Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện việt yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THÂN THỊ HUẾ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
GIAO THÔNG CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN VIỆT YÊN
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

Mã số:

60.34.04.10

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày........tháng.........năm 2016


Tác giả luận văn

Thân Thị Huế

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc GS.TS Đỗ Kim Chung, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính
sách đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức
UBND, BCĐ chương trình nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
Việt Yên, UBND xã Hương Mai, UBND xã Trung Sơn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…….tháng........năm 2016
Tác giả luận văn

c


Thân Thị Huế

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục

....................................................................................................................... iv

Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hộp, hình, đồ thị............................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.


Khái niệm, bản chất của tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới .......... 5

2.1.2.

Vai trò, tác dụng của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trong xây
dựng nông thôn mới .................................................................................................... 8

2.1.3.

Đặc điểm của tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới ..................... 14

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông
thôn mới ..................................................................................................................... 16

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng
nông thôn mới............................................................................................................ 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển hạ tầng Kinh tế - xã hội trong quá trình xây
dựng nông thôn mới ở các nước trên thế giới ....................................................... 23


iv


2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong xây dựng
nông thôn mới ở Việt Nam ...................................................................................... 27

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
và phong trào làm đường giao thông nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới ..................................................................................................................... 33

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 36

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................... 37

3.1.3.


Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên ................................... 41

3.1.4.

Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
huyện đối với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ............... 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ............................................................................................... 45

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................................... 45

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 45

3.2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý.............................................................................. 47

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 48


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn
mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................ 50

4.1.1.

Nhu cầu xây dựng đường giao thông cấp xã ......................................................... 50

4.1.2.

Quy hoạch xây dựng đường giao thông cấp xã ..................................................... 56

4.1.3.

Huy động nguồn lực tham gia thực hiện tiêu chí giao thông trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên .................................................................. 60

4.1.4.

Tổ chức thực hiện xây dựng đường giao thông cấp xã trong xây dựng
nông thôn mới............................................................................................................ 83

4.1.5.

Giám sát quá trình xây dựng đường giao thông cấp xã ....................................... 89

4.1.6.


Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ....... 92

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong
xây dựng nông thôn mới ................................................................................... 96

v


4.2.1.

Đặc điểm của người dân và cộng đồng .................................................................. 96

4.2.2.

Trình độ cán bộ ......................................................................................................... 97

4.2.3.

Điều kiện tự nhiên, đất đai ....................................................................................... 98

4.3.

Các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ......................... 100

4.3.1.


Cần đánh giá nhu cầu nguồn lực cho xây dựng đường GTNT và có kế
hoạch xây dựng đường GTNT hợp lý .................................................................. 100

4.3.2.

Hoàn thiện công tác quy hoạch và triển khai nhiệm vụ quy hoạch ................. 101

4.3.3.

Giải pháp huy động, quản lý, sử dụng vốn .......................................................... 103

4.3.4.

Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều hành,
giám sát xây dựng đường GTNT cho cán bộ cơ sở ............................................ 104

4.3.5.

Nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong quá trình thực hiện tiêu
chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên .................... 105

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 107
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 107

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 108


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 110
Phụ lục

.................................................................................................................... 113

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BTXM

Bê tông xi măng

CC

Cơ cấu

CN - TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CNH - HĐH


Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

GTNT

Giao thông nông thôn

GTVT

Giao thông vận tải

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế xã hội

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

MTQG

Mục tiêu quốc gia


NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Số lượng

TDMN

Trung du miền núi

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.

Tinh hình biến động đất đai, dân số của huyện Việt Yên (2013- 2015) ...... 39
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên (2013 - 2015)..... 42
Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................... 46
Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng ................................. 46
Hiện trạng đường giao thông nông thôn huyện Việt Yên ............................ 52
Nhu cầu xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa đường giao thông nông
thôn của huyện Việt Yên giai đoạn 2013-2015 ........................................... 52
Nhu cầu xây dựng đường gtnt tại các xã điều tra ........................................ 54
Ý kiến của cán bộ và người dân được điều tra về những loại đường
giao thông nông thôn cần xây dựng ở huyện Việt Yên ............................... 55

Kết quả công tác quy hoạch ......................................................................... 57
Đánh giá chất lượng đồ án quy hoạch nông thôn mới ................................. 58
Sự tham gia của người dân trong lập quy hoạch nông thôn mới ................. 59
Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, mức hỗ trợ các hạng mục công trình
đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ........................... 60

