Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải khu công nghiệp quang châu, huyện việt yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.01 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỦY HOA

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
QUANG CHÂU, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:
Mã số :
Người hướng dẫn khoa học:

Khoa học môi trường
60.44.03.01
TS. Nguyễn Thế Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Đỗ Thủy Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy TS.Nguyễn Thế Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban quản lý các KCN
tỉnh Bắc Giang; UBND huyện Việt Yên; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Việt
Yên; Phòng Thống kê huyện Việt Yên; UBND xã Quang Châu; Công ty cổ phần KCN
Sài Gòn - Bắc Giang, một số doanh nghiệp trong KCN Quang Châu đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Đỗ Thủy Hoa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Giả thiết khoa học ............................................................................................ 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.


Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.5.

Những đóng góp mới ....................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................. 3
2.1.

Thực trạng phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam ........................................ 3

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ................................... 3

2.1.2.

Phân bố khu công nghiệp trong cả nước ........................................................... 3

2.1.3.

Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội .......................... 4

2.1.4.

Thực trạng quản lý và xử lý nước thải khu công nghiệp tại Việt Nam .............. 5

2.1.5.


Quy mô đầu tư các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ........................................ 6

2.2.

Hiện trạng môi trường nước thải tại khu công nghiệp....................................... 7

2.2.1.

Hiện trạng các vấn đề môi trường nước thải tại các khu công nghiệp ............... 7

2.2.2.

Những vấn đề môi trường phát sinh trong các khu công nghiệp ..................... 11

2.3.

Hệ thống quản lý môi trường tại các khu công nghiệp .................................... 12

2.3.1.

Hệ thống văn bản quản lý môi trường tại các khu công nghiệp ....................... 12

2.3.2.

Các tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp........................................... 14

2.3.3.

Các vấn đề tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp .......... 16


iii


2.3.4.

Tài chính và nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp ........ 18

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 20
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 20

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 20

3.3.

Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 20

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 20

3.4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quang Châu.................... 20

3.4.2.


Tổng quan đặc điểm tình hình khu công nghiệp Quang Châu ......................... 20

3.4.3.

Thực trạng phát sinh và hệ thống quản lý nước thải tại khu công nghiệp
Quang Châu ................................................................................................... 20

3.4.4.

Thực trạng xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung khu
công nghiệp Quang Châu ............................................................................... 21

3.4.5.

Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải trong khu công nghiệp ......... 21

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21

3.5.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................ 21

3.5.2.

Phương pháp khảo sát, lấy mẫu nước thải ...................................................... 21

3.5.3.


Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ............................................. 24

3.5.4.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 26

3.5.5.

Phương pháp xử lý số liệu và minh họa.......................................................... 26

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 27
4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quang Châu................... 27

4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 27

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 28

4.2.

Tổng quan đặc điểm tình hình khu công nghiệp Quang Châu ......................... 30

4.2.1.

Vị trí của khu công nghiệp Quang Châu......................................................... 30


4.2.2.

Quy hoạch phân khu chức năng của khu công nghiệp Quang Châu ................ 31

4.2.3.

Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng và các cơ sở sản xuất của khu công
nghiệp Quang Châu ....................................................................................... 32

4.2.4.

Hiện trạng đầu tư của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Quang Châu ......33

4.2.5.

Các loại hình hoạt động sản xuất chính của các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp Quang Châu ............................................................................... 34

iv


4.2.6.

Đánh giá chung về quy trình và công nghệ sản xuất của các loại hình sản
xuất đầu tư vào khu công nghiệp Quang Châu ............................................... 39

4.3.

Thực trạng phát sinh và hệ thống quản lý nước thải tại khu công nghiệp

Quang Châu ................................................................................................... 40

4.3.1.

Tổng lượng nước sạch tiêu thụ và nước thải phát sinh của các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp ........................................................................ 40

4.3.2.

Tình hình thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Quang Châu ......................................... 42

4.3.3.

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước thải của các nhóm loại
hình sản xuất chính của khu công nghiệp ....................................................... 44

4.4.

Thực trạng xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung khu
công nghiệp Quang Châu ............................................................................... 47

4.4.1.

Giới thiệu về quy trình công nghệ xử lý nước thải .......................................... 47

4.4.2.

Đánh giá hiệu quả xử lý của từng công trình trong hệ thống ........................... 53


4.4.3.

Hiệu quả xử lý nước thải khu công nghiệp Quang Châu qua các giai đoạn bể ......65

4.4.4.

Hiện trạng nước mặt nơi tiếp nhận nguồn nước thải của nhà máy ................... 69

4.5.

Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước thải tại khu công nghiệp
Quang Châu ................................................................................................... 71

4.5.1.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường tại khu công nghiệp .......71

4.5.2.

Rà soát, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, tăng cường các biện
pháp thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp ...................... 72

4.5.3.

Giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải tại khu
công nghiệp ................................................................................................... 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 75
5.1.


Kết luận ......................................................................................................... 75

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 76

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 78

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BOD5

Hàm lượng oxy hóa sinh học

BQL

Ban quản lý

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT


Bảo vệ môi trường

COD

Hàm lượng oxy hóa hóa học

CTR

Chất thải rắn

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GMMB

Giải phóng mặt bằng

GCN

Giấy chứng nhận

GQP

Tổng sản phẩm nội địa


KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TB

Trung bình

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải tập trung tại một số
khu công nghiệp điển hình .......................................................................... 6

Bảng 2.2.

Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ....................... 7

Bảng 2.3.

Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
trước xử lý .................................................................................................. 8

Bảng 2.4.


Các văn bản về quản lý môi trường các khu công nghiệp đã ban hành...... 13

Bảng 3.1.

Đối tượng lấy mẫu nước thải của 5 nhóm hình hoạt động sản xuất
chính của khu công nghiệp Quang Châu ................................................... 22

Bảng 3.2.

Ký hiệu vị trí lấy mẫu tại trạm xử lý nước thải tập trung của khu công
nghiệp Quang Châu .................................................................................. 22

Bảng 3.3.

Ký hiệu mẫu nước mặt tiếp nhận nước thải khu công nghiệp
Quang Châu.............................................................................................. 24

Bảng 3.4.

Phương pháp phân tích các thông số tại hiện trường ................................. 24

Bảng 3.5.

Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm .................... 25

Bảng 4.1.

Quy hoạch sử dụng đất của khu công nghiệp Quang Châu ........................ 31

Bảng 2.2.


Danh sách các doanh nghiệp đang đầu tư, hoạt động trong khu công
nghiệp Quang Châu .................................................................................. 33

Bảng 4.3.

Lượng nước sử dụng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ........... 41

Bảng 4.4.

Lượng nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ................. 41

Bảng 4.5.

Tình hình thực hiện các thủ tục pháp lý, quy định và nội dung cam kết
về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp .............................................. 42

Bảng 4.6.

Tính chất nước thải sau xử lý của các loại hình sản xuất công nghiệp
đặc thù tại khu công nghiệp Quang Châu .................................................. 45

Bảng 4.7.

Các hạng mục xây dựng ............................................................................ 51

Bảng 4.8.

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải tại vị trí BG ................................... 54


Bảng 4.9.

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải ở vị trí BĐH .................................. 56

Bảng 4.10. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải ở vị trí BLHL ................................ 59
Bảng 4.11. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải ở vị trí BAER ................................ 61
Bảng 4.12. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải ở vị trí BKT .................................. 64
Bảng 4.13. Chất lượng nước mặt tại nơi tiếp nhận nguồn nước thải của nhà máy ....... 70

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường khu
công nghiệp .............................................................................................. 15

Hình 3.1.

Vị trí lấy mẫu tại trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp
Quang Châu.............................................................................................. 23

Hình 4.1.

Vị trí xã Quang Châu trên bản đồ vệ tinh .................................................. 27

Hình 4.2.

Sơ đồ khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang..... 30


Hình 4.3.

Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành lắp ráp linh kiện điện,
điện tử ...................................................................................................... 36

Hình 4.4.

Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất gia công tấm
cảm ứng, màn hình tinh thể lỏng ............................................................... 37

Hình 4.5.

Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất, lắp ráp ống
và dây dẫn cho ô tô, xe máy, sản xuất sản phẩm cao su ............................. 37

Hình 4.6.

Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ..... 38

Hình 4.7.

Quy trình sản xuất của nhóm ngành may mặc ........................................... 39

Hình 4.8.

Công nghệ của trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Quang Châu ...... 48

Hình 4.9.


