Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện công tác nghiên cứu và dự báo thị trường tại Công ty Cổ phần may Chiến Thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.52 KB, 59 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập hiện nay,
các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết
liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học - cơng nghệ. Để có thể
đứng vững được trên thương trường thì địi hỏi doanh nghiệp phải luôn vận
động, đổi mới công nghệ cũng như phương pháp quản lý để phù hợp với
nền kinh tế thị trường đầy biến động.
Trung xu thế hội nhập, phải nói rằng khó khăn hơn cả trong việc tồn
tại, đứng vững và phát triển lại chính là các doanh nghiệp Nhà nước. Công
ty Cổ phần may Chiến Thắng là một cơng ty trực thuộc Tập đồn Dệt may
Việt Nam đã trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, trong q trình
hoạt động, cơng ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên trong
thời gian qua, các doanh nghiệp may Việt Nam đang đứng trước khó khăn
rất lớn khi các quốc gia thuộc Tổ chức WTO xóa bỏ hạn ngạch đối với
hàng dệt may của các nước thành viên, Công ty Cổ phần may Chiến Thắng
cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp tại công ty, được sự đồng ý của Ban
Giám đốc công ty và sự giúp đỡ trực tiếp của các cán bộ Phòng Kế hoạch
Xuất nhập khẩu, em đã có điều kiện tìm hiểu về cơng tác nghiên cứu dự
báo thị trường của công ty. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa
thực tiễn của việc nghiên cứu và dự báo thị trường. Đồng thời em nhận
thấy, hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường của cơng ty có nhiều vấn
đề cần xem xét. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Hồn thiện công tác

1

Vũ Thị Hải Thương




CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

nghiên cứu và dự báo thị trường tại Công ty Cổ phần may Chiến Thắng”
làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
CHƯƠNG I:

Lý luận chung về nghiên cứu và dự báo nhu cầu
thị trường.

CHƯƠNG II:

Thực trạng công tác nghiên cứu và dự báo nhu
cầu của Công ty Cổ phần may Chiến Thắng.

CHƯƠNG III:

Giải pháp nâng cao hiệu quả; nghiên cứu và dự
báo nhu cầu thị trường tại Công ty Cổ phần may
Chiến Thắng.

2

Vũ Thị Hải Thương



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.

1. Khái niệm, vai trị, chức năng của thị trường.
1.1. Khái niệm:
“Dưới góc độ marketing, thị trường được hiểu là tập hợp các khách
hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của sản phẩm hay dịch vụ của doanh
nghiệp”(1).
1.2. Vai trò: (2)
Như đã nêu khái niệm thị trường ở mục trên, ta xác định được thị
trường tập hợp các khách hàng có khả năng chi trả cho nhu cầu về sản
phẩm và dịch vụ mà mình mong muốn. Điều này đồng nghĩa với sự chuyển
đổi quyền sở hữu từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Từ đó, dẫn đến việc
xác định được lượng sản phẩm mà người mua cần và nhà sản xuất có thể
tiêu thụ ở mức giá mà cả hai bên đều chấp nhận được. Như vậy, ta thấy
rằng vai trị của thị trường chính là sợi dây gắn kết sản xuất và tiêu dùng, là
nơi mà các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội được diễn ra, thúc
đẩy và được điều tiết.
1.3. Chức năng của thị trường:(3)
1.3.1. Chức năng thừa nhận: Đối với bên bán, thị trường có chấp
nhận sản phẩm của họ hay khơng là tùy thuộc vào sản phẩm của họ có
[(); Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - Giáo trình Nguyên lý Marketing - NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr.202].

2
[(); Viện Đại học Mở Hà Nội - Giáo trình Marketing - NXB Thống kê, năm 2002, tr.57].
3
[(); Viện Đại học Mở Hà Nội - Giáo trình Marketing - NXB Thống kê, năm 2002, tr.55 - 57].
1

3

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

được bên mua thừa nhận hay khơng (nếu khơng thì sự sản xuất của bên bán
chỉ là sự sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp hoặc trở thành các loại sản
phẩm ế ẩm khơng tiêu thụ được).
Cịn về phía bên mua, điều họ muốn có thể được chấp nhận hoặc
khơng tùy thuộc vào có chủ thể nào của bên bán tiếp nhận hay không.
Đối với các nước XHCN không phải đòi hỏi nào của bên mua cũng được
chấp nhận.
1.3.2. Chức năng thực hiện: Biểu hiện sự trao đổi được tiến hành
hay bị ách tắc giữa hai bên mua và bán. Thực tế quản lý vĩ mô của nhiều
nước do cơ chế quản lý thị trường bảo thủ trì trệ đã làm gián đoạn giữa
cung và cầu, giữa mua và bán làm cho nền kinh tế hàng hóa khơng thể
phát triển được.
1.3.3. Chức năng thông tin: Thị trường phản ánh khá rõ nét các thông
tin của cung cầu và sản phẩm cho cả hai phía bên mua và bên bán, nó còn
là tấm gương phản ánh bộ mặt kinh tế - xã hội.