Bảng 4.9. Tình hình huy động nguồn lực để xây dựng đường trục xã, liên xã trên
địa bàn huyện Việt Yên................................................................................ 62
Bảng 4.10. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng đường trục xã, liên xã tại các
xã điều tra ..................................................................................................... 63
Bảng 4.11. Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn vốn của nhà
nước xây dựng đường trục xã, liên xã ở huyện Việt Yên ............................ 64
Bảng 4.12. Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn lực đất đai từ hộ
dân để xây dựng đường huyện, xã ở huyện Việt Yên .................................. 65
Bảng 4.13. Tình hình huy động nguồn lực để xây dựng đường trục thôn, xóm trên
địa bàn huyện Việt Yên................................................................................ 66
Bảng 4.14. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng đường .......................................... 67
Bảng 4.15. Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn lực từ nhà nước
để xây dựng đường trục thôn xóm ở huyện Việt Yên .................................. 68
Bảng 4.16. Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động tiền của người dân để
xây dựng đường trục thôn xóm ở huyện Việt Yên ...................................... 69
Bảng 4.17. Ý kiến của cán bộ về khó khăn huy động nguồn lực đất đai của người
dân để xây dựng đường trục thôn xóm ở huyện Việt Yên ........................... 69
Bảng 4.18. Tình hình huy động nguồn lực để xây dựng đường ..................................... 71
Bảng 4.19. Tình hình huy động nguồn lực để xây dựng đường ngõ xóm tại các xã
điều tra ......................................................................................................... 72

viii



Bảng 4.20. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng đường trục chính nội đồng
trên địa bàn huyện Việt Yên ........................................................................ 74
Bảng 4.21. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng đường trục chính nội đồng tại
các xã điều tra .............................................................................................. 75
Bảng 4.22. Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn lực từ nhà nước
để xây dựng đường trục chính nội đồng ở huyện Việt Yên ......................... 76
Bảng 4.23. Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn lực của người
dân để xây dựng đường trục chính nội đồng ở huyện Việt Yên .................. 77
Bảng 4.24. Kết quả huy động nguồn lực khác xây dưng đường giao thông nông
thôn ở huyện Việt Yên ................................................................................. 77
Bảng 4.25. Kết quả huy động nguồn lực khác xây dưng đường giao thông nông
thôn .............................................................................................................. 78
Bảng 4.26. So sánh kết quả và kế hoạch thực hiện huy động nguồn vốn xây dựng
đường giao thông nông thôn ở huyện Việt Yên ........................................... 80
Bảng 4.27. Cơ cấu nguồn vốn xây dựng đường gtnt ở huyện Việt Yên ........................ 83
Bảng 4.28. Tổ chức thực hiện xây dựng đường giao thông cấp xã trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Việt Yên ................................................................. 84
Bảng 4.29. Sự kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng đường giao thông.............. 90
Bảng 4.30. Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong giám sát quá trình ............................. 91
Bảng 4.31. Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới
của huyện Việt Yên ....................................................................................... 93
Bảng 4.32. Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông của hai xã điều tra ............................ 95
Bảng 4.33. Ảnh hưởng của thu nhập đến kết quả thực hiện tiêu chí giao thông của
hai xã điều tra ............................................................................................... 96
Bảng 4.34. Trình độ của một số cán bộ lãnh đạo huyện Việt Yên ................................. 97
Bảng 4.35. Ảnh hưởng của giá đất đến kết quả thực hiện tiêu chí giao thông của
hai xã điều tra ............................................................................................... 99

ix



DANH MỤC HỘP, HÌNH, ĐỒ THỊ
Ý kiến của cán bộ được điều tra về đánh giá nhu cầu xây dựng đường
giao thông ở huyện Việt Yên ....................................................................... 56
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ về huy động nguồn lực xây dựng đường .................. 65
trục xã, liên xã ở huyện Việt Yên ............................................................. 65
Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ về huy động nguồn lực xây dựng đường trục thôn
xóm ở huyện Việt Yên ................................................................................. 70
Hộp 4.4. Ý kiến của người dân về huy động nguồn lực xây dựng đường ngõ
xóm ở huyện Việt Yên ................................................................................. 73
Hộp 4.5. Hiến đất mở đường ...................................................................................... 79
Đồ thị 4.1. Cơ cấu nguồn vốn xây dựng đường gtnt ở huyện Việt Yên ........................ 82
Hình 4.1. Nhân dân tham gia làm đường ngõ xóm ...................................................... 88
Hộp 4.1.

