Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG THỊ THU

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DỨA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HOÁ
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Trương Thị Thu

- -

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Viết Đăng, đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UNBD huyện,
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, UBND xã và các hộ
nông dân thị trấn Vân Du, xã Thành Vân, xã Thành Tâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trương Thị Thu

- -

iii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.4.

Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển - sản xuất dứa ................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất dứa .......................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm phát triển sản xuất dứa ..................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò phát triển sản xuất dứa ......................................................................... 11

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa .......................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất dứa ................................................... 22

2.2.1.

Kinh nghiệm sản xuất dứa ở Ba Vì – Hà Nội .................................................. 24

2.2.2.

Kinh nghiệm sản xuất dứa ở tỉnh Ninh Bình ................................................... 24


2.2.3.

Các công trình nghiên cứu có liên quan .......................................................... 27

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra .............................................................................. 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 29

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 29

- -

iv


3.1.2.

Đặc điểm xã hội .............................................................................................. 32

3.1.3.

Đặc điểm kinh tế ............................................................................................ 33


3.1.4.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của huyện đến phát triển sản xuất dứa .................................................. 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu .......................................................... 38

3.2.3.

Phương pháp phân tích thông tin, số liệu......................................................... 41

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành.............. 45


4.1.1.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất dứa .................................................. 45

4.1.2.

Đầu tư cho sản xuất dứa................................................................................... 47

4.1.3.

Quy trình kỹ thuật sản xuất dứa ....................................................................... 55

4.1.4.

Liên kết trong phát triển sản xuất dứa ............................................................. 61

4.1.5.

Thị trường ........................................................................................................ 63

4.1.6.

Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất dứa ................................................ 66

4.1.7.

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất dứa ở huyện
Thạch Thành .................................................................................................... 73


4.2.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất dứa trên địa bàn huyện
Thạch Thành .................................................................................................... 74

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 74

4.2.2.

Chủ chương chính sách của Nhà nước ............................................................ 74

4.2.3.

Mức đầu tư các yếu tố đầu vào ........................................................................ 75

4.2.4.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác ................................................................... 76

4.2.5.

Nhân tố kinh tế - xã hội ................................................................................... 78

4.3.

Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa ......................................................................... 82


4.3.1.

Định hướng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành ............ 82

4.3.2.

Một số giải pháp phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa .................................................................................... 83

- -

v


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 92
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 92

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 94

5.2.1.

Đối với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ....................... 94

5.2.2.

Đối với công ty thu mua và doanh nghiệp chế biến ..................................... 94


5.2.3.

Đối với hộ nông dân ....................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96
Phụ lục ......................................................................................................................... 98

- -

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính


KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PP

Phương pháp

PTNT

Phát triển nông thôn

PTSX

Phát triển sản xuất

SX

Sản xuất

UBND


Ủy ban nhân dân

- -

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.

Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Bảng 4.19.
Bảng 4.20.

- -

Diện tích trồng dứa theo địa phương ......................................................... 22
Sản lượng dứa phân theo địa phương ........................................................ 23
Tình hình dân số và lao động của huyện Thạch Thành giai đoạn
2013-2015 ................................................................................................. 33
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Thạch Thành năm
2013-2015 .................................................................................................. 34
Diện tích và sản lượng một số loại cây trồng lâu năm của huyện ............. 35
Số lượng mẫu của các điểm điều tra .......................................................... 40
Nội dung các thông tin cần thu thập trong phiếu điều tra ......................... 40
Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp qua các năm 2013-2015........................ 46
Kết quả hỗ trợ cho phát triển sản xuất dứa từ 2013-2015 ......................... 48
Tình hình sản xuất dứa ở các nhóm hộ điều tra năm 2015 ........................ 49
Tình hình lao động của các hộ điều tra ...................................................... 50
Tình hình vay vốn sử dụng trong sản xuất của các hộ điều tra ................. 52
Đầu tư chi phí cho 1 ha dứa Queen của các nhóm hộ điều tra năm 2015 ........ 53
Cơ cấu giống dứa của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa qua các
năm 2013-2015 .......................................................................................... 56
Hiệu quả kinh tế giống dứa Queen và giống dứa ta ( trên 1ha) ................. 57
Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất dứa của huyện Thạch Thành năm
2013 - 2015 ................................................................................................ 59
Nội dung của các lớp tập huấn ứng dụng KHKT ...................................... 60

