Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân bị mất đất tại huyện duy tiên – tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ ĐỨC HÙNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ
MẤT ĐẤT TẠI HUYỆN DUY TIÊN – TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã học viên:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Mai Lan Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan, thời gian thực tập được thực hiện đúng với quy định của
nhà trường.
Hà Nội, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Vũ Đức Hùng

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo
trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và PTNT đã
trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức con
người trong suốt thời gian học qua.
Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Mai Lan Phương, Bộ
môn PTNT đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực
tập để tôi có thể hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn các anh chị, các lãnh đạo của UBND huyện
Duy Tiên – tỉnh Hà Nam, các hộ gia đình trong xã Tiên Nội, xã Hoàng Đông, xã Yên
Bắc, thị trấn Đồng Văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập và thu thập số liệu tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
- những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên
cứu và hoàn thành báo cáo này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Vũ Đức Hùng

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Danh mục hộp ................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3


1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ...................................... 4

Phần 2 . Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 5

2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản...................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung phân tích ảnh hưởng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế
người nông dân bị mất đất ................................................................................. 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 24

2.2.1.

Kinh nghiệm của thế giới về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội. ............ 24

2.2.2.

Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ nông dân
bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. .............................................. 27

2.2.3.

Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi ở Việt Nam
hiện nay.............................................................................................................. 33


2.3.

Một số công trình nghiên cứu có liên quan ....................................................... 41

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 43
3.1.

Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 43

iii


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 43

3.1.2.

Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................................... 44

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu (hoặc thuận lợi và khó khăn) ............... 47

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 48

3.2.1.


Khung phân tích nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến sinh kế nông
dân bị mât đất..................................................................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ............................................... 49

3.2.3.

Lý do chọn điểm nghiên cứu ............................................................................. 51

3.2.4.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................. 52

3.2.5.

Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................... 52

3.3.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 53

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 56
4.1.

Ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân. ... 56

4.1.1.


Tình hình thu hồi đất ở huyện Duy Tiên ........................................................... 56

4.1.2.

Ảnh hưởng của thu hồi đất đến nguồn lực sinh kế của hộ nông dân bị mất đất...... 60

4.1.3.

Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến các hoạt động sinh kế của hộ ...... 76

4.1.4.

Kết quả sinh kế .................................................................................................. 81

4.1.5

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân sau khi
bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển
kinh tế ................................................................................................................ 87

4.2

Một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao sinh kế cho hộ
nông dân............................................................................................................. 90

4.2.1

Cơ sở của định hướng và giải pháp ................................................................... 90


4.2.2

Định hướng ........................................................................................................ 90

4.2.3

Giải pháp ............................................................................................................ 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 96

5.2.1.

Đối với nhà nước ............................................................................................... 96

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 97

5.2.3.

Đối với doanh nghiệp ........................................................................................ 97

5.2.4.


Đối với hộ nông dân .......................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 98

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BQ

:

Bình quân

CN

:

Công nghiệp


CNH – HĐH

:

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

DN

:

Doanh nghiệp

ĐVT

:

Đơn vị tính

GTSX

:

Giá trị sản xuất


GQVL

:

Giải quyết việc làm



:

Lao động

KCN

:

Khu công nghiệp

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường


TMDV

:

Thương mại dịch vụ

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bố, sử dụng đất huyện Duy Tiên 2013-2015......................... 44
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Duy Tiên năm 2013- 2015 ...................... 45
Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động huyện Duy Tiên năm 2013-2015 ........................ 43
Bảng 3.4. Mẫu điều tra.................................................................................................... 51
Bảng 4.1. Tình hình thu hồi đất để thực hiện dự án khu công nghiệp Đồng Văn III
giai đoạn I của huyện Duy Tiên năm 2015.................................................... 57
Bảng 4.2. Tình hình thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng quốc lộ 38 của

