Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIDO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KIDO

LÊ THỤY Ý

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Một số nhận định về hệ
thống phân phối của Công ty Cổ phần KIDO” do Lê Thụy Ý, sinh viên khóa 32, ngành
quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

Ths. Nguyễn Duyên Linh
Người hướng dẫn

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Đề tài này được hoàn thành không chỉ nhờ nổ lực của riêng bản thân em mà còn
nhờ sự giúp đỡ quý báu của nhiều người.
Vì vậy đầu tiên con xin chân thành cảm ơn ba mẹ đã thương yêu, chăm lo cho
con có được như ngày hôm nay. Đồng thời con xin cám ơn người thân, gia đình đã
hướng dẫn, giúp đỡ con trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học
tập. Đó chính là nền tảng kiến thức để em thực hiện đề tài này cũng như là hành trang
cho em vào đời một cách tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Duyên Linh, người đã dành thời gian
tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm on Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần KIDO đã tạo điều

kiện cho em được thực tập tại Công ty. Xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng
Phân phối đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo cơ hội cho em được học hỏi, tiếp cận thực
tế, đặc biệt là anh Trần Quốc Dũng đã giúp em nhiều trong suốt thời gian thực tập.
Mặc dù khóa luận đã hoàn thành nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế trong nội dung và cách trình bày. Rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý
của thầy cô để em có thêm những kinh nghiệm trong công tác.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ THỤY Ý. Tháng 07 năm 2000. “Một số nhận định về hệ thống phân phối
của Công ty Cổ phần KIDO”.
LE THUY Y. July 2010. “ Some considerations for the distribution system
of KIDO Corperation”
Trong khóa luận nghiên cứu các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu sự tổ chức, vận hành hệ thống phân phối và phân tích hiệu quả hoạt
động phân phối của Công ty.
- Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động phân phối.
- Việc phân tích hoạt động phân phối của công ty để thấy rõ những điểm mạnh,
điểm yếu và từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân
phối của công ty.
Các mục tiêu chủ yếu sử dụng các phương pháp để nghiên cứu như: Phương
pháp thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu
mô tả.
Trong quá trình tìm hiểu hoạt động phân phối tại Công ty cổ phần KIDO đã cho
tôi thấy được những thuận lợi như: chất lượng sản phẩm của Công ty đáp ứng được thị
hiếu của người tiêu dùng, hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc, cách quản lý và bố
trí nhân sự khá hợp lý, kênh siêu thị ngày càng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi
thì vẫn tồn tại một số khó khăn như: một số đại lý hoạt động chưa chuyên nghiệp,

Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Từ kết qủa tìm hiểu, phân tích hoạt động phân phối của Công ty. Qua đó, tôi đề
xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của
Công ty.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu công ty KIDO

3

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.3. Các lĩnh vực kinh doanh chính

5

2.4. Những thành tựu đạt được

5

2.5. Các sản phẩm chính


7

2.6. Tầm nhìn, sứ mệnh và chính sách

10

2.7 Tình hình kinh doanh

11

2.8. Cơ cấu tổ chức

13

2.8.1. Bộ máy quản lí

13

2.8.2. Chức năng một số phòng ban

14

2.8.3. Tình hình nhân sự

18

2.8.4. Chính sách đối với người lao động

18


2.9. Lưu đồ tung sản phẩm

19

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Bản chất và chức năng của các kênh marketing

