Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CƠ CHẾ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CƠ CHẾ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

LÊ THỊ BẢO NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG.

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
CỦA CƠ CHẾ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do LÊ THỊ BẢO NGỌC, sinh
viên khoá 2006 - 2010, ngành Kinh Tế , chuyên ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày ______________________

PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn,

____________________________________________
Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________________

___________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Cuối cùng, bốn năm đại học cũng trôi qua, kết thúc quãng đời sinh viên đầy đẹp
đẽ những cũng đầy cam gho và thử thách. Để có được ngày hôm nay, con biết mình
không thể nào quên được công ơn của ba mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục, nuôi con
khôn lớn và kì vọng rất nhiều khi con bước vào giảng đường đại học. Không chỉ riêng

ba mẹ, anh, chị cũng là những người nuôi con ăn học đến ngày hôm nay. Tất cả mọi
người trong gia đình đều hạnh phúc khi con bước vào đại học và giờ thì chuẩn bị tốt
nghiệp ra trường bắt đầu cuộc sống tự lập.
Gia đình là điểm tựa tinh thần, thầy cô là điểm tựa kiến thức. Con xin cảm ơn
các thầy cô trường Đại học Nông Lâm đã hết lòng truyền đạt kiến thức để con có thể
học tập tốt, chuẩn bị những hành trang bước vào đời. Đặc biệt, con vô cùng biết ơn cô
Phan Thị Giác Tâm, thầy Nguyễn Trần Nam đã hết lòng chỉ dẫn tận tình giúp con hoàn
thành tốt khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM cùng các cơ quan chức
năng đã cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành khóa luận. Cũng xin chân thành cảm ơn
bạn bè đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn trong học tập, xin cảm ơn em Phạm Thanh
Tuyền đã hỗ trợ tôi trong việc hoàn thành luận văn.

Ngày 20 tháng 06 năm 2010
Người viết
LÊ THỊ BẢO NGỌC


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ BẢO NGỌC. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Kết Quả Của Cơ Chế Hỗ
Trợ Tài Chính Đối Với Các Doanh Nghiệp Để Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại Thành
Phố Hồ Chí Minh”
LE THI BAO NGOC, July 2010. “ Performance Appraisal Mechanisms To
Support Finance For Enterprises To Reduce Pollution In Ho Chi Minh City”.
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nguồn nước nói riêng
hiện nay đang là vấn đề cấp bách cần là mối quan tâm không chỉ của Nhà nước, mà là
của mọi cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội. Bên cạnh công tác quản lý môi trường
bằng các chế tài xử phạt hành chính, một công cụ mềm dẻo hơn được thiết lập dưới
hình thức quỹ cho vay ưu đãi góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh
nghiệp trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc thành lập một quỹ môi trường

mang thông điệp tích cực của chính phủ đến toàn xã hội và thể hiện mối quan tâm đến
môi trường không chỉ riêng nội bộ quốc gia mà trên toàn thế giới cùng nhau bảo vệ
môi trường.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, quỹ Giảm Thiểu Ô Nhiễm Công Nghiệp được ra
đời từ năm 1999 với cơ chế cho vay ưu đãi lãi suất 0% cho các doanh nghiệp với mục
đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, với mục đích tốt
đẹp và dài hạn mà quỹ đem lại cho công tác bảo vệ môi trường từ năm 2009 đến nay
số lượng doanh nghiệp tham gia quỹ ngày càng giảm và hầu như không có thêm một
doanh nghiệp nào tham gia. Đề tài tiến hành đánh giá kết quả bằng việc xác định
những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kết quả trên, từ đó rút ra những kiến nghị để
nâng cao hơn nữa hoạt động của quỹ.
Đề tài tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ cơ quan quản lý quỹ về tình hình
cho vay đồng thời điều tra 26 cơ sở sản xuất bao gồm 8 cơ sở có tham gia quỹ và 18 cơ
sở không tham gia quỹ. Đề tài tiến hành điều tra cả hai nhóm, phân tích số liệu để xem
xét nhu cầu vay vốn của các cơ sở phản ánh những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đi
vay.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 . Đặt vấn đề

1

1.2 . Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3 . Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5


2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan

5

2.2. Tổng quan về một số quỹ bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

9

2.2.1. Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia

9

2.2.2. Quỹ bảo vệ môi trường ngành Than Việt Nam

10

2.2.3. Quỹ bảo vệ môi trường quốc tế.

11

2.3. Tổng quan về hiện trạng môi trường, sự thay đổi chính sách trong kiểm soát môi
trường nước hiện nay và cơ chế hỗ trợ tài chính để giảm thiểu ô nhiễm tại TP.HCM
13
2.3.1. Hiện trạng môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh

13

2.3.2. Sự thay đổi chính sách trong kiểm soát môi trường nước hiện nay

14


2.3.3. Cơ chế hỗ trợ tài chính để giảm thiểu ô nhiễm tại Tp.HCM

18

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận.

