Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI PHƯƠNG THÙY

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
CAM CAO PHONG TẠI HUYỆN CAO PHONG,
TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số :

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản
luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Phương Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao
Phong tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi còn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức,
cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. Quyền Đình Hà, người
thầy tâm huyết đã tận tình đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục thống kê, các ban ngành của huyện Cao
Phong, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Cao Phong, UBND các xã Tây Phong và Bắc
Phong, thị trấn Cao Phong huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, người thân,
các tập thể, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Bùi Phương Thùy

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................vi
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ viii
Thesis abstract ................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3

1.5.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.6.

Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 5

Phần 2. Lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm cam ...................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Những khái niệm cơ bản ..................................................................................... 5

2.1.2.


Cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm ........................................................................ 10

2.1.3.

Đặc điểm về chuỗi giá trị sản phẩm nông sản .................................................. 12

2.1.4.

Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ................................................................... 14

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm .................................................... 15

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm nông sản ............................ 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 18

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cây có múi ở một số
nước trên thế giới .............................................................................................. 18

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm một số loại cây ăn quả

ở Việt Nam ....................................................................................................... 21

2.2.3.

Một số công trình nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm trái cây ở
Việt Nam........................................................................................................... 23
iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 26

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 26

3.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện ................................................................ 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra ....................................................... 32


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 34

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 35

3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 35

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. .................................................................. 40
4.1.

Thực trạng chuỗi giá trị cam Cao Phong .......................................................... 40

4.1.1.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Cao Phong của huyện Cao Phong .......... 40

4.1.2.

Thực trạng chuỗi gía trị cam Cao Phong của huyện Cao Phong ...................... 47

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị cam Cao Phong ................................... 83

4.2.1.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 83

4.2.2.

Các yếu tố chủ quan.......................................................................................... 86

4.2.3.

Phân tích SWOT chuỗi giá trị cam Cao Phong ................................................ 89

4.3.

Một số giải pháp nhằm cải thiện chuỗi giá trị cam Cao Phong của
huyện Cao Phong trong những năm tới ............................................................ 94

4.3.1.

Các căn cứ đề xuất giải pháp ............................................................................ 94

4.3.2.

Giải pháp tăng cường cải thiện chuỗi giá trị cam Cao Phong .......................... 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 99
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 99

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 100

5.2.1.

Đối với cấp chính quyền ................................................................................. 100

5.2.2.

Đối với các tác nhân ....................................................................................... 101

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 103

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV


Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DT

Diện tích

DV

Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

GTZ

Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức


HTX

Hợp tác xã

HTXDVTH

Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

Loại I

Cam loại một, quả to đều, từ 4 -5 quả/kg

Loại II

Cam loại hai, quả nhỡ, vừa, 6 - 7 quả/kg

Loại III

Cam loại ba, quả to, vỏ dày, từ 8 - 9 quả/kg

SHTT


Sở hữu trí tuệ

SL

Sản lượng

TB

Trung bình

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Phong qua 3 năm 2013-2015 ........ 28

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động huyện Cao Phong qua 3 năm 2013-2015 ..... 29


Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Cao Phong qua 3 năm
2013-2015.................................................................................................... 32

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu điều tra ................................................................................. 34

Bảng 4.1.

Tình hình sản xuất cam huyện Cao Phong năm 2013- 2015 ....................... 43

Bảng 4.2.

Cơ cấu các giống cam của huyện Cao Phong qua 3 năm 2013-2015 ......... 45

Bảng 4.3.

Giá bán và biến động giá bán sản phẩm cam qua 3 năm 2013-2015 .......... 46

Bảng 4.4.

Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra năm 2015................................ 50

Bảng 4.5.

Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra năm 2015 ......................... 50


Bảng 4.6.

Hạch toán chi phí sản xuất của tác nhân hộ sản xuất cam Cao Phong
năm 2015 ..................................................................................................... 52

Bảng 4.7.

Kết quả và hiệu quả kinh tế từ sản xuất cam của hộ năm 2015 .................. 54

Bảng 4.8.

Thông tin chung về tác nhân thu gom cam Cao Phong năm 2015 .............. 55

Bảng 4.9.

Cơ cấu lượng thu mua từng loại cam của tác nhân người thu gom
năm 2015 ..................................................................................................... 56

Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân thu gom cam Cao Phong
năm 2015 ..................................................................................................... 58
Bảng 4.11. Thông tin chung về tác nhân bán buôn cam Cao Phong năm 2015 ............ 61
Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân bán buôn cam Cao Phong
năm 2015 ..................................................................................................... 63
Bảng 4.13. Thông tin chung về tác nhân người bán lẻ cam Cao Phong năm 2015 ....... 64
Bảng 4.14. Các hoạt động ra quyết định của tác nhân người bán lẻ cam
Cao Phong năm 2015 .................................................................................. 66
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả hoạt động của người bán lẻcam Cao Phong
năm 2015 ..................................................................................................... 68
Bảng 4.16. Đánh giá thị hiếu của khách hàng về sản phẩm cam Cao Phong ................ 69
Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị cam

