Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ, XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM ĐẠI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ,
XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN NAM ĐẠI VIỆT

NGUYỄN DUY LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Tập hợp chi phí và tính
giá thành hợp đồng dịch vụ tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Đại Việt” do
Nguyễn Duy Linh, sinh viên khoá 32, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

Nguyễn Thị Phương Thúy

________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc cha mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng và cho tôi
được học hành đạt được kết quả tốt đẹp ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm nói chung và quý thầy cô khoa Kinh Tế
nói riêng đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm học
tại trường.
Cô Nguyễn Thị Phương Thúy đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tận tận tình cho
tôi hoàn thành khoá luận này.
Ban giám đốc, và các cán bộ Công ty TNHH Nam Đại Việt đã hết lòng giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã luôn động viên giúp tôi có thêm niềm tin và
nghị lực để hoàn thành tốt khoá luận.


TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2010

Nguyễn Duy Linh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN DUY LINH. Tháng 07 năm 2010. “Hoàn Thiện Công Tác Tập
Hợp Chi Phí, Xác Định Giá Thành Hợp Đồng Dịch Vụ tại Công Ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Nam Đại Việt, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai”
NGUYỄN DUY LINH. June 2007. “Perfect Work Sets Cost, determine the
prices of Service Agreement at Company Limited Southern Vietnam, Bien Hoa
city, Đong Nai provine”
Khoá luận tìm hiểu thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Đại Việt
Từ kết quả nghiên cứu được, tiến hành đánh giá công tác tập hợp chi phí và tính
giá thành của công ty. Đồng thời đề xuất phương pháp giúp hoàn thiện công tác tập
hợp chi và phí tính giá thành của công ty.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix


Danh mục các hình

x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2
4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Nam Đại Việt:

4


2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển

4

2.1.2. Định hướng phát triển trong tương lai

5

2.2. Đặc điểm công tác tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh

6

2..2.1. Đặc điểm công tác tổ chức quản lý:

6

2.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh:

7

2.3. Tổ chức công tác kế toán ở công ty

8

2.3.1. Bộ máy kế toán

8

2.3.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty


9

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11
11

3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh
3.1.1. Khái niệm

11

3.1.2. Đặc điểm

11

3.1.3. Phân loại

11

3.2. Giá thành sản phẩm

12

3.2.1. Khái niệm

12

3.2.2. Đặc điểm


12
v


3.2.3. Phân loại giá thành sản phẩm:

12

3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

13

3.4. Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

13

3.4.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng

13

tính giá thành sản phẩm
3.4.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá

14

thành sản phẩm

27

3.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất


19

3.5.1. Kế toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng

19

3.5.2. Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất

20

3.6. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

21

3.6.1. Khái niệm sản phẩm dở dang

21

3.6.2. Kiểm kê

21

3.6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang

21
23

3.7. Tính giá thành sản phẩm
3.7.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm


23

3.7.2. Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm:

24

3.8. Phương pháp nghiên cứu

26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Mô tả đặc điểm công tác tập hợp chi phí tại công ty TNHH

27

Nam Đại Việt
4.1.1 Chế độ kế toán áp dụng

27

4.1.2. Công tác tập hợp chi phí theo quyết định 48

27

4.1.3. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế


27

tại công ty thực hiện
4.1.4. Vai trò thực tế của công tác tập hợp chi phí, xác

28

định giá thành của một hợp đồng dịch vụ tại công ty
4.2. Thực tế công tác hạch toán các chi phí trong quá trình kinh

31

doanh
4.2.1. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương
vi

31


4.2.2. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ

36

4.2.3. Khấu hao TSCĐ

37

4.2.4. Chi phí công tác, chi phí khác

40


4.2.5. Tập hợp chi phí, xác định giá thành hợp đồng

41

dịch vụ
4.2.6. Xác định giá vốn của hợp đồng dịch vụ

44
48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

48

5.1. Nhận xét
5.1.1. Công tác lập dự toán chi phí

48

5.1.2. Công tác tập hợp chi phí của kế toán

48

5.1.3. Công tác tập hợp chi phí, xác định giá thành hợp

49

đồng dịch vụ
50


5.2. Đề nghị
5.2.1. Tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán:

50

5.2.2. Phương pháp phân bổ các chi phí dùng chung cho

50

các hợp đồng
5.2.3. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương:

51

5.2.4. Hạch toán chi phí nhân viên đi công tác:

52

5.2.5. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ:

