Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu và phân tích thị trường giáo dục trường mầm non tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.65 KB, 27 trang )

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC TRƯỜNG
MẦM NON TẠI HÀ NỘI
Trong những ngày đầu tháng 7/2011 vừa qua, dư luận rất bức xúc khi nhìn
thấy cảnh phụ huynh chen chân nhau, xếp hàng từ nửa đêm hôm trước để xin
cho con vào học mầm non.Bậc mầm non không đủ cơ sở vật chất để phục vụ
trẻ, phụ huynh mang con tới, nhà trường đành phải từ chối. Vấn đề này cũng
đã làm nóng không khí nghị trường kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội đặc biệt
là vào phiên chất vấn sáng 14/7/2011 vừa qua.Giáo dục mầm non đang là vấn
đề quan trọng được rất nhiều người quan tâm.Với mong muốn giảm bớt phần
nào tình trạng khó khăn của vấn đề này, nhóm chúng tôi đã quyết định tiến
hành nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược hoạt động để thành lập
chuỗi trường mầm non trên toàn quốc và bước đầu thí điểm tại TP. Hà Nội.
I. Chiến lược của công ty:
- Slogan: Cô là Mẹ, Trường là Nhà
- Mục tiêu: Trở thành chuỗi trường mầm non tư nhân có thương hiệu và tốt
nhất cho các gia đình trung lưu tại Việt nam.
- Định vị : Kiến thức giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc gia nhưng có thêm các dịch
vụ gia tăng, thiết lập một môi trường tốt cho trẻ có khả năng tương tác, trải
nghiệm và tích cực khám phá.
II. Nghiên cứu và phân tích thị trường:
1. Thực trạng trường mầm non tại Hà nội


Toàn thành phố Hà Nội hiện đang có 837 trường mầm non, trong đó có 683
trường mầm non công lập và số trẻ được học trường mầm non công lập chiếm
tới 85,5%.
Thực tế việc bố trí các trường mầm non công lập hiện nay chưa đủ theo yêu
cầu, trong khi dân số cơ học tăng quá nhanh, có nơi dân số tăng gấp 2 lần dẫn
đến quá tải về chỗ học mầm non. “Quy định mỗi xã phường, thị trấn, khu đô
thị có từ 8.000-10.000 dân phải có ít nhất một trường mầm non, một trường
tiểu học và một trường THCS công lập, nhưng hiện tại một số khu vực có mật


độ dân số đông vượt quá 10.000 dân cần phải bố trí xây dựng thêm trường
học công lập nhưng chưa thực hiện được”
Cũng vì tăng dân số cơ học, bình quân số trẻ/nhóm lớp mầm non tại một số
khu vực hiện đang quá cao, như tại Q.Ba Đình bình quân 50,30 trẻ/nhóm lớp,
thậm chí tại Trường mầm non Họa Mi lên tới 62,67 trẻ/nhóm lớp. Tương tự,
tại một số trường mầm non như Đống Đa có tới 58,06 trẻ/nhóm lớp.Theo
chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo thì số lượng các cháu ở mỗi mỗi lớp mầm
non chỉ tối đa là 35 cháu/ lớp. Nhiều trường chuẩn chỉ mới dán thông báo
ngày này giờ kia bán hồ sơ tuyển các cháu mầm non thì đêm đó sân trường đã
chật kín chỗ ngồi của phụ huynh học sinh. Vì tương lai tươi sáng của con em,
những người làm cha mẹ không muốn cho con mình thất học nên phải thức
trắng đêm để ngày mai có thể mua cho con một bộ hồ sơ vào trường chuẩn
mà cha mẹ bấy lâu nay mơ ước. Một thực tế thật đáng buồn khi con em chúng
ta mới bước vào tuổi mầm non mà cha mẹ đã phải cực thân đến vậy.Câu hỏi
đặt ra là “có phải cung không đủ cầu”. Khi các trường mầm non công quá tải
dẫn đến hiện tượng các trường mầm non tư thục không có giấy phép mọc lên
như nấm và hậu quả là các trường này dạy trẻ thì ít mà hành hạ các em thì
nhiều. Ngoài ra, một số các gia đình khá giả hay vì hoàn cảnh không có người
đưa đón con nhỏ nên để trẻ ở nhà tự chăm só dạy dỗ nhưng các em bé ở nhà
thì không được xét vào học lớp 1 vì chưa qua lớp chồi, lớp lá nên họ buộc


phải gửi con vào các trường mầm non dẫn dến tình trạng quá tải cho các
trường mầm non.
2. Dân số và tỉ lệ sinh và xu hướng tăng dân số tại Việt nam
Theo báo cáo tình hình dân số Thế giới 2010 của Liên hiệp quốc hiện nay dân
số Việt nam là 89 triệu người và sẽ lên đến 117 triệu người vào năm 2050.Việt
nam hiện đang đứng thứ 14 của các nước đông dân nhất trên thế giới. Cuộc
Tổng điều tra dân số và nhà ở gần nhất của Việt Nam là vào năm 2009 và
được Tổng cục Thống kê công bố chính thức ngày 21 tháng 7 năm nay cho

