Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT THỔ CƯ TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.55 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT THỔ CƯ TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC
TỈNH KIÊN GIANG

LÊ THỊ DIỆU THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT THỔ
CƯ TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG” do Lê Thị Diệu Thu, sinh viên
khóa 32, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày _____________________

Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm 2010

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

LỜI CẢM TẠ

tháng

năm 2010


Trong khỏang thời gian 4 năm học, em cũng như nhiều bạn sinh viên của
trường đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía Ban Giám Hiệu và các
Thầy Cô. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh, cảm ơn Thầy Cô đã dạy dỗ tận tình lo lắng và truyền đạt những
kiến thức quí báo cho chúng em, giúp chúng em vững tin hơn khi bản thân đối
diện với cuộc sống.
Em muốn đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Thầy Đặng Thanh Hà, người đã hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các Anh Chị, Cô Chú trong Ủy Ban Nhân Dân huyện Phú Quốc và
phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phú Quốc đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp
những số liệu cần thiết để em có thể hòan thành khóa luận .

Và lời cảm ơn chân thành xin được gửi đến các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên
Môi Trường khóa 32 đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ mình trong học tập và trong đợt thực
tập cuối khóa này.

Tp.Ngày 12 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Lê Thị Diệu Thu

NỘI DUNG TÓM TẮT


LÊ THỊ DIỆU THU.Tháng 6 năm 2009. “Xác Đinh Giá Đất Thổ Cư Tại Huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang. ”
LÊ THỊ DIỆU THU. June 2009. “Determine Residental Land Price In Phu Quoc,
Kien Giang Province ”.
Khóa luận nhằm xác định giá đất thực của đất thổ cư tại Huyện Phú Quốc tỉnh
Kiên Giang hiện nay, thông qua việc xác định hàm cung cầu. Số liệu hàm cầu thu thập
được thông qua phỏng vần trực tiếp 70 hộ dân tại thị trấn Dương đông và An thới, và
số liệu hàm cung thu thập từ dự án khu tái định cư Bắc Dương Đông (khu phố 10) và
khu tái định cư Hàm Ninh.
Qua nghiên cứu, đề tài xác định được giá thực của đất thổ cư là 4.5528 triệu
đồng / m2 , giá mua bán trên thực tế là 7.2 triệu đồng/m2 tương ứng với diện tích là 63
m2 . Với mức giá 7.2 triệu đồng / m2 thì người mua sẽ chịu tổn thất lợi ích là 161. 275
triệu đồng, người bán thu được khỏan lợi ích là 156.98 triệu. Như vậy, trong hoạt động
mua bán này có sự mất cân đối lợi ích, lợi ích hòan tòan thuộc về người bán.
Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường không minh bạch, và do hoạt động đầu
cơ gây nên . Do đó, đề tài đã tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp nhằm quản lí đất thổ
cư tốt hơn.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ MỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1.Muc tiêu chung

2

1.2.2.Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1.Phạm vi thời gian

2

1.3.2.Phạm vi không gian

3

1.3.3.Về nội dung

3

1.3.4.Giả thiết và hạn chế của đề tài

3

1.4. Cấu trúc khóa luận


3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về tỉnh Kiên Giang

6

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

6

2.2.2.Tiềm năng kinh tế

8

2.3. Tổng quan về huyện Phú Quốc

10

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

10


2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

12

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

19
19

3.1.1. Cơ sở lí luận về bất động sản

19

3.1.2. Cơ sở lí luận về đất đai

23

v


3.1.3.Một số nguyên tắc chủ yếu thường được vận dụng
trong quá trình hình thành các phương pháp xác định
giá trị Bất Động Sản nói chung và giá trị đất đai nói riêng.

