Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM_CHI NHÁNH 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.69 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM_CHI NHÁNH 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ NGỌC DIỆP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NHỮNG GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM_CHI NHÁNH 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do Mai Thị Ngọc Diệp, sinh
viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

Nguyễn Viết Sản
Người hướng dẫn,

Ký tên, ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm

Ngày tháng năm

 


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên cho tôi xin gửi đến ba mẹ, những người thân trong gia đình lòng
biết ơn sâu sắc nhất. Vì đó là những người đã, đang và sẽ luôn bên cạnh tôi, động viên,
giúp đỡ những lúc tôi thành công hay thất bại trong cuộc đời và nhờ có họ tôi mới có
cơ hội bước chân vào giảng đường đại học.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Viết Sản, người thầy đã
tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là
các thầy cô khoa Kinh tế đã truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong những
năm vừa qua.
Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị
và đặc biệt là các anh chị ở phòng Tổng Hợp và Tiếp Thị của Ngân hàng Công thương
Việt Nam_Chi Nhánh 1 đã tạo mọi điều kiện cho tôi được đến thực tập và nghiên cứu
đề tài trong thời gian vừa qua.
Xin cảm ơn rất nhiều! ĐHNL, ngày 30 tháng 06 năm 2010
Sinh viên

Mai Thị Ngọc Diệp

 



NỘI DUNG TÓM TẮT

MAI THỊ NGỌC DIỆP. Tháng 06 năm 2010. “Những Giải Pháp Phát Triển
Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam_Chi Nhánh 1”.
MAI THI NGOC DIEP. June 2010. "The Solution Developed Payment Cards
In Viet Nam Bank for Industry and Trade _ Branch 1". 
 
Thẻ thanh toán có thể nói là phương tiện thanh toán rất tiện lợi và mang tính an
toàn cao. Không những thế nó còn là công cụ kiểm soát và điều tiết nền kinh tế. Tuy
nhiên việc phát triển thẻ thanh toán trên thị trường hiện nay vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có. Đề tài được nghiên cứu với mong muốn đóng góp một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh việc phát triển thẻ thanh toán trên thị trường Việt Nam thông qua việc
nghiên cứu những điểm chủ yếu sau:
Lý thuyết về thẻ thanh toán
Phân tích hoạt động thẻ tại ngân hàng Công thương
Cơ hội và thách thức đối với thẻ thanh toán
Điểm mạnh và điểm yếu của thẻ thanh toán
Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển thẻ thanh toán
Do kiến thức còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến
cùng đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu có ý nghĩa hơn nữa.

 


MỤC LỤC
 

  Trang 


CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn


2

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

4

2.2. Tổng quan về NHTMCP Công thương Việt Nam_Chi nhánh 1

5

2.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHCT Việt Nam_Chi nhánh 1

6

2.2.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban

6

2.2.3. Các nghiệp vụ của NHCT Việt Nam_Chi nhánh 1

9


2.2.4. Kế hoạch công tác năm 2010

11

CHƯƠNG 3

13

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1. Cơ sở lý luận

13

3.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại

13

3.1.2. Khái niệm về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

14

3.1.3. Những nội dung cơ bản về thẻ thanh toán NH

15

3.2. Phương pháp nghiên cứu

 

31
v


CHƯƠNG 4.

32

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Nhận định chung về các NH tại Việt Nam có hoạt động thẻ

32

4.2. Thị trường thẻ VN và sản phẩm thẻ của VietinBank

33

4.2.1. Thị trường thẻ VN

33

4.2.2. Các sản phẩm thẻ của VietinBank

33


4.3. Vị trí của Vietinbank trên thị trường thẻ

37

4.3.1. Kết quả đạt được (tính đến hết tháng 12 năm 2009)

37

4.3.2. Những hạn chế

40

4.4. Tình hình hoạt động thẻ của NHCT Chi nhánh 1 – TPHCM

41

4.5. Cơ hội và thách thức

42

4.5.1. Cơ hội

42

4.5.2. Thách thức

44

4.6. Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại NHCTVN


46

4.6.1. Định hướng phát triển thẻ thanh toán tại NHCTVN

46

4.6.2. Giải pháp nhằm phát triển thẻ thanh toán tại NHCTVN

47

4.7. Một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

57

CHƯƠNG 5

63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị

63


TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

65

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSCNT

Cơ sở chấp nhận thẻ

NHCT

Ngân hàng Công thương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTM

Ngân hàng Thương mại


NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần

NHTT

Ngân hàng thanh toán

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDQT

Tín dụng quốc tế

 

