16. Đánh giá của cơ sở công nghiệp điều tra về công tác đào tạo, truyền
nghề và phát triển nghề ................................................................................ 52
Bảng 4.17. Kết quả triển khai kế hoạch nâng cao năng lực quản lý .............................. 53
Bảng 4.18. Kết quả triển khai kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2013 - 2015 ................. 54
Bảng 4.19. Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các làng nghề .................................. 55
Bảng 4.20. Đánh giá tính khả thi và phù hợp của chính sách hỗ trợ xây dựng mô
hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học
kỹ thuật......................................................................................................... 56
Bảng 4.21. Số lượng các sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp

nông thôn tiêu biểu năm 2013 - 2015 của thành phố Hà Nội ...................... 57
Bảng 4.22. Đánh giá về tính hiệu quả từ chính sách phát triển sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu ........................................................................... 58
Bảng 4.23. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chính sách phát triển sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu ........................................................................... 59
Bảng 4.24. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chính sách hỗ trợ liên danh, liên
kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp ............................... 60
Bảng 4.25. Sự thu hút lao động từ các làng nghề trên địa bàn 3 xã năm 2015 trước
và sau khi có chính sách khuyến công ......................................................... 70
Bảng 4.26. Đánh giá của đối tượng điều tra về sự phù hợp của chính sách khuyến
công thời gian gần đây ................................................................................. 72
Bảng 4.27. Đánh giá năng lực cán bộ khuyến công qua thực thi chính sách đào tạo
nghề, phát triển nghề và truyền nghề ........................................................... 76
Bảng 4.28. Đánh giá của cơ sở công nghiệp về năng lực cán bộ khuyến công.............. 77

viii


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1. Vai trò của thực thi chính sách khuyến công đối với phát triển nông thôn ..... 8
Sơ đồ 2.2. Vai trò của thực thi chính sách khuyến công đối với nhà nước ...................... 9
Hình 3.1. Địa giới hành chính huyện Thanh Oai ............................................................ 28
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức thực thi chính sách khuyến công ............................. 64

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hoàng Minh Giang
Tên luận văn: Đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề huyện Thanh

Oai, thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở
các làng nghề, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khuyến công
ở làng nghề huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là
tình hình thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề tại huyện Thanh Oai, chủ thể
mà đề tài hướng vào nghiên cứu tại đó là các cán bộ tổ chức, triển khai thực thi chính
sách khuyến công và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong tại làng nghề ở huyện
Thanh Oai.
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên
cứu này là các các số liệu về kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên, dân số lao động, kết quả
sản xuất công nghiệp, các kết quả về mô hình, các chương trình khuyến công... được lấy
ra từ các báo cáo về tình hình hoạt động khuyến công từ các phòng ban của huyện
Thanh Oai v.v… Các bài báo, bản tin trên các phương tiện truyền thông, thông tin trên
các trang website... Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn tiến hành
thu thập những thông tin bao gồm: Đối với các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh là
về cách thức tiếp cận chính sách khuyến công đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn,
chuyển giao khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại; Đối với Người lao động tại các
làng nghề là về quá trình tham gia các lớp đào tạo nghề, quá trình chuyển giao ứng
dụng khoa học kỹ thuật; Đối với cán bộ khuyến công là về Chính sách khuyến công,
cách thức triển khai thực hiện, hiệu quả của chính sách khuyến công, phương hướng
và giải pháp thúc đẩy khuyến công trong thời gian tới. Sau khi thu thập được các
thông tin cần thiết qua các phiêu điều tra và báo cáo số liệu sẽ được tổng hợp và xử lý
bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so
sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách khuyến

công tại các làng nghề. Luận văn đã đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến chính
sách khuyến công tại các làng nghề, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thực thi chính sách
khuyến công, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách khuyến công tại
các làng nghề.