Số hộ đăng ký tham gia liên kết với các công ty ....................................... 63
Khối lượng tiêu thụ dứa trên thị trường huyện Thạch Thành
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................ 65
Diện tích trồng dứa của huyện Thạch Thành từ năm 2013 - 2015 ............ 66
Năng suất dứa tại huyện Thạch Thành (2013-2015) ................................. 67
Sản lượng dứa của huyện Thạch Thành giai đoạn 2013 - 2015 ................ 68
Kết quả và hiệu quả sản xuất dứa tính trên 1 ha ........................................ 70
Hiệu quả xã hội từ sản xuất dứa ................................................................ 71
Đầu tư các yếu tố đầu vào cho 1ha trồng dứa. .......................................... 75
Lịch xử lý, ra hoa, thu quả dứa. ................................................................. 78
Giá tiêu thụ dứa trung bình qua các năm từ 2013- 2015 ........................... 79

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 4.2.

- -

Tiêu thụ dứa của huyện Thạch Thành ....................................................... 63
Cây vấn đề nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản
xuất dứa huyện Thạch Thành .................................................................... 81
Cây mục tiêu ảnh hưởng hiệu quả kinh tế sản xuất dứa huyện Thạch
Thành. ........................................................................................................ 83

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Thị Thu
Tên luận văn: Phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất dứa trên
địa bàn trong những năm tới.
Đề tài tiến hành nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin ở xã Thành Vân, xã
Thành Tâm và thị trấn Vân Du dưới hai nguồn: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Thực
hiện phỏng vấn các hộ nông dân trồng dứa và cán bộ của phòng Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn, trạm Khuyến nông huyện Thạch Thành, UBND xã, HTX qua phiếu
điều tra nhằm thu thập số liệu sơ cấp. Số liệu được xử lý qua phương pháp thống kê
mô tả và phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp… Việc thu thập các số liệu sẽ
cung cấp đầy đủ thông tin về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu và xử lý số liệu, từ đó có những đánh giá chính xác về thực trạng cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nói chung và
phát triển sản xuất dứa nói riêng, đặc biệt luận văn đã đi sâu phân tích những nội dung
nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa làm cơ sở cho việc
đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa.
Trên cơ sở lý luận, hệ thống các chỉ tiêu, luận văn đã đánh giá thực trạng phát
triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành. Qua đánh giá cho thấy, diện tích

trồng dứa không ngừng tăng lên qua các năm, từ năm 2013 đến năm 2015 bình quân
tăng 4,72%. Năm 2015 toàn huyện Thạch Thành có 318,7ha trồng dứa, với năng suất
40,43 tấn/ha sản lượng dứa toàn huyện năm 2015 là 13336,7 tấn. Với khối lượng tiêu
thụ là 13336,7 tấn chủ yếu bán ra thị trường ngoài tỉnh, giá bán dao động từ 5-7nghìn
đồng/kg. Chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp đạt được của cây
dứa tính trên đồng chi phí trung gian trung bình lần lượt là 2,27 lần; 1,27 lần và 1,27
lần đã chứng tỏ sản xuất dứa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Thạch Thành nói
chung và các hộ nông dân trồng dứa nói riêng. Ngoài ra sản xuất dứa còn mang lại

- -

x


hiệu quả với xã hội, môi trường qua số lượng lao động có công ăn việc làm hàng năm
tăng lên và diện tích trồng dứa hàng năm tăng giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Tuy nhiên, sản xuất dứa huyện Thạch Thành vẫn gặp phải nhiều khó khăn: Diện
tích đất đai sản xuất tuy lớn nhưng còn manh mún, không tập trung, chưa sử dụng
hết diện tích đất có khả năng sản xuất, gây khó khăn cho công tác tập trung cơ giới
hóa sản xuất và thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả mới với quy mô diện tích
lớn; rủi ro do biến động giá cao; hộ nông dân còn sử dụng nhiều thuốc BVTV mà
không theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới chất lượng dứa thương phẩm.
Các hộ nông dân trồng dứa còn thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất; Sự liên kết trong sản
xuất cũng như tiêu thụ chưa rõ ràng và bền vững,... Điều này ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất dứa của huyện Thạch Thành.
Trên cơ sở số liệu điều tra, luận văn đã đánh giá được những nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển sản xuất dứa như: điều kiện tự nhiên, yếu tố đầu vào, yếu tố về
giống, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, nguồn lực phát triển, chủ trương chính sách, tác
động tới năng suất hiệu quả cũng như các yếu tố tác động đến quyết định mở rộng
diện tích và chuyển đổi giữa các giống dứa tại huyện Thạch Thành.

Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dứa
trong những năm tới đó là: Giải pháp về quy hoạch vùng phát triển sản xuất dứa; giải
pháp về kỹ thuật sản xuất; giải pháp về vốn và đầu tư; giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu
thụ dứa; giải pháp về chính sách.
Luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước nói chung và cơ quan
chính quyền địa phương trực tiếp quản lý nói riêng, nhằm đưa ra các chính sách hỗ trợ
người dân tăng gia sản xuất dứa.

- -

xi


THESIS ABSTRACT
Name of author: Truong Thi Thu
Title of the thesis: Developing pineapple production in Thach Thanh district, Thanh
Hoa province
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

The general objectives of the study were to evaluate the current situation of
pineapple production in Thach Thanh district, Thanh Hoa province, and to propose
solutions for developing pineapple production in the coming years.
In this study, data collection process was carried out in Thanh Van commune,
Thanh Tam commune and Van Du town to obtain both primary and secondary data for
further analysis. Specifically, the study conducted interviews with pineapple farmers,
and with officials at Thach Thanh district’s Department of Agriculture and rural

development, Agricultural extension center, commune level People Committee,
Cooperatives through questionnaires to collect primary data. The obtained data were
then analyzed by using descriptive statistics, comparative statistics, and integrated
approach, etc. Collecting data from both primary and secondary sources helped to
provide adequate theoretical and empirical data for literature review and data analysis,
thereby enabling accurate evaluation of the current situation as well as factors affecting
pineapple production in Thach Thanh district, Thanh Hoa province.
The study systemized theoretical literature about the development of agricultural
production in general and pineapple production in particular. Notably, the study focused
on analyzing different research aspects and factors affecting pineapple production in
order to make an evaluation of the current situation of pineapple production in Thach
Thanh district, Thanh Hoa province.
By taking into account literature review and indicators, this study evaluated the
current situation of pineapple production in Thach Thanh district. It is clearly shown
that the cultivation area for pineapple increased steadily over the years, from 2013 to
2015, by 4.72% annually on average. In 2015, in Thach Thanh district there was 318.7
ha of land used for pineapple produciton, with a corresponding yield of 40.43 tons/ha,
and the total pineapple production in the district in 2015 was 13336.7 tons. The total
consumption was 13336.7 tons of pineapple, mainly sold to other provinces, with the

- -

xii


selling price of 5-7 thousand VND/kg. The ratios of production value, value-added and
mixed income over the average production cost gained from pineapple production were
2.27, 1.27 and 1.27, respectively. That indicates that pineapple production provided
high economic efficiency to Thach Thanh district in general and pineapple farmers in
particular. Futhermore, pineapple production also brought out benefits to the society,

environment, with the annual increase in employment record and the increase in area of
pineapple cultivation which then helped to revagate barren and hilly areas.
Nevertheless, there were still many problems with pineapple production in
Thach Thanh district, more specifically: Despite being large in total, the land area for
pineapple production was still fragmented, unconcentrated, and did not take advantage
of all potential land for production, which lead to difficulties in production
mechanization and in the implementation of new, efficient and large scale production
models; high risks caused by wide price fluctuation; inappropriate use of pesticide by
farmers which did not match food safety standard and affected quality of pineapple
products sold to the market; farmers still lacked of capital to invest in production; the
connection between production and cosumption was still ambigous and not sustainable.
All of these factors greatly affected the efficiency and profit gained from pineapple
production in Thach Thanh district.
By carefully analysing survey data, the disseration helped to evaluate factors
affecting pineapple production such as: natural conditions, inputs, breed quality,
techniques, consumption markets, development resources, policies; the factors
influencing productivity, efficiency; and the factors affecting decisions to expand scale
of production and transition between different pineapple varieties in Thach Thanh
district.
Based on the above analysis, the following main solutions were proposed for
developing pineapple production in the coming years: planning of pineapple production
areas; solutions regarding production techniques; solutions in terms of capital and
investment; solutions in terms of improving consumption rates; and solutions in terms
of appropriate policies.
In addition, the dissertation also proprose a number of recommendations to the
Government in general and local authorities in particular in order to find out appropriate
policies to support farmers in developing local pineapple production.