52

5.2.6. Chi phí CCDC

54

5.2.7. Chi phi khác

55


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CK

Cuối kỳ

ĐK


Đầu kỳ

PS

Phát sinh

CP

Chi phí

CPSXKD

Chi phí sản xuất kinh doanh

DD

Dở dang

HT

Hoàn thành

HTTĐ

Hoàn thành tương đương

NCTT

Nhân công trực tiếp


NVL

Nguyên vật liệu

SXC

Sản xuất chung

SL

Sản lượng

SP

Sản phẩm

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định

CCDC

Công cụ dụng cụ

SC


Sửa chữa

Z

Giá thành

Ztt

Giá thành thực tế

GTGT

Giá trị gia tăng

VAT

Thuế giá trị gia tăng

DN

Doanh nghiệp

NKC

Nhật ký chung

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 5.1. Khấu hao TSCĐ tháng 5 năm 2010

ix

53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

6

Hình 2.2. Sơ đồ minh họa quá trình kinh doanh

7

Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung

9

Hình 3.1. Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp

15

Hình 3.2. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

16


Hình 3.3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

17

Hình 3.4. Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí sản xuất

18

Hình 3.5. Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ

19
29-30

Hình 4.1. Bảng dự toán chi phí
Hình 4.2. Bảng Chấm Công

33

Hình 4.3. Bảng tính lương

34

Hình 4.4. Bảng thanh toán tiền lương

35

Hình 4.5. Bảng kê TSCĐ

38


Hình 4.6. Khấu hao TSCĐ

39

Hình 4.7. Hóa đơn chuyển phát nhanh

40

Hình 4.8. Hóa đơn dịch vụ truyền hình cáp

41

Hình 4.9. Hóa đơn phân tích mẫu cát

42

Hình 4.10. Hóa đơn phân tích mẫu đá

43
44-47

Hình 4.11. Sổ nhật ký chung

x


xi


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoà nhập cùng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, các doanh nghiệp cũng đã và đang nỗ lực để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của mình thông qua các chiến lược và kết quả sản xuất kinh doanh. Khi phân tích tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp sản xuất, thì chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Để có được những số
liệu trên chúng ta không thể không nhắc tới vai trò to lớn của hạch toán kế toán. Việc
tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá
thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm,
trong việc kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói
chung và ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất nói riêng. Thông qua số liệu do bộ phận
kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành cung cấp, nhà quản lý doanh nghiệp biết được
chi phí và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, của hoạt động
kinh doanh và các hoạt động khác trong doanh nghiệp.
Qua đó, nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, để từ đó có
đề ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị
doanh nghiệp.
Việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có
thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, tính chính xác của giá
thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất. Do vậy tổ
chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác định
đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành, xác định đúng lượng giá trị


các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách và
ngày càng phải hoàn thiện đổi mới công tác đó là rất cần thiết đối với doanh nghiệp.
Với mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí tính giá

thành sản phẩm, tôi chọn đề tài: công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Nam Đại Việt
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong suốt quá trình thực tập, tôi xác định mục tiêu của mình nhằm đạt được
trong khóa luận này là công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm trong
thực tế như thế nào?có khác với những kiến thức đã được học trên giảng đường, tham
khảo trong sách vở hay không? Từ đó cũng cố lại kiến thức của mình, rút ra ưu khuyết
điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành tại công ty TNHH Nam Đại
Việt dồng thời đưa ra kiến nghị giúp công ty hoàn thiện công tác kế toán của mình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
-Về không gian: Tại Công ty TNHH Nam Đại Việt
-Về thời gian:
-Nội dung:Tìm hiểu cách theo dõi số liệu, hạch toán các chi phí cấu thành nên
giá thành sản phẩm
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn bao gồm 5 chương như sau:
- Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi của vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về Công ty TNHH Nam Đại Việt xung quanh các yếu tố: lịch sử hình
thành và tiến trình phát triển, bộ máy tổ chức của Công ty và hình thức kế toán áp
dụng.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm cơ bản,cơ sở lý luận đáng tin cậy liên quan đến kế toán
tập hợp chi phí tính giá thành và phương pháp hạch toán
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
2


Trình bày công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm thực tế tại

Công ty TNHH Nam ĐạiViệt
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả phân tích đạt được, kết hợp kiến thức được trao dồi về kế toán đề
xuất các biện pháp nhằm khắc phục nhược điểm, phát huy thế mạnh

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Nam Đại Việt:
- Địa chỉ liên lạc: 15D4 đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, tp.Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Số điện thoại: 0618.820.589; Fax: 0618.820.599
- E-mail:



- Website:

www.namdaiviet.com.vn

- Người đại diện: Nguyễn Hải Hoàng – Giám đốc
- Tài khoản giao dịch: 002370406000225 tại Ngân hàng Sài Sòn Công thương
chi nhánh Đồng Nai.
- Mã số thuế: 360.105.1999
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển
Quyết định thành lập công ty:
Năm 2007, 2008 với việc chính phủ ban hành các quyết định phê duyệt cho

phép thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã tạo điều kiện cho ngành
Địa chất – Khoáng sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ , cụ thể:
Từ ngày 13/07/2007 đến ngày 01/11/2007 chính phủ ban hành 3 quyết định:
+Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg : Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025.
+ Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg : Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa
chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.


+ Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg : Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò,
khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025
Ngày 21/08/2008 chính phủ ban hành quyết định số 105/2008/QĐ-TTg : Phê
duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam
đến năm 2020
Nắm bắt được cơ hội, chủ doanh nghiệp đã cùng một số bạn bè có nhiều năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực địa chất và môi trường thành lập công ty chỉ chuyên cung
cấp dịch vụ tư vấn đầu tư khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường
Các giai đoạn phát triển lịch sử:
Công ty TNHH Nam Đại Việt thành lập tháng 9 năm 2008 với tồng vốn cổ
phần đầu tư ban đầu là 5.000.000.000đ, vốn kinh doanh là 2.000.000.000đ. Doanh thu
của công ty từ tháng 9 năm 2008 đến hết năm 2009 là 1.470.000.000đ lợi nhuận sau
thuế là 37.000.000đ
Đến nay, công ty đã trở thành 1 đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về lĩnh
vực tư vấn đầu tư khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường
Lĩnh vực hoạt động:
- Thăm dò khoáng sản, thiết kế công trình xây dựng mỏ khoáng sản.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư.
- Dich vụ tư vấn bảo vệ môi trường.
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro môi trường.
- Đánh giá địa chất thủy văn, nước ngầm, nước mặt.

- Đo đạc bản đồ.
2.1.2. Định hướng phát triển trong tương lai
Theo bộ phận quản lý tại công ty, năm 2010 công ty sẽ hoàn thiện chức năng và
nhiệm vụ của các phòng ban, hoàn thiện đội ngũ nhân viên có tay nghề và chuyên môn
cao, chuyên môn hóa các khâu trong quá trình kinh doanh giúp công ty trở thành một
đơn vị tư vấn chuyên nghiệp có uy tín lớn trong lĩnh vực địa chất và môi trường.
Ngoài ra, công ty còn mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động, cụ thể:
- Xử lý chất thải công nghiệp, cấp thoát nước.
5


- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
- Khai thác đá, sỏi, đất sét, kaolin, cát xây dựng.
- Khai thác nguyên liệu làm vật liệu xây dựng.
- Khoan giếng.
- Mua bán khoáng sản, vật liệu xây dựng, thiết bị ngành xây dựng và khai
khoáng
- Khai thác, mua bán khoáng sản – kim loại quý: kim cương, vàng, bạc, titan,
uranium,…
- Chế tác kim cương.
2.2. Đặc điểm công tác tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh
2..2.1. Đặc điểm công tác tổ chức quản lý:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÒNG ĐỊA


PHÒNG MÔI

PHÒNG KẾ

CHẤT

TRƯỜNG

TOÁN

Diễn giải
a) Hội đồng quản trị: ra quyết định về mở rộng đầu tư kinh doanh, quyết định
về sử dụng nguồn vốn kinh doanh, quyết định đầu tư mua sắm trang thiết bị, quyết
định các vấn đề về nhân sự…

6


b) Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh; quản lý nhân
viên; nhận các yêu cầu cung cấp dịch vụ; lập hợp đồng, đàm phán và kết hợp đồng; ký
các hóa đơn chứng từ…
c) Phòng địa chất: tổng hợp số liệu thăm dò địa chất, phân tích mẫu, tính toán
số liệu kỹ thuật, lập báo cáo thăm dò.
d) Phòng môi trường: Tổng hợp số liệu lập dự án đầu tư, lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường, lập phương án cải tạo phục hồi môi trường, in ấn, xuất bản tài
liệu.
e) Phòng kế toán:
Thu thập hóa đơn chứng từ thu chi, ghi chép sổ sách kế toán, lập bảng lương và
trả lương hàng tháng.