21
21


3.1.2. Hoạch định và quyết định kênh phân phối

23

3.1.3. Tổ chức hệ thống bán lẻ

24

3.1.4. Tổ chức hệ thống bán sỉ

25

3.1.5. Tổ chức lực lượng bán hàng

26

3.1.6. Những yếu tô ảnh hưởng đến hệ thống phân phối sản phẩm


27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Môi trường bên ngoài

29

4.1.1. Thị phần kem trong nước

29

4.1.2. Thị trường và kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh

29

4.1.2.1.Thị trường của các đối thủ cạnh tranh

29

4.1.2.2. Kênh phân phối của một số đối thủ cạnh tranh mạnh

32

4.1.3. Những lợi thế nổi bật của KIDO so với các doanh nghiệp khác trong ngành

34


4.1.4. Triển vọng phát triển của ngành

35

a) Thị trường kem thế giới

35

b) Thị trường kem Việt Nam

36

4.1.5. Phát họa người tiêu dùng Việt Nam
4.2. Môi trường bên trong kênh phân phối

38
38

4.2.1. Những mục tiêu chiến lược của kênh phân phối CTCP KIDO

38

4.2.2. Văn hóa công ty

40

4.2.3. Hoạt động Marketing

41


4.2.4. Hoạt động phân phối

43

4.2.4.1 Sơ đồ cấu trúc kênh

44

4.2.4.2 Chức năng các kênh phân phối

44

4.2.4.3. Tình hình kinh doanh theo khu vực

45

4.2.4.4. Ưu- nhược điểm kênh phân phối của KIDO

47

4.2.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh theo từng kênh

48

4.2.5.1. Kênh phân phối truyền thống

48

a) Doanh thu


48

b) Chính sách chiết khấu

49

c) Mật độ phủ hàng

49


4.2.5.2 Kênh phân phối hiện đại

50

a) Doanh thu

50

b) Chính sách chiết khấu

51

c) Mật độ phủ hàng

51

4.2.6. Quy trình quản lý hoạt động phân phối giữa các phòng ban trong công ty


52

4.2.6.1. Luồng thông tin trong hệ thống phân phối trong công ty

52

4.2.6.2. Qui trình nhận và đặt hàng từ nhà phân phối đến công ty

53

4.2.6.3. Kho vận

55

4.2.7. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các phương thức kết hợp

56

4.3. Giải pháp cải thiện kênh phân phối

59

43.1. Thiết kế phòng marketing

59

4.3.2. Giải pháp cho hoạt động vận chuyển, bốc xếp, kho bãi

60


4.3.3. Quan hệ kinh tế giữa công ty với các trung gian phân phối

61

4.3.3.1. Đối với nhà phân phối

61

4.3.3.2. Đối với đại lí

62

4.3.3.3. Đối với kênh phân phối hiện đại

63

4.3.3.4. Tập trung vào các cửa hiệu chiến lược

65

4.3.3.5. Chú ý đến những thị trường tiềm năng chưa khai thác

65

4.3.4. Áp dụng các phần mềm quản lí hoạt động kinh doanh.

66

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận


68

5.2. Đề nghị

68

5.2.1. Đối với công ty

69

5.2.2. Đối với nhà nước

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTCP

Công ty cổ phần

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

NPP


Nhà phân phối

P

Phòng

SP

Sản phẩm

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

TGTM

Trung gian thương mại

NVTT

Nhân viên thị trường

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HTPP

Hệ thống phân phối


PR

Public Relationship

MKT

Marketing

R&D

Reseach anh Development (Nghiên cứu và phát triển)

Q&A

Quality Asessment( Qui trình chất lượng)

AT-SK-MT

An toàn-Sức khỏe-Môi trường

HĐQT

Hội đồng quản trị

DV

Dịch vụ

NVL


Nguyên vật liệu

QLDN

Quản lí doanh nghiệp

BP

Bộ phận

DT

Doanh thu

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỉ trọng doanh thu của các sản phẩm
Bảng 2.2. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.3. Giá trị tài sản cố định theo báo cáo tài chính
Bảng 2.4. Tỉ trọng các loại chi phí theo doanh thu
Bảng 2.5. Tỉ trọng các loại chi phí theo tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động tại công ty năm 2009
Bảng 2.7. Mức lương bình quân của nhân viên tại công ty qua 2 năm
Bảng 4.1. Hiệu Quả Các Hoạt Động Chiêu Thị Cổ Động
Bảng 4.2. Số lượng Nhà Phân Phối Năm 2009 theo Khu Vực

Bảng 4.3. Mật độ phủ hàng của KIDO’s năm 2009
Bảng 4.4. Doanh Thu của Các Khu Vực Năm 2009
Bảng 4.5. Doanh Thu Kênh truyền thống của các Miền
Bảng 4.6. Mật Độ Phủ Hàng Kênh truyền thống Chi Tiết Các Miền
Bảng 4.7. Doanh Thu Kênh hiện đại của các Miền
Bảng 4.8. Mật Độ Phủ Hàng Kênh Hiện Đại Chi Tiết các Miền
Bảng 4.9.ước tính chi phí cho việc lập phòng Marketing theo từng nhóm sản phẩm
Bảng 4.10.Ước tính lợi nhuận cho việc lập phòng Marketing theo từng nhóm sản phẩm
Bảng4.11. Ước tính chi phí ứng dụng phần mềm quản lí bán hàng