thấy bình quân mỗi năm dân số Việt Nam tăng 952.000 người.
Mặc dù dân thành thị hiện chiếm 30% tổng dân số ở Việt Nam nhưng lại đang
tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,4%/năm. Khu vực miền Đông Nam Bộ là
nơi có mức đô thị hóa cao nhất. Nguyên nhân chính là do thị trường lao động
mở rộng.
Mật độ dân số ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, có sự phân bố rất chênh
lệch và mức gia tăng không đồng đều. Cụ thể khu vực đồng bằng sông Hồng
ở miền Bắc đông nhất trên cả nước (25 triệu người) trong khi vùng Tây
nguyên chỉ hơn 5 triệu người. Một số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa... tỉ lệ
tăng dân số không đáng kể vì số người di cư vào các tỉnh thành phía Nam
(chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) để làm ăn sinh sống. Ước tính trong
năm năm 2004-2009 có tới 9,1 triệu người di cư.
Mặc dù tỉ lệ sinh đã giảm nhưng cho đến nay Việt nam vẫn là một quốc gia
đất chật người đông, có qui mô dân số rất lớn và mật độ dân số rất cao và việc
di cư từ nông thôn ra thành thị lại càng đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nhưng
lại gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội , nhà ở, môi
trường.. ở các đô thị lớn. Theo thống kê thì khu vực đông dân cư thứ 2 của
nước là Hà nội với 6,5 triệu người.


Theo báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, từ đầu năm đến ngày
31/5/2011, toàn thành phố có 41.815 trẻ em ra đời, tăng 2.216 trẻ so với cùng
kỳ, trong đó 3.022 trẻ là con thứ ba trở lên, tăng 50 trẻ so với cùng kỳ năm
2010.Ước tính 6 tháng đầu năm, số sinh trên toàn Thành phố sẽ là 49.830 trẻ,
trong đó có 3.660 trẻ là con thứ ba trở lên.
Hiện nay, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thay đổi với biên độ lớn giữa từng
nhóm tuổi và giới tính đang có những tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế
- xã hội, nhất là sự nghiệp giáo dục, y tế. Tháp tuổi dân số đang chuyển dần từ
“hình tam giác cân” sang “hình chum”; dân số trong các nhóm tuổi đi học
tăng giảm theo chu kỳ của “hình sin”. Số trẻ em trong tuổi giáo dục mầm non

(0 – 5 tuổi) đạt mức cực đại là 10,7 triệu người vào năm 1999, giảm xuống
mức cực tiểu là 8,7 triệu người vào năm 2005, rồi lại tăng lên 9,5 triệu người
năm 2010. Số trẻ trong độ tuổi tiểu học tăng, giảm cũng theo chu kỳ tương tự.
3. Chất lượng giáo dục của trẻ lứa tuổi mầm non tại Việt nam
Cơ quan đại diện của Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt nam
vừa công bố báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt nam năm 2010. Bản
báo cáo đưa ra một cách hiểu của Ủy ban Công ước quyền trẻ em (CRC) về
“Mầm non: coi tất cả trẻ từ khi sinh ra, trải qua suốt giai đoạn mẫu giáo và
chuyển tiếp lên tiểu học đều thuộc nhóm này”.
Đồng thời dẫn ra: Điều tra các mục tiêu của trẻ em và phụ nữ (MICS) năm
2006 chỉ ra rằng có khoảng 57% trẻ dưới 5 tuổi cùng với người lớn tham gia
vào ít nhất là 4 hoạt động nhằm thúc đẩy việc học tập và sẵn sàng đến trường
của các em. Những hoạt động này bao gồm: đọc hoặc xem truyện tranh; kể
chuyện, hát hoặc đưa trẻ đi chơi.Ở thành thị người lớn tham gia vào các hoạt
động này với trẻ em nhiều hơn so với ở vùng nông thôn và cũng có sự khác
biệt lớn giữa các vùng miền và địa vị kinh tế xã hội của hộ gia đình.


Tỉ lệ người lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng tham gia vào hoạt động học tập
của trẻ nhỏ cao nhất (64%), tỉ lệ thấp nhất là ở vùng Tây Bắc (45%) và vùng
đồng bằng Sông Cửu Long (48%). Hộ gia đình khá giả nhất có tỉ lệ tham gia
hoạt động học tập cao nhất (hơn 70%) trong khi hộ nghèo nhất ở mức thấp
nhất (dưới 50%).Cùng với cha mẹ, anh chị ruột và các thành viên khác trong
gia đình chẳng hạn như ông bà, cũng trông nom các em nhỏ, cả ở vùng nông
thôn và thành thị.Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ không được trông nom đầy
đủ. MICS 2006 cho thấy 19% trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam phải ở nhà một mình
hoặc chỉ được anh chị dưới 10 tuổi trông nom trong tuần trước thời điểm diễn
ra điều tra.Tỉ lệ này đối với các em gái (20%) có cao hơn một chút đối với các
em trai (17%).Tỉ lệ trẻ em ở vùng nông thôn (22%) không được chăm sóc đầy
đủ cũng cao hơn trẻ em ở thành thị (10%).Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng nhất

chính là trình độ học vấn của người mẹ. Trong số em chỉ được anh chị dưới
10 tuổi trông nom, hơn 1/4 trẻ có mẹ chưa từng đi học trong khi tỉ lệ này ở trẻ
có mẹ đã học hết THPT chỉ là 6%.
Bản báo cáo trích dẫn báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ
GD-ĐT) năm 2008/09, tỉ lệ nhập học chung của các em dưới 3
tuổi là 20%, từ 3-5 tuổi là 79% và 5 tuổi là 99%. Tỉ lệ nhập
học bậc Mầm non trong 5 năm qua, từ năm 2000/01 đến
2005/06 tăng lên: tỉ lệ đi học Nhà trẻ tăng từ 11% lên 13%;
Mẫu giáo từ 3-5 tuổi tăng từ 49% lên 58%; và tỷ lệ trẻ 5 tuổi
đi học Mẫu giáo tăng từ 72% lên 88%.MICS 2006 cho thấy có
sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ chuyên cần giữa khu vực nông
thôn và thành thị với 75% trẻ em thành thị đi học Mầm non so
với 51% ở nông thôn.Cũng có sự khác biệt về giới với 53% trẻ
em trai đi học Mầm non so với 61% trẻ em gái.Hơn 80% trẻ từ
các gia đình khá giả nhất đi học Mầm non trong khi tỉ lệ này
của trẻ từ các hộ gia đình nghèo nhất chỉ có 36%.