Tổ chức kiểm kê, quyết toán tài chính, vật tư theo đúng quy định nhà nước.
Thực hiện việc lập và gửi lên cấp trên đầy đủ và đúng thời hạn các báo cáo định
kỳ.
2.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh:
Hình 2.2 : Sơ đồ minh họa quá trình kinh doanh

HỢP
ĐỒNG

(1)

PHÒNG
ĐỊA
CHẤT

(2)

PHÒNG

(3)

HỘI

(4a)

KHÁC

MÔI

ĐỒNG


H

TRƯỜNG

THẨM

HÀNG

ĐỊNH

Diễn giải
Thông qua trang web của công ty, thông qua các đối tác đã từng ký kết hợp
đồng trước đây…Các khách hàng nào có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty sẽ gọi
điện thoại đến công ty hoặc gửi mail về hộp mail của công ty, Giám đốc nhận điện
7


thoại và thường xuyên kiểm tra mail để theo dõi các đơn đặt hàng mới, các đơn đặt
hàng bao gồm các nội dung thông tin của phía khách hàng: tên, địa chỉ,số điện thoại,
nội dung dịch vụ cần được cung cấp
Nhận được đơn đặt hàng phía công ty kiểm tra khả năng thực hiện đơn hàng của
mình, nếu có khã năng công ty tiến hành liên lạc và gửi bộ hồ sơ về thông tin của công
ty: giấy phép kinh doanh, hồ sơ năng lực… đến khách hàng để làm cơ sở cho khách
hàng đánh giá về khả năng của công ty và đưa ra quyết định có ký kết hợp đồng hay
không.
Khách hàng quyết định ký hợp đồng: 2 bên sẽ tiến hành lập hợp đồng, trao đổi,
bàn bạc các nội dung, các điều khoản ghi trong hợp đồng…
(1) Hợp đồng đã được ký kết được chuyển sang cho phòng địa chất tiến hành
công việc khảo sát, đo đạc, tính toán:

+ Lập đơn xin cấp phép khảo sát - tham dò gửi đến cơ quan chức năng có thẩm
quyền tại khu vực cần khảo sát – tham dò.
+ Đo đạc bản đồ, vẽ bản đồ, lấy mẫu khoáng sản, phân tích mẫu.
+ Tính toán các thông số kĩ thuật của mỏ khai thác.
+ Lập báo cáo kết quả khảo sát – tham dò.
+ Tính toán các chỉ tiêu kinh tế.
(2) Hoàn thành công việc khảo sát, đo đạc, tính toán các số liệu kĩ thuật phòng
địa chất chuyển toàn bộ số liệu qua phòng môi trường:
+ Lập dự án đầu tư.
+ Thiết kế cơ sở mỏ khai thác.
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư.
+ Lập phương án cải tạo phục hồi môi trường tại mỏ khai thác.
+ Hoàn thành dự án,chỉnh sửa, in ấn.
(3) Trình bày, báo cáo dự án đầu tư trước hội đồng thẩm định để xin cấp phép
đầu tư
(4a) Dự án được hội đồng thẩm định xét duyệt, cấp phép đầu tư sẽ được chuyển
toàn bộ cho khách hàng, kết thúc hợp đồng, thanh toán tiền
8


(4b) Dự án không được hội đồng thẩm định xét duyệt do sai xót về số liệu, sai
xót trong quá trình lập dự án đầu tư,… thì sai xót ở phần nào phòng ban chịu trách
nhiệm phần đó sẽ sửa chữa, điều chỉnh lại số liệu
2.3. Tổ chức công tác kế toán ở công ty
2.3.1. Bộ máy kế toán
Do quy mô công ty nhỏ, chi phí phát sinh không nhiều, công tác kế toán tương
đối không phức tạp nên công ty chỉ cần 1 kế toán
Công việc của kế toán: theo dõi thu chi hàng ngày, tập hợp hóa đơn chứng từ, ghi
chép sổ nhật ký, lập phiếu thu - phiếu chi, tập hợp chi phí tính gía thành, lập báo cáo xác định
kết quả kinh doanh, lập tờ khai thuế hàng tháng, lập báo cáo tài chính, theo dõi công nợ,…

2.3.2. Tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung
- Đặc điểm cơ bản của hình thức kế toán NKC: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ NKC, theo trình tự
thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên
sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Hình thức kế toán NKC gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ NKC, sổ nhật ký đặc
biệt, sổ cái, các sổ- thẻ kế toán chi tiết.