28

3.1.4. Cung và cầu trong thị trường đất đai

31


3.1.5. Độ co giãn

33

3.2. Phương pháp nghiên cứu

36

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

36

3.2.2. Phương pháp phân tích thống kê

36

3.2.3. Phương pháp mô tả

36

3.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy

36

3.2.5. Phương pháp xử lí số liệu.

39

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


40

4.1.Tổng quan về giá đất và tình hình giao dịch đất đai tại Phú Quốc

40

4.2. Đặc điểm về giao dịch đất đai tại huyện Phú Quốc

41

4.2.1. Đặc điểm về giá đất

41

4.2.2. Đặc điểm về thu nhập của các hộ gia đình

43

4.2.3. Khảo sát về mục đích mua đất của người dân

43

4.3. Ước lượng đường cầu đất ở huyện Phú Quốc

44

4.3.1. Ước lượng đường cầu đất dạng tuyến tính

44


4.3.2. Ước lượng đường cầu đất thổ cư dạng Cobb-Douglas

45

4.3.3. Kiểm định kết quả mô hình

45

4.3.4. Phân tích mô hình

48

4.3.5. Xây dựng hàm cầu đất thổ cư

51

4.3.6. Lựa chọn dạng hàm

51

4.4. Xây dựng đường cung đất thổ cư tại Huyện Phú Quốc

52

4.5. Xác định giá đất thổ cư tại Huyện Phú Quốc

53

4.6. Thặng dư xã hôi mất đi do giá ảo


54

4.7. Ảnh hưởng đối với người dân khi giá đất tăng lên

55

4.8. Dự báo lượng cầu đất đến năm 2020

55

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

57
57

vi


5.2. Kiến nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS

Bất động sản

ĐCĐĐ

Đầu cơ đất đai

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

MDEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả ước lượng hàm cầu đất dạng tuyến tính

44

Bảng 4.2. Kết quả ước lượng hàm cầu đất dạng Cobb-Douglas

45

Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan đường cầu dạng tuyến tính

46

Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan của đường cầu dạng Cobb-doughlas

46

Bảng 4.5.Chi phí xây dựng dự án khu tái định cư tại huyện Phú Quốc

52

Bảng 4.6. Dự báo lượng cầu đất của hộ gia đình đến năm 2020

56

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Vị trí địa lý tỉnh Kiên Giang

6

Hình 2.2. Bản đồ Phú Quốc

10

Hình 3.1: Đường cung đối với hàng hóa thông thường và hàng hóa là đất đai

31

Hình 3.2. Đường cầu

32

Hình 3.3. Trạng thái cân bằng thị trường

33

Hình 3.4. Độ co giãn của cầu theo giá

34

Hình 3.5. Cầu co giãn hòan tòan và cầu hòan tòan không co giãn

34


Hình 4.1. Sự thay đổi giá đất trong khung giá chính phủ
ban hành từ năm 2000 – 2010

42

Hình 4.2. Thu nhập trung bình của hộ gia đình tại huyện Phú Quốc

43

Hình 4.3. Mục đích mua đất của người dân

44

Hình 4.4. Thặng dư xã hội ở các mức giá

54

x


DANH MỤC PHỤ MỤC
Phụ lục 1 : Kết quả ước lượng mô hình
Phụ lục 2 : Bảng câu hỏi phỏng vấn người dân

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Đất đai vốn là một thứ tài nguyên, một tồn tại vật chất do thiên nhiên tạo ra mà
con người có thể lợi dụng để đáp ứng nhu cầu của mình (cũng giống như tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu...). Nhưng khi đã được tiếp cận, được
chiếm hữu và khai thác, tức là đã có lao động của con người kết tinh vào đó, thì tài
nguyên bắt đầu có giá trị, cả về mặt giá trị sử dụng trực tiếp như các tài nguyên khác.
Từ đó, đất đai - tài nguyên trở thành đất đai - tài sản với đầy đủ tính chất của một loại
tài sản thuộc quyền sở hữu của những người đã tiếp cận, khai thác và chiếm hữu nó
bằng lao động của mình.
Trên thị trường, đối với những người kinh doanh BĐS thì đất đai là một loại
hàng hóa đặc biệt, nó không tuân theo quy luật như các loại hàng hóa thông thường
khác như cầu thị trường tăng, cung sẵn sàng đáp ứng ra. Vì đất đai cung là cố định dù
cầu về đất đai ngày càng tăng, con người không thể làm nó sinh sản hay nở thêm,
ngoài diện tích tự nhiên vốn có của quả đất. Chính vì vậy đất đai cần phải được xác
định được giá trị thực, để có thể sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất, nguồn tài nguyên
đất nói chung với mục tiêu tối ưu hóa phúc lợi xã hội.
Huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là huyện đảo lớn nhất nước, ở đây có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng phát triển kinh tế cao đặc biệt trong lĩnh vực du
lịch. Tuy nhiên chỉ ít năm gần đây thì khu vực này mới được quan tâm đầu tư thực sự
từ phía nhà nước và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, giá cả đất đai
tại khu vực này đã có sự thay đổi lớn, ngay cả trong khung giá đất mà tỉnh ban hành,
nhất là từ khi có Quyết định 178/2004/QĐ, ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng


Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Sau quyết định đó là hàng loạt những dự án lớn
được phê duyệt. Đất đai là đầu vào không thể thiếu cho mọi hoạt động sản xuất và là
nơi cư trú của tòan thể loài ngừơi . Với sự hạn chế của cung đất thì việc dành diện tích
đất cho khu vực này sẽ làm giảm diện tích đất cho khu vực khác. Do đó, đất thổ cư tại
huyện Phú Quốc sẽ giảm đi. Trong tương lai Phú Quốc sẽ có nhiều khu đô thị, do đó

giá đất ở đây sẽ tăng lên.
Tuy nhiên không có gì làm cơ sở để biết được đâu là mức giá tăng hợp lí, có
phù hợp với thực tế và qui luật cung cầu đất đai hay không, cầu đất thổ cư và giá sẽ
thay đổi như thế nào khi diện tích ngày càng thu hẹp và dân số Huyện ngày càng tăng.
Nếu giá thị trường tăng vượt khỏi giá trị thực của nó (giá ảo) sẽ gây ra tổn thất
xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về đất ở và thu nhập người dân và nếu giá
tăng nhưng thấp hơn giá trị thực sẽ thì sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên
đất. Xác định được giá trị thực, đề tài sẽ nhận thấy rõ hiện trạng đất đai tại đây từ đó
đề xuất những giải pháp quản lý đất thổ cư được tốt hơn.
Xuất phát từ vấn đề trên cùng với sự đồng ý và hướng dẫn của thầy TS. Đặng
Thanh Hà, Tôi quyết định nghiên cứu đề tài : “Xác định giá đất thổ cư tại Huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Muc tiêu chung
Đề tài xác định mức giá đất thổ cư thực và lượng cầu đất thổ cư huyện Phú
Quốc trong tương lai, từ đó đề xuất giải pháp giúp hoạt động quản lí đất đai tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Xác định giá đất thực tại huyện phú quốc
-Thặng dư xã hội chênh lệch giữa giá đất thực và giá đất trên thị trường
-Đề xuất chính sách quản lí đất đai tại huyện Phú Quốc
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 3/2010-6/2010.

2


1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài thu thập số liệu và phỏng vấn dân cư sinh sống ở khu vực thị trấn Dương
Đông và thị trấn An Thới huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vì đây là những khu vực

tập trung đông dân cư sinh sống và trong tương lai quy hoạch thành khu đô thị của
Huyện.
1.3.3. Về nội dung
Đề tài nghiên cứu các nội dung chính : tổng quan tình hình mua bán đất đai trên
địa bàn huyện Phú Quốc, xác định giá đất tại huyện Phú Quốc, thặng dư xã hội từ giá
đất mua bán trên thị trường so với giá đất thực, dự báo lượng cầu đất đến năm 2020.Từ
đó đề xuất các biện pháp quản lí đất đai nhằm mục đích giúp cho hoạt động mua bán
đất đai dựa trên cơ sở giá đất thực tế của nó.
1.3.4. Giả thiết và hạn chế của đề tài
Giả thiết: Giá đất tại thời điểm nghiên cứu (năm 2010) là không thay đổi, thị
trường đất đai hiện nay hoạt động theo cơ chế thị trường.
Do hạn chế về số liệu thu thập nên mô hình đường cung sẽ được thiết lập thông
qua giải hệ phương trình thay vì chạy mô hình trong eview 3.0.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Gồm có bốn phần chính: đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
nội dung nghiên cứu bao gồm giả thiết và hạn chế của đề tài, cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan về điều kiện, tự nhiên,
kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển, các hoạt động thu hút đầu tư, tình hình quy hoạch
đất đai tại huyện Phú Quốc, tổng quan về khu vực thị trấn Dương Đông, thị trấn
An Thới, xã Hàm Ninh.