huyện Duy Tiên năm 2015 ............................................................................ 58
Bảng 4.3. Chủ hộ của các hộ điều tra năm 2015 ............................................................ 60
Bảng 4.4. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .................................... 61
Bảng 4.5. Tình hình việc làm của các hộ điều tra trước và sau khi bị mất đất ............... 64
Bảng 4.6. Diện tích đất bị thu hồi của các hộ điều tra .................................................... 66
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra ......................................... 70
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng tiền đền bù theo tuổi chủ hộ điều tra ................................ 71
Bảng 4.9. Tình hình nhà ở của hộ nông dân trước và sau khi bị mất đất nông
nghiệp ............................................................................................................ 72
Bảng 4.10. Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại của hộ nông dân trước và sau
khi bị mất đất nông nghiệp ............................................................................ 73
Bảng 4.11. Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của hộ điều tra trước và sau khi
bị mất đất ....................................................................................................... 75
Bảng 4.12. Các mô hình sinh kế của hộ điều tra sau khi mất đất nông nghiệp .............. 77
Bảng 4.13. Các loại hoạt động sinh kế trước và sau thu hồi đất ..................................... 78
Bảng 4.14: Phân loại sinh kế .......................................................................................... 80
Bảng 4.15. Tình hình thu nhập bình quân hiện tại của các hộ điều tra ........................... 81
Bảng 4.16. Tình hình chi tiêu bình quân của các hộ điều tra.......................................... 83
Bảng 4.17. Ý kiến người dân về giáo dục, y tế, giao thông và môi trường .................... 85
Bảng 4.18: Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) trong
sinh kế của người dân sau thu hồi đất............................................................ 89

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

Sơ đồ tài sản sinh kế của người dân ............................................................. 10


Hình 2.2. Sơ đồ khung sinh kế bền vững ..................................................................... 17
Hình 3.1. Khung phân tích nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến sinh kế
nông dân bị mât đất ...................................................................................... 48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các nhóm hộ năm 2015 ........................ 62
Biểu đồ 4.2. Số tiền được đền bù của các hộ điều tra .................................................... 68
Biểu đồ 4.3. Tình hình thay đổi thu nhập của nhóm I sau khi bị mất đất
nông nghiệp ............................................................................................... 82
Biểu đồ 4.4. Tình hình thay đổi thu nhập của nhóm II sau khi bị mất đất
nông nghiệp ............................................................................................... 82
Biểu đồ 4.5. Chi tiêu của nhóm I theo sự ưu tiên hàng đầu ........................................... 84
Biểu đồ 4.6. Chi tiêu của nhóm II theo sự ưu tiên hàng đầu .......................................... 84

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Hộ bị mất đất không có trình độ để tìm kiếm việc làm mới ............................ 62
Hộp 4.2. Hộ bị mất đất không có đất nông nghiệp để duy trì quy mô chăn nuôi ........... 67
Hộp 4.3. Hộ bị mất đất chuyển đổi hoạt động sinh kế từ nông nghiệp đi làm
công nhân ...................................................................................................... 78
Hộp 4.4. Hộ bị mất đất không có điều kiện để chăn nuôi nhiều nữa .............................. 79

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Đức Hùng
Tên Luận văn: Ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế
của người nông dân bị mất đất tại huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam
Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60.34.01.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất
sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế đất nước. Đề xuất
một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân huyện Duy Tiên – tỉnh
Hà Nam.
Đề tài đi sâu vào mục tiêu cụ thể là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân bị mất đất, phân
tích những ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tới sinh kế người nông dân
bị mất đất. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông
dân bị mất đất huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những ảnh hưởng về lao động, việc làm, thu nhập,
xã hội trước và sau thu hồi đất đối với những hộ nông dân bị mất đất và đề ra một số
giải pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân bị
mất đất tại huyện Duy Tiên – Hà Nam.
Đề tài sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp qua các báo cáo, thống kê
và thu thập dữ liệu sơ cấp bằng điều tra qua bảng câu hỏi đối với các hộ nông dân trong
vùng bị thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế. Sau đó sử dụng ứng
dụng Excel để tổng hợp lại, phân tích và xử lý thông tin. Đề tài sử dụng các phương
pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả và các
phương pháp khác.
Qua nghiên cứu sinh kế trước và sau thu hồi đất của các hộ nông dân tại huyện
Duy Tiên – Hà Nam trong giai đoạn 2013 – 2015, thu hồi đất đã có những ảnh hưởng
tích cực đến sinh kế người nông dân như người nông dân tăng lên, đời sống được cải
thiện. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những ảnh hưởng không tốt cần khắc phục như môi
trường sống bị ô nhiễm khói bụi, tiếng còi xe inh ỏi, mặt đường đi lại có ổ gà, ổ voi do
các ô tô tải chở đất cát giải phóng mặt bằng, thi công cơ sở hạ tầng.
Đề tài đã phân tích được những ảnh hưởng của thu hồi đất đến sinh kế của người
nông dân bị mất đất thông qua việc thu hồi đất ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế:

nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực tài sản, nguồn

viii


lực xã hội và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế của hộ nông dân. Đề
tài đã chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân sau
khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế
Căn cứ vào thực trạng sinh kế, sự chuyển dịch các nguồn lực sinh kế và kết quả
sinh kế của hộ nông dân bị mất đất. Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp: nhóm giải
pháp cho nguồn lực sinh kế, nhóm giải pháp cho các hộ nông dân bị mất đất để đảm bảo
sinh kế cho hộ nông dân bị mất đất huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Duc Hung
Thesis title: Impact of land acquisition for agricultural production on the livelihoods of
farmers losing land in Duy Tien district, Ha Nam Province
Major: Economics management

Course code: 60.34.04.10

Objectives of the study: Study on livelihoods of farmers after land acquisition for
agricultural production in order to build the infrastructure development of the country's
economy. Proposed a number of measures to ensure the livelihood of farmers Duy Tien
- Ha Nam Province.
Theme going into specific objectives are codified theoretical basis and practical
effect of withdrawal of agricultural land on the livelihoods of farmers lost their land,

analyzes the impact of the land acquisition agriculture to subsistence farmers who lost
land. Since then propose some solutions to ensure the basic livelihood of farmers whose
land Duy Tien district - Ha Nam Province.
Research going into the study the effects on labor, employment, income, social
before and after land acquisition for farmers losing land and set out some basic
solutions to contribute to stability and improving the lives of farmers losing land in Duy
Tien - Ha Nam.
The research uses the income method of secondary data through reports, statistics
and data collected by surveys of primary through questionnaires for farmers in land
acquisition for the construction of facilities economic infrastructure development. Then
use Excel application to summarize, analyze and process information. The theme used
methods of data analysis: comparison method, the statistical method described and other
methods.
Through study on livelihoods before and after land acquisition of farmers in Duy
Tien - Ha Nam in the period 2013 - 2015, land acquisition has had a positive impact on
livelihoods of farmers as farmers increased, life improved. But there is still the negative
impact should be overcome as habitat contaminated dust, honking loudly, walking
pavement potholes, cars drive by elephants carrying sand liberation premises,
infrastructure construction.
The study has analyzed the impact of land acquisition on the livelihoods of
farmers losing land through land acquisition affects the livelihood resources: natural
resources, human resources, resources financial and asset resources, social resources
and affect the livelihood activity, results of household livelihoods. The study has

x


pointed out the strengths, weaknesses, opportunities and challenges in the livelihood of
the farmers after land acquisition for agricultural production to build infrastructure,
economic development.

Based on the livelihood situation, the shift of resources and results livelihood
livelihoods of landless farmers. The theme proposed solutions: solutions for livelihood
resources, the solution to the landless farmers to ensure the livelihood of farmers whose
land Duy Tien - Ha Nam province in next time.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế
phát triển đều trải qua quá trình CNH- ĐTH đất nước. Về cơ bản có thể xem
CNH là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành công
nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồng
thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của
dân cư. CNH dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi sinh kế của các hộ
nông dân.
Đô thị hóa là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển.
Để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, các cộng
trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia. Và cũng trong xu hướng phát triển
chung đó, nước ta nói chung và huyện Duy Tiên nói riêng cũng đã và đang đẩy
mạnh tốc độ đô thị hóa.
Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ
đô Hà Nội. Huyện lỵ Hoà Mạc cách thành phố Phủ Lý 20 km, có diện tích tự
nhiên 13.765,80 ha bằng 16,01% diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam. Trước đổi
mới (2000), trong cơ cấu kinh tế của huyện Duy Tiên, nông nghiệp chiếm tỷ
trọng cao. Sau đổi mới, nhất là sau khi tái lập tỉnh, huyện xác định ưu tiên các
ngành công nghiệp, dịch vụ. Đã có 97 ha diện tích đất nông nghiệp bị thu hồ