1.3.4. Chức năng điều tiết: Thị trường là nơi thỏa thuận giữa bên mua
và bên bán về số lượng và giá cả sản phẩm; cho nên có sự tác động cả hai
phía bên cung và bên cầu.
2. Nhu cầu thị trường:
“Nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng
sản phẩm mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định
và trong một thời kỳ nhất định với một môi trường marketing nhất định và
chương trình marketing nhất định (1).
2.1. Các nhân tố tác động lên nhu cầu:(2)

1

[(1); trang 281 - Quản trị Marketing - Philip Kotle - NXB Thống kê].
[(2); Viện Đại học Mở Hà Nội - Giáo trình Marketing - NXB Thống kê - Năm 2005, tr.75]

2

4

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

2.1.1. Nhu cầu tự nhiên của con người: như là các nhu cầu về mặt
sinh lý giúp con người chống lại sự đói khát nhu cầu về an tồn để chống
lại tai ương, bệnh tật, đau khổ, nhu cầu phục vụ sản xuất, làm việc…
2.1.2. Trí tưởng tượng của người tiêu dùng: là sự tái tạo ra những

hình ảnh mới trên cơ sở của những cái được tri giác của người tiêu dùng
trước khi mua.
2.1.3. Mong muốn: Là nhu cầu bức thiết mà người tiêu dùng mong
được đáp ứng.
3. Tiềm năng thị trường: (1) Có 2 loại tiềm năng thị trường
3.1. Tiềm năng thị trường tuyệt đối:
Tiềm năng thị trường tuyệt đối là ước tính nhu cầu tiềm năng tối đa.
3.2. Tiềm năng thị trường tương đối:
Tiềm năng thị trường tương đối là sự phân bổ theo tỷ lệ phần trăm
của thị trường giữa các phần của một thị trường (như cùng địa lý hoặc một
nhóm khách hàng.
4. Dự báo nhu cầu (dự báo doanh số bán)
4.1. Khái niệm:
“Dự báo doanh số bán là kì vọng của doanh nghiệp bán được
một khối lượng hàng hóa và dịch vụ nhất định cho một đoạn thị trường
xác định”. (2)
4.2. Vai trò của dự báo đối với doanh nghiệp:
Đối với các doanh nghiệp dự báo nhu cầu là một công việc rất quan
trọng, dự báo nhu cầu kém có thể gây ra tình trạng sản phẩm sản xuất ra tồn
[(); Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - Giáo trình Nguyên lý Marketing - NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội; tr.212 - 217].
2
[(); Khoa QTKD - Khoa TCKT - Đại học Dân lập Phương Đông Hà Nội - Bộ môn Marketing Giáo trình Marketing - NXB Thống kê - Năm 2004; tr.132].
1

5

Vũ Thị Hải Thương



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

đọng quá nhiều, phải chịu thiệt để giảm giá tồn kho, chi phí cho việc bảo
quản, cất trữ tồn kho sản phẩm, từ đó dẫn đến giảm sút lợi nhuận của doanh
nghiệp. Dự báo doanh số bnán tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng
một kế hoạch kinh doanh tổng thể và chủ động đối phó với những thách
thức từ mơi trường kinh doanh; cho phép doanh nghiệp dự tính được ngân
sách marketing; chuẩn bị các nguồn lực và sẵn sàng điều chỉnh các chương
trình marketing.
5. Tiềm năng của cơng ty. (1)
Tiềm năng tiêu thụ của công ty là giới hạn trần của nhu cầu công ty
khi nỗ lực marketing của công ty tăng lên một cách đáng kể so với các đối
thủ cạnh tranh. Do đó, giới hạn tuyệt đối của nhu cầu cơng ty cũng chính là
tiềm năng của thị trường. Hai biến số này chỉ bằng nhau khi công ty giành
được 100% thị phần. Tuy nhiên, trong thực tế đã đạt được mức tiềm năng
tiêu thụ của công ty bằng với tiềm năng của thị trường là rất khó, và hầu
hết tiềm năng của cơng ty nhỏ hơn tiềm năng thị trường cho dù cơng ty có
đầu tư vào các chương trình - kế hoiạch marketing của mình nhiều thế nào.
Vì mỗi một cơng ty đều có những khách hàng trung thành của họ nên
những cố gắng marketing của các cơng ty khác cũng khó mà chiếm được
khách hàng trung thành của họ.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỆN TẠI (2)

1. Tổng tiềm năng của thị trường:
Khái niệm:
Tổng tiềm năng thị trường đối với một sản phẩm hay dịch vụ là giới
hạn tiền của tổng nhu cầu thị trường.
[(): Philip Kotler - Quản trị Marketing - NXB Thống kê; tr.283].

[(): Philip Kotler - Quản trị Marketing - NXB Thống kê; tr.283 - 290].

1
2

6

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

Tổng tiềm năng thị trường đối với một sản phẩm hay dịch vụ là giới
hạn trần của tổng nhu cầu thị trường.
Tổng tiềm năng thị trường không phải là cố định mà nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố và nó sẽ thay đổi khi các yếu tố mà nó phụ thuộc thay đổi.
Và từ đó ta thấy rằng việc dự đốn thị trường ngành cho thấy rằng tiềm
năng của thị trường phụ thuộc rất nhiều vào những cố gắng đối với các kế
hoạch, chương trình marketinh của cơng ty.
Khoảng cách giữa thị trường tối thiểu và tiềm năng thị trường thể
hiện rất rõ sự nhạy cảm của nhu cầu thị trường đối với sự cố gắng
marketing. Đối với thị trường có thể mở rộng được như là thị trường đầu kỹ
thuật số thì quy mơ của nó bị ảnh hưởng bởi khả năng tiếp thị của cơng ty.
Cịn đối với những thị trường không mở rộng được như thị trường nhạc cổ
điển, giao hưởng thính phịng thì nhu cầu của thị trường này không bị phụ
thuộc vào những cố gắng tiếp thị.
2. Tiềm năng của thị trường khu vực.
Vấn đề quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay là việc phải

