Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê arabica của hộ nông dân ở tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THẾ BẢO

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG
SẢN XUẤT CÀ PHÊ ARABICA CỦA HỘ NÔNG DÂN
Ở TỈNH SƠN LA

Ngành:

Phát triển Nông thôn

Mã ngành:

60.62.01.16

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hoàng Vũ Quang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả được
trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thế Bảo

i


LỜI CẢM ƠN
Luận Văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu lý
luận và tích lũy thực tế của tác giả.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Hoàng Vũ Quang – Phó Viện
Trưởng Viện Chính Sách & Chiến Lược PTNN-NT, người Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn đồng chí Bùi Tuấn Anh - Cán bộ Trung tâm Phát Triển Nông
Thôn đã cùng tôi xử lý số liệu trong luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp cơ quan Trung
tâm Phát Triển Nông Thôn, Bộ môn Phân Tích Định Lượng, Khoa Kinh tế & PTNT đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo phòng nông nghiệp các huyện
Mai Sơn, Thuận Châu và Thành Phố Sơn La, và lãnh đạo UBND các xã Hua La, Chiềng
Cọ, Chiềng Pha, Bon Phặng, Chiềng Mung, Chiềng Ban, những hộ nông dân sản xuất cà
phê thuộc 3 vùng trên đã cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác để giúp tôi đưa
ra những phân tích đúng đắn.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thế Bảo

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn

.................................................................................................................... ii

Mục lục

................................................................................................................... iii

Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract ................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Đối tượng thu thập thông tin (đối tượng điều tra) .............................................. 3

1.4.3.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Đặc điểm của hộ nông dân và sản xuất cà phê arabica....................................... 5

2.1.2.

Khái niệm hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ ........................................................... 6

2.1.3.

Hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ........................ 9

2.1.4.

Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế ..................................................... 21

2.2.


Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 21

2.2.1.

Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới............................................................. 21

2.2.2.

Tình hình sản xuất arabica ở việt nam .............................................................. 24

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm của các nước sản xuất trên thế giới về nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất cà phê ..................................................................... 25

2.2.4.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất
cà phê tại Việt Nam .......................................................................................... 27

2.2.5.

Chính sách hỗ trợ phát triển cà phê arabica ...................................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32

3.1.1.

Vị trí địa lý........................................................................................................ 32

3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng ........................................................................................ 33

3.1.3.

Đất đai............................................................................................................... 34

3.1.4.

Khí hậu ............................................................................................................. 36

3.1.5.

Đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội .................................................................. 36

3.1.6.

Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cà phê arabica ............................ 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39


3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ................................................... 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 39

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu ........................................................... 40

3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 40

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu .................................................................. 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 44
4.1.

Tình hình sản xuất cà phê arabica tại sơn la ..................................................... 44

4.2.

Đặc điểm sản xuất của hộ ................................................................................. 47

4.2.1.


Nguồn lực sản xuất ........................................................................................... 47

4.2.2.

Diện tích sản xuất và sản lượng ........................................................................ 49

4.3.

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê arabica của hộ nông dân ..................... 52

4.3.1.

Kết quả sản xuất cà phê arabica của hộ nông dân ............................................ 52

4.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ................................................................ 53

4.3.3.

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê arabica của hộ..................................... 73

4.3.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê arabica
của hộ nông dân ................................................................................................ 79

4.4.


Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cà phê arabica tại sơn la ............ 84

iv


4.4.1.

Thuận lợi ........................................................................................................... 84

4.4.2.

Khó khăn........................................................................................................... 85

4.5.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuât cà phê arabica
của hộ nông dân ................................................................................................ 86

4.5.1.

Một số quan điểm phát triển ............................................................................. 86

4.5.2.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế ..................................................... 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 94


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96
Phụ lục

.................................................................................................................. 99

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

: Nghĩa tiếng việt

BTC

: Bộ Tài Chính

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CP

: Chính phủ


GO

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

IC

: Giá trị trung gian

ICO

: Tổ chức cà phê Thế giới

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội




: Nghị định

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNN – NT

: Phát triển nông nghiệp – nông thôn



: Quyết định

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TP

: Thành phố


TT

: Thông tư

TTg

: Thủ tướng

UBND

: Ủy ban nhân dân

USDA

: Bộ Nông nghiệp Mỹ

VA

: Giá trị gia tăng

VietGAP

: Thực hành nông nghiệp tốt

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng cà phê của các nước hàng đầu Thế giới ........................................ 22
Bảng 2.2. Số lượng các nước nhập khẩu cà phê trên Thế giới ....................................... 23

