Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích sự hình thành trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.19 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC).
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại tính văn hóa không
chỉ được đề cập trong các giá trị tinh thần, ứng xử, giao tiếp… mà khái niệm
“văn hóa” được nói tới trong tất cả các mặt của đời sống xã hội. Tầm quan
trọng và tính thích hợp của nó đã được mọi lĩnh vực hoạt động xã hội quan
tâm tới và dường như xã hội càng phát triển thì đồng nghĩa với việc các cấp
độ văn hóa đó tồn tại.
Trong sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau những doanh nghiệp tồn tại và phát triển được là những doanh
nghiệp xây dựng được cho mình những nét độc đáo, sáng tạo,, hiệu quả về
phương thức quản lý về hình ảnh của công ty, thương hiệu, quảng bá hình
ảnh.. Những điều đó được gọi chung là “văn hóa doanh nghiệp”.
Văn hóa doanh nghiệp” đang là vấn đề được bàn luận sôi nổi của những
chuyên gia kinh tế và những nhà kinh doanh hiện nay. Nó được xem là một
loại tài sản vô hình của doanh nghiệp và có tầm quan trọng lớn đối với
không chỉ công ty mà đối với cả nền kinh tế nói chung.
Trong phạm vi nghiên cứu môn học này, tôi xin đề cập tới văn hóa doanh
nghiệp tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). Mối quan hệ nhân quả
trong kinh doanh và văn hóa của BIC.

1. Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ Phần Bảo hiểm BIDV:
 Tên tiếng Việt

: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam
 Tên tiếng Anh

: BIDV Insurance Corporation
1




 Tên viết tắt

: BIC

 Trụ sở chính

: Tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội

 Điện thoại

: 04 22200282

 Email

:

 Website

: www.bic.com.vn

Fax: 04 22200281

BIC là thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ra
đời trên cở sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu
BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm
Quốc tế QBE (Australia) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới
(BIC) kể từ ngày 01/01/2006.
Những lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ gồm: Bảo hiểm mọi rủi ro trong
xây dựng và lắp đặt; Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng; Bảo hiểm hàng
hoá vận chuyển; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản; Bảo hiểm đổ vỡ máy móc; Bảo
hiểm hàng hoá vận chuyển; Bảo hiểm xe cơ giới, ô tô, xe máy; Bảo hiểm
cháy và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểu tàu; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo
hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm tai nạn
con người, bảo hiểm kết hợp con người; Bảo hiểm du lịch.
- Nhận tái và tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân
thọ; Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; đầu tư trực tiếp; tư vấn đầu tư và các hình
thức đầu tư tài chính khác.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

2


2. Quá trình tác động của văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa mạnh luôn có tác động lớn hơn đối với nhận thức và hành vi của con
người. Việc tác động này không chỉ ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên những người bị chi phối bởi các quyết định quản lý, mà còn tác động lên cả
người quản lý khi họ ra quyết định. Văn hóa doanh nghiệp càng mạnh thì
mức ảnh hưởng lên nhà quản lý càng cao. Chính nó một phần chi phối và
định hình cho phát triển quản lý về cách thức hành động thích hợp.
Quá trình tác động của văn hóa doanh nghiệp được mô tả như sau:
Văn hóa doanh
nghiệp

Người quản


Nhân Viên


3


Như vậy, mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với con người trong doanh
nghiệp là rất cụ thể. Qua đây có thể đánh giá mối quan hệ giữa mức độ đồng
thuận giữa các thành viên và mức độ ảnh hưởng của họ về các đặc trưng văn
hóa của doanh nghiệp. Mức độ đồng thuận là sự nhất trí đối với “lý tưởng”,
“niềm tin”, “giá trị chủ đạo” của doanh nghiệp và “thái độ” của thành viên tổ
chức. mức độ ảnh hưởng thể hiện theo cả chiều rộng “phạm vi đối tượng tác
động” và cả chiều sâu “sự dũng cảm, ấn tượng, sức thuyết phục và ảnh hưởng
đến hành vi.
3. Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của
BIC
3.1 Hoạt động kinh doanh góp phần tạo lập VHDN
Hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty như là một môi trường ảnh hưởng
lớn tới văn hóa Tổng công ty. Nó góp phần định hướng cho doanh nghiệp nên
xây dựng một loại hình văn hóa sao cho tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng
của doanh nghiệp. Một điều cần lưu ý nhất ở đây chính là hoạt động kinh
doanh luôn có những thay đổi do nhu cầu phát triển, vì vậy đến một lúc nào
đó sẽ đòi hỏi văn hóa công ty phải có sự thay đổi để thích ứng, nếu không sẽ
gây ra lực cản đối với doanh nghiệp. Tất nhiên văn hóa thay đổi còn do nhiều
nguyên nhân khác như ý định chủ quan của chủ doanh nghiệp. Sự thay đổi
văn hóa luôn là những thách thức đối với tất cả mọi người trong công ty do
đó doanh nghiệp cần phải kế hoạch cụ thể, có những đánh giá ảnh hưởng một
cách chính xác.
3.2VHDN ảnh hưởng tới việc ra quyết định của công ty
VHDN ảnh hưởng tới cả quá trình ra quyết định từ khi bắt đầu đến khi quyết
định đó được thực thi. Đó là việc VHDN góp phần định hướng cho cấp lãnh
đạo khi mới bắt đầu ra quyết định. Đó là việc VHDN sẽ giúp các quyết định

