Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện bắc hà, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MẬN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Phương

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ, chính quyền địa phương và các hộ
nông dân xã Na Hối, xã Tà Chải và thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp
thuộc viện Bảo vệ thực vật, đã giúp tôi tham gia điều tra nông hộ sản xuất mận tại Bắc
Hà trong năm 2015, trong khuôn khổ của dự án: “ Cải thiện thu nhập cho các nông hộ
nhỏ vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị
trường quả ôn đới và bán ôn đới khu vực-AGB/2012/60”.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Phương

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị .................................................................................................. viii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abtract ................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất mận ................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sản xuất mận ....................................................... 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất mận .................................................. 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mận ........................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19

2.2.1.


Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận trên thế giới .......................................... 19

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận ở Việt Nam ........................................... 19

2.2.3.

Bài học rút ra từ cơ sở thực tiễn ....................................................................... 22

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24

iv


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 24

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 24

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 26

3.1.3.


Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................. 28

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin ........................................... 30

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 34
4.1.

Thông tin chung về sản xuất mận tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai .................. 34

4.1.1.

Lịch sử phát triển .............................................................................................. 34

4.1.2.

Thông tin về các hộ sản xuất ............................................................................ 36


4.2.

Đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà ............................. 39

4.2.1.

Quy mô và hình thức sản xuất .......................................................................... 39

4.2.2.

Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất............................................................ 46

4.2.3.

Tăng năng suất và chất lượng mận. .................................................................. 49

4.2.4.

Hiệu quả sản xuất mận...................................................................................... 50

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. ....................................................................................... 63

4.3.1.

Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên ....................................................................... 63


4.3.2.

Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................................ 64

4.3.3.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác ....................................................................... 67

4.3.4.

Đánh giá chung về phát triển sản xuất mận huyện Bắc Hà .............................. 69

4.4.

Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất mận............................... 74

4.4.1.

Định hướng ....................................................................................................... 74

4.4.2.

Các giải pháp .................................................................................................... 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 86
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 86

5.2.


Đề nghị ............................................................................................................. 87

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục .......................................................................................................................... 92

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NSNN

Ngân sách nhà nước

PTSX

Phát triển sản xuất

QLDA

Quản lý dự án

QML

Quy mô lớn

Trđ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng phiếu điều tra thu thập số liệu sơ cấp ........................................... 29
Bảng 4.1. Biến động diện tích mận trên địa bàn huyện Bắc Hà ................................... 35
Bảng 4.2. Biến động diện tích mận theo các giống ...................................................... 35
Bảng 4.3. Năng suất và sản lượng các giống mận giai đoạn 2013 - 2015.................... 36
Bảng 4.4. Một số thông tin cơ bản về các hộ sản xuất ................................................. 37
Bảng 4.5. Tình hình vốn trong sản xuất mận tại Bắc Hà ............................................. 38
Bảng 4.6. Thông tin về sản xuất mận tại hộ sản xuất ................................................... 39
Bảng 4.7. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận ở 3 vùng......... 41
Bảng 4.8. Biến động số hộ trồng mận tại Bắc Hà ........................................................ 43
Bảng 4.9. Tình hình tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ........................ 48
Bảng 4.10. Chi phí sản xuất giai đoạn kiến thiết cơ bản ................................................ 53
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất giai đoạn mận 10 năm tuổi ................................................ 54
Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất bình quân 1 ha mận ....................................... 55
Bảng 4.13. Khối lượng bán mận quả cho các tác nhân .................................................. 57
Bảng 4.14. Tỷ lệ về mối liên hệ giữa người sản xuất và người thu mua........................ 59
Bảng 4.15. Các yếu tố quyết định đến giá bán của mận................................................. 60
Bảng 4.16. Giá bán các giống mận Bắc Hà .................................................................... 60
Bảng 4.17. Phân tích SWOT .......................................................................................... 73

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Biến động diện tích mận tại các xã, thị trấn.................................................... 42
Hình 4.2. Biểu đồ về giá trị ngày công sản xuất các giống mận..................................... 56
Hình 4.3. Chuỗi cung ứng mận tại Bắc Hà ..................................................................... 58

viii



DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến người trồng về thị trường ..................................................................... 70
Hộp 4.2. Ý kiến người trồng về mở rộng diện tích ......................................................... 71
Hộp 4.3. Ý kiến của lãnh đạo huyện về cơ hội phát triển mận ....................................... 71