x


Luận văn đã phân tích thực trạng công tác thực thi chính sách khuyến công trên
địa bàn huyện Thanh Oai thời gian từ năm 2013 – 2015. Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình thực thi chính sách khuyến công trên địa bàn huyện Thanh Oai, đưa ra
kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải, từ đó đưa ra sáu giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác triển khai thực thi chính sách khuyến công trên địa bàn huyện Thanh
Oai thời gian tới là: Hoàn thiện lập kế hoạch, thực hiện triển khai chính sách; hoàn
thiện truyền thông và tư vấn chính sách, hoàn thiện trong phối hợp triển khai chính
sách khuyến công; hoàn thiện kiểm tra thực hiện chính sách, tăng cường nguồn lực
thực thi chính sách và cải cách thủ tục hành chính.
Quá trình CNH, HĐH nông thôn nước ta những năm đổi mới đă tạo điều kiện
cho nhiều Làng nghề truyền thống phục hồi phát triển, đồng thời xuất hiện những làng
nghề mới. Hoạt động SXKD của các làng nghề ngày càng đa dạng và có những đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
Thực tế cho thấy, những chuyển biến tích cực của làng nghề là kết quả từ nhiều nhân
tố tác động, trong đó nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng là các chính sách khuyến
công. Với đề tài luận văn: “Đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”. Tác giá luận văn đă hoàn thành các mục tiêu
nghiên cứu và có những đóng góp làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của các chính sách
khuyến công đối với sự phát triển các làng nghề. Khái quát điều kiện tự nhiên, KT–
XH để thấy thuận lợi, khó khăn với sự phát triển làng nghề và từ đó đề ra những giải
pháp để hoàn thiện chính sách khuyến công nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề tại
huyện Thanh Oai.


xi


THESIS ABSTRACT
Author’s name: Hoang Minh Giang
Thesis topic: Assessment of policy implementation on industrial extension in craft
villages in Thanh Oai District, Hanoi City
Major: Business Management

Code: 60 34 04 10

Place of training: Vietnam National University of Agriculture
Research purpose: Assessment of policy implementation on industrial extension
in craft villages, then propose solutions aimed at complete the industrial extension
policy in the craft village of Thanh Oai district, Hanoi city. Study subjects of the thesis
is the situation of policy implementation on industrial extension in craft villagess in
Thanh Oai district, Hanoi city; the main organ that research-oriented topics is the
officers organization, implementation of industrial extension policy; businesses,
household business in the craft villages in Thanh Oai district.
Thesis use methods of data collection: Secondary materials that support this
research include: Data on socio-economic, natural conditions, the working population,
the results of industrial production, the results of the model, the industrial extension
program ... is taken from the report of the situation of industrial extension activities
from Thanh Oai district office etc ... the articles and news reports in the media, the
information on the website … Primary data: Through surveys and interviews to collect
information including: For businesses, households are about how to approach the
extension policy particularly capital support policies, science and technology transfer,
extension of trade; For Workers in the craft villages is about the process of participating
in vocational training courses, the transfer of scientific and technical applications; For

industrial extension officers industrial extension policy is about how the implementation
and effectiveness of public policies, orientations and measures to promote industrial
extension in the near future. After collecting the necessary information through the
surveys and reporting will be aggregated and processed using Microsoft Excel software,
conducting stool nest statistics to serve as a basis for the comparison, analysis and draw
practical conclusions.
Thesis has contributed to systematize the rationale for policy implementation on
industrial extension in craft villages. Thesis has launched the basic concepts related to
public policies in the craft villages, characteristics, role and significance of the industrial
extension policy implementation, analysis of factors affecting the implementation of
policies industrial extension in the craft villages. Thesis has analyzed the situation of
industrial extension policy enforcement Thanh Oai district from 2013 - 2015. Clarify

xii


the factors affecting the implementation of public policies Thanh Oai district, has given
the results achieved and constraints encountered, which offers six solutions to perfect
the implementation of policies to implement the recommendations Thanh Oai district's
in future: Improvement of the planning, policy implementation; Improvement of
communication and policy advice; Improvement Improvement of the coordinated
deployment of industrial extension policies; Improvement of inspection policy
implementation; Strengthen policy enforcement resources and administrative
procedures reform.
The process of industrialization and modernization of rural in our country created
conditions for many traditional craft village recovery and development, at the same time
appeared the new craft villages. The business activities of the craft village are
increasingly diverse and have positive contributions to economic growth, restructuring
rural economy in our country. In fact, the positive changes of the village is the result of
many factors affecting, in which factors particularly important role that policy