3


Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này đưa ra những cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài như lý thuyết giá
trị đất đai, phương pháp cung cầu, nhằm xác định gia đất tại huyện Phú Quốc.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đưa ra những kết quả mà đề tài nghiên cứu được đó là giá đất thực tại Huyện
Phú Quốc, so sánh với giá đất thực tế khảo sát tại thời điểm đầu năm 2010 nhằm xác
định giá đất hiện tại có đúng với giá thực của nó hay không, và giá đất được dự báo
đến năm 2020 sẽ thay đổi như thế nào.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách quản lí nhằm giúp thị
trường đất đai hoạt động tốt hơn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu xác định giá đất tại Huyện Phú Quốc, có sự tham khảo
đề tài “Phân tích giá đất đô thị tại Thành phố Phan Rang Tháp Chàm Tỉnh Ninh
Thuận” của nhóm 10 lớp DH06KM, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, về
cách xác định giá đất trên cơ sở xác định cung cầu đất, Đề tài “Xây dựng mô hình định
giá đất thổ cư trên địa bàn Quận 10 ”của chị Phan Thị Thanh Trường, sinh viên Khoa
Quản Lí Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm, giáo trình của tác giả
Đặng Văn Thành, 2005. Tài liệu có trong bài giảng của các Thầy Cô giảng dạy bộ môn
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh. Tài
liệu về tình hình qui hoạch và sử dụng đất, định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020
do phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phú Quốc cung cấp và những thông tin
được tổng hợp từ internet bao gồm những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của tỉnh Kiên Giang và huyện Phú Quốc.
Tất cả các tài liệu tham khảo trên đã giúp ích rất nhiều cho đề tài này được thực
hiện thành công.



2.2. Tổng quan về tỉnh Kiên Giang
Hình 2.1. Vị trí địa lý tỉnh Kiên Giang

Nguồn : chimviet.free.fr
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý:
Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, trong vùng
đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài
56 km, đường bờ biển dài trên 200 km. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ, An
Giang; phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp vịnh Thái Lan, có diện tích
tự nhiên 6346,3 km2 (có diện tích tự nhiên lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu
Long),gần các nước Đồng Nam Á (ASEAN) như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Singapore, Philipine; có địa hình đa dạng, bờ biển dài, có nhiều sông núi và hải đảo,
tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, là cầu
nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.
b) Khí hậu:
Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; nhiệt độ trung
bình hàng tháng từ 27 – 27,50C; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 –
2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất
6


thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
c) Đặc điểm địa hình:
Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi và biển. Ở phần đất
liền, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng hải
đảo Phú Quốc và Kiên Hải có nhiều núi đá, địa hình khá phức tạp. Vùng đồng bằng có

độ cao từ 0,2 – 1,2 m cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu
thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các
tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống
d) Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất
Đất đai ở Kiên Giang được chia thành 4 vùng chính là vùng phù sa ngọt thuộc
Tây sông Hậu (Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, thị xã Rạch Giá và huyện Gò
Quao), vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo
Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 629.905 ha, trong đó đất nông
nghiệp 411.974 ha chiếm 65,72% đất tự nhiên, riêng đất lúa 317.019 ha chiếm 76,95%
đất nông nghiệp, bình quân một hộ hơn 1 ha đất trồng lúa. Đất lâm nghiệp có 120.027
ha chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên. Đồng thời toàn tỉnh còn quỹ đất chưa sử dụng
gần 50.000 ha. Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Tài nguyên rừng
Kiên Giang không có nhiều rừng, nên trữ lượng gỗ ở đây không lớn như các
tỉnh khác trong vùng Đông Nam Bộ nhưng rừng ở đây lại có vai trò quan trọng trong
việc phòng hộ và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn huyện có rừng đặc dụng ở Phú
Quốc, rừng bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử U Minh, rừng phòng hộ ven biển. Dự
kiến năm 2005, toàn tỉnh có 138.900 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ và đặc dụng là
81.400 ha, rừng sản xuất 57.500 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,1%. Kiên Giang là khu
dự trữ sinh quyển duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và lớn nhất Đông Nam Á,
được UNESCO xếp vào khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tài nguyên khoáng sản
Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức
7


thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ

khoáng sản các loại khác: Nhiên liệu (than bùn), phi kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất
sét), nhóm kim loại, đặc biệt là nhóm khoáng sản phi kim loại dùng để sản xuất vật
liệu xây dựng, xi măng, than bùn có trữ lượng lớn.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của tỉnh Kiên Giang khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở
cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh
Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70
km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về
mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô.
Tài nguyên biển:
Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.000km2.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá ở đây khoảng
464.660 tấn trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ
lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ
lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Ngoài ra tỉnh đã và đang
thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000
tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng.
2.2.2. Tiềm năng kinh tế
Kiên Giang có dân số năm 2008 là 1.727,6 ngàn người với mật độ dân số 272
người/km2. Trong đó dân tộc Kinh: 84,41%; Khmer: 12,23%; Hoa: 2,97%. Dân số của
tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông
ngòi và một số đảo.
Về Kinh tế : tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng khá , tốc độ tăng trưởng
kinh tế năm 2008 đạt 12,6%, trong đó khu vực nông-lâm-thuỷ sản tăng 11,1%, công
nghiệp-xây dựng tăng 11,4%, dịch vụ tăng 16,8%. GDP bình quân đầu người 802USD
theo giá cố định (1.078 USD giá hiện hành).

8



a) Nông lâm thủy sản
Là nhóm ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh có tiềm năng khá lớn, diện
tích đất để phát triển nông nghiệp khoảng 436.000 ha, trong đó diện đất cho trồng lúa
là 353.000 ha, sản lượng lúa đạt trên 3 triệu tấn; đất màu và đất cây công nghiệp
83.000 ha. Kiên Giang có rừng nguyên sinh Phú Quốc và U Minh Thượng với nhiều
loại động thực vật quy hiếm. Ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đã được đầu
tư phát triển khá toàn diện cả khai thác và nuôi trồng với tổng sản lượng trên 450.000
tấn/năm. Khai thác thủy sản đã được đầu tư theo hướng đánh bắt xa bờ, ngư trường
khai thác hải sản của tỉnh trên 63.000km2, sản lượng khai thác là 350.000 tấn. Diện
tích qui hoạch vùng nuôi tôm là 130.000 ha, đến năm 2007 đã đầu tư 76.000 ha, sản
lượng 28.000 tấn.
b) Công nghiệp
Trữ lượng đá vôi của Kiên Giang khoảng 440 triệu tấn, đá xây dựng 135 triệu
tấn, sét gạch gói và sét xi măng 228 triệu tấn thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp
vật liệu xây dựng. Sản lượng xi măng đạt 4,4 triệu tấn vào năm 2007, bao bì đạt 45
triệu bao/năm, công suất đông lạnh thủy sản 70.000 tấn/năm, sản lượng khóm cô đặc
và đóng hộp đạt 5.000 tấn, xay xát gạo công suất 2,2 triệu tấn/năm.
c) Dịch vụ - du lịch:
Do có vị trí tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn với các
danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, U
Minh Thượng, đủ điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt đảo Phú Quốc sẽ được tập
trung đầu tư thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao của khu vực.
Năm 2010 , Kiên giang là tỉnh đứng ra đăng cai tổ chức MDEC Kiên Giang
2010, là tên viết tắt của Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL 2010 . Với chủ đề: “Phát huy
lợi thế sông, biển phát triển kinh tế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”.Diễn đàn
này sẽ có tác động rất tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
,đưa ra những chính sách phát huy những lợi thế và tiềm năng Kiên Giang , các hoạt
động quảng bá, xúc tiến đầu tư; các sự kiện giao lưu, hợp tác phát triển giữa các địa
phương, phát triển trong sự liên kết giữa các tỉnh ĐBSCL.


