Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI tập QUẢN TRỊ tác NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.42 KB, 11 trang )

BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

Chủ đề: “Lựa chọn một sản phẩm dịch vụ tại công ty mà Anh (chị) đang công tác và
xây dựng các kế hoạch sau cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó”
1.Kế hoạch tổng hợp hay hoạch định tổng hợp để sản xuất hay tạo ra sản phẩm và
dịch vụ đó (dưới góc độ là nhà quản trị tác nghiệp hay hoạt động).
2. Xây dựng kế hoạch nguồn lực hay nguyên vật liệu để chuẩn bị sản xuất hay tạo ra
sản phẩm và dịch vụ trên.
3.

Lập kế hoạch điều độ để tiến hành sản xuất hay tạo ra sản phẩm trên.

Giới thiệu chung về Doanh nghiệp.
Công Ty

: TNHH Minh Hiếu Hưng Yên – Chi nhánh Hà Nam

Địa Chỉ Liên Lạc : KCN Đồng văn, Hà Nam, Việt Nam
Số Nhân Viên

:

Loại Công Ty

:

Ngành nghề chính:

300
Trách Nhiệm Hữu Hạn
Chế biến thức ăn gia súc



Công ty TNHH Minh Hiếu - Hưng Yên được thành lập năm 1999 theo giấy
chứng nhận kinh doanh số 072415 do sở Kế Hoạch Đầu Tư TP Hà Nội cấp. Minh Hiếu
là công ty hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy
cầm, thủy sản với dây truyền và công nghệ sản xuất hiện đại của Châu âu. Sau 10 năm
thành lập và phát triển Sản Phẩm của Minh Hiếu đã được bà con ở nhiều vùng miền
trên cả nước tin dùng và đánh giá cao, Sản Lượng trung Bình 100.000 tấn/ Năm, quy
mô lao động lên tới 300 người. Thị trường truyền thống của công ty là các tỉnh Hưng
Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng và một số thị
trường khác. Toàn bộ ản phẩm của công ty phục vụ thị trường nội địa. Lương hàng hóa


công ty cung cấp luôn không đủ so với nhu cầu thị trường ( phục vụ khoảng 30% thị
phần ) và nhu cầu phát triển chung.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường và năng lực của công ty, ban lãnh đạo công ty
quyết định phát triển thêm công suất sản xuất của nhà máy. Tuy nhiên do mặt bằng nhà
máy hạn chế nên việc phát triển thêm dây truyền là không thục hiện đường. Đứng trước
tình hình đó lãnh đạo công ty đã giao nhiệm vụ nghiên cứu thu thập số liệu, nhu cầu về
thị trường cũng như nguyên vật liệu cho sản phẩm. Sau khi nghiên cứu Ban lãnh đạo
công ty đi đến quyết định đầu tư nhà máy mới tại Hà Nam – năm 2010. Nhà máy này sẽ
phục vụ nhu cầu của thị trường tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa
và một số vùng lân cận. Ngoài ra nhà máy còn phải sản xuất theo đơn hàng của công ty
mẹ Tại Hưng Yên. Công suất thiết kế của nhà máy mới cho sản lượng thiết kế trung
bình là 100.000 tấn/ năm

1. Công tác lập kế hoạch tác nghiệp
Công ty áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 9001:2000, vì thế, công tác lập và
thực hiện kế hoạch tác nghiệp của Công ty khá chuẩn mực và nằm trong thể thống nhất
với các hoạt động quản lý khác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng của Công
ty.


1.1. Sơ đồ bộ máy lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất
Sơ đồ:

Chiến lược
Công ty

Phân tích thị trường

Phân khu thị trường ( Ưu tiên
cạnh tranh)


Hoạt động chiến lược

KH Ngắn hạn

Dự báo

Quản trị dự
trữ

Lập KH tổng
hợp

KH Nguyên Vật
liệu

Điều độ sản
xuất


1.2 Lập kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch tác nghiệp của Công ty được lập theo tháng, theo tuần và là tổng hợp của 2
nhóm đơn hàng:
- Đơn hàng cho các kế hoạch cung ứng sản phẩm nội bộ phù hợp với kế hoạch năm
do Công ty mẹ ( công ty Minh Hiếu – Hưng Yên ) giao.
- Các đơn hàng ngắn hạn theo yêu cầu của khách hàng thuộc hệ thống đại lý không
nằm trong kế hoạch cung ứng nội bộ.
1.2.1.

Đối với Đơn hàng cho các kế hoạch cung ứng sản phẩm nội bộ.