đối mặt với sự lựa chọn xem khu vực nào là khu vực có thị trường tốt nhất
để từ đó lên kế hoạch phân bổ ngân sách marketing cho thị trường của khu
vực đó một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, có hai phương pháp ước tính
tiềm năng của thị trường khu vực được sử dụng thường xuyên là: phương
pháp xây dựng thị trường và phương pháp chỉ số đa yếu tố.
2.1. Phương pháp xây dựng thị trường:
Phương pháp xây dựng thị trường đòi hỏi phải phát hiện được tất
cả cac khách hàng tiềm năng trên thị trường và ước tính khả năng mua
hàng của họ. Cơng việc này sẽ đơn giản nếu như cơng ty có một bản
danh sách tất cả các khách hàng tiềm năng và kết quả ước tính tốt số

7

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

hàng mà từng người đó sẽ mua. Tuy nhiên, trong thực tế thường khơng
có cả hai dữ liệu trên cùng một lúc.
2.2. Phương pháp chỉ số đa yếu tố:
Hầu hết các công ty đề phải ước lượng tiềm năng của thị trường khu
vực, do lượng khách hàng của công ty lớn nên họ không thể lên danh sách
hết những khách hàng của họ được. Phương pháp được áp dụng phương
pháp chỉ số đơn giản. Đây là phương pháp dựa vào sự nhận biết các nhân tố
có mối liên quan đến tiềm năng thị trường và kết hợip chúng lại thành một
chỉ số. Mỗi chỉ số kèm theo một trong số thể hiện mức độ ảnh hưởng của
chỉ số đó tới mức tiêu thụ của thị trường khu vực.

3. Ước tính mức tiêu thụ của ngành và thị phần.
Cùng với việc ước tính tổng tiềm năng và tiềm năng thị trường của
khu vực thì việc ước tính mức tiêu thụ của ngành và thị phần cũng quan
trọng khơng kém. Ước tính mức tiêu thụ của ngành và thị phần có nghĩa là
phải phát hiện tất cả các đối thủ cạnh tranh của cơng ty và ước tính mức
tiêu thụ của họ.
Hiệp hội thương mại ngành thường hay thu thập và công bố mức
tiêu thụ của ngành mình. Như vậy, mỗi cơng ty có thể tự đánh giá thành
tích của mình so với tồn ngành. Cách khác để ước tính mức tiêu thụ đó
là mua lại những báo cáo của cơng ty nghiên cứu marketing để kiểm tra
tổng mức tiêu thụ và mức tiêu thụ nhãn hiệu. Bằng cách này, cơng ty có
thể so sánh mức tiêu thụ của mình với tồn ngành hay là so với đối thủ
cạnh tranh và từ đó có thể biết được cơng ty mình đang giành thêm được
thị phần hay đang mất dần thị phần.
Những người làm marketing trong lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất
thường rất khó ước tính mức tiêu thụ của ngnhf và các thị phần. Do đó, họ
phải làm việc trong điều kiện ít hiểu về các thị phần.

8

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

4. Ước tính nhu cầu tương lai
Sau khi đã nghiên cứu, ước tính nhu cầu hiện tại thì cơng việc tiếp
theo vơ cùng khó khăn và quan trọng đó là ước tính nhu cầu tương lai. Rất

hiếm các sản phẩm có thể dự báo một cách dễ dàng. Với những sản phẩm
và dịch vụ này thường là có mức cầu tuyệt đối hoặc là có xu hướng khá ổn
định và ở những nơi khơng có cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ cơng cộng,
hay là cạnh tranh ổn định / nhóm độc quyền hoàn toàn. Trên thị trường,
tổng nhu cầu và nhu cầu của cơng ty thường khơng ổn định vì thế dự báo là
một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của công ty.
Hầu hết các công ty thường sử dụng quy trình ba giai đoạn để dự báo
mức tiêu thụ: dự báo kinh tế vĩ mô, dự báo ngành, dự báo mức tiêu thụ của
công ty.
Dự báo kinh tế vĩ mơ là dự báo tình trạng lạm phát, thất nghiệp, các
chính sách tài chính - tiền tệ của chính phủ, tình hình xuất nhập khẩu, chi
tiêu của người tiêu dùng, mức độ đầu tư, GDP, GNP v.v... từ đó cơng ty sẽ
dự báo mức tiêu thụ của mình.
Tất cả các dự báo đều phải dựa trên 3 thơng tin cơ bản: Người ta nói
gì, người ta làm gì và người ta đã làm được gì. Đối với thơng tin thứ nhất:
địi hỏi phải thăm dị điều tra dư luận của khách hàng hay những người thân
và bạn bè của họ. Đối với thông tin thứ hai để thực hiện được phải dùng
đến phương pháp là đưa sản phẩm ra thị trường nhằm thăm dò và đo lường
phản ứng của người mua. Thơng tin cuối cùng địi hỏi phân tích các số liệu
về hành vi mua sắm trong quá khứ của khách hàng hoặc là sử dụng phương
pháp phân tích chuẩn thời gian hay phân tích thống kê nhu cầu.

9

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG.