Bảng 2.3. Diện tích trồng cà phê Arabica của Việt Nam................................................ 25
Bảng 3.1. Diện tích đất tỉnh Sơn La năm 2014 ............................................................... 35
Bảng 3.2. Dân số tỉnh Sơn La theo giới tính và khu vực ................................................ 36
Bảng 4.1. Diện tích trồng cà phê tại Sơn La năm 2015 .................................................. 44
Bảng 4.2. Tình hình nguồn nhân lực của hộ ................................................................... 47
Bảng 4.3. Trình độ văn hóa các hộ khảo sát ................................................................... 48
Bảng 4.4. Năng suất cà phê tươi/ha/năm ........................................................................ 53
Bảng 4.5. Nguồn gốc giống cà phê Arabica của hộ nông dân sản xuất.......................... 54
Bảng 4.6. Năng suất trung bình của địa bàn chia theo nguồn gốc giống........................ 55
Bảng 4.7. Năng suất trung bình của địa bàn chia theo mức độ làm cỏ ........................... 58
Bảng 4.8. Tỷ suất bón phân các hộ điều tra .................................................................... 59
Bảng 4.9. Lượng phân bón sử dụng thời kỳ kiến thiết cơ bản ........................................ 60
Bảng 4.10. Lượng phân bón sử dụng thời kỳ kinh doanh (1 năm) ................................. 61
Bảng 4.11. Năng suất trung bình của địa bàn chia theo tỷ lệ trồng xen ......................... 65
Bảng 4.12. Cách thức phòng trừ sâu bệnh của hộ nông dân ........................................... 68
Bảng 4.13. Tiêu chuẩn điều kiện tự nhiên của cây cà phê tại các địa bàn ...................... 70
Bảng 4.14. Bảng chỉ tiêu so sánh chất đất các vùng khảo sát ......................................... 72
Bảng 4.15. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản/ha ............................................................. 74
Bảng 4.16. Chi phí thời kỳ kinh doanh trong 1 năm ..................................................... 75
Bảng 4.17. Doanh thu các nhóm hộ năm 2014 ............................................................... 76
Bảng 4.18. Lợi nhuận các nhóm hộ sản xuất năm 2014 ................................................. 77
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của hộ nông dân....................................... 78

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La....................................................................... 32
Hình 4.1. Biến động diện tích trồng cà phê tại Sơn La ................................................... 45
Hình 4.2. Sản lượng cà phê nhân của tỉnh Sơn La qua các năm..................................... 46

Hình 4.3. Đặc điểm các hộ khảo sát ............................................................................... 49
Hình 4.4. Tỷ lệ đất trồng cà phê Arabica năm 2010 ....................................................... 50
Hình 4.5. Tỷ lệ đất trồng cà phê Arabica năm 2014 ....................................................... 51
Hình 4.6. Sản lượng cà phê các vùng khảo sát ............................................................... 52
Hình 4.7. Thời vụ trồng cà phê tại các địa bàn ............................................................... 56
Hình 4.8. Tỷ lệ tiến hành làm cỏ của các hộ khảo sát .................................................... 57
Hình 4.9. Hình ảnh so sánh quả cà phê tưới ẩm và không tưới ẩm ................................ 63
Hình 4.10. Tỷ lệ trồng xen tại Sơn La ............................................................................ 64
Hình 4.11. Tỷ lệ tỉa cành giữa các nhóm hộ ................................................................... 67
Hình 4.12. Biến động giá cà phê Thế giới ...................................................................... 82

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Phân bón và năng suất...................................................................................... 59
Hộp 4.2. Hiệu quả kinh tế trồng xen tại huyện Mai Sơn ................................................ 64

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phạm Thế Bảo
2. Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica
của hộ nông dân ở tỉnh Sơn La”
3. Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica của
hộ nông dân ở tỉnh Sơn La” được thực hiện từ tháng 10/2015 với mục tiêu nghiên cứu
là đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica của hộ
nông dân ở Sơn La, góp phần cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo nâng cao chất
lượng cuộc sống hộ nông dân ở tỉnh Sơn La.

Có 3 mục tiêu cụ thể bao gồm: Tổng quan cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng
hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê; đánh giá hiện trạng sản xuất, các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica của hộ nông dân
ở Sơn La và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của cà
phê Arabica của hộ nông dân tại Sơn La.
Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê kinh tế bao gồm thống kê mô tả; thống
kê so sánh; kiểm định giá trị “t” hai đuôi; phân tích phương sai ANOVA; phân tích
tương quan (Correlation analysis) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và
so sánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của các nhóm hộ.
Qua nghiên cứu, Sơn La là một tỉnh có điều kiện tự nhiên và địa hình phù hợp với
việc trồng, phát triển cây cà phê mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân,
đặc biệt là những hộ người đồng bào dân tộc Thái.
Nghiên cứu cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê được
trồng ở các vùng Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố Sơn La bao gồm các yếu tố kỹ
thuật: giống và chất lượng giống; thời vụ; làm cỏ; bón phân; trồng xen; mật độ; tưới
tiêu; tỉa cành tạo tán; sâu bệnh và các yếu tố điều kiện tự nhiên: nhiệt độ; ẩm độ; lượng
mưa; chất đất.
Năng suất quả tươi của các vùng khảo sát khác nhau trong đó huyện Mai Sơn có
năng suất cao nhất (15,67 tấn/ha), huyện Thuận Châu đạt năng suất thấp nhất (9,23
tấn/ha) và Thành phố Sơn La đạt 12,27 tấn/ha. Năng suất giữa các nhóm hộ khá giàu và
trung bình cũng có sự khác nhau rõ ràng do mức đầu tư, tác động vào các yếu tố ảnh
hưởng khác nhau. Năng suất của nhóm hộ trung bình đạt bình quân 10,83 tấn/ha, các hộ
khá giàu có năng suất cao gấp 1,4 lần đạt 15.35 tấn/ha. Tính trên các hộ khảo sát tại các

ix


huyện, năng suất bình quân ở nhóm hộ trung bình kém nhóm hộ khá giàu dao động từ 2
đến 4 tấn quả tươi/ha.
Bình quân chi phí sản xuất trong 1 năm của thời kỳ kinh doanh hộ gia đình phải