trên địa bàn để chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp như khu công
nghiệp: Đồng Văn I, Đồng Văn II, Đồng Văn III và xây dựng đường quốc lộ
38…phục vụ cho phát triển huyện. Các khu công nghiệp được hình thành và
phát triển đã góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế của
huyện, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và làm thay đổi
bộ mặt nông thôn.
Vấn đề sinh kế của người dân sau thu hồi đất nông nghiệp không phải là
đề tài mới nhưng có ý nghĩa thực tiễn cao, đang là vấn đề quan tâm của các địa
phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, ở nước ta,
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hóa

1


và phát triển cơ sở hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày
càng gia tăng.
Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị
làm cho diện tích đất nông nghiệp và diện tích nông càng bị thu hẹp, kèm theo đó
là sự thay đổi về chổ ở và điều kiện sống hiện tại. Cây lúa là cây nông nghiệp
đang mang lại giá trị kinh tế ổn định, thu nhập hàng năm cho hộ nông dân. Hiện
nay có nhiều giống lúa cho năng suất cao giúp thu nhập của người dân được cải
thiện hơn, cuộc sống trở nên sung túc hơn, no đủ hơn. Hơn thế nữa, cây lúa còn
giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở nông thôn… Với những gì mà
cây lúa đem lại cho nền kinh tế thì việc thu hồi đất của những hộ dân sống dựa
vào cây trồng này đã thực sự hợp lý chưa? Các chính sách đền bù, tái định cư có
bảo đảm được việc làm, thu nhập và đời sống của những người dân sản xuất
nông nghiệp bị thu hồi đất thực sự tốt hơn không?
Tuy nhiên, thực trạng về ảnh hưởng của thu hồi đất làm người dân đang
phải đối mặt với tình trạng mất dần ruộng đất canh tác và những khó khăn trong
chuyển đổi sinh kế vì:

- Quá trình xây dựng và phát triển CNH- HĐH có tác động rất lớn đến tăng
trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Sau thu hồi đất tổng
diện tích đất của các hộ đều giảm, đặc biết là đất sản xuất nông nghiệp.
- Về ngành nghề: Số hộ thuần nông giảm mạnh, trong khi đó số hộ làm
nghề phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt.
- Về lao động của các hộ nông dân: Chất lượng lao động còn thấp, phần lớn
là lao động phổ thông, lực lượng lao động đã qua đào tạo chủ yếu mới dừng lại ở
trình độ thấp.
- Ở khía cạnh hộ nông dân bị mất đất, việc xây dựng và phát triển CNHHĐH gây ra những ảnh hưởng lớn về thu nhập, đặc biệt thu nhập chủ yếu là từ
nông nghiệp sẽ bị giảm rất nhiều.
- Mức sống của hộ nông dân trong có thể được tăng lên do các hộ nông dân
nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sẽ sử dụng chúng vào
việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm, một số hộ
có thể đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề, nhưng
không có gì đảm bảo mức sống này có thể ổn định trong thời gian tới.

2


Xuất phát từ thực tế nêu trên , đề tài: “Ảnh hưởng của thu hồi đất sản
xuất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân bị mất đất tại huyện Duy Tiên
– tỉnh Hà Nam” được chọn để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế đất nước. Đề xuất một số giải pháp
nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của thu hồi đất
nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân bị mất đất.