quản lý được chấp thuận và thực hiện nhanh hơn khi có sự đồng thuận với
nhau.
4


Ngày nay không một nhà quản trị nào mà không có chủ ý khi quản lý doanh
nghiệp theo một đặc thù riêng của mình. Vì vậy việc ảnh hưởng của VHDN
với hoạt động kinh doanh của công ty là sự tác động hai chiều.

3.3 Hệ thống các chuẩn mực về thái độ hành vi ứng xử của nhân viên
- Các chuẩn mực về thời gian làm việc: BIC tuân thủ theo quy định về giờ
làm của nhà nước nhưng cách đánh giá thì chủ yếu vẫn theo hiệu quả công
việc nên tạo được sự năng động cho nhân viên. Vì lý do chính đáng họ vẫn có
thể đi muộn nhưng vẫn phải đảm bảo kết quả và tiến độ công việc.
- Các chuẩn mực về trang phục: BIC yêu cầu phải ăn mặc lịch sự khi đi làm,
không được mặc quần bò, áo phông, phụ nữ phải trang điểm khi đến cơ quan.
Điều này tạo nên một môi trường làm việc nghiêm túc, lịch sự.
- Các chuẩn mực về thái độ làm việc: Đây là những chuẩn mực quan trọng
ghi dấu ấn đối với khách hàng và đối tác. Thái độ làm việc còn tạo bầu không
khí làm việc mà công ty mong muốn. Thái độ làm việc cũng thể hiện tác
phong chuyên nghiệp - một yêu cầu tối thiểu của phẩm chất nhân viên. BIC
đã xây dựng một thái độ làm việc nghiêm túc, với phương châm “tận tâm cho
sự an tâm” theo đúng tôn chỉ BIC là nỗ lực làm hài lòng khách hàng trên cơ
sở hiểu biết sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ với lòng tận
tụy và năng lực không ngừng được nâng cao.
- Các chuẩn mực về ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp: Đa phần các giá trị này ban
đầu đều do tính chất trẻ trung của nhân viên định hình (bắt đầu từ chính
những nhà lãnh đạo ). Vì vậy bầu không khí trong công ty BIC rất lạc quan,
thân thiện và dân chủ.
Hệ thống các chuẩn mực trên BIC tạo ra với mục đích tạo nên văn hóa làm

việc theo đúng tác phong công nghiệp nhằm mục đích “toàn cầu hóa”.
5


3.4 Hệ thống các biểu trưng văn hóa của công ty
Công ty quan niệm các biểu trưng này tuy chỉ là những biểu hiện bên ngoài
của văn hóa nhưng nó lại có tác động tạo hình ảnh của công ty trong tâm trí
khách hàng và đối tác.