Cao Phong năm 2015 .................................................................................. 75
Bảng 4.18. Giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo kênh I..................................... 78

vi


Bảng 4.19. Giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo kênh II ................................... 79
Bảng 4.20. Giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo kênh III .................................. 80
Bảng 4.21. Giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo kênh IV .................................. 81
Bảng 4.22. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam
Cao Phong........................................................................................................ 87
Bảng 4.23. Phân tích SWOTchuỗi giá trị cam Cao Phong ............................................. 92

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Bùi Phương Thùy
2. Tên luận văn: “Nghiên cứu chuỗi gía trị cam Cao Phong tại huyện Cao Phong, tỉnh
Hoà Bình”
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau,
từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho

nguời tiêu dùng. Sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị cam Cao Phong đã mang lại
nhiều ý nghĩa kinh tế, xã hội quan trọng như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo công ăn
việc làm cho người lao động, xoá đói, giảm nghèo, hình thành mạng lưới chặt chẽ giữa
người sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng. Tuy nhiên mối liên kết và sự tương tác
giữa các tác nhân tham gia và trách nhiệm của họ trong chuỗi hàng hoá dịch vụ đầu vào
và tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất còn yếu. Vì điều kiện và thời gian không cho
phép, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản
phẩm cam Cao Phong tại huyện Cao phong, tỉnh Hoà Bình để đề xuất các giải pháp cải
thiện chuỗi giá trị trong thời gian tới. Tương ứng với đó là các mục tiêu cụ thể bao gồm:
(1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm cam; (2) Đánh giá
thực trạng của chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong; (3) Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong; (4) Đề xuất các giải pháp để cải thiện
chuỗi giá trị cam Cao Phong trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoat giữa số liệu thứ cấp và sơ
cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp chủ yếu từ việc thu
thập các số liệu, các tài liệu của huyện Cao Phong, qua internet, các nghiên cứu thị
trường cam trên thế giới và Việt Nam. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ
phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng trong chuỗi giá trị:
Ngừơi sản xuất, ngừơi thu gom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.
Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích như: thống kê mô tả, phân tổ thống kê,
so sánh, chuyên gia, nghiên cứu điển hình, ma trận SWOT để đánh giá chuỗi gía trị
sản phẩm cam Cao Phong cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị
sản phẩm cam Cao Phong.
Qua phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong tại huyện Cao
phong cho thấy cam Cao Phong được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi thông qua các
tác nhân thu gom, bán buôn nhỏ, bán lẻ và được phân phối tới nhiều tỉnh thành trong
viii


đó Hà Nội là nơi tiêu thụ nhiều nhất. Chuỗi giá trị cam Cao Phong có hai kênh thị

trường truyền thống chính với sự tham gia của nhiều tác nhân, cả hai kênh đều hoạt
động tương đối hiệu quả, giá trị gia tăng của kênh rất cao (kênh I tiêu thụ khoảng
70%, kênh III tiêu thụ khoảng 13,73%). Các yếu tố chính ảnh hưởng tới chuỗi giá trị
cam Cao Phong bao gồm yếu tố khách quan: (1) Sự phát triển nền kinh tế xã hội và
hội nhập quốc tế; (2) Một số áp lực cạnh tranh của chuỗi giá trị cam Cao Phong; (3)
Một số rủi ro khác: thời tiết, sâu bệnh,…Các yếu tố chủ quan: (1) Trình độ, năng lực
quản lý của cán bộ quản lý; (2) Trình độ và nhận thức của người nông dân trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong; (3) Mối liên kết giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chuỗi giá
trị sản phẩm cam Cao Phong của huyện trong những năm tới như sau: (1) Giải pháp
nâng cao năng suất và chất lượng cam; (2) Giải pháp cải thiện hợp lý kênh phân phối
sản phẩm; (3) Giải pháp xây dựng kết nối thị trường giữa các nhà cung cấp vật tư nông
nghiệp với tổ chức nông dân; (4) Giải pháp thành lập, củng cố các tổ chức nông dân; (5)
Giải pháp tăng cường liên kết hỗ trợ vốn cho các tác nhân trong chuỗi giá trị; (6) Giải
pháp phát triển ngành sản xuất cây giống và hiệp hội cây cam cảnh. Trong đó giải pháp
cải thiện hợp lý kênh phân phối sản phẩm tổ chức và thực hiện các hoạt động kết nối thị
trường là giải pháp then chốt giúp mở rộng quy mô của kênh tiêu thụ có hiệu quả.

ix


THESIS ABSTRACT
1. Author: Bui Phuong Thuy
2. Thesis topic: “Research on the Cao Phong orange value chain in Cao Phong district,
Hoa Binh province.”
3. Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15


