Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng vải lai thanh hà tại hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
VẢI LAI THANH HÀ TẠI HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số :

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Quốc Hùng
2. TS. Vũ Thanh Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thanh Hải – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và PGS, TS.
Nguyễn Quốc Hùng, TS. Đào Quang Nghị – Viện Nghiên cứu Rau quả đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Rau hoa quả - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hải

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ................................................................................................................vi
Danh mục hình ảnh .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................... viii
Thesis Abstract ........................................................................................................................x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề ..................................................................................................................1

1.2.

Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................2

1.2.1.

Mục đích ....................................................................................................................2

1.2.2.

Yêu cầu ......................................................................................................................2


1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học .......................................................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................3
2.1.

NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ VÀ PHÂN LOẠI CÂY VẢI ..........................................3

2.1.1.

Nguồn gốc, lịch sử cây vải ........................................................................................3

2.1.2.

Phân loại vải ..............................................................................................................4

2.2.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC VỀ CÂY
VẢI ............................................................................................................................7


2.2.1.

Yêu cầu sinh thái của cây vải ....................................................................................7

2.2.2.

Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của vải ...........................................................9

2.2.3.

Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân và cắt tỉa cho cây vải. ........................................13

2.3.

MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI VÙNG NGHIÊN CỨU ....................................21

2.4.

NHỮNG KẾT LUẬN QUA PHÂN TÍCH TỔNG QUAN. ...................................23

PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................25
3.1.

VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...................................25

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................25

3.1.2.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................25

iii


3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................25

3.2.1.

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa, đậu quả, năng
suất và chất lượng của giống vải Lai Thanh Hà tại Thanh Hà, Hải Dương ............25

3.2.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, ra
hoa, đậu quả và năng suất của giống vải Lai Thanh Hà ..........................................25

3.2.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất, chất lượng quả
của giống vải lai Thanh Hà. .....................................................................................25

3.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ............................25

3.3.1.


Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa,
đậu quả, năng suất và chất lượng của một số giống vải lai Thanh Hà tại
Thanh Hà, Hải Dương .............................................................................................25

3.3.2.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến khả năng
sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và năng suất vải Lai Thanh Hà ..................................27

3.3.3.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến
khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả và năng suất, chất lượng của vải lai
Thanh Hà ........................................................................................................ 29

3.3.4.

Xử lý số liệu.............................................................................................................31

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................32
4.1.

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, KHẢ NĂNG RA HOA,
ĐẬU QUẢ, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG
VẢI TẠI THANH HÀ, HẢI DƯƠNG. ................................................................32

4.1.1.

Điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu .........................................................................32


4.1.2.

Đặc điểm hình thái của giống vải chín sớm Lai Thanh Hà .....................................33

4.1.3.

Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của giống vải chín sớm Lai Thanh Hà ...........34

4.1.4.

Khả năng ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch của các giống lai Thanh Hà .......37

4.1.5.

Năng suất, chất lượng của giống vải lai Thanh Hà..................................................36

4.1.6.

Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh chủ yếu trên giống vải lai Thanh Hà .............39

4.2.

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẮT TỈA ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG, RA HOA, ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT VẢI LAI
THANH HÀ ................................................................................................... 40

4.2.1

Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng phát sinh và phát triển các

đợt lộc ......................................................................................................................40

4.2.2.

Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng các đợt lộc của
vải lai Thanh Hà ......................................................................................................40

iv


4.2.3.

Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quả của vải lai
Thanh Hà .................................................................................................................42

4.2.4.

Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của vải lai Thanh Hà.........................................................................................43

4.3.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG, RA HOA ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA
VẢI LAI THANH HÀ ............................................................................................44

4.3.1.

Ảnh hưởng của công thức phân bón đến khả năng sinh trưởng các đợt lộc............44


4.3.2.

Ảnh hưởng của công thức phân bón đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng
suất của vải lai Thanh Hà.........................................................................................45

4.3.3.

Ảnh hưởng của công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất vải lai Thanh Hà ......................................................................................46

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................49
5.1.

KẾT LUẬN .............................................................................................................49

5.2.

KIẾN NGHỊ ............................................................................................................49

Tài liệ tham khảo ...................................................................................................................50
Phụ lục .................................................................................................................................54

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo khối lượng ...........17
Bảng 2.2. Phân loại đất tỉnh Hải Dương................................................................................22
Bảng 2.3. Tính chất lý hóa của đất vùng nghiên cứu ............................................................23
Bảng 4.1. Một số yếu tố khí tượng của vùng Thanh Hà – Hải Dương .................................32

Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái của giống vải Lai Thanh Hà (số liệu 2015) ...........................33
Bảng 4.3. Khả năng sinh trưởng về khung tán của giống vải Lai Thanh Hà ........................34
Bảng 4.4. Một số đặc điểm về lá, hoa, quả của giống vải Lai Thanh Hà ..............................36
Bảng 4.5. Khả năng ra hoa, đậu quả và thu hoạch của giống vải Lai Thanh Hà ..................37
Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vải lai Thanh Hà
(số liệu 2016) .....................................................................................................38
Bảng 4.7. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh chủ yếu trên giống vải lai Thanh Hà
(Số liệu năm 2015-2016) ...................................................................................39
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc của vải lai Thanh
Hà (Số liệu năm 2015) .......................................................................................40
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng các đợt lộc
của vải lai Thanh Hà ..........................................................................................40
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quả của vải lai
Thanh Hà (Số liệu năm 2015)............................................................................42
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến khả năng giữ quả của giống vải Lai
Thanh Hà ...........................................................................................................42
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống vải Lai Thanh Hà tại Hải Dương .............................................43
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến khả năng sinh trưởng các đợt lộc
vải lai Thanh Hà (Số liệu năm 2015) .................................................................44
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến khả năng ra hoa và đậu quả của
vải lai Thanh Hà.................................................................................................45
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất vải lai Thanh Hà............................................................................46
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả vải
Lai Thanh Hà năm 2016. ...................................................................................47
Bảng 4.17: Tính hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân năm 2016 ............................47

vi



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Đường kính tán giống vải lai Thanh Hà và vải Thiều Thanh Hà tại
Hải Dương ............................................................................................................35
Hình 4.2. Chiều cao cây của giống vải lai Thanh Hà và vải Thiều Thanh Hà .....................35
Hình 4.3. Chiều dài và đường kính của các đợt lộc ở các công thức cắt tỉa khác nhau .......41
Hình 4.4. Động thái rụng quả của vải lai Thanh Hà ở các công thức cắt tỉa........................43
Hình 4.5. Năng suất của vải Lai Thanh Hà ở các công thức thí nghiệm .............................44

