Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIỆN CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.24 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH THIỆN CHÍ

MAI CÔNG THẮNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ NGHIÊN CỨU CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIỆN CHÍ” do Mai Công Thắng,
sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày……………………………………………………….

ĐỖ MINH HOÀNG
Người hướng dẫn

Ngày.......... tháng ------ năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ký tên

Ngày .... tháng ...... năm 2010



Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên

ngày ...... tháng..... năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Người đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất chính là mẹ tôi. Mẹ là chỗ dựa
vững chắc cho tinh thần và là động lực để tôi hoàn thành luận văn này.
Và bài luận hoàn thành không thể không nhắc đến sự giúp đỡ trực tiếp của cô Đỗ
Minh Hoàng, giảng viên khoa kinh tế. Tôi xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH Thiện Chí. Đặc biệt là anh
Ngô Duy Hoài giám đốc công ty, chị Cúc phòng kế toán và chị Hạnh phòng kinh doanh
của công ty, đã tận tâm giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại quý công ty, tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành bài luận.
Cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên cũng như đóng góp ý kiến để tôi
hoàn thành bài luận.


NỘI DUNG TÓM TẮT
MAI CÔNG THẮNG. Tháng 04/2010. “ Nghiên cứu chiến lược kinh doanh tại
công ty TNHH Thiện Chí”.
MAI CONG THANG. April 2010. “Reasearch about the business strategy at
Company Limited Thien Chi”.
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã mở ra những cơ hội và nhiều thách
thức cho nền kinh tế nước ta. Năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây
ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việc hoạch định các chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp là việc làm hết sức cấp

bách, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi Doanh nghiệp. Vì vậy, tôi quyết định
chọn đề tài “Nghiên cứu chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Thiện Chí” làm chủ đề
cho luận văn tốt nghiệp.
Luận văn tập trung nghiên cứu các chiến lược kinh doanh của công ty, những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ công ty gặp phải, phân tích tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh
của công ty giúp công ty phát triển lâu dài và bền vững trong nền kinh tế ngày nay.
Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, số liệu của công ty, tài liệu,
luận văn, sách báo, internet để thu thập thông tin, dữ liệu. Từ đó đánh gía tình hình hoạt
động của công ty và đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa chiến lược kinh doanh của
công ty.
Tình hình tài chính của công ty ổn định qua các năm (2008-2009) thông qua việc
phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán của công ty. Với
vị trí tấn công, Thiện Chí sẽ đạt được nhiều thắng lợi với những chiến lược kinh doanh
hiện tại cũng như chiến lược mà tôi đã đề xuất cho công ty.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn


2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu

4

2.2. Tổng quan về thị trường may mặc xuất khẩu

4

2.3. Tổng quan về công ty

6

2.3.1. Giới thiệu sơ lược về công ty

6

2.3.2. Quá trình hình thành và phát triển

6

2.3.3. Một số sản phẩm minh họa của công ty

8


2.3.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của công ty

10

2.3.4.1. Cơ cấu tổ chức

10

2.3.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

10

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1. Cơ sở lý luận

13

3.1.1. Khái niệm về chiến lược

13

3.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược

13

3.1.3. Vai trò của quản trị chiến lược


13

3.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược

14

3.1.5. Các loại chiến lược phát triển

15

3.1.5.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung

15

3.1.5.2. Các chiến lược hội nhập

17
v


3.1.5.3. Những chiến lược tăng trưởng đa dạng

17

3.1.6. Các cấp quản trị chiến lược

18

3.1.6.1. Chiến lược cấp công ty


18

3.1.6.2. Chiến lược cấp chức năng

20

3.1.7. Phân tích môi trường hoạt động của công ty

21

3.1.7.1. Môi trường bên ngoài

21

3.1.7.2. Môi trường bên trong

25

3.2. Xác định các công cụ hoạch định chiến lược

27

3.2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE) của công ty

27

3.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE)

28


3.2.3. Ma trận SPACE: ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động

28

3.3. Các phương pháp nghiên cứu

29

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

29

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

30

3.3.3. Các chỉ tiêu trong phân tích tài chính

30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

31
31

4.1.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

31


4.1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

32

4.1.3. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

33

4.1.3.1. Tỷ lệ thanh toán nhanh

33

4.1.3.2. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt

34

4.2. Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty
4.2.1. Môi trường bên ngoài