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Thực Hiện Chỉ Tiêu của Các Chi Nhánh trong Quý I (01/12/2009
đến 28/02/2010)

11
Bảng 4.1. Số Lượng Thẻ Ghi Nợ Nội Địa Phát Hành trên Thị Trường

37

Bảng 4.2. Số Lượng Thẻ Tín Dụng Quốc Tế Phát Hành trên Thị Trường

38

Bảng 4.3. Số Lượng POS trên Thị Trường

39

Bảng 4.4. Thị phần máy ATM

40

Bảng 4.5. Tình Hình Hoạt Động Thẻ trong 3 Năm Gần Đây

42

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Hệ Thống Tổ Chức của NHCT


5

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của NHCTCN 1

6

Hình 3.1. Quy Trình Phát Hành Thẻ

28

Hình 3.2. Qui Trình Thanh Toán Thẻ

30

Hình 4.1. Thị Phần Thẻ Ghi Nợ Nội Địa

37

Hình 4.2. Thị Phần Thẻ Tín Dụng Quốc Tế

38

Hình 4.3. Thị Phần POS

39

Hình 4.4. Thị Phần Máy ATM

40


 

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển
ổn định. Đời sống và thu nhập của người dân ngày cũng được cải thiện và nâng
cao. Nhận thức của người tiêu dùng về thẻ đã thay đổi, một bộ phận không nhỏ đã
xoá dần thói quen sử dụng tiền mặt, thay vào đó là sử dụng thẻ khi mua hàng hoá, dịch
vụ.
Với ưu thế về thời gian thanh toán, tính an toàn, hiệu quả sử dụng và phạm vi
thanh toán rộng, thẻ thanh toán đã trở thành công cụ thanh toán hiện đại, văn minh và
phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Với tính linh hoạt và các tiện ích mà nó mang lại cho
mọi chủ thể liên quan, thẻ ngân hàng ra đời đã làm thay đổi cách thức chi tiêu, giao
dịch thanh toán của cộng đồng xã hội, thẻ ngân hàng đã và đang thu hút được sự quan
tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vị trí của nó trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Vì vậy phát triển thẻ thanh toán là tất yếu khách quan của xu thế
liên kết toàn cầu; thực hiện đa dạng hoá dịch vụ và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
đối với các ngân hàng trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới, trong đó có
Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam
còn nhiều điểm bất cập. Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, thẻ thanh toán trong
nước (thẻ ghi nợ) do ngân hàng Công thương Việt Nam phát hành chủ yếu dùng để
rút tiền mặt nên hiệu quả sử dụng máy ATM chưa cao, mặc dù đã có những hoạt
động tích cực trong khuếch trương hoạt động thẻ nhưng lượng thẻ được phát hành

chưa đúng với tiềm năng, thẻ thanh toán quốc tế thì chủ yếu do người nước ngoài


thanh toán.
Đứng trước tình hình đó, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm tạo
được một thương hiệu thẻ nổi tiếng với bản sắc riêng, thu hút được sự quan tâm của
khách hàng ở nhiều giới, đạt được hiệu quả kinh doanh tốt. Vì vậy tôi đã chọn đề tài
“Những giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Công thương Việt
Nam_Chi nhánh 1”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng kinh doanh thẻ thanh toán và đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển thẻ thanh toán.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thẻ thanh toán, một công cụ thanh toán
gắn liền với sản phẩm công nghệ.
Nghiên cứu các số liệu để hiểu rõ về tình hình kinh doanh thẻ của Ngân hàng
Công thương (NHCT) Việt Nam.
Dựa vào đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát triển thẻ thanh toán của
NHCT.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua việc nghiên cứu về thẻ thanh toán, phân tích số
liệu tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại NHCT Việt Nam và một số nét về các
ngân hàng có hoạt động thẻ tại Việt Nam.
Nghiên cứu lý thuyết về thẻ thanh toán, lịch sử thẻ thanh toán. Tham khảo ý
kiến của thầy hướng dẫn, các anh chị phòng Tiếp thị Tổng hợp NHCT_Chi nhánh 1.
Trên cơ sở phân tích đó, tổng hợp đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt
động thẻ của NHCT Việt Nam.
1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn sẽ gồm những phần chính sau

Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày lời mở đầu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về NHCT Việt Nam
 

2


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày sơ lược về khái niệm, cơ sở ra đời và phát triển của thẻ ngân hàng
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích tình hình phát hành thẻ, những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn và một
số chỉ tiêu khác nhằm đánh giá hoạt động phát triển thẻ thanh toán của ngân hàng từ
đó đưa ra ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực thẻ
thanh toán
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

 

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Công thương Việt Nam
(Vietinbank), tiền thân là NHCT Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng
chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng

03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước
(NHNN) Việt Nam và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt
Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11
năm 1990.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định
1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa NHCT Việt Nam.
Ngày 02 tháng 11 năm 2008, NHNN ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc
công bố giá trị doanh nghiệp NHCT Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 2008, NHCT tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng
thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt
động NHTMCP Công thương Việt Nam.
Với nguồn vốn điều lệ: 11.252.972.800.000, trải qua hơn 20 năm xây dựng và
phát triển đến nay, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng
lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao
gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ
tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty
con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng


Công thương (VietinbankSC) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính NHCT Việt
Nam và Công ty Bảo hiểm NHCT Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm
thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
Là một trong các Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO
9001: 2008
Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát
hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương

mại điện tử tại Việt Nam.
Hình 2.1. Sơ Đồ Hệ Thống Tổ Chức của Ngân Hàng Công Thương

Trụ sở chính

Sở giao dịch

 

Phòng
giao dịch

Chi nhánh
cấp 1

Quĩ tiết kiệm

Phòng
giao dịch

Văn phòng
đại diện

Chi nhánh
cấp 2

Phòng
giao dịch

Đơn vị

sự nghiệp

Quĩ tiết kiệm

Công ty
trực thuộc

Chi nhánh
phụ thuộc

Quĩ tiết kiệm

2.2. Tổng quan về NHTMCP Công thương Việt Nam_Chi nhánh 1
NHCT chi nhánh 1 được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/1988, trụ sở
chi nhánh tọa lạc tại 165-169 Hàm Nghi với 12 phòng giao dịch được phân bố khắp
các quận, huyện trong TP. Trong những năm qua, CN 1 luôn là lá cờ đầu của hệ thống
 

5


NHCTVN, cung cấp tất cả sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tốt nhất, hiện đại
nhất đến khách hàng.
Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ có trình độ cao, mạng
lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn TP.HCM, NHCTCN1 đã và sẽ tiếp tục là nhà
cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng tin cậy của cộng đồng các doanh nghiệp nhà
nước, tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân của địa phương.
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHCT Việt Nam_Chi nhánh 1
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Của NHCTCN 1
Ban giám đốc


Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Kế
toán
giao
dịch

Kế
toán
tài
chính


Khách
hàng
doanh
nghiệp
lớn

Khách
hàng
doanh
nghiệp
vừa và
nhỏ

Khách
hàng

nhân

Tiền
tệ
kho
quỹ

Tổ
chức
hành
chánh

Tổng

hợp
tiếp
thị

Điện
toán

Giao
dịch
loại
1

 

 

 

 

Các PGD loại 2

2.2.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng kế toán giao dịch:
- Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách
hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà Nước và của NHCTVN.
- Nhiệm vụ: quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt trong ngày,
tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của NH, thực hiện các giao dịch trực
tiếp với khách hàng; thực hiện công tác liên quan đến công tác thanh toán bù trừ, thanh
toán điện tử liên NH, lập và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên; Thực hiện

chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu

 