- Phân tích những ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tới sinh
kế người nông dân bị mất đất.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân
bị mất đất huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp gây ra những thay đổi gì đến sinh kế của
người nông dân tại huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam? Thay đổi đó tích cực hay
tiêu cực? Vì sao?
- Có những giải pháp nào hiệu quả nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông
dân huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, các
hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất ruộng, thu nhập
và sinh kế của các hộ dân huyện Duy Tiên sau thu hồi đất.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu những ảnh hưởng về lao động, việc
làm, thu nhập, xã hội đối với những hộ nông dân bị mất đất, từ đó đề ra một số

3


giải pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông
dân bị mất đất tại huyện Duy Tiên – Hà Nam.
* Phạm vi không gian
- Tại huyện Duy Tiên – Hà Nam
* Phạm vi về thời gian: 3 năm từ năm 2013 – 2015
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN

Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn vì dựa trên
cơ sơ phân tích được những ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế
của hộ nông dân bị mất đất, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm
bảo sinh kế cho hộ nông dân huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam . Đây là căn cứ có
cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý, các phòng ban của huyện và cấp trên
xây dựng chính sách và giải pháp thu hồi đất một cách hợp lý và có hiệu quả
trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và của đất nước,
giúp cho hộ nông dân bị mất đất có chiến lược sinh kế đúng đắn. Kết quả nghiên
cứu đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiên
cứu trong nhà trường và các đối tượng khác có quan tâm.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Hộ nông dân
a. Khái niệm Hộ nông dân
Theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu
hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và các
hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp
khó phân biệt các hoạt động có liên quan đến nông nghiệp và không liên quan
đến nông nghiệp. Cho đến gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn,
tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận”.
Theo George F. Ellis (1998) khái niệm hộ nông dân định nghĩa là: “Nông
dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu
lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng
hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị
trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao”.

b. Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Theo Đào Thế Tuấn (1997):
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
- Phương thức tổ chức sản xuất của hộ nông dân mang tính kế thừa truyền
thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau.
- Hộ nông dân ngoài việc tham gia vào quá trình sản xuất vật chất còn
tham gia vào quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản
xuất khác nhau.
Các họ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
2.1.1.2. Đất nông nghiệp, thu hồi đất
a. Khái niệm Đất nông nghiệp:

5


Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp
thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và
những loại cây được coi là lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất
nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu
mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay để trồng
các cây lâu năm…
Trước đây, Luật đất đai năm 1993 quy định về đất nông nghiệp tại Điều
42 như sau: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu
thí nghiệm về nông nghiệp.”
Với quy định của Luật đất đai năm 1993, đất đai của Việt Nam được chia

thành sáu loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư
nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng. Theo sự phân loại này đất nông nghiệp
và đất lâm nghiệp được tách riêng thành hai loại đất nằm trong sáu loại đất thuộc
vốn đất quốc gia và được định nghĩa theo Điều 42 và Điều 43 của Luật đất đai
năm 1993. Tuy nhiên, sự phân loại này dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, vừa
căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất đã dẫn
đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, không có sự tách bạch về mặt pháp
lý gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
Để khắc phục những hạn chế đó, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất. Luật đất
đai năm 2003 đã chia đất đai thành ba loại với tiêu chí phân loại duy nhất là căn
cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông
nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng
Như vậy, chúng ta đã mở rộng khái niệm đất nông nghiệp với tên gọi
“nhóm đất nông nghiệp” thay cho “đất nông nghiệp” trước đây. Theo quy định
Luật đất đai năm 2003 có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất
có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ
cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông
nghiệp, lâm nghiệp.
b. Phân loại đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai 2003, khoản 1, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại
đất sau:

6


- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy. có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được
sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp đó là diện
tích trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn,đất trồng các cây lâu năm
có giá trị kinh tế cao như dừa, cam, chanh, bưởi…
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản; đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong đó có đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng.
Ngoài ra có những loại đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính
phủ. Theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật
đất đai thì đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà
kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các
loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệm, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo
cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông
sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
Ở nước ta, nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong vốn
đất đai của cả nước, loại đất này được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả
nước và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển
kinh tế của đất nước.
c. Khái niệm thu hồi đất
Theo luật đất đai năm 2003:
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiện quyền sở hữu
toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, làm chấm


