Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN DUYÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Duyên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bè bạn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền,
giảng viên bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu, phân tích và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Phát triển nông thôn,
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Gia Lâm,
UBND Huyện Gia Lâm cùng các đồng chí cán bộ, công chức của Phòng các, xã, thị trấn
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, Tôi xin cám ơn toàn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên
tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Duyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ....................................................................................... vii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................. xi
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa....... 5
2.1.

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước .......................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm của dịch vụ văn hóa .......................................................................... 10


2.1.3.

Bản chất và đặc điểm của quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ..................... 11

2.1.4 .

Vai trò quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ................................................... 13

2.1.5.

Nguyên tắc, chức năng và công cụ quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ...... 14

2.1.6.

Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ............................................... 19

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa .................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

2.2.1.

Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý dịch vụ
văn hóa .............................................................................................................. 24

2.2.2.


Kinh nghiệm quản lý nhàS nước về dịch vụ văn hóa ở một số địa phương ..... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

iii


3.1.

Đặc điểm cơ bản của huyện gia lâm ................................................................. 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 39

3.2.2.


Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu............................................................ 40

3.2.3.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 40

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 42
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện gia lâm ........ 42

4.1.1.

Khái quát về các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ...................... 42

4.1.2.

Dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm .................................................. 50

4.1.3.

Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ............. 52

4.1.4.

Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ................ 56


4.1.5.

Thực trạng công tác kiểm tra trong quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa....... 67

4.1.6.

Đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa huyện
Gia Lâm ............................................................................................................ 73

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ...... 75

4.2.1.

Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ .............................................................. 75

4.2.2.

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý ...................................................... 77

4.2.3.

Nhận thức của cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa ............................................ 78

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 79


4.3.1.

Căn cứ và định hướng trong công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa ......... 79

4.3.3.

Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa .................. 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 93
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 93

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 94

5.2.1.

Đối với cấp Nhà nước và Thành phố Hà Nội ................................................... 94

5.2.2.

Đối với các Bộ, ngành liên quan ...................................................................... 95

5.2.3.

Đối với cấp Huyện ............................................................................................ 96


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 97
Phu lục .......................................................................................................................... 99

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DVVH

Dịch vụ văn hóa

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QLNN

Quản lý Nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

VBQPPL


Văn bản quy phạm pháp luật

VHTT

Sở Văn hóa thể thao

VH&TT

Phòng Văn hóa và Thông tin

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cấp và cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa .............................................. 18
Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết trên địa bàn Huyện từ 2013 - 2015..................... 31
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015............................. 32
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số - lao động huyện Gia Lâm từ 2013-2015 .............................. 35
Bảng 4.1. Thống kê các dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2013 -2015 ....... 50
Bảng 4.2. Nguồn thu ngân sách từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên
địa bàn huyện Gia Lâm từ 2013-2015 .......................................................... 51
Bảng 4.3. Đánh giá về công tác lập kế hoạch quản lý Nhà nước về dịch vụ văn
hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm ................................................................... 55
Bảng 4.4. Số lượng văn bản huyện Gia Lâm đang áp dụng trong quản lý dịch vụ
văn hóa trên địa bàn năm 2015 ..................................................................... 58
Bảng 4.5. Đánh giá về quy trình, thời gian cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ
karaoke trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................ 61
Bảng 4.6. Hình thức và nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức đối với các cơ
sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm ........................ 66
Bảng 4.7. Tính hiệu quả từ công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức đối với các

cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm ................... 67
Bảng 4.8. Số lượng cơ sở dịch vụ văn hóa vi phạm bị xử phạt trên địa bàn huyện
Gia Lâm từ 2013 - 2015 ................................................................................ 69
Bảng 4.9: Các loại lỗi vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa
bàn huyện Gia Lâm từ 2013 - 2015 .............................................................. 70
Bảng 4.10 Thu ngân sách từ xử phạt trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2013 – 2015 ....... 71
Bảng 4.11. Tình hình kiểm tra giấy phép kinh doanh Karaoke trên địa bàn huyện
từ 2012-2015 ................................................................................................. 72
Bảng 4.12. Kết quả điều tra về công tác lập kiểm tra về dịch vụ văn hóa trên địa
bàn huyện Gia Lâm ....................................................................................... 72
Bảng 4.13. Trình độ học vấn và chính trị của cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa trên
địa bàn huyện Gia Lâm ................................................................................. 76
Bảng 4.14. Ý kiến của chủ cơ sở kinh doanh về sự phối hợp giữa các cơ quan quản
lý Nhà nước ...................................................................................................................... 78