đầu tư 63,64 triệu đồng/ha. Đầu tư chi phí cao nhất là huyện Mai Sơn (77,38 triệu/ha),
thấp nhất là huyện Thuận Châu (51,15 triệu đồng/ha). Tổng chi phí/ha của nhóm hộ có
sự khác nhau khá lớn. Hộ trung bình trong 1 năm đầu tư chi phí khoảng 54,47 triệu
đồng/ha còn nhóm hộ khá giàu có mức độ đầu tư chi phí nhiều hơn cao gấp 1,48 lần.
Với mức chi phí như vậy thì bình quân doanh thu của hộ khá giàu là hơn 164 triệu
đồng/ha cao gấp 1,58 lần doanh thu của nhóm hộ trung bình.
Trung bình lợi nhuận/ha của nhóm hộ khá giàu là 83,83 triệu đồng cao gấp 1,7 lần
lợi nhuận của nhóm hộ trung bình. Tại Thuận Châu do doanh thu của nhóm hộ trung
bình thấp nên lợi nhuận cũng thấp nhất, chỉ đạt 19,46 triệu đồng. Lợi nhuận cao nhất là
nhóm hộ khá giàu của Mai Sơn đạt 93,84 triệu đồng. Lợi nhuận/kg quả tươi là 4,84
nghìn đồng, trong đó lợi nhuận của huyện Mai Sơn cao nhất là 5,54 nghìn đồng/kg quả
tươi, thấp nhất là lợi nhuận của huyện Thuận Châu chỉ 3,95 nghìn đồng/kg quả tươi. Lợi
nhuận/kg quả tươi của các nhóm hộ các địa bàn cũng có sự khác nhau, lợi nhuận/kg quả
tươi của nhóm hộ khá giàu là 5,46 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình là 4,52 nghìn đồng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cà
phê Arabica của hộ nông dân ở tỉnh Sơn La đề tài đã đưa ra các giải pháp cho chính
quyền địa phương và hộ nông dân. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương như
giải pháp về giống, vốn, cơ sở hạ tầng, khuyến nông, xây dựng quản lý và phát triển
thương hiệu. Nhóm giải pháp đối với hộ nông dân là giải pháp về đất đai và các giải
pháp về kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê nhằm đạt năng suất cao, giảm chi phí, nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Sơn La.

x


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Pham The Bao
2. Thesis title: "Solutions to improve economic perfomance in Arabica coffee
production of farmers in Son La province"

3. Major: Rural Development

Code: 60.62.01.16

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The study " Solutions to improve economic perfomance in Arabica coffee
production of farmers in Son La province " was carried out from October 2015 with the
main objectives are to propose solutions to improving economic perfomance in
production of Arabica coffee for farmers in Son La province, contributing to incomes
improving, poverty reduction and enhance the life quality for households in Son La
province.
There are 3 specific objectives include: An overview the theoretical basis of
factors affecting oneconomic perfomance in coffee production; assess the stituation of
production, factors impact on productivity and economic performance of Arabica coffee
production of farmers in Son La and propose solutions to enhance economic
performance in the production of Arabica coffee farmers in Son La.
The study used economic statistical methods including: descriptive statistics;
comparison statistics; value test "t" two-tailed; ANOVA analysis and Correlation
analysis to analyze the factors affect on productivity and comparative economic
performance of produced coffee by the group.
Through the research, Son La province has natural and terrain condition suitable
for cultivation and development of coffee trees which gave major source of income for
many farmers, especially those in Thai ethnic minority households.
The study also pointed out the factors impact on productivity of coffee plants are
grown in Mai Son, Thuan Chau districts and Son La City including: technical factors:
seed and seed quality; season schelule; weeding; fertilizing; intercropping; density;
irrigation; Canopy trimming; pests and the elements of natural conditions: temperature;
humidity; rain; soil quality.
Fresh fruit yield of the different areas in which survey Mai Son district had the
highest yield (15.67 tonnes / ha), Thuan Chau district has lowest yield (9.23 tonnes / ha)

and the Son La city reach 12.27 tonnes / ha. Productivity between average and rich
households groups also clearly differ from investment, the impact on the various

