Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường các mỏ khai thác đá trên khu vực núi vức, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CÁC MỎ KHAI THÁC ĐÁ TRÊN KHU VỰC
NÚI VỨC, HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số: 6

0.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thanh Lâm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi và cộng sự cùng thực hiện.
Nghiên cứu và kết luận được trình bày trong khóa luận chưa từng được công bố ở các
nghiên cứu khác. Các đoạn trích dẫn và số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn đều được
dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Xuân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, để hoàn thành được luận văn này,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các
bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thanh Lâm
người đã dành nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Sở Tài nguyên & Môi trường và người dân
tại khu vực núi Vức, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ
tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, lấy mẫu và thu thập thông tin tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn sát
cánh, đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Xuân


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1

1.2.

Giả thuyết khoa học........................................................................................ 2

1.3.

Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2


1.5.

Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2

1.6.

Đóng góp khoa học, ý nghĩa thực tiễn............................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về tài nguyên khoáng sản tại việt nam ........................................... 4

2.1.1.

Đặc điểm tài nguyên khoáng sản, thực trạng khai thác mỏ đá ......................... 4

2.1.2

.Công tác quản lý môi trường ......................................................................... 8

2.1.3.

Vấn đề khai khoáng bền vững ...................................................................... 11

2.2

Một số ví dụ về quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản tại
một số nước trên thế giới .............................................................................. 13


2.2.1

Tại Oxtraylia ................................................................................................ 13

2.2.2.

Tại Guinea ................................................................................................... 13

2.2.3.

Tại Peru ....................................................................................................... 14

2.2.4.

Tại Singapore ............................................................................................... 15

2.2.5.

Những bài học kinh nghiệm ......................................................................... 15

2.3.

Quản lý môi trường khoáng sản tại việt nam................................................. 17

2.3.1.

Bộ máy và cơ chế quản lý............................................................................. 17

2.3.2.


Các quy định về pháp lý liên quan ................................................................ 19

iii


2.3.3.

Các giải pháp về quản lý hiện đang được cơ quan chức năng triển
khai và áp dụng ............................................................................................ 24

2.3.4.

Đánh giá công tác quản lý môi trường khai thác khoáng sản tại Việt
Nam ............................................................................................................. 27

2.4.

Khái quát quy trình công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản nói
chung, đá xây dựng nói riêng........................................................................ 28

2.5.

Tổng quan về các nguồn phát sinh chất thải trong hoạt động khai
thác, chế biến đá và tác động lên môi trường ................................................ 31

2.5.1.

Các nguồn phát sinh chất thải trong khai thác đá .......................................... 31

2.5.2.


Những tác động lên môi trường tự nhiên, con người, kinh tế- xã hội
trong khai thác đá ......................................................................................... 32

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 41
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 41

3.2.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 41

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 42

3.3.1

Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................... 42

3.3.2.

Phỏng vấn .................................................................................................... 42

3.3.3.

Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường: ............................................. 43

3.3.4.


Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 45

3.3.5.

Phương pháp so sánh .................................................................................... 45

Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 47
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, khu vực núi vức, huyện đông sơn,
tỉnh thanh hóa............................................................................................... 47

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 47

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội khu vực núi Vức, huyện Đông
Sơn .............................................................................................................. 51

4.2.

Thực trạng khai thác, chế biến đá ................................................................. 53

4.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành khai thác đá và chế biến
đá tại khu vực Núi Vức ................................................................................ 53


4.2.2.

Quy trình khai thác đá tại khu vực núi Vức................................................... 54

4.2.3.

Các nguồn tác động môi trường trong quá trình khai thác và chế biến đá
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................... 59

iv


4.3

Hiện trạng chất lượng môi trường mỏ đá khu vực núi vức huyện đông
sơn, tỉnh thanh hóa ....................................................................................... 63

4.3.1.

Môi trường khí ............................................................................................. 63

4.3.2.

Môi trường nước .......................................................................................... 65

4.3.3.

Tình trạng sức khỏe người dân và công nhân khu vực mỏ............................. 68


4.4.

Tình hình quản lý môi trường tại các khu mỏ khai thác đá tại khu núi
vức, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa............................................................. 72

4.4.1.

Công tác quản lý tại các cơ sở khai thác ....................................................... 72

4.4.2

Quản lý từ các cơ quan chức năng ................................................................ 81

4.4.3.

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi
trường và phát triển bền vững tại các mỏ đá trên khu vực núi Vức,
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa................................................................. 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 88
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 88

5.2.