- -


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả là loại cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong
những năm gần đây, cây ăn quả góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh
thái nhất là các tỉnh trung du miền núi. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay, khi mà vấn đề lương thực cơ bản đã được giải quyết, đời sống nhân dân
được cải thiện thì nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm quả ngày càng cao về số lượng
lẫn chất lượng.
Có thể nói rằng cây ăn quả có vai trò hết sức to lớn đối với con người.
Quả dùng cho bữa ăn hàng ngày, các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của
con người ở mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau. Trong quả có loại đường dễ
tiêu, các axit hữu cơ, protein, lipit, chất khoáng, pectin, các hợp chất thơm và các
chất khác có nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, C, PP. Đặc biệt là vitamin C
rất cần thất cho cơ thể con người, vitamin A cần thiết cho trẻ em. Trong khẩu
phần ăn của con người không những cần đầy đủ calo mà cần có vitamin, muối
khoáng, các axit hữu cơ và các hoạt chất khác để hoạt động sinh lý được tiến
hành bình thường. Nhu cầu về calo dựa vào việc cung cấp đạm, mỡ, hydrat,
cacbon, từ động vật và thực vật, còn vitamin và các hoạt chất khác nhau thì chủ
yếu dựa vào quả và rau. Bên cạnh đó, sản xuất cây ăn quả còn cung cấp nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến – xuất khẩu. Vai trò cung cấp nguyên liệu
cho công nghệ chế biến và xuất khẩu đã tác động tới sự phát triển của công
nghiệp, tạo nguồn ngoại tệ mạnh cho sự phát triển kinh tế, nhất là những nước
chưa phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Hiện nay việc sản xuất phục vụ và các mặt
hàng chế biến ngày càng phong phú đa dạng như : mặt hàng sấy; mặt hàng nước
giải khát ( nước quả tự nhiên, necta quả, nước quả cô đặc, xiro quả, squash quả,
bột quả khải khát, nước giải khát,..) ; rượu vang. Ngoài ra, cây ăn quả còn có tác

dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái với các chức năng làm sạch môi
trường, giảm tiếng ổn, làm rừng phòng hộ, làm đẹp cảnh quan. Đặc biệt là sản
xuất cây ăn quả góp phần tăng thêm thu nhập. Đây chính là một lợi thế tạo điều
kiện cho việc sản xuất cây ăn quả ngày càng phát triển. Dứa là một trong 3 loại
cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển trong thời gian qua vừa
nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước vừa phục vụ xuất khẩu.

- -

1


Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho dứa phát
triển. Dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền
Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước. Năm 2007, sản lượng dứa
của tỉnh Tiền Giang đạt 260.300 tấn. Tiếp theo là Kiên Giang (85.000 tấn),
Long An (47.000 tấn), Hà Nam (23.400 tấn) Ninh Bình (47.400 tấn), Thanh
Hóa (20.500 tấn), Nghệ An (16.600 tấn).. Tổng sản lượng cả nước năm 2007
đạt 529.100 tấn. Dứa ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định
và có giá trị kinh tế. Tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động,
đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Sản phẩm dứa hiện nay rất đa dạng :
dứa tươi, dứa miếng, dứa hộp, nước ép dứa, rượu dứa….Mặc dù việc phát triển
sản xuất dứa ở Việt Nam có nhiều lợi thế như đất đai, khí hậu, giá nhân công
rẻ, nguồn lao động phong phú và đặc biệt là nước phát triển sau nên việc ứng
dụng công nghệ mới vào sản xuất tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, phát triển sản
xuất dứa vẫn còn gặp không ít những khó khăn như về giống, chất lượng, giá
cả, quy hoach sản xuất….
Thạch Thành là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Thanh Hóa, nằm trải
dài bên sườn tây nam của dãy núi Tam Điệp, được thiên nhiên ưu đãi một hệ
thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển dứa.

