Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Tăng cường quản lý công tác thanh tra trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ QUYÊN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH
TRATRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và hoàn toàn chưa được sử dụng để công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan - người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban quản lý đào tạo Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô trong
Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn; Bộ môn Kế hoạch & Đầu tư, trong suốt qúa trình
học tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm, Thanh tra huyện Gia
Lâm, các Phòng chuyên môn, cơ quan có liên quan thuộc UBND huyện Gia Lâm,
UBND các xã trong huyện đã cung cấp số liệu liên quan đến đề tài và các đối tượng
tham gia điều tra.
Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ...................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................ 4

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Đối tượng điều tra khảo sát................................................................................. 5

1.4.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5

1.5.

Điểm mới của đề tài ............................................................................................ 6

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác thanh tra................................................ 7
2.1.


Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 7

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 7

2.1.2.

Vai trò của thanh tra ........................................................................................... 9

2.1.3.

Mục đích thanh tra ............................................................................................ 11

2.1.4.

Nguyên tắc công tác thanh tra .......................................................................... 11

2.1.5.

Đặc điểm của thanh tra ..................................................................................... 14

2.1.6.

Nội dung quản lý công tác thanh tra ................................................................. 18

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra ................................................... 29


2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 36

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý công tác thanh tra ở một số địa phương nước ta ............ 36

iii


2.2.2.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ......................................... 43

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý Thanh tra huyện Gia
Lâm ................................................................................................................... 45

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 47

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 47

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 54

3.2.1.

Phương pháp chon điểm và chọn mẫu .............................................................. 54

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 54

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 57

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 57

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 59
4.1.

Thực trạng quản lý công tác thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm ................ 59

4.1.1.

Công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm ....................................................... 59

4.1.2.


Thực trạng tổ chức và hoạt động của công tác Thanh tra trên địa bàn
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 63

4.1.3.

Kết quả công tác Thanh tra ............................................................................... 70

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác thanh tra trên địa bàn huyện
Gia Lâm ............................................................................................................ 79

4.2.1.

Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý công tác thanh tra ........................... 79

4.2.2.

Chất lượng và số lượng cán bộ thanh tra ......................................................... 81

4.2.3.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra ................. 84

4.2.4.

Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra cấp trên và của lãnh đạo huyện.............. 86

4.2.5.


Sự phối hợp của đối tượng bị thanh tra ............................................................ 87

4.2.6.

Sự phối hợp của các cơ quan liên quan............................................................ 89

4.3.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý công tác thanh tra tại huyện Gia
Lâm ................................................................................................................... 91

4.3.1.

Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................ 91

4.3.2.

Chất lượng cán bộ Thanh tra ............................................................................ 96

4.3.3.

Tăng cường điều kiện vật chất, trang thiết bị và ngân sách cho công tác
thanh tra ............................................................................................................ 99

4.3.4.

Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra ....................................... 100

iv



Phần 5. Kết luận .......................................................................................................... 101
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 101

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 102

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 104
Phụ lục ........................................................................................................................ 107

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNV

Bộ Nội vụ

BTC

Bộ Tài chính

CHXHCNVN


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLĐĐ

Quản lý đất đai

TC-KH

Tài chính - Kế hoạch

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TTCP

Thủ tướng Chính Phủ

TTLT

Thông tư liên tịch


UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ..................... 45
Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm .................................... 47

Bảng 3.3.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm .......................................... 53

Bảng 3.4.

Thu thập thông tin thứ cấp ......................................................................... 55

Bằng 3.5.

Số lượng mẫu điều tra theo nhóm đối tượng ............................................. 55


Bảng 3.6.

Ma trận SWOT .......................................................................................... 58

Bảng 4.1.

Căn cứ xây dựng kế hoạch và các nội dung thanh tra trong 3 năm tại
huyện Gia Lâm .......................................................................................... 57

Bảng 4.2.

Đánh giá xây dựng kế hoạch thanh tra ...................................................... 62

Bảng 4.3.

Thực trạng về thực hiện kế hoạch thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm....... 63

Bảng 4.4.

Lực lượng, cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Gia Lâm ................... 63

Bảng 4.5.

Kết quả chuẩn bị và thực hiện quá trình công tác thanh tra tại huyện
Gia Lâm ..................................................................................................... 66

Bảng 4.6.

Thực hiện kết thúc thanh tra ở huyện Gia Lâm ........................................ 67


Bảng 4.7.