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tập đoàn Kinh Đô
Hình 2.2. Một số danh hiệu và giải thường đạt được
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Hình 2.4. Lưu đồ quá trình tung sản phẩm
Hình 3.1.Trung gian phân phối giúp giảm số lượng giao dịch
Hình 3.2. Sơ đồ các hệ thống phân phối hàng hóa tiêu dùng phổ biến
Hình 4.1. Thị phần kem ăn trong nước
Hình 4.2. Mức tiêu thụ kem thế giới
Hình 4.3. Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Bình Quân của Việt Nam Qua Các Năm
Hình 4.4. Biểu đồ chỉ tiêu doanh thu từng dòng sản phẩm qua các năm
Hình 4.5. Sơ đồ tổ chức phòng Marketing theo phân công công việc
Hình 4.6. Tủ kem Kido’s đứng cạnh tủ kem Wall’s
Hình 4.7. Bán hàng bằng xe đạp không ấn tượng đối với người tiêu dùng.
Hinh 4.8. Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối
Hình 4.9. Các cấp phân phối kênh truyền thống
Hình 4.10. Biểu Đồ Tăng Trưởng của Kênh Bán Lẻ Hiện Đại Tại Việt Nam So với Các
Nước Trong Khu Vưc

Hình 4.11. Sơ đồ luồng thông tin của hệ thống phân phối trong công ty
Hình 4.12. Qui trình tổng quát đặt hàng đến công ty
Hình 4.13. Sơ đồ khái quát nghiệp vụ bán hàng (P.Bán hàng-P.Phân phối)
Hình 4.14. Lược đồ lưu chuyển thông tin xuất hàng từ kho P.Phân phối
Hình 4.15. Bố trí các kho tại các tỉnh thành lớn
Hình 4.16. Sơ đồ tổ chức phòng Marketing cho từng nhóm sản phẩm
Hình 4.17. Tóm tắt lưu chuyển công việc qua hệ thống quản lí


DANH M ỤC PH Ụ L ỤC

Kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản lí qui trình phân phối của Vinamilk


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, mô hình sản xuất nào thì cũng cần có sự phối
hợp giữa các hình thức sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Phân phối luôn thể
hiện một vị trí hết sức quan trọng. Khi mà nền kinh tế của nước ta chuyển từ nền kinh
tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường thì phân phối giữ một vị trí hết sức quan
trọng.Phân phối nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, làm cho sự vận
động của kinh tế thị trường diễn ra thông suốt.
Nếu ví doanh nghiệp giống như cái cây, thì hệ thống phân phối chính là bộ rễ
nuôi sống và phát triển doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc duy trì và phát triển hệ
thống phân phối sao cho hiệu quả là vấn đề cốt lõi.
Quản lý kênh phân phối luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp. Hệ
thống này vận hành có hiệu quả không chỉ giúp quy trình quản lý chặt chẽ, cung cấp
dịch vụ rộng khắp, kịp thời mà còn là cách tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất nhằm

tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tổ chức và quản lí tiêu thụ
sản phẩm là một chức năng quan trọng có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của nhiều doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thức vai trò quan trọng của hệ thống
phân phối, đã dần bắt tay vào việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, tuy
nhiên nhận thức ở mức độ nào, phát triển như thế nào lại là một vấn đề rất đáng quan
tâm và bàn bạc. Do đó, hơn lúc nào hết những hiểu biết sâu sắc về thực trạng phân
phối và phát triển hệ thống phân phối là cấp thiết như hiện nay. Chính vì lý do này
em đã chọn đề tài:” Một số nhận định về hệ thống phân phối của Công ty Cổ
phần KIDO” cho khóa luận của mình.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và trình bày những ưu nhược điểm của quá trình xây dựng hệ thống
phân phối cũng như những nguyên nhân hạn chế sự phát triển hệ thống phân phối từ
đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện, mở rộng và phát triển hệ thống phân phối..
Phân tích tổng quát một số mô hình phân phối của đối thủ cạnh tranh trên thị
trường nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm quản lí hệ thống phân phối.
Khẳng đinh thương hiệu, uy tín của công ty KIDO ở thị trường trong nước.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần KIDO tại khu
công nghiệp Tây Bắc- Củ Chi.
Phạm vi thời gian: từ tháng 4/2010 đến tháng 6/2010.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 phần theo qui định của trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh.
Chương 1 Mở đầu
Chương 2 Tổng quan gồm hai phần: cơ sở lí luận kênh phân phối, tìm hiểu tổng