4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture

Value chain could be defined as a series of the related production and business
activities including input supplies, manufacturing, collecting, processing and selling the
final product. The establishment and development of the Cao Phong Orange value chain
play a significant role in the socio-economic development by creating more jobs for
local people, alleviating poverty and constructing the close-knit linkage between the
producers and consumers. However, the connection and interaction between the related
stakeholders and their sense of responsibilities toward the flow of inputs, services and
products consumption are comparatively weak. In this research, because of the limited
time, it is going to focus on analyzing the current situation of Cao Phong Orange value
chain in Cao Phong district, Hoa Binh province. Finally, the study seeks to propose
several some solutions to improving that value chain in the future. That general research
objective could be decomposed into four specific objectives, including (1) To review
the theoretical framework and empirical basis in orange value chain analysis; (2) To
evaluate the current situation of Cao Phong orange value chain; (3) To analyze the
factors affecting Cao Phong orange value chain; (4) To propose some solutions to
improving value chain of Cao Phong Orange in the future.
In this research, both secondary and primary data are utilized flexibly. The
secondary one includes the available figures and documents provided by Cao Phong
district, the necessary information from the Internet and the scientific researches on the
orange value chain in Vietnam and the world. The primary data is collected by the indepth, structured and semi-structured interviews with the agents in the value chain,
namely the producers, collectors, wholesalers, retailers and consumers. To evaluate the
value chain of Cao Phong Orange and analyze the factors affecting the value chain of
Cao Phong orange, the data analysis methods used are descriptive statistics,
disaggregated statistics, comparison method, case-study method and SWOT analysis.
Based on the analysis on the current situation of Cao Phong Orange value chain
in Cao Phong district, it is evident that Cao Phong Oranges are consumed mainly in the
raw forms through collectors, small-scale wholesalers, retailers. The oranges are


x


distributed to many provinces including Hanoi where the volume of consumption is the
highest. Cao Phong Orange value chain has been operating in two main traditional
channels with the participation of many agents. Both channels function fairly effectively
with the high added value. To specify, channel I consumes about 70%, of the total
products while channel II consumes approximately 13.73%. The main objective factors
affecting the value chain includes (1) The socio-economic development and
international integration; (2) The competitive pressures that Cao Phong Orange value
chain encounters; (3) Other risks like weather, diseases, etc. The subjective affecting
factors are (1) Qualification and capacities of the management staff; (2) Qualification
and awareness of farmers; (3) The linkage between the agents in Cao Phong Orange
value chain.
The research finally proposes several implications to improve Cao Phong
Orange Value Chain as following: (1) Enhancing the productivity and quality of the
oranges; (2) Improving the distribution channels; (3) Establishing the connection
between the agricultural input suppliers and farmer organizations; (4) Establishing and
consolidating the farmer organizations; (5) Promoting the capital support for the value
chain’s agents; (6) Developing the seedling production industry and Association of
Ornamental Orange Trees. Among the aforementioned solutions, the one regarding
improving the distribution channel proves to be the most effective.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam là nước có kiểu khí hậu nhiệt đới nên rất đa dạng về các loại cây
ăn quả, có khả năng phát triển nhiều loại cây ăn quả với quy mô lớn và tập trung

nhằm giải quyết nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng nông nghiệp có thế mạnh như: lúa gạo, rau...
ngành sản xuất quả đang từng bước vươn lên cải tiến cách thức sản xuất, nâng
cao chất lượng và sức cạnh tranh hướng tới mục tiêu là mặt hàng nông sản xuất
khẩu mũi nhọn. Người nông dân trồng cây ăn quả đã góp phần vào việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ nông
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi
trường. Ở nước ta đã hình thành lên các vùng chuyên canh trồng các loại cây có
chất lượng và giá trị kinh tế cao như vải thiều Lục Ngạn, cam sành Bắc Quang Hà Giang, bưởi diễn - Hà Nội,…Trong tương lai cây ăn quả là một ngành sản
xuất hàng hóa lớn có giá trị xuất khẩu cao. Năm 2012 Việt Nam đưa diện tích
cây ăn quả lên 830 nghìn ha, tăng 10 nghìn ha so với năm 2011 và đạt kim ngạch
xuất khẩu 350 triệu USD. Trong đó chú trọng phát triển các loại cây ăn quả có lợi
thế như: cam, quýt, nhãn, vải, thanh long, …(Đặng Bích Ngọc, 2012).
Cao Phong là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu
thụ cam. Địa hình của huyện được phân bố thành 3 vùng chính gồm: vùng cao,
vùng giữa và vùng lòng hồ sông Đà. Địa bàn huyện có QL 6, QL12B và tỉnh lộ
435 chạy qua, hệ thống cảng thuỷ nội địa thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, phát
triển KT-XH, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, phù hợp với phát triển cây ăn quả
nói chung và cây cam nói riêng. Cam có giá trị về mặt dinh dưỡng và cả giá trị về
mặt kinh tế do đó được sản xuất rộng rãi. Trồng cam góp phần ổn định cuộc sống
của các hộ gia đình. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít
những khó khăn thách thức. Bản chất cam là quả chứa nhiều nước nên dễ bị hư
hỏng nhưng không có nhà máy chế biến và phương pháp bảo quản hữu hiệu.
Trong khi đó, sản phẩm cam đòi hỏi tươi, ngon, chất lượng tốt để thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng nhưng thực tiễn chưa đáp ứng được. Ngoài ra cam
thường được sản xuất với chi phí cao. Việc sản xuất cam còn gặp nhiều khó khăn
1



