Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bia việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.02 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY BIA VIỆT HÀ

1.

Giới thiệu chung

Công ty bia Việt Hà là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh những mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng. Xuất
thân từ xí nghiệp nước chấm Hà Nội được thành lập từ năm 1966, công ty đã
nhiều trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, từ một doanh nghiệp âm 2 tỷ đồng
không có khả năng trả nợ, nhà xưởng thiết bị hầu như không có gì, hàng trăm
lao động có tay nghề thấp, ngày nay công ty đã lớn mạnh, với tổng vốn cố định
là 130 tỷ đồng và các sản phẩm chính là bia hơi Việt Hà; nước khoáng OPAL,
công ty đã là một trong những thương hiệu mạnh được nhiều người tiêu dùng
biết đến. Ngoài ra, công ty còn tham gia điều hành nhiều loại hình doanh nghiệp
khác nhau như DN nhà nước (Công ty Việt Hà, công ty kinh doanh thực phẩm vi
sinh, xí nghiệp mỹ phẩm Hà Nội, xí nghiệp chế phẩm vi sinh); các công ty liên
doanh (liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á, liên doanh IBD – công ty phân
phối đồ uống Quốc tế); các công ty cổ phần (Công ty cổ phần Việt Hà, công ty
cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội). Hiện nay, công ty đã tạo dựng được một vị thế
vững chắc trên thị trường là một đơn vị làm ăn có hiệu quả, đứng đầu trong
ngành công nghiệp thủ đô và là doanh nghiêp luôn dẫn đầu trong việc đóng góp
ngân sách cho thành phố Hà Nội.
2.

Chiến lược của công ty


Trên thị trường hiện nay thương hiệu bia Việt Hà đã trở nên khá quen thuộc với
người tiêu dùng ở các tỉnh phía Bắc, sẽ rất dễ dàng nhận biết bia Việt Hà qua


màu vàng đặc trưng. Đây là một lợi thế lớn cho công ty trong việc tao được ấn
tượng trong con mắt người tiêu dùng. Trong kinh doanh, ngoài các yếu tố về giá
cả và chất lượng, có rất nhiều yếu tố khác quyết định nên sự thành bại của một
công ty, một trong những yếu tố mà chúng ta phải kể đến đó là sự cạnh tranh về
thương hiệu. Một công ty có thương hiệu mạnh sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, dễ
dàng tạo được niềm tin với khách hàng. Và công ty bia Việt Hà cũng vậy, với
việc luôn luôn đề cao những chính sách về chất lượng là nền tảng để tạo nên sự
thành công to lớn của công ty bia Việt Hà ngày nay. Để tiếp tục duy trì và khẳng
định thương hiệu bia Việt Hà trên thị trường, công ty đã có một mục tiêu là
nâng cao chất lượng quy trình sản xuất bia. Đây là một chiến lược quan trọng,
một ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng và nâng cao công suất dây
chuyền sản xuất bia của công ty bia Việt Hà nhằm đáp ứng được khối lượng
khách hàng ngày càng tăng cả về lượng và chất, và hơn nữa là để khuếch trương
thương hiệu, tạo ra một bản sắc riêng của bia Việt Hà.
3.

Kế hoạch tổng hợp

a) Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đặc biệt là các cán bộ phụ trách
trong quy trình sản xuất, cán bộ kĩ thuật, cán bộ chất lượng.
Hiện nay nguồn lao động chủ yếu của công ty là lao động phổ thông và học
nghề (khoảng 70%), những người có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm
khoảng 29,5%, trong đó chủ yếu là các công nhân lao động gián tiếp. Đội
ngũ lao động như vậy rất khó đáp ứng được yêu cầu của công việc nhất. Để
nâng cao hơn trình độ của công nhân viên, công ty cần phải tổ chức đào tạo ,


bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật
để họ có khả năng tiếp thu, đánh giá và dự đoán xu hướng phát triển của công
nghệ liên quan, có khả năng vận hành các thiết bị công nghệ tiên tiến, đem lại