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thanh Phương
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”
Ngành: Kinh tế nông nghệp

Mã số: 60.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài với mục tiêu đánh giá tình hình phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới
phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất các
giải pháp phát triển sản xuất mận cho địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Góp
phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất mận và đề xuất hệ
thống các giải pháp phát triển sản xuất mận cho địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong để tài đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: chọn điểm, chọn mẫu, thu thập số liệu thông qua các phòng ban của
huyện, điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân trong các vùng trồng mận, cán bộ địa
phương, cán bộ khuyến nông, xử lý số liệu bằng Excel, số liệu được phân tích bằng
phương pháp thông kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT để đánh giá thực trạng
phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá

trình đó.
Bằng cách sử dụng các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm
sóc mận và thực trạng về quy trình người dân thực hiện. Đề tài đã thu được những kết
quả sau:
* Thực trạng phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà - Lào Cai.
- Quy mô sản xuất: Hiện nay số hộ trồng mận tại Bắc Hà đã tăng lên do cây mận
đã được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, vì vậy, hình thức sản xuất của các hộ đã có sự
thay đổi. Căn cứ vào quỹ đất và đặc điểm thổ nhưỡng, người dân đã chuyển đổi các
hình thức canh tác kém hiệu quả sang trồng mận. Diện tích mận có xu thế tăng lên, sản
xuất theo quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi quy mô sản xuất còn diễn ra chậm và
tập trung tại các vùng mà người dân có trình độ sản xuất cao và có điều kiện sản xuất
khá (thị trấn Bắc Hà, một số thôn, bản gần trung tâm huyện).
- Phát triển theo chiều rộng: Còn nhiều hạn chế, khi năng suất sản lượng mận còn
phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi các cây
trồng thiếu hiệu quả sang trồng mận.
- Phát triển theo chiều sâu: Bước đầu hình thành các liên kết ngang ở các hộ tuy
nhiên hình thức liên kết còn yếu. chưa có tính ràng buộc. Mối liên kết dọc cũng chưa

x


được hình thành, đặc biệt trong việc hình thành thị trường và kênh phân phối tiêu thụ
mận quả.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật: Những năm gần đây, việc cơ giới hóa trong sản
xuất mận chưa có, do điều kiện địa bàn khó áp dụng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật
được chuyển giao và người dân áp dụng liên quan đến biện pháp bón phân và đốn cải
tạo mận.
- Kết quả và hiệu quả sản xuất mận: Người dân canh tác theo hình thức hộ gia
đình, giá trị sản xuất thu được trên 1 ha trồng mận dao động từ 28,22 triệu đồng đến
35,82 triệu đồng. Giá trị tăng thêm (VA) trên 1 ha mận dao động từ 10,44triệu đồng đến

12,83 triệu đồng, trong đó mận Tam Hoa và mận Tả Van cho giá trị tăng thêm lớn nhất.
Giá trị ngày công tính theo tổng giá trị sản xuất đạt cao nhất ở cây mận Tam Hoa, thấp
nhất ở cây mận Tả Hoàng Ly. Giá trị ngày công tính theo thu nhập hỗn hợp đạt cao
nhất ở cây mận Tả Van và thấp nhất ở cây mận Tả Hoàng Ly.
- Tiêu thụ sản phẩm: Hầu hết các hộ bán mận tại nhà, người mua là người mua
buôn, giá cả do người mua đưa ra và có sự thỏa thuận,. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này dễ
bị phá vỡ bởi người mua và các chủ hộ ít có sự chủ động trong giá cả. Các hộ thường
tham khảo giá mận qua các kênh: chợ, người dân khác chứ ít có sự cập nhật từ các
phương tiện thông tin đại chúng.
* Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà.
Căn cứ trên cơ sở các định hướng của tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà về phát triển
sản xuất mận, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng mận
tại Bắc Hà. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề:
- Giải pháp về khoa học công nghệ;
- Giải pháp về vốn, trong đó tạo điều kiện vay vốn cho các hộ có nhu cầu mở rộng
diện tích cải tạo đất và thâm canh cho cây mận;
- Giải pháp về thị trường: Tập trung vào các kênh phân phối và bán hàng ủy thác.
- Giải pháp về cơ chế chính sách, trong đó ưu tiên các chính sách về hỗ trợ giống,
vật tư và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Giải pháp về phía hộ sản xuất nhằm mục đích nâng cao trình độ sản xuất, tăng
cường các mối liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất mận.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thanh Phuong
Thesis name: Development of the plum production in Bac Ha district, Lao Cai
province
Major: Agricultural Economics