Sơ đồ quản lý nhà máy ............................................................................. 52

Hình 4.10. Bể gom ..................................................................................................... 53
Hình 4.11. Bể lắng cát................................................................................................ 55
Hình 4.12. Bể điều hòa............................................................................................... 56
Hình 4.13. Cụm bể khuấy trộn hóa chất ..................................................................... 57
Hình 4.14. Bể lắng hóa lý........................................................................................... 58
Hình 4.15. Bể Anoxic ................................................................................................ 60
Hình 4.16. Bể Aeroten ............................................................................................... 61
Hình 4.17. Bể lắng sinh học ....................................................................................... 62
Hình 4.18. Bể khử trùng ............................................................................................. 63
Hình 4.19. Bể phân hủy bùn ....................................................................................... 65
Hình 4.20. Bể nén bùn ............................................................................................... 65
Hình 4.21. Diễn biến xử lý chất rắn lơ lửng trong quá trình xử lý nước thải nhà
máy khu công nghiệp Quang Châu ........................................................... 65

viii


Hình 4.22. Diễn biến xử lý BOD5 trong quá trình xử lý nước thải nhà máy khu
công nghiệp Quang Châu .......................................................................... 66
Hình 4.23. Diễn biến xử lý COD trong quá trình xử lý nước thải nhà máy khu
công nghiệp Quang Châu .......................................................................... 67
Hình 4.24. Diễn biến xử lý nitơ trong quá trình xử lý nước thải nhà máy khu
công nghiệp Quang Châu .......................................................................... 68
Hình 4.25. Diễn biến xử lý phốtpho trong quá trình xử lý nước thải nhà máy khu
công nghiệp Quang Châu .......................................................................... 68

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thủy Hoa
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải
khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải tại
KCN Quang Châu huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất một số giải pháp quản
lý môi trường nước thải tại KCN Quang Châu.
Phương pháp nghiên cứu
Việc đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải tại KCN Quang Châu được
thực hiện dựa trên việc điều tra thu thập số liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan,
phòng, ban chức năng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Trung Tâm Quan
trắc Môi trường Bắc Giang, phòng Thống kê, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Bắc Giang, UBND xã Quang Châu kết hợp với thu thập các số liệu quan trắc nước thải
tại các doanh nghiệp và nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Quang Châu. Để
đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải tại KCN Quang Châu, đề tài thực hiện
đánh giá hiện trạng quản lý môi trường nước thải kết hợp với đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Quang Châu.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp trong KCN đều quan tâm, ý thực
thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh
doanh trong KCN Quang Châu đã tiến hành lập các thủ tục về ĐTM, cam kết bảo vệ
môi trường hoặc đề án BVMT cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo
quy định. Nước thải sau xử lý của nhà máy đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A và

QCVN 08:2015/BTNMT cột B1– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp và được thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương nội đồng. Tuy nhiên nước thải
nước đầu ra của khu xử lý tập trung thì hàm lượng Nitơ có vượt một phần nhỏ so với
QCVN 40:2011/BTNMT cột A. Dựa trên kết quả đánh giá tôi xin đề xuất một số giải pháp
nhằm mục đích quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường nước thải tại KCN và tăng
cường công tác bảo vệ môi trường nước thải KCN Quang Châu.

x


THESIS ABSTRACT

Master Student: Do Thuy Hoa
Thesis title: Assessing current actual state and proposing solutions for wastewater
management in Quang Chau Industrial Zone, Viet Yen district, Bac Giang province.
Major: Environmental sciences

Code: 60.44.03.01

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This study was conducted to assess current state of wastewater treatment and
management in Chau Industrial Zone, Viet Yen district, Bac Giang province and
proposing solutions for wastewater management in Quang Chau Industrial zone in the
most effective way.
Materials and Methods
The assessment of the actual state of wastewater treatment in Quang Chau
Industrial Zone was based on the survey and data collection, available data and
information from the agencies, departments , functions, and Dept. Of Bac Giang Natural
Resources and Eenvironment, Bac Giang environmental monitoring center, Statistical

Division, the Management Board of industrial Zone in Bac Giang, Quang Chau
commune people's Committee as well as the collection of wastewater monitoring data in
the enterprise and wastewater treatment plants focus of Quang Chau Industrial Zone. To
assess the actual state of wastewater treatment in Quang Chau Industrial Zone, the
thesis assess the current environmental status of wastewater management in conjunction
with evaluating the effectiveness of wastewater treatment in center wastewater
treatment plants in Quang Chau Industrial Zone.
Main findings and conclusions
Thesis results indicate that all companies in the industrial zone are interested in
the real implementation of the provisions of the environmental protection law. All
companies in Quang Chau industrial zone was established to conduct the environmental
impact assessment procedures, environmental protection commitments or
environmental protection schemes the competent authority for approval or certification
as prescribed. Wastewater treated reaching QCVN 40:2011/BTNMT column A and
QCVN 08:2015/BTNMT column B1 as national technical regulations on industrial
wastewater . After treatment, wastewater was discharged directly into the infield canals

