Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG THỊ HƯƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MẬN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Đức đã dành nhiều công sức, thời
gian tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Trà Lĩnh, các phòng chuyên môn huyện
Trà Lĩnh, UBND và nhân dân các xã Quang Hán, Xuân Nội, thị trấn Hùng Quốc đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ................................................................................................. ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu về phát triển sản xuất mận ............................................... 5
2.1.


Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất mận ........................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của phát triển sản xuất mận ................................................................... 9

2.1.3.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất mận........................................................ 11

2.1.4.

Nội dung của phát triển sản xuất mận.............................................................. 13

2.1.5.

Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận .................................. 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất mận ...................................................... 19

2.2.1.

Tình hình phát triển sản xuất mận của các nước trên thế giới ......................... 19


2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận của các địa phương trong nước............ 22

2.2.3.

Các công trình nghiên cứu về cây mận ............................................................ 26

iii


2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển sản xuất mận của huyện Trà Lĩnh,
tỉnh Cao Bằng .................................................................................................. 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm cơ bản của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ..................................... 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ............................................................... 30

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 34

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 34

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 34

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................... 37

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 37

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 40
4.1.

Khái quát về sản xuất và tiêu thụ mận tại huyện Trà Lĩnh .............................. 40

4.1.1.


Chủ trương chính sách ..................................................................................... 40

4.1.2.

Quy hoạch phát triển sản xuất mận giai đoạn 2011 - 2015.............................. 41

4.1.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng mận ................................................................ 43

4.1.4.

Tình hình tiêu thụ mận của huyện Trà Lĩnh .................................................... 49

4.2.

Thực trạng phát triển sản xuất mận của huyện Trà Lĩnh ................................. 52

4.2.1.

Đặc điểm chung của hộ sản xuất mận.............................................................. 52

4.2.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng mận của các hộ điều tra ............................. 54

4.2.3.

Đầu tư cho phát triển sản xuất mận ................................................................. 55


4.2.4.

Các yếu tố đầu vào phục vụ phát triển sản xuất mận. ...................................... 60

4.2.5.

Tập huấn kỹ thuật cho người lao động ............................................................ 66

4.2.6.

Liên kết trong sản xuất..................................................................................... 68

4.2.7.

Kết quả và hiệu quả sản xuất mận tại huyện Trà Lĩnh .................................... 69

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận trên địa bàn
huyện Trà Lĩnh................................................................................................. 77

4.3.1.

Các yếu tố điều kiện tự nhiên .......................................................................... 77

4.3.2.

Quy mô, cơ cấu sản xuất .................................................................................. 78

4.3.3.


Các nguồn lực cho phát triển sản xuất ............................................................. 79

4.3.4.

Các yếu tố đầu vào và kỹ thuật ........................................................................ 80

iv


4.3.5.

Thị trường tiêu dùng mận ................................................................................ 82

4.3.6.

Chủ trương chính sách ..................................................................................... 83

4.3.7.

Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 83

4.4.

Giải pháp phát triển sản xuất mận tại huyện Trà Lĩnh..................................... 84

4.4.1.

Căn cứ của giải pháp ........................................................................................ 84


4.4.2.

Các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất mận ở huyện Trà Lĩnh................... 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 95
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 95

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 97

5.2.1.

Đối với tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 97

5.2.2.

Đối với huyện Trà Lĩnh ................................................................................... 97

5.2.3.

Đối với các địa phương sản xuất mận nói chung ............................................. 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 98
Phụ lục ....................................................................................................................... 100

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

ĐVT

Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-HT

Kinh tế - Hạ tầng



Lao động


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

PP

Phương pháp

PTSX

Phát triển sản xuất

SX

Sản xuất

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới qua các năm.................. 21

Bảng 2.2.

Tình hình sản xuất mận ở một số nước trên thế giới năm 2015 ................ 21

Bảng 2.3.

Đặc điểm của một số giống mận đang được trồng ở Việt Nam ................ 23

Bảng 2.4.

Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nước năm 2015 .................... 23

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai huyện Trà Lĩnh.............................. 30

Bảng 3.2.

Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Trà Lĩnh năm
2013 - 2015 ................................................................................................ 32

Bảng 3.3.


Số lượng mẫu điều tra................................................................................ 36

Bảng 4.1.

Quy hoạch phát triển sản xuất mận giai đoạn 2011 - 2015 ....................... 41

Bảng 4.2.