implementation on industrial extension. With the subject of the thesis: "Assessment of
policy implementation on industrial extension in craft villages in Thanh Oai district,
Hanoi city". Author has been completed research objectives of thesis and contribute to
clarify the basis of the theory and practice of industrial extension policy with respect to
the the development of craft villages. Essential natural conditions, the economy and
society to find advantages, difficulties with the development of the craft villages and
from there set out the solutions to improve industrial extension policy aimed at
promoting the development of craft villages in the Thanh Oai District.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, chính sách khuyến công đã có những đóng góp
tích cực trong khuyến khích phát triển sản xuất ở địa phương, là cầu nối cho các
đơn vị sản xuất công nghiệp, giúp cơ sở sản xuất tìm kiếm thị trường, giới thiệu
sản phẩm, liên doanh, liên kết đầu tư, là kênh thông tin để người dân và doanh
nghiệp tiếp cận, tìm kiếm thông tin về khoa học - kỹ thuật, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển công nghiệp.
Thời gian qua, việc thực thi chính sách khuyến công tại huyện Thanh Oai
đã có những bước phát triển đáng kể, khẳng định được vai trò quan trọng trong
việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, giá trị sản xuất
công nghiệp nông thôn ngày càng tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao
động tại địa phương có thu nhập ổn định. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh,
người lao động trên địa bàn đã tiếp cận và hiểu được chủ chương chính sách của
Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Kinh phí
khuyến công tuy không lớn nhưng đã thực sự động viên khuyến khích được các
đơn vị quyết tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực thi chính sách khuyến công của
huyện Thanh Oai còn bộc lộ nhiều hạn chế như chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế
của doanh nghiệp; cũng như chưa có định hướng kế hoạch mang tính chiến lược
đáp ứng nhu cầu phát triển và nhân rộng đối với các cụm công nghiệp cũng như
phát triển nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh… Cơ chế quản lý hoạt động
khuyến công còn thiếu dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp các hoạt động khuyến
công giữa các đơn vị, tổ chức đoàn thể trong tỉnh gây lãng phí nguồn ngân sách.
Thực tế cũng cho thấy nhiều chính sách của huyện chưa đồng bộ, thường
xuyên phải bổ sung sửa đổi, thậm chí chưa thích hợp, khó thực thi gây bế tắc
trong hoạt động thực tiễn.
Nhằm đưa ra được bức tranh tổng quát về hoạt động khuyến công tại các
làng nghề của huyện Thanh Oai và rút ra những giải pháp tăng cường hoạt động
khuyến công của huyện đối với các làng nghề nhằm góp phần khai thông bế tắc
của tình trạng cơ sở sản xuất làng nghề thiếu vốn, thiếu những định hướng sản
1


xuất và phát triển mang tính bên vững trên cơ sở làng nghề truyền thống và nghề
mới phù hợp với truyền thống của địa phương, trong khi ngân hàng không cho
vay sẽ là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong
các làng nghề tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ nhằm đổi mới công nghệ, qua đó
nâng cao năng suất, giảm ô nhiễm môi trường, phát triển đào tạo lao động, quản
lý. Khai thác hiệu quả mọi tiềm năng của khu vực làng nghề đóng góp nhiều hơn
nữa vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Thanh Oai.
Trước kia cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tổ thực thi chính
sách khuyến công tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Nguyễn Thị
Thanh Kim Huệ, 2014), Chính sách khuyến công tại tỉnh Bắc Giang (Trần Tô
Khương, 2013) và Thực hiện tổ chức khuyến công tại TP.Hà Nội (Nguyễn Thị
Thủy, 2013). Các công trình đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn
về hoạt động khuyến công, phản ánh được thực trạng các hoạt động khuyên

công đang diễn ra tại địa điểm nghiên cứu. Nhưng chưa công trình nào miêu
tả, đánh giá được quá trình thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề
như thế nào.
Căn cứ vào tình hình thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội”.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề, qua đó đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khuyến công ở làng nghề huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực thi chính
sách khuyến công.
Đánh giá thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề; các yếu tố ảnh
hưởng đến thực thi thi chính sách khuyến công ở các làng nghề huyện Thanh Oai
thành phố Hà Nội
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khuyến công ở các
làng nghề huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà tác giả luận văn hướng tới là quá trình triển khai
thực thi chính sách khuyến công tại các làng nghề của cán bộ quản lý huyện

Thanh Oai, sự đánh giá của các chủ cơ sở nghề, doanh nghiệp về quá trình thực
thi chính sách khuyến công của các cán bộ huyện Thanh Oai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Nghiên cứu thực trạng lập kế hoạch thực thi chính sách khuyến công tại
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Công tác tuyên truyền thực thi chính sách khuyến công tại huyệnThanh Oai,
thành phố Hà Nội.
Nguồn lực thực hiện chính sách khuyến công tại huyệnThanh Oai, thành
phố Hà Nội.
Nghiên cứu thực trạng triển khai chính sách khuyến công tại huyệnThanh
Oai, thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu cơ chế giám sát, phân cấp phân quyền trong việc triển khai
chính sách khuyến công tại huyệnThanh Oai, thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triên khai chính sách
khuyến công tại các làng nghề thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai thực thi chính
sách khuyến công tại các làng nghề thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội,
trong đó tập trung đánh giá thực thi chính sách tại một số làng nghề ở huyện.
Về thời gian:
Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu, báo cáo các năm 2013, 2014, 2015.
Số liệu sơ cấp: thu thập tình hình của các làng nghề trong năm 2015.
Phạm vi đề xuất giải pháp: 2025
1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề gồm những nội dung gì?