Code: 60.62.01.15

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture
The research aims to evaluate development of plum production and To evaluate
the situation and analyze the factors affecting development of plum production in Bac
Ha district, Lao Cai province. In addition, the research also suggest solutions to
intensify the development of plum production in the near future. Moreover, the research
contributes and systematizes theoretical and practical issues in the development of plum
production and proposes measures in order to strengthen the development of plum
production in Bac Ha district, Lao Cai province.
In order to address the research objectives, the study used research methods such
as probability sampling methods and data collection. While secondary data was
collected from offices and departments, primary data was collected through direct
interview with local people , officials and staffs in Bac Ha district. By using the method
of statistic description, comparison and SWOT analysis, the research evaluated the
development of plum production and analyzed factors influencing to the development of
plum production in Bac Ha district.
The study results showed the development in plum production in Bac Ha
district, Lao Cai province.
- Scales of Production: Households producing plum in Bac Ha district increased
as plum trees are registered certification marks. Therefore, the production methods of
the households are gradually changed. Based on the characteristics of the land, local
people converted from the form of inefficient farming to grow plums. Plum area and the
scale of production tends to increase. According to statistical data, plum areas continued
to increase continuously in three recent years and reached 65.9 hectare in 2015;. In
particular, plum areas in Ta Chai fluctuated insignificantly and plum areas in Na Hoi
increased rapidly and reached 90.55 hectare in 2015. However, there are minor changes
in the scale of production. High level of production and production conditions are main
factors affecting the plum areas such as towns in Bac Ha district.

- Developing width: There were many disadvantages such as the productivity of
plum depended mainly on weather conditions and the slow transformation of inefficient
plants to grow plums.

xii


- Developing depth: Although there were horizontal linkages between
households, form of horizontal linkages were weak and not mandatory. Besides, vertical
linkages were not formed, especially the form of the market and the distribution
channels .
- Applying technical measures: In recent years, the mechanization in plum
production were not applied because of difficult geographical conditions. The
improvement and transformation of technical progress were applied in plum areas
- Results and productive efficiency: local people produced mainly in the form of
household, the production value per 1 hectare ranged from 28.22 million to 35.82
million. Value-added per 1 hectare of plums ranged from 10.44 million VND to 12.83
million VND. The value-added in Tam Hoa and Ta Van per 1 hectare is highest. The
highest total production value is in Tam Hoa, whereas the lowest total production value
is in Ta Hoang Ly.
- Consumption: Almost all of households sold directly plums at their homes and
the buyers were mainly wholesalers. Although the price of plum was negotiated by
sellers and buyers, the negotiation was still weak. The price of plum is consulted from
traditional markets.
* Orientation and solutions to intensify the development of plum production in
Bac Ha district
Based on the orientation of the development of plum production in Bac Ha
district, Lao Cai province, the research suggested solutions to improve the value chain
of plum. Solutions were focused on some issues.
- Science and technology solutions;