vi


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................................ 30
Sơ đồ 4.1. Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Gia Lâm ............ 48
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ lập kế hoạch quản lý dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm ..............52
Sơ đồ 4.3. Cách thức xây dựng kế hoạch quản lý dịch vụ văn hóa trên địa bàn
huyện Gia Lâm.............................................................................................. 55
Sơ đồ 4.4. Quy trình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa
bàn huyện Gia Lâm ....................................................................................... 60
Đồ thị 4.1. Số lượng giấy phép đăng ký kinh doanh karaoke được cấp trên địa bàn
huyện Gia Lâm từ 2013-2015 ....................................................................... 63
Đồ thị 4.2. Nguồn thu từ cấp giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn huyện

Gia Lâm từ 2013-2016 .................................................................................. 63
Đồ thị 4.3. Số lượt thanh kiểm tra các cơ sở dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện từ
203-2015 ....................................................................................................... 69
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý Nhà nước về dịch vụ
văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................ 76

vii


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1.

Ý kiến của chuyên viên phòng Văn hóa - thông tin huyện về công tác
triển khai văn bản quản lý hiện nay .............................................................. 58

Hộp 4.2.

Ý kiến của phó phòng VHTT về bất cập trong cấp giấy phép hoạt động
kinh doanh karaoke hiện nay ........................................................................ 62

Hộp 4.3.

Ý kiến của cán bộ phòng VHTT về bất cập trong cấp giấy phép hoạt
động dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hiện nay ....................................... 64

Hộp 4.4.

Ý kiến phản án về nhận thức của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn
hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm ................................................................... 79


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Duyên
Tên luận văn: Quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viên Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Dịch vụ văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người
dân và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động
dịch vụ văn hóa còn có nhiều bất cập và cần có sự quản lý của Nhà nước và đề tài Quản
lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã: 1, Góp
phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; 2, Đánh
giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên
địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua; 3, Đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường việc quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm trong
những năm tới.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
- Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội,
tình hình dân số lao động và đặc điểm cơ bản của huyện Gia Lâm, những tài liệu này
được thu thập tại các phòng chuyên môn của huyện như: Phòng kinh tế huyện, Phòng
Nội vụ huyện, phòng Văn hóa - Thông tin huyện và các website chính thức, các tạp chí,
sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố, các số liệu này góp phần
làm rõ hơn thực tế công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện

Gia Lâm, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dịch
vụ văn hóa trên địa bàn huyện.
- Đề tài tiến hành điều tra 120 cơ sở kinh doanh dịch vụ, giới hạn nghiên cứu
phạm vi nghiên cứu là các cơ sở kinh doanh karaoke và internet trên địa bàn huyện và
điều tra phỏng vấn trực tiếp 8 cán bộ phòng VHTT huyện cùng 22 cán bộ văn hóa của
22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích
SWOT, phương pháp tổng hợp ý kiến là những phương pháp phân tích chính được sử
dụng trong điều tra.

ix


3. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
Đề tài luận văn đã trình bày các vấn đề về quản lý Nhà nước; bản chất, đặc
điểm, vai trò của quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa. Đồng thời chỉ ra được nội dung
quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa gồm: Lập kế hoạch quản lý; triển khai, tổ chức
quản lý và công tác thanh kiểm tra dịch vụ văn hóa. Trình bày được sáu yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa; các kinh nghiệm quản lý Nhà
nước về dịch vụ văn hóa tại thành phố Ninh Bình; tại huyện An Phú tỉnh An Giang và
của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc. Bên cạnh đó còn liệt kê
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý dịch vụ văn hóa. Từ đó,
tác giải rút ra bài học kinh nghiệm.
Phân tích cho thấy công tác lập kế hoạch quản lý được huyện Gia Lâm rất chú
trọng. Trong quá trình tổ chức thực hiện, địa phương sử dụng kết hợp cả văn bản của
Trung ương và của địa phương, kiểm tra chặt chẽ hoạt động cấp giấy phép kinh doanh
cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa đặc biệt là các cơ sở kinh doanh karaoke,
tăng cường hoạt động tuyên truyền và công tác thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh
dịch vụ văn hóa. Tuy nhiên, do số lượng văn bản Trung ương ban hành trong quản lý
dịch vụ văn hóa nhiều, có sự tham gia của quá nhiều cơ quan Nhà nước tham gia; công