quan về Công ty Cổ phần KIDO.
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu gồm hai phần: Cơ sở lí luận và
phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lí luận nêu ra một số khái niệm cơ bản về một số vấn
đề được đề cập trong phạm vi khóa luận. Phương pháp nghiên cứu nêu lên các
phương phap được sử dụng để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4 Kết quả và thảo luận gồm 3 phần: phân tích môi trường bên ngoài,
môi trường bên trong kênh phân phối từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục những
thực trạng đã nêu trong phạm vi khóa luận.
Chương 5 Kết luận và kiến nghị

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu công ty KIDO



Tên công ty: Công ty cổ phần KIDO



Tên tiếng Anh: KIDO Corperation



Biểu tượng của Công ty:




Nhãn hiệu thương mại mà Công ty đang sử dụng cho tất cả các sản phẩm kinh

doanh là nhãn hiệu “KIDO’S”. Nhãn hiệu này đã được đăng ký theo Giấy Chứng nhận
Đăng ký Nhãn hiệu Hàng hóa số 61960 do Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học
Công nghệ cấp ngày 18/04/2005


Vốn điều lệ: 69.000.000.000 VNĐ ( Sáu mươi chín tỷ đồng Việt Nam)



Nhân viên: 536 nhân viên (đến 2009).



Trung tâm phân phối phía Nam: D4-D5 Khu dân cư Hạnh Thông Tây, Quang

Trung, Q.Gò vấp, TpHCM.


Trung tâm phân phối phía Bắc: Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, HàNội.



Nhà máy:

– KCN Tây Bắc Củ Chi, ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, Tp.HCM
– Được xây dựng năm 1997 với vốn đầu tư 32 triệu USD (đến 2007).
Tổng


diện

tích:

23.728

m2, công

suất

hoạt

động:

9

triệu

lít/năm.

– Công nghệ sản xuất: được trang bị dây chuyền sản xuất kép kín theo tiêu chuẩn
Châu Âu, KIDO là một trong những nhà máy trong ngành lạnh sở hữu công nghệ
hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.


2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phẩn KIDO tiền thân là Nhà máy Kem Wall’s của Công ty TNHH
Unilever Bestfoods Việt Nam (thành lập năm 1997) nằm trong KCN Tây Bắc- Củ
Chi. Tháng 4/2003, CTCP Kinh Đô mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất kem Wall’s

của Unilever và thành lập CTCP Kem KIDO với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, trong đó
CTCP Kinh Đô nắm 70% vốn điều lệ.
Theo thỏa thuận, Wall’s được chuyển giao cho CTCP Kem KIDO công nghệ
chế biến kem theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (trên
80% được giữ lại có đào tạo bài bản). Tháng 7/2003, Công ty Cổ phần KIDO được
thành lập.
Tháng 11/2003, Công ty Cổ phần KIDO chính thức ra mắt khách hàng với
những sản phẩm mới và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thị
trường kem hiện nay.
Ngày 15/11/2004, sản phẩm KIDO’S đã thay thế hoàn toàn kem Wall’s trên thị
trường.
Tháng 4/2005, CTCP Kem KIDO được đổi tên thành CTCP KIDO và cuối năm
2005, Công ty tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 40 tỷ đồng và 2010 là 69 tỷ đồng.
Kinh Đô cam kết với người tiêu dùng giữ nguyên chất lượng của kem Wall"s
truyền thống, đồng thời sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm có giá cả phù hợp với
người tiêu dùng Việt Nam hơn. Công ty này sẽ tận dụng hết công suất của nhà máy
kem hiện nay (9 triệu lít/năm).
Với mục tiêu xây dựng hình ảnh kem KIDO’S rộng rãi trong lòng người tiêu
dùng cả nước, ngay từ khi tiếp nhận toàn bộ nhà máy và công nghệ sản xuất của
Wall’s, Công ty Cổ Phần Kem KIDO đã chuẩn bị thật kỹ những chiến lược để thâm
nhập thị trường như: Chiến lược Marketing, xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị,
thực hiện các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, phân phối, tiến hành nhiều chương
trình tài trợ cho các hoạt động xã hội…