Hàng hóa cung cấp cho công ty mẹ chính là những sản phẩm thế mạnh của côgn
ty mẹ đã ký hợp đồng cung cấp trong thời gian dài, sản lượng cố định với đại lý cấp 1
tại các thị trường Hà Nam, Nam Định, Hà Tây nhằm giảm chi phí vận chuyển cho công
ty mẹ. Sản lượng cố định khoảng 6.000 tấn/ tháng
Tên sản
phẩm

Đv

Số

Ngày trả

lượng

hàng/

Yêu cầu/G.chú



tháng
Cám lợn
Thịt
Cám lợn
Sữa
Cám Vịt
Thịt
Cám Vịt Đẻ
trứng
Cám Gà
Thịt
Cám Gà Đẻ
trứng

Bao loại 2kg

100.00
0

10

Bao loại 25kg

50.000

15

Bao loại 25kg


2.500

20

Bao loại 25kg

2.500

20

Bao loại 25 kg

2.500

20

Bao loại 25 kg

1.000

20

Vận chuyển, giao hàng trực tiếp
đến đại lý trong vòng 5 ngày
Vận chuyển, giao hàng trực tiếp
đến đại lý trong vòng 5 ngày
Vận chuyển, giao hàng trực tiếp
đến đại lý trong vòng 5 ngày
Vận chuyển, giao hàng trực tiếp

đến đại lý trong vòng 5 ngày
Vận chuyển, giao hàng trực tiếp
đến đại lý trong vòng 5 ngày
Vận chuyển, giao hàng trực tiếp
đến đại lý trong vòng 5 ngày

Hai năm đầu Công ty Mẹ có một bản kế hoạch cung ứng sản phẩm nội bộ giao
cho Công ty con trong đó nêu rõ số lượng sản phẩm từng loại cần cung ứng trong năm
cho từng đối tượng. Công ty sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính với công ty con và giao
dịch với khách hàng cho đến khi các hợp đồng đã ký với các đối tác trong vùng phục vụ
hết hạn ( thời gian còn 14 tháng) sau đó công ty mẹ sẽ chuyển giao thị trường cho công
ty con tổ chức sản xuất và khai thác thị trường độc lập. Tuy nhiên trong trường hợp
công ty mẹ vẫn ký được hợp đồng trong khu vực hoặc công ty mẹ có rủi ro về công
nghệ sản xuất thì kế hoạch sẽ phải điều chỉnh để công ty con có thế thay công ty mẹ tiếp
quản nhiệm vụ sản xuất lượng hàng hóa con thiếu trên.
1.2.2.
nội bộ

Đối với đơn hàng ngắn hạn không nằm trong kế hoạch cung ứng


Với các đơn hàng không nằm trong kế hoạch cung ứng nội bộ, do tính chất của
các đơn hàng ngắn và khó có thể dự báo trước, do đó, kế hoạch tác nghiệp được lập dựa
trên: các hợp đồng đã ký với khách hàng; các hợp đồng dự tính ký được trong tháng do
Phòng Kinh doanh và Phòng kế hoạch đưa ra. Tuy nhiên do đặc thù công ty hoạt động
trong thị trường lớn, hiện tại lượng hàng hóa công ty cung cấp mới đáp ứng được 50%
nhu cầu của thị trường, mặt khác công ty con còn phải gánh một phần sảm lượng cho
công ty mẹ nên ban lãnh đạo công ty yêu cầu lập kế hoạch sản xuất phải đảm bảo công
suất họat động hiệu quả (effective capacity): công suất tối đa mà một quá trình đạt được
trong điều kiện bình thường dài hạn.

a. Kế hoạch tháng
Dựa trên những thông số về năng lực sản xuất và hợp đồng đã kí với công ty mẹ
cũng như hợp đồng đã ký với các đại lý và hợp đồng dự đoán sẽ ký với khách hàng, cán
bộ lập kế hoạch tổng thể sẽ thực hiện trong thời gian một tháng
Bảng 1: Tổng hợp đơn đặt hàng đã ký và dự đoán của khách hàng trong tháng (tháng 8)
Ngày
Tên sản phẩm

Đv

Số lượng

trả
hàng/

Khách hàng

tháng
Cám lợn Thịt

Bao loại 25 kg

100.000

15 KH là công ty mẹ

Cám lợn Sữa

Bao loại 25 kg


50.000

15 KH là công ty mẹ

Cám Vịt Thịt

Bao loại 25 kg

2.500

05 KH là công ty mẹ

Cám Vịt Đẻ trứng

Bao loại 25 kg

2.500

05 KH là công ty mẹ

Cám Gà Thịt

Bao loại 25 kg

2.500

20 KH là công ty mẹ

Cám Gà Đẻ trứng


Bao loại 25 kg

1.000

20 KH là công ty mẹ


Cám lợn Thịt

Baoloại 25 kg

20.000

05

Cám lợn Sữa

Bao loai 25 kg

5.000

15

Cám Vịt Thịt

Bao loai 25 kg

10.000

05


Cám Vịt Đẻ trứng

Bao loại 25 kg

10.000

10

Bao loại 10 kg

5000

10

Cám Gà Thịt

Bao loại 25 kg

10000

25

Cám Gà Đẻ trứng

Bao loại 25 kg

10000

25


Bao loại 10 kg

5000

25

Cám Vịt sữa
( vit con)

