Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÂY CA CAO TẠI XÃ PHƯỚC SƠN HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TRIỂN VỌNG CỦA
CÂY CA CAO TẠI XÃ PHƯỚC SƠN HUYỆN BÙ ĐĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LƯƠNG HỒNG DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÌM HIỂU HIỆN
TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÂY CA CAO TẠI XÃ PHƯỚC
SƠN HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC” do Lương Hồng Dương, sinh viên
khóa 32, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ___________.

NGUYỄN NGỌC THÙY
Người hướng dẫn

______________________
Ngày



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành ghi ơn bố mẹ đã sinh ra tôi và nuôi nấng, dạy bảo
tôi khôn lớn từng ngày. Xin chân thành biết ơn gia đình và người thân đã động viên và
lo lắng để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học.

Xin chân thành biết ơn thầy TS. Nguyễn Ngọc Thùy đã tận tâm chỉ bảo, giúp
tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi một cách
nhìn rộng và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể
mang theo trên con đường sự nghiệp phía trước của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị ở UBND và các cô chú trồng ca cao
xã Phước Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá điều tra thực hiện khóa luận.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn cùng phòng, cùng lớp, những người
bạn đã luôn ở bên tôi, quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của
mình.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Lương Hồng Dương



NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG HỒNG DƯƠNG. Tháng 07 năm 2010. “Tìm Hiểu Hiện Trạng Sản
Xuất và Triển Vọng của Cây Ca Cao tại xã Phước Sơn Huyện Bù Đăng Tỉnh
Bình Phước”.
DUONG HONG LUONG. July 2010. “Findings on The Current Production
and The Prospect of Cocoa Production in Phuoc Son Commune, Bu Dang
District, Binh Phuoc Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiện trạng sản xuất và triển vọng phát triển cây ca cao ở
địa phương thông qua phỏng vấn 60 hộ trồng ca cao và thu thập số liệu thứ cấp từ các
phòng ban của xã Phước Sơn. Ở đây tất cả các hộ đều trồng ca cao xen trong điều vì
những lý do chủ yếu như tận dụng đất, giá cao... Những vườn ca cao này đều mới bắt
đầu cho thu hoạch nên rất khó để đánh giá một cách chính xác những hiệu quả mà nó
mang lại cho nông hộ. Tại nước ta cũng chưa có một vườn ca cao nào kết thúc trọn vẹn

vòng đời kinh doanh nên việc so sánh chỉ có thể dựa trên lý thuyết. Qua quá trình điều
tra phỏng vấn thấy rằng khó khăn nhất đối với nông hộ là thiếu nước tưới vào mùa khô
vì những vườn ca cao trồng khá xa nguồn nước tưới. Do đó, mô hình không những
không thể nhân rộng mà còn có khả năng sụt giảm vì kém hiệu quả. Qua việc tìm hiểu
rõ từng nguyên nhân và khắc phục được phần nào, khóa luận mong giúp được những
hộ trồng ca cao cải thiện được vườn ca cao của mình tăng thu nhập và tạo một vùng
nguyên liệu mới, ca cao, cho địa phương.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
1.3.2. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu ..........................................................................2
1.3.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .........................................................................................4
2.1. Tìm hiểu địa bàn nghiên cứu ....................................................................................4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................4
2.1.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................4
2.1.1.2. Địa hình ..............................................................................................................5
2.1.1.3. Tài nguyên đất đai ..............................................................................................5

2.1.1.4.Tài nguyên nước ..................................................................................................6
2.1.1.5. Khí hậu ...............................................................................................................6
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ........................................................................................7
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai...................................................................................7
2.1.2.2. Nông nghiệp .......................................................................................................8
2.1.2.3. Công nghiệp – TTCN và dịch vụ, thương mại .................................................10
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................10
v