xi


influencing factors. The productivity of the nomal households reached an average of
10.83 tonnes / ha, the yield relatively wealthy households reached 1.4 times at 15.35
tonnes / ha. Calculated on survey households in the district, the average yield of
average households less wealthy households groups than from 2 to 4 tonnes of fresh
fruit / ha.
The average production costs in the first year of the trading period to invest is
63.64 million / ha. Investment costs are highest in Mai Son district (77.38 million / ha)
and the lowest is in Thuan Chau district (51.15 million / ha). Total cost / ha of groups
differ is quite large. The average household in the first year invest of around 54.47
million / ha, while wealthy households expense more than 1.48 times. With the payment
like that, average revenue of welthy households reaching to 164 millions/ha, higher than
1.58 times the revenue of the average households.
Average profit / ha of relatively wealthy households is 83.83 million, 1.7 times
higher than the average group. The revenue of household in Thuan Chau is very low
lead to profit stand at lowest level, only about 19.46 million/ha. The highest gain belong
to almost rich group in Mai Son reached 93.84 million/ha. Profit / kg of fresh fruit is
4.84 thousand VND, of which the highest profits is Mai Son district, around 5.54
thousand VND / kg fresh fruit, Thuan Chau district has lowest profits at 3.95 thousand
VND / kg of fresh fruit. The profit / kg of fresh fruit among groups also have differ,
profits / kg of fresh fruit in fairly wealthy households is about 5.46 thousand đong,
average group reaching to 4.52 million dong.
Base on assessing the situation and analyze the factors affecting on Arabica coffee
production of farmers in Son La, the study has given the solution to the local
government and farmers. Group solutions for local government are capital,

infrastructure, brand creation, development and management. Group solution for
farmers including land and technical solution for coffee plantations to achieve higher
productivity, lower costs, improve economic performance in Arabica coffee production
of farmers in Son La province.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây cà phê Arabica được trồng ở Sơn La vào những năm 1989 và được
nhiều người nhận xét chất lượng cà phê ở đây ngon vào dạng nhất nhì của nước
ta, chỉ sau chất lượng cà phê được trồng Lâm Đồng do có điều kiện tự nhiên
thích hợp. Từ đó đến nay, cây cà phê đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người
dân đặc biệt là các hộ người đồng bào dân tộc, góp phần tích cực vào tăng trưởng
kinh tế của địa phương. Nhờ vào đó, nhiều nông dân đã có cuộc sống khá giả hơn
so với trước, hạn chế được tình trạng du canh, du cư, chặt phá rừng và hủy hoại
môi trường sinh thái. Trong những năm qua việc phát triển sản xuất cà phê là
bước tiến đáng kể, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, góp phần chuyển đổi
kinh tế nghành nông nghiệp của các huyện theo định hướng của tỉnh.
Để mở rộng diện tích trồng cà phê, ngày 14/11/2011 UBND tỉnh Sơn La đã
ban hành Quyết định số 2661/QĐ-UBND phê duyệt, rà soát, bổ sung quy hoạch
vùng trồng cà phê tập trung giai đoạn 2011-2020. Theo đó, đến năm 2020 diện
tích cà phê ổn định khoảng 10.000 ha tại các vùng có điều kiện thuận lợi, nâng
cao năng suất bình quân khoảng 15-30 tấn quả tươi/ha; tập trung xây dựng vùng
nguyên liệu cà phê chất lượng cao ở Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố Sơn La
và tiếp tục mở rộng diện tích ở một số huyện như Sốp Cộp, Yên Châu. Thực tế
cho đến nay diện tích cà phê được trồng ở toàn tỉnh đã lên đến 11.706 ha.
Tuy diện tích toàn tỉnh có tăng lên nhưng năng suất bình quân chưa đạt yêu
cầu của đặt ra. Năng suất trung bình của tỉnh những năm trước chỉ đạt 7-8 tấn

quả tươi/ha, nhưng đến nay chỉ đạt 12-13 tấn quả tươi/ha. Nguyên nhân năng suất
có tăng lên trong vài năm trở lại đây do người dân đã biết áp dụng thâm canh
trong sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng.
Tại Sơn La do nhiều hộ tại các vùng có những điều kiện canh tác khác nhau
dẫn đến năng suất và chất lượng cà phê của các hộ cũng khác nhau. Như tại Thành
phố Sơn La và Thuận Châu do tập quán canh tác của người dân từ lúc bắt đầu
trồng đến nay không được chú trọng nhiều đến việc đầu tư thâm canh bón phân, tỉa
cành tạo tán, nguồn nước tưới chỉ dựa vào nước trời nên năng suất trung bình cũng
chỉ đạt 7-8 tấn quả tươi/ha. Nhưng tại Mai Sơn, các hộ dân đã biết áp dụng thâm
canh vào sản xuất, đầu tư kỹ thuật và phân bón nên năng suất trung bình cao hơn,

1


đạt từ 13-15 tấn quả tươi/ha. Có nhiều hộ đầu tư, chăm sóc tốt đạt bình quân 20 tấn
quả tươi/ha. Với năng suất khác nhau giữa các hộ và các vùng dẫn đến hiệu quả
kinh tế của các hộ và vùng cũng có sự khác nhau (UBND Tỉnh Sơn La, 2015).
Tiềm năng thế mạnh của vùng đã được nhiều người khẳng định phù hợp với
việc phát triển cây cà phê, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân sản xuất
nhưng hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chưa được như mong muốn do ảnh
hưởng của các yếu tố như năng suất, quy mô sản xuất, giá vật tư đầu vào, liên kết
thị trường và các chính sách của nhà nước.
Xuất phát từ lý do trên nên tôi chọn vấn đề nghiên cứu “Giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica của hộ nông dân ở tỉnh
Sơn la” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ nhằm góp phần thúc đẩy việc
tăng hiệu quả kinh tế cây cà phê Arabica cho người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê
Arabica của hộ nông dân ở tỉnh Sơn La.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất
cà phê.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica của các hộ nông
dân ở Sơn La.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê
Arabica của các hộ nông dân ở Sơn La.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của cà phê
Arabica của hộ nông dân tại Sơn La.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
- Thực trạng sản xuất cà phê Arabica ở tỉnh Sơn La như thế nào ?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà
phê Arabica ?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế cà phê Arabica ở Sơn La ?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề lý luận và thực tiễn về các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của hộ nông dân với cà phê Arabica.
1.4.2. Đối tượng thu thập thông tin (đối tượng điều tra)
- Cà phê Arabica được người dân trồng nhiều tại các huyện Mai Sơn, Thuận
Châu và Thành phố Sơn La nên đối tượng điều tra sẽ tập trung lại các huyện trên.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, hành chính (Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở
khoa học công nghệ, phòng kinh tế - UBND thành phố Sơn La).
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4.3.1. Phạm vi nội dung

- Nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuấ cà phê cấp hộ.
- Tình hình phát triển cà phê ở Sơn La trong thời gian qua.
- Hiện trạng năng suất cà phê Arabica của hộ nông dân ở Sơn La.
- Hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất cà phê Arabica ở cấp hộ gia đình ở tỉnh Sơn La.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica của
hộ nông dân ở tỉnh Sơn La.
1.4.3.2. Phạm vi không gian
- Tập trung nghiên cứu tại 3 huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố
Sơn La do có diện tích, sản lượng cà phê Arabica lớn, đặc điểm tự nhiên, khí hậu
phù hợp với phát triển cây cà phê.
1.4.3.3. Phạm vi thời gian
- Các thông tin về diện tích, quy mô, sản lượng được tiến hành lấy thông tin
từ năm 2011 đến năm 2014.
- Các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực hành sản xuất
được lấy thông tin năm 2014.
- Thời gian khảo sát và thu thập thông tin được tiến hành vào tháng 10 năm
2015. Do đặc điểm thu hoạch cây cà phê Arabica từ tháng 10 đến cuối năm nên
số liệu năm 2015 chưa tổng hợp, vì vậy tôi lấy số liệu của năm 2014 trở về trước.

3


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đề tài nghiên cứu, thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu
quả kinh tế trong sản xuất cà phê Arabica của hộ nông dân ở tỉnh Sơn La. Trên
cơ sở đó có những đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên
cứu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của các
hộ nông dân.
Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa lý thuyết về kinh tế hộ nông dân;

năng suất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất; hiệu quả kinh tế và các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của hộ nông dân.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài đã áp dụng được các phương pháp
thống kê kinh tế bao gồm thống kê mô tả; thống kê so sánh; kiểm định giá trị “t”
hai đuôi; phân tích phương sai ANOVA; phân tích tương quan (Correlation
analysis) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và so sánh hiệu quả
kinh tế trong sản xuất cà phê của các nhóm hộ.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã đánh giá được thực trạng hiệu quả kinh tế trong
sản xuất cà phê của hộ. Chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất. Đánh giá được tác động của việc tăng chi phí trong sản xuất cà
phê tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê. Phân tích được ảnh hưởng của các
loại yếu tố đầu vào tới năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của
các hộ nông dân.
Đề tài đã chỉ ra được tăng giá các yếu tố đầu vào làm ảnh hưởng đến việc
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của các hộ nông dân, từ đó có
các giải pháp khắc phục, hạn chế tác động của các yếu tố này nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế trong sản xuất của hộ nông dân tối đa.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Đặc điểm của hộ nông dân và sản xuất cà phê Arabica
Cây cà phê Arabica hay còn gọi cây cà phê chè là loại cây lâu năm, thường
thì cây cà phê chè 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa nhưng
thực tế nó vẫn sống được thêm 70 năm (Wikipedia). Là loại cây thân gỗ nhỏ vỏ
mỏng có nhiều vết rạn nứt dọc, dạng thân bụi, cao từ 3 m đến 4 m, trong điều
kiện thích hợp cây có thể cao tới 6 - 7 m. Cây cà phê chè có đặc tính sinh trưởng
theo hai chiều, chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang. Sinh trưởng theo chiều