9


2.3. Tổng quan về huyện Phú Quốc
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 2.2. Bản đồ Phú Quốc

Nguồn : www.amerviettravel.com
a) Vị trí địa lý
Phú Quốc là huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm ở phía Tây Nam của tổ
quốc, trong Vịnh Thái Lan, với diện tích tự nhiên là 589 Km2 trải dài trên một vùng
biển rộng 6.000 Km2. Huyện được bao gồm bởi 40 hòn đảo, trong đó:
Đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc có dạng hình thoi, nằm theo hướng Bắc Nam,
đỉnh nhọn quay về phía xích đạo có diện tích tự nhiên 567,79 km2, chiều dài từ Bắc
xuống Nam khoảng 52 km, nơi rộng nhất là 25 km và nơi hẹp nhất là 1 km với
đường bờ biển dài 150 km. Đảo Phú Quốc cách Thành phố Rạch Giá khoảng 120
km, cách Thị xã Hà Tiên 46 km, cách đường lãnh hải Campuchia - Việt Nam 4,5
km. Tính đường hàng không, khoảng cách từ Phú Quốc đi Thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 500 km, đi Phnông Pênh (Campuchia) khoảng 400 km, đi Bangkok (Thái
Lan) khoảng 800 km.
Huyện Phú Quốc có 10 đơn vị hành chính bao gồm 8 xã, 2 thị trấn và 49 ấp,
10


khu phố .Với vị trí địa lý riêng biệt và được phân bố trên phạm vi lãnh hải rộng lớn,
huyện Phú Quốc có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế
xã hội.
b) Khí hậu
Một năm có 2 mùa: mùa khô bắt đầu từ tháng 11đến tháng 4 năm sau, mùa mưa

bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tính theo âm lịch. Lượng mưa trung bình cả năm là
3000 mm, phân bố không đều, khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm. Vào mùa
khô, đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh,
tốc độ gió trung bình 4 m/s, mạnh nhất có thể đạt từ 20 đến 24 m/s; độ ẩm trung bình
78%; nhiệt độ cao nhất là 350C vào tháng 4 và tháng 5. Vào mùa mưa, thịnh hành gió
mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s; độ ẩm từ 85 đến 90%; lượng mưa
trung bình là 414 mm/tháng.
c) Tài Nguyên Thiên Nhiên
Tài nguyên đất: đất đai Phú Quốc được chia ra như sau:
- Nhóm đất cát có 11.044 ha, chiếm 18,6% trong đó đất cát biển trắng vàng có
5.640 ha, đất cát biển tầng mặt giàu mùn có 5.033 ha và đất cồn cát trắng vàng có 371
ha. Nhóm đất này phân bổ ven biển, tập trung nhất là khu vực phía Tây và Đông Nam.
- Nhóm đất cát phù sa có 1.177 ha, chiếm 1,99% phân bổ chủ yếu ở địa hình
thấp trủng thuộc các xã Dương Tơ, Hàm Ninh, Cửa Cạn và Thị trấn An Thới.
- Nhóm đất xám có 10.322 ha, chiếm 17,4%, trong đó đất xám trên đá macma
axit và đá cát có diện tích 4.020 ha phân bổ trên dạng địa hình cao, dốc nhẹ ( < 80 ) và
đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng có diện tích 6.352 ha phân bổ ở khu vực địa hình
thấp. Loại đất này có thể trồng các loại cây hàng năm hoặc chuyển đổi sang mục đích
xây dựng.
- Nhóm đất đỏ vàng có 36.678 ha, chiếm 61,84%. Nhóm đất này phân bổ trên
các dạng địa hình đồi núi khắp tất cả các xã trong huyện.
- Sông, suối có 84 ha, chiếm 0,14%.
Tài nguyên rừng: Rừng Phú Quốc rất phong phú có 99 ngọn núi lớn nhỏ.
Diện tích khoảng 37.000 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng 33.000 ha. Rừng cấm quốc
gia được xác định là 31.422 ha, trong đó đất rừng 27.814 ha; đất không có rừng 3.104
11


ha; đất nông nghiệp, thổ cư, đường,... khoảng 504 ha.
Rừng tập trung nhiều loại gổ quý hiếm như kên kên, trai, xăng lẻ, vên vên, sao