34
34

4.2.1.1. Thể chế - luật pháp

34

4.2.1.2. Yếu tố kinh tế

35


4.2.1.3. Yếu tố văn hóa- xã hội:

38

4.2.1.4. Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên

39

4.2.1.5. Yếu tố công nghệ

39

4.2.1.6. Yếu tố dân số

39

4.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
4.3. Phân tích môi trường bên trong

43
44

4.3.1. Môi trường bên trong

44

4.3.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
vi

44



4.3.1.2. Nghiên cứu và phát triển

44

4.3.1.3. Chi phí sản xuất

45

4.3.1.4. Hoạt động Marketing

45

4.3.1.5. Hệ thống MMTB

45

4.3.1.6. Quản trị nguồn nhân lực:

45

4.3.1.7. Hệ thống thông tin

46

4.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong:
4.4. Ma trận SPACE

47

48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

55

5.1. Kết luận

55

5.2. Kiến nghị

55

5.2.1. Đối với Nhà nước

55

5.2.2. Đối với công ty

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BCTC

Báo cáo tài chính

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DMVN

Dệt may Việt Nam

DN

Doanh nghiệp


ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng thu nhập quốc nội



Giám đốc

GNP

Tổng thu nhập quốc dân

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HĐKD

Hợp đồng kinh doanh

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT


Lợi nhuận trước thuế

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NK

Nhập khẩu

QLDN

Quản lí doanh nghiệp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTH

Tính toán tổng hợp


XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

VCSH

Vốn chủ sở hữu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách thành viên góp vốn

7

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009

31

Bảng 4.2. Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009

32

Bảng 4.3. Tỷ Lệ Thanh Toán Nhanh Qua 2 Năm 2008- 2009


33

Bảng 4.4. Tỷ Lệ Thanh Toán Bằng Tiền Mặt

34

Bảng 4.5. Ma Trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

43

Bảng 4.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

47

Bảng 4.7. Ma Trận SPACE Của Công Ty

48

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

10

Hình 3.1. Các Cấp Chiến Lược

20


Hình 3.2. Ma Trận SPACE

29

Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1997-2009

35

Hình 4.2. Khủng hoảng kinh tế Mĩ năm 2008

42

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Phụ lục 2 : Bảng phỏng vấn xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Phụ lục 3 : Bảng phỏng vấn xây dựng ma trận SPACE

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới (gọi tắt là WTO). Bắt đầu từ đây nền kinh tế Việt Nam
đánh dấu một bước hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Với bước hội nhập đó

đòi hỏi công ty Việt Nam sẽ phải hoạt động trong một môi trường kinh doanh có nhiều
hơn các cơ hội cũng như khó khăn, thách thức và rủi ro ngày càng cao. Cạnh tranh giữa
các công ty trong và ngoài nước sẽ khốc liệt hơn trong từng sản phẩm và dịch vụ. Cộng
với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra từ năm 2008 đến nay đã làm cho hoạt
động của các công ty trong nước gặp nhiều khó khăn. Chính vì những khó khăn thách
thức đó vai trò của việc hoạch định và quản trị chiến lược ngày càng quan trọng hơn nữa
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt này đòi hỏi các công ty
phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời phải biết nắm
bắt những cơ hội cũng như hạn chế những rủi ro mà công ty có thể gặp trong hoạt động
kinh doanh của mình. Công ty nào có chiến lược kinh doanh hợp lý, mềm dẻo sẽ giữ vững
được tốc độ tăng trưởng. Từ đó tạo khuynh hướng phát triển nhằm hướng tới những mục
tiêu của mình cần đạt được sẽ nhanh chóng vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu để
đi đến thành công.
Công ty THHH Thiện Chí là một công ty chuyên gia công hàng xuất khẩu sang thị
trường Mĩ. Do đó, để khắc phục những khó khăn ở hiện tại bởi cuộc khủng hoảng kinh tế
2008 cũng như nắm bắt những cơ hội được nhận định ở trên thì việc xây dựng chiến lược
kinh doanh cho công ty là điều hết sức cần thiết, chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp
công ty sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí, khai thác được sức mạnh của công ty,
làm chủ trước sự biến động của thị trường …
Và đó cũng là lí do tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiến lược kinh
doanh tại công ty TNHH Thiện Chí”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các chiến lược kinh doanh của công ty, phân tích đánh giá và đưa ra
một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008-2009.

