Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chọn một doanh nghiệp, phân tích SWOT và một thành phần trong marketing hỗn hợp của doanh nghiệp này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.84 KB, 11 trang )

Đề bài: Chọn một Doanh nghiệp, phân tích SWOT và một thành phần
trong Marketing hỗn hợp của Doanh nghiệp này.

I/ Giới thiệu về doanh nghiệp
1) Quá trình hình thành và phát triển
2) Chức năng, nhiệm vụ
3) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
4) Sản phẩm chủ yếu
II/ Phân tích SWOT
1) Những thuận lợi
2) Những khó khăn của Công ty
3) Những yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất của Công ty
3.1) Nhu cầu khách hàng
3.2) Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương
4) Đối thủ cạnh tranh
4.1) Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
4.2) Yêú tố khác...
5) Cơ hội và thách thức.
III/ Đề xuất Chiến lược Marketing của Công ty
1) Marketing - mix
Thị trường mục tiêu

1


+ Sản phẩm
+ Giá
+ Phân phối
+ Xúc tiến các hoạt động
2) Phân tích thành phần Sản phẩm( Trong Marketing hỗn hợp của doanh nghiệp)
- Sản phẩm khác nhau


- Chất lượng
- Thiết kế
- Thương hiệu
- Các nhân tố ảnh hưởng
- Dịch vụ....
- Giấy bảo hành
- Hàng hoá gửi trả lại.

I/ Giới thiệu về doanh nghiệp:
1) Quá trình hình thành và phát triển:
Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH Liên Hiệp.
Địa chỉ: Huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Là một doanh nghiệp nhỏ của
tỉnh Hà Giang, được thành lập từ sau tái lập tỉnh Hà Giang( Năm 1992 ) tiền
thân là Hợp tác xã sản xuất vật liệu xây dựng Hạ Long, năm 2006 phát triển
thành Công ty và đổi tên là Công ty TNHH Liên Hiệp. Nằm cách Tỉnh lỵ 100
Km về phía Bắc và là địa bàn trung tâm của 4 huyện vùng cao núi đá thuộc
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Được hình thành từ Hợp
tác xã sản xuất vật liệu xây dựng cho đồng bào vùng cao với những sản phẩm

2


truyền thống và công cụ thô sơ với 40-50 lao động, sau nhiều năm nghiên cứu
thị trường và trên cơ sở kinh nghiệm thực tế, năm 2006 Công ty thành lập hoạt
động tương đối hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất gạch, ngói nung( Lò nung Tuy
nel) cung cấp cho thị trường các huyện vùng cao đến nay quy mô Công ty có
300 lao động với 2 phân xưởng sản xuất. Tổng doanh thu hàng năm trên dưới 10
tỷ đồng.
2) Chức năng, nhiệm vụ:
Là doanh nghiệp sản xuất các loại vật liệu xây dựng thay thế các loại vật liệu

xây dựng truyền thống của địa phương, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng các
công trình công cộng và nhu cầu xây dựng nhà ở cho bà con các dân tộc vùng
cao của tỉnh - Trong đó chú trọng các huyện liền kề: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên
Minh, Quản Bạ.
3) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty:

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
hành
chính ,
tổ chức

Phòng
Market
ing –
Khách
hàng

Phòng
Kế
hoạchTài vụ

Phòng
kinh
doanh

Bộ

phận
quản lý
chất
lượng

Sản
xuất

4) Sản phẩm chủ yếu:
+ Gạch đặc 60( ký hiệu Đ 60) kích thước sản phẩm (220x105x60)mm,

3


+ Gạch rỗng 60( ký hiệu R 60) kích thước sản phẩm (220x105x60)mm,
+ Gạch đặc 55(ký hiệu Đ 55) kích thước sản phẩm (190x190x55)mm,
+ Gạch rỗng 55(ký hiệu R 55) kích thước sản phẩm (190x190x55)mm,
+ Ngói Lợp (Ký hiệu L 22) kích thước sản phẩm (340x200x13)mm.
+ Ngói nóc (Ký hiệu N3) kích thước sản phẩm (340x170x15)mm.
Sản phẩm được sản xuất Theo tiêu chuẩn: TCVN 1451, TCVN 1452 và đăng
ký chất lượng tại Chi cục đo lường chất lượng tỉnh Hà Giang.
Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất một số sản phẩm khác như: Ngói prô xi
măng, gạch xi măng...
II/ Phân tích SWOT của Công ty:
1) Những thuận lợi:
- Công ty được hình thành và phát triển từ Hợp tác xã sản xuất vật liệu xây
dựng truyền thống nên có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất sản phẩm từ đất
nung. Công ty có đội nghũ Cán bộ quản lý sản xuất và đội nghũ Công nhân kỹ
thuật tuy chưa được đào tạo bài bản nhưng nhiều kinh nghiệm thực tế nên chất
lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.