- Capital solutions: Households were supported and accessed capital resources if
they intended to expand the plum areas or were lack of capital as well;
- Market solutions: Distribution channels were focused ;
- Mechanism and policy solutions: Policies supported the development of plum
production and intensify to convert plant structure;
- Producers solutions: Improving knowledge of production and strengthening
both horizontal and vertical linkages in the value chain in plum production.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mận có tên tiếng anh là Plum, tên khoa học là: Prunus salicina, họ Hoa
hồng (Rosaceae). Mận là loại quả cao cấp, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
cao. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100 g mận sẽ cung cấp cho con người 23
kcal bởi trong mận rất giàu vitamin C và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như
B1, B2, C, canxi, sắt... mận còn là vị thuốc tốt. Quả dùng để ăn tươi, làm nước
xi-rô mận, nước ép mận Tam hoa đóng chai, làm ô mai mận, mận khô...
Thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư nhiều cho công tác
nghiên cứu và phát triển sản xuất mận. Chính phủ Australia đã tài trợ cho Việt
Nam 1,4 triệu USD nhằm thực hiện Dự án cải thiện thu nhập cho các nông hộ
nhỏ tại vùng cao Tây bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp
cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu vực. Dự án tài trợ cho 3 tỉnh Sơn
La, Lai Châu, Lào Cai trong 4 năm (2014 - 2018) (Nguyễn Hạnh, 2014). Tuy
nhiên, kết quả sản xuất vẫn chưa đáp ứng được với những tiềm năng hiện có.
Việc sản xuất mận vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Trong đó, khả năng tiếp
nhận kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật canh tác mới của bà con dân tộc vùng cao
vẫn còn hạn chế. Mặt khác, sản xuất mận ở các vùng cao của chúng ta chưa tiếp
cận được với thị trường, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra chưa mang lại giá trị cao.

Tại Bắc Hà - Lào Cai, mận là một cây có vị trí rất quan trọng sản xuất nông
nghiệp. Công tác phát triển sản xuất mận đã và đang được các cơ quan ban ngành
quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, diện tích mận hiện chỉ còn hơn 500 ha, bằng
1/3 so với năm 2000 (thời kỳ trồng đại trà). Nguyên nhân do phần lớn cây mận
đã nhiều năm tuổi, đồng thời người dân phát triển cây mận theo hướng tự phát,
chỉ chú trọng mở rộng diện tích trồng và đợi ngày thu hoạch, không quy hoạch
thiết kế, không hoặc chăm sóc vườn quả kém, không đốn tỉa để cây ra hoa đậu
quả trên cành già cỗi, không phòng trừ sâu bệnh…. Kết quả là các vườn quả
nhanh già cỗi, năng suất và chất lượng quả giảm mạnh, làm mất đi sức hấp dẫn
đối với người tiêu dùng. Chưa bố trí sản xuất theo cơ cấu mùa vụ thu hoạch cho
một vùng sản xuất, chưa có khuyến cáo về thời điểm thu hoạch thích hợp. Đồng
thời cơ sơ vật chất dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, công nghệ bảo quản chế
biến sau khi thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm còn yếu, việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí của

1


người dân thấp và điều kiện kinh tế nghèo, khả năng tự đầu tư phát triển sản xuất
của người dân là rất hạn chế. Thêm vào đó, do thời tiết những năm gần đây bất
thuận, có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài vào mùa đông nên ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất, chất lượng quả. Giá cả
không ổn định cũng gây khó khăn trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường của địa
phương. Trước đó, các dự án nước xi-rô mận, nước ép mận Tam hoa đóng chai,
làm ô mai mận, mận khô... đều không mang lại hiệu quả bền vững. Những năm
được mùa, giá mận lúc thu hoạch đã rớt xuống chỉ còn 200 - 300 đ/kg đối với
mận xô; 400 - 500 đ/kg đối với mận chọn, dẫn đến thu nhập từ quả mận quá thấp,
tạo nên tâm lý không tốt cho người dân trong việc đầu tư chăm sóc cây mận.
Huyện Bắc Hà đã xác định: Cây mận sẽ vẫn là cây trồng chủ yếu, không chỉ
giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo mà còn trở thành một sản phẩm du lịch chất

lượng cao. Từ những lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người,
huyện Bắc Hà sẽ triển khai dự án quy hoạch vùng cây ăn quả trong toàn
huyện.Trong đó chia ra là 3 vùng cây trồng trọng điểm: Vùng trung tâm huyện
với khí hậu mát mẻ, thuận lợi được ưu tiên trồng mận Tam hoa, bên cạnh đó là
đào Pháp, lê VH6; vùng cao khí hậu lạnh hơn có thể trồng các loại mận địa
phương như mận tím, mận hậu, mận Tả Van... ; vùng thấp dành cho cây ăn quả
nhiệt đới... Hiện nay, huyện Bắc Hà đã có chính sách, chương trình hỗ trợ người
trồng mận duy trì và phát triển ổn định nghề. Mận Bắc Hà không những là
giống cây trồng bản địa mà còn là giống cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao
cần được bảo vệ, bảo tồn lâu dài và đầu tư khai thác một cách hiệu quả bền vững
phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nông dân.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần làm gì để đẩy mạnh và phát triển ngành trồng
mận đạt hiệu quả cao đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó trong cơ cấu
kinh tế của huyện những năm tới?
Nhằm phát triển sản xuất cây mận của huyện trong thời gian tới và để giải
quyết thoả đáng những câu hỏi trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất
mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất các giải pháp phát
triển sản xuất mận cho địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
mận;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà,