thẳng đứng gồm chồi đỉnh phát triển thành thân chính và các chồi mọc từ thân
chính theo hướng thẳng đứng được gọi là chồi vượt. Cành cấp 1 nhỏ, yếu và có
nhiều cành cấp 2 tạo với cành cấp 1 một mặt phẳng cắt ngang thân cây (Van Der
Vossen, 1974; Charrier và Berthaud, 1985; Wintgens, 2004a)
Cây cà phê chè ưa điều kiện khí hậu mát mẻ, ánh sáng nhẹ, tán xạ. Hầu hết
cà phê chè được trồng ở nơi có nhiệt độ trung bình năm giữa 170C đến 250C
nhưng dãy nhiệt độ lý tưởng nhất là hẹp hơn và càng gần tới 20 0C cây càng sinh
trưởng phát triển tốt. Nhiệt độ cao hơn 300C hoặc thấp xuống dưới 150C đều làm
cho cây cũng như quả cà phê chè tăng trưởng phát triển kém. Điều quan trọng là
biến thiên nhiệt độ trong một ngày cũng như trong cả năm không quá lớn
(Wrigley, 1988a).
Cây cà phê chè đòi hỏi điều kiện ẩm độ không khí trên 80 % và lượng
mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.500 mm. Sự phân bố lượng mưa lý tưởng là
trong một năm có 9 tháng mùa mưa trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển và 3
tháng mùa khô trùng với giai đoạn thu hoạch. Trong điều kiện mùa mưa và mùa
khô phân biệt, cây cà phê chè ra hoa mang tính chu kỳ rõ rệt (Michell, 1988;
Wrigley, 1988b).
Cũng theo Michell (1988) cây cà phê chè có thể phát triển trên các loại đất
có nguồn gốc phát sinh khác nhau, như đá gơ nai, sa thạch, đá vôi, bazan, dung
nham và tro núi lửa. Tuy nhiên tầng đất sâu, tơi xốp, kết cấu và khả năng thấm
nước tốt là lý tưởng nhất. Cây cà phê chè phát triển tốt trên đất có độ chua nhẹ
với độ pH từ 5,5 đến 6,5.

5


Bộ NN & PTNT và Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia đã đưa ra điều kiện
khí hậu để cây cà phê sinh trưởng và cho năng suất cao cần có những yêu cầu
sinh thái như sau:
- Nhiệt độ từ 20 – 250C, tuy nhiên, ở nhiệt độ 00C trở xuống, cây bị rụng,

chồi bị chết, cành bị khô. Nếu nhiệt độ trên 300C kéo dài thì cũng dẫn tới hiện
tượng lá héo rồi cháy khô và rụng.
- Lượng mưa: cây cà phê chè cần lượng mưa từ 1.200-1.900mm/năm, cần
có mùa khô hạn ngắn tối thiểu 2 tháng vào cuối và sau vụ thu hoạch, cộng với
nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa.
- Ẩm độ: Ẩm độ không khí trên 70% thuận lợi cho sinh trưởng và phát
triển. Khi cà phê nở hoa cần ẩm độ cao, nếu không mưa cần phải tưới nước thời
kỳ này.
- Ánh sáng: Cà phê ưa ánh sáng tán xạ, những nơi có ánh sáng cường độ
mạnh cần trồng cây che bóng.
- Gió: Gió lạnh, nóng, khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió
mạnh làm lá bị rách, rụng, các lá non bị khô. Gió nóng làm tăng quá trình thoát
hơi nước của cây vì vậy cần có cây che bóng, đai rừng chắn gió.
Như vậy với những đặc điểm trên cây cà phê Arabica là một loại cây trồng
khó tính, yêu cầu điều kiện sinh thái khắt khe nên việc lựa chọn vùng có điều
kiện tự nhiên để trồng là một trong những yếu tố cần xem xét nhằm mục đích đạt
năng suất và hiệu quả cao nhất.
2.1.2. Khái niệm hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ
2.1.2.1. Khái niệm hộ
Có nhiều khái niệm về hộ từ các nguồn khác nhau như sau:
Theo từ điển chuyên nghành kinh tế và ngôn ngữ “ Hộ là tất cả những
người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những
người cùng chung huyết tộc và những người làm công”.
Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan tổ chức năm
1980, các đại biểu nhất trí cho rằng: "Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan
đến sản xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế".
Năm 1981, Harris (London - Anh) trong tác phẩm của mình cho rằng: "Hộ
là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động và trên góc độ này, nhóm các đại biểu

6



thuộc trường phái "Hệ thống Thế Giới" (Mỹ) là Smith (1985 - Martin và Beiltell
(1987) có bổ sung thêm: "Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn
lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung".
Tổng hợp các khái niệm hộ ở trên Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa
chung Hộ là là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung
và có chung một ngân quỹ
Định nghĩa của Liên Hợp Quốc đã nêu lên được đặc điểm chung nhất của
hộ. Hộ có những điểm đặc trưng sau đây:
- Sử dụng lao động gia đình
- Sử dụng các vật tư đầu vào của hộ bao gồm (phân bón, thời gian làm việc)
2.1.2.2. Khái niệm hộ nông dân và kinh tế hộ
Theo Frank Ellis (1993), “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống dựa
trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình và sản xuất, luôn nằm trong hệ
thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng
phần và thị trường vớ mức độ không hoàn hảo”. Theo ông các đặc trưng của đơn
vị kinh tế để phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong
một nền kinh tế thị trường là:
Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn
hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời
sống của gia đình nông dân trước những thiên tai.
Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc
tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của
các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân là
công việc của gia đình chứ không phải là công việc kinh doanh thuần túy” nó
khác với 23 đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là chủ vốn đầu
tư và tích lũy cũng như khái niệm hòa vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Theo Nguyễn Văn Huân (1995) thì Hộ nông dân là hộ gia đình được xem

như một đơn vị kinh tế có đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất thuộc sở hữu của
hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp. Các thành viên trong hộ đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết
định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.