Diện tích trồng mận của huyện Trà Lĩnh từ năm 2011 - 2015 .................. 44

Bảng 4.3.

Năng suất mận tại huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2011-2015 .......................... 46

Bảng 4.4.

Năng suất của một số giống mận chính ở huyện Trà Lĩnh ........................ 47

Bảng 4.5.

Sản lượng mận của huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2011 - 2015 ...................... 48

Bảng 4.6.

Khối lượng tiêu thụ mận trên thị trường huyện Trà Lĩnh giai đoạn
2011 - 2015 ................................................................................................ 51

Bảng 4.7.

Giá bán mận ở các thời kỳ thu hoạch ........................................................ 52


Bảng 4.8.

Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất mận huyện Trà Lĩnh............................. 53

Bảng 4.9.

Diện tích, năng suất, sản lượng mận của các hộ điều tra........................... 54

Bảng 4.10. Diện tích đất đai để phát triển sản xuất mận Trà Lĩnh .............................. 55
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng lao động sản xuất mận của các hộ điều tra .................. 56
Bảng 4.12.

Tình hình sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất mận tại các xã điều tra ................ 57

Bảng 4.13. Chi phí sản xuất thực tế của hộ sản xuất mận huyện Trà Lĩnh
năm 2015 ................................................................................................... 59
Bảng 4.14. Cơ cấu về nhu cầu giống mận qua các kênh cung ứng năm 2015 ............. 61
Bảng 4.15. Độ đồng đều và tỷ lệ sống của cây mận giống qua các kênh cung ứng
của các hộ điều tra ..................................................................................... 62
Bảng 4.16. Lượng phân bón đưa vào sản xuất mận tại các hộ điều tra ....................... 63
Bảng 4.17. Số lượng thuốc trừ sâu đưa vào sản xuất mận năm 2013 - 2015 ............... 64
Bảng 4.18. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất mận ở điểm điều tra .......... 65
Bảng 4.19. Tình hình sử dụng nước tưới tại các hộ điều tra năm 2015 ....................... 66
vii


Bảng 4.20. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất mận của huyện Trà Lĩnh năm
2013 - 2015 ................................................................................................ 67
Bảng 4.21. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất mận cho các hộ dân tại điểm điều

tra năm 2015 .............................................................................................. 68
Bảng 4.22. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất mận huyện Trà
Lĩnh năm 2015 .......................................................................................... 71
Bảng 4.23. Thay đổi thu nhập trong các hộ trồng mận ................................................ 73
Bảng 4.24. Số lao động thu hút từ phát triển sản xuất mận ......................................... 75
Bảng 4.25. Nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình che chắn sương muối trong
sản xuất mận tại huyện Trà Lĩnh ............................................................... 78
Bảng 4.26. Quy hoạch diện tích, năng suất, sản lượng mận huyện Trà Lĩnh
giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................................ 84
Bảng 4.27. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển sản xuất mận tại huyện
Trà Lĩnh ..................................................................................................... 87

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2015............................................................ 33

Biểu đồ 4.1.

Tỷ lệ cây mận được trồng theo các hình thức ......................................... 60

Biểu đồ 4.2.

Số cây mận được trồng mới tại huyện Trà Lĩnh ..................................... 76

Sơ đồ 4.1.


Các mối quan hệ trong cung ứng giống mận .......................................... 61

Sơ đồ 4.2.

Các kênh tập huấn kỹ thuật trồng mận ................................................... 67

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Từ khi gia đình chúng tôi mở rộng diện tích trồng mận, kinh tế khá hơn
rất nhiều. .................................................................................................... 72

Hộp 4.2.

Sự chuyển mình từ cây mận....................................................................... 74

Hộp 4.3.

Vào vụ mận làm không hết việc ................................................................ 75

Hộp 4.4.

Thủ tục vay ở ngân hàng rườm rà, số tiền vay không đủ mua giống,
phân bón, thuốc BVTV, nên ảnh hưởng đến sản xuất của hộ ................... 79

Hộp 4.5.