2.1.2.5. Dân số và đặc điểm dân cư...............................................................................11
2.1.2.6. Văn hóa xã hội, y tế và giáo dục ......................................................................12
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Phước Sơn ................................................13
2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................13
2.1.3.2. Khó khăn ..........................................................................................................13
2.1.3.3. Nhận định chung...............................................................................................14
2.2. Tình hình phát triển cây ca cao...............................................................................14
2.2.1. Tình hình phát triển cây ca cao tại tỉnh Bình Phước ...........................................14
2.2.2. Tình hình phát triển cây ca cao tại huyện Bù Đăng ............................................15
2.2.3. Tình hình phát triển cây ca cao tại xã Phước Sơn ...............................................16
2.3. Tổng quan thị trường tiêu thụ ca cao......................................................................17
2.3.1. Thị trường tiêu thụ...............................................................................................17
2.3.2. Giá ca cao ............................................................................................................21
2.3.3. Hệ thống cung ứng và tiếp thị .............................................................................22
2.3.4. Hướng phát triển trong tương lai.........................................................................23
2.3.5. Dự báo nhu cầu tiêu thụ.......................................................................................24
2.3.6. Sức cạnh tranh trên thị trường .............................................................................25
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................26
3.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................26
3.1.1. Giới thiệu về cây ca cao ......................................................................................26

3.1.1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển cây ca cao ở Việt Nam...............................26
3.1.1.2. Đặc tính sinh học của cây ca cao......................................................................26
3.1.1.3. Đặc tính kinh tế của cây ca cao ........................................................................29
3.1.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao ............................................................30
3.1.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao ............................................................30
3.1.1.5. Sâu bệnh hại ca cao ..........................................................................................33
3.1.1.6. Thu hoạch và sơ chế ca cao ..............................................................................36
3.1.2. Kinh tế hộ gia đình ..............................................................................................38
3.1.2.1. Khái niệm .........................................................................................................38
3.1.2.2. Vai trò ...............................................................................................................39
3.1.2. Các chỉ tiêu tính toán...........................................................................................39
vi


3.1.2.1. Các chỉ tiêu kết quả ..........................................................................................39
3.1.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả ........................................................................................40
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................40
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ...............................................................................40
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................40
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................................40
3.2.4. Phương pháp tính khấu hao .................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................42
4.1. Thông tin tổng quan về nông hộ.............................................................................42
4.1.1. Mô tả mẫu điều tra...............................................................................................42
4.1.2. Tuổi chủ hộ và trình độ học vấn..........................................................................43
4.1.3. Cơ cấu nghề nghiệp .............................................................................................44
4.1.4. Tình hình sử dụng vốn vay ..................................................................................44
4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh cây ca cao..............................................................45
4.2.1. Tổng quan hiện trạng ca cao của các hộ điều tra.................................................45
4.2.2. Phân tích chi phí sản xuất của 1 ha ca cao trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.........47

4.2.3. Phân tích chi phí sản xuất của 1 ha ca cao trong thời kì kinh doanh .................49
4.2.4 Kết quả 1 ha ca cao trong 1 năm kinh doanh .......................................................50
4.2.5. Hiệu quả 1 ha ca cao trong 1 năm kinh doanh ....................................................50
4.2.6. Những khó khăn trong sản xuất ca cao và biện pháp khắc phục.........................51
4.2.6.1. Khó khăn ..........................................................................................................51
4.2.6.2. Biện pháp khắc phục ........................................................................................52
4.2.6. Xu hướng đầu tư của nông hộ .............................................................................52
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................54
5.1. Kết luận...................................................................................................................54
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................55
5.2.1. Đối với Chính quyền địa phương ........................................................................55
5.2.2. Đối với Câu lạc bộ ca cao....................................................................................55
5.2.3. Đối với nông hộ ...................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57
PHỤ LỤC ......................................................................................................................59
vii


