Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học

: TS. Bùi Thị Gia

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo; các đồng ghiệp; bạn bè và gia
đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Bùi Thị
Gia, Học viện nông nghiệp Việt Nam. Cô đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các
giáo viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo cơ quan Ủy ban nhân dân Huyện
Văn Lâm, các cơ quan có liên quan; cảm ơn Phòng tài chính kế hoạch Huyện Văn Lâm,
Ban QLDA của huyện Văn Lâm, các doanh nghiệp tham gia trực tiếp thi công xây dựng
các công trình trên địa bàn huyện Văn Lâm đã hợp tác, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình làm đề tài. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ từ phía bạn bè và gia đình. Tôi xin chân
thành cảm ơn và ghi nhận những tình cảm quý báu đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Nga

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, hình ................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học của thực tiễn ................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4

2.1.2.

Ý nghĩa của việc đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc
vốn NSNN........................................................................................................ 16

2.1.3.

Nội dung đánh giá về sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc vốn NSNN .............. 17

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ............................... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 27

2.2.1.

Kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của một số tỉnh ở
Việt Nam .......................................................................................................... 27

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
NSNN............................................................................................................... 33


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 35

iii


3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Văn Lâm ................................................. 35

3.1.2.

Một số đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện Văn Lâm ..................................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................ 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu: ........................................................................ 39

3.2.3.


Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 43
4.1.

Thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN huyện Văn Lâm ........... 43

4.1.1.

Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB .............................................................. 43

4.1.2.

Kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB ................................................................. 45

4.2.

Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN huyện
Văn Lâm .......................................................................................................... 49

4.2.1.

Đánh giá quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN ........... 49

4.2.2.

Đánh giá kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN của huyện
Văn Lâm .......................................................................................................... 60

4.2.3.


Đánh giá hiệu quả của sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN
trên địa bàn huyện Văn Lâm ............................................................................ 63

4.2.4.

Đánh giá quá trình triển khai và tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB của
2 dự án thuộc NSNN của Huyện Văn Lâm ..................................................... 68

4.3.

Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn đầu tư
XDCB thuộc nsnn trên địa bàn huyện Văn Lâm ............................................. 81

4.3.1.

Quy hoạch phát triển và khả năng huy động vốn cho đầu tư XDCB............... 81

4.3.2.

Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng .............................................................. 83

4.3.3.

Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Văn Lâm .................... 86

4.3.4.

Trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB ..................................................... 95


4.3.5.

Ý kiến đánh giá của cán bộ về sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên .................................................. 95

4.4.

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
thuộc NSNN của huyện văn lâm...................................................................... 97

4.4.1.

Định hướng chung ........................................................................................... 97

4.4.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện
Văn Lâm .......................................................................................................... 97

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 111
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 111

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................ 112


5.2.1.

Đối với Nhà nước .......................................................................................... 112

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh Hưng Yên ...................................................................... 112

5.2.3.

Đối với UBND huyện Văn Lâm .................................................................... 113

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 114

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

CN-XD


Công nghiệp – Xây dựng

DV-TM

Dịch vụ - Thương Mại

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

ĐVT

Đơn vị tính

HMPT

Hạng mục phụ trợ

HSMT

Hồ sơ mời thầu

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

NN

Nông nghiệp


NSNN

Ngân sách Nhà nước

PTTH

Phổ thông trung học



Quyết định

QLDA

Quản lý dự án

TDTT

Thể dục thể thao

Tr.đ

Triệu đồng

TW

Trung ương

UBND


Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số, lao động và việc làm huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên ................... 38
Bảng 3.2. Cơ cấu phiếu điều tra về tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc
NSNN của Huyện Văn Lâm ........................................................................ 40
Bảng 3.3. Cơ cấu phiếu điều tra về tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc
NSNN đối với 2 dự án chọn điểm nghiên cứu ............................................. 40
Bảng 4.1. Chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư theo số lượng công trình giai đoạn
2013 – 2015.................................................................................................. 44
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện vốn đầu tư XCDB thuộc Ngân sách Nhà nước
huyện Văn Lâm quản lý giai đoạn 2013-2015 ............................................. 47
Bảng 4.3. Kế hoạch chi đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nguồn vốn giai đoạn
2013 – 2015.................................................................................................. 50
Bảng 4.4. Tạm ứng vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước theo lĩnh vực
giai đoạn năm 2013 – 2015 .......................................................................... 52
Bảng 4.5. Thanh toán vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước theo lĩnh
vực đến 31/12/2015 ...................................................................................... 54
Bảng 4.6. Đánh giá về công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ NSNN giai đoạn năm 2013 – 2015 ................................................... 56
Bảng 4.7. Số lượng và giá trị các công trình lập báo cáo quyết toán đúng hạn giai
đoạn năm 2013 – 2015 ................................................................................. 57
Bảng 4.8. Số lượng các công trình thẩm định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