19
19

3.1.1. Khái niệm về cơ chế hỗ trợ tài chính

19

3.1.2. Khái niệm về quỹ môi trường

19

3.1.3. Vai trò của các quỹ môi trường

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

v


3.2.1. Phương pháp phân tích

21

3.3. Mô tả phương thức hoạt động của Quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh.

21

3.3.1. Cơ sở pháp lý hình thành IPMF

23

3.3.2. Mục tiêu của IPMF

23

3.3.3. Hệ thống quản lý và điều hành

24

3.3.4. Nguồn vốn hoạt động

25

3.3.5. Cơ chế hoạt động của IPMF


25

3.3.6. Tiến trình khi tham gia IPMF.

25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Đặc điểm các cơ sở điều tra

29

4.2. Kết quả hoạt động của IPMF

31

4.3. Khả năng tiếp cận thông tin từ IPMF

38

4.4. Nhu cầu vay vốn phục thuộc vào trang thiết bị xử lý

40

4.5. Nhận xét chung

44


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

50

5.1. Kết luận

50

5.2. Kiến nghị

51

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

BVTM

Bảo vệ môi trường

IPMF

Quỹ Giảm Thiểu Ô Nhiễm Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

HIFU


Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

Tài Nguyên môi trường

Tp.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

KCX

Khu chế xuất

KCN

Khu công nghiệp

HEPZA

Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh

VN

Việt Nam


VNCPC

Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam

SXSH

Sản xuất sạch hơn

CPCHTG

Chi phí cơ hội thời gian

DN

Doanh nghiệp



Quyết định

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

BOD

Nhu cầu ô xy sinh hóa

COD


Nhu cầu ô xy hóa học

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Hạng Mục Tiết Kiệm Được Khi Áp Dụng SXSH của Doanh Nghiệp
Tuấn Hoàng.

7

Bảng 2.2. Tóm Tắt Các Tổ Chức Quỹ Hiện Có Tại Việt Nam

13

Bảng 2.3. Tóm Tắt Nội Dung Các Cải Cách Chính Sách về Môi Trường

17

Bảng 3.2. Qui Định DN Vừa và Nhỏ Phân Theo Ngành Công Nghiệp, Xây Dựng.

24

Bảng 3.3 Qui Định DN Vừa và Nhỏ Phân Theo Ngành Thương Mại, Dịch Vụ

24

Bảng 4.1. Đặc Điểm Cơ Sở Điều Tra


30

Bảng 4.2. Số Lượng Doanh Nghiệp Tham Gia Quỹ và Kí Hợp Đồng Tín Dụng

32

Bảng 4.3. Số Lượng Doanh Nghiệp Không Được Kí Duyệt Cho Vay

32

Bảng 4.4. Tình Hình Cho Vay và Thu Hồi Nợ Của IPMF Tính Đến 31/12/2008

32

Bảng 4.5. Lợi Ích Khi Tham Gia IPMF

35

Bảng 4.6. Các Khó Khăn Khi Tham Gia IPMF

37

Bảng 4.7. Khả Năng Tiếp Cận Thông Tin IPMF của Doanh Nghiệp

38

Bảng 4.8. Kinh Nghiệm Hiểu Biết Về Quỹ của Doanh Nghiệp

39


Bảng 4.9. Nhu Cầu Vay Vốn của Doanh Nghiệp Thiều Thông Tin về IPMF

40

Bảng 4.10. Nhu Cầu Vay Vốn Phụ Thuộc Vào Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

41

Bảng 4.11. Lí Do Khi Có Xây Dựng Hệ Thống Xử Lý Nước Thải với Nhu Cầu Vay
IPMF

41

Bảng 4.12. Kế Hoạch Mua Sắm Trang Thiết Bị Kiểm Soát Ô Nhiễm và Nhu Cầu Vay
Vốn

42

Bảng 4.13. Kế Hoạch Mua Sắm Trang Thiết Bị Kiểm Soát Ô Nhiễm Theo Loại Hình
và Quy Mô Doanh Nghiệp

43

Bảng 4.14. Lí Do Các Doanh Nghiệp Có Kế Hoạch Mua Sắm Thiết Bị KSON

43

Bảng 4.15. Nhu Cầu Vay Vốn Phục Thuộc Vào Quy Mô Doanh Nghiệp


44

Bảng 4.16. Lí Do Không Muốn Vay Vốn

44

Bảng 4.17. So Sánh Một Số Điều Kiện Vay IPMF và Ngân Hàng Thương Mại

45

Bảng 4.18. Bảng So Sánh CPCHTG Giữa IPMF và NHTM

48

Bảng 4.19. Mức Hỗ Trợ Mong Muốn Của Doanh Nghiệp

49

Bảng 4.20. Các Điều Kiện Mong Muốn Của Doanh Nghiệp Nếu Vay Quỹ

49

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Thẩm Quyền Quyết Định Cho Vay

27


Hình 3.2. Tóm Tắt Quy Trình Thực Hiện Vay Vốn Của IPMF.