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPLĐ

Chi phí lao động

CPSX

Chi phí sản xuất


CPVC

Chi phí vật chất

ĐVT

Đơn vị tính

KQĐT

Kết quả điều tra

DT

Diện tích

DTTN

Diện tích tự nhiên

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

ICCO

Tổ chức ca cao thế giới

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

CLB

Câu lạc bộ

GĐKT

Giai đoạn kiến thiết

GĐKD

Giai đoạn kinh doanh

TBVT

Thiết bị vật tư

BVTV

Bảo vệ thực vật


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại và thống kê các loại đất xã Phước Sơn ............................................5 
Bảng 2.6 Biến động về diện tích ca cao của xã Phước Sơn từ 2006-2009....................16 
Bảng 2.7 Sản lượng tiêu thụ ca cao trên thế giới...........................................................18 
Bảng 2.8 Doanh số và chiếm thị phần bánh kẹo trên thế giới.......................................20 
Bảng 2.9 Dự báo nhu cầu tiêu thụ ca cao thế giới.........................................................24 
Bảng 3.1 Giá trị các bộ phận của cây ca cao .................................................................30 
Bảng 4.1 Qui mô và đặc điểm nhân khẩu......................................................................42 
Bảng 4.2 Qui mô đất sản xuất và đất trồng xen ca cao .................................................42 
Bảng 4.4 Tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ..............................................................43 
Bảng 4.5. Cơ cấu nghề nghiệp của nông hộ ..................................................................44 
Bảng 4.6 Tình hình vay và sử dụng vốn vay của nông hộ ............................................45 
Bảng 4.7 Hiện trạng sản xuất ca cao của các hộ điều tra ..............................................46 
Bảng 4.8 CPSX 1 ha ca cao trong năm 1 của GĐKT....................................................48 
Bảng 4.9 CPSX 1 ha ca cao trong năm 2 của GĐKT....................................................49 
Bảng 4.10 CPSX 1ha ca cao trong 1 năm của thời kỳ kinh doanh................................49 
Bảng 4.11 Các chỉ tiêu kết quả 1 ha ca cao trong năm 1 của GĐKD ...........................50 
Bảng 4.12 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 1 ha ca cao trong năm 1của GĐKD............51 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí địa lý xã Phước Sơn ................................................................................4
Hình 2.2 Mức tiêu thụ ca cao bình quân của các nước Châu Á ....................................17
Hình 2.3 Sản lượng ca cao sản xuất và chế biến trên thế giới từ 2003 - 2007..............20
Hình 2.4 Giá hạt ca cao trên thế giới từ 2008 đến tháng 5/2010...................................22

Hình 2.5 Sơ đồ kênh thu mua ca cao.............................................................................22
Hình 2.6 Điểm thu mua ca cao tại Thôn Phước Tân, Phước Sơn .................................23
Hình 2.7 Dự báo nhu cầu tiêu thụ ca cao từ 2003 – 2010 .............................................25
Hình 3.1 Hạt ca cao lên men đã được phơi khô ............................................................38
Hình 4.1 Nông dân bên vườn ca cao đang cho thu hoạch .............................................47

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra nông hộ..................................................................................59
Phụ lục 2: Bảng thành tiền CPSX của nông hộ.............................................................66
Phụ lục 3: Bảng khấu hao TBVT của nông hộ..............................................................68

xi


xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Năm 2005 Ban Điều Phối Phát Triển Ca Cao Quốc Gia được Bộ NN&PTNT
thành lập nhằm giúp Bộ định hướng phát triển cho ngành ca cao Việt Nam. Cũng trong
năm 2005, Bộ Khoa Học và Công Nghệ cũng đã ban hành tiêu chuẩn hạt ca cao Việt
Nam nhằm giúp người sản xuất có cơ sở để sản xuất hạt ca cao chất lượng cao. Năm
2006, lần đầu tiên 8 dòng ca cao thương mại trong bộ giống do Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh khảo nghiệm được Bộ NN&PTNN công nhận và cho
phép trồng rộng rãi trên toàn quốc. Đây là hai sự kiện có ý nghĩa về mặt pháp lý để ca

cao trở thành cây trồng chính trong hệ thống canh tác ở Việt Nam. Sau đó, theo kế
hoạch của Bộ NN&PTNT, Việt Nam sẽ phát triển diện tích trồng ca cao từ 10.000 héc
ta hiện tại lên 20.000 héc ta vào năm 2010 và 80.000 héc ta vào năm 2020, nhằm đưa
sản lượng ca cao hạt khô để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đạt 100.000 tấn. Sẽ có
bốn vùng trọng điểm bao gồm 28 tỉnh được qui hoạch để sản xuất ca cao nằm ở Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong
đó, tại vùng trọng điểm Đông Nam Bộ có tỉnh Bình Phước.
Với điều kiện đất đai, thời tiết thích hợp, Dự án Success Alliance – Việt Nam
(Dự án phát triển ca cao bền vững cho các nông hộ nhỏ Việt Nam) thử nghiệm trồng
xen ca cao tại huyện Bù Đăng – Bình Phước đã thành công và thu hút hàng ngàn nông
dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Sau hơn ba năm thực
hiện Dự án, hiện nay diện tích trồng ca cao ở Bù Đăng đã lên hơn 1.000 ha, trong đó
có trên 600 ha đang cho thu hoạch. Theo một số nông hộ thì cây ca cao là cây dễ trồng,
sinh trưởng phát triển nhanh, chăm sóc đúng kỹ thuật chỉ sau 14 – 15 tháng cho trái
bói, cây trên 3 năm tuổi có thể cho năng suất bình quân 1 kg hạt. Với giá thị trường
hiện nay trên 45.000 đ/kg hạt, thì thu nhập trên 1 ha ca cao được khoảng 45
triệu/ha/năm, chưa kể nguồn thu từ cây che bóng.
1