tỉnh Lào Cai;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mận trên địa bàn
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển sản xuất mận cho địa bàn huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Phát triển sản xuất mận có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống kinh tế
hộ, kinh tế - xã hội của địa phương và môi trường?
Thực trạng phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà đang diễn ra
như thế nào?
- Tình hình phát triển mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong
những năm qua như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mận
tại đây?
- Những cơ hội và thách thức nào cho việc phát triển sản xuất mận của nông
hộ trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai?
- Các giải pháp chủ yếu cho việc phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất và phát triển sản xuất mận tại
Bắc Hà. Các yếu tố, điều kiện tự nhiên tác động tới phát triển sản xuất mận của
các nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; Những vấn đề kỹ thuật có
liên quan đến phát triển sản xuất mận; Các hộ trồng mận trên địa bàn huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai; Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản
xuất mận.
* Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân trồng mận với quá trình sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm; Hợp tác xã, cán bộ có liên quan đến phát triển sản xuất tiêu
thụ mận.

3



1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những nội dung liên quan tới phát
triển sản xuất mận, những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất mận, đồng
thời đánh giá hiệu quả của sản xuất mận mang lại cho nông hộ ở huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai.
* Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
* Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ
cho đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu
thống kê của các tổ chức, cơ quan ban ngành và số liệu điều tra các hộ từ năm
2013 - 2015. Thu thập số liệu sơ cấp tháng 7 - 12 năm 2015.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về
phát triển sản xuất mận tại địa bàn vùng cao.
- Đề tài hệ thống hóa toàn bộ thực trạng sản xuất và liên kết sản xuất sản
phẩm mận quả tại các vùng trồng thuộc Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Chỉ ra những
nguyên nhân khách quan và chủ quan của những khó khăn, hạn chế, bất cập và
những thách thức đặt ra cần giải quyết. Đây là cơ sở thực tiễn cho các nghiên
cứu liên quan đến phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà.
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát
triển sản xuất mận tại Bắc Hà, Lào Cai trên cơ sở phát triển bền vững, nâng
cao hiệu quả sản xuất cho người trồng mận tại địa phương.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MẬN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm phát triển
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích
hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội
và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên
và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công
bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của họ. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng
cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, y tế cũng như quyền của công dân
(Phạm Văn Khôi, 2007).
Theo tác giả Raaman Weitz (1995) nêu rõ: “Phát triển là một quá trình thay
đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng
những thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Ngân hàng thế giới (1992) cho rằng: “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của
con người”.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho
rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị
trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền
lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người
dân (Ngô Doãn Vịnh, 2003).
* Khái niệm sản xuất
Theo lý thuyết Kinh tế học Tân cổ điển, sản xuất là việc tạo ra hàng hóa hay
dịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường để đem lại cho người sản xuất càng
nhiều lợi nhuận càng tốt. Cách tiếp cận này bàn nhiều hơn về các chủ đề như: chi
phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao
động cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (Phạm Văn Dũng, 2005).


5


Liên Hợp Quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã
đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy
móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản,
phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những
thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản
phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp
cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba
câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
(Wikipedia, 2009).
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống con người (Phạm Văn Dũng, 2005).

* Khái niệm phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất (PTSX) là một quá trình sản xuất tăng tiến về quy mô
sản lượng và hoàn thiện về cơ cấu. Trong cơ chế thị trường hiện mậny, các doanh
nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành PTSX phải lựa chọn ba vấn đề
kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
(Đào Thị Mỹ Dung, 2012).