KIến nghị ..................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 91


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BOD
BVMT
COD
CP

Nhu cầu ôxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Nhu cầu ôxy hóa học
Cổ phần

CTNH
CTR
DNV&N
DO
ĐTM
HTX
ICME
KTMT
KTXH
QCVN
QLMT

SXSH
TCVN
TNHH
TN&MT
TSS
UBND
XD
WBCSD

Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hàm lượng ôxy hòa tan
Đánh giá tác động môi trường
Hợp tác xã
Hội đồng Kim loại và Môi trường Quốc tế
Kiểm toán môi trường
Kinh tế xã hội
Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý môi trường
Sản xuất sạch hơn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Tài nguyên và Môi trường
Tổng chất rắn lơ lửng
Ủy ban nhân dân
Xây dựng
Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát
triển Bền vững


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Loại khoáng sản khai thác chủ yếu và số mỏ đang khai thác ....................... 5
Bảng 2.2. Thống kê các mỏ đá vôi đã được khảo sát ở Thanh Hóa .............................. 6
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu............................................................................................ 44
Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí bình quân huyện Đông Sơn, Thanh Hóa ..................... 48
Bảng 4.2. Độ ẩm không khí trung bình huyện Đông Sơn, Thanh Hóa (%)................. 49
Bảng 4.3. Lượng mưa bình quân huyện Đông Sơn, Thanh Hóa (mm) ....................... 50
Bảng 4.4. Số giờ nắng bình quân huyện Đông Sơn, Thanh Hóa ................................ 50
Bảng 4.5. Công suất khai thác của các mỏ trên khu vực núi Vức, huyện Đông Sơn ........ 53
Bảng 4.6. Các thông số của hệ thống khai thác hiện được áp dụng tại địa điểm
nghiên cứu ................................................................................................ 55
Bảng 4.7. Tổng hợp thiết bị khai thác, chế biến và vận tải khu vực nghiên cứu................ 58
Bảng 4.8. Vật tư, nguyên nhiên liệu sử dụng trong quá trình khai thác và chế
biến tại mỏ đá ........................................................................................... 59
Bảng 4.9. Hệ số phát sinh nước thải sản xuất đá ốp lát tại 1 số cơ sở ......................... 60
Bảng 4.10. Hệ số phát thải chất thải rắn ...................................................................... 61
Bảng 4.11. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí............................................. 64
Bảng 4.12. Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại một số vị trí khu vực núi Vức .......... 66
Bảng 4.13. Hiện trạng chất lượng nước mặt ................................................................ 67
Bảng 4.14. Thống kê điều tra các bệnh thường gặp của người dân xung quanh................ 69
Bảng 4.15. Thống kê các bệnh thường gặp của công nhân khu mỏ.............................. 71

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ phân bố đá vôi ở Việt Nam................................................................ 5

Hình 2.2. Sơ đồ hoạt động tổng quát của dự án khai thác mỏ ...................................... 29
Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ khai thác đá làm vật liệu xây dựng.................................... 30
Hình 2.4. Sơ đồ chế biến đá thành phẩm ..................................................................... 31
Hình 2.5. Sơ đồ ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe ................................................ 36
Hình 3.1. Sơ đồ khu vực mỏ đá núi Vức ..................................................................... 41
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu ..................................................................................... 45
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình sản xuất đá xây dựng .......................................................... 55
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình chế biến đá ốp lát ............................................................... 57
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường tại khu
mỏ .............................................................................................................. 77
Hình 4.4. Nước thải sau quá trình sản xuất chưa được xử lý triệt để tại cơ sở Tân
Thành 9 ...................................................................................................... 79
Hình 4.5. Công nhân làm việc không có bảo hộ lao động cở sở Khánh Thành ............ 80
Hình 4.6. Nhà dân vẫn xây dựng ngay cạnh cở sở khai thác Trần Hoàn ...................... 80

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Xuân
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường các mỏ khai thác đá
trên khu vực núi Vức, huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa”.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các mỏ khai thác đá trên khu
vực núi Vức, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và phát
triển bền vững tại các mỏ khai thác đá trên khu vực núi Vức, huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hóa.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp; phương pháp so sánh đánh giá chất lượng
nước mặt, nước ngầm, phương pháp so sánh đánh giá chất lượng không khí, phương
pháp đánh giá xác định tiếng ồn theo tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam; phương pháp
điều tra phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số cơ bản của chất lượng nước (gồm nước
mặt và nước ngầm), chất lượng không khí tại khu vực mỏ khai thác đá núi Vức, huyện
Đông Sơn vẫn nằm trong giới hạn cho phép về chất lượng môi trường nước và không
khí. Tuy nhiên vẫn còn bụi và tiếng ồn vượt quá mức cho phép. Luận văn đã đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường, kiện toàn về hành lang
pháp lý cũng như bộ máy quản lý hướng tới việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững tại
các mỏ khai thác đá núi Vức, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.