do thiếu các mối liên kết gần gũi giữa những người trồng cam với các nhà cung
ứng các hàng hóa dịch vụ đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách
khác, mối liên kết, sự tương tác nhiều mặt giữa các tác nhân tham gia và trách
nhiệm của họ trong chuỗi hàng hóa dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm với
người sản xuất còn yếu. Đây là hạn chế rất lớn có ảnh hưởng tới việc sử dụng
hợp lý chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi ích kinh tế của từng tác nhân trong chuỗi
cũng như khó khăn trong phát triển mở rộng quy mô sản xuất cam. Diện tích gieo
trồng và sản lượng cam trên địa bàn huyện Cao Phong lớn nhưng phương tiện
bảo quản còn thiếu thốn, người nông dân còn thiếu nhiều kinh nghiệm sản xuất,
chưa được tập huấn về các kỹ thuật, thông tin tiếp cận thị trường khó khăn nên
hộ sản xuất cam thường bán cho những người thu gom và người bán lẻ. Những
năm gần đây người thu gom tại huyện và người buôn từ các địa phương khác đã
xuất hiện trên huyện Cao Phong rất nhiều, dẫn đến việc tranh mua, tranh bán nên
lợi ích của các tác nhân tham gia sản xuất và kinh doanh cam rất khác nhau. Điều
này đặt ra cho các nhà quản lý của huyện cần nghiên cứu để tổ chức và quản lý
các hoạt động liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa nông sản.
Việc nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong tại huyện Cao
Phong, tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho các quản lý kinh
tế, các chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh cam, những
mối quan hệ, các tương tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi,
từ đó đề cập những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình thành và nâng cấp chuỗi
giá trị sản phẩm cam góp phần thúc đẩy việc mở rộng diện tích và tăng hiệu quả
kinh tế cho từng tác nhân.
Các nghiên trước đây ở huyện Cao Phong mới tập trung nghiên cứu thực
trạng sản xuất và tiêu thụ cam, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu chuỗi giá trị
cam Cao Phong. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành chọn đề tài:
“Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong tại huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong tại
huyện Cao phong, tỉnh Hoà Bình để đề xuất các giải pháp cải thiện chuỗi giá trị
trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản

phẩm cam.
-

Đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm cam

Cao Phong.
-

Đề xuất các giải pháp để cải thiện chuỗi giá trị cam Cao Phong trong thời

gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nghiên cứu trong đề

tài này là:
1. Chuỗi giá trị cam Cao Phong có cấu trúc, tổ chức và hoạt động như
thế nào?
- Có những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị?
- Chi phí, lợi nhuận được phân bổ như thế nào giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị cam?
2. Kết quả, hiệu quả tài chính của từng tác nhân tham gia và toàn chuỗi giá
trị sản phẩm cam Cao Phong?
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chuỗi giá trị cam?
4. Các giải pháp cải thiện chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Những vấn đề lý luận về chuỗi giá trị.
- Những vấn đề thực tiễn về chuỗi giá trị cam Cao Phong, các tác nhân
tham gia chuỗi giá trị cam.
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chuỗi giá trị cam.
Các tác nhân đầu vào: giống, thuốc trừ sâu, phân bón,…
Hộ nông dân
Các tác nhân thương mại: thu gom, thương lái,…
Các tác nhân dịch vụ: ngân hàng, vận tải, …
Các tác nhân hỗ trợ: khuyến nông,…
3