Đánh giá kết quả thực hiện công tác Thanh tra ......................................... 68

Bảng 4.8.

Việc chấp hành thời hạn thanh tra ............................................................. 68

Bảng 4.9.

Công khai kết luận thanh tra ...................................................................... 69

Bảng 4.10. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại huyện Gia
Lâm ............................................................................................................ 71
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng .............................. 74
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện thanh tra trong công tác quản lý đất đai tại huyện
Gia Lâm ..................................................................................................... 76
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện thanh tra về ngân sách và quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản tại huyện Gia Lâm.......................................................................... 77
Bảng 4.14. Đánh giá về cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra ........ 80
Bảng 4.15. Chất lượng cán bộ thanh tra huyện ............................................................ 82
Bảng 4.16. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng
thanh tra huyện Gia Lâm ........................................................................... 83
Bảng 4.17. Tình hình chi ngân sách cho công tác thanh tra hàng năm ........................ 84
Bảng 4.18. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ...................................................................... 86
Bảng 4.19. Đánh giá về sự phối hợp của đối tượng thanh tra ..................................... 88
Bảng 4.20. Thực hiện phối hợp thanh tra của các cơ quan liên quan ......................... 90

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình thanh tra ........................................................................................ 21
Sơ đồ 4.1. Tổ chức phối hợp trong quá trình thanh tra tại huyện Gia Lâm ........................... 64

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Quyên
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý công tác Thanh tra trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác thanh tra. Đánh giá thực trạng công tác
quản lý thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2013 đến năm 2015. Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm. Đề xuất
giải pháp tăng cường quản lý công tác thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu. Tiêu chí quan trọng để chọn
điểm là chọn xã Ninh Hiệp, Dương Quang, Bát Tràng, thị trấn Trâu Quỳ đại diện cho 3
cụm Sông Hồng, Nam Đuống, Bắc Đuống và đại diện cho thị trấn huyện Gia Lâm. Mẫu
điều tra cũng được áp dụng 2 mẫu bảng hỏi điều tra để hỏi đối với các đối tượng khác
nhau. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp được thu thập
tại UBND huyện Gia Lâm, các phòng ban chuyên môn, Thanh tra huyện từ năm 2013
đến năm 2015. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:Tổng số phiếu điều tra: 130 phiếu.

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập, phân loại và sắp xếp theo
các tiêu thức và xử lý bằng máy tính bằng chương trình Excel; Phương pháp phân
tích; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích ma
trận SWOT
Kết quả chính và kết luận.
Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý công tác Thanh tra trên địa bàn huyện
Gia Lâm trong công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo, theo số liệu tổng
hợp UBND huyện Gia Lâm đã tiếp nhận 310 đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản
ánh (Trong đó đơn về lĩnh vực đất đai chiếm 92,3%) Tỷ lệ giải quyết đơn đạt 88,9%. Kết
quả thực hiện thanh tra trong quản lý đai đai từ năm 2013 đến năm 2015 đã thanh tra về
quản lý đất đai 16/22 xã, thị trấn và tổng diện tích thanh tra là 33.614 ha, diện tích vi
phạm về QSD đất là 17.738 ha, diện tích đất bị thu hồi sau thanh tra 8.500 ha. Qua công

ix


tác thanh tra về đất đai cho thấy việc vi phạm trong việc chấp hành đất đai còn nhiều bất
cập do đó còn nhiều tranh chấp đất đai.
Thực hiện thanh tra trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã chỉ ra
những sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại xã Ninh Hệp và bệnh viện đa
khoa Gia Lâm, thực hiện thanh tra các công trình xây dựng, một số công trình hạ tầng
của xã Cổ Bi, Đa Tốn, Yên Thường, phát hiện tổng số công trình vi phạm là 5 công
trình, Số tiền không quyết toán được là 535.349.000 triệu đồng. Thanh tra về quản lý
ngân sách đối với một số xã như xã Đa Tốn, xã Dương Hà, xã Phù Đổng, Yên Viên,
Đặng Xá một số phòng, ban như phòng Lao động- Thương binh và xã hội, phòng Kinh
tế và trường tiểu học Đông Dư, trường THCS Dương Hà đã phát hiện ra một số khoản
thu không đúng quy định, chưa minh bạch trong quản lý ngân sách. Thực hiện Thanh tra
trách nhiệm của chủ tịch UBND xã, thị trấn trong công tác phòng chống tham nhũng .
Qua luận văn “Tăng cường quản lý công tác thanh tra trên địa bàn huyện Gia
Lâm” đã cho thấy công tác quản lý thanh tra huyện Gia Lâm đã nêu rõ được những kết