hiệu quả cao và hơn nữa, họ phải có khả năng chọn những công nghệ cần thiết,
phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có sự chuyển dịch lao
động từ bộ phận này sang bộ phận khác, nhưng ở bộ phận này lao động có
trình độ tay nghề khi sang bộ phận khác lại không phù hợp mà việc đào tạo
lại lao động rất khó khăn. Cộng với do ảnh hưởng của nề lối làm việc cũ nên
một số công nhân của công ty chưa có tác phong công nghiệp. Công ty phải
tổ chức kiểm tra tay nghề công nhân theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và
hàng năm, trên cở sở đó phân loại tay nghề công nhân để điều phối sản xuất
cho phù hợp
b) Đầu tư trang thiết bị để đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất kinh
doanh.
Trong những năm đầu hoạt động, những trang thiết bị kỹ thuật của công ty rất lạc
hậu vì thế hoạt động sản xuất luôn thấp hơn công suất thiết kế và chất lượng các
sản phẩm làm ra chưa cao, điều này sẽ không phù hợp trong nền kinh tế thị
trường nhiều cạnh tranh và nhất là đối với những sản phẩm có yêu cầu về chất
lượng như bia.
Vì vậy đổi mới công nghệ là vấn đề tất yếu, nó quyết định sự tồn tại và phát
triển của các công ty, công nghệ tác động đến khả năng cạnh tranh, đến chất
lượng và giá cả sản phẩm. Do đó đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đổi mới công
nghệ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong những năm gần


đây, công ty đã dần từng bước nâng cấp trang thiết bị, đổi mới công nghệ và đã
thu được những thành tựu nhất định. Và hiện nay công ty đang cân nhắc về
quyết định đầu tư thêm để đổi mới công nghệ, tuy nhiên bằng cách nào thì sẽ
được xác định qua chiến lược, định hướng kinh doanh của công ty.
c) Đảm bảo các trang thiết bị phục vụ sản xuất hoạt động đúng theo công
suất đã thiết kế, tránh lãng phí.
Trên thực tế, dây chuyền sản xuất bia chưa được huy động hết công suất. Công

suất thiết kế là 12 triệu lít, trong đó mới huy động đến 10,73 triệu lít. Giá trị khấu
hao hàng năm là 650 triệu đồng. Việc sản xuất thấp hơn so với công suất làm cho
giá thành sản phẩm tăng lên. Việc nâng công suất của dây chuyền sẽ mang lại
những kết quả sau:
 Tăng sản lượng, tăng lượng bia tiêu thụ, tăng thị phần của công ty, mở rộng
thị trường, tăng doanh thu, tăng lượng khách hàng.
 Tạo sự gắn bó giữa các điểm tiêu thụ là hộ gia đình-khách hàng-công ty, đây
là điều quan trọng để tiếp nhận những thông tin phản hồi từ các cơ sở tiêu thụ
và khách hàng.
 Tận dụng tối ưu nguồn lao động sẵn có.
 Giảm chi phí tồn kho nguyên vật liệu, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn
lưu động.
 Chi phí khấu hao trong giá thành hạ xuống, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Vì vậy công ty đang cố gắng phát huy hết năng lực của dây chuyền sản xuất.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra lại là làm thế nào để tiêu thụ hết lượng sản xuất thêm.


Song hiện nay tốc độ gia tăng nhu cầu thị trường với sản phẩm bia hơi ngày một
tăng, mặt khác với những biện pháp đưa ra trong phần đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm nên khi công ty huy động hết công suất của dây chuyền thì sản phẩm vẫn
được tiêu thụ hết.
e) Hoàn thiện hệ thống nhà xưởng phục vụ cho bảo quản nguyên vật liệu
cũng như thành phẩm của công ty.
Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng trong sản xuất, cung ứng đồng
thời cũng là yếu tố đảm bảo kế hoạch sản xuất đúng theo kế hoạch. Công ty chú
trọng trong việc bố trí hệ thống nhà xưởng sao cho thuận tiện cho việc sản xuất
tránh xảy ra tình trạng ngắt quãng trong sản xuất.
g) Mở rộng mạng lưới kênh phân phối, xúc tiến hoạt động bán hàng để tạo
động lực cho sản xuất
Công ty nên chú trọng phát triển mạnh hơn nữa hệ thống kênh phân phối để kích

thích hoạt động sản xuất. Hiện nay các đại lý của công ty bia Việt Hà có quy mô
còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh, điều này không chỉ đơn thuần nằm ở
chất lượng sản phẩm mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như hình ảnh,
thương hiệu của công ty. Công ty có thể hỗ trợ vốn cho các đại lý của mình để
biến các đại lý này thành những điểm bán bia hơi có quy mô lớn không chỉ trên
địa bàn Hà nội mà còn cả các tỉnh lân cận, trạng tình trạng kinh doanh manh
mún, cơ sở vật chất của các đại lý tư nghèo nàn. Ngoài ra, việc giao và vận
chuyển bia con rất bất cập, hiện nay, hầu như các đại lý khi cần nhập bia hơi đều
đến địa chỉ 57 Quỳnh Lôi để nhập hàng, và phương tiện vận chuyển chủ yếu là
xe máy, việc này làm giảm chất lượng sản phẩm trong khi vận chuyển và tạo ra
ấn tượng không tốt trong con mắt người tiêu dùng.