Báo cáo phân tích: trình độ học vấn của mẹ cũng đóng vai trò
quyết định trong việc cho con đi học Mầm non. Tỉ lệ đi học
của các em có mẹ không đi học là 47%, chỉ học hết tiểu học là
52% trong khi tỉ lệ này của các em có mẹ học hết trung học
cơ sở là 72%. Tỷ lệ này cao hơn (83%) ở con em của các bà
mẹ đã học hết THPT. Sự tương quan giữa tỉ lệ nhập học và
trình độ học vấn của mẹ cho thấy những bậc cha mẹ có học
thức sẵn sàng cho con cái đi học mầm non hơn các bậc cha
mẹ có trình độ học vấn hạn chế và/hoặc họ cũng hiểu rõ hơn
tầm quan trọng của giáo dục mầm non.
Tỷ lệ trẻ học lớp một đã từng học qua mẫu giáo cũng là một
yếu tố quan trọng để đánh giá sự sẵn sàng đi học. Nhìn

chung, theo ước tính của Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT,
năm 2006, 87% trẻ đi học lớp một năm trước đã đi học mẫu
giáo. Không có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn
hay giữa các vùng miền ngoại trừ khu vực đồng bằng sông
Cửu Long với tỉ lệ thấp hơn đáng kể là 69% đã đi học mẫu
giáo.
4. Các qui định về Pháp luật đối với giáo dục mầm non
và ngân sách nhà nước dành cho giáo dục mầm non.
Điều 21 - Luật Giáo dục năm 2005 quy định mục tiêu của giáo
dục mầm non phải thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, với mục tiêu là giúp trẻ
phát triển về mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ để
hình thành các yếu tố căn bản về nhân cách cũng như chuẩn
bị cho trẻ đi học tiểu học. Các thể chế giáo dục mầm non
gồm: nhà trẻ (tiếp nhận trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi); mẫu giáo


(tiếp nhận trẻ từ 3-6 tuổi) và trường “mầm non” có cả lớp nhà
trẻ và mẫu giáo cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi.
Năm 1999, ngân sách giáo dục mầm non chỉ chiếm 5,4% tổng
ngân sách giáo dục của nhà nước. Tuy nhiên, tỉ trọng ngân
sách nhà nước dành cho giáo dục mầm non liên tục tăng, và
đạt 8,5% trong năm 2008.Bộ GD&ĐT còn khẳng định thêm
rằng trong tương lai, mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp giáo
dục mầm non phải đảm bảo những tiêu chí sau:
Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp
phần giúp người Việt Nam được giáo dục toàn diện về mọi
mặt, phải phù hợp với độ tuổi và khu vực. Nội dung và phương
pháp phải nhất quán và phù hợp với giáo dục tiểu học và
trung học. Phải có tính thực tế và theo kịp những ứng dụng

mới trên thế giới.Phải bình đẳng và không phân biệt đối xử với
trẻ em ở vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Giáo
dục mẫu giáo phải được ưu tiên thích đáng, đặc biệt cho trẻ 5
tuổi.Cải thiện trang thiết bị và nâng cao chất lượng đào tạo
giáo viên với trách nhiệm của nhà nước.Nhà nước cần chú
trọng hơn tới giáo dục mầm non đặc biệt là ở khu vực nông
thôn nghèo.
Điều lệ Trường mầm non mới (Quyết định số 14/2008/QĐBGDĐT, ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ GD&ĐT) đặc biệt
kêu gọi các tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ thơ, cần
tạo dựng môi trường học tập và giáo dục tốt nhất cho trẻ
khuyết tật để giúp các em cùng tham gia vào hoạt động học
tập với các em khác ở cả mẫu giáo và nhà trẻ.MICS 2006 cho
thấy có rất nhiều em nhỏ đặc biệt là các em dưới 3 tuổi không


được chăm sóc đầy đủ trong những năm đầu đời.Hầu hết các
em nhỏ này ở vùng nông thôn và ở những khu vực xa xôi hẻo
lánh, đặc biệt là các em thuộc nhóm dân tộc thiểu số.Một
nguyên nhân của vấn đề này là cha mẹ chưa nhận thức được
giá trị của phát triển trẻ thơ. Trong nhiều trường hợp, nguyên
nhân sâu xa hơn còn do cha mẹ có trình độ học vấn thấp, đặc
biệt là người mẹ.Một nguyên nhân trực tiếp khác là các em
không được tiếp cận với sách báo và đồ chơi, và một thực tế
là ở những gia đình nghèo hơn, người lớn còn phải bận tâm
với việc kiếm sống. Mặc dù ở những gia đình khá giả hơn cũng
chịu áp lực bởi thời gian làm việc kéo dài, nhưng dường như
họ có đủ nguồn lực kinh tế hơn để gửi con đến trường mầm
non, nơi con cái họ có điều kiện tiếp xúc với các trẻ em và
người lớn khác và với các đồ chơi.
5. Hiện trạng trường mầm non tại Việt nam