Cám Gà Sữa
( gà con)

KH là đại lý của
công ty con
KH là đại lý của
công ty con
KH là đại lý của
công ty con
KH là đại lý của
công ty con
KH là đại lý của
công ty con
KH là đại lý của
công ty con
KH là đại lý của
công ty con
KH là đại lý của
công ty con


Tổng sản lượng/tháng = 9.010 tấn

Bảng 2: Cơ cấu lao động và tình hình sử dụng lao động trực tiếp sx, kd, dv của Công
ty
Lao động trực tiếp sx, kd, dv

2010

2011


Số lượng

Số lượng

(người)

(người)

Lao động trực tiếp sx, kd, dv

210

280

18

30

130


150

80

100

Trong đó:
- HĐLĐ không xác định thời hạn
- HĐLĐ có thời hạn xác định
- HĐLĐ khoán mùa vụ

Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
- Dựa vào các thông số theo 2 bảng trên do phòng kế hoạch tổng kết ta có thể
thống kê được đơn vị sản xuất trong tháng và của từng dây truyền, ngày phải hoàn
thành sản phẩm. Nhờ vào các thông số này ta có sự tính toán về lao động và sự thay đổi
lao động trong tháng sao cho phù hợp với số lượng sản phẩm cần sản xuất nhằm giảm
thiểu tối đa chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao nhất, lượng hàng phải tồn kho ít nhất.
- Xác định giá bình quân: dựa trên mức giá trung bình đã được áp dụng từ trước
và có tính đến sự thay đổi của nguyên liệu đầu vào cũng như xem xét đến yêu cầu chính
trị của nhà nước (kích thích sản xuất, hỗ trợ giá...). Tuỳ theo từng đơn vị sản xuất và
loại hàng sản xuất mà có mức giá khác nhau.
- Tổng sản lượng được tính dựa trên năng suất của từng phân xưởng tính cho cả
năm. Số liệu sẽ được phân xưởng cung cấp cho phòng kế hoạch theo từng tháng. Căn cứ
vào đó, cán bộ kế hoạch sẽ chia nhỏ sản lượng cần sản xuất trong cả năm của cả công ty
theo từng tháng, từng ca cho phù hợp với năng suất của từng phân xưởng.
- DT = SL * Giá BQ
- Mức KH tháng =

DT/SLĐ*SNC



- Trong đó số lao động (SLĐ) được lấy từ bảng 3 , số ngày công (SNC) tháng là
30 ngày.
- Mỗi công nhân phải đạt được mức kế hoạch này mới đảm bảo mục tiêu sản xuất
trong tháng.
- Thu nhập bình quân sẽ được tính dựa trên doanh thu, chi phí sản xuất và số
lượng lao động, được tổng hợp từ phòng tổ chức.
2.1.

Kế hoạch tuần
Chia nhỏ kế hoạch tháng là chia nhỏ những con số phản ánh chỉ tiêu hoàn thành

kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng của Công ty cho từng bộ phận sản xuất, kinh doanh
theo thời gian tuần. Ví dụ như:
Kế hoạch sản xuất tháng 8/2011: tổng sản lngj7560 tấn ta co thể chia theo bảng
sau

Bảng 3: Kế sản xuất tháng 8/2011

Bộ phận

Cám Lợn

Cám Gà

Cám Vịt

Tổng


( 1000 tấn)

( 1000 tấn)

( 1000 tấn)

( 1000 tấn)

Tuần 1

1800

500

2300

Tuần 2

905

1400

2305

Tuần 3

500

1800


2300

Tuần 4

1170

805

130

2305

Tổng

4375

4005

630

9010


Các kế hoạch khác như kế hoạch chi phí, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, kế
hoạch sử dụng lao động, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị, đều được chia nhỏ theo
từng tuần như trên. Ta cũng tính toán được các chỉ tiêu theo tuần: kế hoạch tuần, số
lượng lao động theo tuần, sản lượng tuần....
2. Xây dựng kế hoạch nguồn nguyên vật liệu để chuẩn bị sản xuất ra sản
phẩm.
Do đặc điểm nguyên vật liệu sản xuất thúc ăn gia súc là kết hợp giữ sản phẩm