- Công ty có khách hàng tuyền thống trung thành với sản phẩm của Công ty
trong nhiều năm.
- Có khả năng thu hút lao động địa phương, giá nhân công rẻ, nguồn nguyên
liệu chính( Đất sét, than, củi..) khai thác tại chỗ, giá thành sản suất chỉ ngang với
sản phẩm cùng loại sản xuất ở một số cơ sở vùng thấp.
2) Những khó khăn, hạn chế của Công ty:
- Chưa hiểu biết và chưa chú trọng đến chất lượng hoạt động Marketing.
Trong hoạt động của Doanh nghiệp chỉ quan tâm đến khâu sản xuất và tạo sản
phẩm cho khách hàng cũ(truyền thống) mà chưa quan tâm đến khách hàng mới.

4


- Do ảnh hưởng của vùng Kinh tế - xã hội khó khăn, người dân được hưởng
nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước nên Công ty ít lập ra những chính sách,
những kế hoạch Marketing dài hạn, kể cả ngắn hạn cũng chưa có kế hoạch hoàn
chỉnh.
- Chưa quan tâm nghiên cứu thị trường( Còn trông chờ nhiều vào định hướng
phát triển của Tỉnh) cho nên thị trường mục tiêu có thời điểm bị gián đoạn và
thu hẹp( Chẳng hạn khi Nhà nước thắt chặt đầu tư công).
- Khó khăn về vốn - nhất là kinh phí đầu tư cho hoạt động Marketing đòi hỏi
khá lớn nhưng chưa được Công ty quan tâm. Công ty do khó kăn về vốn, ít nhân
viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch Marketing và làm Marketing,
thực tế chỉ bố trí một số kinh phí để quảng cáo sản phẩm của mình là chính,
chưa chú trọng đầu tư tạo dựng và định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
- Công nghệ lạc hậu, ít được đầu tư mới hoặc cải tiến.
3) Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất của Công ty
3.1) Nhu cầu khách hàng:
- Trong những năm gần đây, chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh phát triển
kinh tế xã hội miền núi, nhiều chương trình, dự án triển khai đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng như: Hệ thống cấp điện, đường giao thông, trường học, trạm Y
tế ...Ngày nay Chương trìng xây dựng nông thôn mới đã làm tăng đáng kể nhu
cầu sử dụng vật liệu xây dựng.
- Các chương trình của Nhà nước hỗ trợ người nghèo vùng cao xoá đói giảm
nghèo như: Chương trình xoá nhà tạm, mô hình “Con bò- Bể nước- mái nhà”cho
hộ nông dân vùng cao, chương trình 30a...đã hình thành nhu cầu sử dụng vật
liệu xây dựng trong nhân dân ngày một tăng.
3.2) Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương:

5


- Kinh tế địa phương đã có nhiều khởi sắc, Chương trình xoá đói giảm
nghèo cho đồng bào vùng cao đã giúp người dân có điều kiện đầu tư cải thiện
nhà ở và các công trình phụ trợ phục vụ nhu cầu đời sống. Tuy nhiên, kinh tế xã hội phát triển cũng đòi hỏi Công ty phải có chiến lược sản phẩm mới để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng.
4) Đối thủ cạnh tranh:
4.1) Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
a) Đối thủ cạnh tranh 1: Công ty Miền Tây – Hà Giang, là một doanh nghiệp
có chức năng, nhiệm vụ tương tự Công ty Liên Hiệp nhựng đóng chân tại khu
vực phía Nam của Tỉnh.
+ Điểm mạnh của Miền Tây so với Liên hiệp là:
- Hoạt động ở vùng kinh tế - xã hội thuận lợi hơn, giá thành sản phẩm thấp
hơn, chất lượng sản phẩm thì tương đương với sản phẩm của Liên hiệp.
- Có kinh nghiệm hơn trong hoạt động Marketing.
+ Điểm yếu so với Liên Hiệp:
- Không am hiểu thị trường vùng cao. Khách hàng chưa quen sử dụng sản
phẩm của Công ty Miền Tây.
- Cự ly vẩn chuyển xa( Bình quân 150 Km) , giao thông đi lại từ vùng thấp
lên vùng cao khó khăn.