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Thân Thị Huế
Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý kinh tế;

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tiêu chí giao thông là một tiêu chí quan trọng trong Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới. Sau 5 năm triển khai thực hiện huyện Việt Yên đã đạt được kết
quả khích lệ, xuất hiện những cách làm sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả. Tuy

nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn, thực trạng giao
thông nông thôn phát triển chưa đồng bộ, tỷ lệ cứng hóa thấp. Vì vậy, việc đánh
giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
là cần thiết. Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng
nông thôn mới; (2) Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; (3) Đề xuất định
hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tình hình thực hiện tiêu chí giao
thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
thời gian tới.
Trong nghiên cứu đã sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ
cấp để đưa ra phân tích đánh giá. Trong đó, số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo
cáo, văn bản liên quan đến tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã. Số liệu
sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và trao đổi với các đối tượng là cán bộ
xây dựng nông thôn mới các cấp, cán bộ đoàn thể, nông dân tại hai xã Hương
Mai và xã Trung Sơn. Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp và các nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình
thực hiện cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện tiêu chí giao
thông trong xây dựng nông thôn mới.
Qua đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Việt Yên nhận thấy, tổng chiều dài đường giao thông nông
thôn của huyện tương đối lớn (đường trục xã, liên xã 127,6 km; đường trục thôn
xóm 262,17 km; đường ngõ xóm là 413,08 km; đường trục chính nội đồng 336,74
km). Công tác quy hoạch hoàn thành sớm, tuy nhiên chất lượng đồ án quy hoạch

xi


nông thôn mới còn hạn chế (có 65,7% ý kiến đánh giá đồng tình với nhận định
này). Huy động nguồn lực tham gia thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng

nông thôn mới đối với các loại đường khác nhau (ngân sách Nhà nước hỗ trợ làm
đường trục xã, liên xã chiếm trên 80% giá trị công trình, đường trục thôn xóm,
đường ngõ xóm dưới 50% giá trị công trình, phần còn lại là nguồn vốn huy động
từ nhân dân). Huyện có cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông bằng 30%
giá trị công trình, tạo phong trào xây dựng đường giao thông phát triển mạnh.
Trong quá trình tổ chức xây dựng, huyện đã áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù đối
với những công trình có quy mô, kỹ thuật đơn giản, giao cộng đồng hưởng lợi tự
thực hiện; Các thôn xóm đều bầu ra ban giám sát thi công cộng đồng nhằm nâng
cao ý thức, trách nhiệm của người dân. Hết năm 20115, tỷ lệ cứng hóa đường trục
xã, liên xã đạt 81,97%; đường trục thôn xóm đạt 76,42%; đường ngõ xóm đạt
74,46%; đường trục chính nội đồng đạt 18,32%; Toàn huyện có 6 xã đạt tiêu chí giao
thông, trong đó có 12 xã đạt chỉ tiêu đường trục xã, liên xã; có 17 xã đạt chỉ tiêu
đường trục thôn xóm; 12 xã đạt chỉ tiêu đường ngõ xóm và 7 xã đạt chỉ tiêu đường
trục chính nội đồng. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu chí
giao thông trên địa bàn huyện Việt Yên gồm: (1) Đặc điểm của người dân và
cộng đồng; (2) Trình độ cán bộ; (3) Điều kiện tự nhiên, đất đai.
Đề tài đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tiêu chí giao
thông cấp xã trong xây dưng nông thôn mới ở huyện Việt Yên trong thời gian tới
đó là: (1) Cần đánh giá nhu cầu nguồn lực cho xây dựng đường GTNT và có kế
hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn hợp lý; (2) Hoàn thiện công tác quy
hoạch và triển khai nhiệm vụ quy hoạch; (3) Giải pháp huy động, quản lý, sử
dụng vốn; (4) Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều
hành, giám sát xây dựng đường giao thông nông thôn cho cán bộ cơ sở; (5) Nâng
cao vai trò chủ thể của người dân trong quá trình thực hiện tiêu chí giao thông
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên. Thời gian tới đề nghị tỉnh trích
100% nguồn thu từ đấu giá đất cho địa phương nhằm tạo phong trào và đẩy mạnh
việc thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

xii



THESIS ABSTRACT
1. Author: Than Thi Hue
2. Thesis title: “Assessing the implementation of communal transport
criterion in building new rural at Viet Yen district, Bac Giang province”.
3. Major: Economics Management;