nông ngiệp, sản phẩn phế phẩm công nghiệp chế biến thực phẩm, các loại sảm phẩm
khoáng chất. Vì vậy công ty chia ra làm 2 nguồn thu mua chính. Đối với hàng hóa
nguyên liệu trong nước nhà máy thu mua theo mùa vụ, nguyên vật liệu được thu gom và
dự trữ trong thời hạn tối đa 3 tháng đến 6 tháng. Đối với hàng hóa nhập khẩu như bột
đậu tương từ Indonesia, tỏi từ Trung Quốc Công ty ký hợp đồng nhập khẩu theo kế
hoạch nhưng luôn tính phương án dự trữ tối thiểu 2 tháng.
Lịch sản xuất trong tuần được lập cho từng đơn hàng từng, xưởng sản xuất theo
sự sắp xếp của Phòng Kế hoạch. Đồng thời với việc lên lịch sản xuất, Phòng Kế hoạch
kiểm tra tình trạng tồn kho nguyên vật liệu, phân tích nhu cầu nguyên vật liệu cần có
của các đơn hàng và yêu cầu Phòng Kinh doanh xem xét, mua hàng đưa vào kho trước
các thời hạn quy định để đảm bảo cung cấp kịp thời cho các tổ sản xuất. Thứ tự thực
hiện các đơn hàng được Phòng Kế hoạch sắp xếp dựa trên độ gấp của đơn hàng kết hợp
với các đặc điểm của đơn hàng đó,
Trong một số trường hợp, khi đơn hàng cần các nguyên vật liệu đặc dụng mà
Công ty không sẵn có và không thể mua được nhanh chóng, phải chờ nhập khẩu hoặc
cung ứng… thì Phòng Kế hoạch sẽ điều chỉnh lại lịch sản xuất đơn hàng đó cho phù
hợp với khả năng đáp ứng nguyên vật liệu của thị trường.


Công tác lập kế hoạch tác nghiệp về mua sắm nguyên vật liệu được phòng Kinh
doanh tiến hành vào đầu tháng trên cơ sở phiếu sản xuất của phòng Kế hoạch gửi sang.
Phòng Kinh doanh mua theo kế hoạch dự kiến.

Lập kế hoạch điều độ để tiến hành sản xuất hay tạo ra sản phẩm trên
Sau khi tính toán khả năng đáp ứng nhu cầu về chủng loại sản phẩm theo thời
gian và căn cứ vào thời gian giao hàng để tính lùi thời điểm bắt đầu sản xuất.
Các đơn vị sản xuất phải báo cáo hàng ngày về tiến độ thực hiện để cán bộ kế
hoạch xác định tốc độ sản xuất, đã thực hiện được đến đâu đơn hàng để đốc thúc hoặc
bố trí sản xuất thêm cho các phân xưởng khác, tăng ca để đảm bảo giao hàng cho khách
hàng đúng thời gian.

Thời gian hoàn thành sản xuất một loai sản phẩm phải trước thời điểm giao hàng
3 ngày, để có thời gian kiểm tra sản phẩm và nhập kho.
Số ngày sản xuất 1 mã hàng =

SLMH
SLĐLĐ * NSLĐ

Ngày bắt đầu sản xuất = Ngày giao hàng - 3 ngày - số ngày sản xuất
Việc xác định ngày bắt đầu này chỉ mang tính tương đối, trong trường hợp mà
ngày bắt đầu sản xuất chưa tới, nhưng do dây chuyền đã trống chỗ (các sản phẩm được
sản xuất nhanh hơn so với kế hoạch) thì có thể tiến hành sản xuất luôn nếu như nguyên
phụ liệu đã có trong kho.
* Phát lệnh sản xuất:
Sau khi có bảng tiến độ sản xuất, lệnh sản xuất theo từng mặt hàng được lập, đưa
xuống phân xưởng sản xuất. Các lệnh sản xuất sẽ được lập trước thời điểm sản xuất 3


đế 4 ngày, để có thời gian các phân xưởng lấy nguyên phụ liệu từ kho cho việc tiến
hành sản xuất.

Kết luận
Trong nền kinh tế hiện đại, vấn đề “phát triển bền vững” là vấn đề được đặt ra đối
với mọi tổ chức từ quốc gia cho đến từng doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển bền
vững trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược đúng đắn, kế
hoạch kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, có chiến lược và kế hoạch tốt chưa đủ để khẳng
định doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững, mà còn cần phải có những kế hoạch nhỏ biến
những mục tiêu lớn trở thành hiện thực, đó là kế hoạch tác nghiệp của doanh nghiệp.
Do vậy, kế hoạch tác nghiệp đòi hỏi phải chính xác sát thực và phải được thực hiện một
cách nghiêm túc có hiệu quả mới đảm bảo có thể phát triển bền vững được.




×