tác kiểm tra giám sát chưa thực sự hiệu quả; việc cấp phép cho các cơ sở kinh doanh
karaoke còn gặp nhiều khó khăn...
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa trên
địa bàn huyện Gia Lâm chính là trình độ nhận thức của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ
còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn chồng chéo, chưa phát huy
được hết năng lực, kiến thức của các cán bộ quản lý...
Trước thực trạng đó, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn
hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm, đề tài đã đề xuất 04 nhóm giải pháp bao gồm: (1) Tăng
cường công tác giáo dục, tuyên truyền, định hướng nhận thức trong xã hội đối với dịch
vụ văn hóa; (2) Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý; (3) Nâng
cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về dịch vụ văn hóa và (4) Bổ sung, hoàn thiện
hệ thống cơ chế chính sách trong quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Van Duyen
Thesis title: State administration of cultural services in Gia Lam district, Hanoi city
Major: Economics management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Cultural services play an important role in the spiritual life of the people and is
growing along with the growth of the economy. However, cultural services activities
has many shortcomings and should have the administration of the State and governance
theme of cultural services in the province of Gia Lam, Hanoi has: 1, systematize of
theory and practice of state management of cultural services; 2, Assessment of the
situation and factors affecting the state management of cultural services in Gia Lam

district in recent years; 3, propose measures to strengthen the management of public
cultural service Gia Lam district in the coming years.
The secondary data includes information about natural characteristics, economic
- social situation of the working population and the basic characteristics of Gia Lam
district, these materials are collected in specialized divisions of districts such as district
economic Chamber, Chamber of Interior districts, Division of Culture - Information and
official websites district, journals, reference books and scientific reports have been
published, these data to better contribute to the management practice of the State of
cultural services in the district of Gia Lam, which proposed measures to strengthen the
State management of cultural services in the district.
- Study surveyed 120 business establishments services, limit the scope of the
research studies are karaoke facilities and internet business district and directly
interviewed investigation officers of Culture and Information 8 districts along 22 of the
22 officers culture communes and towns in the district of Gia Lam.
- Methods of descriptive statistics, comparative method, SWOT analysis
method, synthesis method is that the main analytical methods used in the investigation.
Thesis was presented on the management issues of the State; the nature, characteristics,
role of State management of cultural services. Also shown is the content manager for
the State cultural services including management planning; deploy, manage and
organize the work of inspection and examination of cultural services. Presented are six
factors affecting the management of the State of cultural services; the State management
experience in cultural services in the city of Ninh Binh; An Phu district in An Giang
province and of a number of countries around the world such as China, Korea,

xi


Australia. The section also lists the guidelines and policies of the Party and State
management of cultural services. Since then, the prize draw lessons.
Analysis shows that the work of the management plan is very focused in Gia Lam

district. In the process of implementation, local use text combines both central and
local, to closely examine activities of business license for the facility services business
in particular cultural karaoke business base, strengthen communication activities and
control and inspection activities of the business establishment of cultural services.
However, due to the number of documents issued centrally manage multiple service
culture, with the involvement of too many agencies participating State; the inspection
and supervision have not really effective; the licensing of the business establishments
are difficult karaoke ...
Factors affecting the management of the State of cultural services in the district
of Gia Lam is the level of awareness of business owners limited service; coordination
between the authorities and overlapping and not develop its full capacity, the knowledge
of the management staff ...
Facing this situation, to strengthen the State management of cultural services in
the district of Gia Lam, study proposed 04solutions include: (1) Strengthen education,
propaganda , orientation awareness in society for cultural services; (2) Strengthening
organizational apparatus, construction management staff; (3) Improving the efficiency
of the inspection and supervision of cultural services and (4) To supplement and perfect
mechanisms and policies system of state management of cultural services.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, các loại hình dịch vụ văn
hóa giải trí đang chiếm một phần quan trọng đóng góp không nhỏ trong việc xây
dựng và phát triển đất nước. Quan trọng hơn cả, nó đã đáp ứng những nhu cầu
vui chơi giải trí ngày càng cao của con người trong thời gian rảnh rỗi. Với sự
phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại đã làm cho môi trường bị ô
nhiễm, không gian nghỉ ngơi bị hạn chế, cùng với áp lực công việc khiến con

người luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Chính vì vậy, sự phát triển của các
hoạt động giải trí như ca nhạc, trình diễn thời trang, nhà hàng, khách sạn, quán
karaoke, vũ trường, Intenet là điều tất yếu nhằm giải tỏa tinh thần và tìm được
niềm vui trong cuộc sống, giúp con người tái sản xuất sức lao động (Hoàng Tuấn
Anh, 2014).
Hoạt động dịch vụ văn hóa đang phát triển nhanh chóng, có những hoạt
động biến tướng, vượt tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Những
năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, phát luật,
chiến lược nhằm quan tâm toàn diện đến vấn đề dịch vụ văn hóa. Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 thay thế cho Nghị
định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt
động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Nghị định số
75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động văn hóa và các văn bản phát luật khác có liên quan nhằm
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của mọi người trong hoạt động văn hóa và
kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày
05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca
múa nhạc, sân khấu (Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn, 2014).
Huyện Gia Lâm là một huyện nằm ở phía Đông Thủ đô Hà Nội. Huyện
Gia Lâm gồm 20 xã và 2 thị trấn: Thị Trấn Trâu Quỳ và Thị trấn Yên Viên.
Ngoài việc chú trọng phát triển kinh tế, UBND huyện Gia Lâm đã quan tâm công
tác quản lý dịch vụ văn hóa trên địa bàn nhằm đảm bảo phát triển đồng bộ kinh tế
- văn hóa- xã hội. Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về dịch vụ
văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm đạt nhiều kết quả quan trọng, có ý nghĩa sâu

1


sắc đối với định hướng phát triển văn hóa, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân

dân ngày càng được đáp ứng, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày được
nâng lên, công tác quản lý đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Gia
Lâm công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa còn nhiều bấp cập so với nhu
cầu thực tiễn, đòi hỏi công tác quản lý cần có sự đổi mới. Những hạn chế trong
công tác quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động dịch vụ văn
hóa biến tướng.
Nhận thấy việc nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao
vai trò quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm góp
phần giúp cho Đảng bộ, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện định hướng
đúng đắn, quản lý tốt các hoạt động dịch vụ văn hóa đáp ứng tốt nhu cầu của
người dân nên tôi chọn đề tài: ”Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa
bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà
nước về hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm những năm qua,
mà đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn
hóa nhằm thực hiện tốt chính sách văn hóa –xã hội trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của luận văn là:
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về dịch
vụ văn hóa.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý nhà nước về dịch
vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để trả lời các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này cần trả lời các câu
hỏi sau:
- Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa bao gồm nội dung, nguyên tắc và

sử dụng phương pháp nào?

2


- Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa diễn ra như thế nào trên
địa bàn huyện Gia Lâm?
- Những tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về
dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Những giải pháp nào cần áp dụng để tăng cường việc quản lý về dịch vụ
văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung và các hoạt động quản lý nhà
nước về dịch vụ văn hóa thể hiện ở các đối tượng là:
- Hoạt động dịch vụ văn hóa.
- Cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.
- Các tổ chức kinh tế - xã hội liên quan.
- Cơ chế, chính sách nhà nước về dịch vụ văn hóa.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà
nước về dịch vụ văn hóa, những mặt còn tồn tại, các nguyên nhân cản trở cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa và đề
xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn
huyện Gia Lâm.
* Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Gia Lâm – Thành phố
Hà Nội.
* Phạm vi về thời gian:
- Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được lấy từ năm 2012
đến 2015.