XDCB từ NSNN giai đoạn năm 2013- 2015 ................................................ 59
Bảng 4.9. Đánh giá về công tác phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ NSNN giai đoạn năm 2013 – 2015 ................................................... 60
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư theo chi tiết hạng mục đầu tư
của Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 .............................................................. 61
Bảng 4.11. Kết quả một số cơ sở vật chất thời kỳ 2013-2015 huyện Văn Lâm ............ 62
Bảng 4.12. Giá trị tài sản cố định mới thuộc vốn ngân sách Nhà nước huyện Văn
Lâm năm 2013-2015 .................................................................................... 64
Bảng 4.13. GDP và tốc độ tăng trưởng của huyện Văn Lâm thời kỳ 2013-2015 .......... 65

vii


Bảng 4.14. Đánh giá về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn của
2 công trình Trạm y tế Đình Dù và Trường Mầm Non Trưng Trắc ............ 77
Bảng 4.15. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện dự án Trạm y tế xã Đình Dù và
Trường Mầm non Trưng Trắc ...................................................................... 79
Bảng 4.16. Tình hình nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản thu được qua các năm
2013 – 2015.................................................................................................. 83
Bảng 4.17. Tình hình thuê tư vấn tại các dự án đầu tư ................................................... 88
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện quy chế đấu thầu các công trình XDCB trên địa bàn
huyện Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 .......................................................... 91
Bảng 4.19. Kết quả đánh giá về kết quả và hiệu quả của đầu tư XDCB của huyện
Văn Lâm thời kỳ 2013-2015 ........................................................................ 67
Bảng 4.20. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình sử dụng vốn đầu tư
XDCB .......................................................................................................... 95

viii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 4.1.

Bản đồ hành chính Huyện Văn Lâm .......................................................... 35

Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng ngành kinh tế huyện Văn Lâm .................................................... 66
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lao động giữa các ngành kinh tế thời kỳ 2013-2015
huyện Văn Lâm .......................................................................................... 67

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Nga
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân
sách Nhà nước trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước là một vấn đề lớn,
phức tạp và nhạy cảm. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quá trình thực
hiện đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Văn Lâm đã có những kết quả nhất định, tuy
nhiên hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà
nước còn nhiều hạn chế, thất thoát. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi tập chung
đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cở bản thuộc ngân sách Nhà nước
trên địa bàn huyện Văn Lâm từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ
thế bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng vốn đầu tư xây

dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước; (2) Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên; (3) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Văn Lâm; (4) Định hướng
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc ngân sách Nhà nước.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo văn
bản liên quan đến kế hoạch, kết quả của tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc ngân sách Nhà nước của huyện Văn Lâm. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các
công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc các đối tượng là cán bộ quản lý, các nhà
thầu thi công, tư vấn và người dân liên quan dự án Trạm y tế xã Đình Dù và Trường
Mầm non Trưng Trắc. Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích cho điểm, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng, thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia
để đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước tại
huyện Văn Lâm.
Quá trình đánh giá tình hình sử dựng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân
sách Nhà nước trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho thấy nguồn vốn Ngân
sách Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản huyện hàng năm tương đối lớn, trong 3 năm