xi


. However, in the output of the treated wastewater, the nitrogen concentration has
slightly over QCVN 40:2011/BTNMT T column A. According to the results of the
thesis, number of measures were to propose a measures to manage and control the
environmental quality of wastewater in industrial zones and strengthening
environmental protection in Quang Chau Industrial Zone.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước Việt Nam đã đạt
được những thành tựu to lớn về kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên kéo theo
đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường gây tác hại tới đời sống của con
người. Các hoạt động của con người đã đưa vào môi trường các chất thải và chất
độc hại. Môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất đang bị suy
thoái trầm trọng gây ảnh hưởng sâu sắc tới sinh vật và con người.
Các Khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng
trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào
đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy
nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển các KCN ở Việt
Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất
thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Ô nhiễm môi trường từ các KCN ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không
qua xử lý của các KCN xả thải trực tiếp vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ
tới hoạt động sản xuất của các khu vực lân cận. Trong những năm vừa qua, tỉnh
Bắc Giang đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư. Với việc thay đổi
cơ chế quản lí, chính sách đầu tư kinh tế đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các
khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.
Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sống cho
người dân, đây cũng là nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường và tình
trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. Trong đó vấn đề nổi cộm là việc làm phát
sinh một lượng lớn nước thải, nó tác động tới chất lượng đất, nước ngầm, ảnh
hưởng tới vệ sinh đô thị. Do đó cần phải kiểm soát và xử lý triệt để nước thải
phát sinh, nhất là nước thải phát sinh có nguồn gốc từ các khu công nghiệp. KCN
Quang Châu là một trong những KCN lớn nhất tỉnh Bắc Giang với diện tích 426
ha và hơn mười nghìn công nhân do Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Bắc Giang
làm chủ đầu tư. Đã có một lượng lớn số lao động tại địa phương được giải quyết
việc làm từ khi KCN ra đời. Tuy nhiên, sự phát triển sản xuất cũng dẫn đến việc

phát sinh ô nhiễm môi trường trong đó có sự gia tăng nước thải. Mặc dù vậy hiện

1


nay tình trạng nước thải tại KCN Quang Châu vẫn chưa được đánh giá đầy đủ
gây khó khăn cho công tác quản lí, chưa có biện pháp hữu hiệu và cơ sở khoa
học để xử lí nước thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Xuất phát từ
thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý
nước thải khu công nghiệp Quang châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
- Hệ thống quản lý môi trường nước thải KCN chưa có và nước thải đầu ra
của KCN Quang Châu không đạt theo QCVN.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải, tình hình sản xuất, các
nguồn phát sinh nước thải của KCN Quang Châu.
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải KCN Quang Châu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Tại KCN Quang Châu và khu lân cận.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học về hiện trạng quản lý và xử lý
nước thải của KCN Quang Châu. Những kết quả điều tra có tính đại diện nên có
độ tin cậy để hồ trợ quá trình ra quyết định việc quản lý nước thải tại KCN
Quang Châu.
Ngoài ra, những số liệu phân tích cũng giúp cảnh báo về mức độ an toàn
của nước thải qua xử lý thải ra ngoài môi trường, giúp giảm thiểu được các rủi ro
xấu có thể xảy ra.
Đề tài cũng đưa ra những đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước
thải tại KCN Quang Châu. Những đề xuất này có thể sử dụng như định hướng
giúp hoạch định chính sách có những kế hoạch quản lý môi trường nước thải

KCN trong tương lai.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp
Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa
của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Thời gian qua, thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển công nghiệp
trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mỗi KCN đều là đầu
mối quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Việc
hình thành các KCN đã tạo động lực lớn cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao
động. KCN còn góp phần thúc đẩy sự hình thành khu đô thị mới, các ngành công
nghiệp phụ trợ và dịch vụ.
Tính từ năm 1991 đến hết tháng 12/2015, trải qua 24 năm xây dựng và phát
triển, cả nước đã thành lập được 300 KCN với tổng diện tích tự nhiên trên 80
nghìn ha, phân bố trên 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó,
diện tích đất sử dụng cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch
đạt gần 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% diện tích đất quy hoạch các KCN. Hiện
nay cả nước có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60
nghìn ha và 88 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây
dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha. Tổng diện tích đất công
nghiệp đã cho thuê đạt trên 27 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy 49% (Cổng thông tin điện
tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015).
2.1.2. Phân bố khu công nghiệp trong cả nước
Dựa vào số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở rộng năm 2015 cũng
như những năm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo

hướng tạo điều kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi
phía Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn...), Tây Nguyên (Đắk Lắk,
Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang,
Sóc Trăng…) nhằm phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các
KCN vẫn tập trung ở 23 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)
(vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng
KTTĐ vùng ĐBSCL). Đến cuối tháng 9/2015, với 300 KCN, tổng diện tích đất tự
nhiên trên 84 nghìn ha, các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ chiếm tới 74,9 % tổng số