ix


THESIS ABSTRACT
Master student: Nguyễn Thị Thanh Xuân
Thesis title: “Efficiency Assessment of environment management at the limestone
quarrying on Vuc Mountain, Dong Son district, Thanh Hoa province”.
Major: Environmental Science
Code: 60.44.03.01
Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To evaluate the effectiveness of environmental management at the quarry on a
mountain area Vuc, Dong Son district, Thanh Hoa province in order to propose

measures to enhance the effectiveness of environmental management and sustainable
development at the limestone mining sites on a mountain area Vuc, Dong Son district,
Thanh Hoa province .
Materials and Methods
Collection of secondary data; comparative method of surface water quality,
groundwater, air quality Comparing the method of assessment, assessment methods
Standards and Regulations defined noise of Vietnam ; structured and semi- structured
interviews.
Main findings and Conclusion
Results showed that basic Indicators of water quality (surface water, ground water) and
air quality were in the range of accepted levels based on QCVN. Only dust and noise
were over Vietnamese. Environmental standard levels. In general, Enviromental
Management of the limestone mining area is still limited. This thesis has proposed
several measures to enhance Environmental Management system toward sustainable
development on Vuc mountain, Dong Son district, Thanh Hoa province.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đá vôi là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất xi măng, sản xuất
vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã và đang trở
thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước nói chung cũng như của tỉnh
Thanh Hóa nói riêng. Thanh Hoá là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, một
trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và
đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ
lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi
làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng
21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu

tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác (Công ty cổ
phần xi măng Bỉm Sơn, 2009). Hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang diễn
ra hết sức sôi động trên địa bàn tỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đá xây dựng phục vụ cho xây dựng
và phát triển kinh tế ở khu vực tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận. UBND tỉnh
Thanh Hóa có chủ trương tập trung đầu tư khai thác, chế biến mỏ đá vôi trên địa
bàn tỉnh trong đó có khu vực núi Vức, huyện Đông Sơn để đáp ứng cho nhu cầu
sử dụng nguyên liệu đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường trong và ngoài
tỉnh và tạo thêm công ăn, việc làm cho người dân tại địa phương. Tuy nhiên, khai
thác đá để phát triển kinh tế ảnh hưởng đến môi trường. Theo kết quả điều tra
khảo sát chất lượng môi trường tại một số mỏ đá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
trong các năm gần đây cho thấy chất lượng môi trường nước, môi trường không
khí đã có dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là tại các mỏ khai thác đá trên khu vực núi
Vức, huyện Đông Sơn chất lượng môi trường không khí (như chỉ tiêu bụi, tiếng
ồn,…) vượt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam hiện hành. Thông
thường khi khai thác đá phải bóc tách lớp phủ thực vật của núi đá, xây dựng
đường và mặt bằng sân công nghiệp… Do vậy sẽ tạo nên đất đá thải trong khai
thác, gây tác động đến ô nhiễm môi trường, làm thay đổi điều kiện địa hình và
cảnh quan, đặc biệt là tàn phá các hệ sinh thái khu vực khai thác, tai nạn lao
động… Phần lớn các vùng đã khai thác khoáng sản ở Thanh Hóa vẫn chưa được
hoàn thổ phục hồi môi trường, nhiều nơi đang bị suy thoái, hoang hoá và đang
phải gánh chịu hậu quả của các tác động do khai thác, chế biến khoáng sản trước
đây và hiện tại do chưa được cải tạo, phục hồi gây ra.
1


Xuất phát từ thực tiễn này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả công tác quản lý môi trường các mỏ khai thác đá trên khu vực núi
Vức, huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Yếu kém trong công tác quản lý môi trường làm cho môi trường có nguy
cơ bị suy thoái tại các mỏ khai thác đá khu vực núi Vức, Đông Sơn, Thanh Hóa.
Chất lượng quản lý môi trường được nâng lên sẽ tạo ra hành lang pháp lý và
nhận thức BVMT của các cơ sở sản xuất được tốt hơn phục vụ phát triển bền vững.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các mỏ khai thác đá
trên khu vực núi Vức, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và
phát triển bền vững tại các mỏ khai thác đá trên khu vực núi Vức, huyện Đông
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý môi trường
Khách thể nghiên cứu: Môi trường tự nhiên, các mỏ khai thác đá, những đối
tượng trực tiếp khai thác, chịu ảnh hưởng trong quá trình khai thác, chế biến đá.
Phạm vi địa lý nghiên cứu: Khu vực khai thác đá núi Vức, huyện Đông
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: 5/2015 – 5/2016.
1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nắm được các thông tin, số liệu về hoạt động khai thác và môi trường của
các mỏ đá trên khu vực núi Vức, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
Phát hiện được các ưu nhược điểm trong công tác quản lý môi trường các
mỏ đá trên khu vực núi Vức, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
Xác định được các áp lực chính ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu
vực nghiên cứu; xác định nguồn gây áp lực, thành phần và đặc tính của nguồn
gây áp lực;
Đưa ra được các gải pháp khoa học nhằm tăng cường công tác quản lý
môi trường hiệu quả, tính ứng dụng thực tế tại khu vực nghiên cứu.