4


Hình2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Tập Đoàn Kinh Đô

2.3. Các lĩnh vực kinh doanh chính

– Sản xuất thực phẩm, đồ uống (đá khô, kem ăn các loại).
– Sản xuất và mua bán nước giải khát (không kinh doanh dịch vụ ăn uống).
– Sản xuất và mua bán: đồ uống các loại, sữa và các sản phẩm từ sữa.
– Sản xuất và mua bán nước ép, sữa chua, rau câu, bánh.
2.4. Những thành tựu đạt được
Nhân kỷ niệm 1 năm thành lập, KIDO đã vinh dự đón nhận cùng lúc ba chứng
chỉ của tổ chức quốc tế BVQI cấp ngày 02/07/2005.
9

ISO 9001 : 2000 ( Hệ thống quản lý chặt chẽ chất lượng từ việc chọn mua

nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi ra thành phẩm và đến tay người tiêu dùng),
9

OHSAS 18001 ( Tạo ra môi trường làm việc tốt an toàn nhất cho nhân viên,

giảm thiểu tối đa các rủi ro và tuân thủ các qui định về an toàn sức khỏe và bệnh
nghề nghiệp cho nhân viên),
5


9

ISO 14001 ( Tuân thủ tốt các yêu cầu về luật pháp quốc tế và Việt Nam về môi

trường, duy trì mối quan hệ tốt với quần chúng, cộng đồng, giảm thiểu các rủi ro về
gây ô nhiểm môi trường).
Hình 2.2. Một Số Danh Hiệu và Giải Thưởng Đạt Được




Chứng chỉ HACCP (The Hazard Analysis and Critical Control Point) Chứng chỉ

cấp Quốc tế về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm do tổ chức Quacert cấp ngày
03/07/2005.


Giấy chứng nhận Cơ sở đạt chuẩn Vệ sinh an toàn thực phẩm số 07/2004/SYT

và KIDO cũng là đơn vị đầu tiên của thành phố đạt tiêu chuẩn.


Một trong 10 đơn vị được UBND TP.HCM tặng bằng khen về việc thực hiện

tốt chương trình đảm bảo ATVS TP của thành phố trong 5 năm (2001 -2005).


Giấy chứng nhận đơn vị đạt Danh hiệu thương hiệu mạnh năm 2004 do Cục

Xúc Tiến Thương Mại và Báo Thời Báo Kinh Tế cấp ngày 15/11/2004.


Cúp vàng Thương hiệu An Toàn Vì Sức Khỏe Cộng Đồng do Cục An Toàn Vệ

Sinh Thực Phẩm của Bộ Y tế trao tặng.


Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2005, 2006




Chứng nhận Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn

năm 2006.

6


Ngoài ra, để thực hiện cam kết về chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, KIDO là một trong những doanh
nghiệp đầu tiên trong ngành thực phẩm xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn GMP
(Good Manufacturing Practices): Các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ các
nguyên tắc bảo đảm sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng VSATTP.
Những giải thưởng này đánh dấu một bước tiến mới cho các sản phẩm kem của Kido’s
trong việc khẳng định chất lượng đối với thị trường trong nước cũng như mở đường
cho quá trình tham gia vào thị trường thế giới.
2.5. Các sản phẩm chính của công ty
KIDO hiện có 3 nhãn hàng: Nhãn hiệu kem cao cấp – Celano; nhãn hiệu kem
trung cấp – Merino; nhãn hiệu sữa chua – Well Yo với hơn 50 sản phẩm, trong đó có
20 sản phẩm mới so với kem Wall’s gồm các chủng loại: kem hộp, kem hũ, kem
bánh và kem que. Bên cạnh những khẩu vị quen thuộc của quốc tế như: kem
Chocolate, kem dâu, kem vani, KIDO cũng thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản
phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt như: xoài, mãng cầu, đậu xanh, đậu đỏ, khoai
môn, sầu riêng, sữa dừa…đồng thời bổ sung cho sản phẩm sữa chua ăn các hương vị
xoài, nha đam…
Các sản phẩm mới của KIDO’S cũng được địa phương hóa, chẳng hạn các loại
kem bán ở Hà Nội có thêm sản phẩm kem cốm, ở khu vực phía Nam tăng cường
thêm sản phẩm kem đậu phộng, kem dâu, kem đào dâu (lấy nguyên liệu từ mứt dâu Đà
Lạt)...
Khẩu hiệu: "Sáng tạo hương vị cuộc sống".