28

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng Doanh Nghiệp Từ Khi Được Kí Duyệt Vay
Đến Kí Kết Hợp Đồng Tín Dụng

31

Hình 4.2. Tình Hình Bảo Toàn Vốn Của IPMF

33

Hình 4.3. Quy Mô Của Doanh Nghiệp Tham Gia IPMF

34

Hình 4.4. Tỷ Lệ Vốn Vay Từ Quỹ với Tổng Nguồn Vốn Đầu Tư Của Doanh Nghiệp35
Hình 4.5. Khó Khăn Khi Tham Gia IPMF

36

Hình 4.6. Nguồn Cung Cấp Thông Tin cho Các Doanh Nghiệp Tham Gia IPMF

39

Hình 4.7. Sự Khác Biệt Trong Phương Thức Hoạt Động Của IPMF và Ngân Hàng
Thương Mại


46

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Phụ lục 2: Cơ Chế Giám Sát Hoạt Động Của IPMF
Phụ lục 3: Lãi Suất Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Năm 2009

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 . Đặt vấn đề
Hiện nay tại hầu hết các quốc gia, phát triển kinh tế thường đi đôi với phát triển
công nghiệp, trong đó có Việt Nam. Với dân số khoảng gần 85 triệu người, trung bình
mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) có
số dân đông nhất 7.123.340 người (năm 2009) là một vấn đề thách thức cho toàn xã
hội trong vấn đề giải quyết an sinh xã hội và ô nhiễm môi trường tại khu vực.
Cùng với việc dân số ngày một tăng, nhu cầu của con người cũng tăng theo về
mọi mặt đời sống xã hội. Để đáp ứng nhu cầu đó, phát triển kinh tế theo chủ trương
của nhà nước công nghiệp hóa hiện đại hóa là một trong những nguyên nhân khiến hầu
hết các thành phố ở nước ta tập trung phát triển công nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hóa thương mại, công nghiệp lớn
nhất cả nước với 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào GDP
của Thành phố nói riêng và phát triển kinh tế của cả nước nói chung. Tuy nhiên, cùng
với đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường cần phải được quan tâm, đặc biệt là ô nhiễm môi

trường nước từ việc xả thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn
môi trường của các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế trong địa bàn.
Đây cũng là hệ quả của việc qui hoạch thiếu đồng bộ trong quá trình phát triển công
nghiệp, vì vậy cần có những biện pháp để ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đang xảy ra.
Tại Việt Nam, việc quản lý môi trường nước hiện nay được áp dụng phổ biến
với nhiều biện pháp dựa trên nguyên tắc mệnh lệnh kiểm soát: lệnh cấm được qui định
tại điều 7 Luật BVMT VN năm 2005 với nội dung nghiêm cấm các hành vi gây hủy
hoại môi trường trong đó tại khoản 7 nghiêm cấm các hành vi thải chất thải chưa được
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào nguồn nước, bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt


Nam TCVN 5945:2005 về nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn thải được ban hành
theo quyết đinh số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh
việc quản lý môi trường nước bằng công cụ pháp lý, công cụ kinh tế cũng được áp
dụng song song như: tiến hành xử phạt hành chính theo Nghị định 117/NĐ-CP thay
thế Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi
trường với mức phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng đối với một hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT thay vì mức phạt tối đa trước đây cho hành vi xả thải vượt
tiêu chuẩn cho phép là 70.000.000 đồng.
Tuy nhiên, việc quản lý chất thải, đặc biệt là nước thải là vấn đề nan giải cho
các cơ quan chức năng. Riêng đối với các doanh nghiệp vấn đề khó khăn nhất trong xử
lý nước thải chủ yếu về mặt tài chính. Do đó, bên cạnh các biện pháp quản lý môi
trường trên một cơ chế khá mềm dẻo được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ tài
chính như quỹ cho vay ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp. Tại Tp.HCM một số tổ chức
quỹ được hình thành cho mục đích BVMT như: Quỹ tái chế chất thải nhằm hạn chế và
tái chế chất thải chủ yếu là chất thải rắn, quỹ Xoay Vòng Vốn, quỹ Giảm Thiểu Ô
Nhiễm Công Nghiệp nhằm giúp hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mặc dù quỹ là một công cụ tài chính được sử dụng phổ biến trên thế giới để