2



1.6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Công tác QLMT là một công tác có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi
trường và quản lý các cơ sở khai thác mỏ.
Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, tác dụng
và ý nghĩa của công tác QLMT, từ đó đóng góp thêm vào việc xây dựng, nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý môi trường.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản, thực trạng khai thác mỏ đá
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành
đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió
mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành
khoáng sản. Đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn
điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng
sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng
(Viện tư vấn phát triển, 2010).
Phân tích về đặc điểm tiềm năng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam trong
bối cảnh chung về tài nguyên khoáng sản của khu vực và thế giới cho ta thấy rõ
tuy Việt Nam là nước có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết các loại
không nhiều. Tại Việt Nam chỉ có nhóm khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây
dựng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước và có thể xuất khẩu (Nguyễn
Khắc Vinh,2013).
Các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công
cuộc đổi mới đất nước.Thu nhập công nghiệp khai khoáng chiếm khoảng 4,81%
tổng thu nhập quốc dân năm 1995 đã tăng lên 8,93% - 10,59% trong giai đoạn

2000 – 2008 và đứng vị trí thứ 4 so với đóng góp của các ngành kinh tế và lĩnh
vực khác (đứng sau công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp, thương nghiệp)
(Viện tư vấn phát triển, 2010).
Bên cạnh đóng góp nguồn thu cho ngành kinh tế, ngành công nghiệp
khai khoáng cũng là một trong những ngành tạo nhiều việc làm cho xã hội.
Năm 2008, tổng lao động trong ngành khai khoáng khoảng 431,2 nghìn người,
chiếm 0,96% tổng số lao động đang làm việc cho cả nước (Viện tư vấn phát
triển, 2010).
Các loại khoáng sản đang được khai thác chủ yếu hiện nay là than, dầu khí,
quặng sắt, titan, đồng, vật liệu xây dựng, nguyên liệu hóa chất công nghiệp
(apatit, pyrite…), chì, kẽm, thiếc…Loại khoáng sản và số lượng các mỏ đang
khai thác thể hiện ở bảng sau:
4


Bảng 2.1. Loại khoáng sản khai thác chủ yếu và số mỏ đang khai thác
Loại khoáng sản
1. Than
2. Than bùn
3. Sắt
4. Thiếc
5. Vàng
6. Mangan
7. Chì – kẽm
8. Titan


Số mỏ
53
21

22
12
11
10
8
17

Loại khoáng sản
9. Đá vật liệu XD thông thường
10. Đá xi măng
11. Đá ốp lát
12. Đá phụ gia xi măng
13. Sét gạch ngói
14. Cát sỏi xây dựng
15. Sét xi măng
16. Đô lô mít
17. Cao lanh

Số mỏ
433
37
27
5
88
81
13
8
14

Nguồn: Nguyễn Đăng (2013)


Nguồn: Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam (2009).

Hình 2.1. Bản đồ phân bố đá vôi ở Việt Nam
5


Đối với đá ốp lát, đá xây dựng, loại tài nguyên này phân bố hầu hết ở các
tỉnh miền núi, cao nguyên như Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tây, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa…Tài nguyên dự báo đá ốp lát, đá xây dựng đã được xác định vào khoảng
37.590,2 triệu tấn, trữ lượng xác định khoảng 300 triệu tấn (Quyết định
152/2008/QĐ-TTg, 2008).
Nhận thấy rằng các mỏ khai thác đá chiếm đa số trong các loại mỏ khai thác
khoáng sản.
Bảng 2.2. Thống kê các mỏ đá vôi đã được khảo sát ở Thanh Hóa
TT
1