1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Phạm vi nội dung:
- Thực trạng sản xuất và kinh doanh cam của toàn huyện, từng tác nhân
tham gia chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong trên địa bàn huyện Cao Phong.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
từng tác nhân và toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm cam địa bàn huyện Cao Phong.
- Các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cam trên địa bàn

huyện Cao Phong.
 Phạm vi không gian:
- Đề tài được tiến hành trên phạm vi toàn huyện Cao Phong.
- Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở các tác nhân tham gia
chuỗi giá trị sản phẩm cam tại một số xã đại diện trên địa bàn huyện (hộ sản xuất,
hộ thu gom, hộ bán buôn, hộ bán lẻ, người tiêu dùng cam đại diện).
 Phạm vi thời gian:
- Dữ liệu sử dụng đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam được thu
thập chủ yếu trong 3 năm 2013 đến 2015.
- Các dữ liệu sơ cấp sẽ khảo sát sâu trong năm 2015.
- Giải pháp cho phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cam sẽ áp
dụng từ năm 2016 đến 2020.
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận
Luận văn đã đưa ra các khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng,
mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, sơ đồ chuỗi gía trị, liên kết
ngang, liên kết dọc, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chuỗi giá trị, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm.
-Về thực tiễn
Luận văn đã phân tích thực trạng chuỗi giá trị cam Cao Phong của huyện
Cao Phong, tỉnh Hoà Bình thời gian 2013 – 2015. Phân tích đánh giá thực trạng
của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong. Làm rõ các yếu
tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cam Cao Phong của huyện Cao Phong trong năm
tới. Đưa ra kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải, từ đó đưa ra giải pháp
tăng cường cải thiện chuỗi giá trị cam Cao Phong.

4


PHẦN 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CAM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Chuỗi cung ứng
Theo Nguyễn Kim Anh (2006): “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh
nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất và nhà cung
cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó”.
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất
cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Những chức năng này bao gồm phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất,
phân phối, tài chính và dịch vụ ngân hàng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình,
nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản
xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở
giai đoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Chuỗi cung ứng
cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm
sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, các cửa hàng bán lẻ, cũng như
nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch
chuyển giữa các cơ sở.
Theo Hau Lee và Corey Bilington (1995): “Chuỗi cung ứng là mạng lưới
các phương tiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thành
những sản phẩm trung gian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó tới
khách hàng thông qua hệ thống phân phối”.
Cũng có định nghĩa khác về chuỗi cung ứng như sau: “Chuỗi cung ứng là
môi trường nơi dòng sản phẩm, dịch vụ, thông tin di chuyển từ nhà cung ứng đầu
tiên tới khách hàng cuối cùng và ngược lại” (David Sharpe, 2008).
Như vậy, chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp bao gồm các tác nhân
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc cung ứng sản phẩm cho khách hàng
cuối cùng một cách nhanh và hiệu quả thông qua dòng sản phẩm, dịch vụ, tài
chính và thông tin từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.


5


2.1.1.2. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với
nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán
sản phẩm cho người tiêu dùng.
Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một
sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản
xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ nó sau khi sử dụng
(Kaplinsky, 1999; dẫn theo Trần Tiến Khai, 2012). Một chuỗi giá trị tồn tại khi
tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị
trong toàn chuỗi.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành
phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v…Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp
như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các
chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính,
đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trị bao
gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực
của các tác nhân khác nhau trong chuỗi (Trần Tiến Khai, 2012).
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc thiết
lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên (như nước, đất đai),có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học
hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến
các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống.

Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân
tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất
nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng.
Theo Micheal Porter (1985): “Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm
các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được
cấu hình một cách thích hợp”. Khái niệm này được phát triển như một công cụ để
phân tích cạnh tranh và chiến lược. Các hoạt động chínhlà những hoạt động

6


hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để
cung cấp cho khách hàng. Bao gồm 5 hoạt động sau: hậu cần đến, sản xuất, hậu
cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Trong các hoạt động
trên thì hậu cần đến và hậu cần ra là các thành tố quan trọng và then chốt của
chuỗi giá trị, là yếu tố chính tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và
mang lại lợi ích tài chính cho công ty. Các hoạt động bổ trợ cho phép hoặc hỗ trợ
các hoạt động chính. Bao gồm: thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn
nhân lực và cơ sở hạ tầng công ty.
Theo Cẩm nang ValueLinks – Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị:
Một chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan
hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến
sơ chế, chuyển đổi, marketing. Đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người
tiêu dùng (theo quan điểm chức năng với chuỗi giá trị) (GTZ Eschborn, 2007).
2.1.1.3. Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Nếu xem xét, nhìn nhận các chuỗi hoạt động và tổ chức ở các khía cạnh
khác nhau thì sẽ hình thành các tên gọi khác nhau. Nếu con người nhấn mạnh đến
hoạt động sản xuất thì họ gọi chuỗi đó là quy trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh
đến khía cạnh marketing họ gọi chúng là kênh phân phối; khi họ nhìn nhận ở góc
độ tạo ra giá trịhọ gọi chúng là chuỗi giá trị; khi họ tập trung vào sự dịch chuyển

nguyên vật liệu thì ta gọi đó là chuỗi cung ứng hay chuỗi cung cấp.
Như vậy, đặt ra một câu hỏi cấp thiết mà chưa có câu trả lời rõ ràng liên
quan đến việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung
ứng.
Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất
cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ.
Mặt khác chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, vận
chuyển, chuyển hóa các đầu vào sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách
hàng đều tồn tại trong chuỗi giá trị. Hay chuỗi cung ứng chính là đại diện cho các
hoạt động chính của chuỗi giá trị nên chuỗi cung ứng có thể coi là tập con của
chuỗi giá trị.
2.1.1.4. Sơ đồ chuỗi giá trị
Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/ kinh doanh (khâu), các tác nhân
chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa
7


là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi
giá trị dưới đây:

Hoạt động

Giống

Làm đất

Thu gom

Làm sạch


Bán sỉ

Phân bón

Gieo rau

Vận chuyển

Đóng gói

Bán lẻ

Thuốc

Chăm sóc

BVTV

Thu hoạch

Lao động

Tác nhân

Các nhà Nông dân, Người
cung cấp Tổ
HT, gom
đầu
tư HTX
đầu vào


thu Nhà sơ chế Người bán
sỉ,
người
bán lẻ

Trong
nước

Chính quyền địa phương, ngân hàng, các Sở/ngành liên quan,…
Ghi chú:
 Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:
 Người tiêu dùng cuối cùng:
 Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát trong các ngành hàng nông nghiệp
Nguồn: Tài liệu tập huấn chuỗi giá trị (2013)

Sơ đồ 2.1 cho biết chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp cũng bao gồm hai
hoạt động là các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ. Các hoạt động chính
như cung ứng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
chăm sóc, thu hoạch, thu gom, vận chuyển, bảo quản, bán sỉ, bán lẻ,…của các tác
nhân tham gia chuỗi trong quá trình phân phối sản phẩm từ người sản suất, qua
các trung gian để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động bổ trợ từ
chính quyền địa phương, các Sở/ ngành liên quan, hệ thống ngân hàng,… sẽ thúc
đẩy một phần hoặc toàn bộ hoạt động của chuỗi.
2.1.1.5. Liên kết ngang
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ:
liên kết những người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm/ tổ hợp
8



tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán (Nguyễn
Kim Anh, 2006).
Nông dân hợp tác với nhau và mong có được thu nhập cao hơn từ những cải
thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ (Ví dụ: Tổ
chức mua vật tư đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành
viên bao gồm: mua vật tư với giá thấp nhờ mua số lượng lớn và trực tiếp từ
người cung cấp; tổ chức mua theo tập thể sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu
phải mua xa; tiêu thụ qua tập thể, tổ chức có khả năng hợp đồng bán với số lượng
lớn, đảm bảo uy tín và đỡ rủi ro...).
Tóm lại, liên kết ngang mang lại lợi ích như: Giảm chi phí sản xuất, kinh
doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng
thành viên; Có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng; Có thể
ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn; Phát triển sản xuất, kinh doanh một
cách bền vững.
Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất
thành lập các Tổ Hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ – CP Chính Phủ là một
biện pháp có tác động tích cực trong phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn.
2.1.1.6. Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của
chuỗi (Ví dụ: Tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm).
Liên kết dọc có tác dụng: Giảm chi phí chuỗi; Có cùng tiếng nói của những
người trong chuỗi; Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Nhà
nước; Tất cả tác nhân trong chuỗi đều nắm được thông tin thị trường để có kế
hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; Niềm tin phát triển chuỗi cao hơn
(Nguyễn Kim Anh, 2006).
Để thúc đẩy liên kết dọc phát triển bền vững, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg
là một tài liệu quan trọng, tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vai

trò quan trọng của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.7. Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm,
hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những

9


hộ hay những doanh nghiệp... tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt
động kinh tế của họ (Pierre Fabre, 1994). Có thể chia tác nhân làm hai loại: tác
nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng. Nếu theo
nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một
hoạt động.
2.1.1.8. Sản phẩm
Trong một chuỗi giá trị, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình,
trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải
là sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trị mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là
đầu ra quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng
loại sản phẩm nên trong phân tích chuỗi giá trị thường chỉ phân tích sự vận hành
của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của
tác nhân đầu tiên (Pierre Fabre, 1994). Trong nghiên cứu này, sản phẩm chính
của chuỗi giá trị là trái cam.
2.1.2. Cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm
Kaplinsky (2000) nói rằng cấu trúc của một chuỗi giá trị bao gồm tất cả
các doanh nghiệp trong chuỗi và có thể được đặc trưng về năm yếu tố (thị
trường, kinh doanh và môi trường thuận lợi, liên kết dọc, liên kết ngang và thị
trường hỗ trợ).
2.1.2.1. Thị trường
Thị trường cuối là những người xác định các đặc trưng bao gồm giá cả,
số lượng, chất lượng và thời gian của một sản phẩm hay dịch vụ thành công