4. Kế hoạch nguyên vật liệu.
Hiện nay nguyên vật liệu chính của công ty là Matl, Gạo và nước trong đó Malt
là nguồn nguyên liệu chính (chiếm 70% nguồn nguyên liệu sản xuất bia) công ty
phải tiến hành nhập khẩu hay mua lại của các doanh nghiệp khác. Hiện nay,
công ty ký hợp đồng với rất nhiều cây cung ứng có uy tín của Anh, Đan Mạch,
Pháp, Úc. Quá trình ký kết hợp đồng được xây dựng rất kỹ lưỡng, trong đó bên
bán phải đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng mà công ty đưa ra. Bên cạnh
đó, công ty luôn duy trì mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng từ để tránh tình
trạng gây ra biến động từ bên nhà cung cấp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt
động của công ty, nhất là nguồn nguyên liệu chính này không thể sản xuất trong
nước được.
Đối với nguồn nguyên liệu Gạo: là nguồn nguyên liệu có thể tự tìm kiếm ở trong
nước, gạo ở đây được chọn với chất lượng phải tốt, hạt gạo phải đều, tỷ lệ vỏ hạt
rất nhỏ và phải được kiểm tra kỹ với các thông số như độ ẩm của hạt gạo, độ
trong…Nguồn nguyên liệu này có thể kiếm dễ dàng trong nước nên nó ít xảy ra
rủi ro lớn nếu có biến động gì xảy ra. Do gạo là nguyên liệu phụ được thêm vào
để giảm giá thành của sản phẩm nên tỷ lệ của gạo trong sản xuất bia thấp hơn rất

nhiều, nó chỉ chiếm khoảng 30% khối lượng nguyên liệu để sản xuất. Hiện nay
Tổng Công ty lương thực Việt Nam, với trụ sở tại Hà Nội là nơi cung cấp chính
gạo cho công ty do vậy đây là cơ hội tốt để công ty giảm chi phí vận chuyển và
các chi phí khác phát sinh trong thu mua. Mặc dù vậy để đảm bảo tốt nguyên
liệu gạo cho sản xuất, công ty vẫn ký kết thêm hợp đồng thu mua với một vài
đối tác khác để tránh trường hợp Tổng công ty lương thực Việt Nam không đủ
khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty hay việc công ty bị ép giá.


Nước là thành phần chính của bia, công ty bia đã ký kết hợp đồng cung cấp
nước sạch với công ty nước sạch Hà Nội để đảm bảo chất lượng nguồn nước cho
quá trình sản xuất, nước được dùng để sản xuất bia là loại nước có hàm lượng
Ca và Mg thấp, các khoáng chất khác phải đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng đề
ra nhằm đảm bảo chắc chắn sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng bia.
Ngoài ra còn có đường, mạch nha, hoa bia đều được kiểm tra rất kỹ lưỡng trước
khi đưa vào quy trình sản xuất và để đảm bảo được yếu tố này thì các cán bộ
công nhân viên thuộc bộ phận kho thực hiện nhiệm vụ này
Bộ phận kho của công ty bia Việt Hà có 6 người với nhiệm vụ đảm bảo cho
nguyên liệu khi nhập vào kho và đến khi xuất kho cần phải đảm bảo chất lượng
theo tiêu chuẩn quy định. Cán bộ nhân viên trong kho luôn tiến hành kiểm tra
định kỳ và tiến hành hoạt động xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất
trước để đảm bảo thời gian nguyên vật liệu ở trong kho không quá lâu, tránh tình
trạng ảnh hưởng xấu đối với chất bia.
Như vậy nếu đảm bảo được tốt chất lượng nguyên vật liệu đầu vào công ty sẽ
chủ động trong việc thực hiện những mục tiêu, kế hoạch sản xuất đã đề ra.
Và để tránh tối đa tình trạng lãng phí nguyên liệu trong sản xuất cũng như để
đảm bảo được chất lượng của bia, công ty đã xây dựng định mức nguyên liệu
tiêu chuẩn:
Định mức sản xuất 100 lít bia hơi. (Nguồn phòng KHSX và vật tư)
Malt