3


KCN và 81,8 % tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước. Đồng Nai và Bình
Dương là những địa phương có số lượng KCN lớn nhất trong cả nước.
Xu thế phát triển khu công nghiệp: Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển các
KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã xác
định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển
công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo
điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa
phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp; đưa tỷ lệ đóng góp của các
KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 40% vào năm 2020 và trên 60% vào giai đoạn tiếp theo; tăng tỷ lệ xuất khẩu
hàng công nghiệp của các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên
khoảng 40% vào năm 2020 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo (Cổng thông
tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015).
2.1.3. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong thời gian qua, các KCN đóng vai trò quan trọng trong hình thành lực
lượng công nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước. Năm 9/2015, Thống kê
của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, tổng doanh thu sản xuất kinh doanh đạt
116.000 triệu USD tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Các KCN đóng góp

đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của của các doanh nghiệp đạt
47.624 triệu USD, đóng góp khoảng 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Với
vai trò quan trọng của mình, trong năm 2015, các doanh nghiệp KCN đã nộp
ngân sách nhà nước khoảng 56.313 tỷ đồng.
Tính lũy kế đến hết tháng 9/2015, các KCN cả nước đã thu hút được
5.647 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 568.184 tỷ đồng,
tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 288.256 tỷ đồng, bằng 51 % tổng vốn đăng ký.
Đối với các khu kinh tế, luỹ kế đến nay, các khu kinh tế ven biển đã thu hút
được 863 dự án với tổng mức đầu tư 547.815 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực
hiện đạt 176.210 tỷ đồng, bằng 31% tổng vốn đăng ký (Cổng thông tin điện tử
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015).
Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc
cao cấp, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số dự án lớn như: dự án của
Công ty Samsung Display Việt Nam tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh (tổng vốn
tăng thêm là 3 tỷ USD); dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạng (TNHH)
4


Hyosung Đồng Nai tại KCN Nhơn Trạch 5, Đồng Nai (tổng vốn đầu tư 660 triệu
USD); dự án của Công ty TNHH Worldon tại KCN Đông Nam, TP Hồ Chí Minh
(tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD); dự án liên hợp khu công nghiệp, đô thị và
dịch vụ VSIP tại khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (tổng số vốn đầu tư 1700 tỷ
đồng). KCN góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm. Tổng số lao động
trong KCN, khu kinh tế luỹ kế đến tháng 9/2015 là khoảng 2,57 triệu lao động.
Trong đó xét cơ cấu lao động thì lao động nữ là 1,48 triệu người (chiếm 62%), lao
động nam là 1,09 triệu người (chiếm 38%); xét theo quốc tịch thì lao động Việt
Nam là 2,3 triệu người (chiếm 98,7%), lao động nước ngoài là hơn 38 nghìn người
(chiếm tỷ lệ 1,3%). Thống kê cho thấy, phần lớn lao động làm việc trong các KCN
là lao động trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện
đại, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến (Vũ Quốc Huy, 2015).

2.1.4. Thực trạng quản lý và xử lý nước thải khu công nghiệp tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường việc triển khai Chỉ
thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường,
đặc biệt là đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN
đang hoạt động, bước đầu đã có những kết quả tích cực.
Tính đến hết tháng 10 năm 2014, trong số 209 KCN đã đi vào hoạt động có
165 KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 79% tổng số
KCN đang hoạt động. Tổng công suất xử lý nước thải của các nhà máy xấp xỉ
630.000 m3/ngày.đêm. Với lưu lượng nước thải hiện tại của 165 KCN khoảng
350.000 m3/ngày đêm.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều KCN đã có trạm xử lý nước thải nhưng chưa
hoạt động thường xuyên, nước thải sau xử lý chưa đạt QCVN. Đây là trường hợp
các KCN Trà Nóc 1, 2 (Cần Thơ), KCN Thụy Vân (Phú Thọ), KCN Tam Điệp
(Ninh Bình)...vẫn tồn tại tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc
biệt các KCN chưa xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải còn gây ô nhiễm
môi trường lớn hơn như KCN Cầu Nghìn (Thái Bình) phát sinh trên 1.000
m3/ngày.đêm, KCN Hòa Bình (Kon Tum) đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập
trung nhưng chưa có hệ thống thu gom nước thải nên không thể vận hành còn.
Nhìn chung, các KCN thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Đông
Nam Bộ), Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng tuân thủ quy định
về đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và bảo vệ môi trường tốt hơn các