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hải
Tên luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số
biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng vải Lai Thanh Hà.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp
kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất, phục vụ phát triển giống vải Lai
Thanh Hà tại địa phương.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu, đánh giá về sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng và
hiệu quả của các giống tại vùng sản xuất bằng cách đánh dấu, theo dõi trực tiếp trên cây
ở các độ tuổi từ 1 đến 7. Đối chứng là giống vải thiều Thanh Hà.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, ra hoa

đậu quả và năng suất của giống vải Lai Thanh Hà. Thí nghiệm gồm 2 công thức thí
nghiệm và 1 công thức đối chứng được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD)
thực hiện trên cây 7 năm tuổi. Mỗi công thức 3 cây, nhắc lại 5 lần.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng,
ra hoa đậu quả và năng suất, chất lượng của vải lai Thanh Hà. Thí nghiệm gồm 5 công
thức (CT) được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) thực hiện trên cây 7 năm
tuổi từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2016 tại Hải Dương. Mỗi công thức 3 cây, nhắc lại 3
lần: 4 công thức thí nghiệm kết hợp hai mức đạm: N1: 552g N; N2: 690g N và 2 mức
kaliclorua: K1: 960g K2O và K2: 1080g K2O và 1 công thức đối chứng theo cách của
người dân: 460g N + 600g K2O cho 1 cây trong 1 năm.
Kết quả chính và kết luận:
- Giống vải lai Thanh Hà sinh trưởng khỏe, khả năng ra hoa và đậu quả tốt với tỷ
lệ đậu quả đạt 0,8% (cây 3 năm tuổi) đến 1,3% (ở cây 7 năm tuổi); Cây 7 năm tuổi đạt
năng suất trung bình 68kg/cây; chất lượng được đánh giá tốt, độ brix đạt 17,8%. Ưu
điểm nổi bật cho rải vụ là có thời gian thu hoạch sớm hơn so với vải thiều Thanh Hà từ
10 – 15 ngày bên cạnh lợi thế vỏ quả dày nên giữ được mã quả lâu hơn và vận chuyển
thuận lợi hơn.

viii


- Biện pháp cắt tỉa 3 lần trên giống vải lai Thanh Hà tại Hải Dương đã phát sinh
các đợt lộc hợp lý, không có hiện tượng phát lộc đông, ra hoa đậu quả tốt. Năng suất đạt
giá trị cao 74,4kg/cây, vượt 36,7% so với đối chứng.
- Bón phân bổ sung 690g N + 960g K2O tức là bón với công thức 3 kg phân vi
sinh Sông Gianh + 1,5 kg urê + 1,6 kg Kali clorua + 1,5 kg supe lân cho 1 cây trong 1
năm có năng suất đạt 78,0 kg/cây, vượt 18,5% so với bón theo mức của người dân địa
phương. Chất lượng quả được cải thiện.

ix



THESIS ABSTRACT
Name of Student: Nguyen Thi Hai
Name of study: Study on growth, development and influence of cultural techniques on
yield and quality of lychee var. Lai Thanh Ha.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Objective of the study:
To complete a cultivation protocol of lychee var. Lai Thanh Ha for production in
Hai Duong province.
Methodology
- Evaluation of growth, flowering and fruit set, fruit yield and quality of lychee
varieties in Hai Duong province through representative observation of lychee trees of 17 years old; Thieu Thanh Ha was the control variety.
- Influence of pruning on growth, flowering and fruit set and yield of Lai Thanh
Ha variety: the experiment consisted of 2 experimental treatments and 1 control,
designed in RCBD. Observation was conducted on 3 seven-year-old trees each
treatment, with 5 replications.
- Influence of fertilizer combinations on growth, flowering and fruit set and
yield of Lai Thanh Ha variety: the experiment consisted of 5 treatments arranged in
RCBD. Observation was conducted on 3 seven-year-old trees each treatment, with 3
replications, from May 2015 to Jun 2016 in Hai Duong province. The experiment
included 4 combinations of different rates of N fertilizer (N1: 552g N and N2: 690g N)
and KCl fertilizer (K1: 960g K2O and K2: 1080g K2O), and a control (common in
practice) of (460g N + 600g K2O) applied to a tree within a year of production.
Main outcomes and conclusions
- The lychee var. Lai Thanh Hà produced vigorous growth and high rate of

flowering and fruit set, from 0.8% (on 3-year-old trees) to 1.3% (on 7-year-old trees); A
7-year-old trees yielded 68kg in average with high quality fruit (Brix: 17.8%).
Particularly, Lai Thanh Ha lychee allowed early fruit harvest at 10-15 days earlier than
the main-season variety of Thieu Thanh Ha; the thicker fruit skin enabled longer shelflife providing advantage in transport.
- Applying 3 times of pruning on Lai Thanh Ha lychee in Hai Duong generated
reproductive new shoots without formation of winter shoots and high rate of flowering

x


and fruit set, producing a yield of 74.4kg/tree, which was 36.7% higher than that of the
control.
- Applying fertilizers at rate of (690g N + 960g K2O)/tree/year, equally (3.0 kg
of Song Gianh microorganic fertilizer + 1.5 kg urea + 1.6 kg potassium chloride + 1.5
kg super phosphate)/tree/year enabled a yield of 78.0 kg/tree, which was 18.5% higher
than that of the control (common in practice); with higher fruit quality.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Vải (Litchi chinensis Sonn) thuộc họ Bồ hòn (Sapindacea) được trồng
ở nhiều nước trên thế giới. Quả Vải có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao,
không những được dùng để ăn tươi, mà còn có thể sấy khô hoặc làm đồ hộp và
chế biến nước giải khát.
Hiện nay, Trên thế giới có trên 20 nước trồng vải. Tuy nhiên, chỉ có một
số nước sản xuất vải mang tính chất hàng hoá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái
Lan, vùng lãnh thổ Đài Loan, Việt Nam...
Ở Việt Nam, việc trồng vải đã có cách đây từ cách đây trên 2.000 năm,