Nghiên cứu các chiến lược kinh doanh của công ty, phân tích đánh giá và đưa ra một số
đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty.
- Phân tích cơ hội, nguy cơ của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh
của công ty.
- Phân tích điểm mạnh yếu của môi trường nội bộ của công ty.
- Từ những nhận định trên đưa ra một số ý kiến góp phần hoàn thiện chiến lược kinh
doanh của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Công ty THHH thương mại dịch vụ may công nghiệp Thiện Chí
Địa chỉ: 45, ấp 2, Phạm Văn Sáng, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn
- Thời gian nghiên cứu: 01/04/2010 – 01/06/2010 tiến hành nghiên cứu, thu thập
số liệu và phân tích. Nghiên cứu và phân tích số liệu của công ty qua 2 năm: 2008-2009.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
-Chương 1: Đặt vấn đề: Nêu sự cần thiết, lí do chọn đề tài, mục đích chung và
những yêu cầu cơ bản của bài đề tài, mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đạt được, phạm vi
nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, sơ lược cấu trúc của đề tài.
-Chương 2: Tổng quan về tài liệu tham khảo, nêu lên khái quát về thị trường sản
phẩm gỗ trong và ngoài nước, trình bày quá trình hình thành và phát triển của công ty, các
lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Giới thiệu về
sản phẩm các công trình mà công ty đã thực hiện.
-Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày chi tiết
những vấn đề lí luận. Đó là các khái niệm về chiến lược, quản trị chiến lược, sự cần thiết
của việc xây dựng chiến lược kinh doanh, các công cụ ma trận giúp việc hoạch định chiến
2


lược. Ngoài ra chương này cũng trình bày môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động của
công ty.

-Chương 4: Kết quả và thảo luận. Thông qua việc thu thập, phân tích các yếu tố
thuộc môi trường bên trong, bên ngoài xác định được điểm mạnh, điểm yếu của công ty.
Dựa vào các công cụ ma trận kết hợp với việc phân tích các chiến lươc mà công ty đã
thực hiện để đưa ra các chiến lược phù hợp với thực trạng của công ty nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
-Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này tổng kết lại những gì đã nghiên cứu
tại công ty, và qua đó đưa ra các kiến nghị đối với doanh nghiệp và đối với nhà nước
nhằm giúp hoạt động của công ty ngày càng ổn định và hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu
Chiến lược kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Một chiến lược đúng đắn được vạch ra càng cụ thể rõ ràng sẽ giúp cho nhà quản trị có thể
nhìn thấy những cơ hội đầu tư và tận dụng nó đúng lúc hay có thể né tránh những đe dọa
cũng như rủi ro trong kinh doanh. Đó cũng chính là lý do mà các doanh nghiệp luôn lập ra
chiến lược kinh doanh cho mình khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Công ty TNHH Thiện
Chí cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Luận văn đã tham khảo các luận văn ngành Quản trị kinh doanh của trường ĐH
Nông Lâm TP. HCM như: “Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu sản
phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may Thành Công” của Phạm Thị Hải Hà, tháng 72006. “Định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh tại công ty gạch Granite Đồng Nai”
của Vũ Hồng Ngọc, tháng 1-2008. “Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh của
công ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Khởi Minh” của Lê Bùi Thiện Hữu, tháng 4-2009.
“Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh hàng may mặc tại công ty cổ phần XNK
Khánh Hội” của Nguyễn Ngọc Minh Trân, tháng 6-2005. Ngoài ra bài luận còn tham
khảo giáo trình “khái luận về quản trị chiến lược” của Fred R.David và một số sách báo,

thông tin trên internet. Từ đó có cơ sở lý luận cũng như cách thức để tôi thực hiện luận
văn này hoàn thiện hơn.
2.2. Tổng quan về thị trường may mặc xuất khẩu
Trong thời gian qua ngành dệt may Việt Nam không ngừng phát triển trang thiết bị
được đổi mới và hiện đại hoá tới 90%. Lực lượng lao động dồi dào, có kỹ năng và tay
nghề tốt, có kỷ luật, chi phí lao động còn thấp so với nhiều nước. Có khả năng sản xuất
được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, được phần lớn khác hàng khó tính chấp
nhận.