5


vùng khác trên cả nước; 95% các KCN ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam;
83% các KCN ở Đồng bằng sông Cửu Long và 74,5 % các KCN ở Đồng bằng
sông Hồng đã xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung. Có tới 51
trong số 70 hệ thống xử lý nước thải tập trung ở vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam lắp đặt thiết bị quan trắc tự động. Điều này phù hợp với tình hình phát triển

và thu hút đầu tư của các KCN tại khu vực. Các vùng trung du miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung do phát triển KCN muộn hơn và chủ
yếu đang trong giai đoạn xây dựng và từng bước thu hút đầu tư, nguồn nước thải
phát sinh chưa nhiều (Lê Trình và Khánh Phương, 2016).
Công nghệ xử lý nước thải đang áp dụng ở các KCN tập trung ở Việt Nam.
Bảng 2.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải tập trung
tại một số khu công nghiệp điển hình
TT Tên KCN
1 Bình Chiểu

Công nghệ xử lý nước thải tập trung
Công suất: 1500 m3/ng.đêm.
Công nghệ xử lý: Công nghệ xử lý hóa lý + sinh học hiếu khí SBR.

2

Quế Võ 1

Công suất: 6000 m3/ng.đêm.
Công nghệ xử lý: Công nghệ xử lý hóa lý + sinh học hiếu khí.

3

Loteco

Công suất 5500 m3/ng.đêm.
Công nghệ xử lý là công nghệ FBR

4


Sóng Thần I

Công suấ: 4000 m3/ng.đêm.
Công nghệ xử lý: Sinh học hiếu khí đơn thuần bao gồm công nghệ
SBR và sinh học hiếu khí + lắng sinh học

5

Mỹ Phước

Công suất: 10000 m3 /ngày.đêm.
Công nghệ xử lý: Sinh học hiếu khí đơn thuần là Aerotank nhiều bậc
Nguồn: Môi trường Bình Minh (2016)

2.1.5. Quy mô đầu tư các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Trong giai đoạn 2010-2015 công nghiệp của tỉnh phát triển tương đối mạnh
làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước nâng cao chất lượng đời sống của
nhân dân trong vùng. Một số KCN tiếp tục được tập trung đầu tư xây dựng, đến nay
toàn tỉnh có 6 KCN với quy mô 1442 ha, cụ thể:
- KCN Đình Trám: Tổng diện tích là 127 ha, do Công ty cổ phần KCN tỉnh
Bắc Giang làm chủ đầu tư, đến hết năm 2015 thu hút được 99 dự án với tổng vốn

6


đầu tư đăng ký đạt 1653 tỷ đồng và 271 triệu USD, lấp đầy 100% diện tích đất
công nghiệp theo quy hoạch.
- KCN Song Khê - Nội Hoàng: Tổng diện tích 158 ha, hiện nay do Công ty
cổ phần KCN tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư. Đến cuối năm 2015 đã có 21 dự án
với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 925 tỷ đồng và 109 triệu USD.

- KCN Quang Châu: Tổng diện tích 426 ha, do Công ty cổ phần Sài Gòn-Bắc
Giang làm chủ đầu tư, đến nay đã bồi thường, triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng
được khoảng 140 ha.
- KCN Vân Trung: Tổng diện tích 350 ha, đã triển khai đầu tư hạ tầng đồng
bộ được khoảng 120 ha do Công ty TNHH Fugiang làm chủ đầu tư, đến nay đã có
10 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, sử dụng 23 ha đất công nghiệp.
- KCN Việt Hàn: Có diện tích là 102 ha do Công ty TNHH Việt – Hàn làm
chủ đầu tư.
- KCN Châu Minh – Mai Đình: diện tích quy hoạch 207,451 ha do Công ty
Cổ phần tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư.
Bảng 2.2. Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
TT
Tên KCN
1 Đình Trám
2 Song Khê - Nội Hoàng
3 Quang Châu

Địa chỉ
Huyện Việt Yên
HuyệnYên Dũng và TP Bắc Giang
Huyện Việt Yên

Diện tích đất (ha)
127
158
426

4

Vân Trung


Huyện Việt Yên

350

5

Việt Hàn

Huyện Việt Yên

102

6

Châu Minh – Mai Đình

Huyện Hiệp Hòa

207

Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Giang (2015)

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
2.2.1. Hiện trạng các vấn đề môi trường nước thải tại các khu công nghiệp
a. Ô nhiễm nước mặt do nước thải khu công nghiệp
Đặc trưng nước thải KCN: Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những
năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng
lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc. Thành phần nước thải các KCN
phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong KCN.