7


Trong “Kinh tế hộ nông dân” của Đào Thế Tuấn (1995) thì Hộ nông dân là
một nhóm người cùng chung huyết tộc, sống chung hay không sống chung với
người khác huyết tộc trong cùng mái nhà ăn chung và có cùng chung ngân quỹ.
Khái niệm này chưa hoàn toàn phản ánh chính xác về hộ nông dân vì hộ nông
dân xuất thân từ những vùng nông thôn và quanh năm sống dựa vào ruộng đất,
điều này đúng với khái niệm của Frank Ellis đưa ra. Tuy nhiên, Đào Thế Tuấn
cũng xác định hộ nông dân là những hộ là nông nghiệp mà ở đó họ vừa là người
sản xuất, vừa là người tiêu thụ nông sản.
Cũng theo Đào Thế Tuấn, 1995 đưa ra khái niệm kinh tế hộ nông dân là
loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa và lao động gia
đình và mục đích của loại hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của
hộ gia đình.
Có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra về hộ nông dân và kinh tế hộ
nhưng đúc kết lại hiểu hộ nông là những hộ gia đình có sử dụng kinh tế đất đai,
vốn, tư liệu sản xuất của gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của mình trong
sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế trước hết các hoạt động sản xuất
chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích nhằm phục vụ nhu cầu của hộ gia
đình chứ không phải mục đích để thương mại.
2.1.2.3. Đặc điểm hộ nông dân và hộ nông dân sản xuất cà phê
Trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau, hộ nông dân mang một số đặc
điểm sau:

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là
đơn vị tiêu dùng.
- Hộ nông dân có khả năng tự duy trì được tái sản xuất giản đơn do hộ nông
dân có tư liệu sản xuất của riêng họ đó là đất đai và lao động. Việc tối đa hóa lợi
nhuận không phải là mục tiêu duy nhất và không phải mục tiêu chủ yếu của sản
xuất trong hộ nông dân.
- Hộ nông dân có thể vượt qua áp lực của thị trường bằng việc sử dụng lao
động của gia đình.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp trong hộ nông dân có sự gắn bó
chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống. Tính thống nhất giữa lao động quản
lý và lao động trực tiếp rất cao.

8


- Hộ nông dân có khả năng đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của hộ, do đó
ho có thể giảm thiểu bớt rủi ro.
- Hộ nông dân là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả, có khả
năng thích nghi và sự điều chỉnh rất cao (Chu Văn Vũ, 1995).
Trên đây là những đặc trưng nhất của hộ nông dân, còn với hộ nông dân
sản xuất cà phê ngoài mang những đặc điểm chung trên còn mang một số đặc
điểm sau:
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, diện tích cach tác chỉ dao động từ 1
đến 2 ha và nhiều mảnh ở các khu vực khác nhau.
Trình độ dân trí thấp nên nếu có đủ có yếu tố cần thiết người nông dân sản
xuất cà phê cũng không thể tính toán được hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.
Hộ nông dân sản xuất cà phê ở Sơn La có địa hình đồi núi phức tạp nên
chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hâu, thời tiết.
2.1.3. Hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
2.1.3.1. Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế

Một số quan điểm cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan
điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác định bằng
cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh "Đây là quan
điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả
kinh tế của các quá trình kinh tế.
Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng
đơn vị giá trị.Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. "Mối quan
hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các nhân
tố đầu vào (giờ, lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu...) được gọi là tính hiệu
quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh
doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế
phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu
quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và
các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị
hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất

9


tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị
chi phí.
Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý
và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá
trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh
được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng trong sản
xuất nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có
ích với đầu vào được sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời

gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng giá trị tăng
thêm (Lê Dân, 2007).
Từ các quan điểm trên có thể hiểu rằng hiệu quả kinh tế chính là phần
chênh lệch giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra trong sản xuất, là lợi nhuận
người sản xuất thu về được sau khi đã trừ các chi phí.
2.1.3.2. Các chỉ số đo hiệu quả kinh tế
Chi phí/ha: Trong kinh tế vi mô tùy theo mục đích nghiên cứu và phương
pháp tiếp cận, người ta thường dựa vào các tiêu thức để phân loại chi phí.
Dựa vào đặc điểm, tính chất và phương pháp tính chi phí gồm có chi phí tài
nguyên và chi phí tính toán. Chi phí tài nguyên là khoản tài nguyên tiêu tốn trong
quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái hiện vật. Còn chi phí
tính toán là khoản chi phí bằng tiền doanh nghiệp đã bỏ ra để mua hoặc thuê các
yếu tố sản xuất.
Dựa vào thời gian thì chi phí được chia thành chi phí ngắn hạn và chi phí
dài hạn. Chi phí ngắn hạn là loại chi phí tính đến trong thời gian ngắn ứng với
từng chu kỳ sản xuất, là chi phí của thời kỳ trong đó có một số yếu tố đầu vào coi
như là cố định, còn các yếu tố đầu vào khác sẽ biến đổi. Còn chi phí dài hạn là
loại chi phí được tính đến trong thời gian tương ứng với nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh.
Xét trong ngành sản xuất cà phê chi phí yếu tố đầu vào trong thời kỳ cơ bản
cố định, các yếu tố đầu vào trong thời kỳ kinh doanh sẽ thay đổi theo sản lượng
sản xuất. Vì thế chi phí ở đây là chi phí ngắn hạn. Chi phí ngắn hạn bao gồm chi
phí cố định và chi phí biến đổi.