6


PTSX cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó quy
mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận.
PTSX có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát
triển theo chiều sâu. Trong đó:
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích
đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật
giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và
độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên (Đào Thị Mỹ
Dung, 2012).
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao
gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân, hoặc
cả hai.
PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện
sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm
và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm
giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ

cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
2.1.2. Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sản xuất mận
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Trên đất trồng mận đã cho hiệu quả cao lớn, nâng cao độ phì nhiêu của đất,
và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước... Sản phẩm mận có màu sắc đẹp,
hương vị đặc trưng, rất giàu dinh dưỡng và có một số loại vitamin hiếm, do đó
sản phẩm được ưa chuộng, có tính hàng hoá cao. Mặt khác, theo định hướng phát
triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo, cây mận sẽ được đầu tư nhằm
nâng cao chất lượng thông qua các biện pháp: Xác định cây đầu dòng để cải tạo
bằng cách trồng mới hoặc đốn tỉa, thâm canh, trong đó chú trọng phát triển cây
mận Tam hoa trở thành thương hiệu và là một trong những sản phẩm du lịch
mang đặc trưng Bắc Hà (Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, 2011).

7


2.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất mận
* Về giống
Một số giống mận địa phương và nhập nội có nhu cầu khác nhau về độ lạnh
(CU) đang được trồng và thử nghiệm.
Bắc Hà có rất nhiều loại mận, nhưng có lẽ loại nhiều người biết đến nhất là
mận Tam Hoa. Mận Tam Hoa có nguồn gốc từ Quảng Đông - Trung Quốc. Thời kỳ
đầu, mận Tam Hoa được trồng tại nông trường Hoành Bồ, Quảng Ninh. Hiện nay
được trồng rất nhiều ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đặc điểm cây phân cành rất
mạnh, không hình thành thân chính; ra hoa tháng 2, thu hoạch cuối tháng 5 đầu
tháng 6. Năng suất rất cao, nếu được chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt có thể đạt
năng suất 30 - 35 tấn/ha, chất lượng quả khá, khi chín quả nhũn khó vận chuyển.
Mận Tam Hoa chín sớm nhất, sau đó đến mận Hậu (Mạc Thị Kim Tuyến, 2012).
Mận Hậu là giống có nhu cầu về độ lạnh cao hơn các giống địa phương
khác. Thời gian ra hoa vào tháng 2, thu hoạch tháng 7; quả to từ 25 - 30gr, khi

chín quả vẫn có màu xanh, hàm lượng đường cao, vị ngọt. Nhược điểm khi chín
quả khá nhũn, khó vận chuyển.
Mận Tả hoàng ly được trồng ở một số vùng cao của tình Lào Cai, ra hoa
vào đầu tháng 2, chín đầu tháng 7; năng suất cao, quả màu vàng, to nhưng chất
lượng kém, nhiều vị chát.
Mận Chua là giống mận địa phương, được trồng và mọc nhiều ở vùng cao.
Cây sinh trưởng khá và rất thích nghi với vùng này. Thời gian ra hoa vào tháng 1,
thu hoạch vào tháng 6. Quả có màu đỏ vàng, năng suất thấp, chất lượng kém, có
vị chua, chát và hơi đắng. Người trồng mận thường lấy gốc mận Chua để lai với
mận Tam Hoa.
Mận Tả van còn được gọi là mận đỏ (mận máu), thời gian ra hoa vào tháng
2, chín vào cuối tháng 6 - đầu tháng 7. Quả chín mọng có màu tím đỏ, nước đỏ
tươi và khá chua.
Mận Trái tráng ly quả nhỏ, hơi xanh, đặc biệt ngon nhưng không có nhiều.
* Chọn đất trồng
Nhìn chung các loại đất thuộc Bắc Hà khá thích hợp cho phát triển mận. Đất
trồng mận phải thoát nước, cần có tầng canh tác lớn hơn 70 cm, độ dốc không quá
30%. Trước khi trồng cần thiết lập vườn cây hợp lý. Cầy bừa, làm sạch cỏ trước

8


khi trồng khoảng một tháng, phân lô, xây dựng hệ thống đường chính, đường phụ
tùy thuộc vào diện tích và địa hình của vườn. Tốt nhất vườn nên bố trí cạnh hoặc
gần nguồn nước, chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước
chống úng trong mùa mưa lũ (UBND huyện Bắc Hà, 2014).
Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3 - 5 m
theo đường đồng mức.
* Khoảng cách và mật độ trồng
Có thể trồng mận với những mật độ khác nhau như sau:

- Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m, trong
điều kiện đất đai màu mỡ.
- Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4 m, khi có
điều kiện đầu tư.
Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc Nam để nhận được nhiều ánh sáng
(UBND huyện Bắc Hà, 2014).
* Bón phân lót và lấp hố
Khi đào hố xong, phần đất mầu của mỗi hố được trộn đều với 30 - 50 kg
phân chuồng hoai mục, 1 kg phân lân vi sinh hoặc 3 kg phân lân nung chảy, 0,2
kg kali (K2SO4) và 0,5 - 1 kg vôi bột. Khi lấp hố cần cho một lớp đất đáy xuống
trước, sau đó mới cho hỗn hợp đất phân xuống sau (nếu lượng phân chuồng và
lớp đất mầu nhiều không cần cho lớp đất đáy xuống), vun thành vồng đất cao
hơn so với mặt đất vườn 15 - 20 cm để khi đất lún gốc cây không bị trũng, không
bị úng nước, dễ chăm sóc, tránh được nấm bệnh Phytophthora (UBND huyện
Bắc Hà, 2014).
* Thời vụ trồng
Thời kỳ trồng cây tốt nhất là vào cuối mùa đông, khi cây con vẫn còn ngủ
đông hoặc trồng vào đầu mùa thu, khi có mưa nhiều (ở các tỉnh vùng Tây Bắc),
tỷ lệ cây sống cao.
* Đốn tỉa
Đốn tỉa mận nhằm mục tiêu: Tạo khung tán thích hợp cho cây ra hoa và đậu
quả (đốn tạo hình); Giúp cho hoa quả ra đều, năng suất và chất lượng quả ổn định
ở thời kỳ kinh doanh (đốn tạo quả); Tỉa quả nhằm loại bỏ bớt những quả nhỏ, quả
quá nhiều để những quả còn lại phát triển tốt, chất lượng cao.

9


Đốn tạo hình: Đốn tạo cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, các
cành trên cây to, khỏe và thoáng, cành phân bố đều các phía. Loại bỏ những cành

bụi, nhất là những cành ở phía dưới. Đốn tạo tán thực hiện trong lúc trồng cây
hoặc trong năm thứ nhất:
- Sau trồng 3 tháng cắt ngọn thân chính ở độ cao 50 cm.
- Trong quá trình sinh trưởng, cắt bỏ những mầm không cần thiết, chỉ để lại
từ 3 - 4 mầm, phân bố đều ở các phía và ở những độ cao khác nhau, những mầm
nãy sẽ phát triên thành những cành khỏe (UBND huyện Bắc Hà, 2014).
* Đốn tạo quả
Chỉ những cành trên 1 năm tuổi cho quả và chỉ cho quả một lần. Do đó cần
tiến hành đốn cành để tạo ra những cành mới cho quả, thay thế những cành trước
không còn khả năng cho quả nữa. Thông thường cần tiến hành đốn làm 2 lần:
- Đốn sau thu hoạch.
- Đốn vào mùa đông.
Loại bỏ một phần quả ngay từ khi chúng bắt đầu lớn (trước thời kỳ hạt
cứng) để những quả giữ lại phát triển tốt, kích thước quả to hơn, chất lượng và
giá bán cao hơn. Việc tỉa quả buộc phải tiến hành bằng tay (UBND huyện Bắc
Hà, 2014).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất mận
Phát triển sản xuất (PTSX) là một quá trình lớn lên (tăng lên) về mọi mặt
của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. PTSX mận bao gồm các
nội dung sau đây:
2.1.3.1. Quy mô và hình thức tổ chức sản xuất
* Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất có thể chuyển từ mô hình kinh tế hộ
nhỏ lẻ thành các trang trại có quy mô lớn hơn (QML), sản lượng hàng hóa cao hơn,
hoặc chuyển từ hình thức tổ chức sản xuất tập thể như hợp tác xã, nông trường quốc
doanh sang hộ, trang trại độc lập hoặc giao khoán (Trần Đăng Khoa, 2010).
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất cũng liên quan tới việc hình
thành/mất đi của các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông
thường các đơn vị sản xuất có QML có xu hướng liên kết chặt chẽ với các tác