7


dứt quan hệ pháp luật đất đai. Thu hồi đất thể hiện dưới hình thức pháp lý này là
một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp này
thể hiện quyền lực nhà nước trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân
về đất đai. Thu hồi đất cũng là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất
đai. Vì vậy, để thực thi nội dung này, quyền lực nhà nước được thể hiện nhằm
đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương trong
quản lý nhà nước về đất đai.
Thu hồi đất, xét về mặt hình thức, là văn bản hành chính, xét về nội dung,
là việc sử dụng quyền lực nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất đã được giao
cho cá nhân, tổ chức để nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Việc thu hồi đất để phát triển mở rộng đô thị, phát triển nền kinh tế công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc làm rất cần thiết. Nhưng vấn đề đặt ra chính
là việc thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng người nông dân không còn đất
để sản xuất, gây nhiều hậu quả xã hội phức tạp. Phát triển mở rộng đô thị là rất
cần thiết, song vấn đề an ninh lương thực không thể không tính đến. Hơn thế nữa,
giải tỏa hết đất nông nghiệp, liệu đời sống nhân dân có khá giả khi cầm trong tay
số tiền bồi thường để rồi không biết làm gì có thu nhập, ổn định đời sống? Vì
vậy, vấn đề đặt ra là cần bảo đảm hài hòa giữa tài nguyên đất dành cho sản xuất
nông nghiệp và đất chuyển đổi cho các mục đích phi nông nghiệp. Do đó, việc
thể chế các chính sách về thu hồi đất, nhất là thu hồi đất nông nghiệp thành
những quy định của pháp luật cần phải thận trọng, quan tâm đảm bảo đến đời
sống của người nông dân, cũng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sự
bình ổn về kinh tế xã hội của đất nước.
d. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật
chất – cở sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động ( luôn chịu sự tác động
của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo…) và công cụ hay phương tiện lao

động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp
luôn liên qua chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Vốn tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc chọn lựa các chiến lược
sinh kế, trong đó đất đai là nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất, đặc biệt đối với
người nghèo, vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực này.
Đối với hầu hết người nghèo ở nông thôn, đất đai là phương tiện chủ yếu

8


tạo ra sinh kế, tự cung tự cấp, thu nhập và là nguồn tạo ra việc làm cho lao động
gia đình, là nguồn tạo ra của cả và chuyển của cải này cho thế hệ sau.
Đất đai là nguồn lực quan trọng bên cạnh các tài sản sinh kế khác như lao
động, vốn con người, là tài sản đảm bảo tạo ra thu nhập và là tài sản thế chấp chủ
yếu để tiếp cận tín dụng.
Đất đai cung cấp hợp phần quan trọng trong chiến lược đa dạng sinh kế đối
với những người dựa một phần vào các công việc phi – nông trại.
Ở các nước đang phát triển, đất đai đóng vai trò trung tâm trong sinh kế
nông thôn, vì đóng góp phần quan trọng trong danh mục tài sản của hộ gia đình
nông thôn.
2.1.1.3. Sinh kế và những hoạt động sinh kế của hộ nông dân trên đất
nông nghiệp
a. Khái niệm về sinh kế
Ý tưởng về sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của R.
Chamber những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các
nghiên cứu của F. Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward…Có nhiều cách
tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế.
Theo khái niệm của DFID (1999) đưa ra thì: ”Một sinh kế có thể được miêu
tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với
những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để

đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”
Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay mỗi hộ tự quyết
định dựa vào nguồn lực sẵn có của họ như nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực vốn,
lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ, đồng thời chịu tác động của
ngoại cảnh: thể chế chính trị, chính sách và những quan hệ xã hội của họ.
Theo T. Reardon and J.E. Taylor (1996): “Một sinh kế được xem là bền
vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và
những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong
hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Theo Ellis (1998) cho rằng: “Một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên,
phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt
động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua

9


các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc
về mỗi cá nhân hoặc mỗi hộ”.
b. Nguồn lực sinh kế
Tiếp cận sinh kế cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người. Nó cố
gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài
sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế
hữu ích.

Hình 2.1. Sơ đồ tài sản sinh kế của người dân
Nguồn: DFID (1999)

Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra những
sinh kế: Nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn
vật thể, nguồn vốn tài chính.