Theo Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006, khoảng 28%
hộ gia đình cho biết thiếu cơ sở vật chất là thách thức lớn
nhất của giáo dục mầm non, mặc dù số lượng phòng học cho
giáo dục mầm non đã tăng lên.Trong khoảng thời gian từ năm
2005 đến 2008, tổng sống phòng học kiên cố tăng lên hơn
10.000 phòng (nhưng số phòng học bán kiên cố giảm xuống
tương đương và 8.000 phòng).Tuy nhiên, số phòng học tạm
tăng lên (tỉ lệ phần trăm tăng từ 11% lên 13%), báo cáo viết.
Đồng thời chỉ ra: Bộ GD&ĐT đã xác định 3 thách thức chính
đối với ngành giáo dục mầm non. Thách thức đầu tiên là thiếu
giáo viên có trình độ.Thách thức thứ hai là thiếu trang thiết bị,
đồ chơi và đồ dùng dạy học (chỉ có một phần tư số phòng học
có đồ chơi và đồ dùng dạy học có thể chấp nhận được).Thách


thức thứ ba và cũng là thách thức đáng kể nhất, theo Bộ
GD&ĐT, là làm thế nào để cân đối giữa nhu cầu tăng số lượng
và nâng cao chất lượng về giáo viên và trang thiết bị.Một
thách thức khác là thiếu dữ liệu về giáo dục mầm non.Chưa
có một nghiên cứu có hệ thống nào về nhu cầu giáo dục mầm
non hoặc tìm hiểu cách chăm sóc trẻ tại gia đình. Để đảm bảo
việc lập kế hoạch dựa trên bằng chứng và xây dựng được
những can thiệp mục tiêu, cần có sự chỉ đạo sâu sát hơn nữa
của Bộ GD&ĐT trong việc thu thập và phân tích số liệu, thông
tin liên quan đến giáo dục mầm non.
Bộ GD&ĐT đã xây dựng cơ chế giám sát kiểm tra chất lượng
các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc mầm non, tuy nhiên việc
ứng dụng còn hạn chế.Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ
GD&ĐT sau khi hoàn tất và được đưa vào thực hiện sẽ giúp
giải quyết thách thức này.Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là một

công cụ đánh giá sự phát triển và học tập của trẻ và cho phép
các cấp quản lý giáo dục kiểm tra được chất lượng chăm sóc
trẻ tại các cơ cở giáo dục. Ngoài ra, việc thực hiện chương
trình mầm non mới ban hành năm 2009 cũng sẽ góp phần
giải quyết thách thức này vì chương trình mới giúp các cấp
quản lý nâng cao được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại
các cơ sở giáo dục mầm non.
6. Phí gửi trẻ
Liên quan đến phí gửi trẻ, một câu hỏi đặt ra: Tại sao các ông
bố bà mẹ lại cố gắng chạy hoặc xin cho con vào các trường
mẫu giáo công lập?Một trong những câu trả lời gần nhất đó là
học phí vì với các trường công lập thì các cháu chỉ phải đóng


học phí 50,000 đồng/ tháng cộng với tiền ăn. Còn đối với các
trường dân lập thì học phí cho trẻ thường dao động từ 1,500,
000 đồng – 2,500,000 đồng/ cháu chưa kể tiền ăn các cháu sẽ
phải nộp tùy theo độ tuổi. Ngoài ra ta cũng có thể thấy các hộ
gia đình con đưa con mình đến gửi ở các nhóm trẻ và mức học
phí cũng rơi vào khoảng 1,500,000 tháng/ cháu.
7. Thu nhập của tầng lớp trung lưu Việt nam
Về vấn đề thu nhập, theo số liệu của Cục Thống kê TP Hà nội, năm 2009 thu
nhập bình quân 1 lao động 1 tháng trong khu vực kinh tế Nhà nước do thành
phố quản lý là 2,107 triệu đồng, tăng 21,2% so cùng kỳ (do Nhà nước thay
đổi mức lương cơ bản từ 450 nghìn đồng lên 540 nghìn đồng).
Với mức tăng trưởng ngoạn mục nửa cuối năm 2009, GDP của thu đô tăng
6,7% và đưa thu nhập đầu người của Hà nội lên đến 32 triệu đồng.Theo báo
cáo tiêu dùng tại Hà nội thì tầng lớp trung lưu chiếm đến 55% "Việt Nam giàu
hơn chúng ta tưởng, nhưng chúng ta chẳng biết họ giàu tới mức nào", ông
Ralf Mattheas, giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường Taylor

Nielsen Sofres (TNS) Việt Nam nói. TheoTNS - Việt Nam, khuynh hướng
tiêu dùng xa hoa đang tràn vào đời sống thị dân, mà dưới đây được gọi là tầng
lớp trung lưu với mức chi tiêu 5-7 triệu đồng/tháng.
Chi tiết quan trọng nhất từ cuộc nghiên cứu là 7 năm qua, ở Hà Nội, tầng lớp
trung lưu đã phát triển từ 30% năm 1999 lên 55% năm 2006. Mặc dù chưa
phải là một sự gia tăng mạnh mẽ, nhưng nó đủ để bạn cân nhắc về tầng lớp xã
hội nghèo hơn (kiếm sống dưới 250 USD/tháng), đã giảm từ hơn 60% năm
1999 còn 1/4 dân số của Hà Nội.Tầng lớp trung lưu ngày nay đang nâng cấp
đời sống của họ. Thời tivi đen trắng và đầu máy video đã thay bằng tivi màn
hình phẳng, máy tính xách tay, điện thoại di động. Hơn 50% tầng lớp trung
lưu sở hữu điện thoại di động, 47% có máy tính cá nhân và 20% nối kết