Gạo

Đường

Houblon

Cao hoa

Điện

13 kg

6 kg

1,5 kg

1 kg

0,4 kg

15 kW

5. Dự báo nhu cầu


Năm 2010 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất đã sản xuất hơn 2,5 tỷ lít
bia. Bốn tháng đầu năm 2011 con số này là 714,6 triệu lít bia, tăng 9,2% so với
cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng ngành bia tại VN, theo thống kê của các
công ty nghiên cứu thị trường, ước đạt 15%/năm. VN có khoảng 350 cơ sở sản

xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số
lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15
nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực
sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.
Về mức tiêu thụ đã có gần 1,5 tỉ lít bia được tiêu thụ trong bảy tháng đầu năm
2011, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tính
riêng trong tháng 7-2011, tiêu thụ bia ước đạt 279,1 triệu lít, tăng 14% so với
cùng kỳ năm 2011.và mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 28-30
lít/người/năm

Lượng bia tiêu thụ ở Việt Nam trong những năm qua và dự kiến tới năm 2015
(Nguồn: Bộ Công thương)


Qua nghiên cứu, phân tích thị trường sản xuất và tiêu thụ bia tại Việt Nam, công
ty có thể hoàn toàn yên tâm trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao công
suất dây chuyền sản xuất, tăng sản lượng bia, mở rộng thị trường tiêu thụ.
6. Điều độ sản xuất
Để đảm bảo quy trình sản xuất của mình, công ty Việt Hà đã lập kế hoạch rất cụ
Gạo

Malt

thể cho từng phòng, ban, cơ sở sản xuất. Cơ cấu sản suất của công ty được phân
Tăng chứa áp lực

chia như sau:
Làm sạch
- Bộ


Làm sạch
phận sản xuất chính

- Bộ phận sản xuất phụ
Nghiền nhỏ
Làmtrợ
ướt
- Bộ
Trộn nước

phận phục vụ sản
xuất
Nghiền
dập

Thùng chứa bia riêng

Rửa thùng

Tất cả đều được chia ra ở các cấp : Cấp công ty, Cấp phân xưởng, Cấp tổ sản

Hồ hóa 86 0c

Đạm hoá

xuất, Nơi làm việc
Dịch hóa 720c

Đường hoá


Để có được sản phẩm cuối cùng, phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau.
Đun sôi 1000c

Trong các phân xưởng củaLọc
nhà máy bia Việt Hà lại có nhiều tổ sản xuất, mỗi tổ
sản
Bà biaxuất chỉ thực hiện một loại công việc nhất định

Chiết kho

Nấu hoá

Xuất
kho thuộc phạm vi
Nhiệm
vụ của các tổ là thực hiện tốt các quy định về chất
lượng
Hoa
Táchchất

tổ mình đồng thời đánh giá
lượng đầu vào cho quy trình sản xuất, bởi quá

Đường

trình sản xuất bia là quá trình gồm rất nhiều công đoạn, sản phẩm của công đoạn
Lắng trong

Cặn nóng


trước sẽ là đầu vào của công đoạn sau, như vậy vấn đề chất lượng sẽ bao trùm

lênsạch
tất
Khí

Làmtrong
lạnh quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng.
cả các công đoạn

Men giống
Thu hồi Co2

Quy trình công
Lên nghệ
men sơ sản
bộ xuất bia hơi (Nguồn phòng Kỹ thuật )
Lên men chính

Thu hồi mem
Lên men phụ

Lọc trắng + KCS



Vô trùng

KẾT LUẬN.
Có thể khẳng định rằng công ty bia Việt Hà là một doanh nghiệp khá thành

công, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong những năm qua nhưng với nỗ
lực không ngừng, với những định hướng kinh doanh đúng đắn, với kế
hoạch sản xuất cụ thể và khoa học, công ty bia Việt Hà đã vươn lên mạnh
mẽ để trở thành một doanh nghiệp hang đầu của cả nước trong lĩnh vực sản
xuất, cung cấp bia trên thị trường nước ta.



×