BVMT nhưng việc chỉ sử dụng đơn thuần biện pháp này để kiểm soát ô nhiễm không
mang lại hiệu quả về môi trường như mong muốn.(World bank, 1998). Nó được xem
là một trong những hình thức trợ cấp về môi trường. Với hình thức hỗ trợ này nếu
không có sự kiểm soát nghiêm ngặt cùng với việc kết hợp các hình thức xử phạt khi vi
phạm là một trong những động lực khuyến khích các đối tượng gây ô nhiễm. Để biện
pháp tài chính này thực sự mang lại hiệu quả như mục tiêu đặt ra cho công tác BVMT
còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như: Áp lực về kiểm soát môi trường từ các cơ
quan chức năng đối với doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác
BVMT, có thể đóng cửa cơ sở gây ô nhiễm kết hợp bắt buộc khắc phục môi hiện trạng
môi trường, bên cạnh đó là trình độ vận hành các công nghệ xử lý nước thải của các
đối tượng tham gia, sự phù hợp của công nghệ xử lý này cho từng doanh nghiệp….
Quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp là một trong những quỹ được hình thành
từ năm 1999 với cơ chế hỗ trợ vô cùng hấp dẫn, cho vay với lãi suất ưu đãi bằng

2


không, chỉ tốn phí quản lý 0.84%/năm, với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp thực
hiện sản xuất sạch hơn, cải thiện chất lượng môi trường, xử lý chất thải. Sau 10 năm
hoạt động quỹ đã thực hiện hỗ trợ khoảng 38 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, con số doanh nghiệp tham gia còn quá ít, cho đến nay vẫn không có thêm
một đơn vị nào tham gia vào quỹ mặc dù với cơ chế thật hấp dẫn như trên. Vậy
nguyên nhân nào khiến thực trạng trên xảy ra đề tài tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá
kết quả của cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm tại
Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạch động
của quỹ.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
Vì hạn chế về thời gian và nhân lực nên đề tài chọn một tổ chức quỹ để đánh giá đó là
Quỹ Giảm Thiểu Ô Nhiễm Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh với các mục tiêu
sau:

- Mô tả Quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp Tp.HCM (Industrial Poluttion
Minimization Fund – IPMF, đề tài gọi là IPMF) trên cơ sở so sánh phương thức hoạt
động của quỹ này với các tổ chức quỹ BVMT khác.
-

Đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp
Tp.HCM.

-

Xác định khả năng tiếp cận quỹ giảm thiểu ô nhiễm của các doanh nghiệp này
tại Tp.HCM.

-

Xác định nhu cầu hỗ trợ tài chính của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm giúp quỹ hoạt động hiệu quả hơn.

1.3 . Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp (cơ sở) sản xuất có tham gia
IPMF trong khu vực xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
nhằm đánh giá cơ chế hoạt động của IPMF
Đồng thời tiến hành nghiên cứu nhóm doanh nghiệp không tham gia IPMF gồm
các khu vực quận Thủ Đức, Quận 12 và huyện Hóc Môn để xem xét nhu cầu vay vốn
của các doanh nghiệp này cho mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường của chính
doanh nghiệp.


3


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và cấu trúc của đề tài. Chương 2: Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan, các
tổ chức quỹ bảo vệ môi trường tại việt nam, hiện trạng môi trường, sự thay đổi chính
sách trong kiểm soát môi trường nước hiện nay và cơ chế hỗ trợ tài chính để giảm
thiểu ô nhiễm tại Tp.HCM. Chương 3: Trình bày một số khái niệm liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng, mô tả hoạt động của IPMF và ng nguyên nhân khiến hạn chế doanh
nghiệp vay vốn vì thủ tục vay quỹ phức tạp.
Bên cạnh đó, số tiền vay được từ quỹ thấp dưới 1 tỷ VND nếu vay trên 1 tỷ phải
có sự phê duyệt của Chủ tịch UBND Thành phố thời gian vay chỉ 5 năm là ngắn vì đầu
tư cho môi trường hầu hết các doanh nghiệp không sinh lợi nên cần cho doanh nghiệp
thời gian để chi trả số nợ trong khi đó nếu vay NHTM doanh nghiệp được vay với số
tiền tùy thuộc vào tài sản thế chấp của mình với thời gian tương xứng tùy theo thỏa
thuận.
Mặt khác chi phí thời gian là một nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu vay
vốn của doanh nghiệp, khi chi phí thời gian càng lớn thì mong muốn vay vốn của
doanh nghiệp với quỹ ngày càng giảm. Để làm rõ điều này đề tài thực hiện tính chí phí
cơ hội thời gian cho việc đi vay quỹ và so sánh với tổ chức ngân hàng.
Vì xây dựng hệ thống xử lý nước thải hay hạng mục công trình này nhằm
BVMT là trách nhiệm phải làm của mỗi doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ được chọn
nhiều phương án sao cho có lợi cho mình. Theo Markandya và cộng sự cho rằng: “ chi
phí cơ hội của thời gian đi lại nói chung được giả định là tính theo mức lương” . Được
tính bằng:
CPCH thời gian/ngày= 1/3 *Giá trị tiền lương/ngày
Để đơn giản cho việc tính toán giả sử chỉ có một nhân viên chịu trách nhiệm
xuyên suốt đi vay cho mục đích BVMT này, khoảng thời gian trung bình xét từ lúc

nộp hồ sơ đến khi được giải ngân, được trình bày trong Bảng 4.18

47


Bảng 4.18. Bảng So Sánh CPCHTG Giữa IPMF và NHTM
Đơn vị tính: Triệu đồng
( 1 tháng = 30 ngày)
Mức lương TB
Mục

nhân viên đi vay
(Triệu đồng/tháng)