Tên mỏ

Trữ
lượng
(Triệu
tấn)
276,38

Địa điểm
Thị xã Bỉm Sơn


2

Bỉm Sơn
(Yên Duyên)
Núi Nhồi

Xã Đông Tân, huyện Đông Sơn

16,9

3

Núi Vức

Huyện Đông Sơn

87,0

4

Yên Thái

Xã Hoàng Giang, Hoàng Sơn và
Tân Phúc, huyện Nông Cống

693

5

Núi Bền


Xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc

0,43

6

Hà Tân

Xã Hà Tân, huyện Hà Trung

47,25

7
8

Núi Gáo
Dốc Ngán

Xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia
Xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc

0,348
224,0

9

Đồng Hang

Xã Hải Vân, huyện Như Thanh


452,0

10
11
12
13

Làng Bẹt
Vĩnh Thịnh
Định Thành
Cẩm Vân

Xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thuỷ
Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc
Xã Định Thành, huyện Yên Định
Xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thuỷ

327,5
32,0
18,0
20,0

14

Cẩm Phong

Xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thuỷ

169,8


15

Cẩm Tú

Xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ

59,0

16
17

Cẩm Giang
Đồng Tâm

Xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thuỷ
Huyện Đông Sơn

686,0
10,0

18

Yên Thái

19
20

Ghi chú
Nhà máy xi măng Bỉm

Sơn đang khai thác

Riêng khu vực xã Hoàng Sơn - 337,382
Nhà máy xi măng
Tân Phúc, huyện Nông Cống
Hoàng Sơn sẽ khai thác
Thanh Kỳ
Xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh
246,0
Nhà máy xi măng Công
Tân Trường - Xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia
Thanh đang sử dụng
Trường Lâm
Nguồn: Trung tâm thông tin khoa học công nghệ và dịch thuật Thanh Hóa (2011)

6


Xét theo quy mô và công nghệ khai thác, ngành khai khoáng Việt Nam
đang tồn tại 3 loại hình khai thác chế biến chính là khai thác chế biến quy mô
công nghiệp, quy mô nhỏ tận thu và khai thác trái phép (Viện tư vấn phát
triển, 2010).
Khai thác chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp đang từng bước được
nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị và quản lý. Hoạt động sản xuất kinh
doanh nhìn chung đảm bảo theo nội dung phương án, đề án, thiết kế, hướng tới
gắn kết giữa mục tiêu lợi nhuận kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an
toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng đầu tư còn hạn chế và
công tác quản lý chưa chặt chẽ nên các mỏ khai thác quy mô công nghiệp ở nước
ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế, việc chấp hành các quy định của pháp
luật về khoáng sản, luật pháp về bảo vệ môi trường chưa triệt để (Trần Mạnh

Xuân, 2008).
Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu đang diễn ra phổ biến
ở hầu hết các địa phương trong cả nước và tập trung chủ yếu vào các loại
khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Mặc dù được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép khai thác theo quy định, có đề án khai thác, chế biến, có bản đăng ký
đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường được phê duyệt, nhưng do vốn đầu tư ít,
khai thác bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính và năng lực hạn
chế nên trong quá trình khai thác, chế biến đã làm ảnh hưởng đến môi trường,
cảnh quan (Trần Mạnh Xuân, 2008).
Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản như hiện nay kéo theo các hậu
quả nghiêm trọng như tàn phá môi trường, làm thất thoát, lãng phí tài nguyên,
gây mất an toàn lao động, mất trật tự, an ninh xã hội, v.v…trong đó khai thác đá
làm vật liệu xây dựng phá hoại cảnh quan, môi trường, gây ô nhiễm nước, không
khí; Việc khai thác khoáng sản nói chung và khoáng sản rắn nói riêng ở Việt
Nam chủ yếu áp dụng bằng phương pháp lộ thiên, trong đó khai thác vật liệu xây
dựng chiếm 100%
Đặc điểm chung của khai thác mỏ lộ thiên là: (Nguyễn Tiến Hải, 2006)
Toàn bộ khu vực khai thác nằm ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn
của các điều kiện tự nhiên.
Điều kiện không gian lớn cho phép áp dụng nhiều thiết bị cỡ lớn trong quá
trình khai thác.

7


Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện hơn và năng suất cao hơn
so với hầm lò.
Chiếm dụng diện tích đất đai lớn để dùng khai trường và bãi thải, do đó ảnh
hưởng lớn đến môi trường xung quanh.
Hàng hóa vận chuyển thường cứng và nặng, vận tải một chiều.