Nhiều doanh nghiệp trong ngành may được tổ chức tốt, đáp ứng được các tiêu
chuẩn xã hội, xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, bán lẻ
nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng được trong việc hấp dẫn các thương nhân và
nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và làm ăn khi được đánh giá là điểm đến ổn định về
chính trị, an toàn về xã hội.
Phân tích SWOT ngành may mặc Việt Nam
Điểm mạnh
+ Chính sách hỗ trợ của chính phủ ví dụ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô nếu
những nguyên liệu này được tái xuất dưới dạng thành phẩm trong vòng từ 90 đến 120
ngày.
+ Ngành may mặc Việt Nam phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt khi có đơn đặt hàng mới.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều có quy mô nhỏ nên đáp ứng tốt hơn cho các đơn
hàng nhỏ lẻ đòi hỏi tính chuyên môn đặc biệt.
Điểm yếu
+ Các doanh nghiệp sản xuất đồ may mặc Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70% vải dệt
trong khi đó Trung Quốc lại có thể tự sản xuất đến 90% loại vải này.
+ Thiếu đội ngũ các nhà thiết kế thời trang được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm.
Cơ hội
+ Những thị trường "không truyền thống" mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho sản

phẩm may mặc Việt Nam ví dụ như thị trường Trung Đông và Nga.
+ Nhu cầu hàng hóa đa dạng và có chất lượng có thể làm tăng lợi nhuận ví dụ quần áo bảo
hộ lao động, đồ dùng trong nhà và một số thị trường ngách khác.
Thách thức
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 sẽ ít nhiều gây tác động đến các thị trường
nhập khẩu truyền thống của hàng may mặc Việt Nam trong đó có Mỹ và EU khiến cho
doanh thu bán hàng và năng suất giảm.
+ Nhân công giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh chào mức giá thấp hơn như Băng-la-đét, Căm-pu-chia, Lào. Ngoài ra, giá cả còn
phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự dao động của tiền tệ.

5


Theo phân tích của ông Cochran, nếu như trước kia, ngành may mặc Việt Nam có
các lợi thế về nhân công rẻ, lực lượng lao động lớn, có nguyện vọng học hỏi, phát triển,
thì nay, các yếu tố này đã giảm sút.
Cụ thể, giá nhân công Việt Nam đang nhích dần lên khi trong hai năm gần đây,
mức lương tối thiểu tăng từ 30 – 34% tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
tăng từ 50 - 58% tại doanh nghiệp Việt Nam.
Về năng suất lao động, công nhân Việt Nam làm việc chỉ bằng 70 - 80% so với
nhân công Trung Quốc. Lực lượng lao động Việt Nam không tuân thủ quy trình pháp lý.
“Khi muốn đàm phán về phúc lợi và lương bổng với ban điều hành doanh nghiệp, lao
động Việt Nam chọn giải pháp đình công trái luật làm chiến thuật đàm phán” - ông
Cochran dẫn chứng.
Đại diện của Amcham khẳng định: “Chính các lý do này khiến khách hàng Hoa Kỳ
cảm thấy bất an vì sự ổn định là yếu tố hàng đầu khi họ quyết định đặt hàng ở bất kỳ nước
nào. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đó cũng bị ảnh hưởng”.
2.3. Tổng quan về công ty
2.3.1. Giới thiệu sơ lược về công ty

-Tên công ty: Công ty THHH thương mại dịch vụ may công nghiệp
-Tên giao dịch: Thiện Chí Company. Ltd
-Tên viết tắt: TC CO.LTD
-Điện thoại: 7135736
-Fax: 7135735
-Email: GOODWILL@HCM,VNN.VN .
-Địa chỉ trụ sở chính: 45, ấp 2, Phạm Văn Sáng, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc
Môn.
2.3.2. Quá trình hình thành và phát triển
Với diện tích 4500 mét vuông, địa thế thuận lợi, đông tây nam bắc là khu dân cư
đông đúc, có nhà trọ cho công nhân ở nội trú nên việc đi lại của công nhân rất dễ dàng,
thuận lợi và nhanh chóng, vị trí môi trường rất ổn định.
Danh sách thành viên góp vốn:
Hiện nay công ty có nguồn vốn kinh doanh: 2000.000.000 đồng

6


Bảng 2.1. Danh sách thành viên góp vốn
Stt

Tên thành viên

1

Bùi Thị Minh Hà

2

Ngô Duy Hoài


Trị giá vốn góp

Phần vốn góp

(triệu đồng)