Thời gian TB
(tháng)

CPCH thời gian

IPMF

5

7

11,67

Ngân hàng thương mại

5


0.13

0,22

206

11,45 (1,9 lần)

Chênh lệch

Nguồn: THĐT
Vậy nếu nhân viên của doanh nghiệp vay quỹ sẽ phải mất đi số tiền chi phí cơ
hội gần 12.000.000 đồng, nếu vay ngân hàng thương mại chỉ mất đi 220.000 đồng.
CPCH TG bỏ ra khi tham gia IPMF gần gấp đôi so với đi vay NHTM. Khi so sánh lợi
ích doanh nghiệp sẽ chọn vay ngân hàng thay vì vay quỹ. Khắc phục ô nhiễm môi
trường là vấn đề gấp rút của doanh nghiệp do áp lực từ các cơ quan chức năng quản lý
môi trường. Do đó, nếu doanh nghiệp chậm trễ trong việc khắc phục ô nhiễm môi
trường ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, công bố thông tin gây ô nhiễm của
doanh nghiệp lên các phương tiện thông tin đại chúng, doanh nghiệp có thể bị đóng
cửa theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực môi trường, lúc đó chi phí cơ hội của doanh nghiệp sẽ mất đi vĩnh viễn.
Để đúng với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nhất thiết cần có những giải pháp trong phương thức hoạt động cho quỹ để thu
hút nhiều doanh nghiệp tham gia hơn nữa để cùng nhau BVMT.
Vì vậy, lãi suất cho vay không phải là điều kiện tiên quyết để hấp dẫn doanh
nghiệp mà còn phải kể đến cơ chế hoạt động của tổ chức đó. Quỹ là một trong những
nguồn hỗ trợ mà doanh nghiệp mong muốn thời gian đáp ứng nguồn tài chính càng
nhanh càng tốt.
Từ những hạn chế trên, mặc dù trong số 100% số doanh nghiệp được điều tra

ngoài 31% số doanh nghiệp không có nhu cầu vay vì nguồn tài chính có thể đáp ứng
được hay hệ thống xử lý đã đạt yêu cầu và còn dư công suất, một số doanh nghiệp đã
từng vay IPMF tốn quá nhiều thời gian nên không vay, có đến 69% doanh nghiệp vẫn
48


có mong muốn vay vốn nhưng phải kèm theo những điều kiện khác nhau về số tiền
mong muốn vay, lãi suất, thời gian cùng những điều kiện trong cơ chế hoạt động của
quỹ phải nhanh chóng, điều kiện thế chấp phải tương xứng với số tiền vay được trình
bày trong Bảng 4.19 và Bảng 4.20
Bảng 4.19. Mức Hỗ Trợ Mong Muốn Của Doanh Nghiệp
5 triệu VND – 1

2 tỷ VND- 3

Trên 3 Tỷ

tỷ VND

Tỷ VND

VND

Số lượng DN

6

4

5


Thời gian mong muốn (Năm)

5

6

10

Số tiền

Nguồn: TTTH-ĐT
Bảng 4.20. Các Điều Kiện Mong Muốn Của Doanh Nghiệp Nếu Vay Quỹ
Mục

SL

Tỷ lệ

Hướng dẫn tận tình, thủ tục đơn giản

2

11%

Nhanh chóng khoảng 1 tháng

12

67%


Thế chấp tương xứng số tiền vay

3

16%

Lãi suất thấp

4

6%

Tổng

18

100%
Nguồn: TTTH-ĐT

49


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận
Qua điều tra thực tế kết hợp với phỏng vấn các cơ sở tham gia và không tham
gia quỹ Giảm Thiểu Ô Nhiễm Công Nghiệp Tp.HCM nhằm “Đánh giá kết quả của cơ
chế hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm tại Thành phố Hồ