x


2013-2015 số vốn chi đầu tư trên địa bàn huyện là 264 tỷ. Các nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Văn Lâm bao gồm: (1) Quy
hoạch phát triển và khả năng huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản; (2) Phân cấp
quản lý đầu tư và xây dựng; (3) Cơ chế quản lý vốn đầu tư trên địa bàn huyện Văn Lâm;
(4) Trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư . Trong các nhân tố này chúng tôi thấy nguồn
vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, quyết định đến tình hình
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên như sau: (1) Lập kế hoạch tạo nguồn - hoàn thiện quy hoạch tổ chức hoạch định
chiến lược đầu tư phát triển; (2) Nâng cao chất lượng quản lý vốn các khâu lập thẩm
định và phê duyệt dự án đầu tư; (3) Thực hiện nghiêm túc luật đấu thầu và chống thất
thoát vốn; (4) Đẩy nhanh tốc độ giải ngân - nâng cao kỷ luật và chất lượng quyết toán
vốn; (5) Nâng cao trình độ cán bộ quản lý vốn. Trong đó giải pháp Lập kế hoạch tạo
nguồn – hoàn thiện quy hoạch tổ chức hoạch định chiến cho đầu tư xây dựng là giải
pháp then then chốt nâng cao hiệu quả quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Nga
Thesis title: “Evaluation on situation of employing fundamental constructing
investment from national budget in Van lam district, Hung Yen province”.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Fundamental constructing investment from national budget was a complicated
and sensitive issue. Like other district in Vietnam, process of conducting fundamental
constructing investment from national budget in Van lam received significant results,
however the effectiveness of employing fundamental constructing investment from
national budget was still constrained by limitation, deficit. Because of time limit, in this
research, we focused mainly on evaluating situation of employing fundamental
constructing investment from national budget from that proposed solutions to improve

the effectiveness of employing fundamental constructing investment from national
budget. Accordingly, specific objectives included: (1) systemize rational and practical
background about employing fundamental constructing investment from national
budget; (2) analyze, evaluate situation of employing fundamental constructing
investment from national budget; (3) analyze factors influencing to situation of
employing fundamental constructing investment from national budget; (4) propose
solutions to improve the effectiveness of employing fundamental constructing
investment from national budget.
In this research, we applied flexibly primary and secondary data to come up with
analysis comments. Secondary data collected from documents and reports relating to
plan, outcome of situation of employing fundamental constructing investment from
national budget in Van Lam. Primary data were collected by PRA, structural interview
to subjects as managing officers, building and supervising contractors and households
realting to projects “Dinh Du communal clinic” and “Trung Trac kindergarten school”.
We applied analysis methods as descriptive statistic, comparative and professional
perspective methods to evaluate situation of employing fundamental constructing
investment from national budget in Van Lam.
After evaluating situation of employing fundamental constructing investment
from national budget in Van Lam, investment capital from national budget to
fundamental constructing was relatively large, from 2013 to 2015, total amount of
investment was up to 264 billion VND. Factors influencing to situation of employing

xii


fundamental constructing investment from national budget in Van Lam consisted: (1)
Development planning and ability of fundamental constructing investment mobilization;
(2) Decentralizing management of investing and constructing; (3) Mechanism of
investing management in Van Lam; (4) Level of managing officer. Among these
factors, factors number (1) was the most influencing factors to situation of employing

fundamental constructing investment from national budget in Van Lam.
According to research, we proposed some solutions to improve the effectiveness
of process of employing fundamental constructing investment from national budget in
Van Lam district such as: (1) Plan to create source – accomplish to organize strategic
planning investment of development; (2) Improve quality of managing investment in
stage of expertise and approval investment project; (3) Conduct seriously bidding law
and prevent deficit of investment; (4) Promote disbursement speed – improve order and
quality of investing payment; (5) Improve professional level of managing officers.
Among those solutions, solution number (1) was the key solution to improve the
effectiveness of improve the effectiveness of process of employing fundamental
constructing investment from national budget in Van Lam district.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước hàng năm Nhà nước dùng hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà
nước đầu tư vào các ngành các lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất
nước. Việc sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả chống lãng phí thất thoát, tiêu
cực tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như mọi công
dân rất quan tâm.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản
vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản
còn thấp; thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều và diễn
ra ở nhiều khâu như: Chủ trương đầu tư; lập dự án, thiết kế; thi công xây
dựng; quyết toán. Đây là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội, là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của bộ máy chính trị và toàn thể nhân dân cần
phải đồng bộ thực hiện. Chất lượng của các chiến lược và quy hoạch xây dựng