- Chi phí vận chuyển lớn, làm phát sinh tăng giá thành sản phẩm( Theo tính
toán giá sản phẩm của Công ty Miền Tây nếu bán tại các huyện vùng cao sẽ tăng
từ 5-10% giá sản phẩm cùng loại của Công ty Liên hiệp.
b) Xí nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng(VLXD) Phương Phú huyện Yên
Minh – Hà Giang. Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất VLXD không nung là chính,
ngoài ra xí nghiệp sản xuất bếp đun cải tiến và đại lý bán vật liệu khác như Xi
măng, sắt thép.

6


+ Điểm mạnh: Gạch không nung giá thành rẻ, quy trình sản xuất đơn giản,
phù hợp với túi tiền người nghèo. Hoạt động không gây ô nhiễm môi trường.
+ Điểm yếu: Sản phẩm mác thấp, khả năng chịu lực kém, chỉ đáp ứng cho
thị trường vùng sâu, xa, công trình quy mô nhỏ và thiết kế đơn giản.
4.2) Yêú tố khác...
Ngoài những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Liên Hiệp còn phải đối mặt với
một số tổ chức tư thương buôn bán sản phẩm từ khu vực biên giới Trung Quốc
có thể thay thế sản phẩm của Công ty.
5) Cơ hội và thách thức:
a) Cơ hội:
- Công ty có Thị trường tuy không lớn nhưng ổn định và trung thành.
- Công ty có đối thủ song đến thời điểm hiện tại không có khả năng cạnh
tranh được sản phẩm của Công ty tại thị trường 4 huyện vùng cao.
- Nếu Liên Hiệp có Chiến lược Marketing tốt sẽ có cơ hội mở rộng thị
trường ra các địa bàn lân cận( Thậm chí ra vùng ven nước bạn Trung Quốc).
b) Thách thức:
- Công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm có nguy cơ giảm.
- Việc tác động xấu đến môi trường, nếu không kịp thời có giải pháp khắc
phục thi trong tương lai gần hoạt động sản xuất của Công ty sẽ bị thu hẹp

nhường chỗ cho những sản phẩm VLXD không nung.
- Nếu không quan tâm đầu tư cho Chiến lược Marketing, thay đổi mẫu mã,
nâng cao chất lượng sản phẩm...nguy cơ sẽ bị thu hẹp thị trương.
III/ Đề xuất Chiến lược Marketing của Công ty.
* Thị trường mục tiêu: Do vị trí địa lý và quá trình hình thành, phát triển nên
Công ty có phạm vi ảnh hưởng khá rộng bao gồm: Các huyện vùng cao phía bắc

7


của Tỉnh, các vùng lân cận như huyện Bắc Mê( Hà Giang), Bảo Lâm, Bảo
Lạc( Cao Bằng) và một số xã thuộc Hương Giàng Vản ( Trung Quốc)...Song quá
trình nghiên cứu thị trường cho thấy thị trường Công ty hoàn toàn chiến thắng
đối thủ cạnh tranh và hoạt động có hiệu qủa( Thị trường mục tiêu) là 4 huyện
vùng cao núi đá phía Bắc của Tỉnh( Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc).
1) Công ty cần xây dựng Chiến lược Marketing hỗn hợp( Marketing– mix.).
- Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ tiếp thị được Công ty sử dụng để
đạt hiệu quả tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Bao gồm những thành phần chính
sau:
* Product (Sản phẩm): Là những sản phẩm chủ yếu Công ty sản xuất đáp
ứng thị trường Vật liệu xây dựng( Gạch, ngói nung).
* Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng chấp nhận bỏ ra để đổi lấy sản
phẩm của Công ty. Việc định giá sản phẩm trong điệu kiện cụ thể của Công ty là
hết sức quan trọng. Nếu đặt giá quá thấp, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và nếu đặt
giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang mua của Công ty Miền Tây và các
Đại lý khác.
* Place (Phân phối): Các địa điểm bán hàng gồm: Hệ thống cửa hàng bán
hàng của Công ty, các cửa hàng ảo trên Internet(nếu có) .. đảm bảo cung cấp sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
* Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng

là tất cả các hoạt động giúp khách hàng nhận biết về sản phẩm của Công ty, hài
lòng về chúng và quyết định sẽ mua sản phẩm của Công ty. Những hoạt động
này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng
cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí địa phương, các bảng thông báo,
pano, tài trợ cho các chương trình khuyến mại cho khách hàng thân thiết, bán
hàng qua điện thoại, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng.