Chí Minh” rút ra một sô kết luận như sau:
Về phía quỹ đã đảm bảo thu hồi được 95% trong tổng số nguồn vốn cho vay
theo đúng mục tiêu hoạt động bảo toàn vốn, ngoài ra các đối tượng vay vốn đa số là
các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thuộc đúng nhóm đối tượng cho vay. Tuy
nhiên với nguồn vốn đã được thu hồi từ năm 2009 đến nay vẫn không có một đơn vị
nào tham gia quỹ mặc dù với cơ chế hấp dẫn.
Trong số 8 doanh nghiệp đã tham gia quỹ, không phủ nhận những lợi ích mà
quỹ đem lại như lượng ô nhiễm được giảm so với trước(87,5%), hình ảnh của doanh
nghiệp tốt hơn trong mắt của thị trường (75%)
Trong tổng số 26 doanh nghiệp được điều tra có khoảng gần 31% trong tổng số
doanh nghiệp điều tra cho rằng họ không có nhu cầu vay vốn vì đã xây dựng hệ thống
xử lý nước thải nhưng vẫn sử dụng chưa hết công suất và họ không có nhu cầu vay vì
nguồn lực tài chính của doanh nghiệp có thể đáp ứng được chủ yếu là doanh nghiệp
lớn(15,5%), doanh nghiệp có quy mô nhỏ đã từng vay quỹ vì tốn nhiều thời gian nên
không mong muốn vay (15,5%). Đề tài tính được chi phí cơ hội thời gian khi tham gia
quỹ khá lớn gấp 2 lần so với tổ chức tín dụng thương mại, chi phí cơ hội thời gian
càng cao làm giảm nhu cầu tham gia của các đối tượng.
Bên cạnh số doanh nghiệp không có nhu cầu có đến 69% doanh nghiệp có
mong muốn vay vốn để đầu tư cho kế hoạch mua sắm trang thiết bị kiểm soát ô nhiễm,


kể cả mức độ tiếp cận thông tin từ quỹ của các doanh nghiệp này còn thấp (43%) trong
tổng số điều tra nhưng vẫn có mong muốn vay vốn khi hiểu về mục đích và phương
thức hoạt động của IPMF. Đồng thời các doanh nghiệp mong muốn vay vốn đều yêu
cầu có những điều kiện phải có sự hướng dẫn tận tình (11%), thủ tục nhanh chóng từ
khi nộp hồ sơ đến giải ngân mà họ mong muốn nhiều nhất là 67%, thế chấp tương
xứng với số tiền vay là 16% và cuối cùng là mức lãi suất phải ưu đãi là 6% doanh
nghiệp mới mong muồn vay. Vì vậy cơ chế hoạt động của quỹ hiện nay chỉ đáp ứng
được một phần nhỏ mong muốn của người đi vay (lãi suất thấp 6%). Do đó, số lượng
các đối tượng tham gia IPMF ngày càng giảm và hiện nay không có thêm một đơn vị

nào tham gia.
5.2. Kiến nghị
Từ những nguyên nhân khiến nhu cầu đi vay của các đối tượng ngày một giảm,
hiện nay không có một doanh nghiệp nào tham gia quỹ. Để quỹ hoạt động tích cực hơn
nữa như đúng mục tiêu đặt ra nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm thể hiện
mối quan tâm của nhà nước ta và của toàn xã hội cần có những hướng đi:
Quỹ cần phổ biến tuyền truyền, không chỉ là những cuộc hội thảo mà còn qua
phương tiện báo chí, truyền thông và cả những cán bộ kiểm tra giám sát để những đối
tượng có nhu cầu có thể biết , hiểu rõ và tham gia quỹ.
Quỹ nên có những chính sách cho người tham gia kết hợp với Sở Công thương
thành phố. Nếu khi tham gia quỹ tình trạng môi trường của doanh nghiệp cải thiện rõ
rệt, không gây ô nhiễm môi trường thì sản phẩm của doanh nghiệp được quảng bá trên
trị trường hoặc được bảo hộ trên thị trường. Có như vậy mới đem lại nguồn lại thiết
thực cho doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Vì hầu như các doanh
nghiệp đều cho rằng đầu tư cho công tác BVMT mang tính ép buộc, không có lợi cho
doanh nghiệp.
Quỹ nên rút ngắn thời gian kí duyệt hồ sơ đến giải ngân nhằm giúp doanh
nghiệp tiết kiệm thời gian và tránh tâm lý phiền phức cho người đi vay. Khi yêu cầu hồ
sơ, hướng dẫn hồ sơ nên công bố một lần qua các văn bản giấy tờ để doanh nghiệp
chuẩn bị, cho một thời gian xác định để trả lời cho người đi vay rằng họ có được vay
hay không.