Gia đình tôi vẫn chưa trồng nhiều giống mận mới .................................... 80

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hoàng Thị Hương
Tên luận văn: Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Trà
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất mận trên
địa bàn trong những năm tới.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp chọn điểm
nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp và các phương pháp
phân tích; phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích
SWOT để đánh giá thực trạng cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
sản xuất mận trên địa bàn huyện Trà Lĩnh.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nói chung và phát
triển mận nói riêng, đặc biệt luận văn đã đi sâu phân tích những nội dung nghiên cứu và
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận làm cơ sở cho việc đánh giá thực
trạng phát triển sản xuất mận huyện Trà Lĩnh.
Trên cơ sở lý luận, hệ thống các chỉ tiêu, luận văn đã đánh giá thực trạng phát
triển sảt triển sản xuất mận, Đất đai manh mún và
không phù hợp với cây mận sẽ cản trở việc mở rộng hay đầu tư của hộ nông dân.
- Ban hành, hoàn thiện, củng cố các chính sách về đất đai như: Đơn giản
hóa các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân, liên
quan đến mở rộng diện tích đất trồng mận. Thực hiện các chính sách trong
khoanh vùng, quy hoạch vùng sản xuất cây mận, đánh giá chất lượng đất đai phù
hợp với cây mận.

d. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
Chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn tới phát triển sản xuất mận. Chất
lượng thể hiện không chỉ ở trình độ văn hóa mà còn được thể hiện, cải thiện thông
qua các chương trình đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ. Vì vậy muốn
phát triển sản xuất mận huyện Trà Lĩnh cần có các chính sách quan tâm tới phát
triển đào tạo nguồn nhân lực như: Chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho
công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn
để chuyển giao các tiến bộ KHKT, áp dụng các mô hình kinh tế sản xuất có hiệu
quả vào địa phương. Bên cạnh đó cần có các chính sách khen thưởng kịp thời cho
các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp có thành tích tốt trong công tác chỉ đạo, sản xuất
để động viên tinh thần, khuyến khích mở rộng sản xuất.

94


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Sản xuất mận ở Trà Lĩnh đã đem lại nguồn thu nhập cho huyện, cho kinh
tế hộ gia đình và là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm, thu
hút lao động lúc nông nhàn của huyện. Cây mận cho năng suất cao, nhưng hiện
nay sự phát triển sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Do vậy việc nghiên cứu phát
triển sản xuất mận ở huyện Trà Lĩnh có ý nghĩa rất to lớn đối với huyện Trà Lĩnh
nói chung và nông hộ nói riêng. Với thực tiễn đó qua một thời gian nghiên cứu
đề tài Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng, luận
văn đã đạt được kết quả sau:
1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
nói chung và sản xuất mận nói riêng.
Khái quát hóa được vấn đề lý luận về phát triển, phát triển sản xuất nói
chung, phát triển sản xuất mận nói riêng, trong đó phát triển sản xuất mận theo
chiều rộng làm tăng diện tích trồng mận và phát triển theo chiều sâu đó là tăng về

chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội trong trồng mận. Vận dụng lý luận
đó vào việc đánh giá hiệu quả sự phát triển sản xuất mận tại huyện Trà Lĩnh.
Khái quát hóa được vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát
triển sản xuất mận là đóng góp cho nền nông nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng.
2. Luận văn đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất mận của huyện
Trà Lĩnh từ đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận trên
địa bàn nghiên cứu.
Diện tích trồng mận không ngừng tăng lên qua các năm, từ năm 2011 2015 bình quân tăng 2,51%, năm 2015 đạt 85,23 ha. Năng suất cao và tương đối
ổn định, trung bình khoảng 72,89 tạ/ha. Sản xuất mận đã thu hút được lao động,
giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn. Cây mận
đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Trà Lĩnh nói chung, nông hộ nói riêng.
Qua phân tích chúng tôi thấy phát triển sản xuất mận không những mang lại hiệu
quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội và môi trường. Năm 2011 giải quyết
được 455 lao động có việc làm hàng tháng và 195 lao động thời vụ, đến năm
2015 số lao động có việc làm hàng tháng tăng lên là 657 tăng 202 lao động có
95


việc làm, số lao động thời vụ cũng tăng lên là 304 lao động thời vụ tăng 109 lao
động so với năm 2011. Năm 2011 toàn huyện có 187 cây mận được trồng mới,
đến năm 2015 số cây mận trồng mới tăng lên là 625 cây tăng 438 cây so với năm
2011. Số cây mận trồng mới giúp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần ngăn
cản mưa lũ, tạo không khí trong lành cho các hộ sống xung quanh. Để đạt được
những thành tựu trên là do sự quan tâm của đảng, chính quyền và các ban ngành
trong việc ban hành thực hiện các chủ trương, chính sách, quy hoạch sản xuất,
đào tạo nguồn lao động, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bên cạnh đó còn có sự
đầu tư từ phía các hộ dân về nguồn lực, đất đai, lao động và tiền vốn. Tuy nhiên,
việc sản xuất mận của huyện Trà Lĩnh cũng gặp không ít khó khăn:
+ Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do phát triển công nghiệp và

