Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Đánh giá thực trạng sản xuất và ảnh hưởng của làng nghề sản xuất miến đến môi trường tại xã giới phiên, thành phố yên bái, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ LAN PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN
THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ LAN PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN
THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thu Hằng


THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phan Thị Thu Hằng
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Phần trích dẫn tài liệu
tham khảo đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Yên Bái, ngày......tháng......năm 2015
Người cam đoan

Vũ Thị Lan Phượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, tập thể
các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan
Thị Thu Hằng đã hết lòng tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ động viên tôi hoàn
thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên và cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những
kiến thức đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày......tháng......năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Lan Phượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................... ix
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài....................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................. 2
4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm làng nghề ....................................................................... 4
1.1.2. Đăc điêm chung cua lang nghề ....................................................... 5
1.1.3. Phân loại va phân bố làng nghề ...................................................... 6
1.1.4. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế-xã hội ................ 8
1.1.5. Muc tiêu phat triên làng nghề đến năm 2020 va đinh hương đến năm
2030... 9
1.2. Môt số kết qua nghiên cưu môi trương tai cac lang nghề ................
10
1.2.1 Môt số kết qua nghiên cưu môi trương lang nghề trên thế giới..... 10
1.2.1 Môt số kết qua nghiên cưu môi trương lang nghề ơ Viêt Nam ....
12
1.3. Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ................................. 16
1.3.1. Sức ép từ hoạt động của lang nghề ............................................... 16
1.3.2. Nhưng tac đông đến môi trương cua lang nghề chế biến lương thực
thực phẩm ...................................................................................... 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

1.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiêm môi trương làng nghề đến sức khỏe con
người, kinh tế- xa hôi .................................................................... 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

Chương 2: ĐÔI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

......................................................................................................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu ................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 23
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phân tích, tổng hợp tài
liệu ........................................................................................................... 23
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu va phân tich trong phong thi nghiêm ........ 23
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn ................................................................ 26

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 28

3.1. Điều kiên tư nhiên, tinh hinh kinh tế- xa hôi cua làng nghề xa Giơi
Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên
Bái....................................................... 28
3.1.1. Điều kiên tư nhiên ......................................................................... 28
3.1.2. Điều kiên kinh tế - xa hôi .............................................................. 31
3.2. Thực trạng sản xuất tại làng nghề sản xuất miến xã Giới Phiên, thành
phố
Yên Bái, tỉnh Yên Bái....................................................................... 37
3.2.1. Lịch sử phát triển làng nghề...............................................................
37
3.2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ............................
37
3.2.3. Hiện trạng môi trường và các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất
làng
nghề.......................................................................................................... 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


6

3.2.4. Thực trạng quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của chính
quyền và cộng đồng làng nghề
..................................................................... 46
3.3. Đánh giá anh hương của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi
trường làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên
Bái.............. 49

3.3.1. Đánh giá anh hương của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

trường nước của làng nghề xã Giới Phiên ...................................... 49
3.3.2. Đánh giá anh hương của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi
trường đất của làng nghề xã Giới Phiên.......................................... 56
3.3.3. Đánh giá anh hương của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi
trường không khí của làng nghề xã Giới Phiên .............................. 57
3.4. Một số tác động khác của hoạt động sản xuất làng nghề đến
môi trường
....................................................................................................... 59
3.4.1. Ô nhiêm tiếng ồn..............................................................................
59
3.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân sinh sống
quanh khu vực làng nghề ............................................................ 60
3.5. Thực trạng thu gom chất thải, nước thải của làng nghề................... 61
3.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường làng nghề
. 62
3.6.1. Giai phap chính sách ..................................................................... 62
3.6.2. Giai phap về ky thuật .................................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 65

1. Kết luận ............................................................................................... 65
2. Kiến nghị ............................................................................................. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Diễn giải đầy đủ nội dung

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBNSTP

Chế biến nông sản thực phẩm

CCN

Cụm công nghiệp


CNH

Công nghiệp hóa

CTR

Chất thải rắn

CN-TTCN

Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp

DHMT

Duyên hải miền trung

ĐBCL

Đồng bằng Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

KH

Kế hoạch

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bang 1.1: Đăc trưng ô nhiêm tư san xuất cua môt số loai hinh lang
nghề ....................................................................................... 17
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu nước mặt ........................................................ 23
Bảng 2.2 Vị trí lấy mẫu nước ngầm ...................................................... 24
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu đất .................................................................. 24
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích của một số chỉ tiêu ô nhiễm ............ 25
Bảng 3.1 : Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng xã Giới
Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
.......................................... 29
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 của xã
Giới
Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .................................
32
Bang 3.3: Kết qua san xuất kinh doanh cua xa Giơi Phiên, thành phố Yên