7


Bảng 2.3. Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành
công nghiệp trước xử lý
Ngành công nghiệp

Các thông số chính

Các thông số phụ

Chế biến đồ hộp, thủy BOD, COD, pH, TSS
sản, rau quả, đông lạnh
Chế biến nước uống có BOD, pH, TSS, N, P

TDS, màu, độ đục

cồn, bia, rượu
Chế biến thịt

NH4+, P, màu

BOD, pH, TSS, độ đục

Sản xuất bột ngọt
Cơ khí
Thuộc da

BOD, TSS, pH, NH4

COD, dầu mỡ, TSS, CN-, Cr, Ni
BOD5, COD, TSS, Cr, NH4+, dầu
mỡ, phenol, sunfua
Dệt nhuộm
TSS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ
Phân hóa học
pH, độ axít, F, kim loại nặng
Sản xuất phân hóa học
NH4+, NO3-, urê
Sản xuất hóa chất hữu pH, TSS, Cl-, SO42-, pH
cơ, vô cơ
Sản xuất giấy
SS, BOD, COD, phenol, lignin, tanin

Màu, tổng P, N tổng

Độ đục, NO3-, PO43SS, Zn, Pb, Cd
N, P, tổng Coliform
Màu, độ đục
Màu, TSS, dầu mỡ, N, P
pH, hợp chất hữu cơ
COD, phenol, F,Silicat,
kim loại nặng
pH, độ đục, độ màu

Qua bảng trên ta thấy thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm
các chất lơ lửng (TSS),chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các
chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim
loại nặng.
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc

nước thải có được xử lý hay không. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động
có trạm xử lý nước thải tập trung chiếm khoảng 79%, vẫn còn các KCN đã đi vào
hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Có KCN đã có
hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp
trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải
cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã
dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có
các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN. Hàm lượng cặn lơ lửng,
BOD5, COD, các chất dinh dưỡng trong nước thải KCN thường xuyên vượt
ngưỡng cho phép hoặc dao động ở mức cao.
- Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các khu công nghiệp:

8


Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho
tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi
tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước
không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào.
Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan lên tới
cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng
nước cả 3 lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn, Nhuệ - Đáy và Cầu đều cho thấy
bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu
vực, những khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sông
bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+, tổng N, tổng P đều cao
hơn QCVN nhiều lần.
Tại một số khu vực, do việc đầu tư hàng loạt các KCN không đi kèm hoặc
chậm triển khai các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chất lượng nước mặt
của nguồn tiếp nhận đã diễn biến theo chiều hướng xấu đi.
Nhiều đoạn sông thuộc lưu vực sông Cầu đã bị ô nhiễm nặng. Ô nhiễm cao

nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại
các điểm thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái
Nguyên,... chất lượng nước không đạt QCVN. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ
lưu sông Công, chất lượng nước không đạt QCVN giới hạn A và một số yếu tố
không đạt QCVN giới hạn B.
b. Các phương pháp được sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải khu
công nghiệp
Một vài phương pháp sử dụng trong công nghê xử lý nước thải KCN đã và
đang được áp dụng hiện nay:
Xử lý nước thải bằng phương pháp lắng:
Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan ra
khỏi nước thải. Mỗi hạt rắn không hòa tan trong nước thải khi lắng sẽ chịu tác
dụng
của hai lực: trọng lực bản thân và lực cản xuất hiện khi hạt rắn chuyển động dưới
tác dụng của trọng lượng. Mối tương quan giữa hai hạt đó quyết định tốc độ lắng
của hạt rắn.
Quá trình lắng có thể được phân thành ba dạng cơ bản phụ thuộc vào trạng
thái của các hạt cặn lắng trong nước: lắng độc lập, lắng keo tụ, lắng kết hợp.
9


Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ
Mục đích của quá trình keo tụ là hỗ trợ cho quá trình khử màu, chất rắn lơ
lửng, COD và tách kim loại nặng ra khỏi nước thải.
Keo tụ là quá trình làm to các hạt cặn phân tán lơ lửng trong nước, tạo
thành dạng bông dễ lắng. Trong quá trình keo tụ, lượng chất lơ lửng, màu mùi sẽ
giảm xuống. Ngoài ra, các chất như silicar, hydratcacbon, chất béo, dầu mỡ và
một lượng lớn vi khuẩn cũng bị loại bỏ. Khi keo tụ, quá trình xảy ra chủ yếu
mang bản chất vật lý, nhưng khi có chất phản ứng trong nước thì các chất hòa tan
sẽ thay đổi thành phần hóa học, trong đó các ion kết tủa thành các chất không tan