Code: 60.34.04.10

4. Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture
The communal transport criterion is one of the most important criteria in
the national set of criteria in building new rural. After 5 years of implementation,
Viet Yen district has gained remarkable achievements. However, there are some
difficulties still remained, including: insynchronized development, low concreted
rate. Hence, it is necessary to assess the implementation of communal transport
criterion in this district. This research aimed (1) to contribute to synthesize the
theoretical and practical issues related to the implementation of communal
transport in building new rural; (2) to assess the implementation of communal
transport criterion at Viet Yen district, Bac Giang province; and (3) to propose
some solutions to push up the implementation of this criterion in building new
area program at Viet Yen district, Bac Giang province in the upcoming time.
This research applied flexibly both secondary and primary data to conduct
the assessment. Of which, secondary data was collected from reports, legislation
documents related to the implementation of communal transport criterion.
Primary data was collected through interviewing and discussing with authorities
at different levels, youth union officers, and farmers at 2 communes: Huong mai
and Trung Son. The description and comparison methods was applied to present
and analyze the real situation and the influent factors to the implementation of
communal transport in building new rural program at Viet Yen district.

Research on the implementation of communal transport criterion in building
new rural area program at Viet Yen district addressed some main results. The total
rural road length at this district is significant long (of which, communal crosslink
roads are 127.6 km, village cross link road are 262.17; laneway are 413.08 km;
interfield main roads are 336.74 km). The planning was complete in time,
however, the quality of the planning project of the new rural was not high (65,7%
interviewees agreed with this statement). The capital resources for implementing

xiii


the rural transportation were mainly come from the State budget (80% of the value
of the communal road, 50% of the value of villiagelink road) and rest come from
the contribution of the local people. Besides, the district authority had mechanism
to support cement which has proximately valued of 30% of the value of the rural
road. To small projects with simple technique, the district authorities allow
benifitial community to seft – conduct. By the end of the year 2015, the
concreted rate of communal road is 81.97%; of villiage roads is 76,42%; of laneway
is 74,46%; of main interfields road is 18,32%. In district scale, there are 6 communes
has totally completed the rural transport, 12 communes only completed the communal
read criterion, 17 communes completed the villiage-link roads, 7 communes
completed the main interfield road. The main factors that affected the implementation
of transport criterion at Viet Yen district including: (1) the characteristic of people
and community; (2) the qualification of officers; (3) land and natural conditions.
The author has proposed 5 groups of solution to boost the performance of
communal transport criteria in building new rural in Viet Yen district in the near
future: (1) Taking into account the demand for construction resources and design
suitable plans for constructing rural roads; (2) Improving the planning and
deploying the planning tasks; (3) Completing the attraction, management and
usage of capital resource; (4) Fostering the training to improve knowledge of

local officers on management, operation and supervision of the rural transport
construction; (5) Improve the role of citizens in the process of implementing
transport criterion in building new rural areas in Viet Yen district. In the
upcoming time, the local government should deduct 100% land auction revenues
for promoting the implementation of communal transport criteria in building new
rural areas in Vietnam Yen district, Bac Giang province.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính
trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái đất nước. Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương đảng Khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu chính là “Xây dựng nông thôn mới
có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an
ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao theo định hướng XHCN...”. Đồng thời, nhằm thực hiện các nhiệm
vụ mà Nghị quyết số 20-NQ/TW đề ra, Chính phủ đã ban hành Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới”
và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt “Chương trình Mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” nhằm thống nhất

chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Đây là Chương trình lớn,
phạm vi rộng, là tổng hợp của các chương trình MTQG, có ý nghĩa quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn nông thôn và người dân là chủ thể trong quá
trình thực hiện, nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ.
Trong “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”, nhóm tiêu chí về hạ tầng
kinh tế - xã hội đặc biệt là tiêu chí về phát triển giao thông nông thôn được đặt lên
hàng đầu. Cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố đặc biệt quan trọng, là khâu then
chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung và để thực
hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới nói riêng. Trong đó, giao
thông nông thôn có vai trò rất quan trọng là yếu tố tác động đến mọi ngành sản
xuất và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của mọi vùng nông thôn cũng
như toàn xã hội. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp chính