quả đạt được, đặc biệt là những tồn tại, hạn chế như; việc chấp hành quy trình thanh tra
còn có bước chưa thực hiện đầy đủ theo quy định; thời hạn thanh tra có cuộc còn bị kéo
dài; việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra còn chưa đảm bảo đầy đủ.
Để tăng cường quản lý công tác thanh tra huyện Gia Lâm. Luận văn đã đưa ra
một giải pháp như: giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách; giải pháp về nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ; giải pháp về nâng cao chất lượng thực hiện quy trình thanh tra.
Ngoài ra còn giải pháp về tăng cường điều kiện vật chất, trang thiết bị và ngân sách, vào
hoạt động thanh tra. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra huyện Gia Lâm phải
gắn liền với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của toàn ngành thanh tra cũng như phải
đặt trong tổng thể quá trình cải cách hành chính đang được thực hiện tại huyện Gia Lâm
trên cơ sở học tập, kế thừa những yếu tố hợp lý, những kinh nghiệm hay về mô hình tổ
chức và hoạt động thanh tra của một số huyện, tỉnh trong cả nước.

x


THESIS ABSTRACT
Author’s name: Nguyen Thi Quyen
Thesis title: "Strengthening the management of the inspection in Gia Lam district,
Hanoi"
Mayor: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Training Institutions: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
To systematize theoretical basis of the inspection. Assessment of the status of
the inspection management in Gia Lam district from 2013 to 2015. To analyze of the
factors affecting the inspection management in Gia Lam district. To propose solutions
to enhance the inspection management in Gia Lam district.

Methodology
Point and sample selection methods were used in this research. An important
criterion for selecting the location was the selection of Ninh Hiep, Duong Quang, Bat
Trang commune, and Trau Quy Town. These 3 clusters represented the Red River, Nam
Duong, BAC Duong and the town of Gia Lam district. Two questionnaire forms were
used to ask different objects. Methods of information and secondary data collection:
Secondary data was collected in People's Committee of Gia Lam district, the specialized
departments and inspection department of the district from 2013 to 2015. The primary
data collection was carried out with a total of 130surveys. Data processing method: The
collected data was classified and sorted according to the criteria and then processed by
computer using Excel software; Analytical methods; Descriptive statistical methods;
Comparative method; Analytical SWOT matrix methods.
Main results and conclusions
Our research assessed the status of inspection management in Gia Lam district
regarding civil reception service and the settlement of complaints and denunciations.
According to compiled data, People's Committee of Gia Lam district had received 310
complaints denunciations, and petitions, reflections (in which the complaints for land
sector occupied 92.3%) Ratio of settled complaints reached to 88.9%. Results of the
implementation of inspection on land management from 2013 to 2015 showed that
16/22 communes and towns were inspected with the total inspected area of 33,614
hectares; the violated area according to land use right was 17,738 hectares; the area of

xi


land to be confiscated after inspecting was 8,500 hectares. The inspection of land use
revealed that the violations of land law and land disputes were found frequently.
Inspection of the management of basic construction investment has pointed out
violations Ninh Hiep commune and Gia Lam Hospital. Inspection of construction
and some infrastructure of Co Bi, Da Ton, and Yen Thuong commune, showed

violations in 5 construction with an amount of 535,349,000 VND unsettled.
Inspection of budget management for some communes such as Da Ton, Duong Ha,
Phu Dong, Yen Vien, Dang Xa, departments such as Labor, Invalids and Social
department, Economic department, Dong Du primary school, and Duong Ha
secondary school has discovered some improper revenue, unclear budget
management. The responsibility of Chairman of People’s Committee of communes
and towns in the prevention of corruption was inspected.
The thesis " Strengthening the management of the inspection in Gia Lam district,
Hanoi" showed the inspection management of Gia Lam district, and highlighted the
results achieved, particularly those exist, restrictions as: the observance of the
inspection process also has not yet fully implemented; duration of the inspection may
also be extended; the urge and inspect the implementation of inspection conclusions are
not fully guaranteed.
To strengthen the management of the inspection Gia Lam district, our thesis
has proposed some solutions such as innovation of mechanisms and policies;
improvement the capacity of staff; improvement the quality of inspection.
Enhancement of the facility, equipment and budgets on inspection activities. The
renewal of the organization and implementation of inspection in Gia Lam district
should be in connection with the renewal of the organization and operation of
inspection sector as well as in the overall process of the administrative reform that is
being implemented in Gia Lam district, on the basis of learning, inheriting the
reasonable factors, the experience or the organizational model and inspection
activities of some districts and provinces in the country.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngay từ những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú ý tới