Bái, tỉnh Yên Bái 3 năm 2013-2015....................................... 35
Bang 3.4: Cac công trinh phuc lơi cua xa Giới Phiên, thành phố Yên
Bái, tỉnh Yên Bái
........................................................................... 36
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo ngành của xã Giới Phiên năm 2015 .. 41
Bảng 3.6: Khối lương nươc thai trung binh môi ngay tai lang nghề xã
Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ...................... 43
Bảng 3.7: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc trong 1 ngày
đêm........................................................................................ 44
Bảng 3.8: Khối lương rac thai rắn trung binh môi ngay tai lang nghề xã
Giới Phiên, thành phố Yên Bái ............................................. 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

Bảng 3.9: Kết quả phân tích mâu nươc măt tại một số điểm tại làng
nghề lần 1 - tháng
11/2014.............................................................. 49
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mâu nươc măt tại một số điểm tại làng
nghề lần 2 - tháng 1/2015
............................................................... 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8

Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại một số điểm của làng
nghề lần 1- tháng 11/2014
............................................................... 54
Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại một số điểm của làng
nghề lần 2- tháng 1/2015
................................................................. 55
Bang 3.13: Kết qua phân tich mâu đất lần 1 – tháng 11/2014 .............. 56
Bang 3.14: Kết qua phân tich mâu đất lần 2 – tháng 1/2015 ................ 57
Bang 3.15: Đanh gia mưc đô anh hương từ mùi của chất thải, nước thải
qua thăm do y kiến ngươi dân............................................... 59
Bang 3.16: Cac nguồn phat sinh va mưc đô anh hương cua nguồn gây
tiếng
ồn ........................................................................................... 59
Bảng 3.17: Một số bệnh tại làng nghề........................................................
61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
.7
Hình 1.2: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng ...................................... 8
Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh

Yên
Bái ........................................................................................... 28
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế của xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên
Bái năm 2015 ......................................................................... 32
Hình 3.3. Quy trình sản xuất bột từ củ dong kèm dòng thải ................... 39
Hình 3.4: Quy trình sản xuất miến kèm dòng thải .................................. 40
Hình 3.5: Cân bằng vật chất trong chế biến bột dong............................. 44
Hình 3.6: Biểu đồ nồng độ COD trong các mẫu nước mặt một số điểm tại
làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ...
52
Hình 3.7: Biểu đồ nồng độ BOD5 trong các mẫu nước mặt một số điểm
tại làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái tỉnh, tỉnh Yên
Bái . 52
Hình 3.8. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề .................................. 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng
nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế,
xã hội nhiều làng nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và phát triển
khá mạnh. Đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của đất nước nói
chung và kinh tế nông thôn nói riêng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người
lao động. Tuy nhiên sự phát triển làng nghề còn mang tính chất tự phát, tùy

tiện, quy mô sản xuất nhỏ, trang thiết bị còn lạc hậu. Tất cả những mặt hạn
chế trên không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất của làng nghề, tiêu tốn
nguyên liệu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường làng
nghề và sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Môt trong nhưng loại hinh lang nghề phô biến nhất ơ nông thôn Viêt
Nam la lang nghề chế biến lương thưc, thực phẩm (bun, miến, banh đa, chế
biến tinh bôt..). Đây là loại hình sản xuất có nhu cầu sử dụng nước lớp và hầu
hết nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài môi trường mà không
qua bất kỳ khâu xử lý nào nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung
là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học, vì vậy, chất lượng môi trường
nước tại đây là rất đáng lo ngại. Nước thải tồn đọng ở cống rãnh thường bị
phân huỷ yếm khí gây nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước
ngầm...
Ở Yên Bái một trong những tỉnh có nhiều làng nghề chế biến lương
thực trong đó có truyền thống lâu năm là làng nghề làm miến thuộc xã Giới
Phiên tại thành phố Yên Bái, la lang nghề san xuất miến trong điêm cua tinh
Yên Bai đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 40 năm. Hoat đông san
xuất va tiêu thu miến cua làng nghề xa Giơi Phiên đa đong gop tich cưc trong
sư nghiêp công nghiêp hoa, hiên đai hoa nông nghiêp nông thôn, gop phần
phat triên kinh tế - xa hôi cua đia phương, tăng thu nhâp cho cac hô gia đinh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

tao viêc lam môt phần đang kê lao đông tai đia phương. Tuy nhiên viêc phat
triên san xuất con