đen, sao đỏ, dầu, gõ đỏ, gồi, kim giao, cẩm thị,... Ngoài ra còn có trên 1.040 loài dược
liệu, trong đó có trên 10 loại sâm và một số dược liệu quý có sản lượng cao như cam
thảo, hà thủ ô, bí kỳ nam, nhân trần, cát căn, đổ trọng, sa nhân, trầm hương,...
Động vật rừng có trên 140 loài gồm các loài chim, thú trong đó có một số loài
quý hiếm đã được Nhà nước liệt vào danh sách bảo vệ như: Khỉ vàng, Vượn tay trắng,
Sóc trăng vàng, Sóc đỏ, ...
Rừng Phú Quốc còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nguồn nước ngọt cho
đảo và cảnh quan khai thác du lịch dã ngoại.
Tài nguyên biển: Ngư trường Phú Quốc là một trong những ngư trường lớn ở
phía Nam với trữ lượng ước tính 0,5 triệu tấn. Vùng biển Phú Quốc có nhiều hải sản
quý có giá trị kinh tế và xuất khẩu như cá cơm, cá thu, cá ngừ, cá mập, hải sâm, đồi
mồi, Dugong, ngọc trai,...Hiện vùng biển Phú Quốc còn ở dạng nguyên sơ chưa bị ô
nhiễm, cảnh quan phong phú đa dạng, khí hậu ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của gió bão,
nhiệt độ trung bình 25 - 270C rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch và nghĩ dưỡng.
Tài nguyên nước: Với lượng lớn và diện tích lưu vực khoảng 456 km2, chiếm
78% diện tích đảo, Phú Quốc có nguồn nước mặt phong phú tạo thêm sông rạch,
những thắng cảnh rất đẹp như Suối Tranh, Suối Đá Bàn,... Đồng thời, sông suối Phú
Quốc còn cho phép tạo được các hồ nước nhân tạo vừa cung cấp nước cho sản xuất
nông nghiệp, dịch vụ, đô thị và dân cư thêm thắng cảnh mới cho hoạt động nghĩ ngơi du lịch.
Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung khoáng sản trên đảo không giàu, chủ yếu
là các vật liệu xây dựng với trữ lượng khá lớn. Hiện đảo có 17 điểm khoáng sản đã
đăng ký gồm: Đá quý (Huyền đen), đá xây dựng, sét gạch ngói, cao lanh, cát thủy tinh,
cát xây dựng,...
2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Các đơn vị hành chính trực thuộc, Phú Quốc được chia thành 8 xã, 2 thị trấn là:
Thị trấn Dương Đông,Thị trấn An Thới,Xã Dương Tơ, Xã Cửa Cạn, Xã Gành Dầu ,
Xã Cửa Dương, Xã Bãi Thơm, Xã Hòn Thơm, Xã Hàm Ninh, Xã Thổ Châu.
12