1. Tổng hợp ý kiến khách hàng (1)

Dự đoán ý định mua của khách hàng là một nghệ thuật. Điều này đòi
hỏi đến sự quan sát khách hàng. Những quan sát này sẽ có ý nghĩa rất to
lớn nếu người mua có ý định khá rõ ràng, sẽ thực hiện nó và nói cho người
phỏng vấn biết. Thường thường, các doanh nghiệp sẽ tổ chức các cuộc điều
tra để tổng hợp ý định mua của khách hàng thông qua các phiếu điều tra,
rồi tập hợp lại những câu trả lời của khách hàng để từ đó có thể đưa ra các
dự đốn.
2. Tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng (2)
Trong những trường hợp không thể thu thập được ý kiến của khách
hàng, doanh nghiệp có thể yêu cầu các đại diện bán hàng của mình đánh
giá. Mỗi đại diện bán hàng sẽ ước tính xem khả năng mua sản phẩm của
mỗi khách hàng là bao nhiêu. Tuy nhiên, rất ít các doanh nghiệp sử dụng
phương pháp này vì sự đánh giá của các đại diện bán hàng có độ chính xác
chưa được cao lắm do ý kiến chủ quan của họ bị thiên lệch, hoặc rất lạc
quan, hoặc rất bi quan về triển vọng tiêu thụ sản phẩm, tùy thuộc vào tình
hình bán hàng thực tế của họ. Mặt khác, còn lý do nữa dẫn đến sự thiếu sự
chính xác những đánh giá của đại diện bán hàng là do trình độ của họ, họ ít
am hiểu về vấn đề kinh tế lớn hơn như tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm
phát và thất nghiệp v.v… ảnh hưởng đến mức độ sống và khả năng tiêu
dùng của dân chúng và khơng biết được kế hoạch marketing của doanh
nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến doanh số trong tương lai ở khu vực thị
trường của họ hay khơng. Họ có thể đánh giá thấp nhu cầu thị trường để
doanh nghiệp sẽ đưa ra mức hạn tiêu thụ thấp. Cũng có thể họ khơng có
đủ thời gian để dành cho việc đánh giá hoặc coi đây không phải là vấn đề
quan trọng.


[(), (2): Philip Kotler - Quản trị Marketing - NXB Thống kê; tr.230]

1
2

10

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

Giả sử những sai lệch từ việc đánh giá đó có thể khắc phục được, thì
việc cho nhân viên bán hàng tham gia dự đốn cũng có một số lợi ích. Các
đại diện bán hàng có thể hiểu rõ hơn nhưng xu hướng sản phẩm so với bất
kỳ một nhóm nào khác. Thơng qua vào q trình dự đốn, các nhân viên
bán hàng có thể hiểu rõ hơn những xu hướng phát triển so với bất kỳ một
nhóm nào khác. Thơng qua việc tham gia vào q trình dự đốn, các nhân
viên bán hàng có thể tin tưởng hơn vào hạn mức tiêu thụ của mình và nỗ
lực hơn để hồn thành hạn mức đó.
3. Ý kiến chuyên gia (1)
Các doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các dự đốn của các
chuyên gia. Các chuyên gia ở đây bao gồm các hiệp hội thương mại, trung
tâm tư vấn marketing, nhà cung cấp, nhà phân phối và các đại lý bán hàng.
Các doanh nghiệp cũng có thể mời một nhóm các nhà tư vấn đặc biệt
để thực hiện dự báo cho doanh nghiệp. Các chuyên gia này trao đổi ý kiến,
thảo luận với nhau để đi tới những quyết định cuối cùng. Hoặc doanh

nghiệp có thể yêu cầu từng chuyên gia đưa ra ý kiến riêng của họ, một
chuyên viên phân tích rồi đưa ra kết luận cuối cùng. Hoặc họ có thể cung
cấp những ý kiến dự đoán cá nhân, chúng sẽ được chuyên gia phân tích của
doanh nghiệp xem xét lại, hiệu chỉnh và sau đó lại tiếp tục bằng những
vùng đánh giá sâu rộng hơn nữa.
4. Phương pháp thử nghiệm thị trường. (2)
Trong những trường hợp mà các khách hàng khơng dự tính việc mua
hàng của mình một cách thận trọng, hoặc các chuyên gia đưa ra những dự
đoán thiếu tin cậy, thì một cuộc thử nghiệm thị trường là cần thiết. Một
cuộc thử nghiệm thị trường trực tiếp càng quan trọng hơn khi cần dự đoán
[(); (2); Philip Kotler - Quản trị Marketing - NXB Thống kê; tr.231]

1
2

11

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

mức tiêu thụ của một mặt hàng mới, hoặc của một sản phẩm đã ổn định
trong một kênh phân phối mới hay một khu vực mới.
5. Phân tích thống kê mẫu (1)
Đây là phương pháp phức tạp có độ tin cậy cao. Phương pháp này
đòi hỏi các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh, nhất là doanh số bán
hiện thực của doanh nghiệp phải chi tiết, hệ thống và chính xác. Các dữ

liệu này sẽ được truy nhập vào máy tính và các chun gia sẽ mơ hình hóa
thơng qua cơng thức tốn học. Hạn chế của phương pháp này là khơng
lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường marketing.
6. Một số chú ý khi tiến hành lập dự báo đối với doanh nghiệp. (2)
- Rất khó đạt được độ chính xác như mong muốn khi dự báo. Bởi vì,
các thơng tin được sử dụng khi dự báo rất đa dạng và độ tin cậy khác nhau,
bên cạnh đó là sự thay đổi và tác động của một loạt các nhân tố từ mơi
trường marketing. Có thể một dự báo được xây dựng một cách công phu và
khoa học cao nhưng lại khơng chính xác bởi thời điểm công bố dự báo và
thời gian thực hiện dự báo là khác nhau các điều kiện đã thay đổi, thậm chí
khi người ta giả định các điều kiện ảnh hưởng khơng thay đổi nhưng tính
khả thi của dự báo vẫn khơng lớn.
- Doanh nghiệp có thể chọn lựa một hay kết hợp sử dụng các loại
phương pháp dự báo khác nhau. Nếu có thể doanh nghiệp nên sử dụng nhiều
phương pháp dự báo, từ đó so sánh và xác định dự báo có tính khả thi.
- Trong q trình xây dựng dự báo nhu cầu (doanh số bán), doanh
nghiệp cần thấy rõ mối quan hệ giữa nhu cầu thực tế và tiềm năng bán, với
doanh số bán kỳ vọng thường biến thiên cùng chiều nhưng chưa hẳn biến
thiên cùng chiều lợi nhuận. Doanh số bán kỳ vọng là thương số giữa doanh
số bán thực tế và tiềm năng của doanh nghiệp.
[(), (2): Philip Kotler - Quản trị Marketing - NXB Thống kê; tr.293 - 294].