- Nguồn vốn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức
khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến
lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở
mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có
sẵn. Những thay đổi này phụ thuộc vào quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả năng
lãnh đạo và bảo vệ sức khoẻ.
Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được xem là
nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập.
Điều gì có thể tạo nên vốn con người cho người dân ở nông thôn?

10


Việc hỗ trợ nguồn nhân lực có thể thực hiện cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trong
cả hai cách thực hiện đó kết quả thực sự mang lại chỉ khi con người, chính bản
thân họ sẵn sàng đầu tư vào vốn nhân lực của họ bằng cách tham gia vào các
khoá đào tạo hay trường học. Tiếp cận với các dịch vụ phòng ngừa dịch bệnh.
Trong trường hợp con người bị ngăn cản bởi những việc làm trái với lẽ thường
(những tiêu chuẩn xã hội hay chính sách cứng nhắc ngăn cấm phụ nữ tới trường)
thì việc hỗ trợ gián tiếp vào việc phát triển vốn con người có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
Trong nhiều trường hợp ta nên kết hợp cả hai hình thức hỗ trợ. Cơ chế phù
hợp nhất cho việc kết hợp hỗ trợ là thực hiện các chương trình trọng điểm. Các
chương trình trọng điểm có thể hướng vào việc phát triển nguồn nhân lực, đế
xuất những thông tin thông qua việc phân tích các phương thức kiếm sống để
chắc chắn rằng các nỗ lực tập trung vào nơi cần thiết nhất.
Cải thiện phương thức tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, thông tin,
công nghệ và đào tạo nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ góp phần làm phát
triển nguồn vốn con người.

- Nguồn vốn xã hội
Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người vẽ
ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm:
Các tương tác và mạng lưới, cả chiều dọc (người bảo lãnh/khách hàng
quen) và chiều ngang (giữa các cá nhân có cùng mối quan tâm) có tác động làm
tăng cả uy tín và khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với các thể
chế, như các thể chế chính trị và cộng đồng.
Là thành viên trong một nhóm ảnh hưởng hoặc kế thừa triệt để các quyết
định chung, các quy tắc được chấp nhận, các tiêu chuẩn và mệnh lệnh. Uy tín của
các mối quan hệ, sự nhân nhượng và sự trao đổi khuyến khích kết hợp, cắt giảm
các chi phí giao dịch và có thể tạo ra một mạng lưới không chính thức xung
quanh vấn đề nghèo đói.
Trong năm yếu tố cơ bản của kế sinh nhai, nguồn vốn xã hội có quan hệ
sâu sắc nhất đối với sự chuyển dịch quá trình và chuyển dịch cơ cấu. Thực sự có
thể là hữu ích nếu xem vốn xã hội như sản phẩm của một tiến trình hoặc cấu trúc,
thông qua các mối quan hệ đơn giản này các tiến trình và cấu trúc trở thành sản
phẩm của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ này đưa ra hai con đường và có thể làm
cho nó phát triển hơn.

11


VD: + Khi người ta sẵn sàng liên kết các tiêu chuẩn và mệnh lệnh thông
thường chúng có thể làm cho việc hình thành các hoạt đông mới dễ dàng hơn để
theo đuổi các mối quan tâm của họ.
+ Những người có địa vị trong xã hội giúp chúng ta gọt giũa các chính
sách và bảo đảm rằng các mối quan tâm của họ được thể hiện trong luật pháp.
Làm gì để tạo ra nguồn vốn xã hội cho người dân nông thôn?
Hầu hết những nỗ lực xây dựng vốn xã hội đều tập trung vào các thể chế
địa phương, ngay cả hoạt động trực tiếp (thông qua việc tạo ra các khả năng,