(Kaplinsky, 2000). Người mua là người quyết định thị trường, làm thay đổi thị
trường. Họ là nguồn quan trọng của thông tin nhu cầu và trong một số trường
hợp là sẵn sàng đầu tư vào trong các công ty tiếp tục bắt đầu chuỗi mới.
Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị đánh giá cơ hội hiện tại và tiềm năng trong
tất cả các thị trường có thể, thông qua các cuộc phỏng vấn với các khách hàng
hiện tại có xu hướng xem xét, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và các yếu tố
năng động khác.
2.1.2.2. Kinh doanh và môi trường thuận lợi
Môi trường kinh doanh thuận lợi ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế
bao gồm các chỉ tiêu, hải quan, pháp luật, quy định, chính sách, các hiệp định
thương mại quốc tế và cơ cấu hạ tầng công cộng (đường giao thông, điện) hoặc
10


tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở việc di chuyển của một sản phẩm hoặc dịch
vụ cùng chuỗi giá trị sản phẩm (Kaplinsky 2000) nhiều hiệp định thương mại
quốc tế và tiêu chuẩn chất lượng hiện nay cơ hội mở rộng thị trường, nhưng có
thể cực kỳ tốn kém cho các doanh nghiệp. Chính sách quốc gia và môi trường
pháp lý là rất quan trọng cho các hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Quy
định thuế gia tăng chi phí giao dịch và rủi ro, hạn chế đầu tư vào các mối quan hệ
mở rộng thị trường. Chính sách địa phương nói chung có thể bị ảnh hưởng một
cách dễ dàng hơn so với các luật và quy định và có thể có một tác động tích cực
đáng kể về khả năng cạnh tranh của một ngành nông nghiệp.
2.1.2.3. Mối liên kết theo chiều dọc
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá
trị rất quan trọng cho việc di chuyển một sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường
cuối (Kaplinsky, 2000). Giao dich hiệu quả hơn giữa các thông tin theo chiều dọc
liên quan đến chuỗi giá trị tăng sức cạnh tranh của toàn bộ ngành công nghiệp.
Ngoài ra, liên kết dọc tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các lợi ích và các
dịch vụ và chuyển giao kỹ năng thông tin giữa các doanh nghiệp lên, kỹ năng

mới và một loạt các dịch vụ, và có thể giảm rủi ro thị trường bằng cách đảm bảo
doanh số bán hàng trong tương lai.
2.1.2.4. Mối liên kết theo chiều ngang
Mối quan hệ giữa hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thực hiện
các chức năng tương tự trong một chuỗi giá trị (Kaplinsky, 2000). Mối quan hệ
chính thức hoặc không chính thức giữa các công ty có thể làm giảm chi phí giao
dịch cho người mua khi giao dịch với nhiều nhà cung cấp nhỏ. Bằng cách tạo
điều kiện thuận lợi cho người mua số lượng lớn các yếu tố đầu vào hoặc tạo điều
kiện thuận lợi cho các đơn vị đặt hàng lớn, liên kết ngang có thể giúp các công ty
nhỏ tạo ra nền kinh tế có quy mô. Các hiệp hội ngành công nghiệp có thể cho
phép việc tạo ra các tiêu chuẩn công nghiệp và thực hiện các chiến lược tiếp thị.
Chìa khoá để đạt được giá trị từ hợp tác ngang giữa các doanh nghiệp là cần thiết
để kích thích đổi mới và làm cho một ngành công nghiệp có khả năng đáp ứng
những thay đổi của thị trường tốt hơn.
2.1.2.5. Hỗ trợ thị trường
Các dịch vụ hỗ trợ là chìa khoá để nâng cấp sản phẩm của công ty. Bao
gồm các dịch vụ tài chính, xuyên suốt các dịch vụ như tư vấn kinh doanh, tư vấn
pháp lý và viễn thông và các ngành dịch vụ cụ thể (thiết bị tưới tiêu hoặc các dịch

11


vụ thiết kế thủ công mỹ nghệ). Nơi mà các dịch vụ này là cần thiết trong một thời
gian dài, họ phải được cung cấp thương mại hoặc các thị trường. Các thị trường
có thể bao gồm các dịch vụ được cung cấp bởi các tác nhân trong chuỗi, hoặc bởi
các nhà cung cấp dịch vụ độc lập. Các dịch vụ được cung cấp bởi các tác nhân
trong chuỗi có xu hướng được tăng thêm giá trị sản phẩm, như vậy mà chi phí
của dịch vụ được xây dựng thành một giao dịch thương mại hiện có. Công nghệ
mới, các dịch vụ kỹ thuật có thể có một tác động đáng kể về hiệu suất của một
ngành công nghiệp và thậm chí có thể thay đổi lợi thế cạnh tranh trong thị trường