Bên cạnh đó, trong những năm gần đây hiệu quả kinh tế của cây điều suy giảm
do những ảnh hưởng bất lợi từ thời tiết, sâu bệnh và giá cả. Vì vậy, việc trồng cây ca
cao dưới tán điều được xem là một giải pháp hiệu quả và khả thi nhằm tăng thu nhập
cho người nông dân cũng như thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, tại một địa phương cụ thể như xã Phước Sơn thì giải pháp trên có
thật sự đem lại hiệu quả kinh tế và triển vọng đủ lớn để người nông dân tiếp tục mở
rộng qui mô sản xuất hay không vẫn đang là một vấn đề cần phải xem xét và đánh giá.
Do đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm Hiểu Hiện Trạng Sản Xuất và Triển Vọng
Cây Ca Cao tại Xã Phước Sơn Huyện Bù Đăng Tỉnh Bình Phước”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm tìm hiểu hiện trạng sản xuất ca cao tại xã
Phước Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và triển vọng phát triển của loại cây này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
¨ Tìm hiểu hiện trạng sản xuất ca cao tại xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước.
¨ Phân tích tình hình sản xuất và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ca cao.
¨ Đề xuất các giải pháp để phát triển ca cao tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung
¨ Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội của xã Phước Sơn.
¨ Nhận định những thuận lợi và khó khăn của xã Phước Sơn.
¨ Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất và triển vọng cây ca cao.
¨ Đưa ra các giải pháp, kiến nghị cần thiết
1.3.2. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
¨ Đối tượng nghiên cứu: các hộ trồng ca cao.
¨ Địa bàn nghiên cứu: xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 01/04/2010 đến 05/06/2010.
2


1.4. Cấu trúc của luận văn
- Chương 1: Mở đầu. Chương nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài nghiên
cứu, được nêu cụ thể trong phần Đặt vấn đề. Ngoài ra còn mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi và cấu trúc của khoá luận.
- Chương 2: Tổng quan. Chương nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của xã và tình hình sản xuất ca cao tại tỉnh Bình Phước, tại huyện Bù Đăng nói
chung, xã Phước Sơn nói riêng. Trình bày tổng quan thị trường tiêu thụ ca cao trên thế

giới cũng như trong nước.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Gồm phần nội dung nêu
những khái niệm cơ bản có liên quan đến khoá luận, những khái niệm chung và cụ thể
có tính chuyên biệt do từng yêu cầu của vấn đề nghiên cứu như khái niệm cơ bản về
nông thôn, sơ lược về quy trình trồng, chăm sóc ca cao, quy trình thu hoạch và sơ chế
ca cao… Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và xử lý số
liệu, phương pháp phân tích chung.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận. Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên
kết quả đạt được trong quá trình thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý
luận. Qua quá trình điều tra chung về những hộ trồng xen ca cao vào vườn điều, đánh
giá phân tích kết quả và sơ bộ hiệu quả kinh tế của cây ca cao, cuối cùng là xem xét
những trở ngại chung và nêu ra những biện pháp tháo gỡ.
- Chương 5: Kết luận và đề nghị. Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các
kiến nghị có liên quan, các giải pháp cần thực hiện.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tìm hiểu địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phước Sơn nằm ở phía nam huyện Bù Đăng, cách thị trấn Đức Phong
khoảng 14 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 9.280 ha, bao gồm 8 thôn: Phước
Lộc, Phước Thọ, Phước Quang, Phước An, Phước Tân, Phước Thiện, Phước Hòa và
Bù Xa.
Ranh giới hành chính:
¨ Phía bắc giáp xã Đoàn Kết.
¨ Phía nam giáp xã Thống Nhất.