KIDO mong muốn đem lại cho mọi người những sản phẩm chất lượng và những
phút giây thư giãn, thoải mái, mới lạ khi sử dụng các sản phẩm của KIDO

7


Bảng 2.1. Tỉ Trọng Doanh Thu của các Sản Phẩm
2008
Sản phẩm

Doanh thu
(tỉ đồng)

2009
Tỉ trọng trong
doanh thu ( %)

Doanh thu
(tỉ đồng)

Tỷ trọng trong
doanh thu (%)

Merino

134,238

60,81

158,628


54,59

Celano

40,486

18,34

57,738

19,87

Wel Yo

46,027

20,85

74,214

25,54

Tổng

220,751

100,00

290,580


100,00

Nguồn: phòng kinh doanh
a) Dòng kem cao cấp Celano


Kem bánh KIDO’S Celano( Celano Cone)

Gồm 4 mùi chính là Vani Socola, Vani Dâu, Vani Thanh dâu và
Vani Xoài. Kem Celano Cone là loại sản phẩm tiêu biểu cho nhóm
sản phẩm cao cấp của KIDO’S. Doanh thu từ kem Celano Cone
chiếm 11,82% tổng doanh thu của KIDO’S.


Kem hộp KIDO’S Celano( Celano Tub)
Đây là lọai kem hộp đầu tiên tại Việt Nam có thể giữ

lạnh được 2 giờ trong điều kiện bảo quản bình thường. Sản
phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại Châu Âu,
tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an tòan vệ sinh thực
phẩm. Gồm 4 mùi chính là Socola, Dâu, Vani Thanh dâu và
Cream hạt socola. Cũng như kem hộp Merino, kem hộp
Celano không có sản lượng tiêu thụ cao bằng các loại kem que, kem hũ hay kem bánh.
Tỷ trọng doanh thu của kem hộp Celano 2,93%.


Kem hộp tròn KIDO’S Celano
Kem cao cấp KIDO’S Celano hộp tròn


với 2 hương vị: Sô–cô–la; Dâu tươi. Sản
phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện
đại Châu Âu, tuân thủ nghiêm ngặt các
tiêu chuẩn an tòan vệ sinh thực phẩm.
8


Kem KIDO’S Celano hộp tròn rất thích hợp cho những buổi tiệc, họp mặt gia đình,
bạn bè, những bữa tráng miệng…
b) Dòng kem Merino: gồm kem que, kem ly, kem hộp
™

Kem que Merino( Merino Stick): gồm 3 loại



Merino Core
Những loại kem thơm ngon và dinh dưỡng

nhờ bổ sung các Vitamin. Gồm các mùi:
Sôcôla, Vani Sôcôla, Dâu, Trái Cây, Trái Cây
Rừng và Cốm Sữa. Merino Core đứng vị trí thứ
2 trong nhóm kem Merino và có doanh thu đứng
thứ 2 trong toàn Công ty với tỷ trọng doanh thu là
17,46%.


Merino Baby:
Gồm các mùi: cam vitamin C, mãng cầu, xí muội, đậu xanh, trái cây, sữa.


Là sản phẩm mới dành cho trẻ em, kem Merino Babay vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng doanh thu của Công ty (2,27%).