Vùng trồng vải tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi
phía Bắc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích cây vải nước ta
hiện nay đạt khoảng 70.000 ha, sản lượng đạt khoảng 300.000 tấn với cơ cấu
giống không hợp lý. Giống vải thiều là giống chính vụ chiếm trên 95%. Các
giống vải khác chỉ chiếm khoảng trên 4% (Nguyễn Văn Dũng và cs, 2010). Do
vậy, thời vụ thu hoạch cơ bản chỉ tập trung vào tháng 6 đã tạo áp lực lớn về lao
động cũng như tiêu thụ vải thiều.
Hải Dương là một trong số các tỉnh có nhiều giống vải đang được trồng tại
các địa phương trong tỉnh với diện tích 10.700 ha năm 2014, sản lượng đạt
48.000 tấn (Cục Thống kê Hải Dương, 2014). Trong số các giống vải hiện có ở ở
Hải Dương, giống vải chín sớm Lai Thanh Hà (hay còn được gọi là giống Tàu
Lai) là giống đã được Viện Nghiên cứu Rau quả, Trung tâm Giống cây trồng và
Công nghệ Nông nghiệp (thuộc Hội Giống cây trồng) tuyển chọn. Đặc nổi trội
của giống là: chín sớm hơn vải Thiều Thanh Hà bên cạnh tiềm năng về năng suất
và chất lượng quả. Đặc biệt, giống có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người trồng nhờ giá bán cao hơn khi bán vào đầu vụ. Giống vải này hiện nay
không những đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương công nhận là
giống tốt mà Sở Nông nghiệp Bắc Giang cũng đã chấp nhận cho nhân giống
nhằm mở rộng sản xuất, phục vụ định hướng rải vụ thu hoạch vải.
Tuy nhiên hiện nay, các nghiên cứu về kỹ thuật trên giống vải này chưa
nhiều. Việc Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một
số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng vải Lai Thanh Hà sẽ góp phần

1


hoàn thiện quy trình sản xuất, làm cơ sở cho việc phát triển diện tích các giống
mang tính rải vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và làm tăng thu nhập cho người
nông dân.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện
pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất, phục vụ phát triển
giống vải Lai Thanh Hà tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được các đặc điểm sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và năng suất
giống vải Lai Thanh Hà tại Hải Dương.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa, bón phân phù hợp
nhằm làm tăng năng suất, chất lượng vải Lai Thanh Hà tại Hải Dương.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc
điểm sinh trưởng, phát triển của giống vải Lai Thanh Hà và ảnh hưởng của một
số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất và chất lượng của giống.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
về cây vải ở miền Bắc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phát triển giống mang tính rải vụ và
từng bước nâng cao năng suất, phẩm chất quả và làm tăng thu nhập cho người
nông dân.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ VÀ PHÂN LOẠI CÂY VẢI
2.1.1. Nguồn gốc, lịch sử cây vải
Cây vải có nguồn gốc ở vùng giữa miền Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam,
bán đảo Malaysia và đã được trồng trọt cách đây trên 3000 năm. Hiện tại, ở
Trung Quốc vẫn còn có những cây vải tổ trên 1000 năm tuổi ở huyện Bồ Điền

tỉnh Phúc Kiến, trong đó cây to nhất có chu vi thân đạt 5,6m, đường kính tán cây
chỗ lớn nhất đến 40m, chiều cao cây trên 16m và năm cho thu hoạch cao nhất
đến 1,5 tấn quả (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
Nhiều tài liệu của Trung quốc cho biết, ở nhiều nơi có cây vải dại như núi
Tạ Hoài Sơn, huyện Liên Giang, tỉnh Quảng Đông; Thạch Phượng Sơn, huyện
Bác Bạch, tỉnh Vân Nam. Từ Hường Đạo và cộng sự căn cứ điều tra thực địa và
từ góc độ lịch sử, hình thái và đặc trưng quần lạc sinh thái đã kết luận: Đảo Hải
Nam có nhiều cây vải dại. Ngoài ở Dương xuân, Hóa Châu, Liêm Giang và trên
sáu vạn núi lởn vùng giáp gianh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh
Quảng Tây…đều có cây vải dại, chứng tỏ cây vải có nguồn gốc phát sinh từ
Trung Quốc (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
Cuối thế kỷ thứ 17, từ Trung Quốc, cây vải đầu tiên được đưa đến
Myanma, sau đó được mở rộng sang Đài Loan, Mautirus, Madagasca và Tây Ấn.
Cuối thế kỷ 18, vải được đưa sang Ấn Độ, Anh, Pháp, Úc, Mỹ, (Singh,1954),
(Meulen,1957), (Queens and Anon,1962). Đến thế kỷ thứ 19, cây vải được đưa
đến trồng tại Israel. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các công nhân Hoa Kiều
gốc Quảng Đông đã đưa vải vượt qua đường xích đạo vào Công Gô (Nghê Diệu
Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998). Hiện nay, vải được trồng ở trên 20 nước trên thế
giới nhưng chủ yếu phân bố ở các nước Đông Nam Á, Châu Đại Dương, các bán
đảo ở Thái Bình Dương và miền Nam Châu Phi.
Ở Châu Á, các nước trồng vải là: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt
Nam, Myanma, Bawnglades, Campuchia, Lào, Maliaxia, Philippin, Srilanca,
Indonexia và Nhật Bản.
Ở châu Phi có: Nam Phi, Madagasca, Công Gô, Ga Bông, Mautitrius, và
Rêuyniông.
Châu Đại Dương có: Austraylia và Newzealand.

3



Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctoricô và
Braxin (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
Ở Việt Nam, cây vải được trồng cách đây khoảng 2.000 năm và phân bố
từ 18 – 190 vĩ Bắc trở ra, nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng, trung
du miền núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ. Sử sách đã chép lại rằng: cách
đây 10 thế kỷ, dưới thời Bắc thuộc, vải (tiếng Hán là Lệ Chi) là một trong những
cống vật hàng năm Việt Nam phải đem nộp cho các vua Trung Quốc. Năm 722,
Mai Thúc Loan đã hiệu triệu những người dân phu đi gánh vải cống nộp cho
chính quyền nhà Đường.
Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam cũng được coi là một trong
những nước có nguồn gốc phát sinh của cây Vải. Theo tài liệu của Pháp để lại
(C. Petelot - 1952 ) có nói đến nhiều cây vải dại mọc ở sườn núi Ba Vì. Theo
Vũ Công Hậu – 1982, cây Vải đã được phát hiện mọc ở chân núi Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc. Đây là những cây Vải dại, quả có hình dạng, mầu sắc và gai quả
giống hệt vải trồng, chỉ khác quả nhỏ khoảng 6 – 8 gam, cùi mỏng, ăn chua…Ở
các vùng này người ta còn tìm được những cây vải dại quả nhỏ, gai dài, hạt to,
ăn chua…có đặc điểm tương tự như một số loài vải trồng hiện nay (Vũ Công
Hậu, 1996).
Vùng Thanh Hà (Hải Dương) hiện nay còn cây vải nhà cụ Hoàng Văn Thụ
trên 130 tuổi được coi là cây vải tổ. Hàng năm, vào vụ vải chín người dân tôn
Quý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vẫn tổ chức ngày hội
làng để tưởng nhớ người có công đã mang cây vải – cây xóa đới giảm nghèo và
làm giầu về vùng quê này, góp phần đem lại ấm no cho người dân.
Từ vùng Thanh Hà – Hải Dương, cây vải đã được đưa đi trồng trọt ở hầu
hết các tỉnh miền Bắc, miền Trung và cả một số tỉnh Tây Nguyên.
2.1.2. Phân loại vải
Vải (Litchi chinensis Sonn) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae), bộ Bồ hòn
(Sapindales), phân lớp hoa hồng (Rosidae). Họ Bồ hòn có 150 chi, với khoảng
2.000 loài được phân bố ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, chủ yếu tập trung ở
vùng Châu Á và một số ít loài thuộc Nam Mỹ, Châu Phi và Austraylia (Hoàng