1


quyền và toàn xã hội. Nhờ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ
cùng sự vào cuộc quyết liệt của các cấp Chính quyền địa phương, hiện nay hệ
thống giao thông nông thôn ở huyện Việt Yên đã có bước phát triển căn bản và
nhảy vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng con
đường về tới tận thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi phát văn hóa, xã hội và thu hút
các lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm
nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Việt Yên là huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Bắc
Giang, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng nông
thôn mới nói riêng đã đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng giao thông. Sau năm
năm thực hiện triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với
phương châm “Kinh tế phát triển - Đời sống ấm no - Thôn bản văn minh - An ninh
ổn định - Quản lý dân chủ”, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, kinh tế nông

nghiệp phát triển khá toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân
khu vực nông thôn ngày càng cải thiện; An ninh trật tự được đảm bảo. Hệ thống
chính trị ở cơ sở được củng cố. Đăc biệt, trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn đã xuất hiện những cách làm sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả, một số
tuyến đường đã được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và đưa vào sử dụng bước
đầu đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho người dân ở khu vực đó, tạo
ra diện mạo mới, sức sống mới các vùng quê trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thực trạng nông thôn phát triển
chưa đồng bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn
nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là giao thông còn hạn chế.
Đứng trước những thách thức được đặt ra phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn, để xóa bỏ rào cản giữa
thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần
mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu "Đánh
giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn
mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây

2


dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề
xuất một số giải pháp thực hiện thành công tiêu chí giao thông trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện
tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tình hình thực hiện tiêu chí giao
thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình thực
hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang.
Chủ thể nghiên cứu: Các cán bộ trong Ban chỉ đạo Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới ở huyện; cán bộ thuộc các hội đoàn thể tham gia chương
trình; cán bộ Ban quản lý Chương trình nông thôn mới ở cấp xã; Tiểu Ban quản lý
xây dựng nông thôn mới cấp thôn; các tổ chức và cá nhân tham gia chương trình
xây dựng nông thôn mới.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện
tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang.
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập và phân tích trong nghiên cứu tập
trung từ năm 2013-2015.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông thôn mới, xung quanh tình

3



hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang?
- Thực trạng tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang những năm qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu chí giao thông
cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang?
- Giải pháp gì để đẩy mạnh tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian tới.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện
tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới; Làm rõ từng nội dung
trong quá trình thực hiện tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới.
Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng
nông thôn mới; phân tích các nội dung trong quá trình thực hiện tiêu chí giao
thông để thấy rõ những tồn tại, khó khăn cần khắc phục trong thời gian tới.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện tiêu chí giao thông trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tiêu chí giao
thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, thực hiện đồng
bộ các giải pháp tập trung nhằm khắc phục những tồn tại, tháo gỡ khó khăn làm
ảnh hưởng đến thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Những kết luận được đưa ra trong luận văn là cơ sở khoa học và thực tiễn
cho cán bộ nông thôn mới các cấp huyện Việt Yên, đề ra những định hướng,
chính sách, giải pháp phù hợp đẩy mạnh thực hiện tiêu chí giao thông trong xây
dựng nông thôn mới.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
GIAO THÔNG CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, bản chất của tiêu chí giao thông trong xây dựng nông
thôn mới
2.1.1.1. Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới gần đây không còn là tên gọi mới đối với nước ta. Và cũng
có rất nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn mới. Nông thôn mới trước tiên
nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với
nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản
sau: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn
hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ; Chất lượng
hệ thống chính trị được nâng cao (BCH Trung ương Đảng, 2008; Thủ tướng
Chính phủ, 2010).
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển toàn diện cả về
nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực,
vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ
với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính
tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới là
những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT
hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam.
Nhìn chung: xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Xây dựng nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu
cầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt
hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến

bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và
vận dụng trên cả nước
Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở

5


nông thôn đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản
xuất phát triển toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và đời sống của
người dân được nâng cao; nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn
được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được
nâng cao.
Có thể quan niệm: Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu
trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới
đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng
so với mô hình nông thôn cũ truyền thống, đã có ở tính tiên tiến về mọi mặt
(Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh, 2008).
2.1.1.2. Khái niệm đường giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
Muốn thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay thì không thể không nhắc tới yếu
tố giao thông nông thôn. Nhờ có đường giao thông mà sự giao lưu về mọi mặt
giữa địa phương với các vùng xung quanh được mở rộng, tạo bước đà cho sự
phát triển chung của địa phương.
Trong 5 thập kỷ qua, khi nghiên cứu các nước thế giới thứ ba, nhiều học giả
lớn đã chú trọng xem xét sự phát triển của khu vực nông thôn và đã đưa ra nhiều
nhận xét tập trung vào lĩnh vực giao thông nông thôn. ADam. Smith cho rằng
“Giao thông là một yếu tố quan trọng, nó dẫn tới các thị trường, nối liền các khu
nguyên vật liệu thô, các khu vực có tiềm năng phát triển và kích thích khả năng
sản xuất”. Rostow mở rộng lý luận này và nâng cao vai trò của sự cần thiết phải
đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn “Điều kiện tiên quyết cho giai
đoạn cất cánh của khu vực nông thôn”. Giao thông nông thôn là một phần gắn bó

không thể tách rời trong hệ thống giao thông vận tải, là nhân tố tác động đến mọi
ngành sản xuất và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của mọi vùng nông
thôn cũng như toàn xã hội.
Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ
thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các
cơ sở sản xuất chăn nuôi..., phục vụ sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp và phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các địa phương. Đường giao thông nông thôn
gồm: đường trục xã liên xă, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm
dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng (Bộ Giao thông vận tải, 2014).