huấn luyện đào tạo hay phân phối các nguồn lực) hoặc gián tiếp thông qua việc
tạo ra một môi trường dân chủ thông thoáng.
Trong khi việc trao quyền cho các nhóm có thể xem như một mục tiêu
chính, vốn xã hội có thể được xem là sản phẩm phụ trong các hoạt động khác
(tham gia nghiên cứu sự hình thành nên các nhóm để phát triển và kiểm tra các
công nghệ có khả năng nâng cao đời sống của họ). Thông thường, những biến
động gia tăng nguồn vốn xã hội được theo đuổi cần phải có sự hỗ trợ từ các lĩnh
vực khác. Do đó cần gắn chặt trách nhiệm của các tổ chức tiết kiệm và tín dụng
vào nguồn vốn xã hội. Cũng như việc kết hợp quản lý các tai hoạ cần phải dựa
vào việc kết nối các hành động để hạn chế chúng.
- Nguồn vốn tự nhiên
Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên. Nó
cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con người. Có rất
nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên. Từ các hàng hoá công vô hình như
không khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia được sử dụng trực
tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng...
Trong khung sinh kế bền vững. Mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên và
các tổn hại có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm hoạ tàn phá kế sinh nhai của người
nghèo thường xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn vốn tự nhiên
(cháy rừng, lũ và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất nông nghiệp) Và tính
mùa vụ thì ảnh hưởng lớn đến những biến đổi trong năng suất và giá trị của
nguồn vốn tự nhiên qua các năm.
Điều gì có thể làm nên nguồn vốn tự nhiên cho người dân nông thôn?
Mục tiêu sinh kế hướng đến một tầm rộng lớn hơn, chú trọng vào con
người và hiểu tầm quan trọng của các quy trình và cấu trúc (những cách thức

12


phân phối đất, các quy tắc rút ra từ việc đánh bắt cá) trong quá trình xác định

cách mà các nguồn vốn tự nhiên được tạo ra và sử dụng.
Những tiến trình và cấu trúc điều chỉnh các phương cách tiếp cận đối với
nguồn lực tự nhiên và có thể khuyến khích, hoặc ép buộc khi cần thiết để cải
thiện việc quản lý các nguồn lực. Nếu các thị trường hoàn thiện hơn thì giá trị các
nguồn lực cũng được cao hơn, việc xúc tiến quản lý tốt hơn (trong một vài trường
hợp, thị trường phát triển có thể dẫn đến sự sụt giảm doanh số bởi vì nghèo đói
có thể làm tăng sự cơ cực).
Việc hỗ trợ gián tiếp đối với vốn tự nhiên thông qua sự chuyển đổi các
tiến trình và cấu trúc thì có ý nghĩa rất quan trọng .Sự hỗ trợ trực tiếp tập trung
vào các nguồn lực mà chính các nguồn lực đó có thể chống lại khả năng sử dụng
các nguồn lực đó của con người vẫn có sự tái tạo cho nhu cầu sử dụng trong
tương lai. Một trong các thành phần chính của mục tiêu sinh kế bền vững là tin
và theo đuổi mục tiêu ổn định nhiều loại nguồn lực khác nhau. Sao cho không
ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường (ổn định nguồn vốn tự nhiên và các
dịch vụ của nó, như giảm khí cacbon và quản lý sự xói mòn).
- Nguồn vốn vật thể
Vốn vật thể gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho
sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cung
cấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin.
Chúng ta phải làm gì để tạo ra nguồn vốn vật thể cho người dân nông thôn?
Trước đây DFID đã khuyến khích việc dự trữ trực tiếp hàng hoá sản xuất
cho người nghèo. Có thể là vấn đề của một số nguyên nhân:
• Hoạt động nhỏ một nhà cung ứng trực tiếp hàng hoá sản xuất dẫn đến sự
phụ thuộc và phá vỡ thị trường tư nhân.
• Dự trữ trực tiếp có thể làm giảm sự tham gia cải thiện cơ cấu và quy
trình thể chế để đảm bảo những gì đạt được là bền vững và hàng hoá sản xuất
được sử dụng là tốt nhất.
Vì vậy mục tiêu sinh kế tập trung vào việc giúp đỡ tiếp cận thích hợp,
những thứ giúp ích cho sinh kế của người nghèo. Tiến tới việc tham gia là cần
thiết để thiết lập sự ưu tiên và cần thiết cho những người sử dụng.

Vốn vật thể (in particular infrastructure) có thể là đắt đỏ. Nó không chỉ
yêu cầu nguồn vốn đầu tư ban đầu mà còn cung cấp tài chính cho những gì đang

13


×