10


nhân trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầu vào/đầu ra trong
sản xuất. Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏa thuận miệng, tới các
hợp đồng chính thức, hoặc thậm chí sáp nhập thành các đơn vị lớn hơn. Liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể theo chiều ngang, dọc hoặc kết hợp.
Xu hướng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là tăng cường liên kết nhằm
tăng tính ổn định, sản lượng, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy với điều kiện
cụ thể của địa phương và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức sản xuất phù hợp đặc
thù, và xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn (Trần Đăng Khoa, 2010).
* Phát triển theo chiều rộng
Cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, PTSX mận theo chiều rộng
là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta
phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập
huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. PTSX mận theo chiều rộng thường ở
khía cạnh tăng diện tích sản xuất bằng các biện pháp khác nhau, khía cạnh phát
triển này được hiểu cả về không gian và thời gian (Đoàn Thị Như Trang, 2015).
* PTSX theo chiều sâu
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý,
đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước và tương lai là hướng
tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội
ngũ lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, phát triển bền
vững. Khía cạnh phát triển này liên quan tới tăng năng suất, chất lượng và giá trị,
dẫn tới tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất mận. Việc tăng năng suất có thể được
thực hiện thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học như giống, các biện pháp thâm
canh. Tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng có thể được làm theo các đầu tư

chiều sâu như trên, song còn liên quan tới bố trí thời vụ (rải vụ), công tác bảo
quản mận, và công tác tiêu thụ sản phẩm (Trần Đăng Khoa, 2010).
Nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng mận là mục tiêu cốt
yếu và cũng là yếu tố thúc đẩy sản xuất mận. PTSX mận cần mang lại thu nhập
ổn định cho người trồng mận và cao hơn các cây trồng cạnh tranh khác (Đoàn
Thị Như Trang, 2015).

11


Ngoài ra cần có các liên kết giữa những hộ sản xuất, giữa người mua và
người bán… Theo lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả
rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển.
Liên kết thường được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang. Cụ thể:
- Liên kết ngang
Liên kết giữa các thành viên ở cùng 1 cấp trong chuỗi sản xuất. Chẳng hạn
nông dân liên kết trong những câu lạc bộ tổ hợp tác,... Quy mô sản xuất lớn
hơn, chất lượng sản phẩm đồng nhất, chi phí đầu vào thấp hơn do được hợp đồng
trực tiếp với công ty cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn, có chiết khấu cao,
được công ty chế biến tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm đầu
ra, được cung cấp thông tin kịp thời,… đó là những lợi ích mà hình thức liên kết
ngang mang lại (Đoàn Thị Như Trang, 2015).
Liên kết ngang ở quy mô lớn (QML) hơn là hình thức hiệp hội nông dân
tỉnh, liên minh hợp tác xã (HTX)…. Mục đích của hình thức liên kết này chủ
yếu nhằm hỗ trợ về chính sách, tài chính, nghiên cứu thị trường, thống kê, dự
báo, hướng dẫn, đào tạo và huấn luyện nâng cao năng lực cho các tổ chức
thành viên.
Ở quy mô toàn quốc cũng có thể h́ình thành những tổ chức liên kết cấp vĩ
mô, như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hội
Nghề cá Việt Nam (VIMANFIS), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA),… .

Các tổ chức này tập trung vào hoạt động cầu nối với cơ quan chính phủ, đối thoại
với chính phủ trong xây dựng chính sách, bảo vệ quyền lợi hội viên ; đào tạo, tư
vấn và huấn luyện nâng cao năng lực cho các thành viên của mình; tăng cường
quan hệ với các đối tác chiến lược trong nước và quốc tế ; thu thập, phân tích và
cung cấp thông tin thị trường, công nghệ và tổ chức các sự kiện xúc tiến thương
mại và phát triển thị trường.
- Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa hai hay nhiều thành viên tham gia chuỗi sản
xuất ở các cấp khác nhau (giữa các khâu trong chuỗi giá trị) thông qua các hợp
đồng được đảm bảo bởi pháp luật, như liên kết giữa nhà cung cấp đầu vào với
người sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất nguyên liệu với công ty chế biến,...
Với đặc điểm quản lý chuỗi từ đầu vào cho tới đầu ra với quy trình khép
kín, liên kết dọc giúp kiểm soát được chi phí, chất lượng sản phẩm tốt và đồng

12


×