6


trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập và in báo cáo, đóng
nhật ký theo quy định.
Phòng kế toán tài chính:
- Chức năng: tham mưu cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và
thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà Nước và
của NHCT.
- Nhiệm vụ: chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên
hàng tháng; Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao
động, kho in ấn, chi tiêu nội bộ của chi nhánh; Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài
chính theo quy định hiện hành; Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc,
kế hoạch chi tiêu nội bộ; Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc
về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà
nước và của NHCT đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển của chi nhánh; Tính và
trích nộp thuế, BHXH theo quy định; Lưu trữ chứng từ, số liệu làm báo cáo theo quy
định của Nhà nước và của NHCT.
Phòng quan hệ khách hàng (doanh nghiệp lớn_vừa và nhỏ, cá nhân)
- Chức năng: xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm
cho vay phù hợp với chế độ quy định của NHCT.
- Nhiệm vụ: chủ động tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin tín dụng và đề
xuất các chính sách tín dụng thích hợp, thẩm định và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
vay vốn. Tổ chức kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kết hợp với phòng kế toán
theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn đã
cam kết trong hợp đồng, giám sát các khoản nợ đã cho vay và có biện pháp xử lý kịp

thời các khoản nợ có dấu hiệu không lành mạnh, lập các biểu mẫu báo cáo các định kỳ
theo quy chế hoạt động của đơn vị cũng như của NHNN quy định, báo cáo tình hình
hoạt động của tổ chức tín dụng theo định kỳ, rút ra những thiếu sót, hạn chế để có biện
pháp khắc phục.
Phòng tiền tệ_ kho quỹ:
Nhiệm vụ của phòng là quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định
của NHNN và NHCT; Thực hiện ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao
dịch trong và ngoài quầy; Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn; Phối hợp với phòng
 

7


kế toán giao dịch (trong quầy) và phòng tổ chức hành chánh thực hiện điều chuyển
quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN, các NHCT trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm,
Phòng giao dịch, máy tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy
đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.
Phòng tổ chức hành chánh:
- Chức năng: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo
đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam; thực
hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ công tác kinh doanh tại chi nhánh; thực
hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn tại chi nhánh.
- Nhiệm vụ: thực hiện theo đúng quy định của Nhà Nước và của NHCT có liên
quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, BHXH, BH Y tế…; Thực hiện quản lý lao
động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp năng lực, trình độ và
yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh; Mua sắm và sữa chữa, nâng cấp tài sản và công cụ lao
động, máy móc thiết bị tại chi nhánh; Tổ chức công tác văn thư và lưu trữ, quản lý hồ
sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam.
Phòng tổng hợp tiếp thị:
- Chức năng: tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh,

tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt
động kinh doanh hằng năm của chi nhánh.
- Nhiệm vụ: tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ NH, tư vấn đầu tư,
tư vấn dịch vụ thẻ và bảo hiểm; Thực hiện các nghiệp vụ về thẻ: lắp đặt, vận hành, xử
lý lỗi thẻ ATM, giải quyết vướng mắt của khách hàng về sử dụng sản phẩm thẻ, triển
khai sản phẩm thẻ; Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích, đánh giá tổng hợp báo cáo
tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh; Làm báo cáo theo quy định
của NHCT.
Phòng điện toán:
Nhiệm vụ là thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ
thống mạng thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao; Bảo trì, bảo dưỡng
máy tính đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản mới;
Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh NHCT với NHCTVN; phối
 

8


hợp với các phòng chức năng để triển khai công tác đào tạo cán bộ, thông tin tại chi
nhánh.
2.2.3. Các nghiệp vụ của NHCT Việt Nam_Chi nhánh 1
Huy động vốn
-Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư.
-Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm
không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích
luỹ...
-Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
Cho vay, đầu tư

-Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
-Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
-Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
-Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn
dài
-Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức
(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
-Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
-Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nước và quốc tế
-Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và Tài trợ thương mại
-Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán
thư tín dụng nhập khẩu.
-Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ
thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
-Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
 

9


-Chuyển tiền nhanh Western Union
-Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
-Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
-Chi trả Kiều hối…
Ngân quỹ

-Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
-Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu…)
-Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
-Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát
minh sáng chế.
Thẻ và ngân hàng điện tử
-Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa (E-Partner), thẻ tín dụng quốc tế
(Cremium Visa, Master Card…)
-Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash Card). Dịch vụ Vietinbank At Home,
Internet Banking, SMS Banking, Vấn tin ATM Online, dịch vụ Đăng ký Online.
Hoạt động khác
-Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
-Tư vấn đầu tư và tài chính
-Cho thuê tài chính
-Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu
ký chứng khoán
-Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và
khai thác tài sản.