Thiết bị mỏ rất lớn và nặng đòi hỏi độ bền cơ học cao.
Sản lượng lớn hơn rất nhiều so với hầm lò.
2.1.2.Công tác quản lý môi trường
Như đã biết “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp,
chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”( Nguyễn Thế
Chinh, 2005)
Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể
hiện trong Ðiều 37, Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm:
Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế
hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường.
Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên
quan đến bảo vệ môi trường.
Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các
cơ sở sản xuất kinh doanh.
Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.

8


Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường.
Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Với những điểm trên công tác quản lý môi trường nhằm hướng tới những
mục tiêu cơ bản sau đây:
Thứ nhất là phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường
phát sinh trong hoạt động sống của con người.
Thứ hai là Phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc
của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố
Johannesburg, Nam phi về phát triển bền vững 26/8-4/9/2002 tái khẳng định.
Trong đó với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển Kinh tế - xã hội gắn
chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường
nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
Thứ ba là Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và
các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng dân cư.
QLMT dựa trên các nguyên tắc chủ yếu sau:
Hướng công tác QLMT tới mục tiêu phát triển bền vững KTXH đất nước,
giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong
quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chĩnh sách
nhà nước, ngành và địa phương.
Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân
cư trong việc quản lý MT. Môi trường khôgn có ranh giới khôgn gian, do vậy sự
ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ
ảnh hưởng có trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.
Quản lý MT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp
thích hợp. Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi loại
biện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường
hợp cụ thể.
Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái MT cần được ưu tiên hơn
việc phải xử lý, hồi phục MT nếu để gây ra ô nhiễm MT. Phòng ngừa là biện

pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm.

9


Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm MT gây ra
và các chi phí xử lý, hồi phục MT đã bị ô nhiễm. Đây là nguyên tắc quản lý môi
trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng
các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính
đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Nguyên tắc trên cần thực hiện phối
hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các
thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực
đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra.
Về tổ chức công tác quản lý môi trường:
Công tác quản lý môi trường của bất kỳ quốc gia nào có tốt hay không là
phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy quản lý môi trường của quốc gia đó. Tùy
thuộc vào đặc điểm tình hình của từng nước mà hệ thống tổ chức bộ máy được
hình thành.
Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường trong cả nước. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các Bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện bảo vệ môi trường trong
ngành và các cơ sở trực thuộc quản lý trực tiếp. UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở
TN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW trong việc bảo
vệ môi trường ở địa phương.
Các công cụ quản lý môi trường :
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực
hiện những nội dung của công tác quản lý môi trường. Công cụ quản lý môi

trường rất đa dạng, mỗi công cụ có một chức năng nhất định, liên kết và hổ trợ
lẫn nhau. Các loại công cụ quản lý môi trường bao gồm:
Phân loại theo chức năng: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động,
công cụ hổ trợ.
Phân loại theo bản chất: Công cụ luật pháp chính sách
Công cụ kỹ thuật quản lý: Bao gồm ĐTM, quan trắc moi trường, tái chế và
xử lý chất thải.

10


Công cụ kinh tế: Gồm các loại thuế, phí,…
Sau khi một doanh nghiệp khách sạn đáp ứng được các yêu cầu đề ra thông
qua một kiểm toán độc lập, cơ quan chứng nhận GREEN GLOBE 21 sẽ cấp một
biểu tượng chứng nhận (logo) về Hệ thống quản lý môi trường cho họ. Tuy
nhiên, để có thể sử dụng biểu tượng chứng nhận này lâu dài, doanh nghiệp sẽ
được tiếp tục được kiểm tra hàng năm về các tuân thủ của mình.
Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, tiềm năng khoáng sản của nước ta
có hạn, vậy thế hệ ngày nay khai thác tài nguyên này tới đâu, gia tăng hay giảm
quy mô khai thác, có trách nhiệm gì và có dành phần khoáng sản lại cho các thế
hệ mai sau là đều cần quan tâm. Cùng với đó là các vấn đề về môi trường cảnh
quan, nguồn nước, không khí,…. Chính vì lẽ đó công tác quản lý môi trường là
một công tác vô cùng quan trọng trong lĩnh vự khai thác tài nguyên khoáng sản
để đảm bảo cho việc khai khoáng bền vững (Tổng cục địa chất và khoáng sản
Việt Nam, 2010).
2.1.3. Vấn đề khai khoáng bền vững
Ngành khai khoáng đang đứng trước những thách thức lớn: Tình trạng khai
thác hiện tại là không bền vững, sự tuỳ tiện sử dụng tài nguyên của xã hội đang
đứng trước khủng hoảng. Bởi vậy, các cơ quan có chức năng trong việc BVMT
phải làm tốt hơn trách nhiệm về vận hành và lắng nghe ý kiến đóng góp của xã