internet tại nhà.Tầng lớp này cũng đã thay đổi nghề nghiệp. Gần 40% kiếm
sống bằng nghề điều hành doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi lớn trong thu
nhập so với 8 năm về trước.
III. Xác định ưu tiên cạnh tranh:
- Việc các trường công chỉ thông báo tuyển sinh trong khoảng thời gian từ
1/7- 15/7 hàng năm, tuyệt đối không được phép tuyển sinh trước thời gian này
càng làm cho sức nóng đối với việc tuyển sinh tăng lên. Còn chúng tôi đặt ra
tiêu chí là thông báo tuyển sinh trước thời gian trên 01 tháng trên trang web
của trường và dán thông báo tại phòng đào tạo của trường tạo điều kiện thuận
lợi cho cha mẹ học sinh có đủ thời gian thu xếp và bố trí đăng ký học cho con.
- Chuyên gia cho rằng việc phát triển trí não của trẻ em từ 2 -5 tuổi là quan
trọng nhất nên việc giáo dục không đúng phương pháp của các trường mầm
non hoặc bố mẹ có thể làm ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của trẻ. Do vậy,
chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tính đa dạng và phong phú trong nội dung
của chương trình giáo dục. Xây dựng con đường mới trong giáo dục mầm non
giúp bé phát triển trong một môi trường thân thiện và ngập tràn trí tưởng
tượng tuổi thơ.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng trẻ từ 18 tháng tuổi đã có những cảm xúc
kể cả những cảm xúc ở dạng trừu tượng cao như yêu quí, nhớ nhung, hờn
ghét.Do ở độ tuổi mầm non này khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ bị hạn chế
nên đối khi chúng ta không biết. Từ đó, chúng tôi tập trung vào phát triển tâm
lý và trí tuệ của các bé mầm non thông qua âm nhạc, hội họa hay các bộ môn
nghệ thuật trừu tượng nhưng không đặt nặng vấn đề kết quả của bé đạt được
mà ngược lại chủ yếu sử dụng phương pháp động viên khích lệ trẻ trong suốt
quá trình học.


Một trong những hoạt động ngoại khóa mà chúng tôi dành cho trẻ ở lứa tuổi
4-5 là giáo dục phòng cháy chữa cháy, giúp cho trẻ bình tĩnh trong hỏa hoạn
không bị sặc khói, cách thoát khỏi nguy hiểm và sử dụng bình chữa cháy.
Tất cả các phương pháp giáo dục đều nhằm mục đích tăng cường giáo dục các
kỹ năng sống cho trẻ, giúp các cháu có kỹ năng tự phục vụ, có nề nếp, thói
quen tốt trong vệ sinh, sinh hoạt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh
dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn tuổi, tích cực
trong các hoạt động, tích hợp giáo dục trẻ những truyền thống văn hóa của
quê hương đất nước, khai thác các trò chơi dân gian, bài hát dân ca, câu đố,
hò vè phù hợp với lứa tuổi mầm non để đưa vào các hoạt động vui chơi của
trẻ.
- Đứng trước thực trạng đau lòng hiện nay là có quá nhiều trường hợp các cô
giáo/ người trông trẻ đã ngược đãi trẻ gây bức xúc lớn cho cha mẹ trẻ và xã
hội nên chúng tôi đặc biệt quan tâm đến chất lượng của giáo viên mầm
non.Chúng tôi chỉ tuyển chọn những giáo viên được đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ và có tâm huyết với nghề, đặc biệt là phải có ĐỨC.
- Phần lớn phụ huynh học sinh đều là những người trẻ tuổi, nên công việc rất
bận rộn, nhiều gia đình không có người giúp việc, không ở gần ông bà nên
không thể đón các cháu sớm được vì vậy chúng tôi cũng tổ chức ra lớp đón
muộn, lớp muộn nhất là 8h00’ tối có cả ăn tối cho các cháu, nhằm giúp đỡ các

bậc cha mẹ các em yên tâm công tác.
- Trang web riêng của trường do chúng tôi xây dựng là cổng thông tin để cha
mẹ học sinh có thể truy cập và nắm được mọi thông tin về nhà trường và con
em mình chẳng hạn thông tin về cơ sở vật chất sư phạm nhà trường, đội ngũ
nhà trường, chương trình và thực hiện chương trình, thông tin về sự phát triển
của các cháu (phát triển thể lực, trí lực, tâm lực theo các số đo về tâm sinh lý
lứa tuổi), thông tin về gia đình các cháu (gia cảnh và các thông số khác của


gia đình).Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cũng có thể đóng góp ý kiến với
nhà trường để chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện tốt hơn.
IV. Xây dựng chiến lược :
1. Lựa chọn quá trình:
Sau khi phân tích thị trường, đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến là
thành phần trung lưu có thu nhập khá, ổn định và sẵn sàng chi trả phí gửi trẻ
từ 2,5 triệu VNĐ/tháng. Do đó chúng tôi lựa chọn quá trình gián đoạn để tập
trung vào chất lượng dịch vụ chứ không phát triển theo quy mô về số lượng.
Dưới đây là bảng đưa ra định biên tối đa mà chúng tôi lựa chọn đối với số
lượng giáo viên và học sinh cho 1 trường:

Tiêu chuẩn
Hạng mục

Nhà trẻ

Số lượng

Số lượng

trẻ / nhóm


trẻ/lớp

25

Số lớp/nhóm

Tổng

2

50

Mẫu giáo
Khối mầm

25

2

50

Khối chối

30

6

180


Khối lá

35

6

210

16

490

Tổng

2. Định vị theo trọng số:


Như trên đã nói, chúng tôi đã lựa chọn Hà Nội là địa điểm đầu tiên thử nghiệm dịch vụ
chuỗi trường mầm non này sau khi đã nghiên cứu kỹ thị trường Hà Nội và làm phép so
sánh với các thị trường khác tại 03 thành phố khác qua phép tính trọng số cụ thể dưới đây:

Chỉ tiêu

%

Hà Nội

Bình

Đà Nẵng Cần Thơ


Dương
Thu

nhập

của

phụ

0.25

9

6

7

5

Trình độ học vấn của

0.10

8

5

8


6

0.20

9

6

7

5

0.25

8

6

7

6

0.10

7

5

6


5

7.15

4.90

5.95

4.55

huynh

mẹ trẻ
Cơ sở vật chất của
trường lớp
Chất lượng của giáo
viên
Phương pháp chăm sóc
giáo dục trẻ
Điểm số
3. Bố trí theo quá trình:
3.1 Sơ đồ nhà trường:
Tầng 1: Sân trường, khu vui chơi ngoài trời và sảnh đón trẻ
Tầng 2: Khu hành chính, y tế , phòng học nhạc(06 phòng)
Tầng 3: Phòng học (08 phòng)
Tầng 4: Phòng học (08 phòng)
Tầng 5: Khu bếp, phòng chia thức ăn (02 phòng)


Tầng 1


Tầng 2

Tầng 3

Tầng 4

Tầng 5

Khu vui chơi ngoài
trời và sảnh đón trẻ

Khu Hành chính
+ Y tế + Khu
học nhạc

Phòng học

Phòng học

Bếp – Khu
dinh dưỡng

3.2 Sơ đồ nhân sự của trường:
Ban giám hiệu
(03 người)

Giáo viên

Công nhân viên


Cấp dưỡng

Bảo vệ

(30 người)

(04 người)

(10 người)

(02 người)

3.3 Quy trình một ngày hoạt động của trẻ:

THỜI

NỘI DUNG

GIAN
06.45 - 07.15 Đón trẻ, vận động nhẹ


07.15 - 07.40 Thể dục sáng, điểm danh
07.40 - 08.20 Hoạt động ngoài trời
08.30 - 09.00 Hoạt động chung (học)
09.10 - 09.50 Hoạt động góc (vui chơi)
10.00 - 10.30 Vệ sinh, chuẩn bị ăn trưa
10.30 - 11.30 Ăn trưa
11.30 - 14.00 Ngủ trưa

14.00 - 14.50 Vệ sinh, ăn xế
15.00 - 16.00 Sinh hoạt chiều
16.00 - 16.30 Vệ sinh, nếu gương
16.00 - 17.00 Trả trẻ
17.00 - 20.00 Lớp đón muộn
 Qui trình đón trẻ:

06: 45 – 07:15
Phụ huynh đưa
trẻ tới sảnh tầng
1 của trường

Giáo viên đón trẻ
đưa lên lớp

Các cháu vào lớp
chơi, vận động
nhẹ

 Qui trình tập thể dục
Giáo viên tập
trung trẻ trong
lớp



Mời 2 hoặc 3 bạn
tập đúng đẹp lên
làm mẫu


Các bạn bên
dưới tập theo

Qui trình vệ sinh chuẩn bị ăn trưa, ăn trưa

Tập xong các cháu trở
về chỗ ngồi của mình


10:00 – 10:30
Cô giáo cho các
cháu xếp hàng vào
nhà VS để VS tay
trước khi ăn

Các cháu trở lại
phòng và ngồi vào
chỗ của mình

10:30 – 11:30
Cấp dưỡng mang
thức ăn đến lớp

Cô giáo chia suất
thức ăn vào bát
của các cháu

Các cháu bắt
đầu ăn


Cấp dưỡng quay
lại lớp thu dọn
chén bát dơ

 Qui trình ngủ, sau khi ngủ dậy

11:30 – 14:00
Ăn cơm xong các
cháu sẽ quay lại
nhà VS rửa tay

Quay lại lớp lấy
gối và chăn của
mình

14:00 – 14:50
Bé đến chỗ ngủ
của mình, nằm
xuống và ngủ

Ngủ dậy cất
gọn chăn gối
vào chỗ qui
định

Rửa mặt cho tỉnh
ngủ

Ăn nhẹ bữa xế


3.4 Thời khóa biểu

Thứ

Lớp Mầm

Lớp Chồi

Lớp Lá

Hai

MTXQ+GDAN

MTXQ+GDAN

MTXQ+GDAN

Ba

LQVT

LQVT

LQVT+LQVH



Tạo hình


Thể dục

Tạo hình

Năm

Thể dục

Tạo hình

LQCC

Sáu

LQVH

LQVH

Thể dục

Ghi chú:
MTXQ: Môi trường xung quanh
GDAN: Giáo dục âm nhạc
LQVT: Làm quen với toán


LQVH: Làm quen văn học
LQCC: Làm quen chữ cái

 Qui trình học môn MTXQ (ngoài sân trường)


Cô giáo tập
trung trẻ
ngoài sân
trường

Chia trẻ thành
từng nhóm 5
cháu, bầu
nhóm trưởng

Phổ biến đề
tại cho cả lớp

Các nhóm tản
ra và bắt đầu
tự tìm hiểu 10
phút

Cả lớp tập
trung và cô
giáo ra câu hỏi
cho từng
nhóm, yêu cầu
các nhóm khác
bổ sung

Tổng kết ,
đưa ra đáp án
, khen ngợi

những bạn có
câu trả lời
đúng và tinh
ý...