Thị Sản, 2003).
Vải có 3 loài phụ:
Litchi chinensis: loài này tập trung các giống vải thương mại ngày nay có

4


nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc có khoảng trên 100
giống trong đó có 15 giống thương mại quan trọng, Ấn Độ có trên 50 giống, Thái
Lan có trên 20 giống, Austraylia có trên 40 giống (Boss et al., 2001).
Litchi philipinsensis: Được trồng nhiều ở Philipin và Papua New Guinea
trên những vùng núi cao, cây sinh trưởng tốt, tán lá rậm rạp mầu xanh sẫm quả
nhỏ hình ô van, vỏ quả dày, gai quả nhọn, hạt to dài, cùi chỉ là một lớp mỏng bao
quanh hạt, ăn có vị chua và chát.
Litchi javenensis: loài phụ này có nguồn gốc từ Malay Peninsula,
Indonesia, Trung Quốc, West Java và Đông Nam Á, có đặc điểm quả nhỏ, hạt to,
gai dài và ăn có vị chua.
2.1.2.1. Một số giống vải chính trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều giống vải khác nhau, trong đó Trung Quốc
được coi là nơi có nh iều giống vải nhất, khoảng trên 200 giống và dòng. Tuy
nhiên, chỉ có khoảng 20 giống được phát triển rộng rãi (Chen and Huang, 2000) .
Ở tỉnh Quảng Đông các giống vải như: Baila, Baitangying, Heiye (Hắc diệp),
Fezixiao, Guiwei (Quế vị), Nuomici (Nhu mễ tư) và Huazhi (Hoài chi) được trồng
với diện tích khá lớn khoảng hơn 140.000 ha, trong đó giống Guiwei, Nuomici
chiếm hơn 80% diện tích. Tỉnh Phúc Kiến trồng chủ yếu giống vải Lanzhu với
diện tích khoảng hơn 25.000 ha. Phân theo chất lượng các giống vải ở Trung Quốc
có hai nhóm chính: nhóm khi quả chín, thịt quả thường nhão và ướt còn nhóm kia
khi chín thì cùi ráo và khô. Phân theo vụ thu hoạch thì có 3 nhóm:
Nhóm chín sớm và cực sớm: giống Sanyuehong, Feizixiao, Edanli,
Ziliangxi, các giống này được trồng tập trung chủ yếu ở tỉnh Hải Nam. Giống

Sanyuehong là giống chín sớm nhất vào cuối tháng 4.
Nhóm chín chính vụ: Khoảng 90% sản xuất vải ở Trung Quốc là giống
chính vụ, gồm các giống: Baila, Baitangying, Heiye, các giống này được trồng
tập trung ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Zhanjiang, Maoming và
Yangjiang. Thời gian thu hoạch nhóm chính vụ kéo dài khoảng 50 ngày, từ cuối
tháng 5 đến giữa tháng 7.
Nhóm chín muộn: Guiwei, Nuomici, Huazhi, Feizixiao, Lanzhu, các giống
này được trồng tập trung ở tỉnh Quảng Đông, đông nam tỉnh Quảng Tây và tỉnh
Phúc Kiến (Ghosh et al, 2000); Mitra, 2002. Giống chín muộn nhất là giống
Nanmuye, vào giữa tháng 8 ở tỉnh Tứ Xuyên. Tại Đài Loan, giống vải chủ yếu là
giống Heiye (Hắc diệp), chiếm hơn 90% tổng diện tích. Ngoài ra còn có giống

5


Yuhebao được trồng ở miền Nam và giống Feizixiao được trồng ở miền Trung
(Anonymous, 2000). Tại Nam Phi giống vải chủ yếu là Kwaimi (thường được
gọi là “Mauritius” v. có nguồn gốc từ hòn đảo này) chiếm 75% sản xuấ t vải ở
Nam Phi; tiếp đến là giống McLean -Red, chiếm 16% (Milne, 1999; Ghosh,
2001). Ấn Độ có khoảng 51 giống, trong đó giống được trồng nhiều là: Shahi,
Bombai, Rose Scented, China, Deshi, Calcutia và Mazaffarpur (Chen and Huang,
2000). Giống vải trồng chủ yếu ở Thái Lan là giống Hong Huay, chiếm tới 70%
diện tích, sau đó là giống Kom, chiếm 11%, còn lại là các giống khác như O Hia, Hoài Chi (Huazhi) và Chakrapad (Subhadrabandhu and Yapwattanaphun,
2001). Giống vải của Thái Lan được chia làm hai nhóm: nhóm yêu cầu ít chặt
chẽ với nhiệt độ lạnh trong mùa đông được trồng ở khu vực trung tâm của Thái
Lan, nhóm yêu cầu nhiệt độ lạnh chặt chẽ hơn trong mùa đông được trồng ở các
tỉnh phía Bắc (Anupunt, 2003; Teng, 2003). Ở Nam Mỹ, chỉ có 2 nước trồng vải
là Braxin và Mê -xi-cô. Giống chủ yếu trồng ở Sao Paulo - Braxin là Bengali
nhập từ Ấn Độ và ở Mê -xi-cô là Hắc diệp và Kwaimi do cộng đồng người Hoa
đưa đến từ Trung Quốc (Yamanishi và cs, 2001). Ở Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ), v ải