 

10


Bảng 2.1. Kết Quả Thực Hiện Chỉ Tiêu của Chi Nhánh trong Quý I (01/12/2009
đến 28/02/2010)

STT


Tiêu chí

Chỉ tiêu giao

Lũy kế đến
28/02/2010

Tỷ lệ
hoàn thành

1

Số lượng thẻ nội địa (thẻ)

2.000.000

195.427

9.77%

2

Nguồn huy động thẻ (tỷ đồng)

2.994

2.661

87.2%


3

Thẻ Tín dụng quốc tế (thẻ)

100.000

2.617

2.62%

4

POS lắp đặt

4.630

421

9.09%

5

Doanh số thanh toán thẻ (tỷ đồng) 1.212

251

20.74%

Nguồn tin: Báo cáo thống kê
2.2.4. Kế hoạch công tác năm 2010

Mục tiêu định lượng
-Phát hành mới 2 triệu thẻ ghi nợ, tăng trưởng hơn 200% so với năm 2009;
doanh số nguồn huy động là 2900 tỷ, tăng trưởng 141% so với thực hiện năm 2009.
-Lắp đặt 4.630 POS, tăng trưởng gấp hơn 4 lần so với năm 2009, doanh số thẻ
tăng trưởng tương ứng.
-Phát hành 100.000 thẻ quốc tế, tăng hơn gấp 10 lần so với thực hiện năm 2009,
doanh số thanh toán 1.212 tỷ đồng
Dự án trọng điểm
-Thí điểm dịch vụ thanh toán phí cầu đường
-Thí điểm dịch vụ thanh toán xăng dầu
-Mở rộng dịch vụ cung cấp tại Kiosk Banking (Vietinbank là ngân hàng đầu
tiên triển khai dịch vụ này)
Các sản phẩm, dịch vụ mảng phát hành
-Thẻ Visa Debit
-Thẻ trả trước
 

11


-Thẻ tín dụng quốc tế (TDQT) hạng Platinum
-Với mục đích hoàn thành 100% kế hoạch và chỉ tiêu được hội đồng quản trị
NHTMCP Công thương giao trong năm 2010 đòi hỏi toàn thể cán bộ Trung tâm Thẻ
và cán bộ chi nhánh phải nỗ lực cố gắng, chủ động làm việc và khai thác, quyết tâm
khẳng định vị thế và thương hiệu của dịch vụ thẻ Vietinbank.

 

12



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại (NHTM)
Khi thoát khỏi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở
hữu khác nhau đã ra đời. Các thành phần kinh tế không phân biệt quan hệ sở hữu đều
được tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật.
Đây là tiền đề cần thiết cho sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín
dụng (TCTD) khác. Vì vậy, để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các
NHTM, các TCTD, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đồng thời để bảo vệ lợi ích
hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, luật các TCTD và pháp lệnh về ngân hàng đã ra
đời.
Theo pháp lệnh NH và các TCTD ban hành ngày 23/5/1990 có nêu:
“ TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy
định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với
các nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ
thanh toán”
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và sự phát triển của
các TCTD cả về số lượng và quy mô hoạt động thì hoạt động của các NHTM ngày
càng phong phú đa dạng và đan xen lẫn nhau, ranh giới giữa các TCTD và NHTM trở
lên mờ nhạt dần.


3.1.2. Khái niệm về sản phẩm, dịch vụ (SPDV) ngân hàng
SPDV ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân
hàng tạo ra nhằm thoả mãn những nhu cầu, mong muốn nhất định nào đó của khách
hàng trên thị trường tài chính.