%

300

15

1.700

85
Nguồn: Phòng nhân sự

Hàng năm công ty có thể may các mặt hàng: áo, quần thun, áo polo, hàng len,
chuyên ngành của công ty: May công nghiệp, mua bán hàng tiểu thủ công nghiệp, xuất
khẩu các mặt hàng theo giấy phép của bộ thương mại.
Công ty có đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề khoản 465 người. Trong đó:
Bộ phận gián tiếp (khối văn phòng): 65 người
Bộ phận trực tiếp sản xuất: 400 người
Công ty sản xuất trên mặt bằng 4500m2 trong đó:
-Diện tích phân xưởng chiếm: 1900m2
-Diện tích văn phòng: 670m2
-Diện tích nhà ăn: 180m2
-Diện tích nhà kho: 1100m2
-Diện tích phòng trọ: 200m2

Công ty TNHH Thiện Chí là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, có trụ sở chính, có tổ chức chặt chẻ, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm quản lí
công ty trước pháp luật
Công ty TNHH Thiện Chí là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập tự chủ về tài
chính, được mở tài khoản tại gân hàng ngoại thương theo quyết định của nhà nước
Hiện nay, công ty đang đi vào thế ổn định sản xuất, tổ chức bộ máy của công ty
được bố trí hơp lí, đội ngũ cán bộ quản lí công nhân viên có trình độ học vấn, tay nghề
trong công ty chiếm khá cao. Trong quá trình phát triển với phương châm” chất lượng là
sự sống còn của đơn vị”. công ty đã không ngừng đầu tư chiều sâu cho sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm.Bên cạnh đó, công ty gặp không ít những khó khăn. Đó là sự đa
dạng của các mặt hàng trên thị trường, tình hình công nhân biến động. Do đó, trong thời

7


gian tới, công ty vẫn phải tiếp tục đổi mới, tiếp xúc thị trường nhiều hơn để nắm bắt thông
tin kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.
2.3.3. Một số sản phẩm minh họa của công ty

8


9


2.3.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của công ty
2.3.4.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

GIÁM ĐỐC


KẾ TOÁN
TRƯỞNG

KINH DOANH

PHÓ GIÁM
ĐỐC

NHÂN SỰ

SẢN XUẤT

QUẢN ĐỐC

PHÓ QUẢN
ĐỐC

KỸ
THUẬT
Nguồn tin: Phòng kế toán

2.3.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
Giám đốc
-

Công việc phải thực hiện: Quản lý toàn công ty.

-


Mức độ phức tạp của công việc: chuyên viên chính.

-

Chức danh: Giám đốc công ty.

-

Chức trách: chịu trách nhiệm trước pháp luật.

-

Hiểu biết: Luật thành lập doanh nghiệp.

-

Trình độ: Bậc đại học

Phó giám đốc
-

Công việc phải thực hiện: dưới sự điều động của giám đốc.

-

Mức độ phức tạp của công việc: chuyên viên .
10


-


Chức danh: Phó giám đốc công ty.

-

Chức trách: Thừa hành, chịu trách nhiệm trước giám đốc.

-

Hiểu biết: Mọi công việc và xu hướng phát triễn công ty.

-

Trình độ: Bậc đại học

Kế toán trưởng
-

Công việc phải thực hiện: dưới sự đinh hướng của giám đốc.

-

Mức độ phức tạp của công việc: chuyên viên .

-

Chức danh: Kế toán trưởng.

-


Chức trách: Thừa hành, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật.

-

Hiểu biết: Vấn đề tài chính công ty và xu hướng hoạt động.

-

Trình độ: Bậc đại học

Quản đốc

-

Công việc phải thực hiện: dưới sự điều động của giám đốc.

-

Mức độ phức tạp của công việc: chuyên viên .

-

Chức danh: Quản đốc.

-

Chức trách: Thừa hành, chịu trách nhiệm trước Phó giám đốc va Giám đốc.

-


Hiểu biết: Quá trình hoạt động của công ty và xu hướng phát triễn công ty.

-

Trình độ: Bậc đại học hoặc tương đương.

Kỹ thuật

-

Công việc phải thực hiện: Ra sơ đồ, rập, định mức, quản lý cách may.

-

Mức độ phức tạp của công việc: Cán sự .

-

Chức danh: Nhân viên.

-

Chức trách: Thừa hành, chịu trách nhiệm trước Quản đốc, Phó giám đốc.

-

Hiểu biết: Nắm vững nghiệp vụ.

-


Trình độ: Bằng cấp tuơng đương với nghiệp vụ, công việc đang thực hiện.

Hành chính nhân sự
-

Công việc phải thực hiện: Thi hành theo văn bản hay kế hoạch công ty đề ra.