được trồng ở Florida, chiếm 95%. Một số ít được trồng ở Hawai và California.
Giống chủ yếu là giống Brewster (Chenzi). Từ năm 1992 có thêm giống
Mauritius (Campbell, 2001, Knight, 2001). Các giống vải trồng ở Australia chủ
yếu là: Kwai May Pi nk, tiếp đến là Feizixiao, Shuidong và Huaizhi. Giống địa
phương là Salathiel. Sản xuất vải ở Australia tập trung chủ yếu ở bang
Queensland: có tới 50% diện tích trồng ở phía Bắc, 40% ở phía Nam
Queensland. Chỉ 10% diện tích vải được trồng ở Bắc New South Wales (Menzel,
2002). Israel cũng trồng vải từ năm 1930 với những giống: Mauritius nhập nội từ
Nam Phi, giống Floridian nhập nội từ Mỹ và Bengali nhập nội từ Ấn Độ (Goren
và cs, 2001). Tuy nhiên đến năm 1970, trồng vải ở Israel mới trở thành ngành sản
xuất thương mại, với các giống chủ yếu là Mauritius (chiếm 80%) và Floridian
(20%) (Gazit, 2001).
2.1.2.2 Một số giống vải chính ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các giống vải được phân theo thời vụ thu hoạch như sau:
Các giống vải chín sớm: các giống có thời gian chín từ 5/5 đến 25/5 hàng
năm. Đặc điểm hoa có phủ một lớp lông thưa màu nâu, quả hình tim hoặc trứng,
khối lượng quả từ 30 - 40 g. Các giống thuộc nhóm này là: vải tu hú, Hùng Long,
Bình Khê, Yên Hưng, Yên Phú.

6


Các giống vải chín chính vụ: các giống có thời gian chín từ 1/6 đến 25/6
trong điều kiện các tỉnh miền Bắc. Chùm hoa có phủ lớp lông màu trắng, khối
lượng quả trung bình 25 g, cùi ráo, vị thơm năng suất khá cao. Các giống thuộc
nhóm này là: thiều Thanh Hà, thiều Phú Hộ.
Các giống vải chín muộn: là giống có thời gian chín khoảng từ 30/6 đến
15/7 hàng năm theo điều kiện các tỉnh miền Bắc. Chùm hoa có phủ lớp lông màu
trắng, khối lượng quả trung bình khoảng 35 g am, phẩm chất khá ngon. Tuy
nhiên ở nước ta hiện nay những nghiên cứu để phân lập nguồn gen của các giống

chín muộn chưa có do vậy các giống chín muộn hiện nay vẫn có thể là các giống
chín chính vụ do sử dụng các biện pháp kỹ thuật mà quả chín muộn hơn. Các
giống vải chín muộn hiện nay có các giống: chín muộn Thanh Hà, chín muộn
Lục Ngạn (Trần Thế Tục, 2004). Năm 1991 nước ta nhập nội một số giống vải từ
Trung Quốc là các giống: Heiye (Hắc diệp), Fezixiao (Phi Tử Tiếu), Guiwei (Quế
vị), Nuomici (Nhu mễ tư) và Huazhi (Hoài chi), Kwai May Pink (Tam Nguyệt
Hồng). Năm 1991, dự án VIE86 - 003 đã nhập một số giống từ Australia về Lục
Ngạn như: Waichee, Taiso, Salathiel, Kwai May Pink… Qua theo d.i, các giống
này đều sinh trưởng kém hơn vải thiều Thanh Hà. Năm 1998, huyện Lục Ngạn
tiếp tục nhập giống Bạnh Đường Anh và năm 2001, Tổng Cô ng ty Rau quả nhập
giống Đại Bi Hồng cũng trồng tại Lục Ngạn, song các giống này sinh trưởng
chậm và vẫn đang được tiếp tục theo dõi. Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn
Dũng cs (2005) (tại 13 huyện của 7 tỉnh miền Bắc), Việt Nam có tập đoàn vải
khá phong phú. Đã thu thập được 31 giống, trong đó tuyển chọn được 8 giống có
khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có tính chống chịu sâu bệnh khá, năng suất
cao và ổn định. Hiện nay, 5 giống đã được công nhận giống quốc gia là thiều
Thanh Hà, Hùng Long, Bình Khê, Yên Hưng, Yên Phú. Trong đó, trừ giống thiều
Thanh Hà ra, 4 giống còn lại đều là giống chín sớm. Hiện nay hơn 95% diện tích
trồng vải của nước ta trồng giống vải thiều Thanh Hà, là giống chính vụ, chín rất
tập trung, gây trở ngại cho chế biến và tiêu thụ. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu
quả kinh tế của vườn quả, cần có một cơ cấu giống vải hợp l. với thời gian thu
hoạch khác nhau. Trong đó, giống chín sớm được tập trung ưu tiên mở rộng diện
tích do khả năng tiêu thụ và giá bán cao (Vũ Mạnh Hải, 2005).
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC VỀ
CÂY VẢI
2.2.1. Yêu cầu sinh thái của cây vải
Nhiệt độ: nhiệt độ là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh

7



dưỡng và sinh thực của cây vải, vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21-25oC vải
phát triển tốt, nhiệt độ 0oC đối với giống chín muộn và 4oC đối với giống chín
sớm thì cây vải ngừng sinh trưởng.
Nhiệt độ lạnh vào thời kỳ phân hóa mầm hoa như là một yếu tố quyết định
đến sự ra hoa của vải. Tuy nhiên, nếu thời kỳ lạnh đến muộn khi lộc thu đã thành
thục lâu thì cây vải sẽ xuất hiện lộc đông, cũng trong thời kỳ phân hóa hoa nếu
nhiệt độ xuống quá thấp có thể phá hủy thùy hoa và ảnh hưởng đến sự phát triển
của hoa (Hieke et al., 2002). Theo Yapwatanaphun (2000), ở Thái Lan các giống
vải được chia làm hai nhóm: nhóm yêu cầu thời gian có nhiệt độ lạnh vào mùa
đông ngắn hơn và nhóm yêu cầu nhiệt độ lạnh về mùa đông dài hơn.
Menzel (1988) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ra hoa trên 7
giống vải khác nhau cho thấy: nếu nhiệt độ chênh lệch ngày đêm là 25/20 và
30/25 thì cây vải không có hoa. Nếu nhiệt độ duy trì ở ngưỡng thấp từ 15/10 cho
đến lúc nở hoa thì số lượng chùm hoa đạt cao nhất, trong thời kỳ này nếu nhiệt
độ ngày đêm tăng dần tỷ lệ hoa đực sẽ tăng và một số chùm hoa sẽ trở lại thành
cành dinh dưỡng. Sự thụ tinh xảy ra tốt nhất ở nhiệt độ 19 - 22oC, nếu nhiệt độ
thấp hơn sẽ ngăn chặn sự phát triển của ống phấn. Ở điều kiện nhiệt độ 20/17oC
hoặc 22/17oC, hạt phấn nẩy mầm trên đầu nhụy mất 5 ngày, nhưng chỉ mất 2
ngày khi điều kiện nhiệt độ là 33/27oC. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cao và khô hạn
thì tỷ lệ đậu quả thấp do hạt phấn bị khô, không nảy mầm và thụ tinh được, năng
suất sẽ giảm trầm trọng (Stern et al., 1997).
Cây vải muốn có năng suất phải qua 2 thời kỳ: ra được mầm hoa và đậu
được quả. Thời kỳ phân hóa mầm hoa cây vải cần có nhiệt độ lạnh, thời kỳ nở
hoa phải ấm không có gió bấc và mưa phùn. Năm nào nhiệt độ mùa đông thấp,
khô, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn sẽ có lợi cho phân hóa mầm hoa, tích lũy
dinh dưỡng vào quả và cây có khả năng cho năng suất cao. Thời kỳ phân hóa hoa
khác nhau tùy theo giống, các giống chín sớm phân hóa hoa vào tháng 11 các
giống chín trung bình và muộn phân hóa tháng 12 (Trần Thế Tục, 1997).
Trần Thế Tục (2004) cho rằng, các giống vải khác nhau yêu cầu nhiệt độ