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




mang tinh tư phat, cac hô dân san xuất vơi quy mô hô gia đinh, đa số tân dung
nha, bếp đê san xuất nên viêc đam bao vê sinh con han chế; nơi san xuất con
gần khu vưc chăn nuôi, nươc thai chưa đươc xư ly; vấn đề về môi trương chưa
đươc quan tâm nhiều. Hiện tại môi trường khu vực này đang bị ảnh hưởng do
các hoạt động sản xuất của làng nghề.
Từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài: "Đánh giá thực trạng sản xuất và
ảnh hưởng của làng nghề sản xuất miến đến môi trường tại xã Giới Phiên thành phố Yên Bái- tỉnh Yên Bái" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất, ảnh hưởng của làng nghề sản xuất đến
môi trường và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường
làng nghề tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường của lang nghề san xuất miến tai xa Giơi
Phiên, thanh phố Yên Bai, tinh Yên Bai.
- Xác định được các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường; hiện trạng
quản lý và xử lý nước thải, chất thải tại các cơ sở.
- Đánh giá cac tac đông cua hoat đông lang nghề san xuất miến đến môi
trương
đất, nươc va không khí tại xa Giơi Phiên, thanh phố Yên Bai, tinh Yên
Bai.
- Đề xuất môt số giai phap nhằm bảo vệ môi trường của làng nghề.
3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu điều tra và phân tích phải đảm bảo tính khách quan và đảm bảo
độ tin cậy. Đưa ra các đánh giá đảm bảo tính khách quan với thực trạng môi

trường ở làng nghề.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực
tiễn.
4. Ý nghĩa của đề tài


4.1. Ý nghĩa khoa học


- Đề tài là tài liệu góp phần bổ sung để hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc
đánh giá tác động môi trường của hoạt động sản xuất của làng nghề.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học, điều tra về
công tác quản lý chất thải làng nghề và giúp cho các nhà quản lý về môi
trường có những chính sách và công tác quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác quản lý
hoạt động sản xuất va quan ly môi trương tại lang nghề xa Giơi Phiên noi
riêng va tỉnh Yên Bai nói chung.
- Qua đề tai nay, hoc viên se tich luy đươc thêm nhiều kiến thưc cung
như cac bai hoc kinh nghiêm co liên quan đến viêc xac đinh mưc đô ô nhiêm
môi trương, kiến thưc về lang nghề cung như cac phương phap nghiên cưu
khoa hoc.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Khái niệm làng nghề được hiểu theo nhiều cách thức khác nhau. Các
nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về làng nghề. Dưới đây là một số

quan
niệm.
Quan niệm thứ nhất: Theo Trần Minh Yến (2003) thì “Làng nghề là
một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố ngành
và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm
nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên
kết về kinh tế văn hóa và xã hội”. [22
Quan niệm thứ hai: Dựa theo đề tài “Khảo sát một số làng nghề truyền
thống – chính sách và giải pháp” của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, 1996
thì “Làng nghề là một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề TTCN
và nông nghiệp ở nông thôn”.[21
Quan niệm thứ 3: Một số nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm làng nghề
kèm theo tiêu chí cụ thể về lao động và thu nhập. Theo đó “làng nghề là
những làng đã từng có 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa
phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ
trong năm”.[7
Quan niệm thứ 4: Theo Đặng Kim Chi (2005), có thể hiểu làng nghề “
là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông
nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”.[4]
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để
một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề. Nhưng nhìn chung, các ý
kiến thống nhất ở một số tiêu chí:


- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm;
hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng.
- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường
xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt
30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.

- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của
làng và do người trong làng tham gia.
Như vậy, làng nghề là làng trong đó có phần lớn dân cư sống bằng các
nghề phi nông nghiệp và thường cùng một nghề chủ yếu. Thu nhập của người
dân trong làng phần lớn từ tiểu thủ công nghiệp. Đây trở thành một lĩnh vực
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của dân cư nông thôn.
1.1.2. Đăc điêm chung cua lang nghê
Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất,
quy
trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm sau:
- Lực lượng lao động trong làng nghề đa số là người dân sống trong
làng. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho
người dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn.
- Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ thành
viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Nhờ vào nhân lực gia đình đã tạo
cho các hộ gia đình khả năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì
nó đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình. Do đó, nó có thể
huy động mọi người trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng sản phẩm,
sản xuất của gia đình.
- Cơ sở sản xuất dịch vụ tại làng xã là nơi có nhiều hộ gia đình cùng
tham gia. Điều này tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế
độc quyền những nghề nghiệp, sản phẩm.
- Phần lớn kỹ thuật- công nghệ của làng nghề còn lạc hậu, chủ yếu vẫn
sử dụng các thiết bị thủ công, bán cơ khí hoặc đã được cải tiến một phần, đa số


mua lại từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh, các thiết bị này đã cũ, không
đồng bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Công nghệ sản xuất đơn giản
(đôi khi còn lạc hậu), cần nhiều sức lao động.
1.1.3. Phân loại va phân bô làng nghề

*Phân loai lang nghề
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích
cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế và môi trường nông thôn Việt Nam với
đặc thù hết sức đa dạng. Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, góc độ khác
nhau mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động của loại hình
kinh tế này và các tác động của nó gây ra đối với môi trường. Để giúp cho
công tác quản lý hoạt động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ môi trường và
làm cơ sở thực tiễn để thấy được bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có
thể phân loại làng nghề theo một số dạng như sau:
(1). Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới: dựa trên đặc thù
văn hóa, mức độ bảo tồn các làng nghề đặc trưng cho các vùng văn hóa lãnh
thổ khác
nhau.
(2). Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm: nhằm xác định nguồn và
khả năng đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất cũng như phần nào thấy
được xu thế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội.
(3). Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ: nhằm xác định
trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất của làng nghề qua đó có thể
xem xét tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng cho các nhu
cầu đa dạng hóa sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
(4). Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: nhằm phục vụ mục tiêu đánh
giá đặc thù, quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề.
(5). Theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu: nhằm xem xét, đánh giá
mức độ sử dụng tài nguyên tài các làng nghề, tiến tới có được giải pháp quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




lý và kinh tế trong sản xuất nhằm giảm lượng tài nguyên sử dụng cũng như

hạn chế tác động đến môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




(6). Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển:
nhằm xem sét tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đối với sự
phát triển của làng nghề.
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục
đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiế cận vấn đề
môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản
phẩm là phù hợp hơn cả. Vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm
đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất
khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động
khác nhau đến môi trường.
Làng nghề nông thôn Việt Nam hiện được phân loại theo 6 nhóm ngành
nghề sản xuất chính: thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, thủy tinh mỹ nghệ, chạm
khắc, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ), chạm mạ vàng, bạc, thêu, ren; chế biến lương
thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu
xây dựng và khai thác đá; tái chế phế liệu; nghề khác (sản xuất nông cụ như
cày,
bừa, đóng thuyền, làm quạt giấy..)

Thủ công mỹ nghệ
Chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ

15%

4%
5%

39%

Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Vật liệu xây dựng và khai thác
đá

17%
20%

Tái chế phế liệu
Nghề khác

Hình 1.1: Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2014 - Môi trường nông thôn
(tr.20/2014))[2]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


* Phân bố làng nghề
Cùng với sự ra đời của các CCN, nhiều làng nghề được khôi phục và
phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại
chỗ cho hàng chục vạn lao động. Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2014, số
làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096, trong đó số làng nghề truyền
thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là
1.748. Các làng nghề thu hút khoảng 10 triệu lao động [2]. Theo kết quả điều
tra của Tổng cục thống kê (2012), số xã có làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng
ĐBSH (50%), tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Thái

Bình, Nam Định… Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và DHMT chiếm khoảng
25% số xã có làng nghề của cả nước. Số xã có làng nghề còn lại là ở ĐBCL
và các vùng khác
chiếm tỷ lệ nhỏ.
13%

12%

25%
50%

ĐBSCL ĐBSH Bắc Trung Bộ và DHMT Các vùng khác

Hình 1.2: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2014- Môi trường nông thôn
(tr.19/2014))[2]
1.1.4. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế-xã hội
* Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng ky thuật nông thôn


×