So với các huyện trong tỉnh, huyện Thạch Thành có diện tích dứa khá lớn được
phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc, với vùng trọng điểm là các xã: Thành Tâm,
Thành Vân, Xã Vân Du, Thành Thọ… Hiện nay, dứa đã trở thành một trong
những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời
sống nhân dân trong huyện.
Trong nhiều năm qua, sản xuất dứa của huyện Thạch Thành đã có bước
phát triển, song kết quả sản xuất dứa còn chưa cao, dứa vẫn được đánh giá là cây
có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên diện tích trồng dứa trong những năm qua
chưa có sự gia tăng rõ rệt; năng suất dứa chưa được cải thiện mặc dù đã có sự
ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; tình trạng sâu bệnh phá hoại vẫn diễn ra ,
tình trạng trồng chặt phá vẫn còn tồn tại; các hộ nông dân trồng dứa chưa nắm
bắt được thông tin giá cả, xu hướng của thị trường… và nhiều vấn đề cần phải
xem xét, giải quyết. Phát triển sản xuất dứa của huyện Thạch Thành như thế nào?
Có những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những định
hướng và các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất dứa của huyện Thạch Thành
phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- -

2


Xuất phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề tài: “ Phát triển sản xuất dứa
trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của
luận văn thạc sĩ. Với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết
những khó khăn trong việc phát triển sản xuất dứa, thúc đẩy phát triển kinh tế
nông nghiệp của huyện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dứa tại huyện Thạch Thành thời

gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất dứa tại
huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dứa.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất dứa trên địa
bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề ra định hướng và những giải pháp nhằm phát triển sản xuất dứa trên
địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dứa trên địa bàn
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
- Đối tượng điều tra, khảo sát: UBND huyện, trạm khuyến nông huyện,
UBND xã Thành Vân, xã Thành Tâm, thị trấn Vân Du, Công ty XNK tổng hợp
Hoàng Gia, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, thương lái,… các
cơ quan chức năng liên quan đến sản xuất dứa trên đại bàn huyện Thạch Thành
và các hộ nông dân trồng dứa,…

- -

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khu vực sản xuất dứa huyện Thạch Thành có lưu ý
tới các doanh nghiệp, nhà quản lý, người tiêu thụ ngoài tỉnh.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời điểm bắt đầu thu thập số liệu: Tháng 9/2015

+ Thời gian kết thúc: Tháng 9/2016
+ Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong thời gian: 2013 - 2015.
+ Số liệu sơ cấp khảo sát trong năm 2015
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực
tiễn phát triển sản xuất dứa.
- Nhận diện được thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện
Thạch Thành, chỉ rõ những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục để thúc
đẩy nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng bền vững trong tương lai.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa trên địa bàn
huyện huyện Thạch Thành.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành theo quan điểm phát triển về cả ba mặt:
kinh tế, xã hội và môi trường.

- -

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DỨA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DỨA
2.1.1. Khái niệm phát triển sản xuất dứa
2.1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
a. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên một cách liên tục về quy mô, sản lượng,
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đầu ra trong một thời gian tương đối dài (Vũ Thị
Ngọc Phùng, 2005).
b. Khái niệm về phát triển kinh tế

Khái niệm về phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển sản xuất trước hết là sự tăng
trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan
khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người (World Bank, 1992).
Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Phát
triển kinh tế bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô
thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các
thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz: “ Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội”
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị
trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi
về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển được xem như là quá trình biến đổi kể cả về lượng và về chất, nó là

- -

5


sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã
hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005).
Tóm lại, Phát triển kinh tế là phát triển bao hàm nhiều sự thay đổi, nó