thấp vào mùa đông khác nhau, các giống chín sớm có thể hình thành mầm hoa ở
nhiệt độ cao hơn so với vải Thanh Hà và Phú Hộ. Vũ Mạnh Hải (2000) cho thấy,
nhiệt độ các tháng 12 đến tháng 2, lượng mưa tháng 11, 12, số giờ nắng tháng 11,
12 có tương quan đến năng suất giống vải Thanh Hà.

8


Ánh sáng: vải là cây ưa sáng, tổng số giờ chiếu sáng trong năm khoảng
1.800 giờ thích hợp cho vải. Ánh sáng đầy đủ làm tăng khả năng đồng hóa, xúc
tiến quá trình phân hóa mầm hoa, tăng màu sắc của vỏ quả và làm tăng phẩm
chất quả. Nếu không đủ ánh sáng hoặc trồng quá dày, quá trình quang hợp bị hạn
chế thì sự ra hoa đậu quả sẽ khó khăn. Đối với vườn vải khi trồng quá dầy hoặc
không cắt tỉa thường xuyên sẽ làm giảm số chùm hoa và chiều dài chùm hoa
(Phạm Văn Côn, 2004).
Lượng mưa và độ ẩm: Đối với cây vải, thời gian vải phân hóa mầm hoa,
lượng mưa có ảnh hưởng đến tỷ lệ hoa đực và hoa cái. Mưa nhiều cũng ảnh
hưởng đến tỷ lệ đậu quả của vải. Thời kỳ nở hoa gặp mưa cộng thêm gió rét
khiến cho hạt phấn phát dục kém, quá trình thụ phấn bị ảnh hưởng, mặt khác
mưa ẩm làm phát sinh nhiều nấm bệnh trên cây dẫn đến giảm tỷ lệ đậu và tăng tỷ
lệ rụng quả. Thời gian vải chín, nếu gặp mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả
do vỏ quả bị nứt (Trần Thế Tục, 2004).
Lượng mưa và độ ẩm cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vải. Mùa hè, lượng mưa tương đối nhiều là thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng của cây vải, mùa đông ít mưa, đất khô hạn đã ức chế sinh trưởng của rễ và
cành, thuận lợi cho phân hóa mầm hoa (Ngô Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1991).
Gió: Gió có tác dụng hỗ trợ hoa thụ phấn, thụ tinh. Gió Tây Bắc khô làm
khô đầu nhụy ảnh hưởng đến thụ phấn, gió Đông Nam ẩm ướt làm hoa vải có thể
bị rụng. Thời gian quả phát triển gió to làm quả bị rụng, cành gãy, thậm chí đổ
cây. Chính vì vậy, khi thiết kế chọn vườn cần phải chọn đất và thiết kế đai rừng

chắn gió, quá trình chăm sóc nên cắt tỉa thường xuyên để cây có tán thấp.
Đất: Cây vải có tính thích nghi cao với nhiều loại đất khác nhau. Ở các
loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa và đất thịt nặng cây vải đều
phát triển được và cho năng suất. Loại đất thích hợp nhất cho cây vải là đất phù
sa có tầng canh tác dầy, thoát nước tốt. Vùng đất trũng cũng có thể trồng được
vải, nhưng phải làm luống cao, có rãnh thoát nước. Theo Trần Thế Tục (2004)
yếu tố hạn chế vùng trồng vải không phải là loại đất mà chủ yếu là thời tiết khí
hậu. Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ thấp, lượng mưa ít vào
tháng 12 và tháng 1 để cây phân hóa mầm hoa.
2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của vải
Nghiên cứu các đặc điểm thực vật thông qua chỉ tiêu về sinh trưởng và

9


phát triển của cây trong điều kiện khí hậu của một khu vực qua nhiều năm có thể
đánh giá được mức độ thích nghi, khả năng bảo tồn các đặc tính vốn có của
giống cũng như tiềm năng cho năng suất.
Rễ: Cây vải có bộ rễ rất khỏe gồm rễ ăn đứng và rễ ăn ngang, bộ rễ ăn
sâu, nông, rộng, hẹp tùy thuộc vào cách nhân giống, đất trồng, nước phân bón,
không khí và chế độ nhiệt trong đất. Đại bộ phận rễ tơ tập trung trong và phạm vi
ngoài tán 10 - 50 cm, độ sâu 0 - 50 cm. Hoạt động của bộ rễ vải chia làm 3 thời
kỳ: Thứ nhất sau lúc hoa nở rộ đến giữa tháng 6, đây là thời kỳ bộ rễ hoạt động
mạnh mẽ và nhiều rễ nhất; thứ hai vào giữa tháng 8; thứ ba sau khi lộc thu thành
thục (vào khoảng trung tuần tháng 10). Với bộ rễ phát triển, có khả năng hấp thụ
mạnh nên vải có khả năng chịu hạn. Yuan and Huang (1993) khi nghiên cứu sự
phát triển bộ rễ của giống Nuamici cho thấy, đợt rễ xuất hiện vào tháng 5 là
nguyên nhân gây rụng quả trầm trọng. Zhou et al, (1996) cũng nhận thấy, nếu đợt
rễ mới không phát triển vào tháng 5 đối với hai giống Huaizu và Nuamici thì tỷ
lệ rụng quả sẽ giảm hẳn. Kết quả cho thấy nghiên cứu đối với sự sinh trưởng của