¨ Phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng.
¨ Phía tây giáp xã Đức Liễu.
Hình 2.1 Vị trí địa lý xã Phước Sơn

Huyện
Cát Tiên
Tỉnh
Lâm
Đồng
4


(Nguồn: />2.1.1.2. Địa hình
Xã nằm trong khu vực có độ cao từ 215 đến 412 m so với mặt nước biển.
Điểm nổi bật là sự hiện diện của địa hình núi cao phía đông đã chia xã thành 2
vùng khác nhau. Khoảng 1/3 diện tích phía đông chủ yếu là đồi cao, độ dốc lớn, địa
hình hiểm trở nên chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp, trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ
rừng. Phần diện tích còn lại ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.3. Tài nguyên đất đai
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Bù Đăng năm 1994 và kết quả
điều tra bổ sung năm 2003, cho thấy lớp phủ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Phước Sơn
chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng, trong đó có ba đơn vị đất là đất nâu đỏ trên Bazan
(Fk), đất nâu vàng trên Bazan (Fu) và đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs).
Bảng 2.1 Phân loại và thống kê các loại đất xã Phước Sơn
Ký hiệu

DIỆN TÍCH

TÊN ĐẤT

NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG

(Ha)

Tỷ lệ (%)

8.954

96,49

Fk

¨ Đất nâu đỏ trên Bazan

2.738

29,50

Fu

¨ Đất nâu vàng trên Bazan

334

3,60

Fs

¨ Đất vàng đỏ trên phiến sét


5.882

63,38

15

0,16

15

0,16

SÔNG SUỐI

311

3,35

TỔNG

9.280

100,00

NHÓM ĐẤT DỐC TỤ
Dk

¨ Đất dốc tụ trên Bazan

Nguồn: Ban địa chính xã

a) Đất đỏ vàng trên Bazan
Bao gồm đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên Bazan. Đất nâu đỏ chiếm diện tích
2.738 ha (29,5% DTTN) và đất nâu vàng chiếm 334 ha (3,6% DTTN).

5


Đất đỏ vàng trên Bazan chủ yếu phân bố ở phía tây xã trên địa hình ít dốc, có
hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất cao nên dùng để trồng các loại cây có giá trị kinh
tế cao như: cà phê, điều, cao su, cây ăn quả…
b) Đất đỏ vàng trên phiến sét
Đất đỏ vàng trên phiến sét chiếm 5.882 ha (63,38% DTTN), phân bố chủ yếu ở
phần phía đông của xã.
Nhìn chung độ phì của loại đất này thấp nên ít có khả năng sử dụng cho nông
nghiệp, chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp.
c) Đất dốc tụ
Đất dốc tụ chiếm 15 ha (0,16% DTTN). Đất hình thành ở các thung lũng, do
các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực núi cao xung quanh. Vì vậy, phạm vi phân bố rất
hẹp, thường ở các khe hợp thủy hay chân các sườn dốc.
Đất dốc tụ có độ phì tương đối khá nhưng khá chua. Địa hình thấp trũng, khó
thoát nước nên chỉ có thể bố trí trồng các cây hàng năm như: lúa, hoa màu, lương thực.
2.1.1.4.Tài nguyên nước
a) Nước ngầm
Nhìn chung nước chứa trong các phức hệ Bazan có trữ lượng thấp. Lưu lượng
trung bình từ 0,01 – 0,53 l/s, chủ yếu khai thác cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và tưới
cho một ít cây trồng.
b) Nước mặt
Hiện tại xã có 156 ha diện tích nước mặt chuyên dùng (chủ yếu là vùng ngập hồ
Thác Mơ). Ngoài ra, còn có các con suối phân bố theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
như: Đăk Tơ, Đăk An...

Vào mùa khô, đa số các hệ thống suối trong xã có lưu lượng dòng chảy rất thấp
nên khả năng cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho nông nghiệp bị hạn chế.
2.1.1.5. Khí hậu
Bù Đăng nói chung và Phước Sơn nói riêng có đặc thù chung của khí hậu vùng
Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt độ
cao đều là điều kiện bảo đảm nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển quanh năm.