8


- Trong quá trình thực hiện, để chiến lược Marketing có hiệu quả Công ty
phải sử dụng kết hợp 4 thành phần trên(Marketing hỗn hợp).
2) Phân tích thành phần Product (Sản phẩm) của Công ty:
- Sản phẩm khác nhau(Chủng loại, danh mục):
Tiếp tục duy trì sản phẩm Công ty hiện đang sản xuất.
+ Gạch đặc 60( ký hiệu Đ 60) kích thước sản phẩm (220x105x60)mm,
+ Gạch rỗng 60( ký hiệu R 60) kích thước sản phẩm (220x105x60)mm,
+ Gạch đặc 55(ký hiệu Đ 55) kích thước sản phẩm (190x190x55)mm,
+ Gạch rỗng 55(ký hiệu R 55) kích thước sản phẩm (190x190x55)mm,
+ Ngói Lợp (Ký hiệu L 22) kích thước sản phẩm (340x200x13)mm.
+ Ngói nóc (Ký hiệu N3) kích thước sản phẩm (340x170x15)mm.
      - Chất lượng :
Sản phẩm được sản xuất Theo tiêu chuẩn: TCVN 1451, TCVN 1452 và đăng
ký chất lượng tại Chi cục đo lường chất lượng tỉnh Hà Giang.
- Thiết kế và Marketing sản phẩm mới:
Căn cứ kết quả nghiên cứu thị trường quý IV/2011, đề xuất sản phẩm mới
Công ty cần đầu tư sản xuất là: Gạch nem, gạch chống nóng và gạch trang trí.
Các sản phẩm trên nếu được đưa ra thị trường sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng,
có khả năng cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại đang có trên thị
trường 4 huyện. Tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn: TCVN 1451, TCVN

1452 . Chu kỳ sống của sản phẩm từ 5-10 năm.
Công ty phải xây dựng chiến lược Marketing– mix cho 3 loại sản phẩm
mới này.

9


- Thương hiệu, nhãn hiệu: Hiện tại Công ty đang sử dụng nhãn hiệu sản
phẩm trùng với tên Doanh nghiệp( Chưa có thương hiệu). Cùng với việc thiết kế
phát triển sản phẩm mới nêu trên, Công ty cần đầu tư xây dựng thương hiệu cho
gạch, ngói nung Yên Minh, đồng thời đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao
chất lượng sản phẩm.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm: Công nghệ cần được đầu tư nâng
cấp, đầu tư dây truyền sản xuất sản phẩm mới: Chú trọng đào tạo đội nghũ cán
bộ quản lý và đội nghũ công nhân kỹ thuật.
- Bao gói và Dịch vụ cho khách hàng:
Công ty thiết kế bao bì bền, gon nhẹ cho những sản phẩm nhỏ, dễ vỡ(Sản
phẩm mới). Sản phẩm đang có cần phân lô, phân loại, buộc theo số lương nhỏ
sản phẩm để dễ kiểm tra, dễ vận chuyển...
- Giấy bảo hành:
Các sản phẩm do Công ty sản xuất và tiêu thụ trên thị trường phải có cam
kết chất lượng, sản phẩm bán ra phải có bảo hành, mọi thắc mắc về chất lượng
của khách hàng phải được giải quyết kịp thời.
- Hàng hoá gửi trả lại:
Công ty sắn sàng nhận lại hàng của khách hàng trả lại trong trường hợp :
Khách hàng sử dụng không hết số sản phẩm mua tại Công ty(do tính toán không
chính xác): có thể đổi lấy sản phẩm khác của Công ty...
Tóm lại: Chiến lược Marketing sản phẩm cuối cùng phải thực sự là một
giải pháp cho khách hàng, có nghĩa là sản phẩm của công ty phải đáp ứng được
nhu cầu về VLXD phù hợp với đặc điểm thực tế điều kiện kinh tế - xã hội 4

huyện vùng cao của Tỉnh.
--------------------------------------------

10


11



×