Đường biển là loại hình giao thông chủ yếu hiện nay nối kết đảo Phú Quốc với
bên ngoài. Có đến 70% lượng khách du lịch đến Phú Quốc bằng đường biển bên cạnh
đường hàng không. Hiện nay sân bay quốc tế đang xây dựng taị xã Dương Tơ nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực du lịch với những chuyến bay nội địa và
quốc tế.
a) Về kinh tế
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc
được xác định là một trong những huyện có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng của
vùng biển biên giới Tây - Nam của tổ quốc; là một trong những điểm du lịch cảnh
quan và nghỉ dưỡng chất lượng cao.
Chia theo 3 khu vực: khu vực I (nông - lâm - thủy sản) tăng 10,11%/năm, khu vực II (
công nghiệp - XDCB) tăng 24,29%/năm, khu vực III ( dịch vụ và các ngành khác) tăng
24,46%/năm.
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án phát triển tổng
thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" bằng
Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 với định hướng phát triển đảo Phú
Quốc thành Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương có quy mô tầm cỡ quốc tế.
Với vị trí quan trọng và tiềm năng to lớn trên, được sự quan tâm đầu tư của các
cấp, các ngành, ngành nông nghiệp huyện những năm qua đã đạt được những kết quả
khả quan. Phú quốc có Vườn quốc gia Phú Quốc, diện tích 31.422ha, trong đó có
12.794 ha rừng, chiếm ¾ diện tích đảo. Huyện sản xuất nhiều hồ tiêu, trầm hương,
quế, mật ong, đồi mồi. Hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế tương đối cao, rất phù
hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng ở Phú Quốc. Nghề trồng tiêu trên đảo Phú Quốc
có truyền thống hơn 100 năm qua. Tiêu Phú Quốc nổi tiếng vì hạt mẩy, vỏ mỏng, ruột
đặc, cay nồng, mùi thơm không đâu sánh bằng. Tuy nhiên trong lĩnh lực Nông nghiệp
tăng rất ít 0,76%/ năm do sản lượng tiêu giảm mạnh, giá tiêu tăng giảm không ổn định
liên tục nhiều năm đã làm ảnh hưởng đến khả năng đầu tư sản xuất và phát triển cây
tiêu của người dân huyện đảo do vậy diện tích cây tiêu của huyện hiện đang giảm dần.
Đến năm 2009 diện tích trồng tiêu trên địa bàn huyện đạt 477 ha với sản lượng đạt

13


1.035 tấn; diện tích trồng rau màu đạt 190 ha với sản lượng đạt 2.700 tấn; diện tích
trồng dừa đạt 290 ha với sản lượng 1,52 triệu quả, cây ăn trái các loại đạt 940 ha với
sản lượng 3.025 tấn...
Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản : Biển Phú Quốc có khỏang 89 loài san hô
cứng, 19 loài san hô mềm, 62 loài rong biển… Và rất nhiều loại hải sản quý như tôm
he, cá thu, cá chim, cá bạc má, cá thiều… Tháng 01-2009, sản lượng khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đạt khoảng 4.165 tấn, tăng 18, 66% so với tháng
trước và tăng 78% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng khai thác thuỷ sản ước đạt
4.115 tấn, tăng 18,59% so với tháng trước và tăng 77,5% so với cùng kỳ. Sản lượng
nuôi trồng ước đạt 50 tấn, tăng 25% so với tháng trước và tăng 66,67% so cùng kỳ.
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản ước đạt 20,273 tỷ đồng, tăng 33,82% so với tháng
trước và tăng 14,57% so với cùng kỳ. Nước mắm Phú Quốc ngon nổi tiếng trong nước
và quốc tế. Nước mắm Phú Quốc được làm từ cá cơm bắt tại vùng biển Phú Quốc, cá
cơm nơi khác không bằng Phải là con cá cơm sọc tiêu, cá cơm than, cá cơm phấn chì
để làm nước mắm.Có khoảng 100 cơ sở sản xuất nước mắm, ước tính sản lượng trên
10 triệu lít/năm. Dương Ðông và An Thới là hai nơi sản xuất nước mắm nhiều nhất
đảo.
Công nghiệp - Xây dựng
Năm 2007, tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số số 2200/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện đảo Phú Quốc, giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn đến năm 2020…Theo quyết định này, phát triển công nghiệp chủ
yếu tập trung theo hướng phục vụ cho các ngành kinh tế dịch vụ - thương mại, nông
nghiệp, thủy hải sản. Sau năm 2015 sẽ phát triển mạnh các ngành công nghiệp công
nghệ cao, định hướng xuất khẩu, phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội của Phú
Quốc. Phát triển công nghiệp huyện Phú Quốc thuộc 1oại “Công nghiệp sạch” thân
thiện với môi trường, tiêu hao nguyên, nhiên liệu thấp, ít hoặc không có phế thải
độc hại. Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp gồm 2 giai đoạn bắt đầu từ năm 2006
đến 2020.
Ngày 05-04-2010, khu vực Vịnh Đầm huyện Phú Quốc chính thức khởi công,

với quy mô 305 ha. Đây là khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ công cộng
14


×