- Thương hiệu (logo) của BIC:
Biểu tượng của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV được cấu thành bởi 2 thành
phần cơ bản là chữ BIC và hai hình vuông lồng ghép vào nhau; thể hiện được
đặc trưng và phương châm hoạt động của BIC: Chuyên nghiệp, Đẳng cấp,
Tin cậy và Công minh.
Chữ BIC là 3 chữ cái đầu trong tên tiếng Anh của Công ty (BIDV Insurance
Corporation) được thiết kế trên màu xanh thuần nhất, tượng trưng cho sự an
bình, đây cũng chính là cam kết, mục tiêu hoạt động của BIC, là luôn mong
muốn mang lại sự bình yên, an tâm cho khách hàng khi gửi gắm niềm tin vào
BIC.
Hai hình vuông lồng ghép vào nhau tượng trưng cho đồng tiền cách điệu, thể
hiện nguồn gốc hình thành và sự gắn kết chặt chẽ của BIC với BIDV - một
ngân hàng thương mại có uy tín và bề dày hoạt động trên thị trường tài chính
Việt nam, điều này cũng khẳng định BIC là một trong số các thành viên trụ
cột trong chiến lược phát triển của BIDV trở thành một tập đoàn tài chính có
tầm cỡ dựa trên ba nền tảng hoạt động là Ngân hàng – Bảo hiểm - Đầu tư tài
chính. Hình vuông lồng ghép cũng thể hiện cho sự tâm huyết, coi khách hàng
là trọng tâm của mọi hoạt động và trách nhiệm toàn vẹn của BIC đối với
khách hàng, khẳng định sự phát triển của BIC bắt nguồn từ sức mạnh cốt lõi
là sự Sáng tạo và Đoàn kết.
Màu xanh và màu đỏ đặc trưng của logo được lựa chọn kỹ càng tượng trưng

cho sự tận tâm của BIC trong phong cách phục vụ. Đây cũng thể hiện mong
muốn cho sự phát triển bền vững và nỗ lực chinh phục niềm tin của khách
6


hàng. Sự cân đối, rõ ràng của logo còn thể hiện cho sự chắc chắn, tính thống
nhất trong chính sách của BIC. Coi khách hàng là trọng tâm, các hoạt động
của BIC như: kinh doanh bảo hiểm, đầu tư tài chính, phát triển nguồn nhân
lực đều nhằm hướng tới phục vụ khách hàng và phát triển bền vững.
Với giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp, Đẳng cấp, Tin cậy, Công minh, thương
hiệu BIC cam kết mang lại lợi ích cao nhất đối với cộng đồng nơi BIC hoạt
động, cổ đông và các thành viên của BIC để mọi người yên tâm cống hiến, nỗ
lực hết mình đóng góp vì sự phát triển của BIC, tin tưởng vào tầm nhìn và sự
bền vững của BIC

- Ấn phẩm điển hình: Hàng tuần BIC có mục điểm báo tình hình thị trường
và hàng quý có báo kể về đời sống của cán bộ nhân viên BIC.

3.5 Văn hóa coi trọng tài năng trẻ
Điều này thể hiện rất rõ trong chính sách từ tuyển dụng, đào tạo, phát triển,
thăng cấp và đặc biệt rất tạo điều kiện và rất coi trọng những ý kiến đóng góp
của các nhân viên.
Công ty khuyến khích nhân viên tự phấn đấu và tự đề bạt mình nếu nhận thấy
mình có khả năng.
3.6 Văn hóa tiên phong trong các ý tưởng mới nhằm dẫn đầu thị trường.
Đây là một trong những yếu tố được BIC rất coi trọng. Việc dẫn đầu thị
trường là vô cùng quan trọng. Chẳng hạn, gần đây phát sinh ra các hiện tượng
xe ô tô, xe máy tự bốc cháy trong khi thị trường chưa có công ty bảo hiểm
nào bán bảo hiểm cho loại hình này. BIC đã tiên phong đi đầu trong loại hình
BH này. Ngoài ra, khách hàng có thể đơn giản hóa cũng như tiết kiệm thời


7


gian bằng cách mua bảo hiểm chỉ bằng các bước lựa chọn tại các máy rút tiền
tự động ATM.
3.7 Chăm lo đến đời sống của nhân viên không chỉ về vật chất mà cả tinh
thần
Hoạt động chăm lo đời sống nhân viên không chỉ thuộc về công đoàn mà
trách nhiệm đó thuộc về cả Ban Lãnh đạo. BIC luôn tổ chức các hoạt động
phong trào làm cho đời sống cán bộ nhân viên phong phú, vui vẻ, tăng cường
tình đoàn kết, gắn bó, nhằm làm cho người lao động được thư giãn, khỏe
khoắn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Nhân viên rất tích cực tham gia các
hoạt động như: tham quan dã ngoại, các giải thể thao, các cuộc thi văn hóa
nghệ thuật…
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến VHDN BIC:
4.1 Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Văn hóa xã hội khu vực kinh doanh: Công ty hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam -một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung Người Việt Nam có
tinh thần học hỏi và tiếp thu cái mới rất nhanh. Do đó trong thời đại của kỷ
nguyên tin học, Người Việt Nam đã nhânh chóng làm quen với công nghệ tin
học và tiện ích của nó. Hơn nữa nhà nước rất khuyến khích các hoạt động để
đẩy nhanh bước tiến của đất nước về khoa học công nghệ. Do đó nhu cầu về
các sản phẩm công nghệ thông tin là rất lớn. Đó là tác động của nhân tố này
đến tầng thứ nhất của nội dung văn hóa doanh nghiệp.
Nhân tố này còn ảnh hưởng đến tầng thứ hai của VHDN đó là việc quy định
kiến trúc công sở, ảnh hưởng tới quan niệm về hình thành logo công ty (triết
lý âm dương của phương Đông ), câu slogan cũng phải thể hiện văn hóa Việt
Nam…
Khách hàng mục tiêu: Chính khách hàng hầu hết là đối tượng trẻ tuổi hoặc