việc sử dụng, phát huy vai trò công tác thanh tra. Tại cuộc họp Chính phủ ngày
13/11/1945, Hồ Chủ tịch đề nghị “các Bộ trưởng có thể chia nhau đi thanh tra
một khu vực gần Hà Nội. Bộ Nội Vụ sẽ khảo cứu và lập một chương trình về việc
này”. Vai trò của các cơ quan thanh tra được thể hiện ngay từ Sắc lệnh số 64/SL
ngày 23 tháng 11 năm 1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Tại Sắc lệnh này
quy định Ban Thanh tra đặc biệt có toàn quyền “nhận các đơn khiếu nại của nhân
dân; điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của UBHC hoặc các cơ quan
của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát; đình chức, bắt giam bất cứ nhân
viên nào trong UBHC hay của Chính phủ đã phạm lỗi”.
Phát huy truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam, thấm nhuần lời dạy
của Chủ tịch Hồ chí Minh kính yêu: “Thanh tra là tai, mắt của trên, là người bạn
của dưới”; Cán bộ Thanh tra như cái gương cho cho người ta soi mặt, gương mờ
thì không soi được”.
Trong sự nghiệp đổi mới, cùng với những thành tựu đạt được trong nhiều
lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo cũng có những diễn
biến mới phức tạp; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trở thành mối
quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước. Ngày 26/5/2014, Bộ Chính trị đã ban hành
Chỉ thị số 35-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp
dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
14/CT-TTg ngày 18/5/2012, Chỉ đạo tập trung thực hiện tốt công tác tiếp công
dân, giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh, tiếp tục rà soát và giải quyết
dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, nhằm góp phần giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội
của địa phương. Phấn đấu giải quyết đạt tỷ lệ trên 90% đối với các vụ việc mới
phát sinh, thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các quyết định giải quyết khiếu nại,
tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, tăng cường thanh tra trách nhiệm của
thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực
hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực này.


1


Công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động
quản lý hành chính nhà nước, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước.
Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có
thanh tra. Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phần quan
trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; bảo
đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,
tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Năm 1990, Pháp lệnh Thanh tra được ban hành, đây là văn bản pháp lý
cao nhất, quan trọng nhất quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra. Pháp lệnh
khẳng định vị trí, vai trò công tác thanh tra - là chức năng thiết yếu của công tác
quản lý nhà nước. Tổ chức Thanh tra được thành lập thống nhất từ Trung ương
đến địa phương, bao gồm: Thanh tra nhà nước, Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, quận.
Hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra được quy định khá đầy
đủ trong các Điều 11, 14, 17 và trong các quy định khác của Pháp lệnh. Nội dung
hoạt động quản lý nhà nước được xác định cụ thể, tập trung nhất trong nhiệm vụ,
quyền hạn của Thanh tra nhà nước, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều nội dung, tuy chưa thật đầy đủ
như quy định tại Nghị định 15/CP của Chính phủ, song đều tập trung nhằm xây
dựng hệ thống Thanh tra vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, bảo đảm thực hiện
đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Luật Thanh tra năm 2004 và hiện nay chúng ta có Luật Thanh tra 2010
công tác thanh tra đã góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và
xử lý các sai phạm trong việc quản lý đời sống kinh tế, xã hội; đã kiến nghị xử lý
và đề xuất nhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; đồng thời
kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật
nhằm khắc phục những khiếm khuyết, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần

phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.
Thanh tra nhà nước phối hợp với các bộ, ngành xúc tiến việc xây dựng và
ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động làm cơ sở cho việc thành lập
Thanh tra các bộ ngành, tiến hành các thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo và
Thanh tra viên để kiện toàn tổ chức. Đến nay, ở các bộ, ngành đã có hệ thống các
quy định khá đầy đủ về công tác thanh tra. Trong thời gian qua, Thanh tra nhà
nước còn kịp thời phối hợp và có ý kiến với lãnh đạo các bộ, ngành, một số địa