còn thấp, lại chậm được bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Còn để kéo dài tình trạng
đầu tư phân tán, dàn trải, chưa tính toán kỹ hiệu quả, nhất là trong đầu tư bằng
vốn ngân sách.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quá trình thực hiện đầu tư
xây dựng cơ bản tại huyện Văn Lâm đã có những kết quả nhất định, nhờ đó mà
tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã đạt được khá cao so với mức bình quân
chung của cả nước trong nhiều năm. Trong thời kỳ 2013 - 2015, kết quả của các
hoạt động đầu tư đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế huyện.
Hàng chục công trình Xây dựng cơ bản đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử
dụng, trong đó có nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của
địa phương. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản huyện
hàng năm chiếm tỷ trọng lớn. Tuy vậy, hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản chưa
đạt được mục tiêu đề ra; tồn tại, hạn chế còn xảy ra ở nhiều khâu. Thất thoát trong
đầu tư xây dựng cơ bản chưa được khắc phục triệt để.
Xuất phát từ thực tế đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
của huyện Văn Lâm – Hưng Yên em đã quyết định chọn đề tài: “ Đánh giá tình
hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn

1


huyện Văn lâm, tỉnh Hưng Yên’’ nhằm hiểu rõ tình hình sử dụng vốn đầu tư Xây
dựng cơ bản của Huyện từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc ngân sách Nhà nước (NSNN).
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước tại huyện Văn Lâm – Hưng Yên, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sửa dụng vốn
đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản.
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lới các câu hỏi sau đây liên quan đến tình hình
sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN của huyện Văn Lâm:
1) Thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN của huyện Văn
Lâm thời gian qua diễn ra như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB
thuộc NSNN của huyện Văn Lâm?
3) Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư XDCB thuộc NSNN của huyện Văn Lâm trong thời gian tới đảm bảo sử
dụng đúng và có hiệu quả nguồn vốn ngân sách đầu tư cho XDCB?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
ngân sách Nhà nước ở huyện Văn Lâm.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

thuộc ngân sách Nhà nước của huyện Văn Lâm, các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi trong huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.
+ Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2013 đến 2015.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA THỰC TIỄN
- Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng
vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN. Từ đó đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư
XDCB thuộc NSNN của toàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2013-2015;
- Luận văn đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng
vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN của huyện Văn Lâm. Từ đó đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN của huyện Văn
Lâm trong thời gian tới.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về Đánh giá
Thuật ngữ đánh giá (Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ
liệu đo lường được qua các kỳ kiểm tra/lượng giá (assessement) trong quá trình
và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định
rõ rang trước đó trong các mục tiêu (Nguyễn Văn Việt, 2009).
Định nghĩa về đánh giá:
+ Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình
và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có
kết quả.

+ Đánh giá là quá trình mà qua đó ta quy cho đối tượng một giá trị nào đó.
+ Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng
về: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự
phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so
với mục tiêu hay những chẩn mực đã được xác lập (Nguyễn Văn Việt, 2009).
2.1.1.2 Khái niệm về Đầu tư xây dựng cơ bản
a. Khái niệm Đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất
định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các
nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là
tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao bồm
những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư
hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt
được kết quả đó.
Như vậy, nếu xem xét trên góc độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng them các tài sản vật chất, nguồn nhân lực

4


và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động
của các tài sản và nguồn lực sẵn có (Trần Hoàng Tùng, 2010).
b. Xây dựng cơ bản và Đầu tư Xây dựng cơ bản
* Xây dựng cơ bản và đầu tư Xây dựng cơ bản là những hoạt động chức
năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng
mới, mở rộng, hiện đại hóa hoặc khôi phục các tài sản cố định (Bùi Mạnh
Cường, 2006).
* Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của
đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây

dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố
định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất
kinh doanh nói riêng. Đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản
cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích
với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc
dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa
hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế (Quốc hội XI, 2003).
Trình tự đầu tư xây dựng một công trình Xây dựng cơ bản gồm ba
giai đoạn:
+ Chuẩn bị đầu tư.
+ Thực hiện đầu tư.
+ Kết thúc xây dựng và đưa dư án vào hoạt động.
* Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
- Loại hình sản suất trong xây dựng cơ bản là loại hình sản xuất đơn
chiếc, tính chất sản phẩm khụng ổn định, mang tính thời vụ, khụng lặp lại. Các
yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm khụng cố định và
thường xuyên phải di chuyển vì vậy tính ổn định trong sản xuất rất khó đảm
bảo, điều này phụ thuộc nhiều vào khâu quản lý sản xuất của nhà thầu trong quá
trình thi công công trình.
- Sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn, cấu tạo phức tạp nên hoạt
động sản xuất trong Xây dựng cơ bản là quá trình hợp tác sản xuất của nhiều
nghành, nhiều bộ phận để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Do đó quá trình sản xuất,
quản lý, điều phối giữa các khâu, giữa các bộ phận đòi hỏi tính cân đối, nhịp