và lắng xuống. Các chất keo tụ thường dùng là các muối nhôm sunfat, sắt sunfat
và clorua sắt, ...
Quá trình keo tụ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- pH.
- Nồng độ chất keo tụ.
- Bản chất của hệ keo, sự có mặt của các ion khác trong nước thải.
- Thành phần của các chất hữu cơ có trong nước thải.
- Nhiệt độ.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và
hoạt động của các vi sinh vật có tác dụng phân hóa các chất hữu cơ. Do quá trình
phân hóa phức tạp những chất bẩn có thể được khoáng hóa và trở thành nước,
chất vô cơ và những chất khí như: Sunfua, Sunfit, ammoniac, Nitơ,… (Lương
Đức Phẩm, 2003).
Các phương pháp xử lý sinh học có thể phân loại trên cơ sở khác nhau, dựa
vào quá trình hô hấp của vi sinh vật có thể chia ra làm hai loại: quá trình hiếu khí
và kỵ khí. Các công trình áp dụng phương pháp này như:
+ Bể Aerotank.
+ Bể lọc sinh học.
+ Bể lọc sinh học.
+ Bể UASB.
+ Bể lắng hai vỏ.
+ Bể metan.

10


Các công trình xử lý sinh học có thể phân thành hai nhóm: Công trình xử lý
sinh học trong điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo.
2.2.2. Những vấn đề môi trường phát sinh trong các khu công nghiệp

a. Những ưu điểm chính về môi trường trong các khu công nghiệp
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công
nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và
giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối
với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ
sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải
rắn,.. đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi
trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với
các cơ sở sản xuất cũng được thuận lợi hơn.
b. Những tồn tại, thách thức về môi trường của khu công nghiệp
Bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi được xây dựng và đi vào hoạt động
đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường, cụ thể:
- Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù
hợp nhằm đáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng
nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện này vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa được cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN. Năm 2011,
Bộ Khoa học công nghệ &Môi trường đã ban hành Thông tư 48/2011/TTBTNMT về quy định quản lý và BVMT KCN. Thông tư này sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư 08/2009/TT-BTNMT.
- Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính
phức tạp về môi trường cao, do vậy, yêu cầu đối với công tác xây dựng, thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và giám sát môi trường các cơ sở
sản xuất nói riêng và hoạt động của cả KCN nói chung trong giai đoạn hoạt động
sẽ rất khó khăn. Cũng vì tính đa ngành trong KCN nên chất lượng công trình và
công nghệ xử lý nước thải cần đầu tư mang tính đồng bộ. Tại nhiều KCN, chất
lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn môi trường và chưa ổn định.
- Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi
đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó
phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn; các KCN đã hoàn


11


thành hạng mục xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung tỷ lệ này đã tăng
đáng kể (khoảng 60 % các KCN đang hoạt động) nhưng hiệu quả hoạt động
không cao, dẫn đến tình trạng nước thải của KCN vẫn được thải ra ngoài với thải
lượng ô nhiễm cao.
- Tại nhiều KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất còn hạn
chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính hình thức đối phó. Khí thải không thể giải
quyết tập trung giống như nước thải mà cần xử lý ngay tại nguồn thải. Khí thải
do các cơ sở sản xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hại nếu không được
quản lý, kiểm soát tốt tại cơ sở sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ của cộng đồng xung quanh.
- Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đa phần do trực tiếp từng
doanh nghiệp trong KCN thực hiện. Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện
nghiêm túc công tác phân loại chất thải rắn. Chất thải rắn công nghiệp còn bị đổ
lẫn với rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại còn chưa được phân loại và vận
chuyển đúng quy định. Nhiều KCN chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải
nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN theo quy định.
- Việc quy hoạch hệ thống giao thông và cây xanh của nhiều KCN chưa
được quan tâm đúng mức. Cây xanh được trồng trong nhiều KCN vẫn mang
tính đối phó, phần nhiều là cỏ, cây cảnh,.. chưa trồng được nhiều cây tạo bóng
mát và sinh khối lớn có tác dụng BVMT.
2.3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.3.1. Hệ thống văn bản quản lý môi trường tại các khu công nghiệp
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ BVMT
luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998,
tiếp đến là Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã

đưa ra những định hướng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh các đô thị, các KCN
phải sớm có và thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc
hại. Quan điểm phát triển đất nước của Đảng ta cũng đã đã được khẳng định trong
Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2010-2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng thông qua là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT".
Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội
dung quản lý môi trường KCN. Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về ban hành

12


×