51


Không nên tách sự riêng biệt giữa thẩm quyền kí duyệt vay vay giữa Sở TNMT
và quyết định giải ngân của HIFU. Nên có sự đồng bộ và thẩm định song song cả về
tài chính và kĩ thuật của doanh nghiệp, cho doanh nghiệp một thời gian cụ thể để kí
quyết định cho vay một lần sau đó tiến hành giải ngân. Tránh trường hợp, bên Sở
TNMT kí duyệt cho vay nhưng HIFU không kí hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp phải

chờ thêm một khoảng thời gian.
Cần bổ sung và hoàn thiện về điều lệ hoạt động của quỹ, về những quy dịnh đấu
thầu và giải ngân trực tiếp cho nhà thầu nhưng có sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý
cho nhà thầu hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
Nên ghi rõ trách nhiệm của HIFU, HIFU có thẩm quyền trong công tác kiểm
soát, giám sát môi trường vì hiện nay HIFU chỉ có trách nhiệm như một tổ chức tín
dụng sau khi cho vay HIFU chỉ có giám sát việc thực hiện vốn vay và thu hồi nợ,
không có thẩm quyền trong việc giám sát, xử phạt về môi trường khi doanh nghiệp vi
phạm mà chỉ có Sở TNMT. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa hai cơ
quan này.

52


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Đặng Minh Phương, Bài giảng về “Kinh tế môi trường”.
Nguyễn Viết Sản, 2004, Bài giảng về “Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng’’
Nguyễn Minh Kiều, 2009,“Phân tích đánh giá dự án đầu tư’’
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008, giáo trình luật Môi Trường, tái bản lần thứ 4, nhà
xuất bản Công An Nhân Dân.
Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2008 của UBND Thành phố về
ban hành “Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tái chế chất thải TPHCM”.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu Chuẩn Việt Nam
về Môi Trường
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”
Nghị định 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/08/2006 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT
Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
môi trường

Thông tư 07/2007/NĐ-CP về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây
ô nhiễm môi trường cần phải xử
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
06/2006, “Establishing an environmental Fund”, Page 7.
Tăng Thị Hồng Loan, 2008, Report “Cleaner Production and Cleaner Technology in
Viet Nam Funding Mechanism Review ” Page 5, 10.
Luis Gomez-Echeverri, 2010, “The Reformed Financial Mechanism of the
UNFCCC”,Page 7, 8
Ms.Chenisa Poboon, 2004, “ Environmental Fund: Financial Machanism in Domestic
Wastewater Management in ThaiLand”, Page 2, 4, 7.
World bank, 1998, Handbook Environmental Funds, Page 155, 158, 159

53


INTERNET

Tổng cục thống kê việt nam
< />Sở kế hoạch đầu TPHCM
/>Sài gòn giải phóng
< />Ngọc Huân, 2009, “Ô nhiễm bao vây thành phố Hồ Chí Minh’’,06/2010
< />Quang Hà, 2009,“ Giải quyết ô nhiễm môi trường tại Tp.HCM: Thách thức còn ở phía
trước“,06/2010
< />81230.58655/20090610.72172.html >
G.Linh, 2007, Ra mắt Quỹ Tín Dụng Xanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
< >
Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, 2009,“Một số Quỹ bảo vệ môi trường
quốc tế“,05/2010. < >
Lê Quang Thông, Nguyễn Anh Ngọc, 2004, “ Môi trường và các khu công nghiệp:
Nghiên cứu về ô nhiễm nước ở Việt Nam”

Quỹ đầu tư phát triển đô thị Tp.HCM, <>
.
Environmetal Fund definition, <www.businessdictionary.com>

54


PHỤC LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Mã số: ... ... ... ... ... .. ..
KHẢO SÁT NHU CẦU HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM GIẢM THỂU Ô NHIỄM
Cuộc phỏng vấn này là thu thập thông tin về nhu cầu tài chính cho các biện
pháp kiểm soát ô nhiễm của doanh nghiệp.
A. Thông tin cơ bản:
1. Tên doanh nghiệp: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
2. Địa chỉ: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... .... ... ... ... ... .
3.

Tên của người được phỏng vấn: ... ... ... ... ... ... .. ... .... .....Di động: ... ...
.............

4. Chức vụ: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..
B. Thông tin hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
5. Vị trí của doanh nghiệp :
1. Nằm bên trong các khu công nghiệp
2. Nằm bên trong các cụm công nghiệp
3. Nằm trong khu dân cư
4. Nằm trong thôn làng
5. Khác (ghi rõ ... ... ... ... ... ... ... .... ...)
5. Loại hình của doanh nghiệp là gì?

1. Nhà nước

2. Tập thể

3. Tư nhân

4. Đầu tư nước ngoài

5. Cổ phần

6. Ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp?
..............................................................................................................................
7. Tổng số vốn tự có của doanh nghiệp là bao nhiêu? ... ... ... ... ... ..........(VND)
8. Tổng số nhân viên làm việc chính thức của doanh nghiệp là bao nhiêu? ... ... ...
..(Người)
(Mã số cho quy mô của doanh nghiệp

1. Lớn

2. Vừa

3. Nhỏ )


9. Doanh thu trung bình / năm của doanh nghiệp là bao nhiêu
?.......................(VND)
C . Nguồn chất gây ô nhiễm và chi phí kiểm soát ô nhiễm
10. Năm thành lập doanh nghiệp ? ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
11. Doanh nghiệp có bị vi phạm hành chính về việc gây ô nhiễm môi trường
không?