1
2

12

Vũ Thị Hải Thương



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG.

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG

1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (02/3/1968),
Xí nghiệp may Chiến Thắng trước kia và nay là Công ty Cổ phần may
Chiến Thắng tính đến nay đã trịn 38 tuổi.
Hơn ba mươi năm xây dựng và trưởng thành, sự phát triển của Công
ty gắn liền với những sự kiện lịch sử lớn lao của đất nước. Mặc dù trải qua
giai đoạn nhưng cái tên Chiến Thắng luoon được giữ gìn năng niu, thể hiện
ý chí và quyết tâm phấn đấu của mỗi cán bộ của công nhân trong Công ty.
Những ngày đầu mới thành lập Cơng ty chỉ có 200 máy dập chân và
300 cán bộ công nhân viên sản xuất thủ công. Mặt bằng sản xuất là khu nhà
kho cũ nát. Lúc này, xí nghiệp có 2 phân xưởng may và một phân xưởng
cắt để sản xuất những sản phẩm đơn giản phục vụ quốc phòng. Với cơ sở
vật chất nghèo nàn, lạc hậu, chắp vá, khơng có thiết kế, máy móc thiết bị
hồn tồn thủ cơng nên xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trên bước đường
phát triển.
Được sự giúp đỡ của các cấp, cơ sở vật chất dần được bổ sung, nhà
xưởng được mở rộng. Sau một thời gian tập dượt, xí nghiệp bắt đầu làm
hàng xuất khẩu. Lúc này để đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ mới, thiết bị của
xí nghiệp liên tục được bổ sung, các máy dập chân được thay thế dần bằng
các máy chạy điện, nhiều thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất và chất

lượng sản phẩm. Do đó đến đầu những năm 80, xí nghiệp đã sản xuất được

13

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

1 triệu sản phẩm. Đặc biệt về sản phẩm trong giai đoạn này có mẫu mã,
kiểu dáng, chủng loại vải và màu sắc rất phong phú. Dây chuyền sản xuất
không phải ổn định một mặt hàng mà chuyển đổi liên tục do đó tạo tính
năng động cho cơng nhân và u cầu về vệ sinh công nghiệp, tay nghề
cũng được nâng lên. Qua giai đoạn này đội ngũ công nhân của Công ty đã
phần nào tiếp thu được công nghệ may của Liên Xơ, tuy cịn đơn giản
nhưng nó cũng là một bước đổi mới nâng cao được trình độ tay nghề cho
công nhân.
Đến đầu những năm 90, sự sụp đổ của các nước XHCN đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta: Các nguồn viện trợ khơng cịn,
đầu ra và đầu vào bị mất, xí nghiệp phải đóng cửa. Trước tình hình đó, để
tồn tại và phát triển công ty đã tập trung đổi mới công nghệ để chuyển thị
trường tiêu thụ sang khu vực 2 bằng nguồn vốn vay của Bộ cấp. Công ty đã
đổi mới máy móc và thiết bị, đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp nhà xưởng
để đảm bảo điều kiện làm việc của công nhân và đáp ứng yêu cầu của
khách hàng mới.
Công ty đã tổ chức các cuộc hội thảo về may của Nhật và Hồng
Kông để nắm bắt thông tin và giới thiệu quảng cáo với khách hàng nước
ngoài nhằm ký được nhiều hợp đồng may gia công như hợp đồng với Nam

Triều Tiên, Hồng Kông, Đài Loan và Nhật. Các sản phẩm chính của Cơng
ty ở giai đoạn này là áo Jacket, quần áo váy các loại, áo len dạ. Để giữ
khách hàng và thu hút được nhiều hàng mới, Cơng ty từng bước thực hiện
q trình đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh trong nước và thị
trường quốc tế.
Ngày 25/8/1992, theo Quyết định số 730 CNN của Bộ Cơng nghệ
nhẹ, Xí nghiệp may Chiến Thắng trở thành Công ty Cổ phần may Chiến
Thắng, mở rộng quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho Công ty. Công ty

14

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

có quyền ký kết các hợp đồng xuất khẩu với nước ngồi, chủ động tìm
kiếm khách hàng. Những ngày đầu làm quen và đối mặt với cơ chế thị
trường, Công ty Cổ phần may Chiến Thắng cũng như các doanh nghiệp
khác trong ngành khơng tránh khỏi các khó khăn. Nhưng với sự cố gắng nỗ
lực đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã thực hiện nhiều
biện pháp nỗ lực đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã
thực hiện nhiều biện pháp tìm kiếm thị trường. Và giai đoạn này, Cơng ty
đã có những biến đổi về chất, tăng trưởng khơng chỉ bằng lao động cần cù
mà trong từng sản phẩm đã bao hàm những giá trị chất xám kết tinh từ suy
nghĩ và hành động của con người.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty:
Công ty Cổ phần may Chiến Thắng là doanh nghiệp hạch toán độc

lập, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty gồm:
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
- Tiến hành kinh doanh nhập khẩu trực tiếp, gia cơng các sản phẩm
may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Được mở cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, được liên doanh
liên kết với các tổ chức trong và ngồi nước.
- Cơng ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bảo tồn vốn và phát
triển vốn Nhà nước giao, có tích lũy tái sản xuất mở rộng, đảm bảo công ăn
việc làm, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cần thực hiện đầy đủ
trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp
luật, chính sách của Nhà nước, báo cáo định kỳ lên Tổng Công ty, tiến
hành sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty.