Merino X
Khám phá sự hấp dẫn của hương vị truyền

thống bên trong những cây kem Đậu Xanh,
Đậu Đỏ, Khoai Môn, Cacao Sôcôla và Sầu
Riêng. Merino X là dòng sản phẩm tiêu thụ
mạnh nhất trong nhóm Merino và đồng thời
cũng chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong
toàn công ty (21,16%).
™

Kem ly Merino( Merino Cup)
Với loại ly kem xinh xắn này, bạn sẽ không

phải ngại ngùng khi thưởng thức ngoài đường
nữa. Những ly kem Sôcôla chuối, Vani Dâu,
Sữa Dừa, Cốm Sữa thật hấp dẫn đang chờ bạn
thưởng thức.Kem Merino Cup chiếm 10,58% tổng doanh thu toàn Công ty.
9


™

Kem hộp Merino( Merino Tub)
Với những hương vị kem thơm ngon:


Sôcôla, Khoai Môn, Sầu Riêng, Sữa Dừa,
Cốm Sữa, Vani. Kem hộp nói chung không
phải là lợi thế của KIDO’S, vì vậy kem hộp
Merino chỉ chiếm 3,12% trong tổng doanh thu
của KIDO’S.
c) Sữa chua
Gồm sữa chua Well Yo for kid, sữa chua nha đam, sữa chua hương trái cây: dâu,
xoài, sữa chua hương tự nhiên…
Sản phẩm sữa chua nha đam được nhiều khách
hàng đón nhận nồng nhiệt. Tinh chất nha đam với hơn
19 vitamins A, B1, B2, B6, B12, C, E, folic acid,
niacin, đa khoáng chất, selenium ngăn ngừa quá trình
lão hóa da. Với công nghệ lên men tự nhiên, không có
bất kỳ một chất phụ gia nào, sữa chua nha đam Well
Yo giữ nguyên được những thành phân tinh túy của thiên nhiên, là nguồn dinh dưỡng
an toàn, bạn đồng hành cùng sức khỏe của người dùng.
2.6. Tầm nhìn, sứ mệnh và chính sách của công ty
Tầm nhìn


Những sản phẩm cơ bản tạo nên giá trị phong cách sống.

Sứ mệnh


KIDO luôn trân trọng và quan tâm mỗi khách hàng nội bộ và bên ngoài.



Tạo lập một phong cách năng động đi đầu, chuyên nghiệp, hiệu quả –một môi


trường làm việc thân thiện và hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của
khách hàng.


Hoàn thiện liên tục những tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trong sản phẩm, hệ

thống và nguồn lực của công ty.
Chính sách chất lượng

10


Công ty Cổ phần KIDO cam kết cung cấp những sản phẩm và dịch vụ an toàn
và có lợi cho sức khỏe theo chất lượng yêu cầu nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu
hiện tại và tương lai của khách hàng và người tiêu dùng.
Chúng tôi phát triển và duy trì các tiêu chuẩn, các quy trình nhằm liên tục đáp
ứng các mức độ chất lượng và an toàn theo yêu cầu cho toàn hệ thống từ nhà cung
cấp đến người tiêu dùng, đảm bảo tuân thủ những điều đã đề ra.
Cam đoan tuân thủ theo Pháp luật Việt Nam.
Tích cực hoàn thiện không ngừng trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty và
khuyến khích toàn thể nhân viên đóng góp.
Tích cực hỗ trợ và đào tạo đội ngũ nhân viên như là nguồn lực tiên quyết cho sự
thành công cho hoạt động của công ty, sao cho nhân viên của công ty được chuẩn bị
đầy đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.7 Tình hình kinh doanh của công ty
2.7.1. Bảng 2.2. Tóm Tắt Một Số Chỉ TiêuHoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty
Năm 2008
STT


Chỉ tiêu

Năm 2009

Giá trị

Tăng giảm so

(tỉ đồng)

2007 (%)

Giá trị
(tỉ
dồng)

Tăng giảm so
2008(%)

1

Tổng giá trị tài sản

168,894

25,47

191,323

13,28


2

Doanh thu thuần

220,751

11,93

290,580

42,00

3

Lợi nhuận từ HĐKD

30,023

69,83

41,158

37,09

4

Lợi nhuận khác

183,000


66,72

206,973

13,10

5

Lợi nhuận trước thuế

30,206

36,93

50,700

67,84

6

Lợi nhuận sau thuế

26,894

75,20

33,900

26,07


Nguồn: bảng cáo bạch
2.7.2. Bảng 2.3. Giá Trị Tài Sản Cố Định
Đơn vị tính: tỉ đồng
(xem trang sau)