2


phương khắc phục tình trạng lồng ghép, sáp nhập thanh tra với các tổ chức khác.
Bằng nhiều nỗ lực, trong thời gian không dài, hệ thống Thanh tra nhà nước đã cơ
bản được hoàn chỉnh. Cho đến nay, ở 61 tỉnh thành, 28 bộ, ngành đã có tổ chức
thanh tra, gần 1.000 tổ chức Thanh tra huyện, quận, sở ngành. Toàn ngành có
trên 8.500 cán bộ, trong đó có trên 5.000 Thanh tra viên, 63,6% có trình độ đại
học và trên đại học.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tổ chức và hoạt động thanh tra
thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như: Tổ chức thanh tra còn
dàn trải, thiếu tập trung, không thống nhất, hoạt động thanh tra còn chồng chéo,
trùng lặp cả về phạm vi, đối tượng. Quyền hạn thanh tra còn bị hạn chế, các kết
luận, kiến nghị thanh tra chưa được thực thi một cách nghiêm chỉnh và còn thiếu
những biện pháp cứng rắn, chế tài đủ mạnh. Một số cán bộ thanh tra chưa đáp
ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản
lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Những yếu kém, bất cập trên
đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, làm cho
công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý và mong mỏi của nhân
dân trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với việc tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, việc đổi mới tổ chức và hoạt

động của các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra huyện Gia Lâm
nói riêng là một yêu cầu cấp thiết được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo. Để
làm được điều đó cần phải đánh giá được một cách trung thực tình hình quản lý
công tác Thanh tra trong thời gian vừa qua, cũng như những vấn đề vướng mắc
đang đặt ra về tổ chức và hoạt động của thanh tra hiện nay để từ đó đề ra các giải
pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh
tra nhà huyện Gia Lâm trong thời gian tới
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Tăng cường quản lý công tác thanh tra
trên địa bàn huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội" là yêu cầu tất yếu khách
quan, cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc đánh giá thực trạng quản lý công tác thanh tra trên địa bàn
huyện Gia Lâm tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý công tác thanh
tra huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

3


1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công tác
Thanh tra;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thanh tra kiểm tra trên địa bàn
huyện Gia Lâm từ năm 2013 đến năm 2015;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thanh tra trên địa
bàn huyện Gia Lâm;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý công tác thanh tra trên địa bàn
huyện Gia Lâm;
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng quản lý công tác thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm như

thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thanh tra huyện trên
địa bàn Gia Lâm trong thời gian qua?
3. Giải pháp nâng nào cần đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý
thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác thanh
tra trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến năm 2015.
Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra ở huyện Gia Lâm và đánh giá
thực trạng công tác thanh tra ở các lĩnh vực:
- Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng
- Thực hiện thanh tra theo kế hoạch công tác năm như: Thanh tra trách
nhiệm của Trưởng các phòng, ban, đơn vị và chủ tịch UBND các xã, thị trấn
trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước. Thanh tra công tác quản lý và sử
dụng đất đai; Thanh tra công tác thu chi ngân sách; Thanh tra công tác quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản; Thanh tra việc thực hiện pháp luật trong công tác tiếp
dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra, văn bản xử lý sau

4


thanh tra theo quy định
- Thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ
việc do chủ tịch UBND huyện giao
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa
bàn huyện Gia Lâm trong những năm tiếp theo.
1.4.2. Đối tượng điều tra khảo sát
- Cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra

- Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thuộc đối tượng thanh tra
- Những vấn đề liên quan khiếu nại tố cáo của công dân
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian
- Số liệu nghiên cứu thu thập để phân tích tình hình công tác thanh tra ở
huyện Gia Lâm trong 3 năm từ 2013 đến năm 2015.
- Số liệu điều tra đánh giá công tác thanh tra tập trung chủ yếu vào
năm 2015.
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý công tác thanh tra từ năm
2016- 2020.
* Phạm vi không gian
- Phạm vi nghiên cứu công tác thanh tra huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Thực hiện điều tra tại 4 xã, các đơn vị là đối tượng thanh tra đã được
thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm
* Phạm vi nội dung
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của
công tác Thanh tra hành chính.
- Thực trạng công tác thanh tra nhà nước Huyện.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.
- Chất lượng công tác giải quyểt đơn thư khiếu nại tố cáo, phòng chống

tham nhũng trên địa bàn cấp xã, thị trấn
- Giải pháp nâng cao chất lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng chống
tham nhũng trên địa bàn cấp xã, thị trấn