-

Mức độ phức tạp của công việc: Cán sự .

-

Chức danh: Nhân viên.

-

Chức trách: Thừa hành, chịu trách nhiệm trước người quản lý trực tiếp.

-

Hiểu biết: Nắm vững nghiệp vụ.
11


-

Trình độ: Bằng cấp tuơng đương với nghiệp vụ, công việc đang thực hiện.

Phòng kinh doanh

-

Lập kế hoạch định hướng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

-

Lập kế hoạch phân chia khu vực, quy hoạch kho bãi cho từng bộ phận, từng đơn vị

kinh tế có hợp đồng với công ty, đồng thời giám sát việc thực hiện các quy hoạch này.
- Giám sát và kiểm tra việc xuất nhập vật tư, giám sát hàng tồn tại các thời điểm biến
động đồng thời điều chỉnh giá cả cho phù hợp với tình hình thị trường.
- Cung cấp vật tư hàng hóa, cung ứng các phương tiện và điều kiện cần thiết trong
công tác kinh doanh cho các đơn vị nội bộ. Lập hóa đơn bán hàng.
Sản xuất
Là bộ phận cực kì quan trọng trong công ty, gồm nhiều tổ sản xuất do tổ trưởng quản
lý. Phân xưởng sản xuất luôn luôn kết hợp với bộ phận kĩ thuật, phòng tổ chức, kế hoạch
để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất đúng tiến độ và yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm.

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về chiến lược
-Theo Jonhson và Scholes:
“Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi
thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi
trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu
quan”.

- Trong định nghĩa chiến lược với 5 chữ P của mình Mintzberg khái quát các phía
cạnh của quản trị chiến lược như sau:
+ Kế hoạch (Plan): chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán.

+ Mô thức (Partern): sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể là dự định
hay không dự định.
+ Vị thế (Position): Phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó.
+ Quan niệm (Perspective): Cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới.
+ Thủ thuật (Ploy): Cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ.
3.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong
tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực
hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như
trong tương lai.
3.1.3. Vai trò của quản trị chiến lược
- Quá trình quản trị chiến lược giúp tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của
mình. Nó khiến cho nhà quản trị phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng đi
nào và khi nào thì đạt được vị trí nhất định. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục
đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc gì cần


làm để đạt được thành công. Như vậy sẽ khuyến khích cả hai đối tựợng trên đạt được
những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn lợi ích lâu dài của tổ chức.
- Điều kiện môi trường mà tổ chức gặp phải luôn biến đổi. Những biến đổi nhanh
thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Dùng quản trị chiến lược giúp nhà quản trị
nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Mặc dù các quá trình kế hoạch hóa
không loại trừ việc các nhà quản trị dự kiến hoặc dự báo trước các điều kiện môi trường
trong tương lai. Trong khi đó, quá trình quản trị chiến lược buộc nhà quản trị phân tích và
dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như trong tương lai xa. Nhờ đó
thấy rõ môi trường tương lai mà nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt các cơ hội, tận

dụng hết các cơ hội và giảm bớt nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường.
- Nhờ có quá trình quản trị chiến lược, doanh nghiệp sẽ gắn liền với các quyết
định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Do sự biến động và tính phức tạp của môi
trường ngày càng gia tăng doanh nghiệp ngày càng cố gắng chiếm được thế chủ động
hoặc thụ động tấn công. Quyết định là sự cố gắng dự đoán điều kiện môi trường và sau
đó làm tác động hoặc làm thay đổi dự báo sao cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
Quyết định thụ động tấn công là dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai
và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hóa vị thế của doanh nghiệp trong môi
trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện
bằng được cơ hội tìm tàng.
- Phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy các công ty nào vận dụng quản trị
chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với công ty nào không sử dụng quản trị
chiến lược. Quản trị chiến lược còn giúp cho doanh nghiệp gặp phải những vấn đề trầm
trọng và tăng khả năng của công ty trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi
chúng xuất hiện.
3.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược
Muốn xây dựng được chiến lược nhà quản trị phải thấy được tầm quan trọng của
việc xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp.
- Trước hết, quản trị chiến lược nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức, quản
trị chiến lược giúp thấy rõ các mục tiêu của tổ chức. Thông qua đó lôi kéo các nhà quản
trị của các cấp vào quá trình quản trị chiến lược của tổ chức, tạo ra sự cộng hưởng của

14


×