- Các dữ liệu sơ cấp được thu thập vào năm 2016.
- Các giải pháp đề xuất cho năm 2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về công tác quản
lý Nhà nước về các dịch vụ văn hóa như: Bản chất, đặc điểm, nguyên tắc, bộ máy

3


và công cụ trong công tác quản lý. Thông qua đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm trong quá trình quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa.
Đề tài phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn
hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm (các nghiên cứu trước đây chưa tiến hành nghiên
cứu về vấn đề này). Theo đó, làm rõ công tác quản lý Nhà nước trên các nội dung
như: lập kế hoạch trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện quản lý (công tác
triển khai văn bản, cấp giấy phép kinh doanh, công tác tuyên truyền) và quá trình
thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn. Đề tài cơ bản
phản ánh được thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ văn hóa
trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Đề tài còn xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà
nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong đó, đi sâu nghiên
cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố như năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thực
hiện công tác quản lý; Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và
trình độ nhận thức của cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Từ đó, có cơ sở để đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn
hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Dịch vụ
“Dịch vụ là hoạt động cung ứng lao động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật
nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần”.
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
phi vật chất.
Philip Kotler cho rằng: Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên
có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở
hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản
phẩm vật chất.
Nguyễn Văn Thanh (2013) cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt động lao động
sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hóa, phong phú hóa,
khác biệt hóa…mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nét văn hóa kinh
doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó
kinh doanh có hiệu quả cao hơn”.
Dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con người, là hoạt động có tính đặc thù
riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng
phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính sách của chính quyền.
Adam Smith từng định nghĩa rằng: “Dịch vụ là những nghề hoang phí
nhất trong tất cả các nghề như cha đạo, luật sư, nhạc công, ca sĩ, vũ
công…Công việc của tất cả bọn họ tàn lụi đúng lúc nó được sản xuất ra”. Từ
định nghĩa này cho thấy, Adam Smith muốn nhấn mạnh đến khía cạnh “không
tồn trữ được” của sản phẩm dịch vụ, tức là được sản xuất và tiêu thụ đồng thời
theo dẫn (Mai Ngọc Cường, 2016)
Ngày nay, vai trò quan trọng của dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng
được nhận thức rõ hơn. Có một định nghĩa rất hình tượng nhưng cũng rất nổi

tiếng về dịch vụ hiện nay, mà trong đó dịch vụ được mô tả là “bất cứ thứ gì bạn
có thể mua và bán nhưng không thể đánh rơi nó xuống dưới chân bạn”.

5


C.Mác cho rằng: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa,
khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt,
trôi chảy, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch
vụ càng phát triển” (Nguyễn Quang Hạnh và Nguyễn Văn Lịch, 2016).
Như vậy, với định nghĩa trên, C.Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát
triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển
mạnh mẽ.
Trong phạm vi đề tài này, dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính
xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới dạng vật thể, không dẫn
đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm kịp thời thỏa mãn các nhu cầu sản xuất kinh
doanh và hoạt động của con người.
2.1.1.2. Dịch vụ văn hóa
Dịch vụ văn hóa là quá trình đầu tư công sức và tiền của để tổ chức các
hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ các giá
trị văn hóa của nhân dân và mang lại lợi ích cho nhà cung cấp. Các sản phẩm văn
hóa thuộc lĩnh vực tinh thần và tư tưởng khi được phổ biến sẽ tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng, tình cảm của con người và làm hình thành nhân cách con người. Vì
thế mà các hoạt động văn hóa có giá trị giáo dục đặc biệt đối với xã hội. Tuy
nhiên, trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển hiện nay, sản
phẩm văn hóa cũng trở thành hàng hóa, được trao đổi mua bán trên thị trường và
là đối tượng của kinh doanh – dịch vụ. Chính yếu tố hàng hóa này, một mặt làm
cho sản phẩm văn hóa dễ phổ biến và phổ biến nhanh vào đời sống nhân dân, mặt
khác do có yếu tố hàng hóa nên dễ bị các nhà kinh doanh dịch vụ thực hiện
thương mại hóa các sản phẩm văn hóa (Nguyễn Thu Linh, 2004).

Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học – kỹ thuật và công nghệ
phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã
hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con
người. Từ đó, hoạt động dịch vụ trở thành một ngành kinh tế độc lập. Dịch vụ
văn hóa là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, làm
cho con người sống ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế hiện nay cho thấy, ở
nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập con người tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì hoạt
động dịch vụ văn hóa không thể thiếu.
Theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính Phủ ban
hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Quy
chế quy định các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa công cộng gồm:

6


+ Lưu hành, kinh doanh băng, đĩa nhạc, sân khấu;
+ Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, triển lãm văn hóa,
nghệ thuật;
+ Tổ chức lễ hội;
+ Viết, đặt biển hiệu;
+ Hoạt động vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, các hoạt động văn hóa,
dịch vụ văn hóa và các hình thức vui chơi giải trí khác.
2.1.1.3. Khái niệm về quản lý
Quản lý được hiểu theo hai góc độ, một là góc độ tổng hợp mang tính
chính trị và xã hội, hai là góc độ mang tính hành động thiết thực. Quản lý được
Các Mác coi là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động.
Một số tác giả định nghĩa:
“Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục
đích đề ra và đúng với ý chí của người quản lý”.

Nếu xét về mức độ của một tổ chức:
“Quản lý là một quá trình nhằm đề đạt được mục đích của một tổ chức
thông qua việc thực hiện các chức năng cơ bản là kế hoạch, tổ chức, điều hành và
kiểm tra đánh giá”(Suranat.
Từ các định nghĩa trên có thể khái quát về quản lý như sau:
“Quản lý là tiến trình tổ chức và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được
mục tiêu đề ra”.
Theo cách tiếp cận hệ thống:
Quản lý là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện môi
trường luôn biến động . Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động
cao hơn hẳn so với hoạt động của từng cánhân riêng rẽ hoặc của một nhóm người
khi họ phải tiến hành các hoạt động chung. Quản lý là một yếu tố hết sức quan
trọng trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý
càng lớn và nội dung quán triệt càng phức tạp (Nguyễn Thu Linh, 2004).
Như vậy, nói đến quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:

7


- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít
nhất một đối tượng chịu tác động của chủ thể; có trao đổi thông tin và mối liên hệ
ngược và bao giờ cũng có khả năng thích nghi.
- Phải có mục tiêu vạch ra cho cả đối tượng và chủ thể quản lý.
- Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đối tượng quản lý có thể
là con người, sự vật, hiện tượng được chủ thể quản lý.
- Khách thể, xét trong điều kiện quan hệ độc lập với chủ thể, là con người
hoặc tổ chức mà qua đó chủ thể quản lý có thể tác động lên đối tượng quản lý.
- Suy cho cùng, quản lý là sự tác động của con người nhằm thực hiện mục
tiêu của nhà quản lý.

2.1.1.4. Quản lý nhà nước
Theo Nguyễn Thu Linh (2004) Quản lý nhà nước (QLNN) là dạng quản lý
xã hội mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi
hoạt động của con người.
Quản lý nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể như Công đoàn,
Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên… ở chỗ các chủ thể này dùng hình thức giáo dục,
vận động quần chúng là chủ yếu còn QLNN sử dụng pháp luật là chủ yếu. QLNN
biểu hiện trước hết ở việc tác động vào nhận thức hành vi của con người, các tổ
chức, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải hành động theo một định hướng và mục
tiêu nhất định. Bên cạnh việc sử dụng pháp luật như một phương thức cơ bản,
quan trọng nhất, Nhà nước cũng chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục và
động viên tinh thần các công dân, kết hợp với việc xây dựng và thực hiện các
chính sách đòn bẩy kích thích kinh tế, vật chất nhằm phát huy tính chủ động,
sáng tạo của cơ quan, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân.
Do vậy, có thể hiểu: Quản lý nhà nước là dạng quản lí xă hội mang tính
quyền lực nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát huy các mối quan hệ
xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
QLNN là sự tổ chức và điều chỉnh các quan hệ trong xã hội một cách có ý
thức dưới một hình thức có tổ chức nhất định - đó là tổ chức nhà nước. QLNN
biểu hiện trước hết ở những tác động có ý thức vào các quá trình phát triển của
xã hội.