5


1.5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thanh tra trên địa bàn huyện Gia

Lâm, đề tài đã tìm ra nhưng nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức
và thực hiện công tác thanh tra và đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý Thanh
tra huyện trên địa bàn huyện Gia Lâm như giải pháp về cơ chế chính sách như
tạo ra cơ sở pháp lý quy định cụ thể hơn nữa vai trò của thủ trưởng cơ quan hành
chính trong việc bảo đảm và phát huy kết quả hoạt động thanh tra. Luật Thanh tra
năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra đã có những quy định
cụ thể hơn về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính thể hiện ở các Điều
40, 41 trong Luật Thanh tra, Điều 55 trong Nghị định 86. Tuy nhiên, theo chúng
tôi, những quy định như vậy có lẽ vẫn chưa có đủ sức nặng trong việc ràng buộc
trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc xử lý kết luận, kiến
nghị của cơ quan thanh tra. Cần có những quy định cụ thể hơn liên quan đến
trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính. Thí dụ, sau khi cơ quan thanh tra
gửi kết luận, kiến nghị tới thủ trưởng cơ quan hành chính, theo thẩm quyền của
mình, thủ trưởng cơ quan hành chính xem xét, sau đó phải ban hành các quyết
định hành chính về việc thực hiện những kết luận, kiến nghị đó. Quyết định hành
chính là văn bản có giá trị pháp lý chính thức và thể hiện rõ nét nhất trách nhiệm
quản lý nhà nước của thủ trưởng cơ quan hành chính. Ngoài ra, cần có quy định
cụ thể hơn nữa trong việc xử lý trách nhiệm của chủ thể này trong trường hợp
không thực hiện đúng quy định của pháp luật về xử lý kết luận, kiến nghị của cơ
quan thanh tra. Giải pháp về cơ chế chính sách về chất lượng đội ngũ cán bộ
thanh tra, giải pháp về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra. Bên cạnh
các giải pháp đề tài cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện công tác
thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu trước đây và các quy định của pháp
luật hiện hành, em cho rằng việc chọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm
phong phú và sâu sắc thêm những luận cứ khoa học, cũng như cơ sở thực tiễn.

6



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CÔNG TÁC THANH TRA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về thanh tra
Thanh tra xuất phát từ gốc La-tinh có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ
một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định. Là sự
kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thẩm quyền (quyền hạn và
nghĩa vụ) được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Thanh tra mang tính
quyền lực, thông qua công tác thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì
trái với quy định.
Theo Từ điển tiếng Việt (năm 1992) thì thanh tra là kiểm soát, xem xét tại
chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp (Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Hà Nội, từ điển Tiếng Việt, 1994).
Theo từ điển Luật học thì “thanh tra” là sự tác động của chủ thể đến đối
tượng đã và đang thực hiện được giao nhằm đạt được mục đích nhất định.
Như vậy, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm “xem xét và phát hiện,
ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể
nhất định: người làm nhiệm vụ thanh tra, Đoàn thanh tra và đặt trong phạm vi
quyền hành của một chủ thể nhất định.
Theo Giáo trình Nghiệp vụ thanh tra (năm 2008) của Trường Cán bộ
Thanh tra, Thanh tra Chính phủ: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản
lý Nhà nước, là hoạt động thanh tra, xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản
lý Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan,
tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp
phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích

của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

7


Thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực công tác động đến đối tượng
quản lý để nâng cao tính tuân thủ, bảo vệ pháp luật, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức. Tuỳ theo tính chất quản lý, ngành, lĩnh vực khác nhau và điều kiện cụ thể ở
mỗi nước mà người ta lựa chọn mô hình thanh tra khác nhau.
Ở nước ta, Hiến pháp Việt Nam ngày 18/12/1980 sử dụng thuật ngữ
“Thanh tra” với một nội dung là một chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước.
Hiến pháp ngày 15/04/1992 (Điều 112) quy định Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức
và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, thanh
tra Nhà nước…”
Theo Pháp lệnh thanh tra ngày 29/03/1990, hoạt động thanh tra của các
tổ chức thanh tra được xác định là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản
lý Nhà nước.
Theo Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, thanh tra gồm có
thanh tra Nhà nước, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc
quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó

2.1.1.2. Về mặt nội dung thanh tra
Ngoài thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, thanh tra hành chính còn
thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực
tiếp. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước

của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành mình được
phép quản lý. Giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo về những vấn đề thuộc
thẩm quyền quản lý nhà nước của mình. Do vậy, nội dung cần kiểm tra, kiểm

8


soát ở đây là xem xét các cơ quan này đã tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền như thế nào. Có đúng nội dung,
đúng đối tượng, đúng thẩm quyền không. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra,
xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền như thế nào. Có đúng nội dung,
đúng đối tượng, đúng thẩm quyền không. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra,
xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo ra sao. Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra, xét
khiếu nại, tố cáo đúng các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước về
thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo hay không…
Ngoài việc kiểm tra, tình hình hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan quản lý nhà nước (như nói trên) cần kiểm tra
trách nhiệm của cơ quan này về việc tự kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại,
tố cáo theo luật định đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý. Thông qua đó để
yêu cầu hoặc không yêu cầu tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc phúc tra những vụ
việc thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Chỉ đạo giải quyết kịp thời những trường
hợp thủ trưởng các cấp, các ngành chỉ đạo hoặc ra các quy định không phù hợp
với chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh tra, kiểm tra và giải
quyết khiếu nại, tố cáo.
Nó thể hiện quan hệ trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát giữa cấp

trên đối với cấp dưới, giữa cơ quan có thẩm quyền với đối tượng trực thuộc chịu
sự quản lý. Mục đích là nhằm xem xét, đánh giá trong tổ chức và hoạt động của
cơ quan, tổ chức và cá nhân có tuân thủ các quy định của pháp luật không. Mặt
khác, còn nhằm xem xét, đánh giá về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
mang tính kế hoạch, chỉ đạo, điều hành giữa cơ quan cấp trên đối với cấp dưới
có được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng đắn hay không.
2.1.2. Vai trò của thanh tra
Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước:
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những huấn thị của Người về
công tác thanh tra, kiểm tra, đối với chúng ta hiện nay vẫn còn nguyên giá trị
không những chỉ về lý luận, mà đặc biệt là trong hoạt động thực tiễn, nhất là đối
với lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn
của dưới”. Lời dạy đó phản ánh một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc về vị trí,
vai trò của tổ chức thanh tra, của cán bộ, thanh tra viên. Đảng ta ghi nhận: Tổ
chức thanh tra chuyên nghiệp là tai mắt của cơ quan lãnh đạo các cấp. Có thể

9


nói thanh tra, kiểm tra - theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một chiếc
cầu nối giữa lãnh đạo cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, giữa cơ quan ban
hành chính sách và cơ quan thực hiện chính sách, giữa Trung ương và địa
phương, giữa người lãnh đạo, chỉ đạo và người thực hiện. Hồ Chủ tịch cho rằng,
thanh tra giúp lãnh đạo cấp trên “hiểu thấu” lãnh đạo cấp dưới và lãnh đạo cấp
dưới hiểu thấu lãnh đạo cấp trên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nếu như Trung
ương Đảng, Chính phủ có nghị quyết, chỉ thị đưa về các ngành, các địa phương,
kết quả thế nào không có thanh tra khó mà biết được địa phương nào làm tốt,
làm vừa, làm xấu, có làm hay không làm trên không biết; địa phương nhiều khi
tự mình cũng không biết; trên không thấu dưới, dưới không thấu trên” (Huấn thị
của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị cán bộ thanh tra ngày 05/3/1960 ).

Thanh tra là một trong những phương thức thực hiện chức năng quản lý của
Nhà Nước. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước bao gồm 3 mặt thống nhất chặt
chẽ với nhau: Ban hành quyết định quản lý; tổ chức, phân công, chỉ đạo việc thực
hiện các quyết định quản lý; và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý.
Mặt khác, các nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của
công tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý. Đảng ta cho rằng: “Tổ
chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong việc kiểm tra
sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà
nước”. Gần đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng ta đã nhấn
mạnh quan điểm coi thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý, nhằm
“thiết lập kỷ cương xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”.
Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng: Một nét
đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện
đối với toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảng
lãnh đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết. Các chỉ thị, nghị quyết này được Nhà
nước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động thanh tra
việc chấp hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng là nhằm đảm bảo cho
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Cũng chính vì vậy, hoạt động
thanh tra với tư cách là một phương diện hoạt động của bộ máy nhà nước phải
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua những phương thức như:
Hoạch định chính sách và những giải pháp lớn để định hướng cho tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Những chính sách của Đảng sẽ được Nhà nước