không chỉ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững mà nó còn phải thay đổi cơ cấu
xã hội địa vị của người dân về thể chế trong nước để giảm được bất bình đẳng,
xóa bỏ nghèo đói, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động (Vũ Thị Ngọc
Phùng, 2005).
* Phát triển được thể hiện ở chiều rộng và chiều sâu
- Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Là việc tăng về quy mô, số lượng, đa
dạng hóa hiện tượng kinh tế xã hội. Sự phát triển được đánh giá không những chỉ
bằng GNP tính bình quân trên đầu người dân, mà còn bằng một số chỉ tiêu khác
phản ảnh sự tiến bộ của xã hội như cơ hội về giáo dục, nâng cao sức khỏe cộng
đồng, tình trạng dinh dưỡng, nâng cao giá trị cuộc sống, công bằng xã hội.
+ Mở rộng quy mô sản xuất: Để mở rộng quy mô sản xuất, các hộ sản xuất
phải đầu tư mua tăng thêm máy móc để sản xuất, mở rộng thêm mạng lưới cung
ứng và tăng thêm các điểm bán hàng, tuyển thêm lao động, sản xuất - kinh doanh
thêm một số sản phẩm mới nhưng tính chất công nghệ sản xuất về cơ bản không
đổi, từ đó tạo ra khối lượng và giá trị sản phẩm lớn hơn.
- Phát triển theo chiều sâu: Là phản ánh về sự thay đổi về chất lượng của
ngành sản xuất và của nền kinh tế và xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau
trong sự tiến bộ của xã hội.
+ Cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Mở rộng phạm vi thị trường: Mở rộng thị trường là một phần không thể
thiếu được trong các chiến lược phát triển thị trường của nhà sản xuất. Để phát
hiện những khả năng mở rộng thị trường doanh nghiệp có sử dụng một phương
pháp rất tiện lợi gọi là “ mạng lưới phát triển hàng hóa và thị trường”. Mạng lưới
này bao gồm ba loại hình cơ bản của khả năng phát triển chiều sâu đó là:
Thâm nhập sâu vào thị trường và việc doanh nghiệp tìm kiếm cách tăng
mức tiêu thụ những hàng hóa hiện có của mình trên những thị trường hiện có.
Mở rộng thị trường là việc doanh nghiệp tìm cách tăng mức tiêu thụ bằng
cách đưa những hàng hóa hiện có của mình vào những thị trường mới.
Cải tiến hàng hóa là việc doanh nghiệp tìm cách tăng mức tiêu thụ bằng
cách tạo ra những hàng hóa mới hay đã được cải tiến cho những thị trường hiện có.

- -

6


+ Tổ chức lại sản xuất theo định hướng đưa công nghệ mới:
Để tạo sự đột phát trong phát triển doanh nghiệp, đồng thời với việc mở
rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao
trình độ công nghệ và chất lượng các sản phẩm chủ lực có hàm lượng chất xám
cao, khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đa dạng
hóa về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần
tăng cường nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và nguồn nguyên liệu, chủ động
trong sản xuất.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba
câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

phục vụ đời sống con người.
Phát triển sản xuất
Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có thể
hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau:
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số
lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời
sống ngày càng cao của con người.

- -

7


Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
Thứ nhất đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai
quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.
Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng hơn
nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao,
đặc biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm.
Phát triển sản xuất Dứa
Dựa trên cơ sở lý luận về sản xuất, phát triển sản xuất dứa, chúng ta có thể
quan niệm “ Phát triển sản xuất dứa là quá trình tăng tiến, hoàn thiện hơn về nội
dung quá trình trong sản xuất tạo ra các sản phẩm dứa. Trong phát triển sản xuất
dứa cần phải phát triển, cải thiện các yếu tố tác động đến sản xuất từ khâu quy
hoạch vùng sản xuất dứa, các chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất dứa, việc
liên kết trong sản xuất và công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật…
nhằm tạo ra giá trị sản xuất cao nhất, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho

người nông dân, góp phần cải tạo môi trường”.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển sản xuất
+ Vốn sản suất: Là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các
phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình
phát triển sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động
không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng
hóa. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển sản xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết
định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao
động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả của quá trình
phát triển sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. đất đai là yếu tố
cố định lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động
trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại tài

- -

8


nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyên
thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất.
+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội và
đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất.

+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Các hình thức tổ chức sản xuất, mối
quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành phần
kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các
chủ chương, chính sách của đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất...
cũng có quyết định tới quá trình phát triển sản xuất.
2.1.1.3. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất
a. Hiệu quả
Hiệu quả là “Kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ điển bách khoa Việt Nam, 2011).
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là "Mối
quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể
được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí phí được
gọi là hiệu quả kinh tế" (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2012).
b. Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong
việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự
ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả
cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là
hiệuquả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ
tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì
người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ bản: hiệu quả kinh tế (hiệu quả chi
phí), hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối.

- -

9



- Hiệu quả kinh tế:
Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các
tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào. Theo lý thuyết, hiệu quả kinh
tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó. Là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động,
kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra một lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất.
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa là khi sự thay đổi làm
tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị còn ngược lại thì không có hiệu quả, phản
ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật chất, tài chính.
Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh
doanh, nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng
những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hàm
lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn bỏ ra, thời gian thu hồi
vốn. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số
vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân chỉ tiêu hiệu quả là tỷ trọng
thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong trường hợp, để phân
tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu
quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội như: tạo thêm công ăn việc
làm để giảm nạn thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị - trật tự an toàn xã
hội, cũng cố đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, công bằng xã
hộ. Từ đó có khái niệm kinh tế -xã hội.