bộ rễ có thể tác động các biện pháp kỹ thuật làm giảm bớt tỷ lệ rụng quả sinh lý
cho vải.
Thân, cành: Cây trưởng thành cao tới 10 - 15 m, tán hình mâm xôi hoặc
bán cầu, đường kính tán từ 8-10 m. Thân có đường kính lớn, vỏ nhẵn, màu tối, gỗ
màu nâu. Đối với cây vải tùy vào điều kiện sinh thái, khả năng trồng trọt, một
năm cây thường ra 3 đến 4 đợt lộc. Các đợt lộc có liên quan chặt chẽ với nhau,
quá trình ra lộc năm nay sẽ là tiền đề cho việc ra hoa kết quả ở năm sau. Thông
thường cành mẹ của cây vải là cành thu, tùy theo giống, tùy tuổi cây mà một năm
có thể có từ 1 - 2 đợt cành thu (Hieke and Menzel, 2001). Hoa vải ra chủ yếu từ
lộc xuân mọc từ cành thu năm trước, nhưng không phải có lộc thu là có hoa. Nếu
lộc thu ra quá muộn, sinh trưởng tích lũy kém, dù gặp điều kiện khí hậu thuận lợi
cũng không thể phân hoá mầm hoa được. Nếu lộc thu ra sớm mà ngay sau đó là
đợt lộc đông thì cây cũng không có khả năng ra hoa. Phân hóa mầm hoa sớm hay
muộn còn do tuổi cành mẹ chi phối, cành mẹ thành thục sớm thì phân hóa mầm
hoa sớm, cành mẹ thành thục muộn thì phân hóa mầm hoa muộn. Nghiên cứu của
Menzel (1992); Ngô Xuân Bình (2005) cho thấy, cành vải trong vụ xuân có ba
loại: một loại phát sinh chùm hoa, một loại phát sinh chùm hoa có kèm theo lá và
một loại phát triển thành cành dinh dưỡng (không ra hoa). Loại cành có hoa kèm
theo lá thường có tỷ lệ đậu quả thấp hơn.

10


Do vậy, khống chế được thời gian hình thành và tốc độ sinh trưởng của
cành thu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phân hóa mầm hoa (Zeng et al.,
2002). Nghiên cứu thời gian ra lộc của cây, xác định đợt lộc có khả năng ra hoa
và cho năng suất cao nhất, tìm ra sự liên hệ giữa các đợt lộc sẽ là nền tảng cho
việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, thúc đẩy đợt lộc tốt, hạn chế đợt lộc có khả
năng cho năng suất thấp. Nghiên cứu sinh trưởng của các giống vải chín sớm
trồng tại Viện Nghiên cứu Rau quả cho thấy: các giống vải chín sớm có khả năng

ra lộc tốt, thời gian hoàn thành các đợt lộc hè từ 36 - 49 ngày, lộc thu từ 38 - 50
ngày. Các chỉ tiêu về đường kính, chiều dài, số lá của các đợt lộc của vải chín
sớm đều cao hơn vải Thanh Hà (Nguyễn Văn Dũng, 2005).
Lá: Lá vải thuộc lá kép lông chim gồm 2 - 4 đôi, mọc so le, lá chét cứng,
dai có chất sừng. Cuống lá ngắn, mặt lá xanh đậm, phản quang, rìa lá không gợn
sóng, nhẵn bóng, mặt dưới lá mầu trắng xám, gân nhẵn, không nổi rõ lên trên lá.
Mút lá nhọn, gốc lá hơi tù, lá non khi mới ra màu tím đỏ, khi cành thành thục
màu xanh đậm. Kích thước lá của các giống vải chín sớm lớn hơn so với vải
Thanh Hà, màu sắc lá non lúc mới ra cũng sẫm hơn. Theo Nguyễn Văn Dũng
(2005), kích thước lá vải chín sớm dài từ 13 - 15 cm, rộng 3 - 4 cm trong khi vải
Thanh Hà lá chỉ dài từ 9 - 10 cm, rộng từ 3,4 - 3,6 cm. Nghiên cứu của Lê Đình
Danh và Nguyễn Quang Huy (1999) cũng cho thấy: lá vải Hùng Long có kích
thước to, lộc non lúc mới ra có mầu sẫm hơn so với vải Thanh Hà.
Hoa: Bản chất hoa vải là hoa lưỡng tính. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển, một số bộ phận không phát triển (nhị/nhuỵ) hoặc bị tiêu biến (cánh hoa).
Một số hoa có các bộ phận mang tính đực (nhị) không phát triển bình thường,
nhỏ lại. các bộ phận này không có tác dụng trong sinh sản được gọi là hoa cái.
Ngược lại, đa số hoa có các bộ phận mang tính cái (nhuỵ, bầu) không phát triển
và không có tác dụng trong sinh sản được gọi là hoa đực:
Hoa đực có khả năng tung phấn để thụ tinh. Hoa cái thường có hai bầu
phát triển, sau khi thụ tinh xong, thường chỉ có một bầu phát triển thành quả
(Trần Thế Tục, 2004).
Hoa cái: khi hoa phát triển hoàn toàn, ba bộ phận bầu nhụy, vòi nhụy và
đầu nhụy phân hóa khá rõ. Bầu nhụy phát triển thường có 2 - 3 tâm bì. Khi nhụy
chín đầu nhụy tiết ra dịch là thời điểm thụ phấn tốt nhất. Với sản xuất hoa cái rất
quan trọng, tuy nhiên tỷ lệ hoa cái nhiều hay ít tùy thuộc vào từng giống và điều
kiện môt trường.