Như vậy, các SPDV khác nhau sẽ là tập hợp những đặc điểm, tính năng khác
nhau. Chúng thoả mãn những nhu cầu, mong muốn khác nhau của các nhóm khách
hàng. Tuy nhiên, SPDV ngân hàng thường được cấu thành bởi 3 cấp độ.
Một là, phần sản phẩm cốt lõi
Là phần đáp ứng được nhu cầu chính của khách hàng, là giá trị cốt yếu mà ngân
hàng bán cho khách hàng, là giá trị chủ yếu mà khách hàng mong đợi khi sử dụng
SPDV của ngân hàng. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà thiết kế SPDV ngân hàng là phải
xác định được nhu cầu cần thiết của khách hàng đối với từng SPDV để từ đó thiết kế
phần cốt lõi của sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu chính yếu nhất của khách
hàng.
Hai là, phần sản phẩm hữu hình
Là phần cụ thể của SPDV ngân hàng, là hình thức biểu hiện bên ngoài của
SPDV ngân hàng như tên gọi, hình thức, đặc điểm, biểu tượng, điều kiện sử dụng. Đây
căn cứ để khách hàng nhận biết, phân biệt, so sánh và lựa chọn SPDV giữa các ngân
hàng.
Ba là, phần sản phẩm bổ sung
Là phần tăng thêm vào vào sản phẩm hiện hữu những dịch vụ hay lợi ích khác,
bổ sung cho những lợi ích chính yếu của khách hàng. Chúng làm cho SPDV ngân hàng
hoàn thiện hơn và thoả mãn được nhiều và cao hơn nhu cầu, mong muốn của khách
hàng, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Do vậy, khi triển khai một SPDV, trước hết, các nhà Marketing ngân hàng
thường phải xác định được nhu cầu, cốt lõi của khách hàng mà SPDV ngân hàng thoả
mãn; tạo được hình ảnh cụ thể của SPDV để kích thích nhu cầu mong muốn, vừa làm
cơ sở để khách hàng có thể phân biệt, lựa chọn giữa các ngân hàng. Sau đó, ngân hàng
tìm cách gia tăng phần phụ gia, nhằm tạo ra một tập hợp những tiện ích, lợi ích để có
thể thoả mãn được nhiều nhu cầu, mong muốn cho khách hàng tốt hơn các đối thủ
cạnh tranh.
 

14



3.1.3. Những nội dung cơ bản về thẻ thanh toán NH
Quá trình hình thành
Quá trình tái sản xuất xã hội luôn diễn ra liên tục và không ngừng phát triển,
trong quá trình đó có nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể của nền sản xuất, đặc biệt là
mối quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá. Do vậy việc tổ chức thanh toán trong các
mối quan hệ của quá trình sản xuất là quan trọng và cần thiết. Nó được thể hiện dưới
hai hình thức là chu chuyển bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt. Chu chuyển tiền
mặt là biểu hiện của các quan hệ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, sự vận động của
hàng hoá gắn liền với sự vận động ngược chiều của tiền tệ. Thanh toán tiền mặt thích
hợp với vai trò của tiền tệ làm môi giới trong quá trình lưu thông. Tuy nhiên khi sản
xuất và trao đổi phát triển ở trình độ cao hơn, quá trình mua bán chịu hàng hoá trở nên
thường xuyên, thời gian kéo dài thì thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không còn tỏ
ra là một phương thức thanh toán hữu hiệu nữa.
Sự hạn chế của nó ở chỗ muốn thực hiện mua bán một khối lượng hàng hoá
lớn thì phải chuẩn bị một lượng tiền mặt lớn, dẫn đến chi phí về lưu thông tăng lên, tốc
độ chu chuyển vốn chậm, chi phí in ấn, bảo quản lớn, kiểm đếm, chuyên chở tốn kém
mà lại không an toàn. Chính vì những bất tiện này đòi hỏi ngân hàng phải nổ lực
nghiên cứu các hình thức thanh toán thuận lợi hơn phù hợp trong cuộc sống hiện đại.
Ban đẩu chỉ là uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc rồi đến thẻ ngân hàng ra đời và ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Lịch sử phát triển
Thẻ ngân hàng dưới hình dạng hiện nay, xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào đầu thế kỷ
20. Nó ra đời năm 1914, khi đó Tổng công ty xăng dầu California (ngày nay là công ty
Mobil) cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của mình. Mục đích cơ bản là
khuyến khích bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo một dự phòng nào về
việc gia hạn tín dụng.
Hình thức thẻ ngân hàng đầu tiên là Charge-it, một hệ thống tín dụng được
phát triển bởi ông John Biggins năm 1946, cho phép khách hàng mua hàng tại những