đô thị hoá.
+ Sản xuất chủ yếu vẫn quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà chưa thực
sự quan tâm đến người tiêu dùng muốn gì.
+ Rủi ro do biến động giá cao.
+ Cây mận dễ bị sâu bệnh hại phá hại nên hộ nông dân sử dụng nhiều
thuốc BVTV mà không theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới chất
lượng mận thương phẩm.
+ Mối quan hệ giữa tác nhân sản xuất với các tác nhân khác trong chuỗi
yếu, sản xuất thiên về hướng cung (trong khi sản xuất trong chuỗi giá trị có đặc
điểm là hướng cầu).
3. Luận văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản
xuất mận của hộ nông dân trên địa bàn huyện Trà Lĩnh. Đó là: Các yếu tố điều
kiện tự nhiên; Quy mô, cơ cấu sản xuất; Các nguồn lực cho phát triển sản xuất;
các yếu tố đầu vào và kỹ thuật; Thị trường tiêu thụ mận; Chủ trương chính sách
của nhà nước và Cơ sở hạ tầng. Trong các yếu tố trên thì yếu tố nguồn lực đầu tư
(đặc biệt là vốn) và thị trường tiêu thụ sản phẩm là các yếu tố có vai trò quan
trọng nhất trong việc phát triển sản xuất mận của huyện.
4. Với những phân tích về thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng luận văn đề
suất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất mận huyện Trà
Lĩnh như sau: (1) Hoàn thiện quy hoạch vùng phát triển sản xuất mận; (2) Đầu tư
về kỹ thuật sản xuất, thực hiện tốt các khâu tổ chức sản xuất từ lựa chọn giống,
phương thức sản xuất và ứng dụng KHKT vào sản xuất; (3) Giải pháp về vốn và
đầu tư cho phát triển sản xuất mận; (4) Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản
96


mận; (5) Giải pháp về thị trường gồm nâng cao hiệu quả tiêu thụ mận gồm tổ
chức tiêu thụ mận, phát triển mạng lưới tiêu thụ mận và giải pháp đào tạo, bồi
dưỡng tập huấn cho người sản xuất và tuyên truyền nâng cao nhận thức người
tiêu dùng; (6) bổ sung, hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ vùng sản xuất, chính

sách tín dụng, chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn lực.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với tỉnh Cao Bằng
- Ban hành các văn bản, chính sách về sản xuất, cơ chế, lưu thông, tiêu thụ
mận theo tiêu chuẩn an toàn, các văn bản quy định về tiêu chuẩn chất lượng,
chủng loại mận; quy trình kỹ thuật trồng các chủng loại mận; Chú trọng hệ thống
kiểm tra chất lượng mận tại nơi sản xuất, sơ chế, tiêu thụ.
- Xây dựng phòng thí nghiệm, kiểm tra mẫu đất, nước, mẫu mận tại các
vùng chuyên canh mận.
- Thực hiện tốt chính sách Tam nông
- Có các biện pháp hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho vùng sản xuất đáp ứng các
tiêu chuẩn
- Khuyến khích các đơn vị, tổ chức cá nhân đầu tư vào sản xuất, sơ chế,
tiêu thụ mận
5.2.2. Đối với huyện Trà Lĩnh
- Thực hiện tốt các chỉ đạo của cơ quan trung ương và của UBND Tỉnh.
- Quy hoạch xây dựng các vùng chuyên canh mận, hỗ trợ đầu tư hạ tầng
như đường giao thông, điện, hệ thống kênh mương, xây dựng thương hiệu riêng
cho từng vùng sản xuất.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học tham gia vào
trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ mận (Liên kết bốn nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà
khoa học, nhà doanh nghiệp).
5.2.3. Đối với các địa phương sản xuất mận nói chung
- Phối hợp với Thành phố, huyện trong việc tổ chức tập huấn chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được
vay vốn, tìm kiếm thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Hướng dẫn các hộ dân trong vùng sản xuất mận theo quy trình an toàn,
có trách nhiệm với sản sản phẩm.