3


- Huyện Thanh Oai đã thực thi chính sách khuyến công ở các làng nghề như
thế nào? Đã đạt được những kết quả gì?
- Nhân nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách khuyến công ở
các làng nghề tại huyện Thanh Oai?
- Cần đưa ra những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính
sách khuyến công ở các làng nghề ở huyện Thanh Oai?
1.5.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Về lý luận:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách khuyến công tại các
làng nghề.
Luận văn đã đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến chính sách khuyến
công tại các làng nghề, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thực thi chính sách khuyến
công, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách khuyến công tại
các làng nghề.
- Về thực tiễn:
Luận văn đã phân tích thực trạng công tác thực thi chính sách khuyến công
trên địa bàn huyện Thanh Oai thời gian năm 2013 – 2015. Làm rõ các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách khuyến công trên địa bàn huyện
Thanh Oai, đưa ra kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải, từ đó đưa ra
năm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai thực thi chính sách khuyến
công trên địa bàn huyện Thanh Oai thời gian tới là: Hoàn thiện lập kế hoạch,
thực hiện triển khai chính sách; hoàn thiện truyền thông và tư vấn chính sách,
hoàn thiện trong phối hợp triển khai chính sách khuyến công; hoàn thiện kiểm
tra thực hiện chính sách, tăng cường nguồn lực thực thi chính sách, cải cách thủ

tục hành chính.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ
THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
KHUYẾN CÔNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm làng nghề
Trong xã hội nông thôn Việt Nam từ ngàn năm nay, làng đã là một tế bào
xã hội. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những nét thuần phong mỹ
tục cổ truyền ở nông thôn vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
Từ buổi ban đầu, phần lớn người dân trong làng vẫn sống bằng nghề nông
nghiệp. Về sau để đáp ứng những nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt, có những bộ
phận dân cư chuyển sang làm và sống bằng các nghề thủ công, họ liên kết chặt
chẽ với nhau tạo thành các phường đúc đồng, phường làm mộc,... Từ đó các nghề
được lan truyền và hình thành lên các làng nghề.
Làng nghề: Là một làng tuy vẫn có trồng chọt, chăn nuôi và một số nghề
phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ,...) song đã nổi trội một nghề truyền
thống, tinh sáo mới một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp, có phường hội, có quy trình công nghệ nhất định, sống chủ yếu bằng
nghề đó, sản xuất ra những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tính hàng hóa,...
(Mai Thế Hơn, 2000).
Làng nghề thủ công: là làng nghề sản xuất các hàng thủ công, nơi quy tụ
các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời. Tại
đây có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất.
Làng một nghề: Là làng duy nhất có một nghề sản xuất và tồn tại, hoặc có
một nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khách chỉ có lác đác ở một vài hộ

không đáng kể.
Làng nhiều nghề: Là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề, có tỷ trọng các
nghề chiếm ưu thế gần tương đương nhau.
Làng nghề truyền thống: Là những làng xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử
(từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm) và tồn tại đến ngày nay.
5


Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của
các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi
mới, thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Vậy có thể quan niệm làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một
thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất
kinh doanh độc lập, là những làng có ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế
về số hộ, số lao động, và số thu nhập so với nghề nông.
2.1.1.2. Khái niệm về chính sách
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế mà đề ra”.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo
sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ
nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một
hệ thống xã hội”.
Theo Đỗ Kim Chung (2006): Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành
động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao
gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
Các quan điểm về chính sách trên có những định nghĩa khác nhau là do
đứng trên các góc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung đều
thống nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm mục đích phát triển kinh tế.