trung niên nên công ty tạo lập cho mình một văn hóa trẻ trung năng động, từ
đó sẽ thu hút và hòa nhập với khách hàng.
8


Lĩnh vực kinh doanh: phân phối sản phẩm công nghệ thông tin. Một lĩnh vực
đòi hỏi sự cập nhật liên tục, lại đồng thời phải giao tiếp với khách hàng rất
nhiều nên nhân viên công ty đòi hỏi sự năng động và có hiểu biết nhất định
về sản phẩm công nghệ thông tin. Vì vậy những người trẻ tuổi sẽ được tuyển
dụng nhiều từ đó một môi trường văn hóa trẻ hình thành.

4.2. Ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Lãnh đạo: Là những lãnh đạo trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm luôn muốn
có những sáng tạo nhằm xây dựng một tổ chức có nét riêng và đứng đầu trên
thị trường bảo hiểm.
- Nhân viên chịu ảnh hưởng của lãnh đạo tuy nhiên họ cũng có sự tự chủ và
sáng tạo riêng. Và với cơ chế phát huy tối đa mọi ý kiến dù là nhỏ nhất hay
khác người nhất của công ty, nên nhân viên công ty chính là người đã duy trì
thành công những giá trị văn hóa công ty đưa vào, đồng thời hoàn thiện nó.
Và với cơ chế phát huy tối đa mọi ý kiến dù là nhỏ nhất hay khác người nhất
của công ty.

5. Thành công mà VHDN đã mang lại cho BIC:
- Tạo được niềm tin ở khách hàng, tạo uy tín trên thương trường. Điều này
được thể hiện ở thành quả mà công ty đạt được, thể hiện ở doanh thu ngày
một tăng. Đối với một doanh nghiệp thì thước đo cho hiệu quả của một vấn
đề chính là thành công và kết quả nó đem lại. Điều này giúp cho BIC dễ dàng
ký được những hợp đồng lớn, dễ dàng vay vốn ngân hàng, thuận lợi hơn
trong việc quan hệ với cơ quan hành chính, hợp tác được với những đối tác
lớn.

- Trong nội bộ công ty, văn hóa doanh nghiệp góp phần
tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực bản thân, góp phần gắn kết
mọi người. Chính VHDN công ty đã giữ chân và thu hút nhân tài cho công ty.
9


- Mô hình VHDN BIC cũng đã tạo được động lực thúc đẩy công ty phát triển.
Liên tục trong các năm qua công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể từ năm
2006 đến nay.
Như vậy mô hình văn hóa công ty xây dựng đã có những thành công nhất
định. Bộ khung văn hóa đã dần hình thành và bước đầu phát huy tác dụng là
động lực cho sự phát triển của Tổng Công ty.

10


Kết luận:
Muốn phát triển một doanh nghiệp nói chung hay trong lĩnh vực bảo hiểm nói
riêng cần phải có một mô hình tổ chức văn hoá thích hợp và đáp ứng được
điều kiện văn hoá Việt Nam đồng thời cũng phải đáp ứng được các yêu cầu
chung của nền kinh tế thế giới và hạn chế và sửa chữa những mặt còn yếu của
nền văn hoá doanh nghiệp: phát huy tinh thần dân tộc, tạo được sự đoàn kết
trong doanh ngiệp, phương châm hành động phù hợp với thực tế, tạo ra sự
năng động trong nhân viên đồng thời động viên và tạo môi trường cạnh tranh
lành mạnh giữa các thành viên trong doanh nghiệp.

11




×