10


Chỉ số chi phí/ha là số tiền người sản xuất bỏ ra đầu tư vào các vật tư đầu
vào bao gồm giống, phân bón, thuốc trừ sâu,…trên một đơn vị diện tích cho sản
phẩm. Việc giảm chi phí đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận trong sản xuất

nhưng cần giảm chi phí đến một mức nào để không ảnh hưởng mới năng suất cần
phải có sự tính toán kỹ càng.
Doanh thu/ha: Theo Wikipedia doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do
tiêu thụ sản phẩm. Trong kinh tế học doanh thu bằng số giá bán nhân với sản
lượng. Doanh thu cà phê chính là tổng số tiền thu được từ bán sản phẩm cà phê
tươi nhân với diện tích sản xuất. Như vậy doanh thu/ha là tổng số tiền thu được
trên 1 ha sẽ bằng năng suất nhân với giá bán.
Lợi nhuận/ha: Trong kinh tế vi mô đưa ra khái niệm lợi nhuận là phần
chênh lệch giữa tổng doanh thu của doanh nghiệp khi bán hàng hóa dịch vụ và
tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa dịch vụ đó trong khoản một thời gian
nhất định.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước Marx “cái phần trội
lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”. Karl Marx cho rằng:
“giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá trong đó
lao động thặng dư chính là lao động không được trả công của công nhân đã được
vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”.
Nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn
“kinh tế học” xuất bản năm 1989 thì định nghĩa rằng: “Lợi nhuận là một khoản
thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi” hoặc cụ thể hơn là “ lợi
nhuận được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một công
ty và tổng chi phí”.
Từ những quan điểm trên ta rút ra được lợi nhuận chính là kết quả tài chính,
là tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế trong một ngành sản xuất. Trong ngành sản
xuất cà phê lợi nhuận trên đơn vị diện tích sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí trên
một đơn vị diện tích.
Lợi nhuận/kg quả tươi: Trong trường hợp lợi nhuận/ha là mức đầu tư chi
phí lớn mới cho hiệu quả kinh tế thì lợi nhuận/kg quả tươi có thể đánh giá được
hiêu quả kinh tế ở mức độ nhỏ hơn, đầu tư chi phí bao nhiêu mới cho hiệu quả
kinh tế cao.


11


2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
a) Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
- Chi Phí: Chi phí (TC) = Chi phí biến đổi (VC) + Chi phí cố định (FC)
- Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí tăng giảm cùng với mức
sản lượng. Chi phí này sẽ thay đổi nếu người sản xuất tăng sản lượng. Trong sản
xuất cà phê chi phí biến đổi là chi phí thay đổi giá của các vật tư đầu vào bao
gồm giá phân bón, giá thuốc BVTV, chi phí lao động.
+ Chi phí phân bón: Đối với giá cả vật tư phân bón đầu vào, nhiều nhà
nghiên cứu có chung ý kiến rằng: nếu giá vật tư phân bón đầu vào biến động
tăng sẽ là tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việc nông dân hoặc sẽ hạn chế
đầu tư thâm canh, hoặc sẽ chuyển đổi hệ thống sản xuất lựa chọ những cây
trồng khác, ít phải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn. Hệ quả là năng suất cà
phê có thể giảm xuống và thu nhập của người nông dân cũng bị giảm theo
(Frank Ellis, 1995).
Như vậy theo Frank nếu giá vật tư phân bón đầu vào tăng cao làm cho chi
phí sản xuất của người dân tăng lên thì lợi nhuận của người sản xuất sẽ giảm đi.
Vì thế để tránh sức ép về phân bón cần có biện pháp, cách làm như mua chung,
thành lập Hợp tác xã, Tổ hợp tác chuyên cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Những
hình thức này nhằm làm một phần chi phí phân bón cho hộ nông dân sản xuất.
+ Chi phí thuốc BVTV: Giá thuốc BVTV sẽ phụ thuộc nhiều hay ít vào
tình hình sâu bệnh của hộ gia đình. Thực tế trên cây cà phê có rất nhiều loại bệnh
hại, tại địa phương các hộ chỉ biết mua loại thuốc về phòng trừ sâu bệnh hại chứ
không quan tâm đến giá thành sản phẩm. Nếu sâu bệnh nhiều dẫn đến hộ phải sử
dụng nhiều thuốc BVTV làm cho chi phí tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cần phải
có các biện pháp kỹ thuật phòng tránh sâu bệnh hại để giảm chi phí thuốc BVTV
cho người dân sản xuất.
+ Chi phí lao động: Trong một vụ (năm) sản xuất cà phê, chi phí lao động

thuê mướn chủ yếu tập trung vào thời vụ thu hoạch. Chi phí lao động thuê mướn
được chủ hộ hạch toán dựa vào kết quả số lượng làm việc của người được thuê
mướn. Giá thành được tính trên 1 kg số lượng quả cà phê tươi của lao động thuê
mướn. Muốn giảm chi phí lao động thuê mướn chỉ bằng cách thay thế bằng lao
động gia đình vì lao động gia đình hộ nông dân không hạch toán chi phí.

12


×