8


2.1.1.5. Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
Quản lý là đối tượng nghiên cứu và vận hành của nhiều ngành khoa học
trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên – khoa học xã hội và nhân văn. Trong mỗi
lĩnh vực – phạm vi hoặc mỗi ngành nghề nghiên cứu ứng dụng và vận hành quản

lý ở mỗi góc độ riêng biệt, cũng từ đó đưa ra các định nghĩa về quản lý lĩnh vực
hay ngành khoa học đó. Trong lĩnh vực xã hội, loài người quản lý ở phạm vi vĩ
mô được chia thành hệ thống quản lý và hệ thống bị quản lý, ở phạm vi vi mô
quản lý được chia thành chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Như vậy, quản lý
là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý.
Angghen viết: “Một bên là phải có quyền uy nhất định, không kể quyền uy
đó được tạo lập bằng cách nào và một bên phải có sự phục tùng duy nhất”. Quản
lý nhà nước chính là quản lý hành chính pháp chế, căn cứ vào hiến pháp nhà
nước, cơ quan lập pháp tối cao đưa ra các điều luật pháp chế quy định, giao cho
hệ thống các cơ quan hành pháp từ trung ương đến địa phương thực hiện, thông
qua các văn bản, thể chế, nghị định… Hệ thống các cơ quan hành pháp có nhiệm
vụ xây dựng cơ cấu tổ chức, xác lập mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý, tổ chức chỉ đạo đưa ra các quyết định, chỉ thị điều chỉnh hoạt
động đúng hướng. Như vậy, quản lý nhà nước chính là quản lý pháp quyền dựa
trên cơ sở pháp lý của hiến pháp và pháp luật ban hành theo từng hệ thống, phân
cấp quản lý theo từng phạm vi lĩnh vực trên cả nước và từng địa phương.
Văn hóa ngày nay có ý nghĩa to lớn trong đời sống con người và trong sự
phát triển của xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Văn hóa là một hệ
thống những giá trị và chuẩn mực xã hội.
Quản lý văn hóa không đơn giản là công tác tuyên truyền là quản lý những
quá trình xã hội. Khoa học quản lý đòi hỏi phải nhìn nhận đối tượng quản lý
trong sự vận động của nó, phải nắm bắt được những quy luật của đối tượng vận
động và vận động của đối tượng.
Nhìn nhận hoạt động văn hóa như một hệ thống tổ chức sản xuất tinh thần,
đòi hỏi phải cho phép vận dụng khoa học quản lý trong lĩnh vực này nhằm tăng
cường vai trò của nhà nước không chỉ trong việc khắc phục tình trạng hành chính


9


hóa các tổ chức văn hóa mà còn khắc phục hữu hiệu tình trạng thương mại hóa
các hoạt động văn hóa (Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn, 2014).
2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ văn hóa
Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ
phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã
hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con
người. Từ đó, hoạt động dịch vụ trở thành một ngành kinh tế độc lập. Dịch vụ
văn hoá là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thoả mãn nhu cầu con người, làm cho
con người sống ngày càng văn minh, hiện đại. thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều
nước trên thế giới, khi thu nhập của người dân tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì hoạt
động dịch vụ văn hoá không thể thiếu. Theo đó, dịch vụ văn hoá có các đặc điểm
như sau:
- Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật thể (hữu
hình) mà tồn tại dưới hình thái phi vật thể.
- Quá trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ hướng vào phục vụ trực tiếp
người tiêu dùng với tư cách là những khách hàng (chữa bệnh, dạy học, cắt tóc,
may đo…); quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời.
- Do không mang hình thái vật thể và do quá trình sản xuất đồng thời cũng
là quá trình tiêu dùng, nên hàng hóa dịch vụ không thể tồn tại độc lập, không thể
tích lũy hay dự trữ. Hiện nay, trong xã hội nước ta xuất hiện rất nhiều các loại
hoạt động dịch vụ. Chính quá trình này đã phát sinh nhiều biểu hiện cần được
quan tâm.
- Dịch vụ văn hóa có xu hướng phát triển về cả chủng loại và số lượng
theo sự phát triển của nền kinh tế.
- Dịch vụ văn văn hóa đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng từ trẻ em tới
người già và ngày càng được người dân tiếp đón.
- Dịch vụ văn hóa là loại hình kinh doanh dịch vụ dễ bị biến tướng, do vậy