6


Nhiệt độ trung bình năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,2oC. Nhiệt độ bình
quân thấp nhất từ 21,5 – 22oC và cao nhất từ 31,7 – 32,2oC. Tổng số giờ nắng trong
năm trung bình từ 2.400 – 2.500 giờ, thời gian nắng nhiều nhất là tháng 2, 3, 4.
Lượng mưa trung bình năm từ 2.045 – 2.325 mm. Tuy nhiên lượng mưa phân
bố không đều giữa các tháng đã làm hình thành hai mùa trái ngược nhau: mùa mưa và
mùa nắng.
Mùa mưa tập trung trong 06 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm gần 90%
tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô kéo dài 06 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa rất
thấp, chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nông
nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009 thì tình hình sử dụng đất tại xã Phước
Sơn như bảng 2.2:
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất đai tại xã Phước Sơn
Khoản mục
Tổng diện tích đất
1. Đất nông nghiệp

A. Cây lâu năm
¨ Đất trồng ca cao xen trong điều
¨ Đất trồng điều
¨ Đất trồng cao su
¨ Đất trồng cà phê
¨ Đất trồng cây ăn trái
B. Cây hàng năm
2. Đất thổ cư
3. Đất sử dụng cho mục đích khác

Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
9.280
100
7.753,63
83,55
4.553,1
49,06
52,2
0,56
4.177
45,01
250
2,69
110
1,19
16,1
0,17
111
1,20

56,31
0,61
1.470,06
15,84
Nguồn: Ban địa chính xã

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 9.280 ha, trong đó đất dành cho sản xuất
nông nghiệp chiếm 83,55% với diện tích là 7.753,63 ha.
7


Trong nông nghiệp, diện tích đất trồng điều là nhiều nhất với 4177 ha, chiếm
tới 45,01% DTTN và chiếm 53,87% so với diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện
tích vườn điều có trồng xen ca cao chỉ có 52,2 ha. Có thể thấy rằng diện tích điều có
trồng xen ca cao chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với diện tích điều đang có, nếu cây ca
cao thật sự mang lại hiệu quả kinh tế thì việc mở rộng qui mô sẽ đem lại những khoản
thu nhập không nhỏ cho người dân.
Phần lớn những vườn điều tại xã đã được trồng từ những năm 1990 nên đến nay
năng suất đã suy giảm đáng kể. Vì thế đã có khá nhiều hộ phá bỏ vườn điều để trồng
cao su làm cho diện tích trồng cao su tăng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Dù
so với cây điều thì diện tích cây cao su chưa đáng kể nhưng đã là cây được trồng nhiều
thứ hai tại xã Phước Sơn với diện tích 250 ha. Đứng thứ ba là cây cà phê với 110 ha.
Ngoài ra, tại xã Phước Sơn cũng có trồng cây ăn trái. Tuy nhiên với diện tích
trồng rất nhỏ như vậy thì có thể thấy rằng người nông dân trồng với mục đích phục vụ
nhu cầu gia đình là chính chứ không phải trồng với mục đích kinh doanh.
2.1.2.2. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu ở địa phương. Nhìn chung tiềm năng
đất đai được khai thác tốt, cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bước được chuyển dịch hợp
lý, phù hợp với thổ nhưỡng, thị trường và khả năng đầu tư của người lao động. Ngành
sản xuất nông nghiệp bao gồm:

a) Trồng trọt
¨ Cây lâu năm: Tập trung trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: điều,
cao su, cà phê. Ngoài ra cũng có một số ít diện tích trồng tiêu và cây ăn trái.
¨ Cây ngắn ngày: Chủ yếu trồng xen với cây lâu năm khi những cây này còn nhỏ
nhằm tận dụng đất để tạo nguồn thu nhập. Cây hàng năm chủ yếu được trồng
trong mùa mưa và được trồng nhiều nhất là cây mì.
Trong vài năm gần đây thì cơ cấu cây trồng có những sự thay đổi, qua bảng
biến động về qui mô cơ cấu các loại cây trồng chúng ta có thể thấy rằng cây điều luôn
giữ vai trò là cây kinh tế chủ lực của địa phương và diện tích luôn được duy trì trên
3.000 ha từ 2006 đến 2008, riêng năm 2009 diện tích tăng lên một cách đột biến đến
4.177 ha.
8