1. Có

2. Không ( qua câu 14)

12. Doanh nghiệp bị vi phạm ô nhiễm từ năm nào? ... ... ... ... ... ... ... ...
13. Các chất thải của doanh nghiệp
a) Lượng nước thải trung bình của doanh nghiệp/ngày là bao nhiêu?............m
3

/ngày đêm

b) Lượng nước thải trung bình của doanh nghiệp là bao
nhiêu……………kg/ngày
c) Lượng bụi/ khí thải trung bình của doanh nghiệp là bao nhiêu…………../ngày
14. Doanh nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải hay không? (Nếu không
qua câu 28)
1. Có

2. Không

Li do doanh nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải?
15. Năm xây dựng hệ thống xử lý nước thải……………………….
16. Công suất thiết kế……………………………(m3/ngày đêm)
Công suất sử dụng thực tế……………………(m3/ ngày đêm)
Danh mục

Chi phí (Triệu đồng)

Chi phí đầu tư thiết bị xử lý nước thải
Chi phí vận hành(hóa chất, điện, nước,

lao động)
Chi phí khác……………………….
Tổng

Năm xây dựng


17. Nếu doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng tại sao vẫn không
đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn môi trường? (có thể chọn nhiều đáp án)
1. Thiết bị cũ kĩ
2. Công suất thiết kế nhỏ hơn công suất sử dụng thực tế
3. Tiêu chuẩn quá cao, doanh nghiệp khó đạt được
4. Khác (ghi rõ .......................................................................................... )
18. Nguồn kinh phí đê xây dựng hệ thống xử lý nước thải là từ đâu?( có thể chọn
nhiều đáp án)
1. Huy động vốn từ nội bộ
2. Huy động vốn cổ phần
3. Vay từ ngân hàng thương mại
4. Vay từ quỹ (Tên quỹ: ............................................................................ )
5. Khác( ghi rõ ........................................................................................... )
19. Nếu doanh nghiệp vay vốn từ NHTM, cho biết các điều khoản đã vay?
1. Số tiền vay (VND) .................................................................................
2. Thời hạn vay (Năm) ..............................................................................
3. Lãi suất (%/năm) ...............................................................................
4. Điều kiện khác (ghi rõ ........................................................................... )
21. Nếu doanh nghiệp vay vốn từ quỹ, cho biết các điều khoản đã vay?
5. Số tiền vay (VND) ...............................................................................
6. Thời hạn vay (Năm) .............................................................................
7. Lãi suất (%/năm) ..............................................................................
8. Điều kiện khác (ghi rõ ........................................................................... )

22. Doanh nghiệp biết được nguồn quỹ từ thông tin nào?
1.Cuộc họp hội thảo
2. Phương tiện truyền thông
3. Từ doanh nghiệp khác
4. Nguồn khác(ghi rõ .................................................................................. )


23. Khi vay vốn từ quỹ doanh nghiệp đạt được lợi ích gì?
1. Lượng ô nhiễm được giảm so với trước khi tham gia
2. Ra khỏi danh sách đen gây ô nhiễm
3. Tạo ra danh tiếng tốt cho công ty
4. Lợi ích khác(ghi rõ ................................................................................... )
24. Khi tham gia quỹ ông (bà) có gặp khó khăn không?
1. Có

2. Không

25. Các khó khăn gặp phải khi tham gia quỹ?
1. Doanh nghiệp không biết rõ cách lập dự án
2. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong chứng minh tài sản thế chấp
3. Thủ tục không rõ ràng, không được hướng dẫn đầy đủ
4. Thủ tục rườm rà, phức tạp
5. Chi phí giao dịch cao
6. Khác (ghi rõ ............................................................................................. )
26. Ông (bà) cho biết thời gian từ khi chuẩn bị dự án đến khi được kí duyệt vay là bao
lâu( ngày)……………………
Thời gian từ lúc duyệt vay đến giải ngân (ngày) .................................................
27. Ai là người trực tiếp thực hiện dự án và vay vốn quỹ
1. Nhân viên doanh nghiệp ( Mức lương(TB/tháng .................................... )
2. Thuê tư vấn ( Số tiền thuê: triệu đồng ..................................................... )

3. Cả hai
28. Lí do doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải
1. Đắt tiền
2. Không cần thiết (không phải là vấn đề trọng tâm)
3. Thiếu vốn
4. Khác(ghi rõ .............................................................................................. )
D. Kế hoạch mua sắm trang thiết bị mới để kiểm soát ô nhiễm
29. Doanh nghiệp có kế hoạch mua sắm trang thiết bị kiểm soát ô nhiễm không
1. Có ( qua câu 31)

2. Không(qua câu 30)


×