hội. ( thác mỏ).
Trong quá trình khai thác khoáng sản, có những vấn đề:
Thông thường mỏ có tuổi đời hoạt động lâu khiến cho hình thành những
cộng đồng dân cư mới và tự phát triển của cộng đồng tại đây. Đây là những đối
tượng chịu nhiều áp lực kinh tế khi đóng cửa các mỏ.
Bùng nổ dân số quanh khu mỏ ở những vùng xa xôi hẻo lánh ảnh hưởng
đến động thực vật hoang dã và đa dạng sinh học.
Nói chung khai thác mỏ không phát thải nhiều vào khí quyển, tuy nhiên
khai thác mỏ lại tạo rủi ro đáng kể làm biến dạng đối với bề mặt trái đất và
nước ngầm.
Khai thác mỏ tạo ra một khối lượng đất đá thải và quặng đuôi lớn, có chứa
cả các chất độc hại và chất thải phải được lưu giữ một cách tốt nhất đối với môi
trường, thường là lưu giữ vĩnh viễn.
11


Khôi phục lại khu vực khai thác như ban đầu là một thách thức lớn, tốn kém
và phải tiền và thực hiện ngay trong khi mỏ đang hoạt động, nếu thực hiện vào
lúc đóng cửa mỏ thì luồng tiền đã gần hết.
Ngành công nghiệp bắt đầu đề cập đến phát triển bền vững vào khoảng năm
1996 tại các cuộc họp của Hội đồng Kim loại và Môi trường Quốc tế (ICME)một tổ chức gồm 30 công ty khai khoáng quốc tế có trụ sở đóng tại Ottawa,
Canada. Năm 2000, một Hiến chương Phát triển Bền vững cho ngành khai
khoáng được soạn thảo và được Hội đồng ICME thông qua. Hiến chương này là
một công cụ thông tin xã hội, nhưng lại không đủ để làm thay đổi những quan
điểm chống đối trong ngành công nghiệp (KS.Trần Minh Huân-Viện khoa học và
công nghệ mỏ Việt Nam, 2012).
Vào năm 1999, ICME lập ra Sáng kiến Khai khoáng Toàn cầu. Họ yêu cầu
Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển Bền vững (WBCSD) có trụ sở ở
Geneva xây dựng Hướng dẫn tổng thể và lập ra một nhóm các nhà tài trợ. Thông
qua WBCSD, các giám đốc ký hợp đồng với Viện Phát triển và Môi trường Quốc

tế đóng ở London tiến hành một dự án phát triển bền vững đối với ngành khai
thác khoáng sản (MMSD) với 4 mục tiêu lớn của MMSD là:
Đánh giá lĩnh vực khai thác khoáng sản toàn cầu với tinh thần chuyển đổi
sang phát triển bền vững;
Vạch ra các chiến lược để đảm bảo rằng toàn bộ khâu cung cấp khoáng sản
cần gắn liền với phát triển bền vững;
Khai thác bền vững gồm có 6 vấn đề chủ yếu: (Trần Minh Huân, 2012)
Quản lý chất thải (đất đá thải, quặng đuôi, các chất thải độc hại);
Quản lý năng lượng;
Trao đổi thông tin khủng hoảng;
Phối hợp với các tổ chức, cá nhân bên ngoài khu mỏ;
Quan hệ với người dân bản địa;
Đa dạng sinh học.
Từ đó xây dựng nên các biện pháp, luật pháp, chính sách Kinh tế, kỹ thuật,
xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững
kinh tế - xã hội quốc gia (Viện khoa học và công nghệ mỏ - luyện kim,2011).
12


Việc Quản lý môi trường chính là nhằm mục đích khai thác và sử dụng tài
nguyên một cách bền vững.
2.2. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Tại Oxtraylia
Công ty Than Illawarra của BHP Billiton khai thác hầm lò tại 3 mỏ ở
vùng Illawarra và Wollondilly, cách Sydney gần 80 km về phía Nam. Sydney
thiếu nước và người dân ở đây phải tuân theo những qui định tiết kiệm sử dụng
nước. Mỏ Appin sử dụng một lượng nước đang kể, khoảng 1.600 m3/ ngày. Công
ty phải tìm cách giảm thiểu sử dụng nước.
Trong tháng 11, 2007, Công ty Cấp nước Sydney công nhận thành quả