11


Tài sản cố định hữu hình

91,83

1

Nhà cửa, vật tư kiến trúc

14,70

2

Máy móc thiết bị

57,85

3

Phương tiện vận tải

4


TSCĐ khác

6,88
12,40

Nguồn: bảng cáo bạch
2.7.3. Chi phí sản xuất
Công ty thực hiện kiểm soát các chi phí bằng việc kiểm soát quá trình sản xuất.
Quy trình sản xuất của KIDO được thiết lập cụ thể, chặt chẽ và đồng bộ, bảo đảm thực
hiện công việc đúng ở mọi khâu ngay từ ban đầu để ngăn ngừa phát sinh các sai sót,
hư hỏng. Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm ở mức thấp do hệ
thống máy móc thiết bị khá hiện đại. Quản lý chi phí tốt, mức tiêu hao nguyên vật liệu
thấp, vì vậy chi phí sản xuất của Công ty có tính cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp
cùng ngành.
Bảng 2.4. Tỷ Trọng các Loại Chi Phí Theo Doanh Thu
S

Yếu tố chi phí

Năm 2008

Năm 2009

T

Giá trị

%so với


Giá trị

%so với

T

(tỉ đồng)

doanh

(tỉ đồng)

doanh

thu(%)

thu(%)

1

Giá vốn hàng bán

87,77

39,76

114,83

39,52


2

Chi phí bán hàng

74,81

33,89

95,16

32,75

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

16,82

7,62

16,50

5,68

179,40

81,27

226,50


77,95

Tổng

Nguồn: Bảng cáo bạch
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm kem gồm: bột sữa, đường,
chocolate, đậu và hương liệu. Trong đó bột sữa và nguyên liệu sản xuất chocolate
được nhập khẩu. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm 31% - 33% tổng chi phí sản
xuất kinh doanh của Công ty.

12


Bảng 2.5. Tỷ Trọng các Loại Chi Phí Trong Tổng Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh
Đơn vị tính: tỉ đồng
Yếu tố chi phí

Năm 2008
Giá trị

Năm 2009

Tỷ trọng

Giá trị

(%)

Tỷ
trọng

(%)

1

Chi phí nguyên vật liệu

55,770

31,09

74,38

32,84

2

Chi phí nhân công

29,990

16,72

40,95

18,08

3

Chi phí khấu hao tài sản cố định


5,776

3,22

8,63

3,81

4

Chi phí dịch vụ mua ngoài

25,960

14,47

36,73

16,22

5

Chi phí khác

61,904

34,50

65,81


29,05

179,400

100,00

226,50

100,00

Tổng

Nguồn: bảng cáo bạch
2.8. Cơ cấu tổ chức
2.8.1. Bộ máy quản lí


Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết

định cao nhất của Công ty.


Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty

để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại Hội đồng quản trị Công
ty có 4 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 3 năm. Các thành viên Hội đồng quản trị
có thể được bầu lại.



Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người tổ chức và điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty

theo đúng luật, đúng điều lệ của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về
việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc là người do Hội đồng quản trị
bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
13


của Công ty.
Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện sứ mạng, chiến
lược cũng như nhiệm vụ mục tiêu của tập đoàn xuống các phòng ban, là người chỉ đạo
xuyên suốt mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
2.8.2. Chức năng một số phòng ban của công ty
Hình2.3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty

a.Phòng Hành chính Nhân sự
Xây dựng và thực hiện các chương trình, các hoạt động nhằm bảo đảm cho Công ty
luôn có đủ người – đúng người – đúng việc – đúng lúc với các phẩm chất và kỹ năng đáp
ứng các yêu cầu công việc hiện tại để đạt năng suất lao động cao.
Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, các hoạt động nhằm bảo đảm
cho Công ty phát triển năng lực tiềm tàng của đội ngũ nhân sự theo kịp với tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh doanh của Công ty trong tương lai.
Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về các chính sách nhân sự nhằm khai thác sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có và sẽ có phù hợp với định hướng phát triển
của công ty trong từng thời kỳ
b. Phòng Bán hàng
Xây dựng, tổ chức phân công đội ngũ nhân viên bán hàng.

Hoạch định chiến lược bán hàng.
Lập và thực hiện kế hoạch bán hàng.
Thực hiện các tác vụ hoạt động bán hàng hàng ngày, tìm cơ hội mới trong kinh
14


×