97



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Đỗ Sỹ An và Lê Quốc Doanh (2013). Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển
một số giống cây ăn quả ôn đới (Hồng, lê, đào) ở phía Bắc, Hội thảo quốc
gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất.

2

Chi cục thống kê huyện Trà Lĩnh.

3

Nguyễn Văn Công (2009). Giáo trình kinh tế sản xuất, nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.

4

Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình (2009). Giáo trình nguyên lý kinh tế
nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

5

Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1997). Giáo trình kinh tế nông nghiệp,
NXB Nông Nghiệp I, Hà Nội.

6


Vũ Công Hậu (1996). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.

7

Lê Đức Khánh và Hà Minh Chung (2006). kết quả nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật tổng hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới (mận, hồng đào) chất
lượng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Đề tài độc lập cấp nhà nước, Viện
Bảo vệ thực vật, Bộ NN & PTNN Việt Nam.

8

Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2008). Giáo trình kinh tế phát
triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9

Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui (2009). Giáo trình triết học Mác Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10

Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng (2004). Giáo trình kinh tế nông nghiệp,
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

11

Phòng Khí tượng thủy văn huyện Trà Lĩnh (2013, 2014, 2015). huyện Trà
Lính, tỉnh Cao Bằng.


12

Phòng Lao động TBXH huyện Trà Lĩnh (2013, 2014, 2015). huyện Trà
Lính, tỉnh Cao Bằng.

13

Phòng Tài chính kế hoạch huyện Trà Lĩnh (2013, 2014, 2015). huyện Trà
Lính, tỉnh Cao Bằng.

14

Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Trà Lĩnh (2013, 2014, 2015). huyện Trà
Lính, tỉnh Cao Bằng.

98


15

Phòng Tài nguyên môi trường huyện Trà Lĩnh (2013, 2014, 2015). huyện
Trà Lính, tỉnh Cao Bằng.

16

Ngô Thị Thuận và Phạm Vân Hùng (2006). Giáo trình nguyên lý thống kê
kinh tế , NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17


Trạm Khuyến nông, khuyến lâm huyện Trà Lĩnh (2013, 2014, 2015). huyện
Trà Lính, tỉnh Cao Bằng.

18

Mạc Kim Tuyến (2012).“Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của
các dòng, giống mận tại Bắc Hà, Lào Cai”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học
Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

99


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên chủ hộ:
2. Địa chỉ: Thôn (bản) …………..…….. xã ……….….………… huyện Trà Lĩnh
3. Tuổi : …………………………..
4. Nam

Nữ

5. Dân tộc : …………………………………
6. Trình độ văn hóa: Tiểu học

Trung học cơ sở

7. Trình độ chuyên môn : Trung học
8. Tình hình thu nhập: Hộ giàu


Cao đẳng
Hộ trung bình

Trung học phổ thông
Đại học
Hộ nghèo

9. Số nhân khẩu : ………………….. người
10. Số lao động chính: ……….……. người
11. Số năm sản xuất mận : …………………………………………………
12. Tổng diện tích vườn:

m2;

sào; Diện tích mận/vườn:

m 2;

cây;

II. THÔNG TIN VỀ SẢN XUẤT MẬN
Câu 1.Xin ông (bà) cho biết tình hình sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất mận
trung bình 5 năm 2011 - 2015 của gia đình?
STT

Chỉ tiêu
Tổng số vốn TB/hộ đầu tư sản xuất mận hàng năm

1


+ Vốn tự có

2

+ Vốn đi vay

100

Lựa
chọn


Câu 2. Xin ông (bà) cho biết cây mận được gieo trồng theo các hình thức nào
dưới đây?
Chi tiêu

Tỷ lệ (%)

Cây cũ
Cây trồng mới
Cây ghép mắt
Câu 3. Xin ông (bà) cho biết tình hình sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất
mận của gia đình?
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu


Số lượng

Sử dụng thuốc BVTV không cho
phép
Phòng trừ theo phương pháp IPM
Sử dụng thuốc BVTV từ cửa hàng
được phép kinh doanh
Thời gian cách ly

Câu 4. Xin ông (bà) cho biết tình hình sử dụng nước tưới cho sản xuất mận
của hộ?
STT