10


thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức thực hiện; đào tạo đội ngũ cán bộ, công
chức, định ra chủ trương, biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; giới
thiệu những đảng viên hoặc người có phẩm chất, có năng lực, có uy tín để nhân

dân bầu hoặc để Nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước;
kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; kiểm tra các tổ chức
đảng, các đảng viên trong bộ máy nhà nước trong việc thực hiện nghị quyết của
Đảng, pháp luật của Nhà nước (Một số văn kiện chủ yếu của Đảng và Chính phủ
về công tác thanh tra, UB Thanh tra của Chính phủ, 1977, tr.7).
Thanh tra là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát triển và xử
lý những hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ
thống chính trị và bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ
một cách tuyệt đối, đồng thời hệ thống pháp luật cũng phải hoàn chỉnh để đảm
bảo pháp luật được thực hiện. Công tác thanh tra, đánh giá được việc chấp hành
pháp luật đồng thời phát hiện các quy định pháp luật chưa hoàn thiện để tạo cơ
sở xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Nói tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì thanh tra là một
nội dung, là một chức năng của quản lý nhà nước. Thanh tra là phương thức thực
hiện sự lãnh đạo của Đảng và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
2.1.3. Mục đích thanh tra
Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp
luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;
phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
Phát hiện và kết luận những việc đã làm được, những tồn tại, sai phạm trong
công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; từ đó phân tích, tìm rõ nguyên nhân
khách quan, chủ quan; xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, đồng
thời có những kiến nghị xử lý cụ thể đối với từng sai phạm.
2.1.4. Nguyên tắc công tác thanh tra
Trong hoạt động thanh tra, các nguyên tắc được hiểu là những tư tưởng,
định hướng chủ đạo, đúng đắn, khách quan và khoa học, được quy định trong
pháp luật thanh tra mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán


11


bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình thực hiện thanh tra kinh tế, xã
hội và phòng, chống tham nhũng. Các nguyên tắc này không chỉ thể hiện trong
toàn bộ quá trình tiến hành thanh tra mà nó phải trở thành ý thức của từng cán bộ,
công chức, thanh tra viên trong suy nghĩ và trong hành vi, hành xử cụ thể khi thực
thi nhiệm vụ, công vụ trên cương vị của mình. Các nguyên tắc hoạt động thanh tra
chỉ đạo và chi phối mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh
tra đạt được mục đích đề ra.
Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật về thanh tra. Trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng về hoạt
động thanh tra, Nhà nước thể chế hóa vào các văn bản pháp luật cụ thể trong lĩnh
vực này. Những văn bản pháp luật quan trọng ghi nhận các nguyên tắc làm cơ sở,
nền tảng và định hướng cho các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động thanh
tra được phát triển và kế thừa từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh
tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010, cụ thể: Pháp lệnh Thanh tra năm 1990,
tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính
xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Không một cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra”. Nguyên tắc
này nhấn mạnh khá rõ sự độc lập của thanh tra và gần giống với nguyên tắc hoạt
động của các cơ quan tư pháp. Nguyên tắc này có yếu tố hợp lý tại thời điểm ban
hành Pháp lệnh, đặc biệt trong hoàn cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền mà ở
đó, pháp luật có vị trí thượng tôn, hoạt động của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức
đều phải tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Pháp lệnh
Thanh tra thì nguyên tắc này cũng nảy sinh những điểm bất hợp lý. Trên thực
tế, hoạt động thanh tra không thể có sự độc lập hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào
cơ quan quản lý. Hoạt động thanh tra không thể tách rời hoạt động quản lý, do
vậy, những nguyên tắc hoạt động thanh tra cũng không thể tách rời hay khác biệt

những nguyên tắc của hoạt động quản lý.
Luật Thanh tra năm 2004 tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra phải
tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng thanh tra”. So với các nguyên tắc được quy định trong
Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 thì các nguyên tắc hoạt động thanh tra đã được
thay đổi đáng kể. Nguyên tắc “Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào
được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra” không còn được

12


×