11



Nhiệt độ là yếu tố môi trường chính ảnh hưởng tới tỷ lệ giới tính. Một thí
nghiệm cho thấy, cây 2 năm tuổi của 5 giống đặt trong điều kiện chế độ nhiệt
15o/10o, 20o/15o, 25o/20o và 30o/25oC thì ở chế độ nhiệt thấp, cây cho tỷ lệ hoa
cái cao nhất, trung bình lần lượt là: 72, 49, 27 và 11%. Dưới chế độ nhiệt
25o/20oC giống Bengal và Souey Tung (Thủy Đông) không ra hoa cái, còn giống
Huazhi (Hoài Chi) không ra hoa cái ở chế độ nhiệt 30o/25oC (Menzel and
Simpson, 1992).
Trong một chùm hoa, số hoa cái có khả năng đậu quả cũng chỉ chiếm từ
15 - 20% tổng số hoa. Thông thường cành hoa ngắn, có tỷ lệ đậu quả cao, mật độ
quả dầy và đều hơn so với loại hình cành hoa dài. Tuy nhiên tỷ lệ đậu quả của
các giống vải lại liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ hoa cái và hoa lưỡng tính. Quan sát
trên các chùm hoa nở sớm cho thấy, chùm hoa thường có kích thước lớn, tỷ lệ
hoa đực cao và tỷ lệ đậu quả kém. Các chùm hoa nở muộn hơn thường là chùm
hoa nhỏ, với tỷ lệ hoa đực ít hơn và đậu quả tốt hơn (Mezel, 1988).
Yuan and Huang (1993) khi nghiên cứu sự nở hoa của vải cho thấy, có sự
tương quan chặt giữa số lượng lá trên cành mẹ với số quả đậu/chùm. Trên một
chùm hoa, nếu có nhiều lá lá tỷ lệ đậu quả sẽ thấp và ngược lại. Khi nghiên cứu
về khả năng ra hoa của 7 giống vải chín sớm được tuyển chọn so với Thanh Hà
cho thấy các giống vải chín sớm có số lượng hoa/chùm dao động từ 2.832,5 3.758,4 hoa/chùm so với 940,5 hoa/chùm của giống Thanh Hà (Nguyễn Văn
Dũng, 2005).
Hạt phấn của giống khác đôi khi góp phần làm tăng tỷ lệ đậu quả. Một số
nghiên cứu về canh tác ở các trang trại trồng hồng cũng như chôm chôm, xoài và
vải cho thấy: trồng xen làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm tỷ lệ rụng quả. Tuy nhiên
mỗi giống lại yêu cầu một loại cây trồng xen khác nhau. Trong một chùm hoa
vải, số lượng hoa đực chiếm khoảng 70 - 80% tổng số hoa. Mặt khác, hoa đực và
hoa cái không nở cùng một lúc mà nở xen kẽ đôi khi hoa đực nở trước sau đó hoa
cái mới nở. Nếu trong vườn chỉ trồng thuần một loại giống sẽ xảy ra thụ phấn
không đều làm cho tỷ lệ đậu quả kém.
Theo Li (2000), để vải tự thụ phấn, tỷ lệ đậu quả là 4,2%, nếu thụ phấn

chéo đạt 6,9%. Thời gian vải nở hoa, nếu cách ly không cho côn trùng lui tới tỷ
lệ đậu chỉ đạt 0,026 - 0,105%, để côn trùng tự do hoạt động tỷ lệ này là 0,17 11,25% (Trần Thế Tục, 2004). Sự thiếu hụt số lượng hạt phấn cũng như các hạt
phấn khỏe mạnh vào thời điểm hoa cái nở là một trong những nguyên nhân dẫn
đến tỷ lệ đậu quả thấp hoặc gây rụng quả sinh lý. Theo Goren (2000), một số

12


trang trại trồng vải của Israel mặc dù đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật như bón
phân, phun chất điều hòa sinh trưởng, khoanh cành mà năng suất vẫn thấp,
nguyên nhân do vải không được thụ phấn đầy đủ. Do vậy, khi được trồng thêm
các cây thụ phấn bổ khuyết, năng suất đã tăng từ 20 - 30%.
Nghiên cứu của Singh and Chaudhary (2004) ở Ấn Độ cũng cho thấy: các
cây vải thụ phấn tự do có tỷ lệ quả đậu cao hơn so với các cây tự thụ phấn. Kích
thước quả của cây thụ phấn tự do cũng lớn hơn so với tự thụ. Theo Trần Thế Tục
(2004), Việt Nam chưa áp dụng thụ phấn nhân tạo cho vải nhưng ở Trung Quốc đã
có kinh nghiệm thụ phấn cho vải: trên cây vải khi hoa đực nở thu gom tất cả các
hạt phấn chế thành dung dịch rồi phun cho cây vào thời kỳ hoa cái nở rộ. Kết quả
có thể làm tăng tỷ lệ đậu quả ở thời kỳ đầu từ 129 - 314% so với thụ phấn tự nhiên.
Quả: Có nhiều dạng: hình trứng, hình bầu dục, hình trái tim, hình cầu tùy
từng giống. Cùi vải thường chiếm 60-70%, vỏ hạt chiếm 20-30% khối lượng quả,
lúc còn xanh, quả có màu xanh nhạt, khi chín màu đỏ thẫm, cùi vải mầu trắng vị
ngọt pha chua hoặc rất chua tùy theo giống. Hạt vải hình bầu dục dài, màu nâu
bóng. Thời gian từ lúc hoa cái bắt đầu nở đến lúc thu hái được quả ngắn nhất
cũng mất 70 ngày, dài đến hơn 100 ngày, quả vải phát dục có ba giai đoạn và có
ba lần rụng quả:
Giai đoạn 1: Tế bào tăng trưởng mạnh để phát triển phôi, vỏ hạt, vỏ quả.
Sau hoa cái nở 10 ngày, quả bằng hạt đậu thì rụng quả sinh lý đợt 1.
Giai đoạn 2: Hạt phát triển nhanh, tăng nhanh về thể tích và khối lượng.
Vỏ hạt cứng dần cho đến lúc thịt quả bao kín hạt. Lúc thịt quả bao kín hạt từ 1/3

đến 2/3, do thiếu dinh dưỡng hoặc bên trong thiếu các chất kích thích sinh
trưởng, xuất hiện rụng quả lần 2.
Giai đoạn 3: Thịt quả phát triển rất nhanh và quả đến giai đoạn chín. Từ
lúc thịt quả bao kín hạt cho đến khi quả chín thời gian từ 19 - 25 ngày. Thời gian
này dinh dưỡng và khoáng tích lũy nhanh vào quả, vỏ quả đã có phần chuyển
màu. Do cường độ tích lũy nhanh nếu gặp thời tiết bất thuận (nắng hạn, mưa to)
sẽ làm rụng quả (Trần Thế Tục, 2004).
2.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân và cắt tỉa cho cây vải.
2.2.3.1 Những nghiên cứu ngoài nước
* Nghiên cứu về kỹ thuật cắt tỉa
Ở tất cả các nước trồng vải trên thế giới đều có những nghiên cứu về các

13


×