6


- Đường trục xã, liên xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các
thôn hoặc nối giữa các xã nhưng không thuộc đường huyện có tiêu chuẩn thiết
kế chủ yếu:
+ Đối với đồng bằng: Bề rộng tối thiểu đạt (nền đường 6,5m, mặt
đường 3,5m;
+ Đối với trung du, miền núi: Bề rộng tối thiểu đạt nền đường 4m, mặt
đường 3m);
+Tỷ lệ cứng hóa mặt đường (được trải nhựa, bê tông xi măng, lát gạch, đá
xẻ hoặc trải cấp phối có lu lèn bằng đá dăm, gạch vỡ, gạch xỉ, đất sỏi ruồi) có độ
dày tối thiểu 16cm, đạt 100%.
- Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn tới các cụm dân cư trong
thôn có tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu:
+ Đối với xã đồng bằng: bề rộng tối thiểu đạt (nền đường 4m, mặt
đường 3m);
+ Tỷ lệ cứng hóa mặt đường (được trải nhựa, bê tông xi măng, lát gạch, đá
xẻ hoặc trải cấp phối có lu lèn bằng đá dăm, gạch vỡ, gạch xỉ, đất sỏi ruồi) có độ
dày tối thiểu 16cm, đạt 100%.

+ Đối với trung du, miền núi: Bề rộng tối thiểu đạt (nền đường 3,5m, mặt
đường 2,5m);
+ Tỷ lệ cứng hóa với mặt đường (được trải nhựa, bê tông xi măng, lát
gạch, đá xẻ hoặc trải cấp phối có lu lèn bằng đá dăm, gạch vỡ, gạch xỉ, đất sỏi
ruồi) có độ dày tối thiểu 16cm, đạt 50%.
- Đường ngõ, xóm là đường nối các hộ gia đình trong cụm dân cư có tiêu
chuẩn thiết kế chủ yếu:
+ Tỷ lệ đường không bị lầy lội vào mùa mưa đạt 100%.
+ Bề rộng tối thiểu đạt (nền đường 3m, mặt đường 2m);
+ Tỷ lệ cứng hóa mặt đường bằng bê tông nhựa, bê tông xi măng, lát bằng
gạch hoặc đất sỏi ruồi đạt 100% đối với xã đồng bằng, và 50% đối với xã trung
du, miền núi.
- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư tới khu sản
xuất tập trung của thôn, xã chỉ áp dụng với các tuyến nằm trong đề án đã được
UBND tỉnh về duyệt. Tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu.

7


+ Bề rộng tối thiểu (nền đường 3m, mặt đường 2m);
+ Tỷ lệ cứng hóa mặt đường bằng bê tông xi măng độ dày tối thiểu là
16cm; (xã đồng bằng là 100%, xã trung du, miền núi là 50%) (Bộ NN&PTNT,
2013; Bộ GTVT, 2014).
2.1.1.3. Khái niệm tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới
Tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM được hiểu là việc cứng hóa hoặc
bê tông hóa với những km đường xấu còn lầy lội hoặc chưa đạt tiêu chuẩn theo
cấp kỹ thuật của Bộ GTVT như đường trục xã, đường trục thôn xóm, đường ngõ
xóm, đường trục chính nội đồng. Đảm bảo 4 chỉ tiêu trong tiêu chí giao thông
trong xây dựng NTM theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM, bao gồm:
- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt

chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, chỉ tiêu đặt ra đối với vùng TDMN phía
Bắc đạt 100% (Bộ NN&PTNT, 2013).
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT, chỉ tiêu đặt ra đối với vùng TDMN phía Bắc đạt 50%.
- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, chỉ tiêu đặt
ra đối với vùng vùng TDMN phía Bắc đạt 100% (50% cứng hóa).
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
tiện, chỉ tiêu đặt ra đối với vùng vùng TDMN phía Bắc đạt 50%.
2.1.2. Vai trò, tác dụng của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trong xây
dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế và tăng lợi ích xã hội cho nhân
dân trong khu vực có mạng lưới giao thông. Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng
giao thông gắn với sự phát triển sản xuất nông nghiệp được thể hiện cụ thể bằng
việc nâng cao sản lượng cây trồng, mở rộng diện tích đất canh tác và nâng cao
thu nhập của người nông dân. Tác giả Adam- Smith đã viết về tác động kinh tế
rất mạnh mẽ khi hệ thống giao thông nông thôn ở Uganda được xây dựng vào
giai đoạn 1948-1959, đã làm cho mùa màng bội thu chưa từng có, cùng với sự
thay đổi tập quán canh tác trên diện rộng, thu nhập của các hộ nông dân đã tăng
lên từ 100 đến 200% so với trước. Sự mở mang các tuyến đường mới ở nông
thôn, nông dân đã bắt đầu sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
phòng trừ sâu bệnh… đã tạo ra những vụ mùa bội thu. Nhờ đường xá đi lại thuận

8


tiện người nông dân có điều kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp, quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất kịp thời vụ, nhờ vậy họ
càng thêm hăng hái đẩy mạnh sản xuất. Mặt khác, khi có đường giao thông tốt
các vùng sản xuất nông nghiệp lại từng phần thuận tiện, các lái buôn mang ô tô

đến mua nông sản ngay tại cánh đồng hay trang trại lúc mùa vụ. Điều này làm
cho nông dân yên tâm về khâu tiêu thụ, cũng như nông sản đảm bảo được chất
lượng từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến.
Về mặt xã hội: Chúng ta thấy rằng, về mặt kinh tế đường xá nông thôn có
tác động tới sản xuất, sẩn phẩm và thu nhập của nông dân, thì mặt xã hội nó lại là
yếu tố và phương tiện đầu tiên góp phần nâng cao văn hoá, sức khoẻ và mở mang
dân trí cho cộng đồng dân cư đông đảo sống ngoài khu vực thành thị.
Về y tế: Đường xá tốt tạo cho người dân năng đi khám, chữa bệnh và lui
tới các trung tâm dịch vụ cũng như dễ dàng tiếp xúc, chấp nhận các tiến bộ y học
như bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các bệnh xã hội. Và đặc biệt là việc áp dụng
các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, giảm mức độ tăng dân số, giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng cho trẻ em và bảo vệ sức khoẻ cho nguời già…
Về giáo dục: Hệ thống đường xá được mở rộng sẽ khuyến khích các trẻ
em tới lớp, làm giảm tỷ lệ thất học ở trẻ em nông thôn. Với phần lớn giáo viên
sống ở thành thị xã, thị trấn, đường giao thông thuận tiện có tác dụng thu hút họ
tới dạy ở các trường làng; tránh cho họ sự ngại ngần khi phải đi lại khó khăn và
tạo điều kiện ban đầu để họ yên tâm làm việc.
Giao thông thuận lợi còn góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, khuyến
khích họ lui tới các trung tâm dịch vụ văn hoá, thể thao ở ngoài làng xã, tăng cơ
hội tiếp xúc và khả năng thay đổi nếp nghĩ. Do đó có thể thoát khỏi những hủ tục,
tập quán lạc hậu trói buộc người phụ nữ nông thôn từ bao đời nay, không biết gì
ngoài việc đồng áng, bếp núc. Với các làng quê ở nước ta, việc đi lại, tiếp xúc với
khu vực thành thị còn có tác dụng nhân đạo, tạo khả năng cho phụ nữ có cơ hội
tìm được hạnh phúc hơn là bó hẹp trong luỹ tre làng rồi muộn màng hay nhỡ
đường nhân duyên.
Tác động tích cực của hệ thống đường giao thông nông thôn về mặt xã hội
là đường giao thông nông thôn được mở mang xây dựng tạo điều kiện giao lưu
thuận tiện giữa vùng sản xuất nông nghiệp với các thị trấn, các trung tâm văn
hoá, xã hội có tác dụng mạnh mẽ đến việc mở mang dân trí cho cộng đồng dân