Bên cạnh diện tích trồng điều tăng thì diện tích trồng cây cao su cũng tăng một
cách đáng kể so với những loại cây trồng khác do những năm gần đây giá mủ cao su
tương đối cao và ổn định đã hấp dẫn người nông dân chuyển một phần diện tích đất
canh tác của mình sang trồng cao su.
Bảng 2.3 Biến động về qui mô cơ cấu cây trồng từ 2006 - 2009
Khoản mục
Cây lâu năm:

ĐVT

2006

2007

2008


2009

+ Cây điều

Ha

3.114

3.101

3.083

4.177

+ Cây cà phê

Ha

95,51

96

110

110

+ Cây cao su

Ha


54,57

73

95

250

+ Cây ca cao
(xen điều)

Ha

30

45

54

52,2

+ Cây tiêu

Ha

2,81

2,81

3,4


3,9

+ Cây ăn trái

Ha

7

7

9,3

16,1

Ha

TỔNG
Cây hàng năm:

3.303,89 3.324,81 3.354,7 4.609,2

¨ Cây mì

Ha

110

55


110

85

¨ Cây khác

Ha

40

19

10

26

Ha

150

74

120

111

TỔNG

Nguồn: Ban thống kê xã
b) Chăn nuôi

Chủ yếu phát triển theo mô hình hộ gia đình với mục đích phục vụ nhu cầu gia
đình là chính. Do đó, đàn gia súc, gia cầm trong những năm qua hầu như không có
những sự thay đổi nào đáng kể.
Bảng 2.4 Biến động về số lượng gia súc, gia cầm từ 2006 - 2009
Khoản mục

ĐVT 2006

2007

2008

2009

Gia
súc:

+ Trâu

Con

29

36

20

17

+ Bò


Con

890

380

375

300

+ Heo

Con

1.130

1.450

1.480

1.500

+ Dê

Con

103

104


115

121

9


Gia cầm

Con

12.575

13.285

17.190

17.000

TỔNG

Con

14.727

15.255

19.180


18.938

Nguồn: Ban thống kê xã
Quan sát bảng 2.4 ta thấy tuy số lượng gia súc, gia cầm có chiều hướng tăng
nhưng mức tăng rất nhỏ. Điều đó có thể là do hiện nay Phước Sơn chỉ tập trung phát
triển cây lâu năm nên không có nhiều phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn
nuôi, hơn nữa đại đa số nông hộ đã cơ giới hóa nông nghiệp nên cũng không cần nuôi
trâu, bò để lấy sức kéo.
Chăn nuôi thủy sản: Nhìn chung chậm phát triển, chủ yếu là nuôi cá nước ngọt
với qui mô nhỏ.
2.1.2.3. Công nghiệp – TTCN và dịch vụ, thương mại
a) Công nghiệp – TTCN
Trên địa bàn xã có 03 doanh nghiệp thu mua chế biến hạt điều, trong đó 02
doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và 03 cơ sở bóc tách vỏ điều với qui mô nhỏ. Như
vậy ngành CN – TTCN chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong cơ cấu kinh tế của địa
phương và khả năng góp phần giải quyết việc làm tại chỗ là không đáng kể.
b) Dịch vụ, thương mại
Nhìn chung do cơ sở hạ tầng còn thiếu, sự phân bố dân cư không tập trung nên
dịch vụ, thương mại chỉ phát triển ở mức đủ để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của
người dân ở địa phương chứ chưa tạo được động lực lớn để thúc đẩy nền kinh tế tại địa
phương.
Tuy xã đã xây dựng được một chợ nhưng vẫn còn rất ít hộ đăng ký buôn bán
trong chợ do quanh khu vực chợ không tập trung đông dân cư.
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
a) Mạng lưới giao thông
Trên địa bàn xã đã có 12 km tỉnh lộ (đường ĐT 755), gần 30 km đường liên ấp
và các tuyến đường giao thông nội bộ trong ấp. Các tuyến đường chủ yếu tấp trung ở
phần phía tây của xã và đa số vẫn là đường đất, chất lượng không cao nên đã gây ra
không ít khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hang hóa của nhân dân, đặc biệt là vào
mùa mưa.