5


nhàng, liên tục cao. Quá trình sản xuất thi công Xây dựng cơ bản thường phải
tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lý, tự nhiên, khí hậu

tại nơi thi công. Sản phẩm xây dựng thường có quy mụ lớn nên thời gian thi công
kéo dài, trong thời gian thi công toàn bộ khối lượng vốn đầu tư vào dự án bị ứ
đọng (Đỗ Văn Dũng, 2012)
* Vai trò của Đầu tư xây dựng cơ bản
Để đảm bảo cho xã hội không ngừng phát triển điều trước tiên và cần thiết
là phải đầu tư Xây dựng cơ bản. Trong một nền kinh tế xã hội, đối với bất kỳ một
phương thức sản xuất nào cũng phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng.Việc
đảm bảo tính tương ứng đó là hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản.
Đầu tư Xây dựng cơ bản là điều kiện cần thiết để phát triển tất cả các
ngành kinh tế quốc dân và thay đổi tỉ lệ giữa chúng. Những năm qua, nước ta do
tăng cường đầu tư Xây dựng cơ bản, cơ cấu kinh tế đã có những biến đổi quan
trọng. Cùng với việc phát triển các ngành kinh tế vốn có như cơ khí chế tạo,
luyện kim, hoá chất, vận tải…nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng kinh tế mới đã,
đang được hình thành.
Đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực sản
xuất cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triển sức
sản xuất xã hội, tăng nhanh giá trị sản xuất và giá trị tổng sản phẩm trong nước,
tăng tích luỹ, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản về chính trị, xã hội.
Đầu tư Xây dựng cơ bản tạo nên một nền tảng cho việc áp dụng những
công nghệ mới, nó góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh
tế Nhà nước phù hợp với tình hình hiện nay (Đỗ Văn Dũng,2012).
2.1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước
a. Khái niệm vốn đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản
* Vốn đầu tư: Vốn đầu tư chính là tiền tích luỹ của xã hội của các cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các
nguồn khác, được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy
trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xa hội. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài chúng tôi chủ yếu chỉ nghiên cứu vốn đầu tư thuộc Nguồn

ngân sách Nhà nước.

6


Vốn đầu tư cũng quy định tại Luật đầu tư công năm 2014 gồm: vốn ngân
sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái
phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách
Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư (Quốc
Hội, 2014).
* Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư XDCB gọi tắt là vốn cơ bản là
tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất TSCĐ có tính chất sản xuất hoặc phi
sản xuất.
Theo điều 5 điều lệ quản lý XDCB kèm theo Nghị định 385-HĐBT ngày
7/11/1990 thì: “Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu
tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi
phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí
khác ghi trong tổng dự toán” (Hội đồng bộ trưởng, 1990).
b. Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn sau :
- Nguồn trong nước
Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất
nước, nguồn này chiếm tỷ trọng lớn, nó bao gồm từ các nguồn sau:
+ Vốn ngân sách Nhà nước: Gồm ngân sách TW và ngân sách địa
phương, được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và
một số nguồn khác dành cho đầu tư Xây dựng cơ bản.
+ Vốn tín dụng đầu tư (do ngân hàng đầu tư phát triển và quỹ hỗ trợ phát
triển quản lý) gồm: Vốn của Nhà nước chuyển sang, vốn huy động từ các đơn vị

kinh tế và các tầng lớp dân cư, dưới các hình thức, vốn vay dài hạn của các tổ
chức tài chính tín dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần
kinh tế khác.
- Vốn nước ngoài
Nguồn này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư Xây dựng
cơ bản và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nguồn này bao gồm:

7


+ Vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, các tổ chức chính
phủ như JBIC (OECF). các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đây là nguồn (ODA).
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức 100 % vốn nước
ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Như vậy vốn ĐTXDCB từ NSNN chỉ là một trong các nguồn hình thành
vốn ĐTXDCB
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (Bùi Mạnh Cường, 2006).
c. Thành phần Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Thành phần cấu thành của vốn đầu tư Xây dựng cơ bản bao gồm các
khoản chi phí gắn liền với hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản, nội dung này
bao gồm:
- Vốn cho xây dựng và lắp đặt
+ Vốn cho hoạt động chuẩn bị xây dựng và chuẩn bị mặt bằng
+ Những chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, nhà xưởng,
văn phòng làm việc, nhà kho, bến bãi,…
+ Chi phí cho công tác lắp đặt máy móc, trang thiết bị vào công trình và
hạng mục công trình.
+ Chi phí để hoàn thiện công trình

- Vốn mua sắm máy móc thiết bị
Đó là toàn bộ các chi phí cho công tác mua sắm và vận chuyển bốc dỡ
máy móc thiết bị được lắp vào công trình. Vốn mua sắm máy móc thiết bị bao
gồm: giá trị máy móc thiết bị, chi phí vận chuyển, bảo quản bốc dỡ, gia công.
kiểm tra trước khi giao lắp các công cụ, dụng cụ.
- Vốn kiết thiết cơ bản khác
Chi phí kiến thiết cơ bản được tính vào giá trị công trình như chi phí cho
tư vấn đầu tư, đền bù, chi phí cho quản lý dự án, bảo hiểm, dự phòng, thẩm
định,…
Các chi phí kiến thiết tính vào tài sản lưu động bao gồm chi phí cho mua
sắm nguyên vật liệu. công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định
hoặc chi phí cho đào tạo.

8


Những chi phí kiến thiết cơ bản khác được Nhà nước cho phép không tính
vào giá trị công trình do ảnh hưởng của thiên tai, những nguyên nhân bất khả
kháng (Bùi Mạnh Cường, 2006).
d. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước
- Khái niệm Vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN: Là khoản vốn Ngân sách
được Nhà nước dành cho việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế – xã hội mà không có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu
tư khác theo quy định của Luật NSNN (Lê Toàn Thắng, 2012).
- Đặc điểm vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN: Là một loại vốn đầu tư nên
nó có các điểm giống với nguồn vốn đầu tư thông thường, ngoài ra vốn đầu tư
XDCB thuộc NSNN còn có những đặc điểm khác như sau:
+ Vốn đầu tư XDCB từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận
mà được sử dụng vì mục đích chung của đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài
cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế. Theo nghị định số 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009 của Chính phủ thì vốn đầu tư XDCB hiện nay được phân

cấp quản lý theo 4 loại: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết
định về chủ trương đầu tư (theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội);
các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: nhóm A (các dự án đầu tư xây dựng
công trình thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng, sản xuất chất độc hại –
khụng kể mức vốn...có tổng mức đầu tư từ 500 đến 1.500 tỷ đồng); nhóm B
(các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực công nghiệp điện, khai
thác dầu khí, hóa chất - có tổng mức đầu tư từ 75 đến 1.500 tỷ đồng; thủy lợi,
giao thông, y tế... có tổng mức đầu tư từ 30 – 1.000 tỷ đồng); nhóm C (các dự
án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực công nghiệp điện, khai thác dầu
khí, hóa chất - có tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng; thủy lợi, giao thông, y tế...
có tổng mức đầu tư từ dưới 30 đến dưới 50 tỷ đồng) và được phân cấp đầu tư
theo luật định (Lê Toàn Thắng, 2012).
+ Chủ thể sở hữu của nguồn vốn này là Nhà nước, do đó vốn đầu tư được
Nhà nước quản lý và điều hành sử dụng theo các quy định của Luật NSNN, cũng
như tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, quản lý chi phí
các công trình, các dự án...
+ Vốn đầu tư lấy nguồn từ NSNN do đó nó luôn gắn bó chặt chẽ với
NSNN, được các cấp thẩm quyền quyết định đầu tư vào lĩnh vực XDCB cho nền