- Hiệu quả kỹ thuật:
Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát
từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành
phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải
đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà
sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực

đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối
ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.

- Hiệu quả phân phối:
Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là,
nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người lao động cần
- -

10


nhất hay nói cách khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử
dụng nó đạt được cao nhất.

- Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được đo lường như sau:
Hiệu quả sản xuất = Doanh thu trên một đơn vị diện tích - Tổng chi phí trên một
đơn vị sản xuất.
Trong đó:
Doanh thu/đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng/đơn vị diện tích.
Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích bằng tổng chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Chi phí sản xuất dứa bao gồm: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí
thuốc, chi phí chuẩn bị đất, chi phí trồng cây giống, chi phí chăm sóc, chi phí vận
chuyển, chi phí làm thủy lợi, chi phí lãi vay, chi phí khấu hao máy móc, chi phí
khác (nếu có).
2.1.2. Vai trò phát triển sản xuất dứa
Với những kết quả đã và đang đạt được ở các địa phương nói riêng và trong
nước nói chung, sản xuất dứa đã khẳng định được vai trò to lớn của mình trong
phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở nhiều mặt, có thể kể đến những đóng góp
tiêu biểu sau:

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
thep hướng CNH – HĐH
Hiện nay, cơ cấu nông thôn đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng CN - DV. Trong quá trình phát triển sản xuất dứa
đã có vai trò tích cực góp phần chuyển lao động từ sản xuất cây trồng có hiệu quả
thấp sang cây trồng có hiệu quả cao hơn. Sự tác động này đã tạo ra nền kinh tế đa
dạng ở nông thôn với sự thay đổi về cơ cấu và phong phú đa dạng về loại hình
sản phẩm.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đó là
vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay.
Phát triển sản xuất dứa tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao
động vào sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông
thôn. Phát triển sản xuất dứa không chỉ giải quyết việc làm cho người địa phương

- -

11


mà còn tạo việc lao cho người lao động ở địa phương khác trong các khâu sản
xuất như: thu hoạch, thu gom, vận chuyển, làm đất.
Như vậy, vai trò của phát triển sản xuất dứa rất quan trọng, là động lực
trực tiếp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
- Đa dạng hóa kinh tế nông thôn
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là biện pháp thúc đẩy kinh tế hoàng hóa ở
nông thôn phát triển, tạo sự chuyển biến mới về chất, góp phần phát triển kinh tế
xã hội nông thôn. Sự phát triển sản xuất dứa đã mở ra hướng phát triển mới về
nhiều loại hình thương mại tại địa phương. Cùng với sản xuất nông nghiệp khác,
sản xuất dứa đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lực các nguồn lực ở
nông thôn như đất đai, vốn, lao động, thị trường, hình thành nên một nền kinh tế

hàng hóa với nhiều loại sản phẩm được hình thành và phát triển.
- Góp phần cải thiện đời sống nhân dân và góp phần xây dựng nông thôn mới
Việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân chỉ có thể được thực hiện
trên cơ sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập, ở những vùng sản xuất dứa
phát triển thể hiện sự văn minh, giàu có, dân trí cũng cao hơn so với trước đây.
Bởi thu nhập từ sản xuất dứa đã đem lại cho người dân một cuộc sống đầy đủ
hơn kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Ở những nơi có diện tích dứa lớn thì người nông dân cùng với sự đổi mới
trong đời sống kinh tế, văn hóa của người dân là quá trình xây dựng và đổi mới
nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
2.1.3.1. Quy hoạch sản xuất dứa
Quy hoạch phát triển sản xuất dứa tác động đến mức độ ổn định của các vùng
sản xuất và mức độ đầu tư của các hộ gia đình. Mục đích của quy hoạch là sắp xếp
và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý. Quy
hoạch phát triển sản xuất dứa bao gồm quy hoạch về đất đai, quy hoạch vùng sản
xuất, quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch thời vụ…
Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất đai,
nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định hiện hành về
điều kiện sản xuất và phù hợp với trình độ sản xuất, đạt được hiệu quả sau đầu tư
vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

- -

12


×