9


Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

SỔ CÁI

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối số

phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trình tự ghi sổ
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ ban đầu(phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT,
phiếu thu..) đã được kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh
vào sổ NKC, sau đó căn cứ trên số liệu đã ghi trên sổ NKC để ghi vào sổ cái theo các
tài khoản liên quan
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát
sinh Có và số dư của từng tài khoản đơn vị sử dụng trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ
Cái lập bảng cân đối số phát sinh . Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số
liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết thì các sổ Cái đươc dùng để lập
báo tài chính.
10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh
3.1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền cuả những hao phí về các nguồn nhân
lực,vật lực phát sinh trong một kỳ kế toán nhất định để sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Đặc điểm
Chi phí sản xuất mang tính khách quan và liên tục.
Chi phí sản xuất mang tính đa dạng và phong phú.
3.1.3. Phân loại
Nhằm phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được
giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẻ các loại chi phí sản xuất phát sinh đòi hỏi
phải nhận diện phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau:

a) Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố
Những chi phí liên quan trực tiếp tạo ra sản phẩm được phân loại thành yếu tố
chi phí gồm có:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương phải trả cho người lao động và các
khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tiền lương.
- Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng,
các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí bằng tiền khác…
b) Theo sự vận động của quá trình sản xuất


- Chi phí ban đầu: là chi phí đóng vai trò quan trọng nhất không thay thế được
như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
- Chi phí chuyển đổi: chi phí có thể chuyển đổi cho nhau như chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
c) Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động của chức năng
- Chi phí sản xuất: chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí bán hàng phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phục vụ cho quá trình quản lý điều hành doanh
nghiệp.
d) phân loại chi phí sản xuất theo sự biến động của chi phí
- Biến phí: như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
- Chi phí cố định (định phí) như chi phí sản xuất chung.
3.2. Giá thành sản phẩm
3.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất được tính vào khối lượng thành
phẩm (sản phẩm hoàn thành) sau khi đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm.

3.2.2. Đặc điểm
Là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng: có thể so sánh với giá thành của các đơn vị
cùng ngành để đánh giá trình độ quản lý và có biện pháp tiết kiệm chi phí trong việc
tính giá thành.
Giá thành sản phẩm vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
- Khách quan vì nó bao gồm các phí phát sinh khách quan.
- Chủ quan là do việc việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm
những chi phí nào còn tuỳ thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu
và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế-tài chính, chế độ kế toán
hiện hành.
3.2.3. Phân loại giá thành sản phẩm:
a) Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành.
12


Giá thành kế hoạch
Là biểu hiện bằng tiền của tổng số các chi phí cần thiết theo định mức và dự
toán để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm dịch vụ trong kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức
Được tính trên cơ sở định mức tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch
(thường ngày đầu tháng) nên nó luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định
mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Giá thành thực tế
Còn gọi là giá thành sản xuất, là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành
việc sản xuất sản phẩm và căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh gồm chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
b.Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính trên sản phẩm đã
hoàn thành

Giá thành tiêu thụ(Giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý DN tính cho sản phẩm đó
3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng
giống nhau về bản chất kinh tế vì điều là biểu hiện bằng tiền về hao phí lao động sống
và lao động vật hoá, nhưng có sự khác nhau về lượng xuất phát từ sự khác nhau giữa
chu kỳ sản xuất sản phẩm và kỳ báo cáo.
Giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSXKDDD đầu kỳ + CPSXKD phát sinh
trong kỳ – CPSXKDDD cuối kỳ – giá trị phế liệu thu hồi
3.4. Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
3.4.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại nội dung kinh tế. Yêu
cầu hạch toán đòi hỏi các chi phí phải được tập hợp theo đúng các yếu tố và khoản
13


mục đã quy định và theo một giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho công việc tính giá
thành sản phẩm.
Cơ sở để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là: đặc điểm tổ chức sản
xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Đặc điểm của công nghệ sản xuất sản
phẩm, trình độ của cán bộ hạch toán.
Từ những cơ sở nói trên đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là:
- Từng chi tiết, bộ phận của sản phẩm, từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay
từng đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng hay bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, toàn doanh nghiệp.
Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hay công việc lao vụ, dịch vụ đã
hoàn thành.
3.4.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
a) Phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán chí phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính,
chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm.
Đối với nguyên vật liệu chính thường phân bổ theo tiêu chuẩn chi phí định mức
của nguyên vật liệu chính hoặc theo khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra.
Công thức phân bổ như sau:
CPVL phân bổ cho
từng đối tượng

=

Tổng tiêu thức phân bổ
của từng đối tượng

Tỷ lệ
x

( hay hệ số )
phân bổ

Trong đó:
Tỷ lệ(hay hệ số)

=

Tổng CP vật liệu cần phân bổ

14



×