 Qui trình học môn Giáo dục âm nhạc:

Cô giáo hát
mẫu cả bài

Hát lại từng
câu, các cháu
hát theo

Mời một số
bạn đúng, hay
đứng lên hát
lại từng câu

 Qui trình học môn Làm quen với toán:

Cả lớp hát
từng đoạn, hát
cả bài

Cô khen ngợi
cả lớp


Cô giáo dùng hình

ảnh minh họa các đồ
vật, con vật, thiên
nhiên, các chữ số...
thông qua trò chơi
để làm quen với toán



Cô giáo dạy các
bé làm quen với
chữ cái

Gợi hỏi để trẻ đưa
ra các thắc mắc giúp
cho trẻ quan sát,
phát triển tư duy, kỹ
năng phân tích, so
sánh sánh, đặc biệt
là kích thích tính tò
mò và sáng tạo của
trẻ

Tạo tình huống và
đặt câu hỏi cho trẻ

Tổng hợp lại bài,
khen ngợi trẻ làm
bài tốt và động
viên khích lệ
những trẻ làm

chưa tốt

Qui trình làm quen với Chữ cái

Cô giơ chữ
cái lên, phát
âm mẫu

Các bé đọc
theo

Mời một vài
bé đứng lên
phát âm

Cô dạy trẻ cách
phân biệt các
chữ cái nhóm
chữ cái tương tự
nhau, phân loại,
sắp xếp

 Qui trình làm quen với Văn học

Cô giáo sử dụng
truyện tranh
hoặc vẽ giơ lên
cho bé xem và
kể chuyện


Hướng dẫn trẻ
cách nhìn vào
tranh và phân
biệt đặc điểm
của các nhân vật

3.5 Thiết lập dưỡng chất:

Đặt câu hỏi

Các bé sẽ lần
lượt trả lời
sau khi quan
sát tranh kỹ

Cô giáo có thể
mời một vài
bạn lên kể lại
câu truyện, và
khen ngợi cả
lớp


Thiết kế thực đơn dành cho 10 trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
Sáng: Uống sữa Dillac
Trưa: Cá sốt chua ngọt + canh chua thập cẩm
Xế chiều: Cháo, thịt nạc, rau củ
Tráng miệng: Nhãn + bưởi
BẢNG THIẾT LẬP DINH DƯỠNG
Năng


Đạm

Béo

St

Tên thực

lượng

t

phẩm

(Kcal

Đ

T

Đ

T

)

V

V


V

V

1



240

45

Đườn
g bột

7

Trọng

Trọng

lượng/

lượng

1 trẻ

tịnh(g)


41.2

247

Trọng
lượng

Đơn giá

Thành

thực

(đ/100g)

tiền (đ)

tế
412

10
2
3

Dầu thảo mộc
Đường kính

942

5


326

10.5
81

8.2

105
82

105
82

Nước mắm
4
5
6
7
8
9

(loại 1)

14

4

8.2


Muối
Me chua
Gạo tẻ máy
Hành lá
Rau mùi

10

Hành củ tươi

11

Cà chua

6.6
11
3727

1
87

3

2
11

823
1

1


110
1.6
0.8

1
80

4.9

4

17

51
66
42
1084
13
7

82
66
49
1100
16
8

4,20


1,730,

0

400

4,25

446,

0

250

2,40

196,

0

800

1,40

114,

0

800


40

26,

0

400

30

14,

0

700

1,25

1,375,

0

000

90

14,

0


400

2,40

19,

0

200

2,00

12,

0.6

5

6

0

000

44.5

423

445


80

356,


12
13

Su hào
Cà rốt

60

5

53

10

3

11

21.4
16.5

167
140

214

165

Cải trắng, cải
14
15
16
17
18
19

ngọt

24

Dưa chuột
Giá đỗ
Rau xào
Rau khác
Cháo

1

53

4

3

101


11

14

2

12

0

0

10

2

1069

0

243

19.8
13.2
24.7
1.6
24.7
75.8

149

132
235
13
198
758

198
132
247
16
247
758

0

000

1,00

214,

0

000

1,00

165,

0


000

1,00

198,

0

000

1,20

158,

0

400

95

234,

0

650

90

14,


0

400

80

197,

0

600

1,00

758,

0

000
192,

20
21
22
23
24
25

Mỡ lợn sống

Thịt lợn nạc
Dứa

371
437

14
60

29

Nhãn

9.6

22

32.1

1

65

Bưởi

35

6

1


15

71

Sữa Dillac
Động vật/ thực vật

1175

16
42
53

53
47

50

28

16.5
24.7
36.2
25

94
315
99
136

235
250

96

2,000

000

6,00

1,926,

0

000

1,10

181,

0

500

3,00

741,

0


000

1,80

651,

0

600

11,80

2,950,

0

000

321
165
247
362
250

50

4. Kiểm tra chất lượng:
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, đối chiếu kết quả đạt được so
với yêu cầu đặt ra để xem công việc đề ra đã đạt kết quả đến mức nào