Và trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm được nêu trong giáo
trình “Chính sách nông nghiệp” của Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2008 là:
“Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống
quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn
trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảm
bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế”.
2.1.1.3. Khái niệm chính sách khuyến công
Chương trình khuyến công quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về
hoạt động khuyến công quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn (thường là
05 năm) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu khuyến khích phát
triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn trong công
6


nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, lao động ở các địa phương (Nghị định 45/2012/NĐ-CP).
Kế hoạch khuyến công là tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng
năm, trong đó đưa ra tiến độ, dự kiến kết quả cụ thể cần đạt được nhằm đáp ứng
yêu cầu của chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn. Kế hoạch khuyến
công quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt; kế hoạch khuyến công
địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (Nghị định
45/2012/NĐ-CP).
Đề án khuyến công là đề án được lập để triển khai một hoặc một số nội
dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4 Nghị định này. Đề án khuyến
công có mục tiêu, nội dung và đối tượng thụ hưởng, có thời gian thực hiện và
kinh phí xác định (Nghị định 45/2012/NĐ-CP).
Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu “Chính sách khuyến công là tổng thể các
quan điểm, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các tổ
chức, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn nhằm giải quyết vấn đề
về (Phan Đức Thức, 2014).
2.1.2. Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của thực thi chính sách khuyến công

2.1.2.1. Đặc điểm của thực thi chính sách khuyến công
Thứ nhất, thực hiện chính sách khuyến công là quá trình tiếp nhận và triển
khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương và đến người dân. Thực hiện chính
sách khuyến công chính là việc cụ thể hóa nội dung chính sách, triển khai thực
hiện các hoạt động phát triển làng nghề tại địa phương.
Thứ hai, thực thi chính sách khuyến công phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức
thực hiện ở mỗi địa phương. Mỗi địa phương khác nhau có cơ cấu tổ chức, cách
thực triển khai và các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Việc thực hiện chính sách
khuyến công phải đảm bảo đi đúng hướng với mục tiêu phát triển KT-XH của
địa phương.
Thứ ba, đối tượng hưởng lợi của việc thực hiện chính sách khuyến côngbao
gồm hai nhóm đối tượng là: người sản xuất, cán bộ thực hiện và các tổ chức liên
quan đến làng nghề. Việc thưc hiện chính sách khuyến công không thể thỏa mãn
được nhu cầu của tất cả mọi người trong xã hội, nó có thể ảnh hưởng tích cực
đến đối tượng này nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng khác.
7


Thứ ba, thực thi chính sách khuyến công phải dựa trên phương pháp có sự
tham gia của người dân, họ chính là đối tượng thụ hưởng của việc thực hiện
chính sách. Việc phát huy sự tham gia của ngườ dân trong thực hiện chính sách
là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển làng nghề,
đồng thời tăng cường vai trò của người dân trong thực hiện chính sách sẽ tận
dụng tối đa nguồn lực cộng đồng, đảm bảo tính bền vững của chính sách (Trần
Tô Khương, 2013).
2.1.2.2. Vai trò của thực thi chính sách khuyến công
a. Vai trò trong phát triển nông thôn
Thông qua hoạt động khuyến công, các cơ sở công nghiệp nông thôn và
người lao động có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm kiến thức, hỗ
trợ giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất và đời sống kinh tế xã hội.

Điện nước

Giao thông

Giáo dục, y tế

Khuyến công

Phát triển
nông thôn

Khuyến nông

Tín dụng

Thị trường

Công nghệ

Sơ đồ 2.1. Vai trò của thực thi chính sách khuyến công đối với
phát triển nông thôn
Nguồn: Nguyễn Văn Long (2006)

b. Vai trò đối với nhà nước
Khuyến công là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các chính
sách, chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn.
Vận động cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp thu và thực hiện chính sách,
pháp luật của nhà nước.
Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu và nguyện
vọng của các cơ sở công nghiệp nông thôn đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở

đó nhà nước hoạch định, sửa đổi để có được các chính sách phù hợp.
8


Sơ đồ 2.2. Vai trò của thực thi chính sách khuyến công đối với nhà nước
Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ (2007)

c. Là cầu nối giữa cơ sở công nghiệp và nhà khoa học
Trên thực tế giữa nghiên cứu và ứng dụng thường có một khâu trung gian
để truyền tải hoặc cải tiến cho phù hợp thì mới áp dụng được. Ngược lại những
kinh nghiệm, những đòi hỏi, nhận xét, đánh giá về kỹ thuật mới của người dân và
doanh nghiệp cũng cần được phản hồi tới các nhà khoa học để họ giải quyết cho
sát thực tế. Trong trường hợp này vai trò của khuyến công chính là chiếc cầu nối
giữa khoa học với người dân và doanh nghiệp.
2.1.2.3. Ý nghĩa
Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia
hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ
khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa
phương.
Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo việc
làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội.
Nhận diện rào cản và tìm kiếm nguyên nhân, qua đó đề xuất giải pháp gỡ
bỏ rào cản cho các làn nghề trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản
thân các làng nghề, đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động sẽ nhận thức rõ
hơn những rào cản hiện tại và dự báo những rào cản trong tương lai để chuẩn bị
những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.
9



Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao
năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trần
Tô Khương, 2013).
2.1.3. Nội dung đánh giá thực thi chính sách khuyến công
2.1.3.1. Cụ thể hóa chính sách
Chính quyền cấp tỉnh, thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn trong
thực thi chính sách, tạo khuôn khổ pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia quản
lý, thụ hưởng chính sách làm căn cứ triển khai thực hiện đồng thời hệ thống văn
bản cũng là căn cứ để cơ quan hành chính nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát
đánh giá hiệu quả triển khai chính sách. Các văn bản tổ chức thực thi chính sách
khuyến công bao gồm:
- Văn bản thành lập bộ máy tổ chức thực thi chính sách, phân cấp trong quản
lý chính sách;
- Văn bản ban hành cơ chế, nguyên tắc quản lý, các nội dung thực thi chính
sách, mức chi cho từng nội dung;
- Văn bản giao nhiệm vụ cho cơ quan trong phối hợp thực thi chính sách.
2.1.3.2. Lập kế hoạch triển khai chính sách
Tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm trong đó đưa ra tiến
độ, dự kiến kết quả cụ thể cần đạt được nhằm đáp ứng yêu cầu của chường trình
khuyến công cấp huyện từng giai đoạn. Hàng năm căn cứ vào chương trình
khuyến công, từng giai đoạn đã được phê duyệt và văn bản hướng dẫn của các cơ
quan có liên quan, phòng công thương chủ trì hướng dẫn xây dựng và tổng hợp
trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch, đồng thời phòng công thương cũng tổ
chức triển khai kế hoạch khuyến công cấp huyện theo kế hoạch được phê duyệt.
Cụ thể hóa kế hoạch khuyến công là đề án khuyến công, đề án khuyến công huyện
do phòng kinh tế thực hiện theo kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt.
2.1.3.3. Tuyên truyền thực thi chính sách
Thông qua việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính
sách, người thực thi có thể hiểu rõ thêm về mục đích, yêu cầu của chính sách, về

tính đúng đắn của chính sách để tự giác thực hiện theo đúng yêu cẩu về quản lý
của Nhà nước.
10


Việc tuyên truyền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với mọi
đối tượng ngay cả khi chính sách đang được thực thi. Có thể phổ biến, tuyên
truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với đối
tượng tiếp nhận, gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Công tác tuyên truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có kế hoạch
nhằm phổ biến, giải thích về chính sách, làm cho người dân hiểu rõ nội dung của
chính sách. Công tác tuyên truyền có vị trí rất quan trọng. Muốn đạt được sự nhất
trí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện được các mục tiêu,
phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra thì phải có sự hiểu rõ và ủng hộ của người dân
(Phan Đức Thức, 2014).
2.1.3.4. Nguồn lực thực hiện chính sách
Để tổ chức thực thi chính sách trước hết cơ quan có thẩm quyền quản lý
chính sách phải lựa chọn, xây dựng cơ quan thực thi và giao nhiệm vụ chính thức
cho cơ quan này. Cơ quan thực thi chính sách cần phải bảo đảm về tư cách pháp
nhân, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, có đủ nguồn lực (nhân lực, vật
lực, tài lực); có hệ thống báo cáo, thống kê, điều tra, phân tích đánh giá trong quá
trình thực thi chính sách; có đội ngũ cán bộ, công chức có kinh nghiệm, kiến thức
về khuyến công được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, được thông qua các
chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động khuyến công tổ chức (Phan Đức Thức, 2014).
2.1.3.5. Triển khai thực hiện các chính sách khuyến công tại các làng nghề
Để tiếp tục khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, nâng cao chất
lượng của hoạt động khuyến công, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách
làm cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động này.
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính

sách khuyến công; ưu tiên hỗ trợ theo địa bàn và theo ngành nghề; quy định chế
độ đối với cộng tác viên khuyến công, v.v... Kèm theo đó làcác thông tư hướng
dẫn để việc triển khai nghị định của Chính phủ về khuyến công được thuận lợi đã
ra đời. Mới đây, Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014). Nhờ
đó, hoạt động khuyến công được thuận lợi, có điều kiện đóng góp tích cực hơn
vào phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương.

11


×