đòi hỏi công tác quản lý phải thường xuyên và chặt chẽ.
Các loại hình dịch vụ văn hóa: Dưới tác động của quá trình hội nhập kinh
tế toàn cầu và giao lưu văn hóa thế giới, đã xuất hiện nhiều loại hình văn hóa ở
nước ta: Karaoke, vũ trường, băng đĩa nhạc, internet…Các loại hình này ngày
càng phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần của con người
(Nguyễn Thu Linh, 2004).

10


2.1.3. Bản chất và đặc điểm của quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
2.1.3.1. Bản chất của quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa
Bản chất của quản lý nhà nước là quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà
nước được ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và được thực hiện bởi bộ máy nhà
nước với cơ sở vật chất – tài chính to lớn, bằng phương pháp thuyết phục và
cưỡng chế.
Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa là phương thức mà thông qua hệ
thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch
nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng, điều chỉnh những hoạt
động của xã hội về lĩnh vực văn hóa đi theo đúng hướng, đúng mục đích theo chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa trong từng giai
đoạn phát triển của đất nước.
Nói đến quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa là nói đến cơ chế quản lý.
Cơ chế đó, một mặt phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch…thích hợp để quản lý hoạt động dịch vụ văn
hóa. Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý Nhà nước về dịch vu
văn hóa từ Trung ương đến địa phương là chủ thể quản lý, các quan hệ xã hội vận
động và phát triển trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa là đối tượng quản lý và hệ
thống pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch là công cụ để Nhà nước thực
hiện quản lý.

Với tư cách là đối tượng quản lý, dịch vụ văn hóa phải được tổ chức và
vận động trên cơ sở các quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Với tư cách là cơ sở và là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, pháp luật,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch…phải được xây dựng trên cơ sở đầy đủ, chính xác,
thống nhất là những chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào đó vận động, phát
triển và chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối tượng quản lý.
Quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa là tạo môi trường thông thoáng, ổn
định, định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ văn hóa phát triển
nhưng có trật tự nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích. Thực hiện kiểm tra, giám sát
hoạt động dịch vụ văn hóa nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hiện
tượng, hành vi vi phạm pháp luật. Điều khiển những hoạt động của văn hóa, đời
sống văn hóa đi theo đúng chuẩn mực xã hội chủ nghĩa. Mục đích cuối cùng là

11


tạo được tính nhân văn, nhân bản trong mỗi con người để phát triển hoàn thiện
nhân cách của từng cá nhân trong cộng đồng từ đó giữ gìn được bản sắc dân tộc
kết hợp với sự tiến bộ của nhân loại (Phan Văn Tú và cs., 1998).
2.1.3.2. Đặc điểm của quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa
Một là, Nhà nước tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa diễn
ra trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường
là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động dịch vụ văn hóa đòi
hỏi Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa.
Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch…phát triển dịch vụ văn hóa là cơ sở, là những công cụ để Nhà nước tổ
chức và quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt
động dịch vụ văn hóa diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình

thức tổ chức và quy mô hoạt động. Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý
Nhà nước cũng phải đảm bảo cho hoạt động dịch vụ văn hóa có tính tổ chức, ổn
định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành
pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch
vụ văn hóa và dùng các công cụ này tác động vào lĩnh vực dịch vụ văn hóa.
Ba là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa đòi hỏi phải có
một bộ máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý
nhà nước có trình độ, năng lực thực sự. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch
vụ văn hóa phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn
ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt
động dịch vụ văn hóa phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy
và đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước không thể khác hơn là phải tổ chức thống
nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
Bốn là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa còn xuất phát
từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách pháp luật
trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý. Nền kinh tế thị
trường với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân
chơi an toàn, bình đẳng, đặc biệt khi vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh
tế quốc tế là mục tiêu mà các quốc gia hướng tới. Trong bối cảnh đó, phải có một
hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện trong

12


×