Chỉ tiêu

Lựa chọn

Số hộ điều tra
1

Kiểm tra mẫu nước
- Đã kiểm tra
- Chưa kiểm tra

2

Nguồn nước
- Nước sông
- Nước ao hồ

- Nước giếng khoan

101


Câu 5. Xin ông (bà) cho biết chi phí sản xuất mận thực tế của gia đình?
Chỉ tiêu

Số lượng

1. Chi phí trung gian (IC)
- Chi phí vật chất
Giống
Phân hữu cơ
Phân vô cơ
Thuốc BVTV
- Chi phí khác (Điện, xăng dầu, dịch vụ…)
2. Khấu hao TSCĐ
3. Tổng số ngày lao động
III. THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ:
1. Tiêu thụ 2015: Dễ

; Khó

; Bán tại vườn (%):

; Tiêu thụ ngoài

(%)
- Giá bán TB 2015:

2. Dự kiến 2016: Dễ

nghìn đồng/kg;
; Khó

- Dự kiến giá bán TB 2016:

-Gía bán cao nhất:

; Bán tại vườn (%):
nghìn đồng/kg;

3. Sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm: -Không

Tiêu thụ ngoài (%)

-Gía bán cao nhất:
; Có

IV. KIẾN NGHỊ CỦA CHỦ VƯỜN (Về Giống; Vật tư; Kỹ thuật; Tập huấn;
Tiêu thụ…)
Ngày

tháng

năm 2016

Người lập phiếu

Hoàng Thị Hương


102


PHỤ LỤC 2 : PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CÁN BỘ

I. Thông tin chung về người cung cấp thông tin
1. Họ và tên :
2. Tuổi :
3. Nam

Nữ

4. Cơ quan công tác :
5. Chức vụ công tác :
II. Thông tin chung của địa phương
7. Dân số năm 2015:……… người; số lao động : ……. người; số lao động trong
nông nghiệp : …….. người; tỷ lệ hộ nghèo : ………. %
8. Diện tích trồng trọt năm 2015 : ………. ha
9. Địa phương có mấy trạm bơm phục vụ tưới tiêu :………………
10. Đánh giá hiện trạng kênh mương, giao thông của địa phương ?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
11. Cơ cấu kinh tế của địa phương ? thế mạnh kinh tế của địa phương ?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
12. Cơ cấu lao động địa phương như thế nào ?
……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..
13. Lao động trẻ có thiếu việc làm không ? họ thường đi đâu để tìm việc làm ?
trong lĩnh vực nào ?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..

103


III. Tình hình phát triển sản xuất mận của địa phương
14. Diện tích trồng mận của địa phương là bao nhiêu ?
……………………………………………………………………………………..
15. Tỷ lệ số hộ dân tham gia trồng mận của địa phương ?
……………………………………………………………………………………..
16. Cây mận của địa phương chủ yếu là loại nào ? diện tích từng loại ?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
17. Cây mận được trồng trên loại đất nào: Đất đỏ vàng
đất ruộng

đất chân đồi

đất pha cát

đất xám đen


đất sỏi đá

đất vườn có sim, mua, giàng giàng
18. Diện tích trồng mận 5 năm gần đây diễn biến như thế nào : Tăng

giảm

không thay đổi
19. Đời sống người dân có thay đổi gì so với trước khi phát triển mận ?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
20. Các chính sách hỗ trợ của địa phương cho phát triển mận
- Giống : …………………………………………………………………………...
- Bảo vệ thực vật : …………………………………………………………………
- Thị trường : ………………………………………………………………………
- đào tạo, tập huấn : ……………………………………………………………….
- Vốn : ……………………………………………………………………………..
21. Vấn đề khó khăn hiện nay trong phát triển cây mận của địa phương ?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
104


22. Những thuận lợi gì trong phát triển cây mận của địa phương ?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
23. Định hướng của địa phương về phát triển cây mận trong thời gian tới ?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..
Xin cảm ơn ông/bà./.
Ngày

tháng

năm 2016

Người phỏng vấn

Hoàng Thị Hương

105


Sơ đồ huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

106


MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hội nghị bình tuyển cây mận chín muộn ưu tú - ảnh chụp tại TT Hùng Quốc,
huyện Trà Lĩnh (2016)

Hội nghị bình tuyển cây mận chín muộn ưu tú - ảnh chụp tại TT Hùng Quốc,
huyện Trà Lĩnh (2016)
107



Mận chín sớm - ảnh chụp tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (2016)

Mận chín muộn (mận máu) - ảnh chụp tại xã Xuân Nội, huyện Trà Lĩnh
(2016)
108


×