nhất định (Nguyễn Thị Thiêm, 2015).
2.1.3. Đặc điểm về chuỗi giá trị sản phẩm nông sản
Về cơ bản sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nông sản nói chung
hay chuỗi giá trị cam Cao Phong nói riêng cũng giống như sự hình thành và phát
triển các chuỗi giá trị sản phẩm phi nông sản. Tuy nhiên do những đặc thù rất
riêng của sản xuất hàng hoá nông sản từ khâu canh tác trên đồng ruộng với chế
biến và tiêu thụ mà chuỗi giá trị nông sản có những đặc thù và tính riêng cần lưu
ý, nghiên cứu để tham gia thành công và có hiệu quả vào các chuỗi giá trị này.
2.1.3.1. Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản
Do đối tượng cây trồng của sản xuất nông nghiệp luôn mang tính mùa vụ
nên hàng hoá nông sản làm ra cũng mang tính mùa vụ theo, làm cho chuỗi giá trị
sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất
nhanh về khối lượng, chất lượng trong quá trình cung ứng ra thị trường. Thể hiện
vào vụ thu hoạch khối lượng hàng hoá nhãn tăng rất nhanh, chất lượng cao và
nhu cầu bán ra thị trường rất lớn, làm cho giá nhãn trên thị trường hạ, ngược lại
thu hoạch thì hàng hoá giảm rất nhanh, chất lượng thấp, nhưng giá bán trên thị
trường lại cao. Đặc điểm này làm cho việc phân phối hàng hoá trở nên rất khó
khăn và giá cả không ổn định.
Hàng hoá tươi, dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, việc
vận chuyển đi xa nếu không có xe chuyên dùng thì rất khó khăn, bảo quản tốt
trước khi vận chuyển, điều này đồng nghĩa với giá thành sản xuất sẽ tăng lên nếu
sản phẩm được trải qua các công đoạn chế biến, chọn lọc và bảo quản đúng yêu
cầu kỹ thuật. Đặc điểm này gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất và hạn chế
sự phát triển mở rộng của chuỗi giá trị. Vì vậy, tính toàn cầu hoá các hàng hoá
cam Cao Phong trở nên rất hạn chế, muốn phát triển được chuỗi giá trị sản phẩm
cam Cao Phong này với không gian mở rộng đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh
phải có công nghệ cao, thích hợp về chế biến, bảo quản đồng thời giá cả tiêu thụ

12



phải tăng lên nhiều lần so với giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất.Nói chung chi
phí để bảo quản rất lớn và thời hạn bảo quản không được lâu.
2.1.3.2. Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm
Sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh bởi các nhân tố khí hậu, nhiệt độ,
ánh sáng và các nguồn lực khác như đất đai, nguồn nước. Sự thay đổi những nhân
tố này theo bất kỳ chiều hướng nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến
kết quả sản xuất, có thể là tích cực, có thể là tiêu cực và làm cho tính ổn định của
chuỗi giá trị trở nên không bền vững và biến động mạnh mẽ theo thời gian.
Sản xuất nông sản bị hạn chế bởi những điều kiện tự nhiên không phù
hợp, nên sản phẩm bị khu vực hoá mạnh mẽ tập chung nhiều ở một số vùng,
trong khi những vùng khác không thể phát triển được. Chính vì vậy hơn bất cứ
sản phẩm nào của ngành nghề phi nông nghiệp, chuỗi giá trị sản phẩm thường
mang tính vùng rất cao. Cộng thêm khả năng vận chuyển khó khăn, chi phí tốn
kém đã tạo ra hạn chế mạnh mẽ khả năng phát triển các kênh tiêu thụ của chuỗi
nông sản đến các vùng sa nơi sản xuất và tính toàn cầu bị hạn chế hơn nhiều so
với hàng hoá phi nông sản.
Vấn đề dịch bệnh, đòi hỏi về an toàn thực phẩm cũng là những cản trở lớn
đến sự phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản trên phạm vi toàn cầu bởi những hàng
hoá này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống người tiêu dùng. Chính phủ
các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với hàng nông sản nhập khẩu và không cho nhập những lô hàng kém phẩm chất,
có mần bệnh, hoặc có chứa hoá chất độc hại quá mức cho phép. Những biện pháp
này là chính đáng và cần thiết, nhưng ảnh hưởng sấu đến thương mại nông nghiệp
mà người ta gọi là thất bại của thị trường từ đó ảnh hưởng không thuận lợi đến sự
lan toả của chuỗi giá trị nông sản.
2.1.3.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Do tính truyền thống và tính sinh học của cây trồng quy định nên sản xuất
cũng mang tính đặc thù khác hẳn với tổ chức sản xuất của hàng hoá phi nông sản.
Sự khác biệt lớn nhất của chuỗi giá trị nông sản với chuỗi giá trị phi nông

sản là quá trình sản xuất nông nghiệp thường có sự tham gia của số lượng rất
đông với hộ nông dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh và nhận biết về thị
trường nông nghiệp rất khác nhau. Điều này làm cho chuỗi giá trị trở nên phức tạp
và rất khó điều chỉnh để có thể tạo ra khối lượng lớn sản phẩm đồng nhất về chất

13


×