15

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, tận dụng lao động
chăm lo và không ngừng cải tiến làm việc, đời sống vật chất tinh thần cho
công nhân, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên chức.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ mơi trường, giữ gìn trật tự và an toàn
xã hội theo quy định luật pháp thuộc phạm vi quản lý của Công ty.

Để làm tốt các nhiệm vụ kinh doanh và nghĩa vụ đối với xã hội và
Nhà nước trong điều kiện kinh doanh đầy biến động của thị trường cùng
với khó khăn chung của ngành, ban lãnh đạo cùng tồn bộ cán bộ cơng
nhân viên của Cơng ty đã cố gắng vượt khó khăn và phát triển hơn nữa trên
cơ sở chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
3.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty Cổ phần may Chiến
Thắng có những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
Về sản phẩm do tính chất của sản phẩm may mặc mang nặng yếu tố
mùa vụ và thời trạng nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu
ảnh hưởng rất lớn.
Cụ thể, mùa hè Công ty phải sản xuất ra các mặt hàng phục vụ mùa
đông để kịp tung ra thị trường, ngược lại mùa đông lại sản xuất hàng phục
vụ hè năm sau.
Do thị trường may mặc là một thị trường luôn biến động, nhu cầu
của thị trường ln thay đổi, mang đậm nét tính chất “mốt” của thời trang.
Nếu doanh nghiệp không kịp thời cập nhật xu hướng của thị trường,
của thời trang quốc tế sẽ bị lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của thị

16

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

trường thậm chí dẫn đến thua lỗ. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thị

trường, Công ty cần thường xuyên nghiên cứu thị trường, liên tục thay đổi
mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm.
Về tình hình tiêu thụ, do đặc điểm gia công theo đơn đặt hàng nên
chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thời hạn… đều phụ thuộc vào
bạn hàng khi sản xuất theo phương thức nào, Công ty sẽ không phải đầu tư
nhiều vào công tác cải tiến sản xuất, thiết kế mẫu mã hay hệ thống các cửa
hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý phân phối v.v… Tuy nhiên, điểm hạn chế
của gia công là không mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, ảnh hưởng
đến khả năng chủ động trong kinh doanh, đặc biệt là nắm bắt các cơ hội
kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy
mà phương hướng nhiệm vụ mà Công ty Cổ phần may Chiến Thắng đặt ra
là giảm dần tỷ lệ doanh thu từ phương thức gia công theo đơn đặt hàng tiến
tới nhập nguyên liệu và bán thành phẩm.
3.2. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
ủy và Ban Giám đốc Cơng ty và sự nỗ lực phấn đấu của tồn thể nhân
viên trong Công ty, cùng với sự quan tâm của cấp trên, sự giúp đỡ nhiệt
tình của các đơn vị trong cùng Tổng Công ty mà nay là Tập đồn dệt
may Việt Nam, sự ủng hộ của chính quyền địa phương mà hoạt động sản
xuất của Công ty Cổ phần may Chiến Thắng đã đạt được một số thành
tựu nhất định.
Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng dần, năm sau thường
cao hơn năm trước. Doanh thu, lợi nhuận cũng tăng đều hằng năm, Cơng ty
hồn thành đúng và đầy đủ mọi nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước.
Cơng ty đã tìm kiếm, duy trì và mở rộng được nhiều thị trường mới,
thị trường tiềm năng, thách thức dần với yêu cầu khắt khe của thị trường,

17

Vũ Thị Hải Thương



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

dần từng bước ổn định thị trường cho các sản phẩm may mặc. Ln quan
tâm, chăm sóc đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Năm 2005, nhờ việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường tạo sự chuyển
biến từ phương thức gia công (CMP) sang phương thức sản xuất mua
nguyên liệu bán thành phẩm (FOB), đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh, các chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, tổng doanh thu, doanh thu
công nghiệp, doanh thu xuất khẩu… tăng từ 35 - 40% so với năm 2004.
Dưới đây là kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây:

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG NĂM 2003, 2004, 2005
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2003

Năm 2004

Năm 2005


Trđ

60.000

14.687

135.224

Doanh thu
- Doanh thu xuất khẩu
- Doanh thu bán FOB
- Doanh thu bán nội địa

Trđ



81.027
53.414
25.424
2.189

101.283
66.767
31.780
2.736

126.603
83.458
39.725

3.420

3

Nộp ngân sách

Trđ

178

218

365

4

Kim ngạch xuất khẩu

1000 USD

25.248

29.269

36.042

5

Kim ngạch nhập khẩu


1000 USD

15.534

13.053

14.369

6

Lợi nhuận

Trđ

1.795

3.419

3.648

7

Thu nhập bình quân

967

1.050

1.200


1

Giá trị SXKD

2

Nđ/th

(Nguồn: Phịng Tài vụ)
Qua báo cáo trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy chỉ trong 2 năm từ
năm 2003 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đã tăng hơn gấp
hai lần từ 60 tỷ năm 2003 và trên 130 tỷ năm 2005, kim ngạch xuất khẩu và
lợi nhuận cũng tăng đáng kể. Đáng nói nhất là thu nhập bình quân đầu