- Đánh giá qua việc lượng hóa kết quả . Định lượng kết quả qua các phép đó
hiện hành như chiều cao, cân nặng, phát triển của trẻ, sự cải tiến về chất
lwongj và số lượng của đội ngũ, sự cải tiến về chất lượng và số lượng của cơ
sở vật chất sư phạm nhà trường.
- Kiểm tra để điều phối, điều chỉnh các nhiệm vụ để công việc tiến hành nhịp
nhàng. Nếu nhiệm vụ có khối lượng quá lớn mà năng lực thực hiện bình
thường thì phải hạ bớt khối lượng hay yêu cầu. Nếu nhiệm vụ có khối lượng
còn thấp so với khả năng công việc thì phải bổ sung nhiệm vụ.
Việc kiểm tra chất lượng chủ yếu thông qua các nội dung cụ thể sau:
- Kiểm tra về chất lượng giảng dạy:
Nội dung và phương pháp chăm sóc- giáo dục trẻ phải đảm bảo vừa phù hợp
với truyền thống dân tộc vừa tiếp cận được với sự phát triển của chất lượng
giáo dục mầm non của các nước tiên tiến trong điều kiện của nước ta; phù hợp
với yêu cầu thực tiễn phát triển của địa phương và nhu cầu của các bậc cha
mẹ.
Thông qua các nội dung đào tạo gồm giáo dục lễ giáo, giáo dục dân số, sức
khỏe, giới tính, giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, luật an toàn
giao thông để đánh giá độ phát triển của trẻ em về các mặt:
+ Phát triển thể lực
+ Phát triển nhận thức
+ Phát triển ngôn ngữ
+ Phát triền tình cảm quan hệ xã hội
+ Xây dựng môi trường để các bé thực hiện tốt các yêu cầu giáo dục lễ giáo
phù hợp với độ tuổi của bé.

Đạt tiêu
chuẩn, tốt , đủ
năng lực công

tác


Ban giám hiệu
đến lớp dự giờ
giảng của cô
giáo

Kiểm tra trình
độ truyền đạt
kiến thức cho
trẻ, nôi dung
của bài giảng…

Kiểm tra mức
độ tiếp thu của
trẻ đối với bài
giảng của giáo
viên

Đánh giá năng
lực chuyên
môn của giáo
viên và xếp
hạng

Chưa đạt tiêu
chuẩn, cử đi
học bổ sung
thêm kiến thức

và năng lực
giảng dạy

- Kiểm tra về chất lượng giáo viên:
Ngoài việc kiểm tra đầu vào đối với bằng cấp đào tạo của giáo viên. Nhà
trường còn thường xuyên tổ chức các kỳ thi tay nghề và luôn luôn thu thập
cập nhật thông tin bằng cách kiểm tra chéo để biết được thái độ và đạo đức
Thường
nghề nghiệp của giáo viên. Việc kiểm tra này thực hiện thông qua việc phát
Giáo viên
nộp hồ sơ
đến phòng
đào tạo của
trường

Phòng
Phỏng
vấn,
phiếu
câuđào
hỏitạocho cha mẹ
học
sinh.
xét tuyển hồ


đạt tiêu chuẩn

Dạy thử


Ký hợp đồng

xuyên tổ
chức các
cuộc thi giáo
viên dạy giở
để kiểm tra
và phân loại
giáo viển


- Kiểm tra chất lượng cơ sở hạ tầng:
Tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường và tăng cường nguồn tài chính
để cải thiện đời sống giáo viên.
Các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ
không ngừng được cải thiện theo hướng thiết thực, phù hợp tại chỗ. Đồng thời
phải huy động được các nguồn lực từ cộng đồng để đảm bảo các điều kiện về
cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non.
Tổng kiểm tra cơ sở hạ tầng của trường

Kiểm tra môi
trường, cảnh
quan trong
khuôn viên
của trường và
xung quanh
trường

Kiểm tra khu
văn phòng, y

tế, các phòng
tập thể, phòng
học

Kiểm tra chất
lượng trang
thiết bị dạy và
học

Kiểm tra khu
vệ sinh,
đường nước

Kiểm tra
Bếp, kho và
nơi bảo quản
thực phẩm

V. Dự báo:
Như đã nói ở trên, nhu cầu cho trẻ đến trường mầm non ở Hà nôi rất lớn
chúng tôi có kế hoạch dự phòng bố trí số lượng trẻ và giáo viên phù hợp với
quy mô phát
triển bề rộng. Nếu số lượng trẻ ở các nhóm trẻ và các lớp tăng hơn 5 cháu/
nhóm/ lớp thì chúng tôi sẽ bố trí thêm 1 cô giáo.

3 cô giáo

Nhóm trẻ 25
cháu/ nhóm


30 cháu /nhóm

4 giáo viên


VI. Hoạch định chi phí nguồn nhân lực:
Mỗi trường nhận 490 trẻ và có 30 giáo viên.

* Tổng tiền học/1 trường = 490 cháu x 2.500.000đ = 1.225.000.000 đ
* Chi phí nguồn lực = 1.225.000.000 đ * 15% = 183.750.000 đ (1)
Trong đó
Lương CBQL

: 3người * 5.800.000 đ/người = 17.400.000

Lương Giáo viên : 30 người x 4000.000 đ/ người = 120.000.000 đ
Lương CNV

: 14 người x 3.000.000đ/ người = 42.000.000 đ

Lương BV

: 2 người x 2.175.000 đ/ người = 4.350.000 đ

*Chi phí điện nước
* Chi khác

: 5% / tổng doanh thu : 61.250.000 (2)
: 5 % = 61.250.000đ/ tháng (3)


* Thuê mặt bằng : 200.000.000 đ/tháng (4)
* Đầu tư trang nâng cấp trang thiết bị giảng dạy: 1% = 12.250,000 (5)
* Tổ chức cho các cháu đi thăm quan: 5%/ tổng doanh thu = 61.250.000 (6)
* Tiền vốn đầu tư ban đầu : mua bàn ghế, trang thiết bị, đồ chơi.... :
1.500.000.000 đ (khấu hao trong 2 năm) => 62.500.000đ/tháng (7)


×