này đã giảm được 660 m3 nước sạch mỗi ngày và cấp cho Công ty IIlawarra giải
thưởng giảm sử dụng khối lượng nướ c lớn nhất.Appin là một trong những mỏ
đầu tiên ở Úc áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương ở độ sâu 550 m,
khai thác than mỡ cứng, chất lượng cao từ mạch than Bulli. Dập bụi và làm mát
là những khâu sử dụng nhiều nước nhất.
Bằng cách chuyển hoá nước ngầm nhiễm muối nhẹ để sử dụng lại tại chỗ
và cấp cho các mỏ gần kề, nhà máy có thể giảm lượng nước ngọt lấy từ Công ty
cấp nước Sydney tới 2300 m3 nước mỗi ngày.
Nhà máy cũng nâng cao chất lượng và giảm độ mặn của nước trong mỏ và
cho chảy vào sông Nepean. Nước muối hiện tại được chuyển đến một điểm xả,
tuy nhiên nhà máy có kế hoạch làm muối là sản phẩm phụ của mình để bán.
Nhà máy lọc nước hiện đại của Công ty là nhà máy đầu tiên loại này ở
IIlawarra, áp dụng công nghệ và chu trình hiện đại đem lại lợi ích lâu dài cho
khai thác mỏ của công ty, cho cộng đồng và môi trường xung quanh.
Công ty sẽ tiếp tục tăng lượng nước tái chế và thu hồi lại, cũng sẽ tìm
kiếm những công nghệ để tiết kiệm nước ở mỏ than này.
2.2.2. Tại Guinea
Trồng cây hạt điều tại mỏ khai thác cát trước đây đã đem lại thu nhập bền
vững cho những người phụ nữ của một cộng đồng Guinea hẻo lánh, đồng thời
cũng bảo vệ môi trường cho cả đất đai và người dân ở đây.

13


Cuối năm 2005, Quỹ Alcoa cung cấp vốn cho Hội Phụ nữ để khôi phục 10 ha
mỏ cát. Mỏ cát được khai thác để lấy cát xây nhà và các công trình xây dựng khác.
Khai thác mỏ cát đã phá huỷ rừng ở đây và gây ra sự xói mòn đất, khai
thác lộ thiên cũng rất nguy hiểm cho cả người lẫn súc vật. Nhiều tai nạn và tử
vong đã xảy ra bởi những hố, rãnh khai thác này.
Trồng cây không chỉ khôi phục hệ thực vật và bảo vệ môi trường mà còn

đem lại thu nhập bền vững từ việc bán hạt điều. Phụ nữ của cộng đồng ở
Bintimodia chịu trách nhiệm chăm sóc cây và thu hoạch hạt mỗi năm. Thu nhập
được phân phối cho các thành viên tham gia.
2.2.3. Tại Peru
Tháng 12 năm 2006, Chính phủ Peru và ngành khai khoáng nước này thiết
lập một chương trình đóng góp chung 5 năm, nhằm mục đích tăng cường sự hỗ
trợ từ các doanh nghiệp cho các chương trình xã hội ở những vùng nghèo khó
nhất bằng hoạt động khai khoáng.
Công ty Mỏ Antamina trở thành công ty đầu tiên ký một thoả thuận riêng
biệt với chính quyền.
Tháng Hai, 2007, Antimana lập các uỷ ban đóng ở tỉnh Huaraz để tiếp
nhận thông tin và đưa ra những khuyến nghị liên quan đến các dự án và chương
trình được thực hiện bằng nguồn tiền từ Quỹ này. Năm 2007, Quỹ đã hỗ trợ
chương trình y tế và dinh dưỡng một số sau đây:
* Chương trình Ally Micuy giúp cắt giảm suy dinh dưỡng thường xuyên
của trẻ em, phòng ngừa các vấn đề y tế và khuyến khích chăm sóc sức khoẻ trong
vùng Ancash, mỗi năm đầu tư hơn 8 triệu USD.
* Chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em giúp giảm thiểu tử
vong bằng cách tăng cường dịch vụ cấp cứu và sinh nở. Chương trình nâng cao
chất lượng dịch vụ y tế ban đầu với việc đánh giá nhu cầu hạ tầng cơ sở y tế.
* Chương trình cao Giáo dục: Một nguyên nhân khiến cho các học sinh
yếu kém là thiếu thiết bị và đồ dùng dạy học. Quỹ đã cung cấp bàn học, bàn giáo
viên, thư viện, sửa chữa trường học.
* Chương trình nâng cao tay nghề: Quỹ hỗ trợ tạo công ăn việc làm và
tăng thu nhập bằng cách tăng cường số nhân lực hiện có và tạo ra số mới, kinh
doanh, thúc đẩy buôn bán và sản xuất, hỗ trợ sản xuất địa phương với thị trường
toàn quốc và quốc tế.

14



×