18

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

người đã tăng lên từ mức 1 triệu đồng/ người lên 1,2 triệu đồng/ người và
sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm sắp tới.
Để đạt được kết quả như vậy, là cả một sự cố gắng nỗ lực không
ngừng của công ty. Mục tiêu hàng đầu mà công ty đặt ra là sự tăng trưởng
về số lượng, mở rộng gia tăng các loại mặt hàng, chủng loại sản phẩm, chú
trọng cải tiến, quản lý kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng
phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng tạo được

chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm của cơng ty mình.
Năm 2005, nhờ những nỗ lực đó mà sản lượng sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa của cơng ty tăng gấp 1,5 lần so với cùng thời điểm năm 2004.
Ta có thể thấy rõ điều này qua báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm sau.
Bảng báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ một số
sản phẩm chính của Công ty Cổ phần may Chiến Thắng
NĂM 2003
STT

Mặt hàng

ĐVT

NĂM 2004

NĂM 2005

Số lượng tiêu thụ

Số lượng tiêu thụ

Số lượng tiêu thụ

Tổng số

Xuất khẩu

Tổng số


Xuất khẩu

Tổng số

Xuất khẩu

1

Áo Jackét các loại

SP

1.018.878

1.009.405

513.820

797.025

1.244.229

1.190.919

2

Sơmi các loại

SP


58.542

53.884

227.193

220.224

236.620

213.518

3

Quần áo các loại

SP

213.958

213.119

590.081

588.541

778.488

750.236


4

Khăn trẻ em các loại

SP

20.770

1.864763

998.149

886.283

201.444

194.373

5

Các sản phẩm may khác

SP

115.501

112.796

158.354


148.434

460.782

47.596

6

Găng tay da

SP

1.616.888

1.494.358

*

1.190.969

989.500

973.623

7

Thảm len

54.041


*

68.423

*

19.617

*

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Xuất nhập khẩu)

19

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng cao chứng tỏ Cơng ty có
một thị trường tiêu thụ khá ổn định và ngày càng được mở rộng.
3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết đến việc
“thành” hay “bại” trong công việc kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Sản phẩm sản xuất ra mà khơng có thị trường tiêu thụ thì người tiêu dùng
sẽ khơng biết đến và tiêu dùng sản phẩm đó. Chính vì vậy, mỗi doanh
nghiệp khi tham gia hoạt động trên thương trường đều lập một kế hoạch
tiêu thụ riêng cho công ty. Trên thị trường, mỗi doanh nghiệp chỉ chiếm

lĩnh một phần thị trường nào đó, phần thị trường này được thể hiện ở tỷ
trọng hàng hóa nó được tiêu thụ trong thị trường. Các doanh nghiệp ln
phải tìm cách duy trì và mở rộng tỉ trọng trong hàng hóa của mình trên thị
trường. Việc mở rộng thị trường được thực hiện trực tiếp qua công tác tiêu
thụ và vấn đề này lại phụ thuộc vào quá trình sản xuất, nghiên cứu và dự
báo thị trường, khách hàng v.v… do đó để tìm kiếm, mở rộng thị phần mà
vẫn đảm bảo được tăng doanh thu và lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng
đầu của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh gay gắt như hiện nay.
Cũng giống như đa phần các doanh nghiệp sản xuất khác, Công ty
may Chiến Thắng cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định khi mà
các sản phẩm dệt may nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng được
đánh giá là các sản phẩm nhạy cảm, có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường và được phân tích đánh giá theo khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Vì vậy việc tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường là việc làm khó khăn
và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ doanh nghiệp.
Với ưu thế là sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao, tuy
có ưu thế trên thị trường và có đến 95% lượng sản phẩm sản xuất ra dùng

20

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

cho xuất khẩu, Công ty Cổ phần may Chiến Thắng bước đầu cũng có
những lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác.
Song để có được thành quả đó là sự phấn đấu bền bỉ của cả một tập

thể đoàn kết trong công ty những năm qua. Công ty đã khẳng định được vị
trí của mình trên thị trường.
Ta có thể phân thị trường tiêu thụ của Công ty thị trường từng xuất
khẩu và thị trường nội địa.
a) Thị trường xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các nước có nhu cầu
nhập khẩu của các sản phẩm may mặc có chất lượng tiêu chuẩn cao như
Jasket, áo sơmi, quần thể thao, găng tay, băng phôn, các sản phẩm thêu
v.v… Có thể kể đến những khách hàng thường xuyên như: Mĩ, Đức, Nhật,
Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha v.v… đây là những thị trường hấp dẫn,
phong phú có nhu cầu đa dạng của ổn định.
Có thể cụ thể hơn về các thị trường tiêu thụ qua bảng sau:
Bảng: Thị trường tiêu thụ của Công ty:
STT

Mặt hàng

Thị trường tiêu thụ

1

Áo Jacket

Mĩ, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Úc, Thụy
Sĩ, Canada, Phần Lan v.v…