10


b) Điện – nước
Tính đến hết năm 2009, toàn xã có 922 hộ sử dụng nước sạch chiếm tỷ lệ 66%
và có 1.189 hộ được sử dụng điện thắp sáng chiếm tỷ lệ 85%.
Cũng trong năm 2009, xã nhận bàn giao đưa vào sử dụng hai công trình nước
tập trung tại thôn Phước Lộc và Bù Xa do chi cục Thủy lợi – Phòng chống lụt bão tỉnh
làm chủ đầu tư.
c) Thông tin liên lạc
Hiện nay xã có 01 trạm truyền thanh và 11 cụm loa tiếp sóng ở 8/8 thôn. Ngoài
ra, hầu hết các hộ dân đều đã có casset hay tivi để nắm bắt thông tin nên càng ngày
trình độ hiểu biết của người dân càng được nâng cao.
2.1.2.5. Dân số và đặc điểm dân cư
Bảng 2.5 Số hộ và nhân khẩu các thôn của xã Phước Sơn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

THÔN
Phước Thọ
Phước Lộc
Phước Quang
Phước An

Phước Tân
Bù Xa
Phước Thiện
Phước Hòa
TỔNG

HỘ
81
170
153
245
262
268
126
93
1.398

NHÂN KHẨU
Tổng Nam Nữ

LAO ĐỘNG
Tổng
Nam
Nữ

377
700
620
747
1.127

1305
570
386
5.832

142
428
397
470
549
430
327
172
2.915

186
191
346
354
306
314
399
348
569
558
681
624
322
248
196

190
3.005 2.827

69
218
221
245
280
170
164
83
1.450

73
210
176
225
269
260
163
89
1.465

Nguồn: Ban thống kê xã
Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2009, xã có 1.398 hộ với 5.832 khẩu. Qua
bảng 2.5 ta thấy 2 thôn đông dân nhất là Phước Tân và Bù Xa, mỗi thôn có trên 1.000
người. Ta cũng thấy rằng tổng số nhân khẩu giữa nam và nữ tương đối cân bằng.
Số lao động chiếm gần 50% dân số toàn xã, trong đó số lao động giữa nam và
nữ không có sự chênh lệch nhiều.
Đến nay xã vẫn còn có 107 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,65% trên tổng số hộ. Xã

đang cố gắng triển khai có hiệu quả chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, lồng

11


ghép các chương trình mục tiêu, các nguồn vốn đầu tư phát triển nhằm giảm tỷ lệ hộ
nghèo xuống còn 5%.
Trên địa bàn xã có 12 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn
75% dân số. Hiện nay đời sống của bà con dân tộc ngày càng ổn định, thu nhập bình
quân đầu người năm đạt 7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đồng bào dân
tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhất là dân tộc bản địa (Stiêng).
Toàn xã có 02 tôn giáo là Tin Lành và Thiên Chúa, trong đó theo Tin Lành là
58 hộ với 325 khẩu, theo Thiên Chúa là 80 hộ với 342 khẩu. Hoạt động của các tôn
giáo diễn ra bình thường, các tín đồ tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước và thực hiện tốt phương châm “sống tốt đời đẹp đạo”.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,53%, tỷ lệ tăng cơ học là 3,6%, tỷ lệ phát triển
dân số 5,13%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong năm chiếm 21,7% (23 ca so với 106 ca).
Sự phân bố dân cư không tập trung mà chủ yếu trải dài theo tuyến đường chính
của xã là đường ĐT 755 cũng như những con đường chính chạy trong nội bộ thôn.
Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc xây dựng những công trình mang tính
phục vụ cho cả cộng đồng.
Nhìn chung xã Phước Sơn là một cộng đồng đa dân tộc, đa văn hóa, trình độ
dân trí cũng như trình độ canh tác nông nghiệp còn khá hạn chế nên về cơ bản vẫn còn
là một xã nghèo.
2.1.2.6. Văn hóa xã hội, y tế và giáo dục
a) Văn hóa
Hiện xã có 01 nhà văn hóa cộng đồng và mỗi ấp đều được xây dựng 01 nhà văn
hóa riêng để người dân sinh hoạt, giao lưu cũng như tổ chức hội, họp.
Thường xuyên triển khai những buổi tuyên truyền về các chủ trương của Đảng,
chính sách và pháp luật mới của Nhà nước để người dân nắm bắt và thự hiện đúng.

b) Chính sách xã hội
Cấp phát đầy đủ cho những đối tượng chính sách theo đúng Nghị định của
Chính phủ, đặc biệt là những người có công với cách mạng và người nghèo.
Công tác trẻ em: Tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em nhất là
trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống
còn 15%.
12


×