nơi bán lẻ. Các nhà kinh doanh ký quỹ tại ngân hàng Biggins và ngân hàng thu tiền
thanh toán từ phía khách hàng và hoàn trả cho nhà kinh doanh. Hệ thống này đã chuẩn
bị cho thẻ tín dụng đầu tiên lưu hành vào năm 1951 tại NewYork do ngân hàng
 

15


Franklin National. Năm 1955, hàng loạt thẻ mới như Trip Charge, Golden Key,
Gourmet Club rồi đến Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị
trường. Tuy nhiên, để hình thức thanh toán thẻ thu hút được khách hàng thì cần phải
có mạng lưới thanh toán lớn, không chỉ trong phạm vi một địa phương, một quốc gia
mà trên phạm vi toàn cầu. Đứng trước đòi hỏi đó, InterBank và Bank of American đã
xây dựng hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn trong xử lý thanh toán thẻ toàn cầu. Năm
1977, Bank Americard đổi tên Visa USA và sau đó trở thành tổ chức thẻ quốc tế Visa.
Năm 1979, Master Charge đổi tên là MasterCard. Ngày nay trên thế giới có 4 tổ chức
thẻ quốc tế lớn nhất là Visa, MasterCard, AMEX, JCB.
Thẻ Diners Club đầu tiên được phát hành năm 1949. Đây cũng là thẻ đầu tiên
có mặt tại Nhật Bản vào năm 1960. Năm 1990 có 6,9 triệu người sử dụng thẻ Diners
Club trên toàn thế giới với doanh số khoảng 16 tỷ dollars.
Thẻ American Express ra đời năm 1958, tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần
Diners Club và gấp 2 lần JCB. Năm 1990, tổng doanh thu đạt 111,5 triệu Dollars với
khoảng 35,4 triệu thẻ lưu hành. Nhưng đến năm 1993 thì tổng doanh thu lên khoảng
124 tỉ dollars với 36,5 triệu thẻ lưu hành và 3,6 triệu cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT).
Không giống như các thẻ khác, Amex tự phát hành thẻ của chính mình và trực tiếp
quản lý chủ thẻ. Nhờ có mối quan hệ này mà họ có thể nắm được các thông tin cần
thiết về khách hàng, từ đó có các chương trình phân loại khách hàng để cung cấp dịch
vụ. Năm 1987, Amex cho ra đời loại thẻ tín dụng mới có khả năng cung cấp tín dụng
tuần hoàn cho khách hàng có tên là Optima Card để cạnh tranh với Visa và
MasterCard.

Thẻ JCB là thẻ phát hành tại Nhật Bản năm 1961 bởi ngân hàng SanWa và bắt
đầu phát triển thanh một tổ chức thẻ quốc tế vào năm 1981. Mục tiêu chủ yếu là
hướng vào thị trường du lịch và giải trí đang là loại thẻ cạnh tranh với Amex. Đến năm
1990 doanh thu MasterCard ra đời vào năm 1966 với tên gọi là Master Charge do Hiệp
hội thẻ liên ngân hàng gọi tắt là ICA (Interbank Card Association) phát hành thông
qua các thành viên trên thế giới. Năm 1990, hệ thống ATM lớn nhất thế giới được đưa
vào sử dụng, phục vụ cho những người sử dụng MasterCard tại 50.000 địa phương
trên thế giới. Cũng năm nay, MasterCard phát hành được hơn 178 triệu thẻ, có 5.000
thành viên phát hành và 9 triệu CSCNT. Đến năm 1993, tổng doanh thu của
 

16


×