2

Quần áo các loại


Mĩ, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc

3

Áo gông, áo váy

Mĩ, Đức

4

Sơ mi

Mĩ, Đức, Tây Ban Nha

5

Mũ nữ

Hà Lan

6

Áo thun



7

Quần áo bơi


Nhật

8

Quần áo trẻ em

Nhật

9

Quần áo thể thao

Nhật, các thị trường khác

10

Găng gôn

ECP, Châu Mĩ La tinh

21

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

11


Găng đơng

Hàn Quốc, Đức

12

Thêu

Các thị trường khác
(Nguồn: Phịng Kế hoạch - Xuất nhập khẩu)

b) Thị trường nội địa:
Một thực tế ở Công ty Cổ phần may Chiến Thắng là doanh thu từ thị
trường nội địa chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của tồn Cơng
ty. Thị trường nội địa của Công ty chưa được quan tâm một cách đúng đắn.
Cũng phải nói tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa là một bài
tốn khó đối với tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi mà có đến
70% hàng hóa trên thị trường nội địa là các sản phẩm của Trung Quốc,
Thái Lan, Đài Loan… với mẫu mã phong phú giá cả hợp lý với đại bộ phận
người dân Việt Nam. Cùng với hàng nhập khẩu lậu với số lượng và giá cả
lại vô cùng hấp dẫn với người dân của chúng ta.
Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng sản phẩm của chúng
ta chưa phát huy hết khả năng vốn có của nó, bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ
như giá cịn cao, mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại chưa được phong phú.
Khâu marketing đối với thị trường này cịn ít.
Chưa có hệ thống phân phối, đại lý trên cả nước nên hạn chế khả
năng tiêu thụ hàng hóa.
Nhận thức được thị trường nội địa còn đang bị bỏ ngỏ với trên 80
triệu dân, năm 2005, Công ty Cổ phần may Chiến Thắng đã đầu tư thêm

máy móc, thiết bị, nhân cơng, vật lực để nghiên cứu, sản xuất và cho ra đời
những sản phẩm phù hợp để tiêu thụ trên thị trường nội địa, có sử dụng các
sản phẩm dệt may có chất lượng cao của các công ty dệt trong nước nhằm
thắt chặt hơn nữa mối quan hệ liên kết dệt may còn lỏng lẻo.

22

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

Dưới đây là báo cáo kim ngạch xuất khẩu trên thị trường một số thị
trường chính các năm.

23

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
TRÊN MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHÍNH NĂM 2003, 2004, 2005
Năm 2005
STT


Trị giá
gia công
(USD)

Năm 2004

Trị giá
FOB
(USD)

Trị giá
gia công
(USD)

Năm 2003

Trị giá
FOB
(USD)

Trị giá
gia công
(USD)

Trị giá
FOB
(USD)

Tổng kim ngạch 1.239.683 23.709.077 4.961.007 20.287.697 9.617.009

xuất khẩu

19.652.340

1



8.068.711

10.395.592

2

Anh

3

Đức

4

Hà Lan

5

Tây Ban Nha

6


Pháp

7

1.211.859 1.597.692

6.212.370 7.218.477

906.008

1.769.090

124.090

1.240.900

126.179

1.201.922

2.361.858

4.984.333

124.852

3.827.244

858.067


2.554.157

167.672

827.007

119.861

959.897

117.517

682.225

84.267

39.936

167.625

778.675

30.835

141.841

170.752

498.635


222.136

805.680

115.092

532.747

Phần Lan

12.692

101.043

4.828

48.280

*

*

8

Italia

43.672

200.890


*

*

*

*

9

Úc

8.594

39.532

*

*

*

*

10

Nhật

99.038


481.012

297.934

3.487.752

407.307

1.552.376

11

Hàn Quốc

4.800

4.800

22.702

206.230

2.575

12.875

12

Thụy Sĩ


20.190

92.876

7.359

33.851

83.990

556.086

13

Canada

71.708

672.881

180.183

642.918

42.008

420.080

14


Hồng Kông

44.649

446.490

*

*

*

*

15

Thị trường khác

152.973

814.778

138.626

684.399

139.397

1.173.458


16

CHLB Nga

665.483

665.483

307.273

307.273

*

*

17

Đan Mạch

24.760

113.896

9.611

44.210

*


*

24

Vũ Thị Hải Thương


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ
TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG.

1. Nghiên cứu môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động
của Công ty Cổ phần may Chiến Thắng.
1.1. Môi trường quốc tế:
1.1.1. Những ảnh hưởng của nền chính trị
Hiện nay, nước ta đang xây dựng một nền kinh tế theo hướng mở
cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động của
các doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào sự thay đổi của thế giới nói chung
và tình hình chính trị nói riêng thế giới nói riêng.
Sự hội nhập và mở rộng giao lưu giữa các quốc gia tạo ra sự đòi hỏi
các quốc gia tạo ra mối quan hệ khăng khít với nhau. Từ mối quan hệ này
mà các quốc gia đã đầu tư cho nhau để phát triển bằng nguồn vốn tài chính,
khoa học cơng nghệ v.v… Các thể chế chính sách quốc gia cũng ảnh hưởng
to lớn đến sự phát triển của ngành dệt may nói chung và của các cơng ty
may nói riêng.
Trong cơ chế thị trường, các công ty đều muốn sản xuất những sản
phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng để tạo điều kiện cho xuất khẩu

sản phẩm của mình. Cơng ty may Chiến Thắng hàng năm đã xuất khẩu sản
phẩm của mình qua nhiều nước, đặc biệt là thị trường Mĩ, EU, Nhật Bản
v.v… Đặc biệt nhờ tình hình chính trị ổn định của nước ta nên việc xuất
khẩu của Cơng ty có những thuận lợi lớn. Từ đó việc nghiên cứu dự báo
nhu cầu thị trường của cơng ty đơn giản hơn và chính xác hơn.
1.1.2. Những ảnh hưởng của kinh tế quốc tế.
Kinh tế thế giới có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói
chung và ngành dệt may nói riêng. Nó ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu
của Cơng ty may Chiến Thắng cũng như các công ty khác.

25

Vũ Thị Hải Thương


×