9


cư, tạo điều kiện để thanh niên nông thôn tiếp cận cái mới cũng như góp phàn
giải phóng phụ nữ.
Tác động mạnh và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn thông qua việc đảm bảo các điều
kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển, thì các nhân tố
và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn cũng đồng thời tác động tới
quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế ở khu vực này.
Trước hết, việc mở rộng hệ thống giao thông không chỉ tạo điều kiện cho
việc thâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn
dẫn tới quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ
cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu về các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao
động và sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn. Tại phần
lớn các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong giai đoạn đầu quá độ công nông
nghiệp, những thay đổi này thường diễn ra theo xu hướng thâm canh cao các loại
cây lương thực, mở rộng canh tác cây công nghiệp, thực phẩm và phát triển
ngành chăn nuôi. Trong điều kiện có sự tác động của thị trường nói chung, các
loại cây trồng và vật nuôi có giá trị cao hơn đã thay thế cho loại cây có giá trị
thấp hơn. Đây cũng là thực tế diễn ra trên nhiều vùng nông thôn, nông nghiệp
nước ta hiện nay.
Hai là, tác động mạnh mẽ đến các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh khác ngoài nông nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, vận tải, xây dựng… Đường xá và các công trình cộng cộng vươn tới
đâu thì các lĩnh vực này hoạt động tới đó. Do vậy, nguồn vốn, lao động đầu tư
vào lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày
càng tăng. Mặt khác, bản thân các hệ thống và các công trình cơ sở hạ tầng ở
nông thôn cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo cho việc duy
trì, vận hành và tái tạo chúng. Tất cả các tác động đó dẫn tới sự thay đổi đáng

kể trong cơ cấu kinh tế của một vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế nông
nghiệp. Trong đó, sự chuyển dịch theo hướng nông- công nghiệp (hay công
nghiệp hoá) thể hiện rõ nét và phổ biến.
Ba là, cơ sở hạ tầng giao thông là tiền đề và điều kiện cho quá trình phân
bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và các ngành
khác ở nông thôn cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò này thể hiện rõ
nét ở trong vùng khai hoang, xây dựng kinh tế mới, những vùng nông thôn đang

10


được đô thị hoá hoặc sự chuyển dịch của lao dộng và nguồn vốn từ nông thôn ra
thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là điều kiện cho việc mở rộng thị
trường nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát
triển. Trong khi đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho sản xuất cũng như
lưu thông trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn thì các
yếu tố hạ tầng giao thông cũng đồng thời là mở rộng thị trường hàng hoá và tăng
cường quan hệ giao lưu trong khu vực này. Sự phát triển của giao thông nông
thôn tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phát triển, làm tăng đáng kể khối
lượng hàng hoá và khả năng trao đổi. Điều đó cho thấy những tác động có tính
lan toả của cơ sở hạ tầng đóng vai trò tích cực. Những tác động và ảnh hưởng của
các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông không chỉ thể hiện vai trò cầu nối giữa các
giai đoạn và nền tảng cho sản xuất, mà còn góp phần làm chuyển hoá và thay đổi
tính chất nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản xuất kinh
doanh hàng hoá và kinh tế thị trường. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở những nước có nền nông nghiệp lạc
hậu và đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Cơng ký nhiều danh mục công trình với mong muốn
nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Trên cơ sở đã cân đối được

nguồn ngân sách địa phương, xác định được nguồn thu của xã, số tiền huy động
của các tổ chức, cá nhân và nhân dân địa phương mà đăng ký nhu cầu vốn sao
cho sát nhất, đảm bảo thực hiện 100%, tránh nợ đọng xây dựng cơ bản sau nông
thôn mới.
Giao thông nông thôn phải đảm bảo tính liên hệ trực tiếp giữa thành phố, thị
trấn với các khu trung tâm huyện, giữa các khu trung tâm huyện với các trung
tâm xã, giữa các khu dân cư với các khu vực sản xuất, và giữa các khu dân cư với
nhau. Các phương án quy hoạch giao thông nông thôn phải trên cơ sở tận dụng
tối đa hệ thống đường hiện có để phù hợp với quy luật đi lại và tiết kiệm chi phí
xây dựng, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và trong tương lai. Phải phù hợp với
điều kiện địa hình, hạn chế xây dựng nhiều công trình trên đường. Thực tế tại
huyện Việt Yên có tình trạng làm xong đường nhỏ thì đường to xuống cấp là do
các xe chở vật liệu nặng đi lại nhiều. bên cạnh đó các khó khăn trong quá trình
xây dựng kế hoạch, đánh giá nguồn lực là thống nhất ý kiến của người dân, phụ
thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước. Như vậy, huyện Việt Yên cần có kế hoạch xây
dựng đường theo phương châm: “dễ làm trước, khó làm sau”. Các tuyến đường
thôn ngõ xóm được người dân nhiệt tình hưởng ứng do gắn liền với lợi ích của

100


×