9


kinh tế, cụ thể vốn đầu tư được cấp phát dưới hình thức các chương trình dự án
trong tất cả các khâu cho đến khi hoàn thành và bàn giao công trình để đưa vào
sử dụng.
+ Vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường rất lớn: Do các công trình được đầu
tư xây dựng từ nguồn vốn này đa số là các công trình lớn, có tầm quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế xã hội nên cần một lượng vốn ban đầu tương đối lớn, thậm
chí là rất lớn (hàng ngàn tỷ đồng) như xây dựng các công trình giao thông, thuỷ
lợi...Vì vậy, quản lý và cấp vốn đầu tư XDCB phải thiết lập các biện pháp quản lý

và cấp vốn đầu tư phù hợp nhằm bảo đảm tiền vốn được sử dụng đúng mục đích,
tránh ứ đọng và thất thoát, bảo đảm quá trình đầu tư xây dựng các công trình được
thực hiện liên tục đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định.
+ Khả năng thu hồi vốn thấp, hoặc không thể thu hồi trực tiếp
Do đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước thường được sử
dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các công trình về y tế, giáo dục do vậy
khả năng thu hồi vốn là rất thấp. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế (Bùi Mạnh
Cường, 2006).
Những đặc điểm trên đây cho thấy: để sử có hiệu quả vốn đầu tư XDCB
từ nguồn ngân sách cần phải có một quy trình quản lý giám sát chặt chẽ từ khâu
đầu đến khâu cuối để chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực.
e. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN
Vai trò của vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN là hết sức quan trọng, nó được
thể hiện thông qua các tác động kép: vừa là nguồn động lực để phát triển kinh tế
xã hội, lại vừa là công cô để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng trong
xã hội thể hiện trên các mặt sau:
Đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực
tiếp tác động đến quá trình kinh tế, xã hội, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Bằng việc cung cấp
những dịch vụ công cộng như hạ tầng kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng … mà
các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể hoặc không được đầu tư;
Các dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng then chốt nhất
nhằm đảm bảo cho nền kinh tế xã hội phát triển ổn định (Đỗ Văn Dũng, 2012).

10


Đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh tổng cung
và tổng cầu của nền kinh tế:

Về mặt cầu: Đầu tư XDCB trong đó có đầu tư từ NSNN sẽ tạo ra khả
năng kích cầu tiêu dùng trong sản xuất, thúc đẩy lưu thông, tạo công ăn việc làm,
thu nhập.
Về mặt cung: Khi các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, năng lực mới
của nền kinh tế tăng lên tác động làm tăng tổng cung trong dài dạn, kéo theo tăng
sản lượng tiềm năng, giá cả sản phẩm giảm.
Đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh cơ
cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ:
Thông qua đầu tư các chương trình dự án ở vùng sâu vùng xa về giao
thông, y tế, giáo dục, thuỷ lợi… giúp cho các vùng này có điều kiện giao thông,
thuỷ lợi thuận lợi, nhân dân được giáo dục nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ
tạo điều kiện phát triển vùng.
Thông qua các dự án đầu tư phát triển của mình Nhà nước có thể điều
chỉnh giúp ngành nghề này phát triển, hạn chế ngành nghề khác không có lợi.
Đầu tư XDCB thuộc NSNN tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và
cho toàn nền kinh tế phát triển. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được coi là vốn mồi
để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển. Chẳng hạn có
đường giao thông thuận lợi thì thị trường hàng hoá có điều kiện phát triển, cơ sở
hạ tầng kinh tế phát triển sẽ tạo khả năng to lớn để thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá giáo dục, y tế, du lịch …
Đầu tư XDCB thuộc NSNN có vai trò mở đường cho sự phát triển nguồn
nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân (Đỗ
Văn Dũng, 2012).
Do các dự án đầu tư vào những lĩnh vực trên thường rất tốn kém, độ rủi ro
cao, khả năng thu hồi vốn thấp nên Nhà nước thường phải đầu tư bằng nguồn vốn
NSNN như: các dự án đầu tư cho phòng thí nghiệm trọng điểm, các trạm, trại
nghiên cứu giống mới, các trường đại học, các bệnh viện, các trung tâm y tế dự
phòng. Có đầu tư của Nhà nước sẽ cung cấp các dịch vụ công tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế xã hội (Lê Toàn Thắng, 2012).


11


×